Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may (LV thạc sĩ)Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may (LV thạc sĩ)Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may (LV thạc sĩ)Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may (LV thạc sĩ)Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may (LV thạc sĩ)Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may (LV thạc sĩ)Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may (LV thạc sĩ)Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may (LV thạc sĩ)Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may (LV thạc sĩ)Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may (LV thạc sĩ)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH DỆT MAY
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
TRẦN THỊ KHÁNH PHƯƠNG
Hà Nội - 2017
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH DỆT MAY
Chuyên ngành : Kinh doanh thương mại
Họ và tên học viên: TRẦN THỊ KHÁNH PHƯƠNG
Người hướng dẫn: PGS.TS ĐÀO NGỌC TIẾN
Hà Nội - 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS Đào Ngọc Tiến
Nội dung của luận văn tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tham khảo của luận văn Các số liệu và nội dung nghiên cứu là trung thực, khách quan và được trích dẫn rõ ràng, đùng quy định Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của số liệu
và kết quả nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thị Khánh Phương
Trang 4Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, các Thầy
cô Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội nói chung và Khoa Sau Đại học nói riêng
đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Đào Ngọc Tiến - người Thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn chỉnh luận văn
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm bạn bè, đồng nghiệp và gia đình tôi đã luôn hỗ trợ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn Thạc sĩ
Nếu không có sự hỗ trợ của Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, tôi tin rằng sẽ không thể hoàn thành luận văn này Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả những người đã luôn giúp đỡ, động viên và khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thị Khánh Phương
Trang 5LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ xi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN xii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 7
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
1.1.1 Các nghiên cứu về thương mại hàng hóa và chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU 7
1.1.1.1 Các nghiên cứu về thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU 7
1.1.1.2 Các nghiên cứu về chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU 8
1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU 11
1.1.2.1 Các nghiên cứu về tác động tổng thể của EVFTA 11
1.1.2.2 Các nghiên cứu về tác động của EVFTA đối với ngành dệt may 13
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến phương pháp đánh giá tác động tiềm tàng của FTA 15
1.1.3.1 Các nghiên cứu sử dụng chỉ số thương mại 15
1.1.3.2 Các nghiên cứu sử dụng mô hình SMART 17
1.2 Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do 19
1.2.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do (FTA) 19
1.2.2 Phân loại Hiệp định thương mại tự do 20
1.2.3 Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do 23
1.2.3.1 Tự do thương mại hàng hóa 23
1.2.3.2 Các nội dung khác của FTA 24
1.2.4 Cơ sở lý luận về tác động của Hiệp định thương mại tự do 25
1.2.4.1 Tác động tĩnh 25
1.2.4.2 Tác động động 27
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU VÀ SỐ LIỆU 29
2.1 Phương pháp nghiên cứu 29
2.1.1 Chỉ số thương mại 29
2.1.1.1 Chỉ số đánh giá Quan hệ thương mại 29
Trang 62.1.1.3 Chỉ số đánh giá Tính bổ sung thương mại 33
2.1.2 Mô hình SMART 34
2.2 Thời gian và số liệu nghiên cứu 36
2.3 Phân nhóm ngành hàng 37
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ EU 39
3.1 Quan hệ thương mại Việt Nam - EU 39
3.1.1 Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam - EU 39
3.1.2 Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU 41
3.1.2.1 Kim ngạch thương mại 41
3.1.2.2 Tỷ trọng thương mại 45
3.1.2.3 Cán cân thương mại 47
3.1.3 Cơ cấu và cán cân thương mại theo thị trường 48
3.1.3.1 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường 48
3.1.3.2 Cơ cấu nhập khẩu theo thị trường 50
3.1.3.3 Cán cân thương mại theo thị trường 52
3.1.4 Cơ cấu và cán cân thương mại theo nhóm ngành 53
3.1.4.1 Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm ngành 53
3.1.4.2 Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm ngành 55
3.1.4.3 Cán cân thương mại theo nhóm ngành 57
3.2 Quan hệ thương mại Việt Nam - EU theo ngành dệt may 58
CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ EU 63
4.1 Chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU 63
4.1.1 Hàng rào thuế quan 63
4.1.1.1 Thuế của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam 63
4.1.1.2 Thuế của Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu của EU 65
4.1.2 Hàng rào phi thuế quan 66
4.2 Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) 66
4.2.1 Quá trình đàm phán của Hiệp định EVFTA 66
4.2.2 Nội dung chính của Hiệp định EVFTA 68
4.2.2.1 Thương mại hàng hóa 68
4.2.2.2 Quy tắc xuất xứ 73
4.2.2.3 Sở hữu trí tuệ 73
4.2.3 Tiềm năng của Hiệp định EVFTA 73
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM 75
5.1 Đánh giá tác động của EVFTA: Tiếp cận từ phương pháp chỉ số 75
Trang 75.1.1.1 Chỉ số cường độ thương mại (TII) 75
5.1.1.2 Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) 80
5.1.2 Chỉ số đánh giá Lợi thế so sánh 82
5.1.2.1 Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) 82
5.1.2.2 Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) 86
5.1.3 Chỉ số đánh giá Tính bổ sung trong thương mại (TC) 89
5.2 Đánh giá tác động của EVFTA: Tiếp cận từ mô hình SMART 90
5.2.1 Tác động của EVFTA đến tổng thương mại giữa Việt Nam và EU 90
5.2.1.1 Tác động của EVFTA đến tổng xuất khẩu của Việt Nam sang EU 91
5.2.1.2 Tác động của EVFTA đến tổng nhập khẩu của Việt Nam từ EU 93
5.2.2 Tác động của EVFTA đến xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU theo nhóm ngành 95
5.2.2.1 Tác động đến xuất khẩu theo nhóm ngành 95
5.2.2.2.Tác động đến nhập khẩu theo nhóm ngành 96
5.3 Tác động của EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may 97
5.3.1 Tác động đến xuất khẩu Nguyên liệu dệt may 97
5.3.2 Tác động đến xuất khẩu Sản phẩm dệt may 100
5.4 Một số hàm ý cho Việt Nam 103
5.4.1 Hàm ý cho Chính phủ 103
5.4.2 Hàm ý cho Doanh nghiệp 106
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO xiv
PHỤ LỤC xxi
Trang 8Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa Tiếng Anh Từ nguyên nghĩa Tiếng Việt
AA Association Agreement Hiệp định Liên kết
AANZFTA ASEAN - Australia-New Zealand
Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia - New Zealand ACFTA ASEAN - China Free Trade
ASEAN - n Độ AKFTA ASEAN- Korea Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc
AJCEP ASEAN - Japan Comprehensive
Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CGE Computable General Equilibrium Mô hình cân bằng tổng thể
DCFTA Deep and Comprehensive Free Trade
Area
Khu vực Thương mại Tự do toàn diện
và sâu rộng EAEU Eurasian Economic Union Liên minh Kinh tế Á - Âu
EBA Everything but Arms Cơ chế miễn thuế với tất cả hàng hóa
trừ vũ khí, đạn dược của EU
EMFTA The European Union-Mediterranean
Free Trade Area
Khu vực Thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Địa Trung Hải
ES Export Specialization Index Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu
EVBN The European Union - Vietnam
Business Network
Mạng lưới doanh nghiệp EU - Việt Nam
Trang 9Trade Agreement Nam - Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do
GATT General Agreement on Tariffs and
Trade
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội
GI Geographical Indication Chỉ dẫn địa lý
GSO General Statistics Office of Vietnam Tổng cục Thống kê Việt Nam
GSP Generalized Systems of Prefrences Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
HS Harmonized System Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa
hàng hóa IIT Intra-Industry Index Chỉ số thương mại nội ngành
ITC International Trade Center Trung tâm thương mại quốc tế
MFN Most Favored Nation Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc MII Import Intensity Index Chỉ số cường độ nhập khẩu
MUTRAP The Multilateral Trade Assistance
Project
Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên
NAFTA The North American Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ
PCA EU - Vietnam Comprehensive
Partnership and Cooperation Agreement
Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam và EU
PE Partial Equilibrium Mô hình cân bằng cục bộ
RCA Revealed Comparative Advantage Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu
RCEP Regional Comprehensive Economic
Partnership
Hiệp đinh đối tác toàn diện khu vực
SMART Software for Market Analysis and
