1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Phúc Yên (LV thạc sĩ)

104 406 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Phúc Yên (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Phúc Yên (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Phúc Yên (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Phúc Yên (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Phúc Yên (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Phúc Yên (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Phúc Yên (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Phúc Yên (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Phúc Yên (LV thạc sĩ)

Trang 1

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚC YÊN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

ĐOÀN THỊ CHI

Hà Nội – 2017

Trang 2

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚC YÊN

Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểmChuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 60340201

Họ và tên: Đoàn Thị Chi Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Việt Dũng

Hà Nội – 2017

Trang 3

L I CAM ĐOAN ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ kinh tế “Ứng dụng mô hình giả lậpMonte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương Việt Nam -Chi nhánh Phúc Yên” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sựhướng dẫn của PGS, TS Nguyễn Việt Dũng Các thông tin, số liệu và tài liệu mà tôi

sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và không vi phạm cácquy định của pháp luật Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưatừng được công bố trong bất kỳ các ấn phẩm, công trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tôi xin hoàn toànchịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Học viên

Đoàn Thị Chi

Trang 4

L I C M N ỜI CAM ĐOAN ẢM ƠN ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạytrong chương trình Cao học ngành Tài chính – Ngân hàng tại trường Đại học Ngoạithương, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở để tôithực hiện tốt luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS,TS Nguyễn Việt Dũng đã tận tình hướng dẫntôi trong thời gian thực hiện luận văn Những gì thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo đã chotôi rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã chotôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cũng như cáccán bộ nhân viên của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh PhúcYên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tincho luận văn này

Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điềukiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn

Rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý Thầy/Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 04 năm 2017

Học viên

Trang 5

Đoàn Thị Chi M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Những vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư tại các Ngân hàng thương

1.1.2 Vai trò và mục đích của thẩm định dự án đầu tư tại các Ngân hàng

1.2 Những vấn đề cơ bản về phân tích rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư sử dụng mô hình giả lập Monte Carlo tại các ngân hàng thương mại 10

1.2.1 Khái niệm rủi ro: 10

1.2.2 Sự cần thiết phải phân tích rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại 12

1.2.3 Qui trình quản lý rủi ro trong thẩm định tín dụng dự án đầu tư 12

1.2.4 Cơ sở toán học của các phương pháp phân tích rủi ro 25 1.2.5 Giới thiệu mô hình phân tích định lượng bằng mô phỏng Monte Carlo 29

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG

Trang 6

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỢP NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚC YÊN 37

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc

2.1.1 Khái quát tình hình tổ chức, mạng lưới, nhân sự 37

2.2 Thực trạng áp dụng các phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP

2.2.1 Phân tích độ nhạy 41

2.2.2 Phân tích kịch bản: 43

2.3 Áp dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư trường

2.3.1 Giới thiệu mô hình phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo thông qua phần mềm Crystal Ball 45

Ball để thẩm định rủi ro dự án đầu tư: trường hợp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên 48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍNH ỨNG DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔ PHỎNG MONTE CARLO ĐỂ THẨM ĐỊNH RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚC YÊN 71

3.1 Định hướng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam- chi nhánh Phúc Yên trong thời gian tới: 71

3.2 Giải pháp nâng cao tính ứng dụng của mô phỏng Monte Carlo trong thẩmđịnh dư án đầu tư tại NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.73

3.2.1 Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng tại

3.2.2 Giải pháp về trang thiết bị ngân hàng: 76

3.2.3 Giải pháp về hệ thống thông tin: 79

Trang 7

3.2.4 Giải pháp về việc xây dựng qui trình thẩm định dự án đầu tư có đưa ứng dụng Monte Carlo vào qui trình bắt buộc: 82

3.2.5 Giải pháp về tổ chức điều hành 83

3.2.6 Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau khi cấp tín dụng để làm cơ sở thông tin chắc chắn cho việc ứng dụng Monte Carlo, 84

3.2.7 Chú trọng đến vai trò của các tổ chức trung gian trong việc cung cấp thông tin đầu vào cho thẩm định dự án đầu tư nói chung và ứng dụng

mô phỏng Monte Carlo nói riêng 85

KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên

DANH M C B NG BI U, S Đ ỤC LỤC ẢM ƠN ỂU, SƠ ĐỒ ƠN Ồ

Trang 9

Hình 1.1: Quy trình thẩm định tín dụng 9

Hình 1.2 Qui trình quản lý rủi ro áp dụng trong thẩm định tín dụng dự án đầu tư 13

Bảng 1.2 Phân loại khả năng và tác động của rủi ro 17

Hình 1.3 Nguyên tắc hoạt động của phương pháp Monte Carlo 29

Hình 1.4 Qui trình mô phỏng Monte Carlo 31

Bảng 2.1 Cơ cấu nợ tại NHCT Phúc Yên tại 30/06/2016 38

Bảng 2.2 Minh họa phân tích độ nhạy 41

Bảng 2.3 Tổng mức đầu tư dự án Trung Kính 48

Bảng 2.4 Bảng tiến trình chi phí đầu tư theo từng năm 50

Bảng 2.5 Các nguồn vốn tham gia phương án 50

Bảng 2.6.Kế hoạch vay và trả nợ 51

Bảng 2.6 Bảng tiến độ thu tiền của dự án 51

Bảng 2.7 Bảng thông số đầu vào của dự án 1

Bảng 2.8 Bảng lợi nhuận hàng năm 54

Bảng 2.9 Bảng dòng tiền của dự án 58

Bảng 2.10 Bảng tổng hợp hiệu quả tài chính dự án Trung Kính 62

Bảng 2.11 Kết quả phân tích độ nhạy theo biến giá bán chung cư (triệu VNĐ) .62 Bảng 2.12 Kết quả phân tích độ nhạy theo biến chi phí xây dựng công trình (triệu VNĐ) 63

Bảng 2.13 Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều (triệu VNĐ) 63

Bảng 2.8 Giá bán và cho thuê chung cư phân khúc căn hộ trung bình trên địa bàn Hà Nội 66

Bảng 2.9 Bảng tham khảo chi phí xây dựng phổ biến theo báo cáo của công ty Langdon&Seah 67

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trang 10

Đối với các ngân hàng, phân tích và kiểm soát được rủi ro trong thẩm định dự

án đầu tư là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trong qui trình cho vay Hầu hếtcác nhân viên thẩm định tín dụng đều khẳng định rủi ro của dự án đầu tư có ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng Mặt khác thời gian gần đây có ghi nhận sốlượng tăng lên của nợ xấu mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc không đolường được rủi ro Do đó, phân tích rủi ro sẽ giúp ngân hàng có được sự chủ động

và an toàn trong quá trình cho vay

Trong phạm vi đề tài này sẽ giới thiệu ứng dụng mô phỏng Monte Carlo đểphân tích rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam – Chi nhánh Phúc Yên

Kết cấu luận văn gồm ba chương với các nội dung chính như sau:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư sử dụng mô hình

giả lập Monte Carlo tại các Ngân hàng thương mại

Tại chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư vàphân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư tại cácngân hàng thương mại

Chương 2: Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu

tư – trường hợp NHCT Phúc Yên

Tại chương 2, tác giả giới thiệu chung về NHCT Phúc Yên – chất lượng nợ,thực trạng sử dụng các phương pháp thẩm định rủi ro tín dụng và hướng dẫn cách

sử dụng mô phỏng Monte Carlo trong thẩm định dự án đầu tư với một dự án cụ thể

Chương 3: Các giải pháp nâng cao tính ứng dụng của mô hình giả lập Monte

Carlo trong thẩm định rủi ro dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam – Chi nhánh Phúc Yên

Sau khi nêu ra được sự vượt trội của mô phỏng Monte Carlo trong thẩm định

dự án đầu tư tại các NHTM và hướng dẫn cách sử dụng mô phỏng Monte Carlothông qua một ví dụ cụ thể tại NHCT Phúc Yên, tại chương 3, tác giả tiếp tục đưa racác giải pháp nhằm nâng cao tính ứng dụng của mô hình giả lập Monte Carlo trong

Trang 11

thẩm định rủi ro dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chinhánh Phúc Yên.

