1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)

109 480 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 854,06 KB

Nội dung

Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank (LV thạc sĩ)

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Cơ sở lý luận về kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại 4

1.1.1.1 Khái niệm về ngoại hối, ngoại tệ, trạng thái ngoại tệ và tỷ giá 4

1.1.1.2 Sản phẩm kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại 12

1.1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại 18

1.2 Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại 19

1.2.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại 19

1.2.1.1 Khái niệm 19

1.2.1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại .20 1.2.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại 24

1.2.2.1 Mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại 24

1.2.2.2 Quy trình và các công cụ áp dụng đối với quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI AGRIBANK 35

2.1 Tổng quan về Agribank 35

2.1.1 Quá trình phát triển 35

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 36

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank 37

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Agribank 37

2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank 44

2.2.2.1 Mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank 44

2.2.2.2 Quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ 46

2.3 Đánh giá những thành tựu và hạn chế của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank 56

Trang 2

2.3.1 Những thành tựu 56

2.3.1.1 Về mô hình quản trị rủi ro 56

2.3.1.2 Về quy trình quản trị rủi ro 56

2.3.2 Tồn tại hạn chế và nguyên nhân 57

2.3.2.1 Về mô hình quản trị rủi ro 58

2.3.2.2 Về quy trình quản trị rủi ro 59

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI AGRIBANK 61

3.1 Định hướng và mục tiêu của Agribank về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 61

3.1.1 Định hướng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Agribank 61

3.1.2 Mục tiêu quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Agribank 62

3.2 Các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank 62

3.2.1 Xây dựng mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 62

3.2.2 Xây dựng quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 66

3.2.2.1 Tổng quan quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 66

3.2.2.2 Nhận diện rủi ro 67

3.2.2.3 Đo lường rủi ro 72

3.2.2.4 Kiểm soát và xử lý rủi ro 77

3.2.2.5 Giám sát và báo cáo rủi ro 84

3.3 Một số kiến nghị 85

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 85

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 89

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO viii

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Anh Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học cùng QuýThầy Cô Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện và truyền đạt cho tác giảnhững kiến thức, những kinh nghiệm quý báu giúp tác giả tự tin, làm tốt hơn trongcông việc và hoàn thành được đề tài nghiên cứu Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòngbiết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Ngô Quốc Chiến, người đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp làm việctại Trung tâm Vốn, Trung tâm Phòng ngừa & Xử lý rủi ro và Chi nhánh Sở giaodịch - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã nhiệt tình giúp

đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ để tác giả tiếp cận tìm hiểu thực tiễn và cung cấp các số liệucần thiết cho đề tài này

Cuối cùng tác giả xin cảm ơn về sự khuyến khích, quan tâm, tạo điều kiện củanhững người thân trong gia đình, cũng như các bạn cùng lớp cao học Tài chínhNgân hàng 22A, đã giúp tác giả hoản thành luận văn này

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Anh Tuấn

Trang 5

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Trang 6

Bảng 5 Doanh số giao dịch kỳ hạn ngoại tệ của Agribank từ

2012-2016

54

G

sai

29

ngoại tệ tại Agribank

44

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Để thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)”, trên cơ sở

hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanhngoại tệ tại ngân hàng thương mại nói chung, tác giả đã phân tích, đánh giá công tácquản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Trang 7

Phát triển Nông thôn Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nângcao hiệu quả.

Đầu tiên, tác giả làm rõ nội dung của quản trị rủi ro trong hoạt động kinhdoanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại: Xây dựng mô hình gồm 03 tuyến kiểmsoát (i) tại đơn vị kinh doanh, (ii) tại khối quản trị rủi ro riêng biệt và (iii) tại đơn vịkiểm toán nội bộ của Ban kiểm soát trực thuộc Hội đồng Quản trị Xây dựng quytrình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ gồm 04 bước: (i) nhận diện, (ii) đo lường,(iii) kiểm soát và xử lý, (iv) giám sát và báo cáo rủi ro Căn cứ vào các các tiêuchuẩn và thông lệ quốc tế, tác giả tìm hiểu và nêu ra các công cụ quản trị rủi rođược sử dụng trong các bước của quy trình

Qua số liệu phân tích thực tế về công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinhdoanh ngoại tệ tại Agribank, tác giả nhận thấy còn một số hạn chế như: chưa xâydựng được mô hình tổ chức quản trị rủi ro gồm 03 tuyến kiểm soát; chưa xây dựngđược quy trình quản trị rủi ro gồm 04 bước theo tiêu chuẩn; chưa có đủ các công cụ,phương pháp luận và mô hình phục vụ quản trị rủi ro; việc đánh giá kết quả kinhdoanh ngoại tệ còn chưa phù hợp, chưa phân tách sổ kinh doanh và sổ ngân hàng,chưa quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị trong quản trị rủi ro Từ đó tác giả tìm

ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế tồn tại trong quản trị rủi ro kinh doanh ngoại

tệ tại Agribank

Từ những phân tích về thực trạng và nguyên nhân, căn cứ vào khung lý thuyết

đã nghiên cứu, tác giả đề ra những biện pháp giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quảquản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, khắc phụcnhững hạn chế nêu trên

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Đề đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là từ khi ViệtNam gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương đang ngày càng phát triển sôiđộng Cũng chính vì lẽ đó, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ đang trởthành một xu thế tất yếu nhằm đáp ứng dòng chu chuyển vốn và ngoại tệ, đặcbiệt là tại các ngân hàng thương mại Bên cạnh đó với xu hướng cạnh tranhthị phần ngày càng gay gắt, các sản phẩm truyền thống đã dần trở nên bãohoà, việc các ngân hàng thương mại chuyển mình sang các hoạt động phitruyền thống, trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ, một mặt giúp nângcao vị thế và thị phần của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế,mặt khác cũng đem lại những nguồn lợi nhuận không nhỏ

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày20/03/2012 về Quy định trạng thái ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng và chinhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 15/2015/TT-NHNN ngày02/10/2015 về Hướng dẫn giao dịch trên thị trường ngoại tệ của các tổ chứctín dụng được phép hoạt động ngoại hối Tuy nhiên trong giao dịch bằngngoại tệ sẽ không tránh khỏi các rủi ro ngoại hối, đó là rủi ro phát sinh do sựbiến động tỷ giá giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ, rủi ro thanh khoảnngoại tệ trong hệ thống Những hoạt động kinh doanh ngoại tệ chịu ảnhhưởng của rủi ro có thể kể đến như hoạt động đầu cơ, các nghiệp vụ kinhdoanh sản phẩm phái sinh, giữ trạng thái ngoại tệ phục vụ các dịch vụ thanhtoán quốc tế, tài trợ thương mại đối với khách hàng cá nhân và tổ chức

Là ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước, Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) có những đặc thù khácbiệt với các ngân hàng thương mại khác về cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý.Trong khi đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank có doanh số khálớn và thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, và đã từng phải chịutổn thất lên đến hàng trăm tỷ đồng từ những vụ việc trong quá khứ xuất phát

từ thiếu sót trong công tác quản trị rủi ro Vì vậy việc tìm ra các biện phápquản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một vấn đề vô cùng cấpthiết đối với Agribank Cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu vềthực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribanknhằm đưa ra những biện pháp phù hợp với đặc thù, chưa có một chính sách

Trang 9

quản trị rủi ro toàn diện theo nhiều cấp và đề xuất cụ thể về quy trình quản trịrủi ro cho toàn ngân hàng Xuất phát từ quan điểm đó, tôi lựa chọn đề tài

“Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank” để tìmhiểu và giải quyết vấn đề trên

2 Mục đích nghiên cứu: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro

trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank

3 Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh

ngoại tệ tại Agribank

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu và tìm được đối tượng nghiên cứu,

đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động kinhdoanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại

- Nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tạiAgribank thời kỳ 2012-2016

- Đề xuất biện pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro và quy trìnhquản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank

5 Giả thuyết khoa học: Nếu tìm ra các biện pháp quản trị rủi ro trong

hoạt động kinh doanh ngoại tệ hợp lý và áp dụng một cách đồng bộ thì sẽhạn chế được rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, trong hoạt động kinh doanhngoại tệ, tăng lợi nhuận và vị thế của Agribank trên thị trường trong nước vàquốc tế

6 Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết, phânloại và hệ thống hoá lý thuyết để đưa ra những lý luận chung về quản trị rủi

ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ; các số liệu thực tế tổng hợp từ Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo tình hình giao dịch, Báo cáotrạng thái ngoại tệ… qua các năm của Agribank, luận văn cũng sử dụng cácphương pháp thống kê, điều tra thu thập số liệu và xử lý số liệu để phân tích,đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ củaAgribank, đánh giá những thành tựu và kết quả đạt được, chỉ ra những tồntại, hạn chế và tìm hiểu các nguyên nhân của những tồn tại trên, từ đó sử

Trang 10

dụng phương pháp thống kê toán học, sử dụng mô hình đưa ra các biện phápnhằm tăng cường năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại

tệ tại Agribank

7 Giới hạn của đề tài: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm ra biện

pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank, tậptrung nghiên cứu mô hình và quy trình quản trị rủi ro trong thời gian từ năm

2012 đến 2016 và định hướng đến 2020

8 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danhmục chữ viết tắt, mục lục và các phụ lục, nội dung chính của luận văn đượcthể hiện ở ba chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh

ngoại tệ tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại

tệ tại Agribank

Chương 3: Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro và quy trình quản trị rủi

ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank

Trang 11

CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận về kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm về ngoại hối, ngoại tệ, trạng thái ngoại tệ và tỷ giá

A - Khái niệm về ngoại hối và ngoại tệ

Theo Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng

12 năm 2005 (tuy đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung pháp lệnh ngoạihối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/03/2013, nhưng khái niệm sau khôngđược đề cập thay đổi), ngoại hối bao gồm:

a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồngtiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đâygọi là ngoại tệ);

b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hốiphiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, tráiphiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoàicủa người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợpmang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

e) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trongtrường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sửdụng trong thanh toán quốc tế

Như vậy, ngoại hối là khái niệm bao hàm ngoại tệ Hoạt động kinhdoanh ngoại tệ theo đó được hiểu là các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thịtrường, chủ yếu được thực hiện thông qua việc thanh toán bù trừ hoặc thanh

Trang 12

toán song phương giữa các tài khoản, các giao dịch bằng tiền mặt chỉ chiếmmột tỷ lệ rất nhỏ Bên cạnh đó, các ngoại tệ thông dụng trên thị trường vàđược sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế bao gồm đồng đô la Mỹ(USD), đồng tiền chung châu Âu (EUR), đồng bảng Anh (GBP), đồng yênNhật (JPY), đồng nhân dân tệ (CNY) (05 đồng tiền trong rổ tiền tệ của IMF),đồng đô la Australia (AUD), đồng đô la Canada (CAD), đồng franc Thuỵ Sỹ(CHF).

B - Khái niệm và cách tính trạng thái ngoại tệ

Theo thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20 tháng 03 năm 2012, trạngthái ngoại tệ được định nghĩa như sau: Trạng thái nguyên tệ của một ngoại tệ

là chênh lệch giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ bằng ngoại tệ này, baogồm cả các cam kết ngoại bảng tương ứng Trạng thái ngoại tệ của tổ chứctín dụng là trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ đó được quy đổi sang đồng ViệtNam theo tỷ giá quy đổi trạng thái Trong đó tỷ giá quy đổi trạng thái củangoại tệ được áp dụng theo quy định sau: (i) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và

đô la Mỹ: là tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báocáo; và (ii) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác (là tỷ giá bángiao ngay chuyển khoản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài vào cuối ngày báo cáo) Tuy nhiên tại các ngân hàng thương mại, trạngthái ngoại tệ vẫn thường được quy đổi ra đồng đô la Mỹ để tiện cho việc tínhtoán trong kinh doanh, việc quy đổi sang đồng Việt Nam chỉ được dùng trongcác báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước quản lý trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tíndụng theo nguyên tắc: Trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng được xác địnhvào thời điểm cuối ngày làm việc, trong đó cộng các trạng thái ngoại tệdương với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ dương, cộng các trạng tháingoại tệ âm với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ âm Tổng trạng tháingoại tệ dương hoặc âm của tổ chức tín dụng không được vượt quá 20%vốn tự có

Trang 13

Để đo lường trạng thái ngoại tệ, một trong những phương pháp thườngđược sử dụng là phương pháp trạng thái ngoại tệ mở thuần (Net OpenPosition - NOP), là một giới hạn được Hội đồng quản trị phê duyệt quy định

số tiền tối đa được đo bằng giá trị tuyệt đối phần ngoại tệ chịu rủi ro Giớihạn phải bao gồm mức độ rủi ro mở tối đa (tiếp xúc rủi ro) theo từng loại tiền

tệ và tổng cộng Mục đích của giới hạn này là duy trì rủi ro ngoại hối với cáctham số tự đặt ra trong một loạt các thay đổi có thể xảy ra trong các điều kiệnbên ngoài

Đối với trạng thái ngoại tệ, cần phân biệt rõ: Trạng thái ngoại tệ nộibảng là phần ngoại tệ thực có trên tài khoản của tổ chức tín dụng tại thờiđiểm theo dõi, phần trạng thái này không bao gồm các cam kết mua bánngoại tệ chưa đến hạn thanh toán Trạng thái ngoại tệ ngoại bảng là phầnngoại tệ phát sinh từ các cam kết mua bán ngoại tệ chưa đến hạn thanh toán,phần trạng thái này sẽ được xuất ngoại bảng để hạch toán vào nội bảng vàongày đến hạn thanh toán

Dựa trên quy định của Ngân hàng Nhà nước, có thể nhận thấy nhữngmặt ưu điểm và hạn chế như sau:

- Đã đưa ra được các mức giới hạn về trạng thái ngoại tệ để hạn chế rủi ro mấtkhả năng thanh toán, rủi ro giảm giá trị tài sản ngoại tệ trong trường hợp tỷ giá biếnđộng

- Đã tách biệt trạng thái ngoại tệ dương và âm của các loại ngoại tệ, hạn chếđược tình huống các trạng thái âm và dương được bù trừ cho nhau, gây khó khăntrong việc kiểm soát

- Chỉ kiểm soát được trạng thái ngoại tệ cuối ngày, chưa theo dõi được cácbiến động trạng thái trong ngày Do đó các tổ chức tín dụng vẫn phải tự kiểm soát

để hạn chế rủi ro biến động tỷ giá trong ngày

- Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo quy định về hạch toán lãi lỗ mua bán ngoại

tệ đối với tất cả các giao dịch ngoại tệ, bao gồm cả các cam kết ngoại bảng chưa đếnhạn thanh toán Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại quy định trên vẫn chưa chính

Trang 14

thức ban hành do các tổ chức tín dụng vẫn chưa có hệ thống phân bổ lãi lỗ đối vớicác cam kết chưa đến hạn thanh toán Lãi lỗ kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tíndụng vẫn chỉ được hạch toán dựa trên các giao dịch mua bán ngoại tệ đã đến hạntheo phương pháp hạch toán ngày giá trị (hay nói cách khác là dựa trên các giaodịch nội bảng), hoàn toàn bỏ qua các cam kết ngoại bảng.

C - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng bao gồm:

- Mua và bán ngoại tệ với khách hàng tổ chức phi tín dụng và cá nhân nhằmthỏa mãn nhu cầu mua và bán ngoại tệ của khách hàng

- Mua và bán ngoại tệ với đối tác là các tổ chức tín dụng nhằm kiếm lợi nhuận

và điều chỉnh trạng thái ngoại tệ của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro

- Mua và bán ngoại tệ giữa Trụ sở chính với Chi nhánh nhằm thỏa mãn nhucầu cân đối trạng thái ngoại tệ của Chi nhánh

D - Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá) giữa haitiền tệ là mức giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồngtiền khác Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu

hiện bởi một tiền tệ khác (Arthur O'Sullivan - Steven M Sheffrin,

Economics: Principles in action, Pearson, 2003, trang 458)

Ví dụ, nói tỷ giá của bảng Anh (GBP, ₤) với đô la Mỹ (USD, $) là 1.2

có nghĩa là 1 bảng Anh sẽ được trao đổi cho mỗi 1.2 USD hoặc 1.2 USD sẽđược trao đổi cho mỗi 1 bảng Anh Ta cũng gọi là giá cả vì tỷ giá hối đoáiđược xác định trong thị trường ngoại hối rộng mở cho rất nhiều người mua

và người bán khác nhau, nơi việc trao đổi tiền tệ là liên tục: 24 giờ một ngày,ngoại trừ những ngày cuối tuần, tức là giao dịch từ khi mở cửa phiên giaodịch châu Á 22:00 GMT Chủ nhật cho đến khi đóng cửa thị trường Mỹ 22:00GMT thứ Sáu

Trang 15

Các loại tỷ giá hối đoái được sử dụng trong hoạt động kinh doanh ngoại

tệ của ngân hàng thương mại bao gồm:

- Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra: Tỷ giá mua vào là tỷ giá được niêm yết màtại đó ngân hàng sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá Tỷ giá bán ra là tỷ giá đượcniêm yết mà tại đó ngân hàng sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá

- Tỷ giá bid và tỷ giá ask: tương tự như tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra, tuynhiên tỷ giá bid và tỷ giá ask chỉ được sử dụng khi giao dịch trên thị trường liênngân hàng

- Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản: Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá được niêmyết áp dụng cho các giao dịch ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, tiền séc và thẻ tíndụng Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá được niêm yết áp dụng cho các giao dịch ngoại

tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng

- Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn: Theo thông lệ quốc tế thì tỷ giá giao ngay(spot rate) là tỷ giá được niêm yết để quy đổi giữa hai đồng tiền tại thời điểm hiệntại và có ngày giá trị thanh toán sau không quá 02 ngày làm việc, trong khi đó tỷ giá

kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá niêm yết để quy đổi giữa hai đồng tiền tại thời điểmhiện tại và có ngày giá trị thanh toán sau nhiều hơn 02 ngày làm việc

- Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa: Tỷ giá mở cửa là tỷ giá áp dụng cho hợpđồng giao dịch đầu tiên trong ngày đối với thị trường hoặc đối với ngân hàng đó Tỷgiá đóng cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch cuối cùng trong ngày đối vớithị trường hoặc đối với ngân hàng đó

- Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nướccông bố hàng ngày là cơ sở để các ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại

tệ xác định tỷ giá hạch toán của đồng Việt Nam với đô la Mỹ, đặc biệt là tỷ giá trần

và tỷ giá sàn được phép giao dịch căn cứ vào biên độ cũng do Ngân hàng Nhà nướccông bố Tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bìnhquân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thịtrường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả

Trang 16

nợ, đầu tư lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mụctiêu chính sách tiền tệ.

- Tỷ giá niêm yết: là tỷ giá do ngân hàng thương mại thông báo, được sử dụngtrong các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt và chuyển khoản với khách hàng

- Tỷ giá hạch toán và tỷ giá hạch toán cuối tháng: tỷ giá hạch toán là tỷ giáđược sử dụng để quy đổi các giao dịch mua bán ngoại tệ và trạng thái ngoại tệ tạitừng thời điểm, được lập trên cơ sở bình quân tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra của tỷgiá niêm yết, từ đó tạm tính được lãi lỗ kinh doanh ngoại tệ và hạch toán vào các tàikhoản Tương tự, tỷ giá hạch toán cuối tháng là tỷ giá được sử dụng để tính toán lãi

lỗ kinh doanh ngoại tệ vào thời điểm cuối tháng, được lập dựa trên tỷ giá trung tâm

do Ngân hàng Nhà nước công bố và tỷ giá mở cửa trên thị trường quốc tế của cácngoại tệ khác đồng đô la Mỹ ngày cuối tháng

Như đã biết, tỷ giá hối đoái đo lường giá trị của các đồng tiền trên mộtđơn vị đồng tiền khác Khi các điều kiện kinh tế thay đổi, tỷ giá có thể biếnđộng một cách đáng kể Một sự sụt giảm trong giá trị của một đồng tiền đượcgọi là giảm giá Một sự gia tăng trong giá trị của đồng tiền gọi là sự tăng giá

Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá trị ngoại tệ đối với đồng nội tệ được tínhbằng công thức sau:

% thay đổi trong giá trị ngoại tệ =

Trong đó: Tỷ giá giao ngay tại thời điểm t kí hiệu là ; Tỷ giá giao ngay tại thờiđiểm (t-1) kí hiệu là

Một tỷ lệ phần trăm thay đổi dương cho thấy sự tăng giá đồng ngoại tệđối với đồng nội tệ, trong khi đó một tỷ lệ phần trăm thay đổi âm cho thấymột sự giảm giá đồng ngoại tệ đối với đồng nội tệ

Cung và cầu ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến

sự biến động tỷ giá hối đoái Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trườngmuốn bán ra để thu về nội tệ Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trườngmuốn mua vào bằng đồng nội tệ Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ,lượng ngoại tệ mà thị trường cần bán ra nhiều hơn lượng ngoại tệ cần mua

Trang 17

vào, khi đó có một số người không bán được sẽ sẵn sàng bán với mức giáthấp hơn và làm cho giá ngoại tệ trên thị trường giảm, tức là tỷ giá giảm.Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ, một số người không muađược ngoại tệ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn và gây sức ép làm giá ngoại tệ trênthị trường tăng, tức là tỷ giá tăng.

Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuấtkhẩu và kim ngạch nhập khẩu Khi nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa và dịch

vụ sẽ thu được ngoại tệ Để tiếp tục kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bánngoại tệ đổi lấy nội tệ, mua hàng hóa dịch vụ trong nước để xuất khẩu ranước ngoài Trên thị trường ngoại hối, cung ngoại tệ sẽ tăng làm cho tỷ giáhối đoái giảm Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, các nhà nhậpkhẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác, họ đi mua ngoại tệ trên thịtrường, hành động này làm tăng cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái tăng Tác độngcủa hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoáicân bằng, tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độmạnh yếu của các nhân tố đó, và nó được phản ánh lên cán cán thương mại.Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ sẽ lớn hơn cầu ngoại

tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá Khi thâm hụt thương mại, tỷgiá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá

Sự lạm phát tương đối cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt độngthương mại, mặt khác những hoạt động thương mại này tác động đến cầutiền và cung tiền, và vì thế nó tác động đến tỷ giá hối đoái

Thay đổi trong lãi suất tương đối tác động đến đầu tư chứng khoánnước ngoài, tiếp theo đó đầu tư chứng khoán nước ngoài lại ảnh hưởng đến

tỷ giá hối đoái Trong khi lãi suất cao tương đối có thể thu hút dòng vốn nướcngoài (để đầu tư vào các chứng khoán có lãi suất cao) thì lãi suất cao này cóthể phản ánh dự kiến lạm phát cao Vì lạm phát cao có thể đặt áp lực giảmgiá đồng tiền nội tệ nên không khuyến khích các nhà đầu tư vào các chứngkhoán định danh bằng đồng tiền này Vì vậy, cần thiết phải xem xét lãi suấtthực, lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa đã điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát

Trang 18

Chúng ta thường so sánh lãi suất thực giữa các quốc gia để đánh giánhững biến động của tỷ giá hối đoái bởi lẽ nó kết hợp giữa lãi suất danhnghĩa và tỷ lệ lạm phát mà cả hai nhân tố này đều ảnh hưởng đến tỷ giá hốiđoái Khi các nhân tố khác không đổi sẽ có một tương quan cao giữa cácchênh lệch lãi suất thực của hai quốc gia với tỷ giá giữa hai đồng tiền của hainước đó.

Giống như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại tệ phản ứnglại các thông tin liên quan đến tỷ giá Ví dụ sự gia tăng lạm phát trong tươnglai có thể làm những nhà đầu cơ bán đồng tiền đó do dự kiến sẽ giảm giátrong tương lai Điều này gây áp lực giảm giá ngay lập tức

Nhiều nhà đầu tư định chế tài chính (như các ngân hàng thương mạihay công ty bảo hiểm) thực hiện các vị thế tiền tệ dựa trên sự biến động lãisuất dự kiến ở các nước khác nhau Ví dụ nhà đầu tư định chế tài chính cóthể đầu tư thường xuyên vào Việt Nam nếu họ dự kiến rằng lãi suất của ViệtNam sẽ tăng, một sự gia tăng như vậy sẽ thu hút vốn vào Việt Nam và tạo áplực tăng giá đồng Việt Nam Bằng việc thực hiện lợi thế mua bán tiền kỳvọng, họ có thể đạt được lợi ích từ sự thay đổi trong giá trị đồng tiền của ViệtNam vì họ sẽ mua đồng Việt Nam trước khi sự thay đổi xảy ra Đương nhiên

là có rủi ro xảy ra trường hợp ngược lại vì kỳ vọng có thể sai, nhưng vấn đề

ở đây là kỳ vọng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái vì chúng thúc đẩy nhàđầu tư định chế tài chính thực hiện các vị thế ngoại tệ

Vì các dấu hiệu về các nền kinh tế tương lai ảnh hưởng đến tỷ giá hốiđoái có thể thay đổi một cách nhanh chóng nên các vị thế đầu cơ tiền tệ cóthể điều chỉnh ngay lập tức, tạo ra những hình mẫu khó xác định trong tỷ giáhối đoái Không có gì là bất thường khi đồng đô la Mỹ mạnh ở hôm nay lạiyếu đi một cách đáng kể vào hôm sau Điều này có thể xảy ra khi các nhàđầu tư phản ứng quá mức đối với tin tức trong ngày (làm cho đồng đô la Mỹđược đánh giá trên giá trị) và kết quả là một sự sụt giảm vào hôm sau Xảy raphản ứng quá mức này bởi lẽ các nhà đầu tư thường thực hiện một vị thế dựa

Trang 19

vào các dấu hiệu của hành động và những dấu hiệu này có thể dẫn tới sailệch bởi các lực của thị trường.