Restrictions on Trade
Mô hình cân bằng từng phần
Trang 10và kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
TC Trade Complimentary Chỉ số bổ trợ thương mại
TII Trade Intensity Index Chỉ số cường độ thương mại
TPP Trans-Pacific Partnership Agreement Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương TRIPs The Agreement on Trade-Related
Aspects of Intellectual Property Rights
Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại của WTO
UNCTAD The United Nations Conference on
Trade and Development
Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển
VCCI Vietnam Chamber of Commerce and
Hiệp hội Dệt may Việt Nam
VJEPA Vietnam-Japan Economic Partnership
XII Export Intensity Index Chỉ số cường độ xuất khẩu
WITS World Integrated Trade Solution Giải pháp tích hợp thương mại toàn
cầu WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 11Bảng 2.1: Phân nhóm các ngành hàng 38
Bảng 3.1: Quá trình phát triển hợp tác giữa Việt Nam và EU 39
Bảng 3.2: Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu của VN với EU theo nhóm ngành, 2012-2015 54
Bảng 3.3: Kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu của VN từ EU theo nhóm ngành, 2012-2015 56
Bảng 3.4: Cán cân thương mại giữa VN và EU theo nhóm ngành, 2012-2015 (triệu USD) 58 Bảng 4.1: Thuế quan áp dụng giữa Việt Nam và EU năm 2012 (%) 64
Bảng 4.2: Quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA 67
Bảng 4.3: Tỷ lệ cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam và EU trong EVFTA (%) 69
Bảng 5.1: Chỉ số XII của Việt Nam với top 5 thị trường xuất khẩu, 2010-2015 76
Bảng 5.2: Chỉ số MII của Việt Nam với top 5 thị trường nhập khẩu, 2010-2015 77
Bảng 5.3: Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) của Việt Nam và EU trong ngành dệt may, 2011-2015 81
Bảng 5.4: Thay đổi trong xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU (nghìn USD) 90
Bảng 5.5: Mười quốc gia bị giảm xuất khẩu sang EU nhiều nhất khi EVFTA có hiệu lực (nghìn USD) 92
Bảng 5.6: Mười quốc gia bị giảm xuất khẩu sang Việt Nam nhiều nhất khi EVFTA có hiệu lực (nghìn USD) 94
Bảng 5.7: Tác động của EVFTA đến xuất khẩu nhóm ngành Nguyên liệu dệt may của Việt Nam sang EU (nghìn USD) 98
Bảng 5.8: Mười mặt hàng nhóm ngành Nguyên liệu dệt may gia tăng xuất khẩu nhiều nhất từ Việt Nam sang EU (nghìn USD) 99
Bảng 5.9: Tác động của EVFTA đến xuất khẩu nhóm ngành Sản phẩm dệt may của Việt Nam sang EU (nghìn USD) 100
Bảng 5.10: Mười mặt hàng nhóm ngành Sán phẩm dệt may gia tăng xuất khẩu nhiều nhất từ Việt Nam sang EU (nghìn USD) 102
Phụ lục 4.1: Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU xxi
Phụ lục 4.2: Cam kết cắt giảm thuế của EU đối với một số nhóm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam xxii
Phụ lục 4.3: Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam đối với một số nhóm hàng hóa xuất khẩu của EU xxiii
Phụ lục 5.1: Chỉ số XII của Việt Nam với EU theo quốc gia, 2005-2015 xxiv
Phụ lục 5.2: Chỉ số MII của Việt Nam với EU theo quốc gia, 2005-2015 xxv
Phụ lục 5.3: Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) của Việt Nam với EU, 2005-2015 xxvi
Phụ lục 5.4: Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) của Việt Nam theo nhóm ngành, 2001-2015 xxix
Trang 12Phụ lục 5.6: Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) của Việt Nam trên thị trường
EU,2001-2015 xxxi Phụ lục 5.7: Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) của EU trên thị trường Việt Nam, 2001-
2015 xxxii Phụ lục 5.8: Tác động của EVFTA đến nhập khẩu của Việt Nam từ EU theo thị trường (nghìn USD) xxxiii Phụ lục 5.9: Tác động của EVFTA đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU theo nhóm ngành (nghìn USD) xxxiv Phụ lục 5.10: Tác động của EVFTA đến nhập khẩu của Việt Nam từ EU theo nhòm ngành (nghìn USD) xxxv
Trang 13Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận văn 6
Biểu đồ 3.1: Kim ngạch thương mại hai chiều giữa VN và EU, 2001-2016 (triệu USD) 41
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giữaViệt Nam và EU, 2001-2016 (%) 42
Biểu đồ 3.3: Top 5 quốc gia khối ASEAN có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường EU, 2009-2016 (triệu USD) 43
Biểu đồ 3.4: Top 5 quốc gia khối ASEAN có giá trị nhập khẩu lớn nhất từ thị trường EU, 2009-2016 (triệu USD) 44
Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng của 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, 2001-2015 (%) 45 Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng của 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, 2001-2015 (%) 46 Biểu đồ 3.7: Cán cân thương mại của VN với EU và Thế giới, 2001-2016 (triệu USD) 47
Biểu đồ 3.8: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang EU theo quốc gia năm 2015 và giai đoạn 2010-2014 (%) 48
Biểu đồ 3.9: Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ EU theo quốc gia năm 2015 và giai đoạn 2010-2014 (%) 50
Biểu đồ 3.10: Cán cân thặng dư thương mại của Việt Nam với một số nước EU, 2014-2015 (triệu USD) 52
Biểu đồ 3.11: Cán cân thâm hụt thương mại của Việt Nam với một số nước EU, 2014-2015 (triệu USD) 52
Biểu đồ 3.12: Xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm dệt may của Việt Nam sang EU theo thị trường, 2012-2015 59
Biểu đồ 3.13: Thị phần xuất khẩu nguyên liệu dệt may và sản phẩm dệt may của Việt Nam trên thị trường EU (%) 60
Biểu đồ 3.14: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu dệt may của Việt Nam sang EU so với xuất khẩu ra Thế giới 61
Biểu đồ 3.15: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang EU so với xuất khẩu Thế giới 61
Biểu đồ 5.1: Chỉ số cường độ xuất khẩu (XII) và chỉ số cường độ nhập khẩu (MII) của Việt Nam với EU, 2001-2015 76
Biểu đồ 5.2: Chỉ số XII của Việt Nam với các nước EU, 2014-2015 78
Biểu đồ 5.3: Chỉ số MII của Việt Nam với các nước EU, 2014-2015 79
Biểu đồ 5.4: Chỉ số RCA của top 10 nhóm ngành Việt Nam có lợi thế 83
Biểu đồ 5.5: Chỉ số RCA của top 10 nhóm ngành EU có lợi thế 84
Biểu đồ 5.6: Chỉ số ES của top 10 nhóm ngành Việt Nam có cơ hội chuyên môn hóa xuất khẩu sang EU 86
Biểu đồ 5.7: Chỉ số ES của top 10 nhóm ngành EU có cơ hội chuyên môn hóa xuất khẩu sang Việt Nam 88
Biểu đồ 5.8: Chỉ số bổ sung thương mại giữa Việt Nam và EU, 2001-2015 89
Trang 14Với hơn 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ giữa Việt Nam và
EU đã và đang ngày càng được củng cố bởi sự thúc đẩy thương mại song phương giữa hai bên Trong giai đoạn 2001-2015, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU được mở rộng cùng với sự hợp tác mang tính xây dựng của cả hai bên Hơn nữa, hai nền kinh tế này có sự khác biệt lớn trong lợi thế so sánh và mang tính bổ sung thương mại cao, do đó sẽ thu được nhiều lợi ích khi gia tăng trao đổi thương mại
Hiện nay, Việt Nam đang được hưởng ưu đãi thuế GSP ở một số nhóm hàng nhưng hàng rào phi thuế vẫn là rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Hiệp định EVFTA được đàm phán thành công đánh dấu một cột mốc mới trong quan
hệ thương mại hai bên Theo cam kết trong EVFTA, Việt Nam và EU sẽ sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 100% số dòng thuế cho nhau Điều này thực sự là cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường đầy tiềm năng này Tuy nhiên, các hàng rào phi thuế quan trong EVFTA vẫn rất nghiêm ngặt, đòi hỏi các Việt Nam và
EU phải tuân thủ để được hưởng các ưu đãi từ việc cắt giảm thuế quan
Khi EVFTA có hiệu lực, thuế quan được gỡ bỏ đối với hàng hóa của hai bên,sự gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường EU dựa vào lợi thế giá rẻ (tác động chuyển hướng thương
mại) Các sản phẩm gia tăng xuất khẩu chủ yếu là Sản phẩm dệt may; Giày dép, mũ; Động vật sống và các sản phẩm từ động vật Trong khi đó, những thay đổi trong
nhập khẩu lại chủ yếu do hàng hóa chất lượng của EU sẽ được nhập khẩu, thay thế cho hàng hóa sản xuất trong nước (tác động tạo lập thương mại) Các sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch gia tăng nhập khẩu của Việt Nam từ EU là
Máy móc, sản phẩm điện tử và linh kiện;Thực phẩm chế biến; Xe cộ, phương tiện và thiết bị vận tải; và Sản phẩm hóa chất
Riêng đối với ngành dệt may, sự gia tăng xuất khẩu Nguyên liệu dệt may chủ
yếu nhờ lợi thế giá rẻ so với sản phẩm nội địa, tạo nên tác động tạo lập thương mại
Trong khi đó, sự gia tăng xuất khẩu Sản phẩm dệt may đến từ việc cạnh tranh về giá
so với các đối thủ khác trên thị trường EU Do vậy, ngay khi EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng ưu đãi về thuế để tiếp tục đẩy mạnh xuất
Trang 15chãi trên thị trường các nước EU
Tóm lại, EVFTA có hiệu lực sẽ tạo nên cơ hội lớn và thách thức không nhỏ cho Chính phủ và Doanh nghiệp Việt Nam
Theo đó, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu; đẩy mạnh và khai thác sự khác biệt trong lợi thế so sánh trong ngắn hạn; mở rộng, tăng cường phát triển thương mại nội ngành theo chiều dọc trong dài hạn; chủ động trước các hàng rào phi thuế quan, quan tâm, hỗ trợ và phổ biến cho doanh nghiệp trong nước; có định hướng dịch chuyển hướng nhập khẩu nguyên liệu phù hợp; tiếp tục tăng cường mối liên hệ và đẩy mạnh xuất khẩu với các đối tác chủ chốt trong khối EU; có những chiến lược tổng thể khai thác triệt để những lợi thế hiện hữu; và tạo sự minh bạch, rõ ràng trong thông tin thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại
Đối với doanh nghiệp, cần tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khẩn trương tìm hiểu về EVFTA; trong ngắn hạn, nên tiếp tục khai thác thương mại liên ngành ở những nhóm ngành truyền thống; trong dài hạn, cần phát triển thương mại nội ngành theo chiều dọc với các doanh nghiệp EU; tìm hiểu kỹ thông tin và quy định về hàng rào phi thuế quan EU áp dụng; tiến tới phương thức sản xuất cao hơn trong chuỗi giá trị; định hướng xuất khẩu tập trung vào nhóm ngành dệt may mang lại giá trị lớn; nâng cao chất lượng hàng hóa để
có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU; nâng cao năng suất lao động, đầu tư vào nguồn lực con người, tích cực tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại;
và phối hợp hiệu quả với Chính phủ để tối ưu hóa lợi ích từ EVFTA
Trang 16LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa đề cao vai trò quan hệ kinh tế quốc tế như hiện nay, phát triển thương mại ngoại khối luôn là vấn đề được ưu tiên đối với chính sách kinh tế của bất k quốc gia nào Việc thực thi và áp dụng các chính sách thương mại cùng những lộ trình cắt giảm thuế quan cũng như phi thuế quan theo đó
đã trở thành chìa khóa then chốt để hướng tới một khu mậu dịch tự do Dưới bối cảnh kinh tế mở cửa hội nhập, nhiều quốc gia và các khối thương mại lớn đều đang tích cực xây dựng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương như một công cụ chính sách thương mại hữu hiệu Đặc biệt, các Hiệp định thương mại tự do không chỉ liên quan đến tiếp cận thị trường và cắt giảm các rào cản thương mại mà còn được biết đến như đòn bẩy chính sách đối ngoại nhằm tối
ưu hóa điều kiện phát triển hoạt động kinh tế ngoại thương mỗi bên Trong hai thập
kỷ gần đây, FTA gia tăng mạnh mẽ về số lượng đánh dấu những bước ngoặt lớn trong quan hệ kinh tế thương mại các nước
Cũng đi theo dòng xu hướng phát triển của thế giới, Việt Nam tính đến nay
đã hoàn thiện k kết FTAs song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Chi-lê và Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU) Trên phạm vi đa phương, Việt Nam cũng đã cùng ASEAN k kết và triển khai thực hiện FTA nội khối cũng như FTA ngoại khối với
n Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc Đứng trên lập trường phát triển chung cùng các nước ASEAN khác, phần lớn các hiệp định tự do thương mại của Việt Nam hướng tới thị trường Châu Á với mục tiêu đưa Châu lục này trở thành một khối mậu dịch hùng mạnh Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển thương mại trong khu vực, Việt Nam hiện đã và đang đề cao xúc tiến mối quan hệ thương mại với khối Liên minh Châu u EU nhằm mở rộng ảnh hưởng kinh tế mỗi bên Khởi động đàm phán từ tháng 6 2012,đến nay sau hơn ba năm với 14 vòng đàm phán, Việt Nam và EU đã chính thức kết thúc đàm phán vào ngày 01/12/2015 vừa qua Sau khi văn bản hiệp định được công bố ngày 01/02/2016, hai bên đang tiến hành rà soát lại văn bản hiệp định và dự kiến đưa EVFTA có hiệu lực từ năm 2018 Như vậy, Việt Nam là nước thứ hai trong khối ASEAN (sau Singapore) đàm phán thành công Hiệp định thương
Trang 17mại tự do với Liên minh Châu Âu EU Nhờ lợi thế đi trước, EVFTA sẽ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác trong khu vực
Hơn nữa, trong nhiều năm qua, EU luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam Việc nối tiếp phát triển từ chính sách thương mại tự do này trong tương lai gần sẽ tạo bước ngoặt lớn trong quan hệ kinh tế lâu dài với EU Thành công trong việc ký kết và thực thi EVFTA sẽ là bước đệm quan trọng để Việt Nam
mở rộng đẩy mạnh xuất khẩu tới một thị trường đầy tiềm năng, đồng thời nhận được nhiều tác động tích cực từ phía EU hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác Bên cạnh đó, EVFTA cũng sẽ mở ra một môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam cho các nhà doanh nghiệp Liên minh Châu u Những tác động tích cực trong thương mại và đầu tư k o theo sự phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp trong nước, từ đó giảm bớt nạn thất nghiệp Đặc biệt, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội được sử dụng hàng hóa chất lượng tốt nhập khẩu từ EU với giá cả hợp l hơn thay vì nguồn cung k m chất lượng từ một số nguồn ở Trung Quốc như hiện nay
Khi EVFTA có hiệu lực, cơ hội của ngành dệt may và giày dép của Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU sẽ ngày càng lớn; những hàng rào về thuế quan được tháo gỡ theo lộ trình, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và giày dép Việt Nam được dự đoán theo đó sẽ tăng lên đáng kể Tại Hội thảo “Những tác động của EVFTA tới vị thế của Việt Nam trong khu vực ASEAN” do Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCharm) phối hợp với mạng lưới doanh nghiệp EU - Việt Nam (EVBN) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 16/02/2017, các chuyên gia cũng cho rằng dệt may sẽ là ngành công nghiệp có nhiều bứt phá khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực Như vậy, với ưu thế nguồn lao động dồi dào, chi phí sản xuất thấp so với các quốc gia lân cận và đặc biệt sản phẩm đã phần nào khẳng định được thương hiệu tại thị trường EU, ngành dệt may Việt Nam được dự báo và k vọng nằm trong nhóm hàng sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi EU cắt bỏ thuế nhập khẩu cho nhóm hàng dệt may theo cam kết trong EVFTA
Tuy nhiên, cũng như các Hiệp định tự do hóa thương mại khác, EVFTA hình thành sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn và cả những thách thức không
Trang 18nhỏ Lợi ích từ FTA giữa Việt Nam - EU vì vậy cần được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau chứ không chỉ ở bề nổi cán cân xuất nhập khẩu Chính bởi điều này, Việt Nam cần nhận thức đầy đủ về tác động của EVFTA để có thể tận dụng, nắm bắt được cơ hội và khắc phục được những thách thức, khó khăn để phát triển một cách toàn diện nhất Vì vậy với luận văn này, tác giả nghiên cứu tác động của EVFTA với mục tiêu đưa ra các nhận định phân tích cụ thể hơn về quan hệ và chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU, Hiệp định EVFTA và tác động của nó đến các nhóm ngành, đặc biệt là ngành dệt may; từ đó đưa ra các hàm cho Chính phủ
và doanh nghiệp Việt Nam để có thế giúp Việt Nam phát triển toàn diện, tận dụng
ưu đãi của Hiệp định thương mại đầy tiềm năng này
Xuất phát từ những l do nêu trên và để đi tới cái nhìn bao quát hơn, tác giả
chọn đề tài luận văn: “Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích thực trạng thương mại, chính sách thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu u EU; đề tài nhằm đánh giá tác động tiềm tàng của EVFTA tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng, từ đó đề xuất một số hàm đối với Việt Nam
2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của luận văn bao gồm các nội dung:
(i) Phân tích và đánh giá thực trạng thương mại hàng hóa và các chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU;
(ii) Hệ thống hóa các vấn đề về Hiệp định thương mại tự do và FTA giữa Việt Nam và EU;
(iii) Đánh giá tiềm năng và tác động của EVFTA đến thương mại hàng hóa
và thương mại ngành Dệt may Việt Nam;
(iv) Chỉ ra những nhóm ngành và thị trường có lợi ích gia tăng xuất khẩu sang EU và nhập khẩu từ EU khi thực thi EVFTA;
Trang 19(v) Đưa ra các hàm cho Chính phủ và Doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở khái quát những cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
(i) Thương mại hàng hóa và Chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU; (ii) Hiệp định EVFTA và các tác động đến thương mại hàng hóa nói chung
và ngành dệt may nói riêng
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung
Luận văn được giới hạn nội dung và tập trung phân tích tác động của các cam kết trong EVFTA trong thương mại hàng hóa, xem x t đến việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan Theo đó, sẽ không phân tích tác động của các cam kết
về thương mại dịch vụ và đầu tư, di chuyển thể nhân, thương mại điện tử hay mua sắm chính phủ trong EVFTA
1
Brexit là từ viết tắt của việc Anh và Bắc Ireland rời khỏi Liên minh châu Âu EU
Trang 204 Những tính mới của luận văn
Một là, luận văn phân tích chi tiết hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa
Việt Nam và EU trước và sau khi EVFTA có hiệu lực nhằm đánh giá cụ thể tác động tiềm năng của Hiệp định này
Hai là, luận văn khai thác kỹ thương mại giữa Việt Nam và EU, cũng như tác
động của EVFTA đối với ngành Dệt may Việc phân tách ngành Dệt may theo hai nhóm ngành Nguyên liệu dệt may và Sản phẩm dệt may sẽ giúp đánh giá cụ thể và chính xác hơn
Ba là, luận văn hệ thống hóa về các nội dung trong EVFTA, chỉ ra những
nhóm hàng, mặt hàng và thị trường tiềm năng Việt Nam có thể đẩy mạnh, gia tăng xuất nhập khẩu và đưa ra các hàm chung và riêng cho Việt Nam