Trang 12

L I M Đ U ỜI CAM ĐOAN Ở ĐẦU ẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Cho tới tận những năm 1960, phương pháp thẩm định tài chính dự án phổ biến

là thời gian thu hồi vốn không có chiết khấu (payback period), tỉ lệ lợi nhuận kếtoán (accounting rate of return) và phân tích điểm hòa vốn (breakeven point).Những phương pháp đánh giá và thẩm định dự án tĩnh này có một điểm yếu cốt lõi

là chúng không tính đến yếu tố thời gian của tiền tệ và do vậy nó chưa phản ánhđúng rủi ro thực tế của dự án, dẫn đến những sai lầm trong việc ra quyết định có haykhông chấp nhận đầu tư vốn vào dự án bởi những nhà đầu tư (Ross & Westerfield,2012; Brealey & Myers, 2013)

Đến cuối những năm 1960, nhằm hạn chế nhược điểm trên của các phươngpháp thẩm định trên, các nhà quản trị, các nhà đầu tư cũng như các tổ chức tài chính

đã sử dụng các phương pháp thẩm định tài chính dự án mà có tính đến yếu tố thờigian của tiền tệ với trọng tâm là chiết khấu dòng tiền tự do Nổi bật trong số cácphương pháp này là đánh giá dự án dựa trên giá trị hiện tại ròng NPV và tỉ lệ hoànvốn nội bộ IRR (Berk & DeMarzo, 2012; Ross & Westerfield, 2012) Tuy nhiên bảnthân các phương pháp này lại nảy sinh một nhược điểm mới: tất cả chúng đều dựatrên một giả định then chốt rằng dòng tiền của dự án (cũng như các biến đầu vàokhác) là cố định Đây rõ ràng là một giả định rất yếu vì trong thế giới thực, các biếnđầu vào này là không cố định là phụ thuộc nhiều vào các biến động của nền kinh tế Trước đòi hỏi về một phương pháp đánh giá và thẩm định dự án trong nhữngđiều kiện không chắc chắn, kể từ những năm cuối thập niên 80 giới đầu tư, chủ yếu

là các tổ chức tài chính lớn đã sử dụng một phương pháp thẩm định và đánh giá mớidựa trên mô phỏng Monte Carlo nhằm tính đến yếu tố không chắc chắn và bất định

về các thông tin đầu vào trong quá trình đánh giá Monte Carlo là một phương pháptính toán dựa trên cơ sở xác suất – thống kê được phát minh bởi bộ ba StanislawUlam, John von Neumann và Nicholas Metropolis nhằm giải quyết những khó khăntrong việc thiết kế và chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới thuộc dự ántối mật Mahattan ở thế chiến thứ hai Mặc dù nền tảng lý thuyết của phương pháptính toán này là hoàn thiện và đã khẳng định sức mạnh của nó nhưng trong một thời

Trang 13

gian dài, phương pháp này ít phổ biến do khối lượng tính toán là rất lớn Tuy nhiên,

từ những nhăm 1980 trở đi sức mạnh tính toán của các máy tính ngày càng được cảithiện nên phương pháp Monte Carlo đã được vận dụng ở hầu hết các vấn đề khácnhau trong đó có công tác thẩm định tài chính dự án (Brigham & Ehrhardt, 2013) Tại NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên, phương phápMonter Carlo hiện vẫn chưa được sử dụng phổ biến trong việc thẩm định và đánhgiá dự án mặc dù trên thế giới phương pháp này đã được sử dụng phổ biến tronggần 30 năm qua Hơn nữa trong khoảng 10 năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam đãngày càng trở nên khó đoán và nhạy cảm hơn trước những những biến động của cácbiến số kinh tế vĩ mô cũng như tình hình kinh tế - chính trị không chỉ ở trong nước

mà còn trên thế giới Điều này ngụ ý rằng việc áp dụng phương pháp Mote Carlocho thẩm định dự án tại NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên

là cần thiết và đáp ứng được những biến đổi liên tục của nền kinh tế để đảm bảo raquyết định cho vay đúng đắn Trước khoảng trống nghiên cứu đó, em quyết định lựachọn đề tài nghiên cứu là “Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo cho thẩm định

dự án đầu tư tại NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên và cách áp dụng mô hình giả lập môhình giả lập Monte Carlo để cho thấy sự vượt trội của mô phỏng Monte Carlo so vớicác phương pháp thẩm định khác mà ngân hàng đang sử dụng Đồng thời, đề tài đềxuất các phương pháp nâng cao ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩmđịnh rủi ro dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánhPhúc Yên

3 Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Trong những năm vừa qua có một số công trình nghiên cứu khoa học cũngnghiên cứu về mô phỏng Monte Carlo, điển hình là các công trình sau:

- Đề tài luận văn Thạc sĩ của Trần Viết Nghị về “ Ứng dụng mô phỏngMonte Carlo thông qua phần mềm Crystal Ball để phân tích rủi ro trongviệc xác định giá thành xây dựng”do PGS, TS Nguyễn Thị Cúc (Đại học

Đà Nẵng) làm chủ nhiệm, năm hoàn thành: 2012 Công trình đã cho

Trang 14

chúng ta một cách nhìn khái quát về phần mềm Crystal Ball và ứng dụngCrystal Ball trong phân tích rủi ro giá thành xây dựng công trình do ảnhhưởng của chi phí vật tư Chúng ta có thể sử dụng kết quả của công trìnhlàm yếu tố dữ liệu đầu vào cho mô phỏng Monte Carlo trong thẩm định

dự án đầu tư tại NHCT Phúc Yên

- Đề tài luận văn Thạc sĩ của Lương Thị Thanh “Ứng dụng phương phápgiả lập Monte Carlo vào định giá cổ phiếu của công ty cổ phần Bibica”

do PGS, TS Nguyễn Việt Dũng (Đại học Ngoại thương) hướng dẫn, nămhoàn thành: 2014 Công trình đã cho chúng ta cái nhìn khái quát vềMonte Carlo và ứng dụng trong định giá cổ phiếu

- Đề tài luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Ngân “Áp dụng giả lậpMonte Carlo trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Việt Nam” doPGS, TS Nguyễn Việt Dũng (Đại học Ngoại thương) hướng dẫn, nămhoàn thành: 2015 Công trình đã cho chúng ta cái nhìn khái quát vềMonte Carlo và ứng dụng trong thẩm định dự án đầu tư nói chung

- Đề tài luận văn Thạc sĩ của Trần Tiến Dũng “Ứng dụng giả lập MonteCarlo trong định giá cổ phiếu tại Việt Nam” do PGS, TS Nguyễn ViệtDũng (Đại học Ngoại thương) hướng dẫn, năm hoàn thành: 2016 Côngtrình đã cho chúng ta cái nhìn khái quát về Monte Carlo và ứng dụngtrong định giá cổ phiếu tại Việt Nam

Tham khảo các nghiên cứu trên và một số nghiên cứu khác, nhận thấy rằng

mô phỏng Monte Carlo có ứng dụng rất lớn trong việc phân tích các lĩnh vực liênquan đến rủi ro trong đó có thẩm định dự án đầu tư Tuy nhiên chưa có nghiên cứunào về việc ứng dụng mô phỏng Monte Carlo trong ngân hàng thương mại Do đórất cần thiết để nghiên cứu cách ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩmđịnh dự án đầu tư tại NHCT Phúc Yên

4 Đối tượng nghiên cứu:

Phương pháp sử dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định rủi ro dự

án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 15

Nghiên cứu cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư sử dụng mô hìnhgiả lập Monte Carlo tại các Ngân hàng thương mại, tại đó nêu bật lên

sự vượt trội của mô hình giả lập Monte Carlo

Hướng dẫn cách ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩmđịnh dự án đầu tư – trường hợp tại NHCT Phúc Yên thông qua phầnmềm Crystal Ball

Đề xuất các giải pháp nâng cao tính ứng dụng của mô hình giả lậpMonte Carlo thông qua phần mềm Crystal Ball trong thẩm định rủi ro

dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chinhánh Phúc Yên

6 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn bao gồm:Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thốnghóa lý thuyết, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích và so sánh, phươngpháp xác suất thống kê, phương pháp định lượng

Phạm vi về nội dung nghiên cứu: các giải pháp nâng cao tính ứngdụng của mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định rủi ro dự ánđầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánhPhúc Yên

Giới hạn về địa điểm nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam – chi nhánh Phúc Yên

7 Cấu trúc bài luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục tàiliệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư sử dụng

mô hình giả lập Monte Carlo tại các Ngân hàng thương mại

Chương 2: Ứng dụng mô hình giả lập Monte Carlo trong thẩm định dự

án đầu tư – trường hợp NHCT Phúc Yên

Trang 16

Chương 3: Các giải pháp nâng cao tính ứng dụng của mô hình giả lậpMonte Carlo trong thẩm định rủi ro dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên.

Trang 17

CH ƯƠN NG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TẠI

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 Những vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư tại các Ngân hàng thương mại.

1.1.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư:

Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình áp dụng kỹ thuật phân tích toàn diệnnội dung dự án đã được thiết lập theo một trình tự hợp lý và theo những tiêu chuẩnkinh tế kỹ thuật để đi đến kết luận chính xác về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế

xã hội môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển của chủ đầu tư và của

quốc gia (Phước Minh Hiệp, Lê Thị Vân Dân, Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư,

 So sánh một cách có hệ thống các chỉ tiêu của dự án với các tiêu chuẩn

mà nhà đầu tư kỳ vọng để đánh giá được tính hiệu quả của dự án

 Rà soát lại từng nội dung của dự án, xem xét khả năng thực thi củachúng để đánh giá được tính khả thi của dự án

 Kết luận dự án có được đầu tư hay không?

Dưới con mắt của Ngân hàng, kết luận dự án đầu tư được hay không thôngqua đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của dự án là vô cùng quan trọng Chính vì

Trang 18

vậy, ngân hàng phải tiến hành hàng loạt các hoạt động mà người ta gọi là thẩm địnhnhằm trả lời cho câu hỏi “Có nên cho vay hay không?”

