Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc Thực trạng và giải pháp (LV thạc sĩ)Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc Thực trạng và giải pháp (LV thạc sĩ)Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc Thực trạng và giải pháp (LV thạc sĩ)Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc Thực trạng và giải pháp (LV thạc sĩ)Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc Thực trạng và giải pháp (LV thạc sĩ)Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc Thực trạng và giải pháp (LV thạc sĩ)Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc Thực trạng và giải pháp (LV thạc sĩ)Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc Thực trạng và giải pháp (LV thạc sĩ)Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc Thực trạng và giải pháp (LV thạc sĩ)Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc Thực trạng và giải pháp (LV thạc sĩ)Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc Thực trạng và giải pháp (LV thạc sĩ)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Mã số: 60310106
Họ và tên: Lê Thị Huyền Người hướng dẫn: PGS, TS Đào Thị Thu Giang
Hà Nội - 2017
Trang 4Tôi xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chépcác công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình Cácthông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Người cam đoan
Lê Thị Huyền
Trang 5Để hoàn thành chương trình cao học và viết đề tài luận văn này người viết đãnhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thầy Cô Trường Đạihọc Ngoại Thương.
Trước hết xin chân thành cảm ơn tới Thầy Cô Trường Đại học Ngoại Thương,đặc biệt là những thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp đã tận tình chỉ dẫn trong suốtthời gian học tập tại Trường Người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TSĐào Thị Thu Giang đã dành thời gian hướng dẫn nhiệt tình và đóng góp vô cùngthiết thực giúp người viết hoàn thiện luận văn này Nhân đây người viết cũng xinchân thành cảm ơn Ban giám hiệu đã tạo điều kiện để người viết được học tập vàhoàn thành khóa học
Mặc dù người viết đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng nỗ lực và năng lựccủa bản thân, tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng như tài liệu tham khảo, luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, người viết rất mong nhậnđược sự nhận xét và góp ý của các Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn nữa
Người viết
Lê Thị Huyền
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU 8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 9
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 10
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 11
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 7
1.1 Cở sở lý luận về thương mại quốc tế 7
1.1.1 Một số lý thuyết về thương mại quốc tế 7
1.1.1.1 Lý thuyết về Thương mại quốc tế của Chủ nghĩa trọng thương 7
1.1.1.2 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 8
1.1.1.3 Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo 8
1.1.1.4 Lý thuyết Heckscher – Ohlin (H-O) 9
1.1.2 Khái niệm cán cân thương mại 10
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại và tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế 11
1.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 11
1.2.1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước 11
1.2.1.2 Chính sách thương mại quốc tế 13
1.2.1.3 Chính sách đầu tư 23
1.2.1.4 Chính sách tỷ giá 24
1.2.1.5 Một số yếu tố cơ bản khác 24
1.2.2 Tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế 25
1.2.2.1 Tác động tích cực 25
1.2.2.2 Tác động tiêu cực 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1992-2016 27
2.1 Khái quát về mối quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc 27
2.1.1 Khái quát về mối quan hệ thương mại truyền thống giữa hai quốc gia 27
Trang 72.1.2.1 Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) 28
2.1.2.2 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) 29
2.2 Thực trạng về quan hệ thương mại Việt Nam –Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2016 33
2.2.1 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc 33
2.2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu qua các năm 33
2.2.1.2 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 39
2.2.2 Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc 44
2.2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 44
2.2.2.2 Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu 49
2.3 Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 1992-2016 53
2.3.1 Cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 53
2.3.1.1 Giai đoạn 1992-2006 53
2.3.1.2 Giai đoạn 2007-2016 55
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 57
2.3.2.1 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất nội địa 57
2.3.2.2 Các chính sách thương mại 58
2.3.2.3 Các chính sách đầu tư 61
2.3.2.4 Chính sách tỷ giá 63
2.3.2.5 Một số nhân tố khác 64
2.2.3 Ảnh hưởng của thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam- Hàn Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam 65
2.2.3.1 Ảnh hưởng tích cực 65
2.2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực 66
2.4 Đánh giá chung về tình hình điều chỉnh cán cân thương mại Việt Nam - Hàn Quốc thời gian qua 67
2.4.1 Tích cực 67
2.4.2 Hạn chế 68
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIÁP PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC 69
Trang 8bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 69
3.2 Một số giải pháp hạn chế thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 76
3.2.1 Giải pháp đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng 76
3.2.1.1 Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và điều hành xuất nhập khẩu 76
3.2.1.2 Giải pháp về tài chính, tín dụng và các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp 77
3.2.1.3 Giải pháp về tạo thuận lợi hoá thương mại 78
3.2.1.4 Giải pháp về xúc tiến thương mại 80
3.2.1.5 Giải pháp về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài 82
3.2.1.6 Giải pháp về tỷ giá và điều hành tỷ giá 83
3.2.1.7 Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 83
3.2.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp 85
3.2.2.1 Mở rộng danh mục và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm 85
3.2.2.2 Có chiến lược xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam 86
3.2.2.3 Cần nhanh nhạy, nắm bắt diễn biến thị trường và tìm ra kênh phân phối sản phẩm hiệu quả 87
3.2.2.4 Nâng cao hiệu quả đối với công tác xúc tiến xuất khẩu và quảng bá sản phẩm 88
3.2.2.5 Cần củng cố, đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề đội ngũ nhân lực 88
riêng 89
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC
Trang 9Bảng 2.1: Cam kết thuế quan trọng VKFTA và AKFTA 30Bảng 2.2: So sánh mức độ cam kết Việt Nam và Hàn Quốc qua VKFTA và AKFTA 31Bảng 2.3 : Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc so với Tổng kimngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1992-2006 35Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường quan trọng tronggiai đoạn 2008-2015 37Bảng 2.5: Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc so với Tổng kimngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2016 38Bảng 2.6: Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hàn Quốcgiai đoạn 2011-2016 42Bảng 2.7 : Tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc so với Tổng kimngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1992-2006 45Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc vào thị trường ASEAN giai đoạn2008-2015 47Bảng 2.9 : Tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu sang thị trường Hàn Quốc so với Tổng kimngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2016 48Bảng 2.10: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc từ 2003-2006 50Bảng 2.11: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc từ 2011-2016 52Bảng 2.12: Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa trước khi tham gia hiệp định AKFTA tạiASEAN và Hàn Quốc 59Bảng 2.13: Các biện pháp phi thuế của Hàn Quốc áp dụng đối với hàng hóa xuấtkhẩu của Việt Nam 60Bảng 2.14: Hàng rào phi thuế của Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu của HànQuốc 60
Trang 10Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 1992-2006
34
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốcgiai đoạn 2007-2016 36
Biểu đồ 2.3: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016 39
Biểu đồ 2.4: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2009-2010 41
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch nhập khẩu Việt Nam-Hàn Quốcgiai đoạn 1992-2006 44
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch nhập khẩu Việt Nam-Hàn Quốcgiai đoạn 2007-2016 46
Biểu đồ 2.7: 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016 49
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2006 51
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2016 53
Biểu đồ 2.10: Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 1992-2006 54
Biểu đồ 2.11:Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2007-2016 55
Trang 11AKFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc
APEC Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEAN-6 Hiệp hội các nước Đông Nam Á gồm 6 nước: Brunei,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái LanASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu
CEI Trung tâm kinh tế của Úc
EVFTA Hiệp định thương mại tự Việt Nam - EU
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Hiệp định thương mại tự do
KITA Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc
MFN Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
NAFIQAVED Cục Quản lý Chất lượng và Vệ sinh Thú y Thuỷ sản Việt Nam
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
TIG Hiệp định thương mại hàng hóa
TIS Hiệp định thương mại dịch vụ
VKFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 12Qua nghiên cứu đề tài “Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc:Thực trạng và giải pháp” với kết cấu 3 chương, luận văn đã trình bày một số nộidung sau:
Chương I: Luận văn trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản củacán cân thương mại như một số lý thuyết về thương mại quốc tế, khái niệm, nhữngyếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại và tác động của cán cân thương mại đốivới nền kinh tế Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày khái quát về mối quan hệthương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đề cập đến những bước tiến quan trọngtác động sâu sắc tới mối quan hệ thương mại giữa hai nước, tiêu biểu là Hiệp địnhthương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định thương mại tự doViệt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)
Chương II: Luận văn đi sâu vào phân tích quan hệ thương mại hàng hoá,thực trạng cán cân thương mại Việt – Hàn kể từ năm 1992 đến năm 2016; phân tíchkim ngạch xuất khẩu, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc vàngược lại kim ngạch nhập khẩu, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ HànQuốc, trên cơ sở đó đánh giá, nhận định về thực trạng cán cân thương mại của ViệtNam và Hàn Quốc trong hơn hai thập kỷ qua Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại giữa hai quốc gia, từ đó nêu lênnhững ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của cán cân thương mại Việt Nam –Hàn Quốc đối với nền kinh tế của nước ta Hơn nữa, luận văn còn đánh giá chung
về tình hình điều chỉnh cán cân thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gianqua, những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế
Chương III: Luận văn đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc cải thiệncán cân thương mại của một số quốc gia đồng thời đề xuất một số giải pháp về cảphía Chính phủ, các cơ quan chức năng và phía các doanh nghiệp để cùng phối hợpthực hiện, nhằm khắc phục và cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại giữahai nước
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới,đặc biệt với các nước thuộc Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Hàn Quốc luônđược Đảng và chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng Ngay từ khi thiết lậpquan hệ ngoại giao năm 1992 quan hệ giữa hai nước ngày càng được tăng cường vàphát triển Vào năm 2009, quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc đã được nâng cấp lênthành quan hệ “Đối tác Hợp tác Chiến lược” đồng thời năm 2015 hai nước đã chínhthức ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) nhằm tăngcường và phát triển hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai quốc gia Hiện nay, HànQuốc là bạn hàng lớn thứ 4 trong tổng số trên 100 nước có quan hệ buôn bán vớiViệt Nam Quan hệ kinh tế hai nước đã đạt được những kết quả khá khả quan, kimngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng gia tăng với tốc độtăng trưởng cao Tuy nhiên, trong những năm qua Việt Nam luôn ở trong tình trạngnhập siêu trong quan hệ thương mại với Hàn Quốc và mức nhập siêu đang có xuhướng ngày càng gia tăng Nếu như những năm cuối thập kỷ 1990, mức nhập siêucủa Việt Nam với Hàn Quốc thường trên 1 tỷ USD thì đến năm 2006 đã tăng lên 3
tỷ USD và năm 2016 con số này là hơn 20 tỷ USD Tình trạng mất cân đối trongcán cân thương mại giữa hai nước theo hướng thâm hụt nghiêng về Việt Nam là mộtvấn đề cần được giải quyết Thực tế cho thấy nhiều mặt hàng sản xuất của nước taphải nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu từ nước ngoài, tuy nhiên cácmặt hàng xuất khẩu lại không hàm chứa nhiều giá trị công nghệ cao nên khi xuấtkhẩu giá trị không được lớn Bên cạnh đó quá trình công nghiệp hoá đang diễn ramạnh mẽ nên nhu cầu thay thế thiết bị lạc hậu bằng cách nhập khẩu công nghệ từcác nước phát triển trong đó có Hàn Quốc là xu hướng tất yếu Điều này gián tiếpthể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa đồng thời ảnh hưởngđến cán cân thương mại của Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng và nền kinh tế nước tanói chung Do đó cần phải hiểu rõ thực trạng, xác định những nguyên nhân để tìm
ra, các giải pháp hiệu quả trong việc giảm nhập siêu từ Hàn Quốc, giúp cán cânthương mại giữa hai quốc gia trở lên cân bằng hơn Xuất phát từ tình hình cấp thiết
Trang 14trên tôi đã lựa chọn đề tài “Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc: Thực trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu của luận văn.
2 Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc nói chung, cán cân thương mạinói riêng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các học giả hai nước và nước ngoài ỞViệt Nam, trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài tạp chí vềchủ đề này được công bố Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau các công trình trên
đã có một số đóng góp nổi bật cụ thể là nêu được các nhân tố tác động đến quan hệkinh tế hai nước, tình trạng nhập siêu kéo dài đồng thời thực trạng quan hệ kinh tếViệt Nam – Hàn Quốc ở bình diện chung cũng như các lĩnh vực cụ thể; đề xuấtnhiều giải pháp có tính khả thi về mở rộng và tăng cường quan hệ kinh tế hai nước;các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước và cải thiện cán cân thươngmại giữa Việt Nam và Hàn Quốc với tình trạng nhập siêu ngày càng lớn và luônnghiêng về phía Việt Nam
Trong đó đáng chú ý là các công trình nghiên cứu sau:
- “Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam –Hàn Quốc”, PGS TS Ngô Xuân Bình, 2005, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á Nghiêncứu gồm 3 phần chính: (i) tiến trình hội nhập kinh tế khu vực Đông Á; (ii) thựctrạng và triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc thông qua đầu tưnước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); (iii) thực trạng, xu hướng
và kiến nghị nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước Tuy nhiên nghiêncứu được thực hiện từ năm 2005 nên có những hạn chế về tính cập nhật của thôngtin và chỉ dừng lại ở việc đưa ra những triển vọng phát triển mối quan hệ kinh tế ởgiai đoạn hội nhập kinh tế khu vực Đông Á bắt đầu được đẩy mạnh và từ đó đếnnay đã có những Hiệp định thương mại tự do quan trọng được ký kết giữa ASEAN– Hàn Quốc, Việt Nam – Hàn Quốc, tác động trực tiếp và chi phối mạnh mẽ đếnmối quan hệ thương mại hai quốc gia, điều này sẽ được đề cập đến trong luận vănnày
- “Quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc”, PGS.TS Phạm Thị Quý, Đạihọc Kinh tế Quốc dân; “Quan hệ Việt Nam –Hàn Quốc từ 1992 đến nay”, NguyễnVăn Dương, 2008 Các nghiên cứu này gồm 2 phần chính Phần 1 phân tích, tổng
Trang 15hợp về quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước, về
cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt – Hàn từ khi thiết lậpquan hệ ngoại giao giữa hai nước (năm 1992) Từ đó, phần 2 nêu lên những vấn đềđặt ra trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đồng thời đề ra một số giải phápnhằm thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển hơn nữa Tuy nhiên, cácnghiên cứu này chưa đề cập cũng như cập nhật được tình hình cán cân thương mạiViệt Nam – Hàn Quốc dưới những tác động to lớn của Hiệp định thương mại tự doASEAN – Hàn Quốc (được ký kết năm 2007) đến quan hệ thương mại hai nước
- “Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc”,
Đỗ Thị Hồng Linh, 2009 Nghiên cứu này gồm 2 phần chính: (i) phần 1 đi sâu phântích về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc; (ii) phần 2đánh giá ưu nhược điểm và đưa ra dự báo cũng như kiến nghị để thúc đẩy hàng ViệtNam vào Hàn Quốc Như vậy, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu những giải phápnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc màchưa đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế, giảm bớt tỷ trọng kim ngạch nhậpkhẩu hàng hóa từ Hàn quốc nhằm cải thiện cán cân thương mại giữa Việt Nam vớiHàn Quốc theo xu hướng cân bằng hơn, điều này sẽ được bổ sung trong luận văn
- “Thực trạng và giải pháp phát triển trong quan hệ thương mại kinh tế giữaViệt Nam và Hàn Quốc trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do ASEAN – HànQuốc (AKFTA), Đỗ Phương Thùy, 2008; Báo cáo “Impact assessment of Asean-Korea fta on Vietnam’s economy” của nhóm tác giả thuộc dự án hỗ trợ thương mại
đa biên (MUTRAP), 2010 Các nghiên cứu này đã tổng quan tình hình thực tế vàcác chính sách được áp dụng theo cam kết của Hiệp định đồng thời đánh giá tácđộng của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc tới nền kinh tế nước ta Tuynhiên đến năm 2015, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc đãđược ký kết với nhiều cam kết quan trọng, sâu rộng đặc biệt tiếp tục cắt giảm vàxóa bỏ nhiều dòng thuế hơn so với AKFTA… vì vậy quan hệ thương mại hai nướccàng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn
- “Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnhthực hiện VKFTA”, Đặng Thị Thanh Xuân, 2015; “Vai trò của Hiệp định thươngmại song phương trong việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam
Trang 16– Hàn Quốc” TS, Bùi Huy Sơn, 2017 Các nghiên cứu trên gồm 2 nội dung chính.Phần 1 nêu rõ quá trình hình thành, đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định thươngmại song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) Phần 2 phân tích những cơ hội
và triển vọng để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước Các nghiên cứu mới chỉ tập trungđánh giá những triển vọng phát triển quan hệ thương mại của hai quốc gia mà chưaphân tích sâu những thay đổi, diễn biến trong cán cân thương mại giữa hai quốc giatrước và sau khi tham gia Hiệp định để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình quan
hệ thương mại Việt - Hàn Trong luận văn này tác giả sẽ đánh giá, nhận định cụ thểhơn về thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam và Hàn Quốc trong hơn haithập kỷ qua dưới sự tác động mạnh mẽ của các Hiệp định AKFTA và VKFTA
Như vậy, các công trình trên tập trung nghiên cứu về quan hệ thương mạigiữa hai quốc gia đồng thời đưa ra các đánh giá về triển vọng và một số giải pháp
cơ bản để phát triển mối quan hệ hai nước Bên cạnh đó cũng có những công trìnhnghiên cứu tập trung về một số khía cạnh của cán cân thương mại hoặc một số yếu
tố tác động tới cán cân thương nhưng ở thời điểm đã xa so với hiện tại, do vậy chưacập nhập và đánh giá được yếu tố quan trọng về cán cân thương mại hoặc có tácđộng tới cán cân thương mại vốn đã có sự thay đổi rất cơ bản trong thời gian qua
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu đã có, luận văn tiếp tục phát triểnnghiên cứu sâu và cập nhật hơn về cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốcnhằm đưa ra những giải pháp thiết thực cho việc cải thiện tình trạng nhập siêu củaViệt Nam từ Hàn Quốc
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: phân tích, đánh giá thực trạng, những tác động của
cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đối với kinh tế Việt Nam, nguyên nhândẫn đến sự thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước, từ đó kiến nghị một số giảipháp nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt - Hàn
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cán cân thươngmại;
- Tìm hiểu những đặc điểm, thực trạng quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc vàViệt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992 đến
Trang 17nay Đánh giá thực trạng cán cân thương mại Việt – Hàn; phân tích, mức độ thâmhụt cán cân thương mại Việt – Hàn trong cán cân thương mại của Việt Nam;
- Tìm hiểu các nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến thâm hụt cán cânthương mại giữa hai nước;
- Đánh giá tác động của cán cân thương mại Việt – Hàn đối với nền kinh tếnước ta;
- Dự báo tình trạng cán cân thương mại Việt – Hàn trong thời gian tới, tầmquan trọng của Hàn Quốc trong hoạt động thương mại của Việt Nam Từ đó đưa ranhững đề xuất, giải pháp để cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại giữahai nuớc trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa, qua đó đánh giá thực trạng cán cân thương mại giữa hai nướcViệt Nam và Hàn Quốc
Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thực trạng cán cân thương mại
hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến 2016 Lý do chọn giaiđoạn này là vì tác giả muốn nghiên cứu những thay đổi của hoạt động xuất nhậpkhẩu cũng như tình trạng cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam - Hàn Quốctrong hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hai nước bắt đầu quan hệ ngoại giao chính thứcđến khi cùng tham gia những Hiệp định thương mại quan trọng chi phối mạnh mẽđến mối quan hệ thương mại của mỗi bên đó là Hiệp định thương mại tự doASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – HànQuốc (VKFTA)
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét tổng thể quan
hệ thương mại và cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc;
- Phương pháp phân tích tổng hợp giúp cho việc tổng hợp và phân tích tìnhhình cán cân thương mại Việt – Hàn và giải pháp của Việt Nam;
- Phương pháp thống kê học để xử lý số liệu;
Trang 18Bên cạnh đó luận văn cũng tham khảo, sử dụng thêm phương pháp sau:
- Kế thừa, thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá và chọn lọc từ các tài liệunghiên cứu trước đây
- Phân tích so sánh: so sánh số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm từcác nguồn tài liệu như: Tổng cục Hải quan, Tổng cục thống kê, các nguồn từwebsite…
6 Những đóng góp của luận văn
Phân tích đánh giá thực trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt – Hàn kể từnăm 1992 đến hết năm 2016 Tổng hợp hệ thống hóa và trình bày một cách toàndiện, đầy đủ, nhiều chiều về thực trạng cán cân thương mại giữa hai nước thời gianqua, trên cơ sở đánh giá, nhận định về thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam
và Hàn Quốc
Lựa chọn, phân tích các yếu tố cơ bản có tác động đến cán cân thương mại,
từ đó đưa ra các đánh giá cụ thể về bản chất mức độ tác động của các yếu tố này tớitình trạng cán cân thương mại Việt – Hàn Tìm ra nguyên nhân cơ bản, cốt yếu gâythâm hụt cán cân thương mại về phía Việt Nam đồng thời cũng rút ra những mặtđược và nhận định những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong điều chỉnhcán cân thương mại của Việt Nam – Hàn Quốc trong hơn hai thập kỷ qua
Phân tích đánh giá tác động của thâm hụt cán cân thương mại giữa hai quốcgia đối với nền kinh tế của Việt Nam
Đưa ra những dự báo tình trạng cán cân thương mại Việt – Hàn trong thờigian tới đồng thời đề xuất những chính sách, giải pháp nhằm giảm cải thiện tìnhtrạng trên
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn bao gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về cán cân thương mại
Chương II: Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 1992-2016
Chương III: Một số giáp pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc
Trang 19CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
1.1 Cở sở lý luận về thương mại quốc tế
1.1.1 Một số lý thuyết về thương mại quốc tế
1.1.1.1 Lý thuyết về Thương mại quốc tế của Chủ nghĩa trọng thương
Lý thuyết về Thương mại quốc tế phát triển theo trình tự nhận thức từ thấp đếncao từ đơn giản đến phức tạp Trước hết là tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương Tưtưởng này xuất hiện và phát triền từ giữa thế kỷ XV, XVI ở Châu Âu, thịnh hànhsuốt thế kỷ XVII và tồn tại đến giữa thế kỷ XVII Khi đó, vàng bạc là thước đo thểhiện của cải của một quốc gia Vì vậy, mỗi quốc gia càng tích lũy được nhiều vàngbạc thì càng giàu có, thịnh vượng, để làm được điều này thì quốc gia đó phải kíchthích sản xuất trong nước đồng thời phát triển ngoại thương Mỗi nước chỉ có thểthu được lợi ích từ ngoại thương khi giá trị của xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu,được lợi là vì thặng dư của xuất khẩu so với nhập khẩu được thanh toán bằng vàngbạc mà chính nó thể hiện sự giàu có; xuất khẩu là có lợi, ngược lại nhập khẩu là cóhại cho quốc gia Các nhà trọng thương cho rằng chính phủ phải tham gia trực tiếpvào việc trao đổi hàng hóa giữa các nước để đạt được sự gia tăng của cải của quốcgia thông qua việc tổ chức xuất khẩu, đề ra các biện pháp khuyến khích xuất khẩu
và hạn chế nhập khẩu (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008,tr.67)
Ưu điểm của chủ nghĩa trọng thương đó là: Các nhà tư tưởng trọng thương chorằng sự gia tăng vàng bạc trong nền kinh tế có tác dụng kích thích sản xuất trongnước Bên cạnh đó họ cũng sớm nhận thức được vai trò quan trọng của nhà nướctrong việc điều tiết hoạt động kinh tế thông qua các công vụ thuế quan, lãi suất đầu
tư, hạn chế nhập khẩu
Tuy nhiên, hạn chế của lý thuyết này đó là các quan điểm của chủ nghĩa trọngthương còn đơn giản chẳng hạn coi vàng bạc là hình thức của cải duy nhất của mộtđất nước, đánh đồng mức cung ứng tiền tệ cao với sự thịnh vượng của quốc gia,nhìn nhận thương mại quốc tế là việc trao đổi với tổng lợi ích bằng không, nghĩa làmột bên thu được lợi ích đúng bằng chi phí hay thiệt hại của bên kia Ngoài ra, chủnghĩa trọng thương cũng chưa giải thích được bản chất bên trong của các hiện tượngkinh tế; chưa giải thích được cơ cấu hàng hóa trong thương mại quốc tế được xácđịnh như thế nào, tính hiệu quả và lợi ích từ quá trình chuyên môn hóa sản xuất…Vì
Trang 20vậy đòi hỏi lý thuyết khác có khả năng giải thích đúng hơn về thương mại giữa cácnước
1.1.1.2 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Nhà kinh tế học Adam Smith là người đầu tiên đưa ra sự phân tích có hệ thống vềnguồn gốc thương mại quốc tế Ông bắt đầu với giả thiết đơn giản là có hai quốc giatham gia thương mại với nhau và cả hai đều có lợi ích từ việc trao đổi hàng hóa,Ông cũng giải thích lợi ích và nguồn gốc lợi ích tạo ra từ thương mại Theo AdamSmith, thương mại giữa hai quốc gia được dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối, đó là khimột quốc gia sản xuất một hàng hóa có hiệu quả hơn so với quốc gia kia nhưng lạikém hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hóa thứ hai thì cả hai quốc gia có thể thuđược lợi bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng
mà mình có lợi thế tuyệt đối đồng thời nhập khẩu hàng hóa không có lợi thế Quátrình thương mại này sẽ giúp các nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất và sảnlượng của hàng hóa đều cao hơn Theo học thuyết của Adam Smith thì lợi thế tuyệtđối còn được quyết định bởi các điều kiện tự nhiên về địa lý, khí hậu cũng như kỹnăng tay nghề của từng quốc gia, Adam Smith cho rằng hoạt động kinh tế phải đượctiến hành một cách tự do, do quan hệ cung cầu và biến động giá cả thị trường quyđịnh Như vậy, khác với chủ nghĩa trọng thương cho rằng chỉ quốc gia xuất khẩu cólợi và đề xuất chính phủ can thiệp vào nền kinh tế thì Adam Smith lại cho rằng tất
cả các quốc gia khi tham gia vào thương mại tự do thì đều có lợi và chính phủkhông cần can thiệp vào nền kinh tế để thương mại tự do phân bổ các nguồn lựchiệu quả nhất (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008, tr.70)
Ưu điểm học thuyết này đó là khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩatrọng thương, vạch ra cơ sở khoa học để tạo ra giá trị là hoạt động sản xuất chứkhông phải hoạt động lưu thông Đây là lý thuyết đầu tiên đề cập đến việc chuyênmôn hóa cũng như chỉ ra những lợi ích từ việc này Bên cạnh đó thì lý thuyết tuyệtđối của Adam Smith cũng có mặt hạn chế đó là chỉ có thể giải thích một phần nhỏtrong hoạt động thương mại Thế giới ngày nay
1.1.1.3 Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo
Cở sở của lý thuyết này chính là luận điểm của David Ricardo về sự khác biệtgiữa các quốc gia không chỉ về điều kiện tự nhiên và tay nghề mà còn điều kiện sản
Trang 21xuất nói chung Ông cho thấy rằng thực tế các quốc gia không có nhiều lợi thế tuyệtđối, họ vẫn tiến hành trao đổi hàng hóa với quốc gia khác và đều có lợi khi tham giavào phân công lao động quốc tế dựa trên cơ sở khai thác lợi thế tương đối Ricardokhi xây dựng lý thuyết đã đưa ra các giả thuyết sau nhằm đơn giản hóa mô hình:phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai loại hàng hóa; thương mạiquốc tế hoàn toàn tự do; các yếu tố sản xuất di chuyển trong phạm vi một quốc gianhưng không được di chuyển ra bên ngoài; chi phí sản xuất là cố định; không có chiphí vận chuyển; công nghệ của hai quốc gia như nhau và dựa trên lý thuyết tình giátrị bằng lao động Khi ấy theo nguyên tắc của lợi thế tương đối, nếu một quốc giakém hiệu quả hơn so với quốc gia khác trong việc sản xuất cả hai loại hàng hóa thìviệc trao đổi vẫn được thực hiện và đem lại lợi ích cho cả hai bên Một quốc gia nênchuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mà nước đó có lợi thế so sánh và nhập khẩuhàng hóa mà nước đó không có lợi thế so sánh (Đỗ Đức Bình và Nguyễn ThườngLạng, 2008, tr.73).
Lý thuyết lợi thế tương đối của Ricardo được coi là lý thuyết cơ bản, đặt cơ sởnền tảng cho thương mại quốc tế và cũng được coi là lý thuyết qua trọng nhất củanền kinh tế quốc tế Lý thuyết này chỉ ra cơ sở khoa học của thương mại quốc tế là
sự khác biệt về lợi thế tương đối trong sản xuất hàng hóa Có thể thấy lý thuyết củaD.Ricardo giống với lý thuyết của Adam Smith ở quan điểm ủng hộ tự do hóathương mại, tuy nhiên D Ricardo cho rằng chính phủ cần tích cực thúc đẩy vàkhuyến khích tự do hóa thương mại Có thể nói, lý thuyết này đã khắc phục đượchạn chế của lý thuyết tuyệt đối của Adam Smith đồng thời chỉ ra được lợi ích củaquá trình phân công lao động quốc tế Vì vậy, lý thuyết lợi thế tương đối mang tínhkhái quát lớn hơn, tuy nhiên lý thuyết này tồn tại mặt hạn chế đó là Ricardo đã vậndụng lý thuyết tính giá trị bằng lao động để nghiên cứu mô hình thương mại quốc
tế, vì thế mà lý thuyết này chưa giải thích được nguồn gốc phát sinh của lợi thếtương đối của một quốc gia đối với loại hàng hóa cụ thể, chưa giải thích được triệt
để nguyên nhân sâu sa của quá trình thương mại
1.1.1.4 Lý thuyết Heckscher – Ohlin (H-O)
Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế là do trong một nềnkinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng tới chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà
Trang 22cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợi nhất Nói cáchkhác, theo lý thuyết H-O một số nước có lợi thế so sánh hơn trong việc xuất khẩumột số sản phẩm hàng hoá của mình là do việc sản xuất những sản phẩm hàng hoá
sử dụng được những yếu tố sản xuất mà nước đó được ưu đãi hơn so với nước khác.Chính sự ưu đãi về các lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất này (bao gồm: vốn,lao động, tài nguyên, đất đai, khí hậu ) đã khiến cho một số nước có chi phí cơ hộithấp hơn (so với việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá khác) trong sản xuất nhữngsản phẩm nhất định (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008, tr.83)
Nhìn chung cơ sở lý luận của lý thuyết H-O vẫn chính là dựa vào lý thuyết lợithế so sánh của Ricardo nhưng ở trình độ cao hơn là đã xác định được nguồn gốccủa lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất (các nguồn lực sảnxuất) Do vậy, lý thuyết H-O còn được gọi là “lý thuyết lợi thế so sánh các nguồnlực sản xuất vốn có” Thuyết này đã kế thừa và phát triển một cách logic các yếu tốkhoa học trong lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo và các lý thuyết cổ điển trước
đó về thương mại quốc tế Tuy còn có những khiếm khuyết lý luận trước thực tiễnphát triển phức tạp của thương mại quốc tế ngày nay, song quy luật H-O vẫn là quyluật chi phối động thái phát triển của thương mại quốc tế và được nhiều quốc giavận dụng trong hoạch định chính sách thương mại quốc tế Sự lựa chọn các sảnphẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn cótheo thuyết H-O sẽ là điều kiện cần thiết để các nước đang phát triển có thể nhanhchóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế và trên cơ
sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế ở những nước này
1.1.2 Khái niệm cán cân thương mại
Cán cân thương mại là một bộ phận cấu thành của cán cân thanh toán và đượcphản ánh cụ thể trong cán cân tài khoản vãng lai Cán cân thương mại ghi lại nhữngthay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời giannhất định (quý hoặc năm) hay mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhậpkhẩu) (Nguyễn Văn Tiến, 2012, tr 239)
Khi mức chênh lệch dương (xuất khẩu trừ nhập khẩu >0) thì cán thương mạithặng dư, ngược lại, mức chênh lệch âm, cán cân thương mại thâm hụt Nếu xuất
Trang 23khẩu bằng nhập khẩu thì cán cân thương mại cân bằng Cán cân thương mại củamột quốc gia phản ánh khối lượng xuất nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ so vớicác quốc gia khác Xét về mặt kinh tế, cán cân thương mại thể hiện mối quan hệtương quan giữa việc tăng hay giảm giá trị của một nền kinh tế, nghĩa là cán cânthương mại phản ánh lượng tiền tăng lên hay giảm đi của một quốc gia trong mộtthời gian nhất định.
Trạng thái cán cân thương mại sẽ cung cấp những thông tin liên quan đếncung cầu tiền tệ của mỗi quốc gia, thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội
tệ so với đồng ngoại tệ đồng thời trạng thái của cán cán cân thương mại cũng phảnánh sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của mỗi quốc gia Bên cạnh đó, trạng tháicủa cán cân thương mại cũng sẽ phản ánh tình trạng cán cân tài khoản vãng lai và
nợ nước ngoài của từng nước, vì vậy ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ
mô Sức chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai thường được đánh giá qua việc sửdụng các chỉ số là xuất khẩu/GDP, nợ/xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu/tỷ lệtăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ mức lãi xuất trả nợ trên mức tăng xuất khẩu Thôngthường chỉ số nợ/xuất khẩu được dùng để đánh giá tình trạng của cán cân tài khoảngvãng lai Hơn nữa, tình trạng cán cân thương mại cũng thể hiện mức độ tiết kiệm,đầu tư cũng như thu nhập thực tế Nếu cán cân thương mại bị thâm hụt thì thể hiệnquốc gia đó chi tiêu nhiều hơn thu nhập cũng như tiết kiệm ít hơn đầu tư và ngượclại
Thông qua tình trạng của cán cân thương mại, các nhà kinh tế và quản lý luôntìm cách dự báo những cơ hội và thách thức, từ đó đề ra những giải pháp thiết thựccho hoạt động xuất nhập khẩu nhằm điều chỉnh kinh tế vĩ mô hiệu quả nhất
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại và tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế
1.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại
có các yếu tố sau ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
1.2.1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước
Trang 24Xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác nên xuất khẩu phụthuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia đối tác Cụ thể, xuất khẩu phụthuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng Do đó, trong các môhình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
Về nhập khẩu, khi GDP tăng thì nhập khẩu có xu hướng tăng và thậm chí nócòn tăng nhanh hơn Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướngnhập khẩu biên (MPZ), MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi chonhập khẩu Ví dụ, MPZ bằng 0.2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có
xu hướng dùng 0.2 đồng cho nhập khẩu Bên cạnh đó, nhập khẩu còn phụ thuộc giá
cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nướcngoài Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhậpkhẩu sẽ tăng lên và ngược lại Ví dụ: nếu giá 1 chiếc TV sản xuất tại Việt Nam tăngtương đối so với giá 1 chiếc TV Nhật Bản sản xuất thì người dân có xu hướng tiêuthụ nhiều TV Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu là một trong những yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia, ảnh hưởng đến cán cânthương mại Nếu hàng hóa sản xuất trong nước của một quốc gia có năng lực cạnhtranh cao, có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế thì sẽ chiếm lĩnh được thị trườngtrong nước và quốc tế, khuyến khích xuất khẩu và đánh bại hàng hóa nhập khẩu.Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài có ảnhhưởng lớn tới khối lượng xuất khẩu hàng hóa Khả năng cạnh tranh của hàng hóaxuất khẩu tại thị trường nước ngoài phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố sau:
- Tính đa dạng của hàng hóa đó tại thị trường nước ngoài: Nếu thị trường nướcngoài có các hàng hóa tương tự hoặc có giá trị thay thế tương đương thì nhucầu đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh giữa các mặthàng cũng loại hay có khả năng thay thế
- Nhóm nhân tố liên quan đến chất lượng, thương hiệu, kênh phân phối, thị hiếuthị trường…của hàng hóa xuất khẩu Đây là nhóm nhân tố cơ bản, tạo ra sứcmạnh bền vững cho năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thịtrường quốc tế
Trang 25- Các nhân tố liên quan đến giá cả gồm chi phí đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu,năng suất lao động trong ngành sản xuất hàng xuất khẩu và tỷ giá hối đoái.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hành hóa xuất khẩu trên thị trường quốc
tế, mỗi quốc gia cần phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, chú trọng đến các yếu
tố có ảnh hưởng khác như: tỷ giá hối đoái, chính sách thương mại, chính sách thuhút đầu từ của chính phủ và giá cả hàng hóa Thế giới…
1.2.1.2 Chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế là những chính sách mà chính phủ thông qua
về thương mại quốc tế Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận trong chínhsách kinh tế đối ngoại của một quốc gia Theo Trung tâm kinh tế của Úc (CEI), hệthống các chính sách thương mại quốc tế bao gồm các quy định về thương mại,chính sách về xuất khẩu, hệ thống thuế và các chính sách hỗ trợ khác
Các quy đinh về thương mại bao gồm hệ thống các quy định liên quan đếnthương mại (hệ thống pháp lý); hệ thống giấy phép, chính sách đối với doanhnghiệp trong và ngoài nước (kiểm soát doanh nghiệp); việc kiểm soát hàng hoá theocác quy định cấm xuất, cấm nhập
Chính sách xuất nhập khẩu của một số nước có thể là khuyến khích xuất khẩuhay nhập khẩu và cũng có thể là hạn chế xuất khẩu hay nhập khẩu tuỳ theo các giaiđoạn và mặt hàng Để khuyến khích xuất khẩu, các chính phủ áp dụng các biệnpháp như miễn thuế, hoàn thuế, tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu Ngược lại
để hạn chế xuất khẩu, các chính phủ có thể áp dụng lệnh cấm xuất khẩu, ban hành
hệ thống giấy phép kinh doanh, các quy định kiểm soát nghiêm ngặt khối lượnghoặc quy định về cơ quan xuất khẩu và các quy định về thuế xuất khẩu
Các chính sách hỗ trợ khác được áp dụng như các chính sách khuyến khíchcác nhà đầu tư bằng các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, bảo đảm tíndụng xuất khẩu và cho phép khấu hao nhanh, hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức xúctiến thương mại
a) Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế
Nhiệm vụ chính sách thương mại của mỗi quốc gia có thể thay đổi qua mộithời kỳ nhưng đều có mục tiêu chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc
Trang 26tế theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia Nhiệm vụ nàythể hiện như sau:
Một là, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ranước ngoài nhằm tăng nhanh quy mô xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh trên thịtrường quốc tế
Hai là, bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽcủa hàng hoá và dịch vụ nước ngoài
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, chính sách thương mại quốc tế bao gồmnhiều bộ phận khác nhau và có liên quan hữu cơ với nhau: chính sách mặt hàng,chính sách thị trường và các chính sách hỗ trợ Các chính sách này có thể gây tácđộng thúc đẩy hay điều chỉnh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế
b) Các hình thức của chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế được biểu hiện dưới hai hình thức chủ yếu:chính sách mậu dịch tự do và chính sách bảo hộ mậu dịch Hai hình thức này đượcbiều hiện dưới các hình thức cụ thể khác nhau trong từng thời kỳ phát triển của mỗiquốc gia
Chính sách mậu dịch tự do
Đây là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế, trong đó Chính phủnước chủ nhà không phân biệt hàng hoá nước ngoài với hàng hoá nội địa trên thịtrường nước mình, do đó không thực hiện các biện pháp cản trở hành hoá nướcngoài xâm nhập thị trường nước mình
- Đặc điểm chính sách mậu dịch tự do:
+ Thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu qua việc bãi bỏ thuế xuất khẩu hoặc thựchiện các biện pháp khuyến khích khác
+ Mở rộng thị trường nội địa cho hàng hoá nước ngoài tự do thâm nhậpthông qua việc xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan
+ Chính sách mậu dịch tự do thường được thực hiện sau khi các hàng hoácủa quốc gia dó có đủ sức mạnh cạnh tranh bình đằng với hàng hoá từ nước ngoàinhập khẩu vào thị trường trong nước
- Điều kiện để tự do hoá thương mại:
Trang 27Để phát huy lợi thế so sánh khi thực hiện tự do hoá thương mại cần phảiđảm bảo các điều kiện tối thiểu sau:
+ Đảm bảo sự ổn định vĩ mô, nhất là ổn định chính trị, kinh tế, tạo không khíhợp tác hoà bình hữu nghị và thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh doanh
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ nhất quán,phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng chocác hoạt động kinh tế đối ngoại
+ Cải cách và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính của các cơ quan chínhphủ, nhất là cơ quan có liên quan đến hoạt động ngoại thương
+ Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trước hết là những trungtâm giao lưu kinh tế và của ngõ thông thương với thị trường Thế giới như hệ thốngđường giao thông, thông tin liên lạc, điện nước và các dịch vụ thiết yếu đạt trình
độ quốc tế, tạo môi trường kinh doanh năng động và hiệu quả cho các doanh nghiệptrong nước và các nhà đầu tư quốc tế
+ Đào tạo và xây dựng một nguồn nhân lực phù hợp với như cầu phát triểnnhất là giới kinh doanh, doanh nghiệp trên lĩnh vực thương mại quốc tế, có đủchuyên môn và bản lĩnh để làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài
Cần thiết phải tự do hoá thương mại theo trình tự: Tự do hoá thương mại làviệc cần phải làm đối với tất cả các nước trong điều kiện hội nhập kinh tế Tuynhiên, tự do hoá thương mại cần phải được thực hiện theo những bước đi phù hợp,nhất là đối với các nước đang phát triển Nếu không chú trọng đến trình tự do hoá,các nước này có thểphải gánh chịu những boà học đắt giá Việc xác định lộ trình tự
do hoá thương mại cần dựa vào đặc điểm, điều kiện và nỗ lực của mỗi quốc gia
Chính sách bảo hộ mậu dịch
- Đây là chính sách thương mại quốc tế, trong đó Chính phủ của một quốc gia
áp dụng các biện pháp để cản trở và điều chính dòng vận động của hàng hoa nướcngoài xâm nhập vào thị trường trong nước
- Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch:
+ Hạn chế nhập khẩu hàng hoá nước ngoài thông qua các hàng rào thuế quan
và phi thuế quan
Trang 28+ Chính sách bảo hộ mậu dịch thường được thực hiện trước chính sách mậudịch tự do nhằm bảo vệ cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp có đủ thời gian đểchuẩn bị cho sự cạnh tranh với hàng hoá từ nước ngoài Trong giai đoạn hiện nay,một số nước có xu hướng đòi các nước khác thực hiện chính sách mậu dịch tự dođối với hàng hoá của họ, song thực tế hầu hết các quốc gia vẫn bằng cách này haycách khác thực hiện việc bảo hộ hàng hoá nước mình.
c) Các nguyên tắc cơ bản của chính sách thương mại quốc tế
- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
MFN là quy chế mà một nước dành cho một nước khác các điều kiện đối xửtốt nhất trong quan hệ thương mại, nghĩa là nước được hưởng MFN phải đượchưởng tất cả những ưu đãi về các mặt như thuế quan, mặt hàng, điều kiện thươngmại, quyền lợi pháp nhân… mà quốc gia áp dụng MFN dành cho bất kỳ nước thứ
ba khác (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008, tr.87)
Như vậy, các bên tham gia sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi khôngkém hơn những ưu đãi mà mình đã đang và sẽ dành cho các nước khác, cụ thể có 2trường hợp:
+ Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia đã và đang hoặc sẽdành cho bất kỳ một nước thức ba nào thì cũng được áp dụng cho bên tham gia kiahưởng một cách không điều kiện
+ Hàng hoá di chuyển từ một bên tham gia này đưa vào lãnh thổ của bên kia
sẽ không chịu thuế quan và các chi phí cao hơn hoặc những thủ tục phiền toái hơnnhững thuế và thủ tục đã, đang và sẽ được áp dụng đối với hàng hoá nhập vào từnước thứ ba
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc quan trọng được quy định trongnhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, cùng với MFN tạo nênnguyên tắc cơ bản không phân biệt đối xử của WTO Nguyên tắc này đòi hỏi cácsản phẩm nước ngoài và nhiều khi cả các nhà cung cấp nước ngoài được đối xử trênthị trường nội địa không kém ưu đãi hơn với sản phẩm nội địa cùng loại và các nhàcung cấp nội địa (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008, tr.92)
Trang 29Nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ quan trọng đối với hàng hóa thươngmại biên giới, hàng hóa do Chính phủ mua sắm…Thực tế cho thấy các nước pháttriển thường chiếm vị trí thuận lợi hơn các nước kém phát triển do đó tính chấtngang bằng trên thực tế có thể chỉ là hình thức.
Ngoài ra còn có các nguyên tắc như có đi có lại; mở rộng tự do thương mại;cạnh tranh lành mạnh; minh bạch hóa chính sách kinh tế; ưu đãi cho các nước đangphát triển Các nguyên tắc này được quy định trong các văn kiện pháp luật củaWTO, có tình bắt buộc với các thành viên, đồng thời có tính định hướng đối với cácnước cũng như vùng lãnh thổ không phải thành viên WTO
d) Các công cụ của chính sách thương mại quốc tế
Công cụ thuế quan
- Thuế quan là những khoản tiền tệ mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan- cơ quan đại diện cho nước sở tại (ĐỗĐức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008, tr.101) Đây là công cụ kinh tế mà thôngqua đó Nhà nước có thể khuyến khích hoặc hạn chế lượng hàng hoá xuất nhập khẩutuỳ theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
- Theo đối tượng đánh thuế: thuế quan được chia thành thuế quan xuất khẩu vàthuế quan nhập khẩu, thuế quan quá cảnh, trong đó thuế quan nhập khẩu có vị tríquan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia
+ Thuế quan quá cảnh là thuế áp dụng đối với các quốc gia có điều kiện, vị tríđặc biệt thực hiện cá nghiệp vụ trung chuyển hàng hóa (tái xuất khẩu và chuyểnkhẩu)
+ Thuế quan nhập khẩu là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu,theo
đó người mua trong nước phải trả cho hàng hóa nhập khẩu một khoản lơn hơn mức
mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được Đây là loại thuế được áp dụng phổ biến
và rộng rãi ở tất cả các quốc gia trên Thế giới Áp dụng thuế quan nhập khẩu có mặttích cực và tiêu cực nhất định
Về mặt tích cực thì thuế quan góp phần tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhànước, đồng thời giúp điều chỉnh hàng hoá từ thị trường bên ngoài xâm nhập vàotrong thị trường nội địa Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu cũng góp phần bảo vệ thị
Trang 30trường nội địa, giúp các doanh nghiệp và các ngành trong nước còn đang yếu kém
có thời gian phát triển và chuẩn bị để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
Về mặt tiêu cực: Thuế nhập khẩu sẽ làm thiệt hại lợi ích của nhà sản xuất vàngười tiêu dùng; làm cho một số doanh nghiệp sản xuất kém hiệu quả do được bảo
hộ từ Nhà nước, về lâu dài thuế nhập khẩu gây phản ứng xấu như buôn lậu và tạothị trường sản xuất kém hiệu quả
+ Thuế quan xuất khẩu là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu Thuếxuất khẩu làm tăng giá hàng hoá trên thị trường quốc tế và giữ giá thấp hơn ở thịtrường nội địa Điều đó có thể làm giảm lượng khách hàng ở nước ngoài do họ sẽ cốgắng tìm kiếm các sản phẩm thay thế đồng thời nó cũng không khuyến khích cácnhà sản xuất trog nước áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ để tăngnăng suất, chất lượng và giảm giá thành Tuy nhiên, nếu khả năng thay thế thấp,thuế quan xuất khẩu sẽ không làm giảm nhiều khối lượng hàng hoá xuất khẩu vàvẫn mang lại lợi ích đáng kể cho nước xuất khẩu
- Theo phương pháp đánh thuế, thuế quan bao gồm:
+ Thuế quan tính theo đơn vị vật chất của hàng hoá, là loại thuế đơn giản nhấtđánh vào một đơn vị hàng hoá:
P1= Po +Ts
Trong đó: Po là giá cả hàng hóa trước khi đánh thuế;
P1 là giá cả hàng hóa sau khi đánh thuế;
Ts là mức thuế đánh vào một đơn vị hàng hóa.
+ Thuế đánh theo giá trị hàng hóa:
P1= Po (1+t)
Trong đó: t là mức % theo giá trị hàng hoá
+ Thuế hỗn hợp là thuế quan vừa tính theo một tỷ lệ phần trăm so với giá trịhàng hóa vừa cộng với mức thuế tính theo một đợn vị vật chất hàng hóa
(Nguồn: Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008, tr.103)
- Theo mục đích đánh thuế: thuế quan được chia thành thuế tài chính và thuếbảo hộ
Trang 31+ Thuế tài chính là loại thuế có vai trò nhằm làm tăng nguồn thu cho ngânsách nhà nước.
+ Thuế bảo hộ là loại thuế nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, làm giảm sứccạnh tranh của hàng nhập khẩu
Nhìn chung, trong điệu kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng chính sáchthuế của các quốc gia hiện nay để có ảnh hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại,từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và songphương Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động làm tăng đáng kể kimngạch xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên Điều này đã trở thành xu hướngtrong việc hoạch định chính sách thuế quan hiện nay nhằm tự do hoá thương mạigiữa các nước trong khu việc và bảo hộ thị trường khu vực trước sự cạnh tranh củahàng hoá đến từ bên ngoài Trong trường hợp tự do hoá thương mại, lợi ích thươngmại cho các thành viên không còn là điều phải tranh cãi vì mỗi quốc gia nhờ đó sẽtận dụng triệt để những nguồn lực có thế mạnh, loại bỏ những ngành sản xuất yếukém, không hiệu quả, đồng thời người dân cũng sẽ được tiêu dùng những sản phẩmgiá cả cạnh tranh hơn và chất lượng tốt hơn Trong trường hợp bảo hộ thị trườngkhu vực, nếu xét trong một ngành nhất định, có thể có một số nước sẽ lâm vào tìnhtrạng bất lợi do phải nhập khẩu những sản phẩm của các nước trong liên minh vớigiá cao hơn giá quốc tế Tuy nhiên, liên minh thuế quan là một thoả thuận hợp tácgiữa các nước tham gia, do vậy nếu như một nước chịu thiệt hại về một ngành nào
đó thì họ sẽ được hưởng lợi từ một hoặc nhiều ngành khác trên cơ sở cân bằng vềlợi ích giữa các nước thành viên
Hạn ngạch
Hạn ngạch (Quota) hay hạn chế số lượng là một công cụ khá phổ biến tronghàng rào phi thuế quan Hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượngcao nhất một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu từmột thị trường trong một thời gian nhất định (thường là một năm) và thông qua hìnhthức cấp giấy phép (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008, tr.105) Tínhchất riêng biệt của giấy phép cũng như những thủ tực cấp giấy phép của Chính phủcũng đóng vai trò khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu
Trang 32Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng ít hơn hạn ngạch nhập khẩu và thường chỉ