Cuối cùng, luận văn cũng đặt ra tương quan so sánh giữa Việt Nam và các
nước trong cùng khu vực ASEAN ở một số nội dung như kim ngạch thương mại với
EU, tiềm năng và tác động ảnh hưởng của EVFTA nhằm làm nổi bật lợi thế của EVFTA của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay
5 Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,… luận văn được cấu trúc bởi 05 chương Cụ thể:
Chương1:Tổng quan tình hình nghiên cứuvà Cơ sở lý luận về Hiệp định thương
mại tự do
Chương 2:Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Chương 3:Thực trạng thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU
Chương 4:Chính sách thương mại và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU Chương 5: Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối
với ngành dệt may & Hàm ý cho Việt Nam
Để thấy được sự liên kết trong nội dung giữa các chương, kết cấu của luận văn được thể hiện trong khung phân tích cụ thể như sau:
Trang 21TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến:
(i) Thương mại hàng hóa & Chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU (ii) Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
(iii) Phương pháp đánh giá tác động tiềm tàng của FTAs
Các khoảng trống nghiên cứu
Sự kế thừa và đóng góp mới
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
(i) Khái niệm; (ii) Phân loại; (iii) Nội dung; (iv) Tác động
PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU
(i) Chỉ số thương mại (XII, MII, IIT, RCA, TC, ES) (ii) Mô hình cân bằng từng phần SMART
(iii) Phân tích định tính
TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY
HÀM Ý CHO VIỆT NAM
CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3,4
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA
THƯƠNG MẠI
VN - EU
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
HIỆP ĐỊNH EVFTA
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận văn
Trang 22CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu về thương mại hàng hóa và chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU
1.1.1.1 Các nghiên cứu về thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU
Với quan hệ nền tảng thương mại hơn 25 năm, EU hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Bên cạnh đó, Việt Nam ngày nay cũng đang là một thị trường tiềm năng ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp EU Chính bởi những lý do này, có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến quan hệ thương mại, phân tích tầm quan trọng trong thương mại giữa hai bên Một số nghiên cứu điển hình có thể kể đến như Bùi Huy Khoát (2004), Nguyễn Quang Thuấn (2009), Đinh Công Tuấn (2009), Trương Đình Tuyển (2011), Philip và cộng sự (2011), Nguyễn Bình Dương (2014), Andrew Hardy (2015),
Lê Thị Thu Trang (2015)
Công trình nghiên cứu cấp Nhà nước do Nguyễn Quang Thuấn (2009) làm
chủ nhiệm đề tài - tác phẩm “ uan hệ h p tác kinh tế của Việt am v i iên minh châu Âu” tập trung khai thác quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam với Liên minh châu
u từ năm 1995 đến 2009 Công trình mở rộng cơ sở l luận và xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển hợp tác kinh tế của Việt Nam với EU cho tới năm 2020 Về nội dung cụ thể, nhóm tác giả đã đưa ra những đánh giá về thực trạng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - EU, thể hiện những thành tựu đã đạt được và vấn đề đặt ra trong phát triển quan hệ hợp tác kinh tế hai bên Từ điểm nhìn nghiên cứu tổng thể, công trình đưa ra bức tranh khái quát về ba mảng chính: thương mại, đầu tư, hỗ trợ phát triển chính thức, nhưng vẫn chưa đi sâu phân tích về những yếu tố ảnh hưởng của các chính sách thương mại Việt Nam - EU tại thời điểm nghiên cứu Luận văn này sẽ khai thác sâu hơn về chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU bên cạnh khái quát lại bức tranh thương mại hai bên
Trang 23Các tác giả Bùi Huy Khoát (2004) với tác phẩm “Mở rộng EU và các tác động đối v i Việt am”, Đinh Công Tuấn (2009) với bài viết “Quan hệ kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu suy thoái kinh tế toàn cầu”, hay Trương Đình Tuyển (2011) với
“Quan hệ Việt Nam - EU và tác động của FTA đến hoạt động của doanh nghiệp”cũng đều khẳng định quá trình phát triển mạnh mẽ trong quan hệ giữa Việt
Nam và EU và nhấn mạnh vị thế quan trọng với đối tác của mỗi bên Các nghiên cứu đưa ra cơ hội, thách thức trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU trên
cơ sở chỉ ra các mặt hàng xuất khẩu truyền thống cũng như nhóm hàng nhập khẩu nhiều từ EU Luận văn này sẽ làm rõ chi tiết hơn tình hình thương mại Việt Nam -
EU với sự phân chia các nhóm ngành sản phẩm Điều này sẽ giúp kết quả nghiên cứu cụ thể và chính xác hơn
Ngoài ra, Andrew Hardy (2015) mới đây với cuốn sách “ ịch sử quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu 1990-2015” đã nêu bật những thành tựu quan trọng
trong quan hệ hợp tác giữa hai bên trong giai đoạn 25 năm Dưới góc nhìn từ Liên minh Châu Âu, quá trình mối quan hệ Việt Nam - EU được giới thiệu từ mối quan
hệ hữu nghị ban đầu chú trọng vào viện trợ đã dần phát triển thành mối quan hệ đối tác rộng lớn hơn, bao gồm cả đối thoại chính trị và liên kết chặt chẽ về đầu tư, thương mại quốc tế và đa phương hóa Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn, cuốn sách này là một tài liệu hữu ích để khái quát về bức tranh tổng thể quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU
Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu về thương mại giữa Việt Nam và EU; tuy nhiên, kế thừa và khai thác sâu hơn, luận văn sẽ phân tích cụ thể cơ cấu, cán cân thương mại theo từng thị trường và từng nhóm ngành Đồng thời, sử dụng các chỉ số thương mại đánh giá quan hệ thương mại, lợi thế so sánh cũng như tính bổ sung thương mại giữa hai bên để làm cơ sở cho mục tiêu đánh giá tác động tiềm tàng của EVFTA trong tương lai
1.1.1.2 Các nghiên cứu về chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU
Liên quan đến chính sách thương mại của Việt Nam và EU, hiện nay cũng có nhiều bài nghiên cứu trong nước và quốc tế như Bùi Nhật Quang (2008), Phillip và
Trang 24cộng sự (2011), Nguyễn Thị Thu Hằng (2012), David Luff và cộng sự (2013), Denise (2014), Đinh Văn Thành, Đỗ Quang, Nguyễn Thức (2015)
Bùi Nhật Quang (2008) với bài viết “Tác động của chính sách thương mại chung EU t i quan hệ thương mại Việt Nam - EU” đưa ra đánh giá về vai trò của
việc xây dựng và đưa vào thực thi chính sách thương mại chung EU Tuy nhiên cũng nhấn mạnh chính sách thương mại một mặt tạo điều kiện cho Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng trên thị trường EU, mặt khác cũng tạo ra những rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt khiến hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này gặp những trở ngại không nhỏ Tuy nhiên, bài viết vẫn còn những hạn chế khi phân tích ảnh hưởng của chính sách thương mại giữa hai bên với các nhóm ngành cụ thể
Phillip và cộng sự (2011) trong dự án nghiên cứu MUTRAP III với báo cáo
“Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WT và các Hiệp định khu vực thương mại tự do FTA đến hoạt động sản uất, thương mại của Việt am và các iện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành uất nhập khẩu của ộ c ng thương giai đoạn 2011-2015” đã đưa ra tổng quan về chính sách thương mại của EU liên quan
đến thuế và các công cụ thương mại Nghiên cứu cũng đưa ra liên hệ cơ bản và khái quát giữa chính sách thương mại với EVFTA Ngoài ra, các nghiên cứu khác như
“Hạn chế của thương mại tự do: Các rào cản phi thuế tại Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ” (Limits to Free trade: Non-Tariff Barriers in the European Union, Japan and United States - 2010) của David Hanson và “ ghiên cứu về tác động của các biện pháp phi thuế đối v i thương mại nhập khẩu” (Study of average effects of
non-tariff measures on trade imports -2014) của Denise phân tích các chính sách thương mại phi thuế quan của EU và chỉ ra ảnh hưởng tới thương mại Tuy nhiên các bài viết này không đề cập nhiều đến tác động đối với Việt Nam Với luận văn này, tác giả sẽ đánh giá chính sách thương mại của EU và Việt Nam áp dụng cho nhau từ đó có những đánh giá cụ thể hơn trong quan hệ thương mại, cũng như tác động của chính sách thương mại đối với dòng chảy thương mại hai bên
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thu Hằng (2012) - “Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của EU: Ảnh hưởng t i xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay” đãphân tích các điều chỉnh chính sách thương mại của EU-25 trong quan
Trang 25hệ với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Bên cạnh việc xem xét các thay đổi trong mức thuế áp dụng (cơ chế GSP và MFN), bài nghiên cứu cũng tiếp cận các vấn đề về quy tắc xuất xứ và một số biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật Điểm thành công của nghiên cứu là đã chỉ
ra những tác động của điều chỉnh chính sách thương mại tới xuất khẩu của Việt Nam sang EU và đưa ra một số giải pháp vĩ mô Tuy vậy, hạn chế của bài viết này