1.1.2 Vai trò và mục đích của thẩm định dự án đầu tư tại các Ngân hàng thương mại:

Để một lượng vốn lớn bỏ ra ở hiện tại và chỉ có thể thu hồi dần trong tương laikhá xa, thì trước khi chi vào các công cuộc đầu tư phát triển, các nhà đầu tư đều tiếnhành soạn thảo chương trình, dự án hoặc báo cáo đầu tư …tùy theo tính chất của dự

án Soạn thảo và việc thực hiện dự án là công việc rất phức tạp, liên quan đến nhiềungành, nhiều nghề, nhiều lĩnh vực… nên phải huy động sức lực, trí tuệ của nhiềungười, nhiều tổ chức Việc tổ chức, phối hợp các hoạt động của các chuyên ngànhkhác nhau trong tiến trình đầu tư khó tránh được những bất đồng, mâu thuẫn hay saisót vì vậy cần phải được theo dõi, rà soát, điều chỉnh lại thông qua quá trình thẩmđịnh dự án

Các ngân hàng muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để ngăn chặn sự

đổ bể lãng phí vốn đầu tư thì cần kiểm tra lại tính hiệu quả, tính khả thi và tính hiệnthực của dự án thông qua quá trình thẩm định dự án

Ngân hàng chỉ cho vay khi dự án đem lại hiệu quả để họ có thể thu hồi vốnđúng hạn Thông qua quá trình thẩm định dự án giúp cho Ngân hàng:

Làm căn cứ để quyết định có nên cho vay hay không?

Biết được mức độ hấp dẫn về hiệu quả tài chính để có thể antâm hoặc lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất cho đồng vốn mà mình bỏ ra

Biết được khả năng sinh lời của dự án và khả năng thanh toán

nợ từ đó quyết định các hình thức cho vay và mức độ cho vay đối với nhàđầu tư

Biết được tuổi thọ của dự án để áp dụng linh hoạt các về lãisuất và thời hạn trả nợ vay

Làm căn cứ tư vấn cho đơn vị vay vốn có phương hướng vàbiện pháp xử lý các vấn đề liên quan ðến dự án một cách tốt nhất

Trang 19

Nói tóm lại, thẩm định dự án là cơ sở giúp các Ngân hàng ra quyết định tàichính nhằm hạn chế ở mức thấp nhất các rủi ro khi tham gia vào dự án.

Mục đích của Thẩm định tín dụng là :

-Xác định mục đích sử dụng vốn vay, số tiền cho vay, thời gian cho vay tối đa,loại hình cấp tín dụng, phương thức trả nợ, giá trị TSĐB, các chính sách ưu đãi màtùy từng khách hàng được hưởng kèm theo đó là các điều kiện giải ngân, điều kiện

áp dụng ưu đãi, điều kiện quản lý TSĐB, phương thức giải ngân và các yêu cầuquản lý khác theo quy định của từng Ngân hàng Đánh giá khả năng hoàn trả vốnvay cho Ngân hàng trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá trung thực, khách quan, toàndiện và chính xác về khách hàng Từ đó ra quyết định cho vay hoặc không cho vay

- Hạn chế rủi ro tín dụng, ổn định thị trường tài chính, nâng cao chất lượng vàhiệu quả kinh doanh của các NHTM, hạn chế rủi ro đạo đức trong kinh doanh Ngânhàng

Thẩm định tín dụng là khâu không thể thiếu trong quy trình cấp tín dụng củaNHTM Bên cạnh đó, ý nghĩa của việc thẩm định tín dụng đó là:

- Giúp đánh giá mức độ tin cậy, mức độ rủi ro của phương án sản xuất kinhdoanh hoặc các dự án đầu tư của khách hàng

- Giúp Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay chính xác, hạn chế sai lầm và hạnchế rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng Giảm xác suất hai loại sai lầmquan trọng trong quyết định cho vay: cấp tín dụng cho dự án khoản vay xấu, khoảnvay có nhiều rủi ro và từ chối cấp tín dụng cho dự án, khoản vay tốt

Yêu cầu thẩm định tín dụng phải được tiến hành trung thực, khách quan trên

cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật; phân công công việc thẩm định tuân thủtheo quy trình thẩm định và kinh nghiệm của các nhân viên, thiết lập hệ thống kiểmtra giám sát chặt chẽ Ngoài ra, Ngân hàng luôn phải xây dựng quy trình thẩm địnhmột cách khoa học, hợp lý, phù hợp với khẩu vị kinh doanh của mỗi Ngân hàng

Trang 20

1.1.3 Quy trình thẩm định tín dụng

Quy trình thẩm định tín dụng là một khâu trong quy trình cấp tín dụng của cácNgân hàng Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng và quy trình cấp tín dụng được kháiquát tại sơ đồ sau:

Hình 1.1: Quy trình thẩm định tín dụng

(Nguồn: TS Nguyễn Minh Kiều 2011, Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB Tài chính)

Các bước thẩm định như sau:

- Bước 1: Xem xét hồ sơ của khách hàng Tại đây thu thập các thông tin bổsung cần thiết đảm bảo hồ sơ đủ về mặt số lượng và đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ:Tên, địa chỉ, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, giấy phép đầu tư có đầy đủtheo qui định của pháp luật chưa?

- Bước 2: Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án kinh doanh: thẩmđịnh tính hợp lý, tính khả thi và tính hiệu quả của phương án kinh doanh

- Bước 3: Kiểm soát và ước lượng rủi ro tín dụng: Ước lượng rủi ro tín dụngthông qua các phương pháp độ nhạy, phân tích tình huống, phân tích mô phỏng

Xem xét hồ sơ vay của khách hàng

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án kinh doanh

Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng

Kết luận về khả năng thu

hồi nợ vay

Thu thập thông tin

bổ sung cần thiết

Trang 21

Monte Carlo để xác định mức độ rủi ro của dự án và đưa ra biện pháp kiểm soátchúng

- Bước 4: Kết luận về khả năng thu hồi nợ vay: Từ việc phân tích đánh giá tínhhiệu quả, khả thi và hợp lý của dự án cùng kết quả đánh giá rủi ro, đưa ra kết luận

về khả năng thu hồi nợ vay

Như vậy, ước lượng rủi ro tín dụng là một bước quan trọng trong thẩm định dự

án đầu tư tại các ngân hàng thương mại Nếu ước lượng rủi ro không đúng sẽ dẫnđến đưa ra kết luận về khả năng thu hồi nợ vay sai, từ đó đưa ra quyết định cho vaysai làm tổn thất đến vốn của ngân hàng Chính vì vậy, nghiên cứu và phân tích rủi

ro là công việc hàng đầu trong thẩm định dự án đầu tư

1.2 Những vấn đề cơ bản về phân tích rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư sử dụng mô hình giả lập Monte Carlo tại các ngân hàng thương mại

Mọi sự đầu tư đều chứa đựng rủi ro Do vậy, hiểu rủi ro là gì và quản trị chúngnhư thế nào rất là quan trọng

1.2.1 Khái niệm rủi ro:

Có rất nhiều hướng dẫn và tiêu chuẩn khác nhau dẫn đến nhiều định nghĩakhác nhau về rủi ro Một nội dung phổ biến trong tất cả các định nghĩa đó là: rủi ro

là hàm của sự không chắc chắn Sự không chắc chắn có thể là một thuộc tính vốn có(có thể xảy ra hoặc không) hoặc mang tính tương lai (có thể xảy ra trong tương lai)

và có thể ảnh hưởng đến dự án bằng nhiều cách khác nhau trong suốt vòng đời của

dự án Tổ chức quản lý dự án (PMI) định nghĩa “rủi ro là một sự kiện không chắcchắn, nếu nó xảy ra, sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực lên một hoặc nhiều mụctiêu của dự án” (PMI –PMBOK, 5th Edition 2012)

Rủi ro có thể có thể tích cực hoặc tiêu cực Rủi ro tác động tiêu cực lên cácmục tiêu của dự án được coi là một sự đe dọa (ví dụ sự thay đổi của luật đầu tư cóthể gây tác động không tốt đến mục tiêu của dự án) Mặt khác, rủi ro với tác độngtốt lên các mục tiêu của dự án được coi là cơ hội Đó cũng là một ranh giới giữa rủi

ro của dự án và các vấn đề của dự án Rủi ro là các sự kiện không chắc chắn có thểxảy ra hoặc không xảy ra trong tương lai, các vấn đề của dự án là các sự kiện đã xảy

Trang 22

ra và yêu cầu hành động khắc phục hậu quả và lập kế hoạch phản ứng Cả hai cầnđược ghi chép, có kế hoạch phản ứng và kiểm soát.