áp dụng đối với những mặt hàng quý hiếm và thiết yếu ví dụ như vàng nguồn tàinguyên trong nước, công cụ này tương đương với biện pháp “Hạn chế xuất khẩu tựnguyện”
Hạn ngạch nhập khẩu là hình thức phổ biến, đưa tới sự hạn chế về số lượnghàng hóa nhập khẩu đồng thời gây ảnh hưởng tới giá nội địa của hàng hóa Hạnngạch nhập khẩu có tác dụng giống như thuế nhập khẩu, nghĩa là nó hạn chế tiêudùng trong nước, cũng dẫn tới sự lãng phí nguồn lực xã hội nhưng đây là công cụquan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất hay thay thế nhập khẩu, bảo hộ nền sảnxuất nội địa Đối với Chính phủ và các nhà doanh nghiệp, hạn ngạch cho biết trước
số lượng hàng nhập khẩu, khác với thuế nhập khẩu vì nó phụ thuộc vào mức độ cogiãn của quan hệ cung cầu trên thị trường Tuy nhiên, hạn ngạch nhập khẩu có tácđộng khác với thuế quan nhập khẩu ở chỗ:
Thứ nhất, hạn ngạch nhập khẩu không đem lại nguồn thu cho Ngân sách Nhànước và không có tác dụng hỗ trợ cho các loại thuế khác nhưng hạn ngạch có thểđem lại lợi nhuận rất lớn cho những người xin được giấy phép nhập khẩu theo hạnngạch
Thứ hai, hạn ngạch nhập khẩu có thể biến một doanh nghiệp trong nước thànhmột nhà độc quyền và cũng có thể dẫn tới hiện tượng tiêu cực khi xin cấp giấyphép Đây cũng là lý do của nhận định cho rằng hạn ngạch có tác hại nhiều hơnthuế quan, tuy nhiên điều này có thế khắc phục bằng cách thực hiện bán đấu giácông khai và minh bạch giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch
Hạn ngạch nhập khẩu mang tính chắc chắn hơn là thuế nhập khẩu nên một sốnhà sản xuất nội địa giành được giấy phép nhập khẩu sẽ ưa thích hơn và hưởng lợinhiều nhất, trong khi người tiêu dùng lại bị thiệt hơn nhiều mà Nhà nước cũngkhông có nguồn thu
Giấy phép
Giấy phép (Licence) là hình thức cơ quan có thẩm quyền cho phép cá nhà kinhdoanh được xuất khẩu hoặc nhập khẩu (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng,
Trang 332008, tr.107) Công cụ này có hiệu lực mạnh hơn so với thuế quan nhưng thuộcnhóm hạn chế phi thuế quan Giấy phép có nhiều loại:
- Giấy phép chung: chỉ quy định tên hàng và thị trường không hạn chế địnhlượng và không ghi rõ địa chỉ doanh nghiệp cấp
- Giấy phép riêng: được cấp riêng cho từng nhà kinh doanh trong đó ghi rõ sốlượng, giá trị, thị trường và mặt hàng cụ thể
Bên cạnh đó còn có các hình thức khác như giấy phép có điều kiện, giấy phép
ưu tiên…
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Đây là một hình thức của hàng rào thương mại phi thuế quan, một biện pháphạn chế xuất khẩu mà theo đó một quốc gia nhập khẩu yêu càu quốc gia xuất khẩuphải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách “tự nguyện” nếukhông họ sẽ áp dụng những biện pháp trả đũa Bản chất đây là cuộc thương lượngthương mại giữa các bên nhằm giảm bớt việc xâm nhập của hàng ngoại và tạo công
ăn việc làm cho thị trường nội địa Hạn chế xuất khẩu tự nguyện thường mang tínhmiễn cưỡng và gắn với những điều kiện nhất định, thường áp dụng với các quốc gia
có kim ngạch xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó
Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn kỹ thuật là một yêu cầu khách quan đối với các loại hàng hoá vàdịch vụ nhằm bảo vệ người tiêu dùng Nội dung của nó là những quy trình vệ sinhthực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với động và thực vật tươi sống, tiêu chuẩn đolường, quy định về an toàn lao động, bao bì đóng gói cũng như các tiêu chuẩn vềbảo vệ môi trường sinh thái, quy định về tỷ lệ nguyên vật liệu nhất định trong nước
để sản xuất một loại hàng hoá nào đó (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng,
2008, tr.108) Những quy định này đòi hỏi khách quan của xã hội ngày càng pháttriển và phản ánh trình độ nền văn minh nhân loại Về mặt kinh tế, những quy định
về tiêu chuẩn kỹ thuật có tác dụng bảo hộ với thị trường trong nước, hạn chế và làmméo mé dòng vận động của hàng hóa trên thị trường Ngày nay những quy định nàyđược các nước phát triển áp dụng để ngăn chặn hàng hoá của nước ngoài vào nước
Trang 34mình một cách tinh tế và khéo léo, vì vậy có thể coi những quy định về tiêu chuẩnkỹ thuật là một công cụ siêu bảo hộ.
Tín dụng xuất khẩu
Đây là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước lập các quỹ tíndụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ hống ngân hàng thương mại, bảo đảm gánh chịu rủi ronhằm tăng cường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu và thông qua đó thúc đẩy xuấtkhẩu (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008, tr.109)
Tín dụng xuất khẩu có thể được cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho các nhà sảnxuất hoặc xuất khẩu trong nước nhằm giúp họ đẩy mạnh xuất khẩu Tín dụng còn cóthể được nước xuất khẩu cấp cho các nước nhập khẩu hoặc nhà nhập khẩu thôngqua các hình thức gia hạn thanh toán, trả chậm, ưu đãi về điều kiện vay và lãi suấtvay để khuyến khích họ nhập hàng của mình
Công cụ tín dụng xuất khẩu thường được các nước phát triển sử dụng nhiềuhơn và chủ yếu áp dụng cho nhóm mặt hàng thiết bị, máy móc, dây chuyển côngnghệ đồng bộ
Trang 35Ngoài các biện pháp thường hay sử dụng nêu trên, chính sách thương mại còn
có những công cụ như bán phá giá, phá giá tiền tệ, hệ thống thuế nội địa, độc quyềnmua bán
1.2.1.3 Chính sách đầu tư
Các chính sách và biện pháp liên quan đến đầu tư cũng có tác động quan trọngmột cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cán cân thương mại thông qua các kênh cơbản là: Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài; nguồn thu nhập chuyển giao từ nước ngoàinhư viện trợ, thu nhập ròng từ các dự án đầu tư ngoài nước, kiều hối…; nguồn vốnvay và chính sách đầu tư trong nước Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là
bộ phận quan trọng của tài khoản vốn Việc gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cótác dụng bù đắp thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai Đối với các nước đang pháttriển, khi xuất khẩu dịch vụ còn hạn chế và các nguồn chuyển giao chưa đáng kể, vốnFDI góp phần làm lành mạnh háo cán cân thương mại Tăng đầu tư nước ngoài vàocác ngành thay thế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu góp phần thúc đẩy xuấtkhẩu và hạn chế nhập khẩu, trong dài hạn sẽ góp phần cải thiện cán cân thương mại Bên cạnh đó, việc gia tăng nguồn thu nhập chuyển giao từ nước ngoài như việntrợ, thu nhập ròng từ các dự án đầu tư ngoài nước, kiểu hối… có tác dụng bù đắpthâm hụt cán cân thương mại hàng hóa Mặt khác, sự ổn định và gia tăng các khoảnchuyển giao làm cho khả năng chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai lớn hơn, từ
đó có thể mở rộng nhập khẩu nhiều hơn so với dự kiến Điều này là rất quan trọng đốivới các nước đang phát triển khi cần phải thu hút vốn, công nghệ kỹthuật từ bênngoài Hơn nữa, nguồn vốn vay nếu sử dụng không hiệu quả như đầu tư vào cácngành thay thế nhập khẩu, các công trình mang lại hiệu quả kinh tế thấp (mua sắmcủa Chính phủ, tiêu dùng…) sẽ làm trầm trọng cán cân tài khoản vãng lai và nợ nướcngoài do chỉ số nợ/xuất khẩu có xu hướng tăng và tỷ số giữa lãi suất phải trả cáckhoản nợ so với mức độ tăng xuất khẩu cũng sẽ tăng theo Ngoài ra, chính sách đầu
tư trong nước cũng ảnh hưởng đến cán cân thương mại Đầu tư trong nước theo địnhhướng xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu đều có ảnh hưởng đến cán cân thương mại.Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cũng ảnh hưởng đáng kể đến cáncân thương mại Ví dụ như nếu xem nhẹ đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợlàm tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh hành xuất
Trang 36khẩu, hạn chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài Do vậy, khi các dự án đầu tư có hiệuquả thấp sẽ khiến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu suy yếu đi đồng thời hàngnhập khẩu sẽ có mức chi phí cao hơn, điều này tác động đến tình trạng của cán cânthương mại.
1.2.1.4 Chính sách tỷ giá
Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởngđến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trườngquốc tế Khi tỷ giá hối đoái tăng lên có nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống sovới đồng ngoại tệ, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sẽ có tác động bất lợicho nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu (Đỗ Đức Bình và Nguyễn ThườngLạng, 2008, tr.206) Khi tỷ giá đồng nội tệ giảm thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu
sẽ trở nên đắt hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên rẻ hơn đối với ngườinước ngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ giảm lên sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu vàthuận lợi cho xuất khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng tăng Ngược lại, khi tỷgiá đồng nội tệ tăng lên, nhập khẩu sẽ có lợi thế trong khi xuất khẩu gặp bất lợi vàxuất khẩu ròng giảm xuống Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 100,000VND và một bộ ấm chén tương đương của Hàn Quốc có giá 4,500 KRW (Won HànQuốc) Với tỷ giá hối đoái 20 VND = 1 KRW thì bộ ấm chén Hàn Quốc sẽ đượcbán ở mức giá 90,000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là100,000 VND Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Hàn Quốc có lợi thếcạnh tranh hơn Nếu VND mất giá và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 24 VND =1KRW thì lúc này bộ ấm chén Hàn Quốc sẽ được bán với giá 108,000 VND và kémlợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam
1.2.1.5 Một số yếu tố cơ bản khác
Lạm phát gián tiếp tác động đến tỷ giá hối đoái, khi lạm phát tăng thì làm chođồng nội tệ giảm giá tương đối với đồng ngoại tệ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng Tỷgiá tăng tác động trực tiếp đến cán cân thương mại Trong ngắn hạn, khi lạm pháttăng sẽ làm cho giá cả hàng hóa trong nước tăng lên, giá hàng xuất khẩu cũng tăngtheo điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên, trong dàihạn, khi lạm phát tăng sẽ làm nội tệ mất giá đồng nghĩa với việc tỷ giá của đồng
Trang 37ngoại tệ so với nội tệ tăng, hàng hóa trong nước rẻ hơn tương đối với hàng hóa nướcngoài, điều này thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố thu nhập của các đối tác xuất khẩu, nhập khẩu;giá thế giới của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; các yếu tố như chính sách thuế, tàikhoá, chính sách lãi suất, quản lý nợ nước ngoài, chính sách tiêu dùng…
1.2.2 Tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế
Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ cùng với các yếu tố chi cho tiêudùng, chi cho đầu tư, chi tiêu của Chính phủ cấu thành tổng thu nhập quốc dân(GDP) Vì vậy, cán cân thương mại là một bộ phận cấu thành nên tổng thu nhậpquốc dân, trạng thái thặng dư hay thâm hụt có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăngtrưởng và phát triển của nền kinh tế Cán cân thương mại có mối quan hệ mật thiếtvới các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản Qua trạng thái của cán cân thương mại ta có thểthấy được động thái của nền kinh tế ở những thời điểm tương ứng Do đó, nhữngbiến động của cán cân thương mại chính là cơ sở để Chính phủ của các nước cónhững biện pháp nhằm điều chỉnh chiến lược, mô hình phát triển kinh tế cũng nhưchính sách cạnh tranh cho phù hợp
1.2.2.1 Tác động tích cực
Cán cân thương mại thặng dư thể hiện lượng tài sản của nền kinh tế tăng Bêncạnh đó, trạng thái của cán cân thương mại có tác động đến các mặt của nền kinh tế,
cụ thể nếu cán cân thương mại thặng dư thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tạo thêm công ăn việc làm đồng thời tăng tích lũy quốc gia dưới dạng ngoại hốicũng như tạo uy tín và tiền đề để đồng nội tệ tự do chuyển đổi hơn nữa
1.2.2.2 Tác động tiêu cực
Cán cân thương mại bị thâm hụt đặc biệt kéo dài trong nhiều năm thì việc hạnchế và cắt giảm nhập khẩu là một phần của những biện pháp tài chính và tiền tệkhắc khổ Điều này sẽ dẫn đến việc giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây ảnh hưởngđến sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và tình trạng thất nghiệp sẽ bị gia tăng
Tuy nhiên, thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại trong ngắn hạn sẽ chưaphản ánh chính xác về trạng thái thực của kinh tế mà cần phải cân nhắc thêm các
Trang 38khía cạnh như tỷ giá, lạm phát, mức độ dự trữ ngoại tệ Vấn đề là cán cân thươngmại thâm hụt ở mức có thể bảo đảm sức chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai và
nợ nước ngoài
Trang 39CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1992-2016
2.1 Khái quát về mối quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc
2.1.1 Khái quát về mối quan hệ thương mại truyền thống giữa hai quốc gia
Kể từ những năm 1980, Việt Nam đã có sự trao đổi mậu dịch với Hàn Quốctuy nhiên hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào ngày 22/12/1992.Tính đến nay quan hệ hai nước đã trải qua gần 25 năm trong đó có 17 năm quan hệ
ngoại giao song phương và gần 8 năm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn
Quốc luôn đứng trong danh sách nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế quy mô lớn nhấtvới Việt Nam Hai nước đã thành lập Uỷ ban liên Chính phủ về Hợp tác Kinh tế vàKhoa học kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc là lĩnh vực phát triển nhanh nhất, năngđộng nhất và hiệu quả nhất trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốctrong gần 25 năm qua trên các khía cạnh như viện trợ phát triển, đầu tư trực tiếp vàthương mại Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng lên nhiều lần,tốc độ tăng trưởng thương mại song phương từ năm 1992 đến năm 2016 đạt mứcbình quân 27%/năm Đặc biệt giai đoạn kể từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) và Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc(AKFTA), thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc càng được thúc đẩy tăngtrưởng mạnh mẽ Hai nước đang tiếp tục đẩy mạnh quan hệ thương mại để phấn đấuđạt mục tiêu tổng kim ngạch thương mại hai chiều phát triển ổn định, phấn đấu đạtmục tiêu 70 tỷ USD hoặc cao hơn là 100 tỷ USD vào năm 2020 đồng thời tích cựchợp tác nhằm giảm dần và hướng tới sự cân bằng cán cân thương mại giữa hainước
2.1.2 Những bước tiến trong quan hệ hợp tác song phương Việt Nam – Hàn Quốc
Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã duy trì đều đặn hàngnăm việc trao đổi đoàn và các cuộc tiếp xúc lãnh đạo cấp cao Kết quả của mỗi lầnthăm viếng lẫn nhau ở cấp cao này không chỉ là hàng loạt các văn bản và thỏa thuậnhợp tác được ký kết mà mức độ chặt chẽ của quan hệ song phương giữa hai nước,
Trang 40Hàn Quốc và Việt Nam đã phát triển mối quan hệ trên tinh thần xây dựng và hướngtới tương lai dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau Trên cơ sở phát triển quan hệ hợp tác,hai nước đã nhất trí nâng cấp mối quan hệ lên thành quan hệ "đối tác hợp tác chiếnlược" tại Hội nghị cấp cao song phương năm 2009.
Hai nước đã ký nhiều hiệp định quan trọng như: Hiệp định hợp tác kinh khoa học kỹ thuật (02/1993), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư - sửa đổi(9/2003), Hiệp định Hàng không, Hiệp định Thương mại (5/1993), Hiệp định tránhđánh thuế 2 lần (5/1994), Hiệp định Vận tải biển (4/1995), Hiệp định Hải quan(3/1995), Hiệp định về hợp tác du lịch (8/2002), Hiệp định tương trợ tư pháp vềhình sự (9/2003), Hiệp định về viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật (4/2005)
tế-…Bên cạnh đó, Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã và đang hợp tác chặt chẽ trong cáckhuôn khổ đa phương như ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN +3, ASEAN + 6, APEC,ASEM, WTO …
Những Hiệp định quan trọng tác động lớn đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc:
2.1.2.1 Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)
Năm 2007, Việt Nam và các nước ASEAN khác đã ký một FTA với HànQuốc (AKFTA), trong đó Hiệp định thương mại hàng hóa (TIG) có hiệu lực từtháng 6 năm 2007 Hiệp định thương mại dịch vụ (TIS) có hiệu lực từ tháng 5 năm
2009 và Hiệp định đầu tư (IA) có hiệu lực từ tháng 9 năm 2009
Hiệp định AKFTA đã trở thành một bước đệm đưa quan hệ thương mạiASEAN - Hàn Quốc lên một tầm cao mới toàn diện hơn Tuy nhiên, do nền tảng đadạng, cơ cấu kinh tế và mức độ phát triển khác nhau của các nước thành viênASEAN nên đòi hỏi một số lĩnh vực cần được tự do hóa hơn hoặc cần mở ra khảnăng tiếp cận thị trường tốt hơn nữa Sau khi thực hiện Hiệp định thương mại hànghóa (TIG), thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc được cải thiệnmạnh mẽ, cả xuất và nhập khẩu đều tăng
Lộ trình cắt giảm, xóa bỏ thuế quan trong Hiệp định về Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc như sau:
Thứ nhất, lộ trình giảm thuế thông thường (NT): bao gồm 90% số dòng thuế