Chính phủ có thể tác động đến tỷ giá cân bằng qua nhiều cách khácnhau như: áp đặt những rào cản về ngoại hối; áp đặt những rào cản về ngoạithương; can thiệp vào thị trường ngoại hối; tác động đến những biến độngcủa nhân tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất và thu nhập quốc dân

Các nhân tố liên quan đến thương mại và các nhân tố tài chính thườngtác động lẫn nhau Chẳng hạn, một gia tăng trong thu nhập đôi khi tạo ra kìvọng về lãi suất cao hơn Thậm chí cho dù mức thu nhập cao hơn có thể dẫnđến nhập khẩu nhiều hơn, thì đồng thời cũng gián tiếp thu hút các dòng tàichính hơn (giả định lãi suất tăng) Khi xem xét sự tương tác, một gia tăngtrong thu nhập dự kiến làm đồng tiền nước đó mạnh hơn bởi lẽ dòng tàichính này lên đến hàng tỷ đô la Mỹ trên thị trường tiền tệ quốc tế có thể ápđảo dòng thương mại Hình dưới đây cho thấy dòng thanh toán giữa cácnước gồm dòng tài chính và dòng thương mại và tóm lược các nhân tố ảnhhưởng đến dòng chảy này

Trang 20

Cầu hàng hóa nước khác của cư dân trong nướcNhu cầu của

cư dân nước khác đối với hàng hóa của nước mìnhChênh lệch thu nhập

Cung ngoại tệ

Cầu ngoại

tệ của cư dân trong nước

Cung ngoại tệ

Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam

và các ngoại

tệ khác

Cầu chứng khoán nước khác của cư dân trong nướcCầu của cư dân nước khác về chứng khoán nước mình

Hình 1 - Các yếu tố có thể tác động đến tỷ giá hối đoái

1.1.1.2 Sản phẩm kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại

A - Hợp đồng giao ngay (Spot)

Hợp đồng giao ngay ngoại tệ là một hợp đồng giữa hai bên - bên mua

và bên bán - để mua hoặc bán ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểmgiao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày camkết mua bán

Trang 21

Tỷ giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trườngngoại hối liên ngân hàng Tỷ giá giao dịch giữa các ngân hàng gọi là tỷ giáliên ngân hàng (inter-bank) và tỷ giá của ngân hàng áp dụng cho các kháchhàng của mình gọi là tỷ giá niêm yết So với tỷ giá liên ngân hàng thì chênhlệch biên độ tỷ giá mua và tỷ giá bán (spread) của tỷ giá niêm yết là rộnghơn, điều này có nghĩa là ngân hàng mua của khách hàng là rẻ hơn và báncho khách hàng đắt hơn so với giao dịch trên thị trường liên ngân hàng.Spread của tỷ giá niêm yết phụ thuộc chủ yếu vào số lượng (amount) trongcác giao dịch.

Thị trường giao ngay được biết đến như là thị trường rất sôi động, giaodịch với khối lượng cực lớn và với tốc độ giao dịch nhanh như tia chớp nhằmtận dụng những cơ hội chênh lệch tỷ giá dù là cực nhỏ

Thị trường giao ngay bao gồm thị trường liên ngân hàng (inter-bank) vàthị trường bán lẻ (với khách hàng phi ngân hàng); nhưng do doanh số giaodịch trên inter-bank là chủ yếu, do đó theo nghĩa hẹp người ta coi thị trườnggiao ngay chính là thị trường liên ngân hàng Thị trường ngoại hối giao ngay

là thị trường phi tập trung (không giao dịch trên sở giao dịch), các thành viênbao gồm các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính lớn, những nhàmôi giới ngoại tệ và cả Ngân hàng Trung ương, trong đó, các ngân hàngthương mại đóng vai trò chủ chốt Tính hiệu quả của thị trường giao ngayđược thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, chênh lệch biên độ tỷ giá bán - tỷ giá mua (spread) là rất hẹp,thông thường là nhỏ hơn 0,5% (trong khi đó spread trong giao dịch ngoại tệtiền mặt là 5% đến 6%);

Thứ hai, do tốc độ truyền tin nhanh chóng, cho nên những thay đổi củathị trường đã ảnh hưởng tức thời lên tỷ giá, hay nói cách khác, tỷ giá hối đoáitrên thị trường luôn biến động để phản ánh những thay đổi của thị trường

Trang 22

Thứ ba, đây là thị trường có tính thanh khoản rất cao, vì nó luôn sẵn có

số tiền cần thiết tại địa điểm cần có, tại thời điểm có nhu cầu, bằng đồng tiềncần có và với giá cả hợp lý

B - Hợp đồng quyền chọn (Options)

Một hợp đồng quyền chọn ngoại tệ là một hợp đồng giữa hai bên - bênmua quyền chọn và bên bán quyền chọn - cho phép bên mua có quyền,nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán ngoại tệ vào một ngày trong

tương lai với mức giá đã thỏa thuận ngày hôm nay (Don M Chance - Robert

Brooks, An Introdution to Derivatives and Risk Management 8 th Edition,

2010, trang 2)

Bên mua quyền chọn phải trả cho người bán một khoản tiền gọi là giáhoặc phí quyền chọn Phí hợp đồng quyền chọn phải là lượng tiền hợp lý, saocho đủ để bù đắp rủi ro xét từ góc độ của người bán và không quá đắt xét từgóc độ của người mua Bên bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc mua theo cácđiều khoản hợp đồng nếu và khi người mua yêu cầu Nếu hợp đồng đáo hạn

mà không xảy ra giao dịch, thì chỉ có một luồng tiền duy nhất xảy ra, đó làkhoản phí quyền chọn mà người mua trả tiền cho người bán Như vậy, thunhập của người bán bị giới hạn và tối đa chỉ bằng khoản phí quyền chọn đãthu Một quyền chọn mua ngoại tệ được gọi là call; một quyền chọn bánngoại tệ được gọi là put

Tỷ giá quyền chọn: Trong hợp đồng quyền chọn ngoại tệ thì tỷ giátrong các hợp đồng quyền chọn được hình thành ngoài yếu tố cung cầu, cònphụ thuộc vào mức phí quyền chọn cao hay thấp, do đó nó có thể cao hơnhay thấp hơn đáng kể so với các hợp đồng giao ngay hay hợp đồng kỳ hạn

C - Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts)

Một hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ là một hợp đồng giữa hai bên - bên mua

và bên bán - để mua hoặc bán ngoại tệ vào một ngày trong tương lai với mức

giá đã được thỏa thuận ngày hôm nay (Don M Chance - Robert Brooks, An

Introdution to Derivatives and Risk Management 8 th Edition, 2010, trang 3)

Trang 23

Hợp đồng kỳ hạn nghe giống như một hợp đồng quyền chọn, nhưnghợp đồng quyền chọn mang đến một quyền, không phải là nghĩa vụ đối vớiviệc thực hiện giao dịch Nếu giá của ngoại tệ thay đổi, bên sở hữu quyềnchọn có thể quyết định từ bỏ việc mua hoặc bán với giá đã được cố định.Ngược lại, hai bên trong một hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn bắt buộc phải thựchiện mua hoặc bán ngoại tệ.