là chưa phân tích chính sách thương mại theo từng ngành Đối với mỗi nhóm ngành với mức thuế và phi thuế áp dụng riêng đều được đánh giá cụ thể sẽ giúp Chính phủ
và doanh nghiệp có cái nhìn bao quát hơn, vì thế luận văn này sẽ hoàn thiện khoảng trống nghiên cứu này
David Luff, Hien Nguyen, Nguyen Anh Thu (2013) trong Dự án hỗ trợ thương
mại Đa biên EU - Việt Nam MUTRAP với bài viết “Hỗ tr nghiên cứu: Kiểm soát xuất khẩu của các thành viên WTO và khuyến nghị đối v i Việt am”cũng đã phân
tích các biện pháp kiểm soát xuất khẩu được áp dụng bởi một số đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc Bài nghiên cứu chỉ ra EU là đối tác quy định nghiêm ngặt, đòi hỏi Việt Nam phải giải quyết vấn đề kiểm soát xuất khẩu trong FTA Đây là một bài viết đưa ra khuyến nghị rất hiệu quả cho Việt Nam trước những biển phát kiểm soát xuất nhập khẩu Tuy nhiên, luận văn này sẽ đặt Việt Nam và EU trong bối cảnh EVFTA sớm được thực thi và đưa ra những đánh giá đối với chính sách
thương mại giữa hai bên cụ thể hơn
Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 -2015, Đinh Văn Thành, Đỗ Quang, Nguyễn Thức (2015) đưa ra nội
dung liên quan trong bài viết “Một số vấn đề về Hiệp định TBT của Tổ chức Thương mại Thế gi i và kiến nghị đối v i Việt Nam” Cụ thể là kinh nghiệm của
một số nước thành viên WTO trong thực thi Hiệp định TBT và đánh giá tác động của hàng rào kỹ thuật đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Các tác giả nhấn mạnh hàng rào kỹ thuật được xây dựng dù có tác động ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp nhưng đều có tác động đến cả nhập khẩu và xuất khẩu, tuy nhiên cũng chỉ
ra cơ hội nếu đáp ứng được các biện pháp phi thuế quan này Theo đó, luận văn sẽ
Trang 26tiếp thu những nhận định tổng thể và làm rõ hơn ảnh hưởng của các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại của Việt Nam và EU hiện nay
Như vậy, có nhiều nghiên cứu liên quan đến chính sách thương mại giữa hai bên, song không nhiều trong số này phân tích hàng rào thuế quan, phi thuế quan cho từng nhóm ngành Do đó, luận văn này sẽ tiếp cận phân tích hàng rào thuế quan sâu hơn ở góc độ nhóm ngành, từ đó chỉ ra sự thay đổi chính sách qua EVFTA sẽ tạo nên ảnh hưởng ra sao đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với ngành dệt may nói riêng
1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
1.1.2.1 Các nghiên cứu về tác động tổng thể của EVFTA
Liên quan đến tác động tiềm năng của EVFTA, có không nhiều nghiên cứu
về vấn đề này Tuy nhiên, các bài nghiên cứu trong số ít đó đều được thực hiện bới các tổ chức đáng tin cậy thông một số dự án lớn
Nằm trong khuôn khổ dự án MUTRAP III, Philip Jean Marc cùng các công
sự trong và ngoài nước nghiên cứu khai thác cụ thể hơn “Hiệp định thương mại tự
do giữa Việt am và EU: Phân tích định lư ng và định tính”(The free trade
agreement between Vietnam and the European Union: Quantitative & Qualitative impact analysis - 2011) Bản báo cáo tổng thể này đưa ra bối cảnh nền kinh tế cùng những cơ chế thương mại của Việt Nam, đồng thời phác họa cụ thể quy chế thương mại của EU và triển vọng của FTA Việt Nam - EU Đặc biệt, nghiên cứu này đã làm nổi bật tác động của FTA EU - Việt Nam tới môi trường đầu tư, phát triển kinh
tế và cụ thể hóa tác động đối với một số ngành Với bản báo cáo này, nhóm tác giả
đã tổng hợp và đánh giá đa chiều và cụ thể Đây là một trong những ưu điểm nổi trội so với những bài nghiên cứu khác Tuy nhiên, bên cạnh việc tiếp thu những luận điểm hữu ích, phát triển nội dung, bài luận văn này sẽ sắp xếp, hệ thống hóa một cách hợp l hơn khi đi sâu phân tích vào ngành sản phẩm cụ thể
Một nghiên cứu khác thuộc khuôn khổ dự án nghiên cứu của EU-MUTRAP
đã đưa ra bởi nhóm tác giả Paul Baker, David Vanzetti & Phạm Thị Lan Hương
cùng các chuyên gia (2014), đó là “Đánh giá tác động dài hạn Hiệp định thương
Trang 27mại tự do Việt Nam - EU” Bằng các phân tích sâu hơn về tác động tiềm tàng của
EVFTA, nhóm tác giả đã phân tích, đánh giá tác động bền vững của EVFTA đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam Bài viết đưa ra nghiên cứu tổng thể về thương mại giữa Việt Nam và EU, chỉ ra rằng Việt Nam và EU là hai đối tác thương mại có tính
bổ sung cho nhau; tuy nhiên kim ngạch thương mại bị hạn chế bởi các biện pháp bảo hộ tại biên giới và thị trường nội địa Cùng với đó, thông qua việc sửdụng mô hình cân bằng tổng thể và mô hình cân bằng từng phần, bài nghiên cứu cũng đưa ra đánh giá rằng lợi ích mà EVFTA đem lại cho Việt Nam là rất lớn, thương mại sẽ phát triển hơn nữa sau khi FTA có hiệu lực Bên cạnh chỉ ra các mặt tích cực mà FTA đem lại, bài nghiên cứu cũng nêu lên những thách thức và lưu Việt Nam cần
có những biện pháp tự vệ phù hợp; đồng thời, chỉ ra tác động trên nhiều lĩnh vực ở tầm vĩ mô Do đó,với luận văn này, tác giả sẽ kế thừa và khai thác sâu hơn trong các ngành hàng xuất nhập khẩu chính giữa Việt Nam và EU, cụ thể hóa bằng việc đưa đánh giá về tác động của EVFTA tới ngành dệt may
Ngoài ra, nghiên cứu khoa học của Nguyễn Bình Dương và cộng sự (2014)
trong Nghiên cứu khoa học cấp Bộ - tác phẩm “Dự áo tác động của việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU t i nền kinh tế Việt Nam”cũng
khai thác về tác động của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU với mục tiêu dự báo ảnh hưởng đối với nền kinh tế Việt Nam Trên cơ sở tổng quan về quan hệ kinh tế, phân tích mức độ tập trung xuất nhập khẩu của EU đối với Việt Nam, bài viết sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra những triển vọng, cơ hội và thách thức.Đặc biệt, nghiên cứu đã trung phân tích tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại của EVFTA, từ đó đánh giá các phúc lợi mà Việt Nam nhận được Vì vậy, đây cũng là một bài viết chất lượng để có thể học tập và kế thừa
Doãn Kế Bôn (2015) cũng đã đưa ra phân tích của mình trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 -2015”
với bài viết “Đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đư c ký kết” bên cạnh việc nghiên cứu thực
trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2010 - 2015,
Trang 28các cam kết trong Hiệp định có liên quan đến xuất khẩu, cũng đã chỉ ra các các cơ hội, thách thức, đề xuất các giải pháp tận dụng các cơ hội, vượt qua các thách thức đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU khi Hiệp định được ký kết Bài viết này tuy ngắn gọn nhưng cũng đề cập được một số cam kết trong EVFTA và tác động đến xuất khẩu
Một bài báo cáo mới đây về cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp EU
được thực hiện bởi Damian Wnukowski “Hiệp định thương mại tự do EU-Việt am: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Châu Âu” (EU-Vietnam Free Trade
Agreement: Opportunities and Challenges for European Businesses- 2015) đã có những đánh giá ngắn gọn nhưng khá chất lượng Bài viết đưa ra những nhận xét về thị trường Việt Nam cũng như đánh giá sơ lược về thương mại song phương giữa Việt Nam và EU cùng kết luận thương mại hai bên hoàn toàn bổ trợ cho nhau Khi nói về EVFTA, tác giả chỉ ra những thay đổi trong cắt giảm thuế quan, gỡ bỏ chính sách bảo hộ chặt chẽ của Việt Nam sẽ tạo những cơ hội lớn do các doanh nghiệp
EU Bài viết chủ yếu sử dụng tài liệu thứ cấp những cũng đã đưa ra được một số nhận định cho tác động tiềm năng khi EVFTA được thực thi
1.1.2.2 Các nghiên cứu về tác động của EVFTA đối với ngành dệt may
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU, chính vì vậy việc nghiên cứu tác động của EVFTA sau khi có hiệu lực đối với nhóm sản phẩm này là rất quan trọng Một số nghiên cứu đã đề cập đến đến tác động của EVFTA cũng như tác động của các FTA khác đối với ngành dệt may Việt Nam như Nguyễn Anh Dương & Đặng Phương Dung (2011), Philip và cộng sự (2011),Lê Thị Thu Trang (2015), Vũ Thanh Hương (2016)
Trong Dự án “Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam
- VIE 61 94” của Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương, Nguyễn Anh Dương
& Đặng Phương Dung (2011) với bài viết “Việt Nam tham gia WTO và các Hiệp định thương mại tự do (FTA): Hàm ý đối v i xuất khẩu dệt may” đã tổng hợp các
thông tin cơ bản về cam kết liên quan đến ngành dệt may của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại Bên cạnh đó cũng đánh giá triển vọng, cơ hội phát triển và thách thức của ngành dệt may, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho Chính phủ, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong nước nhằm thúc đẩy ngành dệt
Trang 29may của Việt Nam Với bức tranh tổng quát, đây là một nghiên cứu hữu ích để luận văn tham khảo đánh giá tác động của EVFTA tới ngành dệt may Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, Philip và cộng sự (2011) trong báo cáo“Hiệp định thương mại tự do giữa Việt am và EU: Phân tích định lư ng và định tính” tại Dự
