Để có thể kinh doanh ổn định và hiệu quả các Ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng chú ý hơn đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.. Từ thực tế đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-
ĐÀO GIÁNG HƯƠNG – C00152
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB)
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam luôn ở mức khá cao ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế Để có thể kinh doanh ổn định và hiệu quả các Ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng chú ý hơn đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã chú trọng nhiều hơn đến công tác quản trị ro tín dụng, tuy nhiên hiệu quả còn chưa được như mong
muốn Từ thực tế đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)” được tác giả lựa chọn
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận chung về tín dụng,
quản trị rủi ro tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập, tổng hợp các thông tin về cơ sở lý luận quản trị rủi
ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
- Thu thập, tổng hợp số liệu thông qua các báo cáo, tài liệu của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, thông tin từ báo chí, thông tin trên internet…
- Sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá, nhận xét về hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Sài Gòn và nghiên cứu đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái niệm tín dụng Ngân hàng
1.1.1.1.Khái niệm NHTM và các chức năng cơ bản của NHTM
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính có chức năng dẫn vốn gián tiếp từ nơi dư thừa vốn tạm thời đến những nơi có nhu cầu về vốn nhằm tạo điều kiện cho đầu tư, phát triển kinh tế Đây là định chế tài tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính Ngân hàng thương mại có các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng trung gian tài chính
- Chức năng trung gian thanh toán
- Chức năng tạo phương tiện thanh toán
1.1.1.2 Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là hoạt động cơ bản và đặc trưng của ngân hàng thương mại Tín dụng được hiểu là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa Tín dụng
có ba nội dụng chủ yếu: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả Để kết nối được giữa người cần vốn
để sử dụng với người thừa vốn cần đầu tư thì cần có một trung gian thứ ba đó chính là ngân hàng thương mại Việc các ngân hàng tập trung vốn dưới hình thức huy động và phân phối vốn dưới hình thức cho vay được gọi là tín dụng ngân hàng
Ngân hàng cấp tín dụng thông qua một số nghiệp vụ cơ bản sau:
- Cho vay thương mại
- Cho vay tiêu dùng
- Tài trợ cho dự án
- Tài trợ các hoạt động của chính phủ
- Chiết khấu
Trang 4- Bảo lãnh
- Cho thuê tài chính (thuê mua)
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tín dụng Ngân hàng
a Đối với Ngân hàng thương mại
Thông qua hoạt động tín dụng mà ngân hàng đa dạng hóa được danh mục tài sản có, giảm thiểu rủi ro, mở rộng thêm các loại hình dịch vụ khác như thanh toán,thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn…
b Đối với khách hàng
Với các ưu điểm như an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn, tín dụng ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho
khách hàng
c.Đối với tổng thể nền kinh tế
Kênh luân chuyển vốn qua ngân hàng có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế qua đó giúp tạo thêm công
ăn việc làm, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề đó, hình thành nên cơ cấu hiện đại, hợp lý và hiệu quả, truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội, góp phần lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường, kiểm soát giá trị đồng tiền
và thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu kinh tế giữa các nước
1.2 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
1.2.1.Khái niệm về rủi ro tín dụng
Có một số quan điểmvề rủi ro tín dụng như sau:
- Rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa ngân hàng và khách hàng Rủi ro tín dụng còn được xem xét trên cơ sở danh mục tín dụng của ngân hàng và được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ số tiền gốc và lãi của danh mục như dự kiến
- Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc là việc thanh toán
nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn
1.2.2.Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng
1.2.2.1.Nguyên nhân khách quan
- Rủi ro tín dụng do môi trường kinh tế không ổn định
Trang 5- Rủi ro tín dụng do môi trường tự nhiên biến đổi nhanh chóng