Tỷ giá áp dụng trong giao dịch ngoại tệ kỳ hạn được gọi là tỷ giá kỳhạn Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thỏa thuận từ ngày ký hợp đồng để làm cơ

sở cho việc trao đổi ngoại tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giaongay Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, ngày giá trị trong giao dịchngoại tệ kỳ hạn đối với đồng Việt Nam tính từ ngày cam kết là từ 03 ngàylàm việc đến 365 ngày

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn không diễn ra trên sở giao dịch mà giống nhưgiao dịch giao ngay, đây là thị trường phi tập trung của các ngân hàng và củacác nhà môi giới được liên kết với nhau bằng các nền tảng giao dịch(platform), điện thoại và hệ thống SWIFT

Các thị trường kỳ hạn cho ngoại tệ đã tồn tại trong nhiều năm Với sựtăng trưởng nhanh chóng của thị trường phái sinh, chúng ta đã chứng kiến một sự bùng nổ của tăng trưởng trong các thị trường kỳ hạn đối với các công

cụ khác Hiện nay cũng dễ dàng ký hợp đồng kỳ hạn cho một chỉ số chứngkhoán hoặc dầu như trước đây là thương mại ngoại tệ Hợp đồng kỳ hạnngoại tệ cũng cực kỳ hữu ích vì chúng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểubiết về hợp đồng tương lai

Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ được coi như là một công cụ phòng chốngrủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái cho các đối tượng tham gia trên thịtrường Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư khảo sát biến động

tỷ giá trên thị trường, nếu dự đoán ngoại tệ tăng giá trong tương lai thì quyếtđịnh nên mua kỳ hạn và ngược lại, dự đoán ngoại tệ có xu hướng giảm thì tốtnhất nên bán kỳ hạn nhằm hạn chế sự thiệt hại về thu nhập khi tỷ giá biếnđộng

Trang 24

Tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn được xácđịnh dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ Công

thức xác định tỷ giá kỳ hạn được tính như sau: F=S.(1+Rt.t)(1+Rc.t)

Trong đó: S – tỷ giá giao ngay

Rt – mức lãi suất/năm của đồng tiền định giá

Rc – mức lãi suất/năm của đồng tiền yết giá

t – thời hạn hợp đồng, tính theo năm

D - Hợp đồng tương lai (Futures Contracts)

Một hợp đồng tương lai ngoại tệ cũng là một hợp đồng giữa hai bên bên mua và bên bán - để mua hoặc bán ngoại tệ vào một ngày trong tương laivới giá thỏa thuận ngày hôm nay Hợp đồng giao dịch tương lai và phải tuân

-theo thủ tục thanh toán hàng ngày (Don M Chance - Robert Brooks, An

Introdution to Derivatives and Risk Management 8 th Edition, 2010, trang 3)

Hợp đồng tương lai phát triển không theo hợp đồng kỳ hạn và có nhiềuđặc điểm giống nhau Về bản chất, chúng giống như các hợp đồng kỳ hạn cótính lỏng (liquidity) Tuy nhiên, không giống như hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ,hợp đồng tương lai ngoại tệ trên thị trường giao dịch có tổ chức, gọi thịtrường tương lai Ví dụ, bên mua hợp đồng tương lai ngoại tệ, bên có nghĩa

vụ phải mua ngoại tệ vào thời điểm trong tương lai, có thể bán lại hợp đồngtrên thị trường tương lai, điều này làm giảm tính nghĩa vụ mua ngoại tệ.Tương tự như vậy, bên bán hợp đồng tương lai ngoại tệ, bên có nghĩa vụ phảibán ngoại tệ vào thời điểm trong tương lai, có thể mua hợp đồng trở lại trênthị trường tương lai, giảm bớt tính nghĩa vụ bán ngoại tệ

Các hợp đồng tương lai ngoại tệ cũng khác với hợp đồng kỳ hạn ngoại

tệ trong trường hợp chúng phải tuân theo thủ tục thanh toán hàng ngày.Trong thanh toán hàng ngày, các nhà đầu tư phải chịu lỗ phải trả khoản lỗcho nhà đầu tư có lợi nhuận Giá tương lai biến động theo từng ngày, bên

Trang 25

mua và bên bán hợp đồng đều có thể thu được lợi nhuận từ những thay đổigiá này và để giảm rủi ro giao dịch ngoại tệ.

Các hợp đồng tương lai ngoại tệ có thể được sử dụng vào các mục đíchbảo hiểm phòng ngừa rủi ro và vào các mục đích đầu cơ Những người bảohiểm muốn biết trước và muốn có được tỷ giá của ngoại tệ giao dịch trongtương lai là cố định ngay từ ngày hôm nay, nhằm tránh được ảnh hưởng của

sự biến động tỷ giá của ngoại tệ trong tương lai Mục đích của người bảohiểm là để kiểm soát rủi ro thông qua việc giao dịch các hợp đồng tương laingoại tệ phù hợp Những nhà đầu cơ giao dịch các hợp đồng tương lai ngoại

tệ với hy vọng rằng sẽ kiếm được lợi nhuận nếu như những dự tính của họ về

sự biến động tỷ giá trong tương lai là chính xác

Các hợp đồng ngoại tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩnhóa và được thực hiện tại các sàn giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai(futures exchange) Các công ty, các cá nhân và cả các ngân hàng tạo thịtrường gửi các lệnh đặt mua hay đặt bán một số lượng cố định ngoại tệ chocác nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch trên sở giao dịch, cáclệnh đặt mua (long) được đối chiếu với các lệnh đặt bán (short) Một công tythanh toán bù trừ (clearing corporation) của sở giao dịch đảm bảo cho cả bênmua và bán rằng các lệnh mua và bán sau khi đã được đối chiếu khớp nhauchắc chắn sẽ được thực hiện Cung cầu về các hợp đồng tương lai ngoại tệđược thể hiện thông qua việc các đối tác sẵn sàng mua hay sẵn sàng bán cáchợp đồng, điều này làm cho giá các hợp đồng biến đổi theo giá của các lệnhđặt mua hay giá của các lệnh đặt bán Mặt khác, giá cả biến động làm chocác hợp đồng mua và các hợp đồng bán khớp khau Trong những tình huốngđặc biệt, các lệnh đặt mua và các lệnh đặt bán có khoảng cách xa nhau về giá

cả, các giao dịch trên thị trường tạm thời không xảy ra Tuy nhiên, hiện nay ởViệt Nam hợp đồng tương lai ngoại tệ vẫn chưa được ứng dụng

E - Hợp đồng hoán đổi (Swaps)

Mặc dù các hợp đồng quyền chọn, kỳ hạn và tương lai ngoại tệ tạo ramột bộ các công cụ cơ bản trong các thị trường phái sinh, có rất nhiều sự kết

Trang 26

hợp và biến thể Một trong những phổ biến nhất được gọi là hợp đồng hoánđổi ngoại tệ, là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý trao đổi dòng tiền Ví

dụ, một bên hiện đang có dòng tiền về của một đồng tiền nhưng lại có nhucầu một loại ngoại tệ khác, sẽ liên hệ với một bên có nhu cầu ngược lại Tùythuộc vào tỷ giá và hoặc lãi suất của hai đồng tiền, hai bên có thể đạt đượcđồng thuận tại mức giá chung

Hợp đồng hoán đổi (giao dịch hoán đổi) là việc đồng thời mua vào vàbán ra một đồng tiền nhất định bằng một đồng tiền khác, trong đó ngày giátrị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau (Trong khuôn khổ nghiêncứu này chỉ đề cập đến hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền)

Hợp đồng hoán đổi mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được kýkết đồng thời tại ngày hôm nay Giống như trên thị trường giao ngay và kỳhạn, nếu không có thỏa thuận khác, thì khi nói mua một đồng tiền có nghĩa làngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá, và bán ra một đồng tiền cónghĩa là ngân hàng yết giá bán ra đồng tiền yết giá Số lượng mua vào và bán

ra đồng tiền yết giá là bằng nhau trong cả hai vế (vế mua và vế bán) của hợpđồng hoán đổi Ngày giá trị của cam kết mua vào và ngày giá trị của cam kếtbán ra là khác nhau Tỷ giá của cam kết mua vào và cam kết bán ra được xácđịnh tại ngày ký hợp đồng Hợp đồng hoán đổi được sử dụng với mục đích

để giảm chi phí hoặc tạo công cụ phòng ngừa rủi ro (cả về lãi suất và tỷ giáhối đoái)

Sử dụng hợp đồng hoán đổi có thể hạ thấp chi phí vay vốn cho cácthành viên tham gia bằng nhiều cách như:

- Tận dụng ưu thế tương đối trong vay vốn: Do sự không hoàn hảo của thịtrường nên có sự chênh lệch chi phí vay vốn ở các thị trường khác nhau Vì vậy cóthể sử dụng hợp đồng hoán đổi để có được đồng tiền mong đợi nhưng với một chiphí thấp hơn

- Hạ thấp chi phí thông qua phòng ngừa rủi ro: Phòng ngừa rủi ro có thể hạthấp chi phí vay vốn bởi vì nó cắt giảm sự không chắc chắn của dòng tiền tệ và xác

Trang 27

suất thay đổi bất lợi của tài sản có và tài sản nợ, do đó làm tăng uy tín của công tytrong vay mượn.

Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ như một công cụ phòng ngừa rủi ro:Thông qua hợp đồng hoán đổi các bên tham gia có được ngoại tệ mong muốn

mà không phải mua bán thông qua ngân hàng, tránh được rủi ro do biến động

tỷ giá và chênh lệch giữa giá mua và giá bán

1.1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu

đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toánquốc tế Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín chongân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng Điều đó không chỉ giúpngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnhtranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường Hoạt động kinh doanh ngoại tệkhông chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ, bổ sungcho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng làm tăng tính thanhkhoản cho ngân hàng Khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, ngânhàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ thạm thời nhàn rỗi của các cá nhân,doanh nghiệp có quan hệ với thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hìnhthức các khoản ký quỹ chờ thanh toán Ngân hàng cũng có thể tận dụng hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ để tận dụng nguồn vốn nội tệ lúc nhàn rỗi hoặc đểtrợ giúp thanh khoản nội tệ khi thiếu hụt

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn tạo điều kiện hiện đại hóa côngnghệ ngân hàng Ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt độngtrong lĩnh vực này được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhằmphân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô mạng lưới ngân hàng

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng làm tăng cường mối quan hệ đốingoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nângcao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ

Trang 28

của ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế đểđáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng.

1.2 Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại

1.2.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại

1.2.1.1 Khái niệm

Một đặc điểm cơ bản của các nhà đầu tư là mong muốn gia tăng sự giàu

có Điều này có nghĩa là thu được lợi nhuận cao nhất có thể - nhưng lợinhuận cao hơn đi cùng với rủi ro cao hơn “Rủi ro sự không chắc chắn về lợi

nhuận trong tương lai.” (Don M Chance - Robert Brooks, An Introdution to

Derivatives and Risk Management 8 th Edition, 2010, trang 7) Các nhà đầu tư

nhìn chung không thích rủi ro, và họ chứng minh đặc điểm này bằng cách nétránh những tình huống rủi ro khi tồn tại mức lợi nhuận kỳ vọng tươngđương mà rủi ro ít hơn Tuy nhiên, họ không thể luôn luôn tránh được sựkhông chắc chắn May mắn thay, tính cạnh tranh của thị trường tài chính vàthị trường phái sinh cho phép các nhà đầu tư xác định đầu tư theo mức độ rủi

ro của họ

Theo định nghĩa truyền thống, rủi ro là những sự kiện xảy ra có thể làmcho nhà đầu tư mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ Định nghĩahiện đại về rủi ro bao gồm hàm nghĩa rộng hơn, không chỉ tính đến rủi ro tàichính mà còn bao gồm cả những rủi ro liên quan đến các mục tiêu hoạt động

và mục tiêu chiến lược Rủi ro là khả năng những sự kiện chưa chắc chắntrong tương lai sẽ làm cho nhà đầu tư không đạt được những mục tiêu chiếnlược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những

cơ hội thị trường

Khẩu vị rủi ro là quan điểm vể rủi ro, bao gồm loại rủi ro, mức độ chấpnhận, tổ chức quản trị rủi ro và các ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của của từng ngân hàng và phong cách

Trang 29

lãnh đạo của Ban Lãnh đạo ngân hàng mà lựa chọn mức độ rủi ro cao haythấp Thông thường mức rủi ro chấp nhận được là nhỏ hơn 5%.

1.2.1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

A - Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là rủi ro cơ bản nhất trong các rủi ro trong hoạt động kinhdoanh ngoại tệ, là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải gánhchịu khi tỷ giá thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ củamình Như vậy rủi ro tỷ giá phát sinh khi ngân hàng kinh doanh mua bánngoại tệ cho chính mình (tự doanh), hay nói cách khác, rủi ro tỷ giá là rủi roxuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà ngân hàng thươngmại nắm giữ dưới dạng tài sản “Có”, tài sản “Nợ” hoặc cả hai tức là tạo trạngthái ngoại hối mở để đầu cơ kiếm lời khi tỷ giá thay đổi

Trên thị trường ngoại tệ có ba phương pháp cơ bản để thu lợi nhuận:

- Lợi nhuận phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại tệ (đầu cơ): Nhàkinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại tệ bằng cách mua bán một ngoại tệ nào đó,chờ đợi cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại tệ và thu lãi

- Lợi nhuận thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (arbitrage): Là việc tạicùng một thời điểm mua một ngoại tệ ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ởnơi có giá cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng mộtthời điểm với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi

ro tỷ giá và không cần bỏ vốn

- Lợi nhuận thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra: Do

tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, nên chênh lệch tỷ giá mua bánchính là thu nhập của ngân hàng Về thực chất, trong giao dịch này, ngân hàng đóngvai trò là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng, nên không chịu rủi

ro tỷ giá và không cần bỏ vốn Tuy nhiên cần lưu ý phân biệt với phương pháp thứnhất, bởi các giao dịch mua vào - bán ra trên thực tế thường không diễn ra đồng

Trang 30

thời, và bù trừ hoàn hảo cho nhau (về số lượng và ngày giá trị), do đó vẫn có thể tạo

ra trạng thái ngoại hối và đưa trường hợp này trở lại phương pháp thứ nhất

Qua phân tích ta thấy, trong ba phương pháp trên chỉ có phương phápthứ nhất là tạo ra trạng thái ngoại hối mở Mặt khác, nhà kinh doanh ngoại tệchỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại tệ mở Tất cả các giao dịchlàm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái ngoạitệ

Các giao dịch làm phát sinh trạng thái

ngoại tệ trường

Các giao dịch làm phát sinh trạng thái

ngoại tệ đoản

- Mua một ngoại tệ (giao ngay, kỳ hạn)

- Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ

- Nhận quà biếu, viện trợ bằng ngoại tệ

- Bán một ngoại tệ (giao ngay, kỳ hạn)

- Chi lãi cho vay bằng ngoại tệ

- Cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ.Với tỷ giá được niêm yết sao cho ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yếtgiá và nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, ta có thể thấy tổn thất củangân hàng phụ thuộc trạng thái ngoại tệ và biến động tỷ giá qua bảng sau:

Những nguyên nhân chủ quan có thể đến từ phía ngân hàng có thể kểđến như kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ để vận hành giao dịch và đolường rủi ro còn yếu, kỹ năng xử lý, phân tích số liệu chưa cao Trình độ vàkhả năng của một số cán bộ còn yếu kém, công tác thanh tra kiểm tra trongnội bộ ngân hàng còn nhiều bất cập, các công cụ phòng ngừa rủi ro đã triểnkhai nhưng ít sử dụng hoặc sử dụng không đúng Các ngân hàng chưa cónhững bộ phận nghiên cứu dự đoán sự thay đổi tỷ giá trên thị trường, cậpnhật tỷ giá không kịp thời hoặc không phù hợp với tình hình biến động tỷ giátrên thị trường, tỷ giá niêm yết chưa phản ánh được cung cầu thị trường…

Trang 31

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên, còn có những nguyênnhân khách quan như: do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi đốivới ngân hàng Nguyên nhân của sự biến động này do: cung - cầu ngoại tệtrên thị trường, cán cân thanh toán quốc tế, chính sách thuế quan, tình hìnhkinh tế chính trị mỗi nước, lãi suất đồng ngoại tệ và nội tệ Ở Việt Nam,khung pháp lý về cách xác định trạng thái ngoại tệ và kết quả kinh doanhngoại tệ chưa được hoàn thiện gây ra rủi ro tỷ giá Khi tính trạng thái ngoại

tệ cuối ngày, các ngân hàng mới chỉ xét đến trạng thái ngoại tệ được hìnhthành do các giao dịch mua bán ngoại tệ của ngân hàng mà chưa tính đến thu

và chi phí trả lãi phát sinh từ các tài sản có, tài sản nợ sinh lời bằng ngoại tệ.Ngoài ra, cơ chế tỷ giá hiện nay phản ánh chưa thật sự đúng và đầy đủ quyluật cung cầu trên thị trường

Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, vấn đề phòng tránhrủi ro tỷ giá cũng làm đau đầu không ít nhà quản trị Chúng ta có thể thấymột số ảnh hưởng chính của rủi ro tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của ngânhàng như sau:

- Rủi ro tỷ giá ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của ngân hàng Rủi ro tỷ giábuộc ngân hàng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giácho các khoản mục liên quan đến ngoại tệ Điều này làm phát sinh chi phí khôngnhỏ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

- Rủi ro tỷ giá tạo áp lực cho ngân hàng khi huy động vốn hay cho vay, đầu tưbằng ngoại tệ Không giống như nội tệ, việc gia tăng nguồn vốn và tài sản bằngngoại tệ luôn buộc ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ gây tổn thất do nguy cơ biếnđộng tỷ giá hối đoái

- Rủi ro tỷ giá không đồng nghĩa với những tổn thất ngân hàng phải gánh chịunhưng khi tổn thất xảy ra thì ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

B - Rủi ro thanh khoản

Trang 32

Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứngcác nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tạimọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhucầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản) Tình trạng này nhẹ thì gâythua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, mất uy tín với khách hàng, nặng thìlàm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản.