án MUTRAP đã đánh giá tác động của EVFTA dưới phương pháp định lượng và định tính Nghiên cứu đã phân tích định lượng về triển vọng xuất khẩu của một số ngành quan trọng của Việt Nam như dệt may và giày dép Phân tích định tính về ngành dệt may tuy súc tích nhưng đã chỉ ra EVFTA sẽ có tác động quan trọng đối với hàng dệt may từ Việt Nam, nhất là các nhóm hàng HS 61, HS 62, HS 63 Đây là một phân tích tổng thể tác động toàn nền kinh tế nên dù có điểm qua về ngành dệt may nhưng chưa phân tích chi tiết hóa cho ngành này Do vậy, tác giả sẽ tiếp thu và phát triển sâu hơn với ngành dệt may thông qua bài luận văn này
Lê Thị Thu Trang (2015) trong bài luận văn “Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đến thương mại hàng dệt may của Việt Nam” cũng
tiếp cận đánh giá tác động của EVFTA thông qua cả hai phương pháp phân tích định và phân tích định lượng Bài nghiên cứu đã thành công trong phân tích tác động dự kiến của EVFTA đến thương mại hàng dệt may của Việt Nam Cách tiếp cận định lượng với mô hình lực hấp dẫn được sử dụng trong bài viết đã lượng hóa được tác động tới xuất khẩu và nhập khẩu hàng dệt may Tuy nhiên, bài viết này chưa phân tích kỹ về thương mại cũng như chính sách thương mại giữa Việt Nam
và EU đối với ngành dệt may trước và sau khi EVFTA thực hiện Vì thế, luận văn này sẽ phân tích cả trước và sau khi EVFTA có hiệu lực nhằm đưa ra đánh giá tác động của sự thay đổi chính xác hơn
Ngoài ra, Vũ Thanh Hương (2016) với luận án “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Tác động đối v i thương mại hàng hóa giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam”đã đánh giá tác động thương mại hàng hóa hai chiều trước ảnh hưởng của
Hiệp định EVFTA, cụ thể hai ngành hàng được lựa chọn là dệt may và dược phẩm Bài nghiên cứu phân tích tương đối toàn diện thông qua khung chuẩn đoán tác động EVFTA, mô hình trọng lực và mô hình SMART Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ tập trung phân tích nhóm sản phẩm dệt may (từ HS 57 - HS 63) và ít chú trọng trong nhóm nguyên liệu dệt may (từ HS 50 - HS 56) Nhìn chung, đây là một nghiên cứu
có giá trị, luận văn sẽ kế thừa và phân tích cụ thể hơn ở cả nguyên liệu và sản phẩm
Trang 30trong nhóm ngành dệt may Đặc biệt, đánh giá về tác động của EVFTA đối với nhóm ngành dệt may và dược phẩm, bài nghiên cứu này đã chọn và đánh giá những nhóm ngành tiềm năng của mỗi bên, những hàm và đánh giá cơ hội thách thức theo đó sẽ có ích trước bối cảnh EVFTA có hiệu lực năm 2018
Có thể thấy, không có nhiều nghiên cứu nước ngoài về đánh giá tác động của EVFTA đối với ngành dệt may Việt Nam mà chủ yếu là các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến phạm vi này hầu như rất ít Do vậy, luận văn này sẽ đóng góp một phần vào “bức tranh” đánh giá tác động của ngành dệt may khi EVFTA có hiệu lực
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến phương pháp đánh giá tác động tiềm tàng của FTA
Để đánh giá tác động tiềm tàng của một FTA có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp chỉ số thương mại, mô hình cân bằng tổng thể CGE, mô hình cân bằng từng phần SMART (cân bằng cục bộ PE), mô hình trọng lực và phân tích SWOT Với luận văn này, tác giả sử dụng hai phương pháp là chỉ số thương mại và mô hình cân bằng từng phần SMART Do đó, mặc dù có nhiều bài nghiên cứu phân tích tác động tiềm tàng của FTA theo năm phương pháp trên, luận văn sẽ chỉ tập trung đưa ra tổng quan các nghiên cứu liên quan sử dụng chỉ số thương mại
và mô hình SMART
1.1.3.1 Các nghiên cứu sử dụng chỉ số thương mại
Phương pháp chỉ số thương mại được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu đánh giá tác động của FTA nói chung và EVFTA nói riêng như James Cassing (2010), Nguyen Khanh Doanh (2011), Seung Jin Kim (2012),Sayeeda Bano (2013), Claudio Dordi và cộng sự (2014), Vũ Thanh Hương & Nguyễn Thị Minh Phương (2016), Nguyễn Tiến Dũng (2016)
Cũng trong dự án MUTRAP III, James Cassing và cộng sự (2010) với bài
nghiên cứu “Đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối v i kinh tế Việt am”đã sử dụng các chỉ số khái quát về tiềm năng để phân tích, xác định các
FTA có lợi và các ngành chịu tác động mạnh Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số ES,
TC, TII, IIT để đánh giá tiềm năng thương mại giữa Việt Nam và một số quốc gia, khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, n Độ, Úc, New Zealand và EU-27 Về góc
Trang 31độ Liên minh châu Âu EU, nhóm tác giả chỉ ra EVFTA đặc biệt có tiềm năng Sản phẩm của EU nặng về hàm lượng công nghệ/vốn và rất đa dạng, thường nằm ở vị trí cao trong chuỗi giá trị gia tăng so với Việt Nam với các sản phẩm có lợi thế so sánh
về thâm dụng lao động Ngoài ra, do EU là nền kinh tế lớn, những lợi ích đối với Việt Nam cũng sẽ rất lớn Việc sử dụng các chỉ số thương mại đã giúp xác định tiềm năng thương mại, sự bổ trợ thương mại giữa hai bên, từ đó đánh giá lợi ích tiềm tàng của EVFTA Tuy sử dụng các giá trị xuất nhất khẩu cơ bản để tính toán nhưng đây là một phương pháp hiệu quả để đánh giá thương mại và tác động của Hiệp định thương mại
Nguyễn Khánh Doanh (2011) với bài viết “Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc: triển vọng và giải pháp”trên Tạp chí Kinh tế Thế giới đã sử dụng các chỉ
số về lợi thế thương mại và chuyên môn hóa xuất khẩu để đánh giá cơ cấu cũng như chỉ ra tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam Vũ Thanh Hương & Nguyễn Thị Minh
Phương (2016) với “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định Thương mại Tự
do Việt Nam - EU: Sử dụng các chỉ số thương mại”mới đây cũng tập trung sử dụng
các chỉ số thương mại để đánh giá tác động của EVFTA đến các ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam Các tác giả sử dụng phương pháp chỉ số thương mại với hai chỉ
số chính là RCA (Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu) và ES (Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu) Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2001-2015, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với EU gia tăng vững chắc; thương mại giữa Việt Nam và EU chủ yếu mang tính liên ngành do cơ cấu xuất nhập khẩu, lợi thế so sánh và chuyên môn hóa xuất khẩu của hai bên khác nhau rõ rệt Đặc biệt, điểm lưu
ý trong bài nghiên cứu này là việc phân chia mã HS gồm 99 chương thành 19 nhóm ngành, theo đó việc đánh giá các chỉ số cũng linh hoạt và tổng quan hơn theo các ngành cụ thể Luận văn này sẽ kế thừa cách chia nhóm trong bài nghiên cứu này, để đánh giá ở cả những chỉ số thương mại khác và đưa được kết luận cho mỗi ngành chủ lực
Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu khác như Seung Jin Kim (2012), Sayeeda Bano (2013), Claudio Dordi và cộng sự (2014), Nguyễn Tiến Dũng (2016) cũng đều sử dụng chỉ số thương mại trong bài viết của mình Seung Jin Kim với bài
nghiên cứu “Cường độ thương mại của Hàn Quốc v i các nư c ASEAN và sự thay đổi theo thời gian” (South Korea’s Trade Intensity With ASEAN Countries and Its
Trang 32Changes Over Time - 2012) đánh giá mức độ cường độ thương mại giữa Hàn Quốc
và các quốc gia ASEAN Việc so sánh với các nước sẽ đánh giá được mức độ trao đổi thương mại và sự phù hợp tương ứng giữa hai bên Sayeeda Bano (2013) trong
Tạp chi Kinh tế Hội nhập (Journal of Economic Integration) với bài viết “ uan hệ thương mại và Tiềm năng thương mại ASEAN-New Zealand: Chứng cứ và Phân tích” (ASEAN-New Zealand Trade Relations and Trade Potential: Evidence and
Analysis) đã nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa New Zealand và ASEAN thông qua việc tính toán các chỉ số cường độ xuất khẩu (XII) và cường độ nhập khẩu (MII) trong bối cảnh của Hiệp định AANZFTA Claudio Dordi và cộng sự (2014) thì nghiên cứu các chỉ số lợi thế so sánh (RCA) và chỉ số thương mại nội
ngành (IIT) để đánh giá tiềm năng của RCEP thông qua bài nghiên cứu “Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện khu vực đối v i nền kinh tế Việt am”
(Assessing the Impacts of the Regional Comprehensive Economic Partnership on Vietnam’s Economy) Có thể thấy rất nhiều các bài viết, bài nghiên cứu đã sử dụng chỉ số thương mại để đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do; do đó, luận văn sẽ kế thừa và sử dụng các chỉ số thương mại để đánh giá tác động tiềm năng của EVFTA
1.1.3.2 Các nghiên cứu sử dụng mô hình SMART
Mô hình SMART đang ngày càng được sử dụng nhiều để dự báo tác động tiềm tàng của một FTA Một số nghiên cứu nổi bật sử dụng phương pháp này như James Cassing và cộng sự (2010), Philip và cộng sự (2011), Từ Thúy Anh & Lê Minh Ngọc (2015), Nguyễn Chiến Thắng & Phạm Sỹ An (2016), Vũ Thanh Hương
(2016) Bằng việc sử dụng mô hình SMART, trong bài nghiên cứu “Đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối v i kinh tế Việt Nam”, James Cassing
và cộng sự (2010) đã đánh giá tác động của các FTA Việt Nam đã tham gia; Từ
Thúy Anh & Lê Minh Ngọc (2015) với “Thách thức đối v i Việt nam khi hội nhập toàn diện ASEAN+6: Phân tích ngành hàng” đánh giá tác động ngành của RCEP; Nguyễn Chiến Thắng & Phạm Sỹ An thông qua bài viết “Áp dụng mô hình SMART đánh giá tác động TPP đến nền kinh tế Việt am: Trường h p nghiên cứu ngành dệt may” lại đánh giá tác động của TPP đến ngành dệt may Các nghiên cứu của
Philip và cộng sự (2011), Vũ Thanh Hương (2016) thì áp dụng mô hình SMART để đánh giá tác động ngành của EVFTA
Trang 33Philip và cộng sự (2011) trong dự án MUTRAP đã sử dụng SMART để đo lường sự thay đổi trong kim ngạch thương mại, các thay đổi dẫn đến tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại trong trường hợp thuế suất của sản phẩm thay đổi
trong EVFTA.Với báo cáo “Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WT và các Hiệp định khu vực thương mại tự do FTA đến hoạt động sản uất, thương mại của Việt am và các iện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành uất nhập khẩu của ộ công thương giai đoạn 2011-2015”, nhóm tác giả đặt ra các kịch bản thay đổi thuế
trong EVFTA và ảnh hưởng tới ngành dệt may và giày dép Các kết quả mô phỏng đều đưa ra độ đồng nhất cao, EVFTA sẽ thúc đẩy việc mở rộng thị phần dệt may và giày dép Việt Nam trên thị trường EU Việc sử dụng mô hình SMART với các kịch bản giảm thuế đã giúp cho bài nghiên cứu được phân tích đa chiều hơn
Ngoài ra, Vũ Thanh Hương (2016) trong luận án “Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam - EU: Tác động đối v i thương mại hàng hóa giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam”cũng đã sử dụng mô hình SMART để đánh giá trên hai ngành hàng
chủ lực của Việt Nam và EU là dệt may và dược phẩm Bài nghiên cứu tập trung vào các ngành HS 61, HS 62, HS 63 đối với dệt may và HS30 đối với dược phẩm,
từ đó đưa ra những đánh giá về tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại Tuy nhiên, bài viết này dù có đánh giá đến HS-6 chữ số những vẫn còn sơ lược Vì vậy, luận văn sẽ kế thừa và khai thác sâu hơn để có đánh giá chi tiết cho nhóm ngành nghiên cứu Với các phân tích sâu cho từng nhóm ngành và các mã sản phẩm
HS chi tiết 6 chữ số, luận văn sẽ khắc phục được khoảng trông của những nghiên cứu trước đây và có những đánh giá, khai thác cụ thể hơn
Nhìn chung, có thể thấy, phương pháp chỉ số và mô hình SMART đang được
sử dụng trong khá nhiều trong các bài nghiên cứu do lợi ích của phương pháp này đem lại Luận văn sẽ kế thừa và áp dụng các phương pháp này đồng thời làm rõ hơn trong phân tích nhóm ngành
Nói tóm lại, thông qua việc tổng quan tài liệu nghiên cứu theo ba nội dung chính (i) Thương mại hàng hóa và chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU, (ii) Tác động của EVFTA, (iii) Phương pháp đánh giá tác động tiềm tàng của FTA, luận văn sẽ kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây, đồng thời phân tích sâu hơn các nội dung trên theo nhóm ngành cụ thể và đặc biệt là nhóm ngành dệt may; từ đó các hàm ý cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam
Trang 341.2 Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do
1.2.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do (FTA)
Thông qua các hoạt động tự do hóa thương mại, các quốc gia ngày nay chủ động hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tăng cường quan hệ ngoại giao Tuy nhiên, các quốc gia không tự nguyện đơn phương giảm các rào cản thương mại màcùng thỏa thuận lộ trình cũng như mức độ cắt giảm thuế quan, phi thuế quan… tạo tiền đề cho sự phát triển tự do thương mại đôi bên Việc đàm phán, k kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) vì thế đang dần trở thành cơ sở thiết yếu để thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hóa thương mại
Quan điểm truyền thống về Hiệp định thương mại tự do (FTA) lần đầu tiên được đưa ra tại Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT 1947).Cụ thể tại
điều XXIV điểm 8b, quan điểm này được đưa ra như sau: “Một khu vực thương mại
tự do đư c hiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều lãnh thổ thuế quan trong đó thuế
và các quy định thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối v i phần l n các mặt hàng có xuất
xứ từ các lãnh thổ đó và đư c trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do” Ngoài ra, tại điều XXIV khoản 5, Hiệp định này cũng nêu rõ:
“Khu vực mậu dịch tự do được hình thành thông qua một hiệp định quá độ” Có thể thấy quan điểm truyền thống về FTA mới chỉ dừng lại ở phạm vi thương mại hàng hóa hữu hình và mức độ cam kết tự do hóa mới chỉ dừng ở cắt giảm thuế quan và giảm thiểu một số quy định thương mại khác
Đối với quan điểm hiện đại (từ 1990 đến nay), khái niệm về FTA đã được mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn trong cam kết tự do hóa Theo trang web chính thức
của Chính phủ Singapore: “FTA là một thỏa thuận pháp lý ràng buộc giữa hai hoặc nhiều quốc gia để giảm hoặc loại bỏ các rào cản thương mại và tạo thuận l i cho sự chuyển dịch hàng hoá và dịch vụ qua biên gi i giữa các vùng lãnh thổ của các ên” Chia sẻ quan điểm tương tự, Chính phủ Úc nhận định rằng: “FTA là thỏa thuận quốc
tế giữa hai hay nhiều quốc gia về việc loại bỏ các rào cản thương mại Các FTA hiện đại ngoài việc cắt giảm thuế quan còn cam kết trong thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư nư c ngoài và các hỗ tr thương mại khác”
Trang 35Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam (VCCI) cũng đưa ra định nghĩa:
“Hiệp định Thương mại tự do là kết quả chính thức của một quá trình thương lư ng giữa hai hay nhiều quốc gia ký kết nhằm giảm hoặc loại bỏ các rào cản đối v i thương mại Một FTA thường bao gồm những vấn đề quy định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch và lệ phí đối v i hàng hóa/dịch vụ đư c giao dịch giữa các thành viên ký kết FTA nhằm cho phép các nư c mở rộng tiếp cận thị trường của nhau”
Như vậy, cho đến nay, có rất nhiều tổ chức và các quốc gia đưa ra những khái niệm riêng về FTA và các khái niệm này ngày càng được mở rộng Ngoài cam kết cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, FTA bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cam kết trong khuôn khổ GATT WTO, cũng như một loạt vấn đề thương mại mới mà WTO chưa quy định Với mức độ và phạm vi cam kết rộng hơn, các FTA này được biết đến như là FTA hiện đại hay FTA thế hệ mới - sự phát triển tất yếu trước bối cảnh hội nhập toàn cầu thay đổi
Tóm lại, các khái niệm về FTA đều bao hàm một nội dung cơ bản và có thể khái quát lại rằng: FTA là một thỏa thuận thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ) nhằm mục đích tự do hóa thương mại một số nhóm mặt hàng bằng việc cắt giảm thuế quan, tạo lập các quy định thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và di chuyển vốn giữa các quốc gia thành viên Ngày nay, FTA không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quanvà nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường… Với các lợi ích xuyên suốt, FTA đã và đang cho thấy những ưu thế vượt trội, trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây
1.2.2 Phân loại Hiệp định thương mại tự do
Về cơ bản, Hiệp định thương mại tự do thường được chia thành ba loại căn cứ theo quy mô, số lượng các thành viên tham gia Cụ thể là FTA song phương, FTA đa phương (bao gồm FTA khu vực) và FTA hỗn hợp
Hiệp định thương mại tự do song phương: FTA song phương là một thỏa
ước giữa hai quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, trong đó hai bên đồng ý nới lỏng hoặc xóa
Trang 36bỏ các hạn chế thương mại để mở rộng cơ hội kinh doanh Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có hai quốc gia tham gia đàm phán và k kết FTA và chỉ có hai nước này chịu sự ràng buộc của những điều khoản quy định trong FTA song phương đã k kết Hiện nay, Việt Nam đã hoàn thành k kết với tư cách là một bên độc lập với các quốc gia Nhật Bản, Chilê, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á Âu (bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan)2 Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU là FTA song phương đặc biệt với một bên là một quốc gia và bên còn lại là khối Liên minh kinh tế
- chính trị với 28 nước thành viên
Hiệp định thương mại tự do đa phương: FTA đa phương là hiệp ước thỏa
thuận giữa ba quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trở lên Do tính chất đa bên với số lượng các quốc gia tham gia đàm phán k kết nhiều, hiệp định này thường phức tạp và mất nhiều thời gian để đàm phán, cũng như tốn nhiều thời gian để FTA đi vào hiệu lực Tuy nhiên, khi FTA đa phương được đàm phán, k kết thành công, lợi ích thương mại tạo ra sẽ vô cùng lớn, đặc biệt trực tiếp mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho các bên ký kết Ví dụ điển hình về FTA đa phương là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương (TPP) với 12 nước thành viên
Hiệp định thương mại tự do theo khu vực: FTA khu vực là thỏa thuận giữa
các quốc gia có vị trí địa lý gần nhau.Theo cách hiểu thông thường, FTA khu vực chính là Hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các quốc gia cùng khu vực Mục tiêu của FTA này là để loại bỏ rào cản thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá, dịch vụ qua biên giới giữa các quốc gia lân cận Có thể
kể đến FTA theo khu vực trên thế giới hiện nay như Hiệp hội mậu dịch tự do Châu
Âu (EFTA)3, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)4 và Hiệp định Khu vực
2 Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009;Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile (VCFTA) được ký kết ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết ngày 5/5/2015 và có hiệu lực từ ngày 20/12/2015; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á