Rủi ro có thể xảy ra theo ba mức độ Ở mức độ đầu tiên, đó là rủi ro chiếnlược, đó là mức độ rủi ro cấp độ doanh nghiệp liên quan đến sự tồn tại của tổ chức

Ở mức độ tiếp theo, đó là rủi ro dự án, rủi ro trong ngắn hạn đến dài hạn đều ảnhhưởng đến sự thành công của dự án Mức độ thấp nhất của rủi ro trong một tổ chức

là rủi ro hoạt động liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày Với thẩm địnhtín dụng của dự án, chúng ta sẽ tập trung vào rủi ro dự án

Rủi ro tín dụng là rủi ro vốn có trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàngRủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất do khách hàng không thực hiện hoặckhông có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết Có thể hiểu đối vớiNHTM, rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không thu lại đượcgốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh toán gốc lãi của khách hàng không đúnghạn

Chấp nhận rủi ro là trung tâm của hoạt động Ngân hàng Các Ngân hàng cầnphải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro-lợi ích nhằm tìm ranhững cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận Ngânhàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà Ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểmsoát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tíndụng của Ngân hàng

Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiềuhoạt động mang tính chất tín dụng khác của NHTM như: hoạt động bảo lãnh, tài trợngoại thương, cho thuê tài chính… Ngân hàng đã duy trì một chính sách quản lý rủi

ro tín dụng đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Thiết lập một môi trường quản lý rủi ro tín dụng phù hợp;

- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh;

- Duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp;

- Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng

Trang 23

Ngân hàng tiến hành xét duyệt qua nhiều cấp để đảm bảo một khoản tín dụngđược xét duyệt một cách độc lập, đồng thời việc phê duyệt các khoản vay được thựchiện trên cơ sở hạn mức tín dụng được giao cho từng cấp có thẩm quyền

1.2.2 Sự cần thiết phải phân tích rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại.

Người ta thường nói: “có một điều chắc chắn là không có gì chắc chắn cả”.Mặc dù trước khi ra quyết định cho vay, ngân hàng đã tiến hành thẩm định các yếu

tố kỹ càng và khoa học, nhưng khả năng thu hồi vốn của dự án còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác nữa và chẳng ai biết chắc được chuyện gì sẽ xảy ra cho đến khi

nó xảy ra Vì thế quyết định tín dụng dự án đầu tư là một quyết định rủi ro Chúng

ta không thể loại bỏ được rủi ro nhưng có thể phân tích, đánh giá mức độ rủi ronhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro

Quản lý rủi ro tài chính dự án đầu tư bắt đầu từ việc nhận định các yếu tố rủi

ro, phân tích rủi ro cho đến dự báo các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả tàichính của dự án, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp để kiểm soát và hạnchế rủi ro Việc phân tích rủi ro tài chính dự án giúp cho công tác thẩm định nhậnbiết các dự án xấu, hiệu quả không chắc chắn Qua phân tích rủi ro sẽ xác minh mức

độ chắc chắn về hoạt động của dự án, tạo cơ sở cho việc quản lý rủi ro bằng cáchphân tán, chia sẻ rủi ro thông qua các yếu tố tính toán của hợp đồng trong quá trìnhđầu tư và vận hành dự án

1.2.3 Qui trình quản lý rủi ro trong thẩm định tín dụng dự án đầu tư

Các kỹ năng thẩm định dùng để nhận dạng, phân tích và ứng phó với rủi rotrong thẩm định tín dụng dự án vừa mới được ứng dụng trong vòng 2 thập kỷ gầnđây Sau khi xem xét các nghiên cứu của các tác giả khác nhau, Wideman đã pháttriển một cách tiếp cận phù hợp với quản lý rủi ro trong các dự án lớn và đề xuấtmột lý thuyết về quản lý rủi ro Al-Bahar và Crandal đã dựa vào sáng kiến của

Wideman chuyển lý thuyết đó thành mô hình định lượng quản lý rủi ro Mô hình này được áp dụng trong thẩm định tín dụng dự án đầu tư.

Trang 24

Mô hình này đặc biệt chỉ ra cách nhận dạng và quản lý rủi ro trước chứ khôngphải là sau khi rủi ro trở thành tổn thất Mô hình này có tính phương pháp, mục tiêu,phân tích, đo lường định tính và có tính khép kín của một hệ thống quản lý rủi ro

Mô hình quản lý rủi ro hay còn gọi là quy trình quản lý rủi ro có thể được mô

tả theo các bước và được phân tích theo nhiều cách khác nhau Một số mô hìnhmiêu tả chi tiết hơn các mô hình khác song tất cả đều chỉ ra các điểm tương tự như

mô hình của Flanagan và Norman và mô hình này đã được áp dụng trong thẩm địnhtín dụng dự án đầu tư được thể hiện dưới đây (hình 1.1)

Hình 1.2 Qui trình quản lý rủi ro áp dụng trong thẩm định tín dụng dự án đầu tư

1.2.3.1 Nhận diện rủi ro:

Trong bước này, yêu cầu một cái nhìn thông suốt về dự án, tập trung tìm kiếmnguồn gốc của rủi ro và các tác đông của nó lên dự án Người ta có thể thực hiệnđiều đó bằng các cách mang tính hệ thống và có bố cục thông qua việc phân biệtgiữa rủi ro kiểm soát được với rủi ro không kiểm soát được, rủi ro độc lập với rủi rophụ thuộc và phụ thuộc hoàn toàn hay phụ thuộc một phần Ngoài ra, người ta cóthể làm việc với một đội giàu kinh nghiệm để xem xét một cách rõ ràng ba khu vựcriêng biệt Đó là: rủi ro nội bộ của dự án, rủi ro bên ngoài của dự án và dự đoán

Trang 25

nguồn gốc của các rủi ro Phương pháp sử dụng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đềphức tạp chính thức có thể được sử dụng ở giai đoạn này để liệt kê các nguồn nguy

cơ có thể xảy ra Ngoài ra, việc đánh dấu vào danh sách tương tự các dự án trướcđây có thể xem xét như một hướng dẫn để xác định nguồn gốc của rủi ro trong các

dự án mới

Có nhiều cách khác nhau để nhận dạng rủi ro Một cách tiếp cận tốt là bắt đầuvới lịch sử Các bản ghi chép của các dự án tương tự cũ là nguồn gốc tốt nhất để tìmkiếm các thông tin lịch sử và có thể hữu dụng cho việc biên soạn một danh sách banđầu của các rủi ro tiềm ẩn Một phương pháp khác rất phổ biến là tổ chức một cuộchội thảo rủi ro bao gồm các chuyên gia, người quản lý rủi ro, và các chủ đầu tư của

dự án

Kết quả của quá trình nhận dạng rủi ro là một bản ghi sơ bộ về rủi ro, trong đóliệt kê tất cả các rủi ro đã được nhận dạng Bản sơ bộ rủi ro này phải được duy trì vì

bộ phân quản lý rủi ro sẽ sử dụng chúng suốt thời gian thực hiện dự án, rủi ro mới

sẽ được thêm vào ngay sau khi họ nhận dạng được chúng Những rủi ro được nhận

ra cũng có thể được chuyển đến bộ phận chuyên biệt để xử lý theo cách riêng Các

kỹ thuật khác để nhận dạng rủi ro bao gồm:

Xem xét các tài liệu và các giả định

Bảng liệt kê những mục cần kiểm tra

Kỹ thuật vẽ sơ đồ

Phân tích SWOT

Sự đánh giá của các chuyên gia

Bài học kinh nghiệm từ các dự án tương tự

1.2.3.2 Phân loại rủi ro:

Ba cách để phân loại rủi ro đó là xác định loại, các tác động và hậu quả củarủi ro Loại của rủi ro có thể được phân loại như sau:

Rủi ro tĩnh và rủi ro động Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơChúng ta hãy xem xét chi tiết từng loại hình rủi ro

Trang 26

Rủi ro tĩnh và rủi ro động

Rủi ro động là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi trong nền kinh tế Ví dụ

như, những thay đổi về mức giá cả, thị hiếu khách hàng, công nghệ kỹ thuật mà cóthể dẫn đến sự tổn thất tài chính

Rủi ro tĩnh bao gồm những rủi ro xảy ra không gắn với những thay đổi trong

nền kinh tế, ví dụ như : hỏa hoạn, tai nạn, hay kinh doanh bất chính

Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt

Rủi ro cơ bản không mang tính cá nhân và thường liên quan đến cộng đồng,

VD như nạn thất nghiệp, chiến tranh hay lạm phát Những rủi ro này chủ yếu là docác sự kiện kinh tế, chính trị và xã hội gây nên Tuy nhiên, thiên nhiên cũng có thểgây nên những rủi ro cơ bản như động đất , lũ lụt

Khác với rủi ro cơ bản, rủi ro riêng biệt lại mang tính chủ quan, do cá nhân

gây nên và hậu quả của nó cũng được gánh chịu bởi từng cá nhân

Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ

Rủi ro thuần túy liên quan đến những tình huống có hay không có tổn thất.

Nhà của bạn có thể bị hỏa hoạn, xe của bạn có thể bị hư hỏng; Có nghĩa là rủi rothuần túy không bao gồm bất cứ lợi ích gì mà chỉ có các tổn thất thôi

Rủi ro đầu cơ là tình huống mà vừa có khả năng tổn thất, vừa có khả năng có

lợi Một ví dụ về rủi ro đầu cơ là việc bắt đầu kinh doanh Trước khi bạn bắt đầukinh doanh thì bạn không hề có một chút rủi ro nào cả Chỉ khi bạn tiến xa hơntrong kinh doanh thì bạn chỉ có “thành công hoặc thất bại” Cá cược cũng là một ví

dụ điển hình của rủi ro đầu cơ

Tác động của rủi ro có thể được xem xét trong một hệ thống phân cấp rủi ronhư sau:

Môi trường

Ngành

Doanh nghiệp

Trang 27

Dự án.

Hậu quả của rủi ro cũng có thể được phân loại như sau:

Mất mát tối đa có thể xảy ra

Chi phí lớn nhất có khả năng mất mát

Chi phí có khả năng dùng để bù đắp rủi ro nếu bảo hiểmkhông chi trả

Chi phí bảo hiểm cho sự kiện xảy ra

Độ tin cậy của các dự báo về sự kiện này

1.2.3.3 Phân tích rủi ro:

Bản chất của phân tích rủi ro là cố gắng đưa ra được tất cả các lựa chọn khả thi

và để phân tích các kết quả khác nhau của bất kỳ quyết định nào Việc sử dụng phântích rủi ro cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc vào những gì sẽ xảy ra nếu dự ánkhông tiến hành theo kế hoạch Có thể phân tích rủi ro theo các cách sau đây:

Tất cả các lựa chọn khác nhau cần phải được xem xét.Xem xét thái độ của người ra quyết định

Xem xét các rủi ro nào được nhận dạng, rủi ro nào cókhả năng kiểm soát và tác động của nó như thế nào

Đo lường, cả định tính và định lượng

Giải thích các kết quả phân tích và phát triển một chiếnlược để đối phó với rủi ro

Quyết định những rủi ro giữ lại và những rủi ro phân bổcho các bên khác

PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT CỦA RỦI RO (Định tính)

Quá trình phân tích rủi ro dự án phải đánh giá được hai thuộc tính chính củarủi ro: khả năng xảy ra và sự tác động Điều này có thể được thực hiện thông quamột cuộc hội thảo đơn giản hóa, phương pháp Delphi, phương pháp vận dụng trí tuệ

Trang 28

tập thể hoặc xin ý kiến của các chủ thể của rủi ro hoặc các nhà tài trợ Mục đích củahành động này là đạt được sự đồng thuận giữa những người tham gia về khả năng

và tác động của rủi ro

Phân tích các rủi ro có thể được thực hiện trong hai giai đoạn Định nghĩa vềrủi ro có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ yêu thích rủi ro và các ràng buộc đikèm của từng tổ chức Bối cảnh của dự án là một yếu tố chính quyết định khả năngcũng như tác động của rủi ro Trong khi một sự kiện cụ thể có thể được coi là “rủiro” đối với cá nhân/ tổ chức này nhưng lại được coi là “bình thường” đối với cánhân/ tổ chức khác Do đó, sự hiểu biết đúng ngưỡng rủi ro đối với một tổ chức làchìa khóa để đánh giá rủi ro và tác động của rủi ro cần phải được đánh giá từ quanđiểm của các nhà tài trợ

Bảng dưới đây cho thấy một phân loại điển hình về khả năng và tác động củarủi ro:

Bảng 1.2 Phân loại khả năng và tác động của rủi ro

Rất khó có khả

năng xảy ra

có khả năng trong ngắn hạn và trung hạn

và trung hạn

tổn hại nghiêm trọng Mất mát tài chính lớn.Rủi ro sau này được đánh giá bằng cách sử dụng ma trận xác suất và tác động

Ma trận này biến đổi từ tổ chức này đến tổ chức khác, phản ánh thái độ và sức chịuđựng rủi ro của họ Đánh giá rủi ro được tính toán, thường là bằng cách nhân các

Trang 29

đánh giá xác suất với các đánh giá tác động cho mỗi rủi ro để xác định một số điểmchung Hình 2 cho ta thấy một ví dụ về ma trận xác suất và tác động Kết quả củaquá trình này là một bản ghi chép về rủi ro trong đó bao gồm các đánh giá rủi ro chomỗi loại rủi ro.

Nhiều công ty còn dựa vào trực giác và kinh nghiệm của các chuyên gia đểgiúp trong việc nhận biết xu thế của rủi ro dự án Các chuyên gia có thể phân loạirủi ro như cao, vừa hay thấp, dùng những kỹ thuật tinh vi hay tầm thường

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ RỦI RO (Định lượng):

Trên thực tế, thông qua việc đánh giá rủi ro, lượng hiệu quả của phương phápkiểm soát có thể xác định được, và một số các dữ liệu có giá trị được sử dụng choviệc ra quyết định trong việc giảm các nguy cơ, rủi ro, cải thiện hệ thống kiểm soát

và lập kế hoạch ứng phó Công tác định lượng rủi ro đòi hỏi tính toán hai yếu tốnguy cơ: các mức độ nghiêm trọng của các kết quả của sự xuất hiện và xác suất xảy

ra của nó

Phân tích rủi ro định lượng là quá trình phân tích thông qua các con số chothấy tác động của rủi ro lên các mục tiêu chung của dự án Phân tích rủi ro địnhlượng là một quá trình phức tạp và thường chỉ được thực hiện cho những rủi ro đãđược ưu tiên trong quá trình phân tích rủi ro định tính là “cao” Thông thường theosau việc phân tích tính chất của rủi ro nhưng cả hai khâu này có thể thực hiện đồngthời hoặc tách rời Những dự án qui mô, phức tạp liên quan tới công nghệ tiên tiếnthường đòi hỏi phân tích mức độ rộng lớn

Các phương pháp phân tích rủi ro của một dự án đầu tư bao gồm: phân tích độnhạy, phân tích điểm hòa vốn và những phương pháp dựa trên phân phối xác suất.Những công cụ này được sử dụng để giúp ngân hàng phác thảo một bức tranh rõ

ràng về rủi ro mà họ đang xem xét Một loạt các công cụ được giới thiệu dưới đây

vì không có một công cụ nào được xem là thích hợp trong mọi trường hợp Phântích độ nhạy và phân tích hòa vốn thì đơn giản, dễ sử dụng, dễ giải thích về kết quảnhưng tính đơn giản lại không thể đánh giá việc hiểu rõ các xác suất của những kếtquả rất đa dạng Việc mô phỏng và sơ đồ cây cung cấp một cái nhìn sâu sắc về bảnchất của các khả năng nhưng nó lại quá khó (mất thời gian và chi phí) để sử dụng

Trang 30

Một công trình quy mô rộng về việc mô phỏng có thể thích hợp cho việc đánh giácủa đề xuất một chung cư mới nhưng chúng ta có thể chỉ sử dụng phân tích độ nhạyđơn giản cho việc chọn lựa một tài sản cố định sử dụng cho văn phòng Vì thế, mỗicông cụ phân tích rủi ro đều có vị trí thích hợp.

Phân tích độ nhạy:

Phân tích độ nhạy trả lời 2 câu hỏi phổ biến khi phân tích rủi ro đó là “Điều gì

có thể xảy ra?” và “Những biến số then chốt là gì?” Phân tích độ nhạy là phép tínhhiện giá hoặc thước đo về sinh lợi cho nhiều giá trị của một hoặc nhiều biến số bịtác động trong quyết định tín dụng

Phân tích độ nhạy thì đơn giản, dễ làm Các chương trình Excel và Lotus cónhững chức năng có sẵn để thực hiện phân tích độ nhạy của 1 hoặc 2 nhân tố nào đóvới sự kết hợp cùng một lúc Nếu chúng ta sử dụng những chương trình trên để thựchiện phân tích độ nhạy thì việc thể hiện kết quả bằng đồ thị có thể thực hiện với vài

cú bấm chuột

Phân tích độ nhạy cung cấp cho ngân hàng một bức tranh dễ hiểu về các kếtquả có thể xảy ra Các biến số mà nó được xem là tác động chính yếu đến thànhcông hoặc thất bại của dự án được xác định cũng như mức độ cần thiết của các biến

số này trong sự thành công của dự án Chúng ta có thể nỗ lực để xác định một cáchkhách quan những kết quả có thể xảy ra và sử dụng chúng trong việc đánh giá mộtcách chủ quan về xác suất xảy ra khả năng đó Một cách thường xuyên hơn, ngânhàng thường dựa trên những kết quả này để quyết định rằng rủi ro có thể chấp nhậnhay không, mà không cần sử dụng những xác suất cụ thể Chúng ta cũng có thểquyết định thực hiện những hành động giảm thiểu rủi ro

Phân tích hòa vốn:

Phân tích độ nhạy thì hữu dụng trong việc xác định biến số chính yếu, vàdoanh số thì luôn là một trong những biến số chính đó Phân tích hòa vốn thu nhậphoặc dòng tiền tập trung vào mối quan hệ giữa doanh số và khả năng sinh lợi hoặcdòng tiền