C - Rủi ro hoạt động

Đó là những yếu tố thuộc về con người như kiến thức tổng quát, kiếnthức chuyên môn, khả năng phân tích, sức khỏe, trạng thái, yếu tố tâm lý,ngôn ngữ, phẩm chất, môi trường làm việc Và những yếu tố thuộc về máymóc như: thiếu trang thiết bị, máy móc nghiệp vụ nên thiếu thông tin và cơcấu tổ chức chưa phù hợp, nhiều nhân viên giao dịch không có khả năngthích ứng khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển

D - Rủi ro khác

Ngoài các loại rủi ro trên, thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngânhàng thương mại còn chịu nhiều loại rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi rotrong cán cân thanh toán, lạm phát, các chính sách của nhà nước liên quanđến thị trường tiền tệ… Sự thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Nhànước như điều chỉnh lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… đột ngột khiến hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng rơi vào thế bị động và có thể sẽ phảiđối mặt với nhiều khó khăn

1.2.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại

Kinh doanh ngoại hối với nguồn vốn lớn cũng giống như con dao hailưỡi: chỉ cần một chút thay đổi trong chiến lược, loại hình hoạt động kinh

Trang 33

doanh này có thể đem lại những khoản lợi nhuận lớn, thế nhưng cũng chỉ cầnmột chút thiếu cẩn trọng trong việc phòng ngừa rủi ro cũng có thể gây ranhững thiệt hại khổng lồ Do vậy, quản trị rủi ro đang là mối quan tâm vớingân hàng.

Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là việc sử dụng mộtcách có hệ thống các biện pháp, kĩ thuật để đo lường mức độ rủi ro, từ đóđưa ra các biện pháp phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro

Mô hình quản trị rủi ro được áp dụng rất phổ biến tại hầu hết các ngânhàng thương mại ở Việt Nam hiện nay là mô hình dựa trên cấu trúc “ba tuyếnkiểm soát” với bộ máy quản trị gồm hai cấp là cấp Hội đồng quản trị và cấpBan điều hành

Tuyến kiểm soát thứ nhất có chức năng kinh doanh do khối kinh doanh(front office) và khối xử lý nội bộ (back office) thực hiện để quản trị rủi rohàng ngày nhằm đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh nằm trong giới hạnkhẩu vị rủi ro và tuân theo chính sách, quy trình quản trị rủi ro của ngânhàng

Tuyến kiểm soát thứ hai có chức năng quản trị rủi ro do khối quản trịrủi ro (middle office) thực hiện để thiết lập, duy trì và phát triển thườngxuyên hệ thống quản trị rủi ro gồm xây dựng chiến lược, chính sách, quytrình quản trị rủi ro; quy trình nhận dạng, đo lường kiểm soát, giám sát vàbáo cáo rủi ro và đề xuất hạn mức rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.Tuyến kiểm soát thứ ba có chức năng đánh giá độc lập do kiểm toán nội

bộ thực hiện để đánh giá độc lập việc xây dựng, thực hiện và vận hành hệthống quản trị rủi ro và đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản trị rủi rocủa ngân hàng

Trang 34

Hình 2 - Hệ thống quản trị rủi ro với ba tuyến kiểm soát

(GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị ngân hàng thương mại, 2015, NXB Thống kê, trang 86)

Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm cuối cùng của hệ thốngquản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Hội đồngquản trị phê duyệt chiến lược, chính sách và quy trình quản trị rủi ro; giámsát Ban điều hành về việc thực thi chiến lược, chính sách quản trị rủi ro vàviệc thiết lập, vận hành hệ thống quản trị rủi ro đảm bảo các rủi ro nằm tronghạn mức và khẩu vị rủi ro Uỷ ban Quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quảntrị được thành lập với chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị về chiếnlược, chính sách quản trị rủi ro và cơ chế giám sát Ban điều hành trong việcthực thi các chiến lược, chính sách và các hạn mức quản trị rủi ro

Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu, chịu trách nhiệm về việcthực hiện kiểm toán nội bộ đối với hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàngtheo quy định của pháp luật Giúp việc cho Ban kiểm soát là Bộ máy kiểm

Trang 35

toán nội bộ, có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, đánh giá độc lập và khách quanviệc chấp hành chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro, các hạn mứcrủi ro, đánh giá chất lượng, hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro và kiến nghịcác biện pháp hoàn thiện, sửa chữa, khắc phục sai sót, các biện pháp xử lý viphạm Kết quả kiểm toán nội bộ phải được báo cáo cho Hội đồng quản trị,Ban kiểm soát và gửi Ban điều hành.

Trên cơ sở chiến lược, chính sách và quy trình đã được phê duyệt, Banđiều hành gồm Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc có trách nhiệmtriển khai thực thi theo phân công của Hội đồng quản trị Ban điều hành cũng

có trách nhiệm cung cấp kịp thời, chính xác và đầy đủ thông tin về các rủi rotrong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cho Hội đồng quản trị,xây dựng và triển khai các quy trình và phương pháp nhận dạng, đo lường,kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro Tham mưu và giúp việc cho Ban điềuhành có Uỷ ban ALCO và khối Quản trị rủi ro

Uỷ ban ALCO là uỷ ban chuyên biệt giúp Ban điều hành trong việcquản lý Tài sản - Nợ nhằm quản trị rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản Chứcnăng của Uỷ ban ALCO trong quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ bao gồmxây dựng và thực hiện chính sách, quy trình quản trị rủi ro thanh khoản, rủi

ro lãi suất đã được phê duyệt; vận hành hệ thống thông tin quản trị để đolường, theo dõi, báo cáo rủi ro; theo dõi việc tuân thủ các hạn mức và cácchương trình giám sát; chỉ đạo bộ phận quản trị kinh doanh vốn và ngoại tệtrong hoạt động hàng ngày theo các quy trình và hạn mức; và đánh giá rủi rolãi suất đối với các sản phẩm dịch vụ mới

Khối quản trị rủi ro là bộ phận chuyên trách giúp Ban điều hành trongviệc quản trị rủi ro Khối quản trị rủi ro có các chức năng trong quản trị rủi rokinh doanh ngoại tệ bao gồm nhận dạng các rủi ro phát sinh trong hiện tại vàtương lai; xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá, đo lường, chính sách,quy trình, cơ chế kiểm soát và các hạn mức rủi ro; theo dõi trạng thái ngoại

tệ và tham gia vào quá trình đưa ra quyết định kinh doanh Khối quản trị rủi

Trang 36

ro báo cáo kết quả theo dõi rủi ro cho Ban điều hành để trình lên Hội đồngquản trị.

1.2.2.2 Quy trình và các công cụ áp dụng đối với quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại

Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng luôn phải đối mặt vớinhiều rủi ro, là nguyên nhân phát sinh nên những hậu quả tiêu cực ảnh hưởngtrực tiếp đến tài sản và thanh khoản của toàn hệ thống Vì vậy một nhu cầutất yếu được đặt ra đó là ngân hàng phải thiết lập và vận hành một hệ thốngquản trị rủi ro toàn diện để giảm thiểu những tác động không mong muốn.Quy trình quản trị rủi ro tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế bao gồm 04 khâu:(i) Nhận diện rủi ro; (ii) Đo lường rủi ro; (iii) Kiểm soát rủi ro; và (iv) Giámsát, báo cáo rủi ro

Hình 3 - Quy trình quản trị rủi ro

(i) Nhận diện rủi ro là quá trình xác định các rủi ro tiềm ẩn bắt nguồn

từ các sản phẩm dịch vụ mới hoặc hiện tại, đánh giá các tình huống có thểxảy ra và đồng thời nhận diện tính liên kết, tương tác giữa các rủi ro Công

cụ thường được ngân hàng sử dụng là phương pháp giả định tình huống:Kiểm tra sức chịu đựng (stress testing), là việc đánh giá mức độ tác động,thay đổi, sự kiện bất lợi đối với nguồn vốn nội tệ, trạng thái ngoại tệ, kết quảkinh doanh ngoại tệ theo các kịch bản, tình huống với cấp độ khác nhau đểxác định khả năng chịu đựng rủi ro

(ii) Tiếp đến, ngân hàng tiến hành đo lường và đánh giá rủi ro theo

từng giao dịch và danh mục để xác định và lượng hóa tần suất xuất hiện, mức

độ nghiêm trọng, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến nguồn vốn

Trang 37

và kết quả kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Đây là một khâu vô cùngquan trọng trong quy trình quản lý rủi ro, nếu ngân hàng không đo lườngđược rủi ro thì sẽ không thể kiểm soát được nó.

Công cụ thường được các ngân hàng sử dụng trong bước này có thể kểđến đó là phương pháp đo lường rủi ro tỷ giá bằng mô hình VaR (Value atRisk) Đây là phương pháp hiệu quả trong đo lường rủi ro nói chung và rủi ro

tỷ giá nói riêng Phương pháp này chỉ ra tổn thất lớn nhất có thể xảy ra trongmột khoảng thời gian xác định và ở mức độ tin cậy cho trước Song phươngpháp này đòi hỏi những phương pháp tính toán phức tạp cùng số liệu thực đểtiến hành phân tích

Theo quan điểm của các định chế tài chính, VaR có thể được xác định

là phần mất đi lớn nhất của một định chế tài chính trong một thời kỳ nhấtđịnh theo một xác suất nhất định Phương pháp VaR chủ yếu được xác địnhtrên nền tảng của lý thuyết xác suất và thống kê toán Mặt thuận lợi củaphương pháp này là cung cấp cho người quản lý một con số phản ánh đượcnguy cơ tổn thất tài chính có thể xảy ra do sự biến động của thị trường Vớiphương pháp tính VaR các nhà đầu tư có thể ước lượng mức độ tổn thất lớnnhất của danh mục trong một khoảng thời gian nhất định với độ tin cậy chotrước và với điều kiện thị trường tài chính hoạt động bình thường

Rủi ro thực chất phản ánh tính không chắc chắn của kết quả nên cáchtốt nhất là sử dụng các phân bố xác suất để đo lường rủi ro Phương phápVaR chủ yếu được xác định trên nền tảng của lý thuyết xác suất và thống kêtoán Mặt thuận lợi nhất của phương pháp VaR là cung cấp cho người quản

lý doanh nghiệp một con số phản ánh được nguy cơ tổn thất tài chính có thểxảy ra do sự biến động của thị trường Hiện nay có 04 phương pháp thôngdụng để tính VaR:

- Phương pháp lịch sử (historical method)

Phương pháp đơn giản này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suấtsinh lợi trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai Nói cụ thể, VaR được

Trang 38

xác định như sau: Đầu tiên tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư Tổnghợp tất cả các tỷ suất sinh lợi quá khứ của danh mục đầu tư này theo từng hệ

số rủi ro (tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát, trạng thái ngoại tệ…), từ đó xếpcác tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất Cuối cùng là tínhVaR theo độ tin cậy và số liệu tỷ suất sinh lợi quá khứ Ví dụ : nếu ta có mộtdanh sách bao gồm 1000 dữ liệu quá khứ (historical data) và nếu độ tin cậy

là 95%, thì VaR là giá trị thứ 50 trong danh sách này = (1 − 0.95) × 1000.Nếu độ tin cậy là 99% thì VaR là giá trị thứ 10

- Phương pháp Phương sai và hiệp phương sai (variance-covariance method)

Phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng các tỷ suất sinh lợi và rủi rotuân theo phân bố chuẩn Đường cong dưới đây là phân bố chuẩn của những

dữ liệu trên:

Hình 4 - Mô phỏng VaR theo phương pháp phương sai và hiệp phương sai

VaR được tính cụ thể như sau: Đầu tiền tính giá trị hiện tại V0 của danhmục đầu tư Tiếp đó từ những dữ liệu quá khứ, tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng

m và độ lệch chuẩn suất sinh lợi σ của danh mục đầu tư Cuối cùng VaR

được xác định theo biểu thức sau đây: VaR = V0×(−m + N -1 (α)×σ); với N-1(α)

là giá trị tới hạn chuẩn tại mức ý nghĩa α Giả sử khi biết giá trị của độ lệchchuẩn σ là khoảng 2.52, và đồng thời tỷ suất sinh lợi trung bình xấp xỉ là 0

Trang 39

(phân bố chuẩn), vậy thì với mức tin cậy 95% ta có thể tin rằng khoản lỗ tối

đa sẽ không vượt quá 1.65×2.52 = 4.16%, và với mức tin cậy 99%, khoản lỗtối đa sẽ không lớn hơn 2.33×2.52 = 5.87%

Thông thường khi xem xét trên thị trường kinh doanh ngoại tệ người ta

thường dùng công thức sau để tính VaR: Giá trị chịu rủi ro = Trạng thái ngoại hối × Độ biến động dự tính của tỷ giá × Tỷ giá đóng cửa

Trạng thái ngoại hối được tính theo từng đồng tiền và mức độ biếnđộng tỷ giá được tính như sau (với độ tin cậy 99%):

Trong đó:

ln: Hàm lô-ga-rit tự nhiên

: Tỷ giá vào thời điểm i

: Tỷ giá vào thời điểm i-1

n: Số thời điểm nghiên cứu

2,33 là số độ lệch chuẩn mà tại đó có 99% trường hợp tỷ giá sẽ biến độngtheo dự tính

- Phương pháp RiskMetrics

Năm 1995, ngân hàng JP Morgan đã đưa ra phương pháp RiskMetrics

để ước lượng VaR Nguyên tắc tính VaR của phương pháp RiskMetrics tương

tự với nguyên tắc tính VaR của phương pháp Phương sai - hiệp phương sai,nhưng thay vì tính độ lệch chuẩn σ cho tất cả các tỷ suất sinh lợi, ta tính σtheo những suất sinh lợi mới nhất Phương pháp này cho ta phản ứng nhanhchóng khi thị trường thay đổi đột ngột và đồng thời cho ta quan tâm đếnnhững sự kiện cực kỳ quan trọng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trịcủa danh mục đầu tư Nói cụ thể, thuật toán tính VaR là như sau:

Trang 40

Đầu tiên tính độ lệch chuẩn quá khứ σ0 (historical volatility) của danhmục đầu tư Tiếp đó dùng các tỷ suất sinh lợi xếp theo thứ tự thời gian, tính

độ lệch chuẩn bằng công thức sau đây:

với là độ lệch chuẩn, là tỷ suất sinh lợi ở thời điểm n−1 và hằng số λđược cố định là 0.94

Cuối cùng sử dụng giá trị ước tính mới nhất của độ lệch chuẩn , tínhVaR theo biểu thức của phương pháp Phưong sai và hiệp phương sai

- Phương pháp mô phỏng Monte Carlo

Về cơ bản, phương pháp này sử dụng mô phỏng một số lượng rất lớn Nbước lặp, ví dụ N=10,000 Đối với mỗi bước lặp i, i≤N, tạo ngẫu nhiên mộtkịch bản được căn cứ trên một phân bố xác suất về những hệ số rủi ro (giá trị

cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ suất…) mà ta nghĩ rằng chúng mô tả những dữliệu quá khứ (historical data) Ví dụ ta giả sử mỗi hệ số rủi ro được phân phốichuẩn với kỳ vọng là giá trị của hệ số rủi ro ngày hôm nay Và từ một tậphợp số liệu thị trường mới nhất và từ mô hình xác suất trên ta có thể tínhmức biến động của mỗi hệ số rủi ro và mối tương quan giữa các hệ số rủi ro.Tiếp điến, tái đánh giá danh mục đầu tư Vi trong kịch bản thị trường trên, từ

đó ước tính tỷ suất sinh lợi (khoản lời/lỗ) (giá trị danh mục đầu tư ở bướci−1) Xếp các tỷ suất sinh lợi ri theo thứ tự giá trị từ thấp nhất đến cao nhất.Cuối cùng tính VaR theo độ tin cậy và tỷ lệ phần trăm số liệu ri Ví dụ: nếu ta

mô phỏng 10,000 kịch bản và nếu độ tin cậy là 95%, thì VaR là giá trị thứ

500 Nếu độ tin cậy là 99%, VaR là giá trị thứ 100

(iii) Bước thứ ba của quy trình quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro, là việc

ngân hàng áp dụng các biện pháp đối với các rủi ro trong hoạt động kinhdoanh ngoại tệ đã được nhận dạng và đo lường nhằm giảm thiểu và phòngngừa tác động tiêu cực của rủi ro Để đạt được mục đích nói trên, ngân hàng

có thể sử dụng nhiều biện pháp thông qua các công cụ khác nhau

Ngày đăng: 29/12/2017, 19:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w