- Rủi ro tín dụng do môi trường pháp lý chưa thuận lợi
- Rủi ro tín dụng do cơ sở hạ tầng thông tin còn nhiều bất cập 1.2.2.2.Nguyên nhân chủ quan
a.Nguyên nhân từ phía khách hàng vay
- Thứ nhất: Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
- Thứ hai: Khả năng quản lý kinh doanh, tình hình tài chính
của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch
- Thứ ba: Khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay b.Nguyên nhân từ bản thân các NHTM:
- Thứ nhất: Đưa ra quan điểm phát triển tín dụng và chính sách
tín dụng không bám sát thực tế năng lực bản thân NHTM và xu hướng vận động phát triển của môi trường kinh tế, pháp lý, xã hội
- Thứ hai: Quy trình, quy chế cho vay và các sản phẩm tín
dụng đưa ra thị trường không được nghiên cứu kỹ lưỡng, phù hợp với thực tế đặc điểm khách hàng và hành lang pháp lý
- Thứ ba: Công tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo
- Thứ tư: Cán bộ thiếu đạo đức và/hoặc trình độ chuyên môn
nghiệp vụ kém
- Thứ năm: Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay
- Thứ sáu: Sự hợp tác giữa các NHTM thiếu chặt chẽ
- Thứ bảy: Không có sẵn những thông tin cần thiết cho quá
trình ra quyết định tín dụng
1.2.3.Phân loại rủi ro tín dụng
Trong các loại rủi ro nêu trên, rủi ro danh mục là loại rủi ro
Rủi ro tín dụng
Rủi ro giao
Rủi ro nội tại
Rủi ro tập trung
Rủi ro bảo đảm
Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro lựa
chọn
Trang 6thường gặp nhất, bao hàm các loại rủi ro còn lại
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.3.1.Khái niệm về quản trị rủi to tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng: Quản trị rủi ro tín dụng là
một hệ thống các hoạt động hoàn chỉnh qua đó ngân hàng xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng cũng như lợi nhuận có thể thu được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho mình
Khái niệm hiệu quả quản trị RRTD: Hiệu quả quản trị RRTD là
khái niệm để chỉ mức độ thỏa mãn các chuẩn mực yêu cầu trong việc
so sánh những kết quả đạt được của công tác quản trị RRTD đối với
sự phát triển của hoạt động tín dụng nói riêng và tổng thể hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung với những chi phí mà NHTM đã chi trả cho công tác đó
1.3.2.Sự cần thiết của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại
1.3.3.Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng
1.3.3.1.Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng thông qua ba bước cơ bản sau:
1.3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu / Tổng dư nợ tín dụng
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ tín dụng
- Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi:
Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi = Nợ quá hạn có khả năng
Phân tích, đo lường mức độ rủi ro tín dụng
Nhận diện
rủi ro tín
dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng
Trang 7thu hồi/Nợ quá hạn
- Tổn thất cho vay / giá trị cho vay
- Dự trữ tổn thất /cho vay
- Tỷ lệ dư nợ cho vay 20 khách hàng lớn nhất/ Tổng dư nợ
- Tỷ lệ dư nợ cho vay một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng liên quan/ Vốn tự có ngân hàng
- Tỷ lệ dư nợ cho vay một ngành/ Tổng dư nợ
1.3.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng
a Cơ chế, chính sách của Nhà nước:
- Tổ chức bộ máy và quy trình nghiệp vụ
- Công nghệ thông tin
1.4 Kinh nghiệm quản trị quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng
1.4.1.Các nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng
Ủy ban Basel đã ban hành các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, chủ yếu tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng
Trang 8- Xây dựng một hệ thống quản trị và cập nhập thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng
1.4.2.Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng nước ngoài và bải học rút ra cho Việt Nam
1.4.2.1.Kinh nghiêm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng nước ngoài
Kinh nghiệm quản trị tín dụng của ngân hàng Citibank Kinh nghiệm quản trị tín dụng của tập đoàn ngân hàng ING
1.4.2.2.Bài học rút ra cho Việt Nam
Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các Ngân hàng
Bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro
Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
Ba là, thực hiện đổi mới dần đi đến cải tổ toàn diện
Bốn là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của
ngân hàng
Năm là, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán
bộ để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD
Sáu là, chú trọng hơn việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công