Âu (VN-EAEU FTA) được ký kết ngày 29/5/2015, và có hiệu lực từ ngày 05/10/2016
3 EFTA là hiệp định thương mại đa phương được 7 nước Áo, Đan Mạch, Nauy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh đàm phán k kết ngày 4/1/1960; có hiệu lực ngày 3/5/1960 Hiện nay, chỉ còn Iceland, Nauy, Thụy Sĩ và Liechtenstein vẫn còn là hội viên của EFTA
4 NAFTA là hiệp định thương mại tự do giữa 3 nước Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày 12/8/1992, có hiệu lực ngày 1/1/1994
Trang 37thương mại tự do ASEAN (AFTA)5 AFTA là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
ASEAN và tăng cường tính hấp dẫn với đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do hỗn hợp: FTA hỗn hợp là hiệp định thương
mại được ký kết giữa một khu vực tự do thương mại (FTA khu vực) với một nước, một số nước, một liên minh thuế quan hoặc một khu vực tự do thương mại khác FTA hỗn hợp tuy có nhiều phức tạp trong quá trình đàm phán đi đến ký kết nhưng loại hình FTA này vẫn đang tăng nhanh về số lượng trong những năm gần đây bởi
nó tạo ra thị trường đầy tiềm năng, đa dạng và phong phú, thể hiện ưu thế vượt trội
so với FTA song phương và FTA đa phương Cùng với các nước ASEAN, Việt Nam
đã k kết 05 FTA hỗn hợp; đó là FTA ASEAN - n Độ (AIFTA), FTA ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA), FTA ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) Có thể thấy FTA hỗn hợp tạo ta một khu vực thương mại tự do lớn
hơn “một cách tương đối” so với FTA song phương hay FTA đa phương
Ngoài ra, theo cách phân loại khác dựa trên mức độ phát triển của các quốc gia, FTA được phân ra thành ba loại: FTA Bắc - Bắc là FTA giữa các nước phát triển, FTA Bắc - Nam là FTA giữa các nước phát triển và nước đang phát triển và FTA Nam - Nam là FTA giữa các nước đang phát triển với nhau Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, do cơ cấu kinh tế bổ trợ cho nhau nên các nước thành viên FTA Bắc - Nam sẽ phát huy tốt hơn lợi thế so sánh; và các có thêm cơ hội để tiếp nhận chuyển giao công nghệ qua đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng các nước đang phát triển khi tham gia FTA với các nước phát triển sẽ hưởng lợi không nhiều từ việc cắt giảm thuế quan, trong khi lại phải mở cửa mạnh thị trường của mình Nhìn chung, khái niệm “Bắc - Nam” chỉ mang nghĩa tương đối khi ranh giới phát triển giữa các nước đang dần được thu hẹp, tuy nhiên một quốc gia trước khi tham gia FTA cần chuẩn bị kỹ về nguồn lực và nghiên cứu tác động của FTA cũng như cơ hội, thách thức khi FTA chính thức ký kết
5 AFTA được ký kết năm 1992 Hiện nay AFTA có 10 thành viên gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar
Trang 381.2.3 Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do
1.2.3.1 Tự do thương mại hàng hóa
Trong các FTA hiện nay,tự do thương mại hàng hóa thường được thỏa thuận với các nội dung về thuế quan, hạn ngạch thuế quan, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS), biện pháp phòng vệ thương mại, và quy tắc xuất xứ (ROO)
Về thuế quan, hạn ngạch thuế quan: Một trong những nội dung chính và
không thể thiếu trong các FTA là cam kết gỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa Các bên tham gia FTA cam kết xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng và tuân thủ quy định các danh mục hàng hóa tùy thuộc vào mức
độ và lộ trình giảm thuế Các danh mục này thường được chia ra thành: danh mục hàng hóa được dỡ bỏ thuế ngay, danh mục hàng hóa cắt giảm thuế dần dần theo lộ trình, danh mục hàng nhạy cảm, và danh mục loại trừ không đưa vào cắt giảm
Về các rào cản kỹ thuật trong thương mại và biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật: Trong thương mại quốc tế, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại
(TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu Các biện pháp kỹ thuật này nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật TBT, các nước còn duy trì nhóm biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) nhằm đảm bảo vệ sinh thực phẩm và ngăn ngừa các dịch bệnh.Các nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì hệ thống biện pháp TBT và SPS riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu
Về phòng vệ thương mại: Phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống
trợ cấp và tự vệ) là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá tại thị trường nước nhập khẩu, bán hàng được trợ cấp bởi hình thức trợ cấp không được phép bởi chính phủ nước xuất khẩu, hoặc bán hàng hóa với số lượng tăng nhanh đột biến gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước xuất khẩu (VCCI, 2014)
Trang 39Về quy tắc xuất xứ: Mỗi FTA thường sẽ có một hệ thống quy định riêng về
quy tắc xuất xứ hàng hóa (ROO).ROO quy định chi tiết hàng hóa nào (mức độ gia công ra sao, nguồn gốc của nguyên liệu như thế nào) đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan.Tùy thuộc vào kết quả đàm phán FTA, mỗi loại hàng hóa ở mỗi FTA sẽ
có các quy tắc xuất xứ khác nhau Nếu các quy định về quy tắc xuất xứ không phù hợp với tình hình sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của nước xuất khẩu thì hàng hóa nước đó sẽ khó đáp ứng được các điều kiện để được coi là “có xuất xứ phù hợp” và do đó sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA.Do vậy, quy tắc xuất xứ là một nội dung đàm phán quan trọng trong các Hiệp định FTA; việc đàm phán để có được bộ quy tắc xuất xứ phù hợp sẽ quyết định lợi ích (từ thuế quan) của nước đó trong thỏa thuận FTA
1.2.3.2 Các nội dung khác của FTA
Không chỉ bao gồm các nội dung tự do thương mại hàng hóa, FTA hiện đại còn bao phủ đề cập đến các vấn đề tự do hóa trong thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, phát triển bền vững, lao động, bảo hiểm và môi trường…
Tự do hóa thương mại dịch vụ: Mở cửa về thương mại dịch vụ cũng là chỉ
số quan trọng đánh giá mực độ tự do thương mại quốc tế của một nền kinh tế Tuy nhiên, theo nghiên cứu của VCCI, các FTAs mà Việt Nam đã tham gia k kết đều chủ yếu tập trung vào mảng thương mại hàng hóa, những cam kết về mở cửa dịch
vụ có phần hạn chế hơn
Tự do hóa đầu tư: Tự do hóa đầu tư là những biện pháp nhằm cắt giảm hay
loại bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để tạo môi trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình đẳng hơn, tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia Trong các FTA ngày nay, vấn đề tự do hóa đầu tư được các quốc gia đưa ra đàm phán nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch cho các doanh nghiệp mỗi bên
Sở hữu trí tuệ: Cam kết về sở hữu trí tuệ bao gồm cam kết về bản quyền,
phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý (GI) Theo
Trang 40rà soát tổng hợp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, pháp luật Việt Nam hiện hành đã tương thích với đa số cam kết về sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định FTA ở ba chế định lớn là: các nguyên tắc chung về bảo hộ sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ và các yêu cầu về biện pháp thực thi tại biên giới
Ngoài ra, trong các FTA hiện đại, các vấn đế khác như mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, phát triển bền vững, lao động, bảo hiểm và môi trường… cũng được đưa ra đàm phán và đưa vào Hiệp định Như vậy, FTA ngày nay có phạm vi, mức độ cam kết tự do hóa sâu rộng hơn, đòi hỏi mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực Do đó, trước một FTA, để đánh giá tác động và đi sâu nghiên cứu, cần nhìn nhận, đánh giá tổng quan sự thay đổi trước và sau khi áp dụng các điều kiện trong FTA này
1.2.4 Cơ sở lý luận vềtác động của Hiệp định thương mại tự do
Trước bối cảnh hội nhập, tự do hóa cùng với việc tham gia các FTA đang ngày càng phổ biến, tạo ra những tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, giúp các nước có cơ hội cơ cấu lại xuất nhập khẩu, từ đó không bị quá phụ thuộc vào một thị trường Tuy nhiên, nền kinh tế - xã hội của nước thành viên FTA cũng sẽ phải chịu một số tác động nhất định, trong đó tựu chung lại hai loại hình tác động chính gồm
tác động tĩnh (static effect) và tác động động (dynamic effect)
1.2.4.1 Tác động tĩnh
Tác động tĩnh được hiểu là những tác động sẽ diễn ra trong bất cứ một liên kết thương mại tự do nào, đối với bất cứ thành viên nào Tác động tĩnh của một
FTA bao gồm hai loại chính là tạo lập thương mại (trade creation effect) và chuyển
hư ng thương mại (trade diversion effect)
Tạo lập thương mại xuất hiện khi một nước thành viên của FTA thay thế
việc sản xuất hàng nội địa có chi phí sản xuất cao bằng việc nhập khẩu mặt hàng rẻ hơn từ các nước thành viên FTA, do việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan khiến giá hàng hoá nhập khẩu thấp hơn chi phí cho việc sản xuất mặt hàng đó ở trong nước.Tác động tạo lập thương mại sẽ làm tăng phúc lợi kinh tế tổng hợp của các nước thành viên FTA do việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cắt giảm các ngành ít hiệu quả, sử