Trang 31

Trong dạng phân tích này, mọi chi phí đều được chia thành biến phí hoặc địnhphí Biến phí là chí phí mà tổng chi phí sẽ thay đổi cùng với số lượng sản phẩmhoặc là mức biến phí trên một sản phẩm không thay đổi khi sản lượng thay đổi Ví

dụ, một biến phí của hamburger chính là thịt bò Khi cửa hàng bán thêm 1hamburger với giá 30.000 đồng thì đồng thời họ sẽ gánh chịu 1 chi phí thịt bò hết3.000 đồng Khi số lượng hamburger tiêu thụ tăng lên, chi phí thịt bò cũng tăng lên.Nhưng chi phí này là một hằng số nếu xét theo khía cạnh chi phí/1 đơn vị sản phẩm.Như trong ví dụ trên, khi cửa hàng gia tăng số lượng Hamburger tiêu thụ thì cứtrong 10% giá bán chính là chi phí dành cho thịt bò và nó không đổi Vì thế, đâychính là biến phí

Định phí là những chi phí mà tổng chi phí không đổi khi mức độ doanh sốthay đổi nhưng định phí/đơn vị sản phẩm sẽ giảm dần khi doah số tăng lên trongmột phạm vi nào đó Lương của nhà quản trị của một doanh nghiệp nào đó là một ví

dụ của định phí Có thể thấy rằng định phí trên mỗi đơn vị sản phẩm là thấp nhấtkhi doanh nghiệp sử dụng tài sản ở mức tối đa năng suất của chúng Đó chính làmột trong những lý do phân tích hòa vốn là phương pháp tốt đo lường rủi ro củamột dự án Phụ thuộc vào việc bạn kỳ vọng doanh số ở đâu và sự biến động trongdoanh số phân tích hòa vốn có thể xác định được doanh số cần thiết để chuyển từthu nhập âm sang thu nhập dương hay nói cách khác là điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn thu nhập hoặc điểm hòa vốn dòng tiền là mức doanh số cầnthiết để bắt đầu tạo ra lợi nhuận hoặc dòng tiền bắt đầu dương Điểm hòa vốn trong

số lượng sản phẩm tiêu thụ (BEPq) là: BEPq = Định phí / (Giá bán – Biến phí)Điểm hòa vốn về doanh số (BEP$) là BEP$ = Định phí /(1- %biến phí/đơn vị sảnphẩm) Công thức tính hòa vốn thu nhập và hòa vốn dòng tiền là như nhau, nhưngnhững con số được đưa vào có thể khác nhau Đặc biệt, định phí kế toán có thể khácđịnh phí tiền mặt Khấu hao được tính là một định phí trong phân tích hòa vốn thunhập nhưng nó không phải là một khoản tiền chi ra và vì thế không được tính trongphân tích hòa vốn dòng tiền

Hòa vốn dòng tiền cho chúng ta biết rằng mức doanh thu cần thiết để dòngtiền bắt đầu từ 0 đơn vị tiền tệ, một con số hữu dụng để tiên đoán khả năng của

Trang 32

chúng ta có đáp ứng những nhu cầu tiền mặt trong tương lai Ví dụ, nó có thể có lợitức nhưng những khế ước nợ sẽ dẫn đến một số tình trạng mất kiểm soát nếu công

ty không kiếm ra tiền mặt Nhưng nhìn chung, phân tích điểm hòa vốn NPV là điểmphân tích thường được sử dụng cho mục tiêu hoạch định ngân sách vốn đầu tư Nónói cho chúng ta mức doanh số mà dự án bắt đầu tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Một giới hạn của phân tích độ nhạy, bao gồm cả phân tích hòa vốn là nóthường cho thấy mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi với 1 hoặc 2 biến số trong khicác biến số khác là không đổi Một bảng tính NPV cho mười mức độ khác nhau của

6 nhân tố có thể đòi hỏi 1.000.000 lần nhập liệu và sự thể hiện bằng đồ thị là điềukhông thể Vì thế, phân tích độ nhạy thì có thể hữu dụng trong xác định nhân tốchính yếu và đo lường sự nhạy cảm đối với các nhân tố đó “một cách tách biệt”hoặc giới hạn một con số kịch bản nhất định Những phương pháp dựa trên xác suấtthì thường khó và phức tạp nhưng nó cho phép phát triển một sự thấu hiểu toàn bộ

về rủi ro, đặc biệt khi dự án đối mặt với nhiều nguồn của sự không chắc chắn

Phương pháp phân tích rủi ro dựa trên xác suất (phân tích mô phỏng):

Sau khi trả lời 2 câu hỏi “Điều gì có thể xảy ra?” và “Những biến số then chốt

là gì?”, các nhà thẩm định tại ngân hàng thường đặt ra câu hỏi “ Xác suất của mỗitình huống xảy ra là bao nhiêu?” Câu hỏi này có thể trả lời bằng cách tính toánnhững tham số của phân phối xác suất NPV – như là NPV kỳ vọng, độ lệch chuẩn

…- hoặc nó có thể được trả lời bằng tính xác suất của từng tình huống cụ thể

Phân tích mô phỏng là việc xây dựng các mô hình tính toán trong đó kết quảtính toán của mỗi tình huống được xác định trên cơ sở phát số ngẫu nhiên của cácbiến được giả định trong mô hình Trong khuôn khổ các giả định của mô hình, chạy

mô phỏng với số lượng đủ lớn các tình huống (phép thử), sẽ đưa ra một tổ hợp cácgiả định và dự báo kết quả có thể được xem như một quy luật/hay một kết luận cótính quy luật nào đó, làm căn cứ để ra quyết định Trong thẩm định dự án, mô hìnhđược xây dựng trên cơ sở những giả định về dạng thức thay đổi của các biến nhạycảm/dễ thay đổi và quan trọng, biến được dự báo là các chỉ tiêu tài chính dự án(NPV, IRR, ), mỗi tình huống/phép thử khi chạy mô phỏng là một kịch bản, kết

Trang 33

quả tính toán là một phân phối xác suất cho biết khả năng để đạt được một kết cục

cụ thể trong phạm vi giả định ban đầu Như vậy, Phân tích mô phỏng đã khắc phụctất cả những nhược điểm của hai kỹ thuật phân tích trên, Phân tích mô phỏng đã đưa

ra được các tình huống tính toán các chỉ tiêu tài chính để có thể đánh giá dự án phùhợp và gần với thực tiễn hơn Cụ thể như sau:

Số lượng các biến được dùng đồng thời để khảo sát các chỉ tiêu tàichính dự án trong một kịch bản là không hạn chế Vì vậy, nó cho phép và có xét đến

sự tương quan (cùng biến thiên) giữa các biến có tương quan với nhau (điểm nàykhắc phục được hai nhược điểm lớn của kỹ thuật phân tích độ nhậy);

Có xét đến các phân phối xác suất khác nhau và các miền giá trị tiềmnăng khác nhau đối với các biến dùng để khảo sát Sự thay đổi, tính không chắcchắn và dạng thức thay đổi của các biến được mô hình hoá thông qua mô hình phânphối xác suất được gán một cách phù hợp nhất cho từng biến trong phạm vi miềngiá trị tiềm năng của biến đó;

Số lượng kịch bản không hạn chế, kết quả phân tích cho biết khả năng

để đạt được một kết cục cụ thể là bao nhiêu % chứ không dừng lại ở những ướclượng điểm đơn: Cho dù số lượng các biến cùng được dùng để khảo sát trong mộtkịch bản là không hạn chế, nhưng Phân tích mô phỏng có thể xây dựng được hàngtrăm ngàn kịch bản khác nhau, mỗi một kịch bản tương ứng với giá trị của các biếntrong miền giá trị tiềm năng được lấy một cách ngẫu nhiên Vì vậy, kết quả của kỹthuật phân tích mô phỏng là một phân phối xác suất thay vì chỉ ước tính được mộtgiá trị đơn lẻ Từ kết quả đó có thể cho biết, khả năng/xác suất để các chỉ tiêu tàichính dự án như: NPV > 0, IRR > WACC, DSCR > 1, là bao nhiêu %? Kết quảtính toán dưới dạng khả năng của các kết cục sẽ tốt hơn so với kết quả dưới dạngđiểm đơn như hai kỹ thuật phân tích trước đây, nó có thể hỗ trợ trong việc đánh giá

dự án đáng giá hay không Chẳng hạn, nếu kết quả tính toán cho thấy, xác suất đểNPV tài chính của dự án không âm 0 là rất cao, điều này có nghĩa là khả năng thànhcông về mặt tài chính của dự án là lớn, khả năng thất bại thấp, và dự án được đánhgiá là đáng giá, nên được thực hiện

Trang 34

Như vậy, Phân tích độ nhậy và phân tích t́nh huống thực chất là những ướclượng điểm đơn và chỉ cho biết điều gì có thể xảy ra, thì ở Phân tích mô phỏng lạicho chúng ta biết điều gì có lẽ đúng thông qua việc đưa ra kết quả dưới dạng mộthình ảnh thống kê về phạm vi các khả năng vốn có trong những giả thiết được đưa

ra về các biến số đầu vào Như vậy, thực chất của kỹ thuật phân tích mô phỏng làviệc: (1) Lựa chọn những biến nhạy cảm và không chắc chắn; (2) Gán cho dạngthực thay đổi của các biến này với mô hình phân phối xác suất phù hợp; (3) Thựchiện chạy mô phỏng với số lần chạy đủ lớn (mỗi lần chạy, giá trị của các biến sẽđược lấy ngẫu nhiên trong miền giá trị tiềm năng và tuân thủ mô hình phân phối xácsuất của biến đó); và (4) Kết quả tính toán được đưa ra dưới dạng một phân phốixác suất, nó cho biết khả năng/xác suất để đạt được một kết cục cụ thể là bao nhiêu

% chứ không phải những ước lượng điểm đơn

1.2.3.4 Phản hồi lại rủi ro:

Lập kế hoạch ứng phó với rủi ro bắt đầu với việc phân bổ và chấp nhận

“quyền sở hữu” của các rủi ro và các kế hoạch phản hồi tương ứng Lập kế hoạchứng phó với rủi ro sau đó liên quan đến việc xác định và đánh giá các lựa chọn choứng phó với rủi ro Những phản ứng này có thể là các kế hoạch hành động riêng biệthoặc là một phần trong kế hoạch dự án tổng thể, thông thường chúng được ghi chéptrong bản ghi chép rủi ro, trong đó chỉ rõ trách nhiệm tương ứng cho các thành viên/các bên có liên quan để thực hiện các phản ứng với rủi ro Có một số các chiến lượcđược dùng để giảm thiểu tác động của các rủi ro và tối đa hóa các cơ hội Sau đây lànhững chiến lược ứng phó với rủi ro điển hình:

Phòng tránh: Loại bỏ hoặc giảm bớt các sự kiện châm ngòi hoặc

những điều không chắc chắn Khi sự không chắc chắn là nguyên nhân của sự thiếuhiểu biết, nó có thể được loại bỏ thông qua việc thu thập thông tin, làm rõ ràng vàxác định đúng mục tiêu, nâng cấp thông tin liên lạc, tạo mẫu và nâng cao năng lựcthông qua việc đào tạo hoặc tuyển dụng Một phương pháp khác có thể ngăn chặnđược nguyên nhân của các rủi ro (nếu biết) Các ví dụ về phương pháp này có thể làthay đổi phạm vị hoặc các phương pháp tiếp cận dự án, tránh các phương pháp chưađược kiểm tra, chứng minh

Trang 35

Chuyển giao rủi ro: chuyển giao trách nhiệm, quyền sở hữu và trách

nhiệm pháp lý có liên quan tới rủi ro cho bên thứ ba (ví dụ sử dụng bảo hiểm, hợpđồng giá cố định, thanh lý và bồi thường thiệt hại hoặc phạt thanh toán ưu đãi vàtìm kiếm đối tác)

Giảm nhẹ rủi ro: Giảm thiểu rủi ro xuống dưới ngưỡng chấp nhận

được bằng cách giải quyết tác động của rủi ro Tác động của rủi ro có thể được giảmthiểu bằng một số cách tùy thuộc vào loại rủi ro, ví dụ thêm nhân viên sẵn sàng làmviệc sau khi một hệ thống mới đi vào hoạt động

Chấp nhận rủi ro với kế hoạch dự phòng: Chấp nhận rủi ro nhưng

làm giảm tác động của rủi ro bằng cách có một hoặc nhiều kế hoạch dự phòng dànhcho nó

Chấp nhận rủi ro nhưng với một số tiền dự trữ để xử lý tác động của rủi ro.

Để thành công, các kế hoạch ứng phó với rủi ro đòi hỏi một số điều kiện tiênquyết sau:

Danh sách các rủi ro đã được nhận dạng và đánh giá ưu tiên bởi mức

độ nghiêm trọng của rủi ro

Danh sách các câu trả lời tiềm năng để xem xét, củng cố các phương

Trang 36

Sự phù hợp: Một mức độ chính xác của phản ứng được thiết kế vàhoạch định dựa trên mức độ nghiêm trọng của rủi ro.

Khả năng chi trả: phản ứng với rủi ro phải được chi trả một cách hiệuquả; số lượng thời gian, công sức và tiền bạc cần phải tương đương với mức độnghiêm trọng của rủi ro

Tính hành động: Các hành động phản ứng cần phải được định sẵntrong một khoảng thời gian xác định

Tính khả thi: Các hành động phản ứng phải thực tế và khả thi cả về kỹthuật và năng lực

Sự đồng thuận: sự đồng thuận của các bên liên quan cho mỗi phảnứng

Phân bổ và chấp nhận: trách nhiệm cần được phân bổ cho các bên liênquan một cách rõ ràng để các bên liên quan làm chủ các hành động phản ứng với rủi ro

1.2.3.5 Ngân hàng ra quyết định

Các phân tích rủi ro và các hành động phản hồi với rủi ro đã nghiên cứu trên

sẽ hỗ trợ ngân hàng ra quyết định có cho vay hay không

1.2.4 Cơ sở toán học của các phương pháp phân tích rủi ro

Có khá nhiều cách tiếp cận khi phân tích đánh giá rủi ro Lý thuyết xác suất làmột trong nhưng cách tiếp cận cổ điển, có cơ sở khoa học và sử dụng rộng rãi hàngthế kỷ nay Khi phân tích rủi ro, các yếu tố đầu vào đều không phải là các yếu tốxác định hoàn toàn mà là các biến ngẫu nhiên liên tục hoặc gián đoạn Rủi ro là cácyếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và thực hiện các dự án.Đánh giá mức độ tác hại của rủi ro để tìm mọi biện pháp ngăn chặn các tác độngtiêu cực đến kết quả của dự án là những nghiên cứu có tính hệ thống của lý thuyếtquản lý Đánh giá rủi ro dựa vào lý thuyết xác xuất đầu tiên do Von Bortkiewiczl,thế kỉ thứ 19 ứng dụng vào phép đo tần xuất tai nạn trong diễn tập của quân độiĐức Ông đó nghiên cứu các ghi chép về các binh lính bị ngã ngựa trong Binh Đoàn

số 20 trong vòng 10 năm Đối với tập hợp 20 các quan sát, ông tính toán tần suấttương đối với 0,1,2,3 hay 4 người tử vong có thể xảy ra và so sánh kết quả với thực

Trang 37

tế Các tính toán đó phù hợp tốt với thực tế Đến thế kỉ thứ 18, Gauss đó phát triển

lý thuyết phân phối chuẩn Lý thuyết này tiên đoán xác suất của một số tai nạn sẽxảy ra trong một chu kì thời gian Từ những nghiên cứu về rủi ro đã hình thành nềncông nghiệp bảo hiểm Thử nghiệm lớn đầu tiên để phân tích và điều khiển rủi ro là

dự án Manhattan chế tạo bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 Trướcđây, các công nghệ mới được phát triển với các thực nghiệm mà không có sự xemxét về an toàn trong việc thiết kế hay các giai đoạn phát triển Một ví dụ là các vụ

nổ tàu thuỷ chạy hơi nước rất phổ biến trong dòng sông Mississippi vào thế kỉ thứ

19 Tuy nhiên, bắt đầu với dự án Manhattan, công nghiệp hạt nhân đưa ra các báocáo phân tích an toàn, các chuẩn mực an toàn Trong mỗi giai đoạn của dự án đượcphân tích đều đặn và hệ thống các mối rủi ro, các cách đo lường điều khiển đượctuân theo trước khi công việc thực sự bắt đầu Các phân tích an toàn mới chỉ hạnchế ở xác định các rủi ro và đánh giá các hậu quả xấu nhất (phân tích trường hợpxấu nhất: worst-case analysis) Các báo cáo an toàn căn bản liên quan tới trườnghợp xấu nhất (tai biến cực đại theo lý thuyết – gọi là cơ sở tai biến thiết kế) đối vớimột mức độ hậu quả cho trước Ví dụ, rủi ro được xem là chấp nhận được nếu cácphóng xạ ra ngoài công trường từ các tai biến cực đại không vượt qua giới hạn chotrước Vào năm 1950, Gumbel phát triển một lý thuyết cực hạn mà có thể sử dụng

để tiên đoán tần suất của các sự kiện cực đại Lý thuyết này lần đầu được áp dụngvào các sự kiện tự nhiên như là dòng chảy sông cực đại, gió cực đại Lý thuyếtnày cũng được dùng để xác định thích hợp với các dự án điều khiển đập và lũ lụt,khả năng chống gió của các kết cấu cao tầng Cùng với sự phát triển của các tênlửa vượt đại dương với các đầu đạn hạt nhân, cần thiết có các đánh giá rủi ro cấpcao Một cú phóng tên lửa hạt nhân không được hoạch định hoặc do sơ xuất dẫn tớiphá huỷ một thành phố là nằm ngoài các nhận thức hoặc tai hoạ thực tế đó biếttrước đó Không có một kinh nghiệm nào để áp dụng lý thuyết thống kê Một sự tìmkiếm đối với các tai biến có thể xảy ra và các cách đối phó (như được làm đối vớicông nghiệp hạt nhân) là cần thiết nhưng chưa thoả đáng Một phương pháp có hệthống để đánh giá xác suất của các sơ suất dẫn tới phóng tên lửa là cần thiết Và kếtquả là phát triển được lý thuyết cây sai lầm (fault tree) Trong phân tích cây sai lầm,

Trang 38

một sự kiện đơn (như là sơ xuất phóng nhầm tên lửa) được đưa thành định đề Tiếptheo, các sự kiện khác có thể dẫn tới sơ xuất được tìm kiếm và sắp xếp trong một sơ

đồ giống với h́nh “cây” Quá tŕnh này được tiếp tục tới khi các thành phần đơn (conngười) gây lỗi hoặc khởi tạo lỗi được tìm thấy Sự sắp xếp các cây cho phép chuỗicác sự kiện và sai sót cùng với kết quả được đánh giá Việc gắn xác suất các sự kiệnkhởi đầu trong cây sai lầm cho phép đánh giá xác suất lan truyền tới các sự kiệntrên cùng cây Thực tế, tất cả các con đường dẫn tới các sự kiện trên cùng đượcnhận dạng; các quá trình lan truyền các kết quả lớn phía trên của cây từ nhiều lỗithành phần riêng lẻ hoặc các sai sót con người được phân tích bởi lý thuyết xác suất.Như vậy, giống với sự kiện đỉnh (hoặc sơ xuất 0) có thể được đánh giá Các đườngdẫn khác nhau của các sự kiện có thể dẫn tới các sự kiện đỉnh được xác định Sựđiều khiển hệ thống có thể được áp dụng khi cần thiết nhất Hiện nay, khoa học vàứng dụng của việc đánh giá và quản lý rủi do phát triển một cách nhanh chóng.Nhiều công ty đó và đang sử dụng các chức năng quản lý rủi ro Các công ty bảohiểm trở nên quan tâm tới các kĩ thuật đánh giá rủi ro tinh vi hơn

Tóm lại, phương pháp Monte Carlo được xây dựng dựa trên nền tảng:

 Các số ngẫu nhiên (random numbers): đây là nền tảng quan trọng, gópphần hình thành nên thương hiệu của phương pháp Monte Carlo Các số ngẫu nhiênkhông chỉ được sử dụng trong việc mô phỏng lại các hiện tượng ngẫu nhiên xảy ratrong thực tế mà còn được sử dụng để lấy mẫu ngẫu nhiên của một phân bố nào đó,chẳng hạn như tính toán các tích phân số (numerical intergration)

 Luật số lớn (law of large numbers): Luật này đảm bảo rằng khi tachọn ngẫu nhiên các giá trị (Mẫu thử) trong một dãy các giá trị (quần thể) , kíchthước các dãy mẫu thử càng lớn thì các đặc trưng thống kê (trung bình, phươngsai…) của mẫu thử càng gần với các đặc trưng thống kê của quần thể Luật số lớnrất quan trọng với phương pháp Monte Carlo vì nó đảm bảo cho sự ổn định của cácgiá trị trung bình của các biến ngẫu nhiên khi số phép thử đủ lớn

 Định lý giới hạn trung tâm (central limit theorem): Dưới một số điềukiện cụ thể, trung bình số học của một lượng đủ lớn các phép lặp của các biến ngẫu

Trang 39

nhiên độc lập sẽ được xấp xỉ theo phân phối chuẩn Do phương pháp Monte Carlo

là một chuỗi các phép thử được lặp lại nên định lý giới hạn trung tâm sẽ giúp ta dễdàng xấp xỉ được trung bình và phương sai của các kết quả thu được từ phươngpháp

Các thành phần chính của phương pháp mô phỏng Monte Carlo gồm có:

 Hàm mật độ xác suất: Một hệ vật lý hay toán học phải được mô tảbằng một bộ hàm mật độ xác suất

 Nguồn phát số ngẫu nhiên: Một nguồn phát số ngẫu nhiên đồng nhấtphân bố trong khoảng đơn vị

 Quy luật lấy mẫu: mô tả việc lấy mẫu từ một hàm phân bố cụ thể

 Ghi nhận: Dữ liệu đầu ra phải được tích lũy trong các khoảng giá trịcủa đại lượng trung tâm

 Ước lượng sai số: ước lượng sai số thống kê (phương sai) theo sốphép thử và theo đại lượng trung tâm

 Các kỹ thuật giảm phương sai: các phương pháp nhằm giảm phươngsai của các đáp số được ước lượng để giảm thời gian tính toán của mô phỏng MonteCarlo

 Song song hóa và vector hóa: các thuật toán cho phép phương phápMonte Carlo được thực thi một cách hiệu quả trên một cấu trúc máy tính hiệu năngcao

Trang 40

Hình 1.3 Nguyên tắc hoạt động của phương pháp Monte Carlo

1.2.5 Giới thiệu mô hình phân tích định lượng bằng mô phỏng Monte Carlo.

Mô phỏng Monte Carlo là kỹ thuật mô phỏng được sử dụng cho phân tích vốnđầu tư trong bốn thập kỷ gần đây Kỹ thuật này có tên như vậy vì nó sử dụng nhữnggiá trị được rút ra một cách ngẫu nhiên nhưng với xác suất của việc được rút rađược kiểm soát để xấp xỉ với xác suất thực sự của việc xảy ra Sử dụng kỹ thuật môphỏng Monte Carlo là một phương pháp xử lý các tác động của tính không chắcchắn bao gồm các biến dự án chủ yếu lên kết quả của dự án

Chương trình máy tính phân tích rủi ro chỉ là các công cụ nhằm khắc phục cáchạn chế trong xử lý các quyết định đầu tư được thực hiện chỉ dựa vào các dự đoánđơn giá trị (hoặc tương đương với tính chắc chắn)……Dựa vào các quan sát chủquan, ý kiến của chuyên môn và các phán đoán chủ quan, phân tích rủi ro sử dụngmột khối lượng lớn các thông tin để mô tả định lượng không chắc chắn của các biến

số dự án dưới dạng phân bố xác suất và để tính toán một cách thống nhất tác độngcủa chúng lên kết quả được dự đoán

Việc sử dụng phân tích rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư thực hiện phân tíchnhạy cảm và chuỗi sự kiện (scenario) đi đến kết luận hợp lý

Ngày đăng: 29/12/2017, 17:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thị Hường, Luận văn thạc sỹ: “Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” – Đại học kinh tế quốc dân 2. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXBThống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Hường, "Luận văn thạc sỹ: “Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” "– Đại học kinh tế quốc dân"2." Nguyễn Minh Kiều (2009), "Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng
Tác giả: Phạm Thị Hường, Luận văn thạc sỹ: “Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” – Đại học kinh tế quốc dân 2. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXBThống kê
Năm: 2009
3. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Tiến (2010), "Giáo trình Ngân hàng thương mại
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2010
4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2012), Quyết định số 1867/2012 QĐ- HĐQT- NHCT35 ngày 29/11/2012 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam ban hành Quy định về khẩu vị rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2012)
Tác giả: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Năm: 2012
7. Byrne, P. 1996. Risk, Uncertainty and Decision-Making in Property Development, E&FN Spon, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Byrne, P. 1996. "Risk, Uncertainty and Decision-Making in PropertyDevelopment
8. Chandra, P. 2005. Fundamentals of Financial Management, Third Edition, Tata McGraw-Hill Publishing Company Limited, New Delhi, India Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chandra, P. 2005. "Fundamentals of Financial Management, Third Edition
9. Gonazalo Cortazer, Monte Carlo Evaluation Model of an Underveloped oil Field, Eduaro Schwartz Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gonazalo Cortazer, "Monte Carlo Evaluation Model of an Underveloped oilField
10. Hacura, A., Jadamus-Hacura, M. and Kocot, A. 2001. Risk Analysis in Investment Appraisal Based on the MonteCarlo Simulation Technique, Eur.Phys. J. B., 20: 551– 553 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hacura, A., Jadamus-Hacura, M. and Kocot, A. 2001. "Risk Analysis inInvestment Appraisal Based on the MonteCarlo Simulation Technique
11. Handa, P. 1995. Project Valuation Under Uncertainty: Variance Analysis._http://www.biz.uiowa.edu/class/ 6F215_handa/ZCb3_95.ppt October 11, 2004_ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handa, P. 1995. "Project Valuation Under Uncertainty: Variance Analysis
12. Hertz, D. B. and Thomas, H., Risk analysis and its applications. John Wiley and Sons, Chichester, Great Britain, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hertz, D. B. and Thomas, H., "Risk analysis and its applications. John Wiley andSons, Chichester
13. Ho, S. S. M. and Pikes, R. H., The use of risk analysis techniques in capital investment appraisal. In Risk: analysis, assessment and management, ed. J Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ho, S. S. M. and Pikes, R. H., "The use of risk analysis techniques in capitalinvestment appraisal. In Risk: analysis, assessment and management
5. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Phúc Yên (30/06/2016) Báo cáo hoạt động tín dụng.Tiếng Anh Khác
6. Arrow, K. J. and Lind, R. C., Uncertainty and the evaluation of public investment decisions. American Economic Review, 1970, 60, 364-378 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w