nghệ thông tin
Bảy là, cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí
Trên đây là các nội dung khái quát về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng Có thể nói tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng cốt yếu của Ngân hàng thương mại nhưng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn Việc quản trị rủi ro tín dụng không tốt sẽ gây ra những thiệt hai rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ảnh hưởng đến tình hình ổn định kinh tế, chính trị, xã hội Xuất phát từ việc đánh giá, phân tích các dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các Ngân hàng sẽ có định hướng xây dựng các giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và quản trị hiệu quả rủi ro tín dụng
Trang 9CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB)
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2013 – 2015
Các chỉ tiêu kinh doanh qua các năm từ 2013-2015 nhìn chung đều có sự tăng trưởng tốt Lợi nhuận sau thuế của năm 2015 so với năm 2014 có phần sụt giảm do năm 2015 SCB trích dự phòng rủi ro tín dụng khá nhiều, chi phí dự phòng RRTD năm 2015 tăng 71,91%
so với năm 2014 Xét về giá trị tuyệt đối, lợi nhuận sau thuế của SCB thực sự chưa được như mong đợi và còn khiêm tốn so với các NHTM
Trang 10có cùng quy mô điều này là do SCB phải đầu tư khá nhiều vào việc cơ cấu lại bộ máy quản lý, thay đổi toàn bộ hệ thống ngân hàng lõi Core Banking cũng như các chương trình ứng dụng Ngân hàng điện tử sử dụng chung cho toàn bộ hệ thống sau hợp nhất nên chi phí hoạt động khá lớn
2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm như sau:
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh trước
trích DPRRTD
Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2013 – 2015
Các chỉ tiêu kinh doanh nhìn chung đều có sự tăng trưởng tốt Lợi nhuận sau thuế của năm 2015 so với năm 2014 có phần sụt giảm
do năm 2015 SCB trích dự phòng rủi ro tín dụng khá nhiều, chi phí dự phòng RRTD năm 2015 tăng 71,91% so với năm 2014
Trang 112.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
2.2.1.Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
* Về quy mô hoạt động tín dụng:
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay của SCB giai đoạn 2013-2015
Số dư
Tăng trưởng (%)
Cho vay các tổ chức kinh tế
cá nhân trong nước 88.945,48 133.965,75 50.62 170.433,36 27,22
Nợ cho vay được khoanh và
nợ chờ xử lý 34,31 3,42 -90,03 2,50 -26,90 Các khoản phải trả thay
Cho vay bằng vốn nhận của
các tổ chức cá nhân khác 0,61 0,36 -40,98 - - Tổng dư nợ cho vay 89.003,70 133.993,06 50,55 170.461,79 27,22 Tổng tiền gửi khách hàng 147.098,06 198.505,15 34,95 255.977,88 28,95
Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi
khách hàng (%) 60,51 67,50 11,55 66,59 -1,35
Nguồn: Báo cáo thường niên 2013-2014
Như vậy quy mô hoạt động tín dụng của SCB qua các năm đều
có sự tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm
2015 (27,22%) giảm đi so với tăng trưởng tín dụng của năm 2014 (50,55%) Nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý đã giảm mạnh, năm 2014 giảm 90,03% so với năm 2013 và năm 2015 giảm 26,90%
so với năm 2014 Các khoản phải trả thay khách hàng năm 2015 có tăng nhẹ so với năm 2014 (10,20%) Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng của SCB qua các năm không có sự thay đổi nhiều và đều
ở mức khá hợp lý (dưới 70%) đảm bảo theo đúng quy định về các tỷ
lệ an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhà nước
Trang 12* Về cơ cấu dư nợ tín dụng:
- Cơ cấu tín dụng theo thời gian:
Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo thời gian
Nguồn: Báo cáo thường niên 2013-2015
Theo kỳ hạn cấp tín dụng có thể nhận thấy trong ba năm từ 2013-2015 SCB tập trung phát triển cho vay kỳ hạn dài, biểu hiện ở tỷ trọng trong tổng dư nợ luôn đạt trên 75% Dư nợ ngắn hạn còn ở mức khiêm tốn chỉ chiếm khoảng dưới 25% tổng dư nợ Mặc dù SCB đã có chủ trương định hướng phát triển cho vay ngắn hạn tuy nhiên thực tế chưa được như kỳ vọng, số liệu phản ánh năm 2014 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn còn bị giảm đi và chiếm tỷ trọng thấp 15,79% trên tổng dư
nợ Việc tập trung vào phát triển tín dụng dài hạn do chính sách phát triển của SCB dựa trên nền tảng khách hàng hầu hết là cá nhân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ cũng như năng lực nội tại của SCB có khả năng huy động tốt ở các kỳ hạn dài
để tài trợ cho tín dụng trung và dài hạn
- Cơ cấu tín dụng theo đối tượng Khách hàng:
Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng