Toàn cầu hoá là một xu thế trong quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người nói chung và nền kinh tế thế giới nói riêng, là kết quả tất yếu do sự phát triển của lực lượng sản x
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Triết học với đề tài: “Tư tưởng của
Thomas L Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề của nó” là công trình
nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Vũ Hảo
Các trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính trung thực, chính xác Những kết luận trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
Hà Nôi, ngày 10 tháng 9 năm 2017 Tác giả
Nguyễn Thị Thủy
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô giáo của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhất là các Thầy cô trong khoa Triết học đã quan tâm, tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Vũ Hảo, Thầy đã hết lòng hướng dẫn, tận tâm, chu đáo để tôi hoàn thành luận văn này
Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiết sót và hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của quý Thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nôi, ngày 10 tháng 9 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Thủy
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7
7 Kết cấu của luận văn 7
CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG CỦA THOMAS L.FRIEDMAN VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA TOÀN CẦU HÓA 8
1.1 Bối cảnh kinh tế chính trị - văn hóa xã hội cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI 8
1.2 Tiền đề khoa học công nghệ và tiền đề lý luận 19
1.2.1 Tiền đề khoa học công nghệ 19
1.2.2 Tiền đề lý luận 21
1.3 Vài nét về Thomas L Friedman và các tác phẩm của ông 25
Kết luận chương 1 32
CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA THOMAS L.FRIEDMAN VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NÓ 34 2.1 Tư tưởng của Friedman về toàn cầu hóa và những cơ hội, thách thức của nó 34
2.2 Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa 47
2.3 Vấn đề dân chủ hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa 56
2.4 Vấn đề vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa 64
Trang 52.5 Một số giá trị và hạn chế của tư tưởng Thomas L Friedman về toàn
cầu hóa và những vấn đề của nó 73
Kết luận chương 2 76
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa đang là xu thế khách quan tác động một cách trực tiếp và sâu rộng tới các lĩnh vực của đời sống xã hội của các quốc gia, dân tộc Toàn cầu hoá là một xu thế trong quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người nói chung và nền kinh tế thế giới nói riêng, là kết quả tất yếu do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin Dù muốn hay không thì các quốc gia đều chịu sự tác động của quá trình này thông qua con đường trực tiếp hay gián tiếp
Cũng như bất kỳ một hiện tượng xã hội nào khác, toàn cầu hoá cũng
là một quá trình mang tính hai mặt, nó vừa có mặt tích cực, vừa có mặt hạn chế Không thể phủ nhận rằng toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trong thế giới những cơ hội được phát triển mạnh mẽ về mọi mặt mà trước hết
là về kinh tế Nhờ quá trình toàn cầu hóa, một số nước có khả năng thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân và đã có thể ước mơ đến một cuộc sống sung túc hơn trong một tương lai không xa Những bước tiến của công nghệ thông tin đã cống hiến cho nhân loại tiềm năng kinh ngạc trong việc sử dụng lượng thông tin khổng lồ, xử lý thông tin, đưa thông tin tới bất cứ nơi đâu khiến mọi người trở nên bình đẳng trong việc tiếp nhận thông tin
Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa luôn luôn tiềm ẩn vô vàn khó khăn thách thức đòi hỏi các quốc gia trong quá trình hội nhập phải có lộ trình
và chiến lược phát triển rõ ràng để tránh tụt hậu, hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Vấn đề đặt ra là các quốc gia cần phải làm gì để có thể tận dụng được tốt nhất những cơ hội mà quá trình toàn cầu hoá đem lại, đồng thời giảm thiểu đến mức tối đa những tác động tiêu cực của nó
Trang 7Xu hướng toàn cầu hoá đã trở nên phổ biến với mọi người trong xã hội hiện đại ngày nay, và quá trình này đang diễn ra hết sức sôi động trên hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội Nhưng xung quanh khái niệm toàn cầu hóa vẫn còn nhiều sự tranh luận chưa đi đến thống nhất, mỗi học giả có cách tiếp cận khác nhau, vì vậy mà khái niệm về toàn cầu hóa cũng hết sức đa dạng Nhìn chung có hai khuynh hướng chính đó là: ủng hộ toàn cầu hóa cho rằng đó là
xu thế khách quan của vận động xã hội và xu hướng chống toàn cầu hóa họ cho rằng toàn cầu hóa là sự gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn trên quy mô toàn cầu và những ảnh hưởng của toàn cầu hóa buộc con người phải đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn
Đóng góp vào những tranh luận về toàn cầu hóa, Thomas L Friedman – một nhà báo nổi tiếng của tờ The New York Times đưa ra những phân tích, nhận định hết sức mới mẻ thông qua các tác phẩm của mình để minh chứng cho sự lạc quan của ông vào quá trình toàn cầu hóa Trong số các tác phẩm suất sắc của mình, hai tác phẩm mà Thomas L Friedman đề cập đến vấn đề
toàn cầu hóa là: “Chiếc lexus và cây ôliu” và “Thế giới phẳng”
Hai cuốn sách đã đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi “Toàn cầu hoá là gì?”, diễn tả một hiện tượng mới về xã hội và kinh tế đang diễn ra trong kỷ nguyên toàn cầu đó là “thế giới phẳng” Trong các lập luận của mình, toàn cầu hoá đã được Friedman giải thích bằng những hình ảnh sinh động cùng lối so sánh rất thuyết phục
Đối với Việt Nam, chúng ta đang trong giai đoạn mở cửa và hội nhập quốc tế Chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội Xu thế toàn cầu hóa đã đặt Việt Nam trước yêu cầu phải đổi mới tư duy chính trị nhằm định hướng cho việc hoạch định đường lối chiến lược đúng đắn trong thực tiễn Đó là yêu cầu nhận thức đầy
đủ về các mối quan hệ ở nước ta dưới tác động của toàn cầu hóa Do đó việc
Trang 8nghiên cứu bản chất, đặc điểm và sự tác động của toàn cầu hóa là việc làm hết sức cần thiết
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn cần phải nghiên cứu hiện tượng toàn cầu hoá và hiểu được những giá trị tư tưởng nổi bật và đặc sắc trong các tác
phẩm của Thomas L Friedman, tác giả quyết định chọn đề tài: Tư tưởng của
Thomas L Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề của nó làm đề tài luận
văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa không còn xa lạ với các nhà nghiên cứu, chính vì vậy mà trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này Ở Việt Nam, toàn cầu hoá cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu bởi rất nhiều học giả, trong đó có thể kể ra những công trình nghiên cứu chủ yếu như sau
Trước tiên phải kể đến cuốn sách “Tính hai mặt của toàn cầu hoá” của
tác giả Trần Văn Tùng xuất bản năm 2000 Công trình nghiên cứu chỉ ra toàn cầu hóa là xu thế khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới Tính tất yếu khách quan của toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi các tiến bộ mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin Toàn cầu hóa luôn tiềm ẩn những thời cơ cũng như mang đến vô vàn thách thức đối với tất cả các quốc gia, dân tộc mà nó đi qua
Thứ hai đó là cuốn sách của nhà nghiên cứu Trần Ngọc Hiên với nhan
đề “Lịch sử và nội dung khái niệm toàn cầu hoá” được xuất bản năm 2001
của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Những vấn đề cơ bản về lịch
sử toàn cầu hóa, nội dung khái niệm này được tác giả làm rõ trong cuốn sách
Thứ ba là cuốn “Toàn cầu hoá - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của
tác giả Lê Hữu Nghị – Lê Ngọc Tòng xuất bản năm 2002 Các tác giả đã chỉ
ra những vấn đề lý luận chung nhất của toàn cầu hóa như khái niệm, bản chất,
Trang 9biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa Đồng thời chỉ ra những vấn đề thực tiễn đối với các quốc gia trong việc tiếp nhận những thời cơ và hạn chế thách thức
mà toàn cầu hóa mang lại Cuốn sách đã nêu ra những vấn đề căn bản trên cả phương diện lý luận và thực tiễn trong thời đại toàn cầu hóa
Cuốn sách thứ tư đó là “Toàn cầu hóa và phát triển bền vững” của
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia xuất bản năm 2003 Cuốn sách đã trình bày về toàn cầu hóa, thương mại và sự phát triển Đồng thời chỉ
ra những bài học từ lịch sử; toàn cầu hóa kinh tế, các chính sách phát triển trong một thế giới toàn cầu hóa Từ những bài học lịch sử trên các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và người lao động ở các nước đang phát triển, quản trị thương mại toàn cầu vì mục tiêu phát triển, toàn cầu hóa và phát triển con người ở Đông Nam Á
Thứ năm là công trình “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu
của thế kỷ XXI” của nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Chuẩn xuất bản năm
2006 Tác giả chỉ ra lịch sử, khái niệm, phân loại những vấn đề toàn cầu từ đó đưa ra những nhân tố tác động đến chiều hướng phát triển của các vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI Tác giả cho rằng nhân tố kinh tế là một trong những tác nhân chủ yếu của các vấn đề toàn cầu hiện nay Đồng thời tác giả đi sâu phân tích ba nhóm vấn đề cơ bản, thứ nhất là vấn đề toàn cầu gắn liền với mối quan hệ giữa các cộng đồng xã hội cơ bản của nhân loại; thứ hai là nhóm những vấn đề nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa xã hội loài người với giới tự nhiên; thứ ba là nhóm những vấn đề liên quan trực tiếp đến con người đến sự tồn tại của con người
Nghiên cứu “Toàn cầu hóa – Những mặt tích cực và tiêu cực, ảnh
hưởng của nó đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” của tác
giả Dương Xuân Sơn năm 2007 là công trình tiêu biểu thứ sáu góp mặt vào những tranh luận về toàn cầu hóa Tác giả chỉ ra những thời cơ cũng như
Trang 10thách thức mà toàn cầu hóa mang lại đối với nền văn hóa dân tộc của Việt Nam Tác giả đặt vấn đề để khắc phục những hạn chế, yếu kém tiếp tục bảo
vệ, giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của
xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, tích cực xây dựng đời sống văn hóa đại chúng và môi trường văn hóa lành mạnh, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa nhân loại, nhân văn, khoa học nhân loại
Thứ bảy là cuốn sách “Toàn cầu hóa trong bối cảnh Châu Á – Thái
Bình Dương một số vấn đề triết học” do Phạm Văn Đức chủ biên xuất bản
năm 2007 cũng đề cập đến vấn đề này Trong cuốn sách, tác giả phân tích về toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa ở Châu Á- Thái Bình Dương những triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa Ngoài ra, vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng được tác giả đề cập Cuốn sách cung cấp thông tin bổ ích trong việc nhận thức thực chất của toàn cầu hóa và những vấn đề triết học đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Châu Á – Thái Bình Dương
Cuối cùng phải kể đến cuốn sách của tác giả Nguyễn Vũ Hảo xuất bản
năm 2016 với nhan đề “Triết học của thế giới đương đại” tác giả đã khái quát
một cách tổng quan về những đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa và đi vào lý giải về vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, vấn đề giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa Theo tác giả trong bối cảnh toàn cầu hóa con người có thể tiếp thu những chuẩn mực và các giá trị văn hóa từ những cộng đồng khác, sự mở rộng của bản sắc văn hóa dân tộc có thể mang lại những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng đặt văn hóa dân tộc dưới nhiều thách thức to lớn
Trang 11Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết khác về đề tài toàn cầu hóa Các tác giả đứng trên quan điểm, góc độ khác nhau, nghiên cứu nhiều chiều cạnh của vấn đề toàn cầu hóa
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể về tư tưởng của Thomas L Friedman về vấn đề toàn
cầu hóa và các vấn đề của toàn cầu hóa từ góc nhìn triết học trong các tác
phẩm của ông
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Phân tích những nội dung cơ bản
trong tư tưởng của Thomas L Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề đặt
ra trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó đưa ra một số đánh giá về giá trị và hạn chế của tư tưởng này
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Để thực hiện mục đích trên, luận
văn có nhiệm vụ sau đây:
+ Trình bày về bối cảnh và những tiền đề ra đời tư tưởng của Thomas
L Friedman về toàn cầu hóa
+ Phân tích làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Thomas L Friedman
về toàn cầu hóa và các vấn đề đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hóa
+ Đưa ra đánh giá về các giá trị, hạn chế của tư tưởng của Thomas L
Friedman về toàn cầu hoá và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hóa
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn: Luận văn sử dụng những nguyên lý của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tử tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế làm
cơ sở lý luận
Trang 12- Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Luận văn vận dụng hệ thống
các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử
5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Tư tưởng của Thomas
L.Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hóa
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung vào nghiên cứu
tư tưởng của Thomas L.Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra
trong bối cảnh toàn cầu hóa chủ yếu trong hai tác phẩm: “Chiếc lexus và cây
ôliu” và “Thế giới phẳng” chủ yếu từ góc nhìn triết học
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận của luận văn: Luận văn đóng góp một góc nhìn về
toàn cầu hóa nói chung và tư tưởng về toàn cầu hóa của Thomas L Friedman nói riêng để từ đó đưa ra một số nhận định đánh giá về những tư tưởng của
Thomas L.Friedman trong hai tác phẩm: “Chiếc lexus và cây ôliu” và “Thế
giới phẳng”
- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Luận văn có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề toàn cầu hóa và các quan điểm của Thomas L.Friedman
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương và 8 tiết
Trang 13CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG CỦA THOMAS L.FRIEDMAN VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ CỦA TOÀN CẦU HÓA 1.1 Bối cảnh kinh tế chính trị - văn hóa xã hội cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI
*Về chính trị
Sau khi Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, đã diễn
ra hàng loạt biến động chính trị trên quy mô toàn cầu Trên thế giới dường như đã diễn ra một giai đoạn chuyển tiếp với nhiều sự xáo động, các quan hệ quốc tế mới đang dần được định hình
Năm 1989 bức tường Béc-lin sụp đổ, đến năm 1991 Liên Xô chính thức tan rã, Chiến tranh Lạnh kết thúc và cũng chấm dứt luôn sự tồn tại của trật tự thế giới hai cực, đối đầu giữa hai khối nước xã hội chủ nghĩa do Liên
Xô đứng đầu và tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào giai đoạn thoái trào, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục cải cách, đổi mới
và đã thu được những thành tựu bước đầu khẳng định vai trò vị trí của mình trong khu vực và thế giới, khẳng định tính tất yếu của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Các nước đế quốc phương Tây có ưu thế hơn đang tìm mọi cách gây sức ép về chính trị, kinh tế, quân sự, truyền bá các giá trị dân chủ, nhân quyền, tiếp tục sử dụng chiến lược diễn biến hòa bình nhằm thu hẹp dần phạm vi ảnh hưởng tiến tới thủ tiêu các nước xã hội chủ nghĩa còn lại Các nước đang phát triển có xu hướng đoàn kết lại nhằm chống lại sự áp đặt của các nước lớn vì lợi ích của quốc gia - dân tộc mình
Bối cảnh quốc tế đó đang tạo ra cục diện mới tập hợp lực lượng trong cuộc đấu tranh giữa các nước xã hội chủ nghĩa với các nước tư bản chủ nghĩa, giữa các trung tâm tư bản với nhau, giữa các nước đang phát triển với chủ nghĩa đế quốc và cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản
Trang 14trong lòng Chủ nghĩa đế quốc ngày càng phức tạp, đa dạng, nhiều chiều và xuất hiện nhiều hình thái mới đan xen
Hiện Mỹ vẫn là siêu cường, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ đang
ở thế đi xuống, không còn ở đỉnh cao của thời kỳ "hoàng kim" Sau khi giành chiến thắng trong Chiế n tranh Lạnh, Mỹ liên tục triển khai nhiều chính sách đối ngoại để thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ làm chủ nhằm mục tiêu củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trong hệ thống kinh tế , chính trị toàn cầu, đồng thời có thể sử dụng vũ lực để ngăn chặn bất kỳ một hay một nhóm quốc gia nào toan tính cạnh tranh ảnh hưởng vớ i Mỹ Các căn cứ quân sự của Mỹ hiện diện dày đặc ở mọi châu lục với số lượng lớn Mặc dù khối quân sự Vácsava - khối đối trọng trong thời kỳ trật tự thế giới hai cực không còn, nhưng khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ chi phối vẫn tiếp tục mở rộng từ 15 nước thành viên tăng lên 28 nước thành viên Chiến lược can dự và hợp tác của Mỹ tạo thành một vành đai an ninh xuyên suốt từ Âu sang Á Một mặt Mỹ củng cố và tăng cường sức mạnh của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ở Châu Âu, mặt khác tăng cường hợp tác an ninh ở Châu Á - Thái Bình Dương với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,Thái Lan, Singapo, Philipin,
Úc trong đó hợp tác an ninh Nhật - Mỹ là trục chính đảm bảo cho Mỹ triển khai thế chiến lược toàn cầu của khu vực Mỹ đơn phương thực hiện những biện pháp trừng phạt hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác bằng biện pháp quân sự như: chiến tranh vùng Vịnh Péc-xích năm 1991, chiến tranh tại Nam Tư năm 1999, chiến tranh Apganixtan năm 2001, chiến tranh I-rắc năm 2003, triển khai kế hoạch phòng thủ tên lửa quốc gia
Cùng với sức mạnh quân sự, Mỹ có sức mạnh kinh tế to lớn: chiếm 1/3 tổng sản phẩm toàn cầu; nắm hầu hết các công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới, có vai trò chi phối đối với các tổ chức kinh tế tài chính - tiền tệ và
Trang 15thương mại quốc tế lớn nhất hành tinh Ngoài ra sức mạnh của Mỹ được thể hiện trên các lĩnh vực, như giáo dục - đào tạo, truyền thông, công nghệ
Tuy nhiên, khoảng thời gian mà vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ không có đối thủ cạnh tranh kéo dài không lâu Nhiều biến động lớn đã diễn
ra trên thế giới và ngay chính tại nước Mỹ khiến người ta bắt đầu nói tới sự suy yếu của Mỹ cả về kinh tế, chính trị trên vị thế siêu cường lãnh đạo toàn cầu Một số nguyên nhân là do các nước trên thế giới phát triển nhanh chóng
và sự trỗi dậy này là tất yếu, không thể ngăn chặn được, gia tăng ảnh hưởng ở khu vực và trên toàn cầu, đe dọa vi ̣ thế siêu cường của Mỹ Ngoài ra, hậu quả của quá trình toàn cầu hóa cũng tác động tiêu cực tới vị thế “độc tôn” của Mỹ
Chính trị thế giới hiện nay nổi lên xu hướng hội nhập về chính trị, các nước cùng tham gia vào các cơ chế quyền lực tập thể nhằm theo đuổi những mục tiêu nhất định và hành xử phù hợp với các luật chơi chung Một quốc gia
có thể tiến hành hội nhập chính trị quốc tế thông qua ký hiệp ước với một hay một số quốc gia khác trên cơ sở thiết lập các mối liên kết quyền lực giữa họ hoặc tham gia vào các tổ chức chính trị khu vực chẳng hạn như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Liên minh châu Âu … hay tổ chức có quy mô toàn
cầu chẳng hạn như Liên Hiệp quốc Tiến trình hội nhập toàn diện trong Liên
minh châu Âu đã đạt đến mức cao, biến tổ chức này trở thành một thực thể gần giống như một nhà nước liên bang Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á như là một định chế về chính trị-an ninh ở khu vực Đông Nam Á cũng đang tiến hành mở rộng và làm sâu sắc tiến trình hội nhập khu vực một cách toàn diện hơn thông qua xây dựng dựa trên ba trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội Hàng loạt các hiệp định đối tác toàn diện hay đối tác chiến lược song phương được ký kết gần đây bao quát khá toàn diện các lĩnh vực hợp tác và liên kết giữa các bên Nói một cách khác, đây là dạng thức ban đầu của hội nhập an ninh - chính trị
Trang 16Ngoài ra, hội nhập về an ninh - quốc phòng cũng là xu hướng nổi lên
từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI các nước hội nhập phải tham gia vào các thỏa thuận song phương hay đa phương về an ninh - quốc phòng trên cơ sở các nguyên tắc chia sẻ và liên kết: mục tiêu chung, kẻ thù chung, tiến hành các hoạt động chung về đảm bảo an ninh - quốc phòng… Có nhiều kiểu liên kết an ninh - quốc phòng khác nhau, trong đó nổi lên những hình thức chủ yếu được nhiều nước sử dụng như sau: hiệp ước phòng thủ chung, hiệp ước liên minh quân sự song phương, các dàn xếp an ninh tập thể, các dàn xếp về an ninh hợp tác
Trong những thập niên cuối của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe doạ trực tiếp tới ổn định, hoà bình của thế giới Nạn khủng bố ngày nay xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, với rất nhiều cách thức khác nhau như: sát hại thủ lĩnh chính trị, bắt cóc con tin, huấn luyện và sử dụng người làm thuê vào hoạt động khủng bố Vụ khủng bố 11- 9 - 2001 là phát súng dạo đầu cho chủ nghĩa khủng bố và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất
về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới Không tặc đã cướp 4 máy bay chở khách rồi lao thẳng vào nhiều biểu tượng lớn của nước Mỹ như Tòa tháp đôi ở Niu Yoóc, Lầu Năm Góc Khoảng 3000 người đã thiệt mạng trong loạt
vụ tấn công khủng khiếp mà thủ phạm được xác định là tổ chức khủng bố Qaeda do Bin La đen cầm đầu Sự kiện 11- 9 không chỉ tác động toàn diện đến nước Mỹ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống quốc tế, bắt đầu “thời đại khủng bố và chống khủng bố” trên phạm vi toàn cầu Năm 2011, mặc dù trùm khủng bố Bin La đen bị tiêu diệt, tinh thần của tổ chức khủng bố khét tiếng Al-Qaeda và các phong trào vũ trang Hồi giáo cực đoan bị giáng một đòn nặng nề, nhưng một nhánh của Al-Qaeda, một biến thể sinh ra từ tổ chức
Trang 17Al-này - cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng ra đời vào tháng 6-2014 còn cực đoan hơn, nguy hiểm hơn, tinh vi hơn, có tổ chức hơn, trở thành một dạng khủng bố kiểu mới, chưa từng có tiền lệ Điều đáng nói ở đây là các phần tử khủng bố đã sử dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ để thực hiện hoạt động khủng bố như: tấn công bằng vũ khí sinh học, chất nổ, phá hoại mạng vi tính… đây là những mối đe dọa đối với hoà bình và ổn định trên thế giới Để giải quyết các vấn đề trên, cần phải có sự chung tay hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế
*Về kinh tế
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh chấm dứt sự đối đầu giữa hai hệ thống chính trị - kinh tế - xã hội, các quốc gia đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu Nhiều quốc gia đã nhận thức được những hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung và đã chuyển nền kinh tế của nước mình sang nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường mở ra cơ sở, điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quy mô sản xuất không bị bó hẹp trong phạm vi của từng quốc gia mà mang tầm quốc tế
Trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế thế giới sau chiến tranh có một
xu hướng phát triển có thể dễ dàng nhận ra ngay là xu hướng hợp tác quốc tế giữa các nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực hay trên phạm vi toàn thế giới Biểu hiện rõ nét nhất của xu hướng này là sự hình thành và phát triển của những tổ chức thương mại, tổ chức kinh tế mang tính chất quốc tế Ngoài
ra các hiệp định song phương hay đa phương giữa các chính phủ các nước đóng vai trò quan trọng kích thích và góp phần đẩy mạnh xu hướng hội nhập
và hợp tác kinh tế quốc tế – nhân tố cơ bản của tiến trình toàn cầu hoá Những
ví dụ cơ bản nhất cho xu hướng này có thể thấy ngay ở các tổ chức, các hiệp hội kinh tế hay thương mại như uỷ ban Châu Âu (EEC) – tiền thân của EU, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với khu mậu dịch tự do
Trang 18(AFTA) - hiệp ước chung về thuế quan và thương mại (GATT) tiền thân của
tổ chức thương mại thế giới (WTO) Ngoài ra còn có một số các tổ chức và các diễn đàn hợp tác kinh tế khác Mặc dù các tổ chức hay các hiệp ước kinh
tế này được lập ra với các mục đích có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng chúng cùng có một điểm chung là dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi
và mục đích chính là để thúc đẩy phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc dân bằng cách triệt để khai thác các lợi thế so sánh và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài hay đẩy mạnh thu hút và khai thác các nguồn lực nội sinh
Trong bối cảnh đa dạng và phức tạp của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh, xuất hiện nhiều những tổ chức hợp tác, liên minh và liên kết kinh
tế khu vực và thế giới thu hút sự tham gia của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ các nền kinh tế khác nhau, trong số những tổ chức, những liên minh về kinh
tế ra đời trong xu hướng chung của thời đại ấy phải kể đến Tổ chức thương mại thế giới (WTO) – ra đời trên cơ sở hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) tổ chức hợp tác Á-ÂU (ASEM) Hiệp ước các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á Ngoài ra còn có các tổ chức kinh tế tài chính mang tính chất Quốc tế khác như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB)…Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với 162 thành viên (tính đến tháng 7 - 2016) chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hoá thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn
Xét về phương diện hội nhập, tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay diễn
ra ở cả cấp độ song phương, khu vực và toàn cầu Trong khi tiến trình hội nhập đa phương trong Tổ chức Thương mại Thế giới đang trì trệ, hội nhập song phương và khu vực đang trở thành một xu hướng nổi trội
Trang 19Sự nổi lên của các nước lớn đang phát triển , với sự phát triển năng động của khu vực châu Á - Thái Bình Dương , đặc biệt là sự trỗi dâ ̣y của Trung Quốc Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước lớn có nền kinh tế mới nổi đã duy trì được đà tăng trưởng khá cao của mình ngay cả trong giai đoạn thế giới trải qua cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, trở thành trụ đỡ để ngăn tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới không giảm quá sâu Ngoài các nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 (gồm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italia, Canada) xuất hiện nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới - G20 (gồm G7, EU, Argentina, Australia, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mêxico, Nga, Ả rập saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ) được đánh giá là trung tâm điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm tạo ra sự phục hồi bền vững Thế giới sau thập niên đầu của thế kỷ XXI đang chứng kiến quá trình hình thành trật tự kinh tế mới
*Về văn hóa – xã hội
Giao lưu văn hóa là hoạt động không thể thiếu giữa các cộng đồng người với nhau, những hình thức giao lưu văn hóa chủ yếu trong lịch sử như: hoạt động trao đổi buôn bán, thương mại; các cuộc di cư lớn nhỏ; sự hòa huyết, hôn phối giữa các tộc người; hoạt động truyền giáo; ngoại giao… Hiện nay, bước vào thời kỳ toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa được thực hiện với những sắc thái mới dựa vào các thành tựu của toàn cầu hóa: phân công lao động toàn cầu, công nghệ thông tin và mạng viễn thông không dây toàn cầu
Ở đây các phương tiện giao thông vận tải và công nghệ truyền thông hiện đại cho phép chuyển giao những khối lượng lớn của giá trị vật chất và tinh thần khổng lồ vượt qua những khoảng cách lớn, trong một khoảng thời gian ngắn hơn nhiều
Những trở ngại về không gian và thời gian đối với giao lưu văn hóa ngày càng bị thu hẹp Nhờ vậy mà các dân tộc và những nền văn hóa khác
Trang 20nhau trên thế giới ngày càng thường xuyên tiếp xúc với nhau Tần số hấp thu cũng không ngừng gia tăng đối với từng cá thể Giao lưu và hội nhập văn hóa trên thế giới hiện nay đang diễn ra trên qui mô lớn hơn bao giờ hết Những hoạt động trao đổi kinh tế, mậu dịch, đầu tư quốc tế, trao đổi văn hóa, học thuật trên phạm vi quốc tế và làn sóng di dân đã mở rộng hơn nữa diện giao lưu Do đó, nếu như trước kia giao lưu văn hóa chỉ mang tính lẻ tẻ, bộ phận nằm trong khuôn khổ tự phát, thẩm thấu một cách tự nhiên, thì nay nó đã mang một tầm cao mới với tính toàn thể, phát triển từ qui mô quốc gia đến qui
mô khu vực và qui mô toàn cầu
Kết quả của những giao lưu văn hóa mang tính đa phương và đa khuynh hướng như vậy đang hình thành nên một hệ giá trị và vật thể văn hóa chung cho tất cả các nền văn hóa trên trái đất Có nhiều nhà học giả gọi đó
là nền văn hóa toàn cầu hay văn minh toàn cầu
Hiện nay, giao lưu văn hóa toàn cầu đang hiện hữu dưới nhiều hình thức khác nhau, từ phân công lao động quốc tế cho đến thị trường tài chính toàn cầu, Nhưng đặc trưng nhất của trong số các hình thái giao lưu của toàn cầu hóa phải kể đến: thị trường toàn cầu hóa các ấn phẩm văn hóa; giao lưu văn hóa qua internet; các hệ thống truyền thông đại chúng Một biểu hiện mới của giao lưu văn hóa làm xúc tiến các hoạt động kinh tế trong giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đó là thực tiễn của các công ty xuyên quốc gia Để
có thể điều hành tốt quá trình đàm phán kinh doanh, nghiên cứu thị trường các công ty phải thiết lập được cầu giao tiếp liên văn hóa giữa các đối tác nằm trên các vùng lãnh thổ khác nhau của địa cầu Từ trên những hiểu biết thu được từ giao lưu văn hóa mà các công ty hoạch định chính sách, chiến lược kinh doanh về sản phẩm, cũng như cách quản lý nhân lực sau cho phù hợp với từng khu vực mà công ty của họ đầu tư Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử một cấp độ liên kết văn hóa mới cao hơn đã xuất hiện Nó lấy không gian toàn
Trang 21cầu làm địa bàn tương tác mà không phải từng khu vực văn hóa riêng lẻ như trước kia
Trong những năm qua, ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã xảy
ra những cuộc xung đột, trong đó có một số cuộc xung đột liên quan đến dân tộc, tôn giáo hoặc xen lẫn cả dân tộc và tôn giáo, như: xung đột giữa những cộng đồng Hồi giáo theo dòng Sunni và Shiite hay các dòng khác nhau ở trong một quốc gia như: Syria, Iraq; giữa một số quốc gia Ả-rập, các nước Hồi giáo với nhau và với Do Thái giáo ở Israel; giữa Hồi giáo và Công giáo ở Philippines, Indonesia; giữa Hồi giáo và Phật giáo ở miền Nam Thái Lan, Myanmar Ngoài ra, một số tổ chức đang có xu hướng lợi dụng dân tộc, tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị Các cuộc xung đột dân tộc, tôn giáo thường rất phức tạp, kéo dài và khó giải quyết do liên quan đến lịch sử, dân tộc, đạo đức, truyền thống tôn giáo có khi ở một vùng miền, một quốc gia hay liên quan đến nhiều quốc gia; mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo ngày càng tăng, trở thành nhân tố gây mất ổn định ở nhiều nơi
Dù là cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc hay đan xen luôn là mối quan tâm, lo lắng của mọi người và làm cho lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế cũng như quốc gia trên thế giới đau đầu Tất cả các cuộc xung đột từ trước đến nay đều để lại những hậu quả rất nặng nề, thậm chí biến thành những cuộc chiến tranh kinh hoàng kéo dài nhiều năm Biết bao dân thường vô tội ở nhiều nơi luôn phải sống trong tình trạng căng thẳng, lo âu, sợ hãi Để giải quyết xung đột, việc tìm ra những nguyên nhân nhằm có giải pháp đúng đắn nhất, giải quyết có hiệu quả nhất là nhiệm vụ quan trọng Trong số các nguyên nhân thì đáng chú ý đến nguyên nhân về sắc tộc, tôn giáo, như: một bộ phận người thiểu số theo một tôn giáo với số ít tín đồ trong một quốc gia mà đa số người theo một tôn giáo khác lại nắm quyền cai trị nên gây ra sự bất bình của cộng đồng sắc tộc, tôn giáo đối lập Cũng có trường hợp do không chịu sự thống trị
Trang 22của chính quyền đương thời nên đã xuất hiện những cuộc đấu tranh đòi ly khai…tất cả đều là những nguyên nhân gây nên xung đột
Sau công cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế thế giới phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước Nhưng mọi vấn đề đều luôn có mặt trái của nó Nhân loại cũng đang đứng trước nhiều vấn nạn xã hội cần phải quan tâm Thế giới đang phải gồng mình đối mặt với những nguy cơ toàn cầu như: biến đổi khí hậu, thiên tai, dân số, vũ khí hạt nhân
Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nửa sau của thế kỉ XX Dự báo dân số sẽ tăng trên 9 tỷ người vào năm 2050, chủ yếu tăng ở khu vực cận Sahara châu Phi Dân số thế giới đang có xu hướng già đi Trong cơ cấu theo
độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng
Cùng với quá trình gia tăng dân số là quá trình đô thị hóa Năm 1970, chỉ có khoảng 1,3 tỷ người (36% dân số) sống ở đô thị Đến nay, dân số đô thị chiếm 54% Dự báo đến 2025 sẽ có thêm khoảng 1 tỷ người sống ở đô thị, chủ yếu ở châu Á Đô thị chiếm 70% lượng khí nhà kính phát thải Đô thị cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, như gia tăng về cường độ sóng nhiệt, tăng lượng mưa, ngập lụt, sạt lở đất, ô nhiễm, hạn hán
Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau Sự biến động của dân số có tác động đến môi trường Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng của dư luận Nhiệt độ trung bình của Trái Đất hiện nay đang ngày càng tăng thêm
Một trong những hệ quả tất yếu của sự gia tăng nhiệt độ của trái đất là
sự gia tăng mực nước biển, gia tăng cường độ các cơn bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan, lỗ thủng tầng ôzôn, thay đổi ngành nông nghiệp, và làm suy giảm axit trong đại dương, hàng triệu tấn chất thải rắn đổ ra biển mỗi năm gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ Sức ép lớn tới tài
Trang 23nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp
Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công
nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước tăng lên Các
tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn
Trong những thập niên cuối của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe doạ trực tiếp tới ổn định, hoà bình của thế giới Nạn khủng bố ngày nay xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, với rất nhiều cách thức khác nhau như: sát hại thủ lĩnh chính trị, bắt cóc con tin, huấn luyện và sử dụng người làm thuê vào hoạt động khủng bố Điều cực kì nguy hiểm là các phần tử khủng bố đã sử dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ để thực hiện hoạt động khủng bố (tấn công bằng vũ khí sinh học, chất nổ, phá hoại mạng vi tính…) Bên cạnh khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền ), tội phạm liên quan đến sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma tuý cũng là những mối đe dọa đối với hoà bình và ổn định trên thế giới Để giải quyết các vấn đề trên, cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế
Trang 241.2 Tiền đề khoa học công nghệ và tiền đề lý luận
1.2.1 Tiền đề khoa học công nghệ
Một vài thập kỷ vừa qua, thế giới đã chứng kiến những bước nhảy vọt trong sự phát triển của khoa học và công nghệ Điều này đã thực sự thúc đẩy
sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm
Về công nghệ sinh học, việc khám phá ra cấu trúc AND giúp hiểu biết được mật mã của sự sống là bước ngoặt trong lịch sử sinh học Đặc biệt vào năm 2000 nhóm nhà khoa học Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nhật Bản
đã hoàn thành công trình giải mã bộ gen người, giúp khám phá cơ chế hoạt động của sự sống, qua đó tìm cách khắc phục các loại bệnh tật Bản phác thảo đầy đủ đầu tiên về bản đồ bộ gen người - một trong những sự kiện lớn nhất có tầm vóc đột phá lịch sử khoa học của con người Ngoài ra các nhà khoa học
Mỹ và Nhật Bản tuyên bố đã thành công trong việc tạo ra tế bào gốc từ da người - một bước đột phá trong y học - mở ra khả năng tạo tế bào gốc với mã gen cụ thể của cá nhân để chữa các bệnh nan y và loại trừ nguy cơ thải ghép
Công nghệ sinh học ngày nay đã cho phép phát hiện, chẩn đoán nhiều loại bệnh ở mức phân tử; sản xuất nhiều loại thuốc và vác xin mới an toàn hơn; sản xuất nông nghiệp với sản lượng tăng, chi phí giảm, chất lượng môi trường và sức khỏe con người được cải thiện; sản xuất thực phẩm với chất lượng dinh dưỡng cao, không bị hư hỏng, không gây dị ứng Nhiều công nghệ liên quan hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học Những ứng dụng công nghệ nano vào lĩ11nh vực khoa học sự sống và công nghệ sinh học dẫn đến sự hình thành một lĩnh vực
Trang 25khoa học và công nghệ mới như khoa học về sự sống ở kích thước nano và công nghệ sinh học nano Rất nhiều sản phẩm của ngành khoa học mới mẻ này như hạt nano, cảm biến sinh học, microarray đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y dược, sinh học, các ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp
Lĩnh vực công nghệ thông tin chứng kiến những tiến bộ phi thường, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa Với hệ thống các phương tiện và kỹ thuật thông tin hiện đại, cách mạng thông tin toàn cầu như điện thoại, fax, internet… mối liên hệ qua lại và giao dịch giữa các cá nhân và doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế giới trở nên nhanh chóng, thường xuyên và thuận tiện với chi phí ngày càng giảm dần; biên giới giữa các quốc gia trên nhiều phương diện đã và đang bị xóa mờ Sự biến đổi trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt đã biến thông tin trở thành một thứ hàng hóa, truyền thông trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu trên thế giới Nhờ vào công nghệ thông tin, thương mại điện tử ra đời và phát triển ngày càng mạnh
mẽ Nhờ vào công nghệ thông tin, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất – kinh doanh đã thay đổi vô cùng nhanh chóng
Lĩnh vực khoa học vũ trụ, chứng kiến nhiều thành tựu vĩ đại trong công cuộc khám phá không gian, chúng ta được ngắm những hình ảnh rõ, đẹp từ các hành tinh thông qua tàu vũ trụ Năm 2003, Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 do nhà du hành Dương Lợi Vĩ điều khiển Năm 2004, các rôbốt tự hành Spirit và Opportunity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu khoa học trên Sao Hỏa Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba đưa được con người ra ngoài bầu khí quyển trái đất, sau Liên bang Xô Viết trước đây và Mỹ
Trong những năm gần đây người ta đề cập đến một từ khóa mới
là "Công nghiệp 4.0" bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ
Trang 26Đức vào năm 2013, cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thông qua các công nghệ như internet, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, tương tác thực tại
ảo, mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số với sự xuất hiện của robot
có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội Nhờ công nghệ, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi
Như vậy, Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cũng tạo ra nhiều loại vật liệu mới có chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn thay thế những vật liệu truyền thống như: metamaterial, pin mặt trời giá rẻ, vật liệu nhiệt điện, vật
liệu tự phục hồi… Từ những năm 1980 cho đến nay, thế giới đã tăng cường
sử dụng những nguồn năng lượng và vật liệu mới Tỷ lệ nguồn điện nguyên
tử, thủy điện, năng lượng mặt trời được sử dụng ngày càng cao trong sản xuất
và đời sống Các vật liệu mới như chất dẻo đặc biệt, vật liệu tổng hợp, sợi quang học, gốm sứ… thay thế ngày càng nhiều nguyên liệu truyền thống Tự động hóa cũng trở thành một nét đặc trưng của khoa học – công nghệ, nhiều khâu trong sản xuất được tự động hóa, lập trình khoa học Những thành tựu to lớn của khoa học công nghệ tác động lớn đến nhận thức của Friedman, giúp ông nhìn thấy những biến đổi to lớn của thế giới
1.2.2 Tiền đề lý luận
* Tiền đề tư tưởng
Cơ sở lý luận quan trọng của toàn cầu hoá mà Friendman kế thừa là lý thuyết về lợi thế so sánh do Adam Smith nêu ra năm 1776 và sau này David Ricado đã bổ sung Lý thuyết này cho rằng những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các
Trang 27nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định
về sản xuất các sản phẩm khác Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêu dùng trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại
Những quy tắc của kinh tế thị trường bao gồm: sự đối xử về kinh doanh, về quyền kinh doanh đối với công ty trong và ngoài nước, một đồng tiền quốc gia chuyển đổi tiêu dùng, tác dụng giá cả, lãi suất, tác dụng thương mại Đây chính là một nguồn lực phát triển cho mọi quốc gia
Cơ sở lý luận trên là tiền đề quan trọng để Friedman kế thừa, lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế Friedman luôn ủng hộ tự do thương mại và coi đó là
cơ sở quan trọng thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ hơn, làm tăng trưởng kinh tế Ông nhận ra rằng thế giới sẽ có những mối quan hệ ngày càng chồng chéo đan xen nhau Dù bạn là một công ty hay một đất nước thì những mối đe dọa hay cơ hội đều có thể đến với bạn từ những đối tác mà bạn có quan hệ Tự do hóa thương mại đồng nghĩa với việc nền kinh tế của một quốc gia phải chịu
sự cạnh tranh cao hơn từ thị trường, vì vậy các công ty trong nước phải học cách liên tục đổi mới cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh với các công ty nước ngoài Những công ty tại các quốc gia đang phát triển có thể tận dụng lợi thế của họ như chi phí lao động thấp và nguyên liệu
rẻ để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt là trong sản xuất Các nước tham gia vào tự do thương mại đều sẽ được hưởng lợi
*Một số quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hoá Một số ý kiến cho rằng, toàn cầu hoá như người ta đang bàn tán hiện nay là không có
Trang 28thật hoặc ít ra là nó chưa tồn tại đến mức như nhiều người tưởng Một số ý kiến khẳng định sự tồn tại của toàn cầu hoá chiếm số đông và cũng khác nhau
ở nhiều phương diện Có rất nhiều định nghĩa khác nhau của các học giả về
toàn cầu hóa điều đó cho thấy được tính phức tạp của khái niệm này
Khái niệm toàn cầu hóa lần đầu tiên được Theodore Levitt đưa ra năm
1983 toàn cầu hóa được xem là “quá trình liên kết thị trường của các sản phẩm khác nhau được sản xuất bởi các tập đoàn xuyên quốc gia” [trích theo
20, tr 157]
M.Steger cho rằng toàn cầu hóa là quá trình kéo dài nhiều thiên niên kỷ được phân chia theo năm giai đoạn Giai đoạn thứ nhất của toàn cầu hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ 5 – 3 trước CN đến cuối thế kỷ trước CN Giai đoạn thứ hai của toàn cầu hóa kéo dài từ đầu thế kỷ I sau CN đến thế kỷ thứ XV và được coi là toàn cầu hóa sớm Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII được gọi giai đoạn thứ ba là toàn cầu hóa thời cận đại Giai đoạn thứ tư bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII đến những năm 70 của thế kỷ XX được gọi là toàn cầu hóa thời hiện đại Giai đoạn thứ năm bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay, được gọi là toàn cầu hóa đương đại [ xem 20, tr 157]
Chủ nghĩa tự do mới cho rằng toàn cầu hóa là quá trình hạn chế dần dần những lợi ích dân tộc của các quốc gia và hình thành cộng đồng các nước văn minh, là kết quả của sự thâm nhập lẫn nhau của các nền kinh tế quốc dân, sự gia tăng vai trò của các công ty xuyên quốc gia lớn nhất trong nền kinh tế thế giới [xem 20, tr 158]
Theo A.I.Utkin, toàn cầu hóa là sự hợp nhất của nền kinh tế quốc dân thành một hệ thống toàn thế giới trên cơ sở luận chuyển tư bản một cách dễ dàng, tính mở của của thông tin mới, cách mạng công nghệ, các trào lưu xã hội liên quốc gia, sự thực hiện công nghệ viễn thông giáo dục quốc tế [ xem
20, tr 158]
Trang 29Theo M B.Korchinxkaya, toàn cầu hóa là kết quả phát triển nền văn minh Toàn cầu hóa bao gồm các yếu tố như sự thu hẹp về giao tiếp trên quy
mô toàn cầu, gia tăng nhanh chóng của mức độ phụ thuộc lẫn nhau của xã hội hiện đại, sự tăng cường quá trình giao lưu lẫn nhau của các nền văn hóa, sự gia tăng vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia, quá trình phi nhà nước hóa các mối quan hệ quốc tế [trích theo 20 tr,158]
Nhìn chung, đã có nhiều quan điểm được đưa ra để giải thích cho toàn cầu hóa nhưng tựu trung có hai quan điểm đáng lưu ý nhất:
Ủy ban châu Âu cho rằng “Toàn cầu hóa có thể được định nghĩa như một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như do có sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ Đây không phải là hiện tượng mới mà là sự tiếp tục của một quá trình
đã được khơi mào từ khá lâu” [trích theo 38, tr 33]
Giáo sư kinh tế học người Anh G Thompson không đồng tình với quan điểm trên ông viết “Chúng ta cần phải có một định nghĩa rõ ràng hơn về toàn cầu hóa, một định nghĩa không giới hạn toàn cầu hóa trong các mối quan hệ tương tác kinh tế quốc tế từ lâu nay được đẩy mạnh Nếu toàn cầu hóa chỉ đơn giản là việc tiếp tục quá trình quốc tế hóa dưới một cái tên khác thì tại sao lại phải om sòm lên như vậy ?” [trích theo 38, tr 34] Như vậy Thompson phân biệt sự khác nhau giữa toàn cầu hóa và quốc tế hóa Mặc dù những thực thể này đang ngày càng hợp nhất và liên kết với nhau nhưng vẫn có sự tách biệt
“quốc gia” và “quốc tế”
Giữa các quan điểm nêu trên có những sự khác nhau nhưng có thể khái quát những đặc điểm nổi bật sau đây của quá trình toàn cầu hóa:
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhân
rộng của một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu Con người có thể
Trang 30dễ dàng tiếp cận được với nguồn thông tin một cách nhanh chóng thách thức các đường biên giới địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống
Thứ hai, các tiến bộ về thông tin liên lạc, giao thông vận tải và công
nghệ sản xuất đã khiến cho dòng vốn đầu tư, hàng hóa, công nghệ và lực lượng lao động di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới
Thứ ba, thông qua quá trình toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng gia tăng
Thứ tư, dường như toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt về
mặt văn hóa Một mặt quá trình toàn cầu hóa về văn hóa này tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau lớn hơn giữa người dân thuộc nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khác nhau
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy rằng toàn cầu hóa là một hiện tượng có ý nghĩa cách mạng trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại Quá trình này dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ trong cấu trúc kinh tế – chính trị của quan hệ quốc tế, song song với những thay đổi về đời sống văn hóa-xã hội của người dân trên khắp toàn cầu
1.3 Vài nét về Thomas L Friedman và các tác phẩm của ông
*Đôi nét về cuộc đời của Thomas L.Friedman
Thomas Loren Friedman sinh ngày 20 tháng 7 năm 1953 là một nhà báo, nhà bình luận người Mỹ, từng đoạt được nhiều giải thưởng Pulitzer Thomas Friedman sinh ra tại St.Louis Park, Minesota, một vùng ngoại ô của Minneapolis Ông đã theo học ở trường trung học St.Louis Park và từng viết bài cho tờ báo của trường, bao gồm một câu chuyện về Ariel Sharon và một
vị tướng người Isarel mà sau này đã trở thành thủ tướng của Isarel Friedman tốt nghiệp vào năm 1971
Friedman học tại trường Đại Học Minnesota được hai năm thì ông chuyển sang trường Đại Học Brandeis Năm 1975, ông nhận được bằng cử
Trang 31nhân về lĩnh vực nghiên cứu Địa Trung Hải của trường Brandeis Sau đó ông theo học tiếp ở trường St.Antony tạị Đại Học Oxford bằng học bổng Marshall, sau đó nhận được bằng Thạc sĩ về lĩnh vực nghiên cứu Trung Đông
Ông có 2 con gái là Orly Friedman (1985) và Natalie Friedman (1988)
Cả 2 đều sinh ra ở Isarel trong khi Friedman làm phóng viên cho The NewYork Times tại đây Friedman đã dành nhiều tác phẩm xuất bản của ông cho 2 con gái
Từ năm 2004, Friedman là thành viên của Hội Đồng Giải Thưởng Pulitzer Năm 1982 ông được cử đến Beirus vào lúc bắt đầu của cuộc chiến Lebanon Các bài viết tái hiện lại cuộc chiến tranh, đặc biệt là vụ thảm sát Sabra và Shatila đã mang lại cho ông giải thưởng Pulitzer về mảng phóng sự quốc tế Cùng với David K.Shipler, ông đã giành được giải George Polk về mảng Phóng Sự Quốc Tế
Thomas Friedman nhận nhiệm vụ đến Jerusalem từ năm 1984 đến
1988, và nhận được giải Pulitzer thứ hai cho bài viết tái hiện cuộc chiến tranh
giữa Palestine và Isarel Sau đó ông viết cuốn sách “Từ Beirus tới Jerusalem”,
miêu tả lại những trải nghiệm của ông ở Trung Đông
Friedman đồng tình với Ngoại Trưởng Mỹ James Baker trong suốt thời gian Tổng Thống George H.W.Bush nắm quyền Sau cuộc tranh cử của Bill Clinton năm 1992, ông trở thành người đưa tin về Nhà Trắng cho báo Times Năm 1994 ông bắt đầu viết nhiều hơn về chính sách đối ngoại và kinh tế, và chuyển tới báo The New York Time và phụ trách chuyện mục đối ngoại
Tháng 2 năm 2002, Friedman đã gặp Thái tử Saudi Abdullah và dưới tư cách cá nhân ông đã khuyến khích Thái tử nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột Arab-Isarel bằng bình thường hóa quan hệ giữa hai bên, để người tị nạn có thể trở về quê hương của họ và chấm dứt các cuộc tấn công khủng bố Isarel Ngài Abdullah đã đề xuất sáng kiến hòa bình Ả rập (Arab Peace Initative) mà
Trang 32Friedman đã hết lòng ủng hộ trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh Beirus vào tháng ba
Friedman đã nhận được từ Overseas Press Club giải thưởng cho cống hiến trọn đời và được sắc phong của Vương Quốc Anh bởi Nữ Hoàng Elizabeth II
Các giải thưởng Pulitzer
1983: Cho bài viết tái hiện cuộc chiến tranh ở Lebanon Một ví dụ điển hình về phóng sự quốc tế
1988: Cho bài viết về Isarel: một ví dụ điển hình mảng phóng sự về các vấn đề quốc tế
2002: Cho bình luận của ông về ảnh hưởng của mối đe dọa khủng bố với toàn cầu
*Những tác phẩm tiêu biểu của Thomas L.Friedman
Tên tuổi của Friedman gắn liền với những cuốn sách nổi tiếng của ông viết về đề tài quan hệ chính trị giữa các nước, các vấn đề Trung Đông, toàn cầu hóa…Trong số đó phải kể đến một số những cuốn sách nổi tiếng như:
“Chiếc Lexus và cây Ôliu”, “Thế giới phẳng”, “Nóng, phẳng, chật”, “Từ
Beirut đến Jerusalem”, “Từng là bá chủ”…
Cuốn sách “Từ Beirut đến Jerusalem”
Cuốn sách “Từ Beirut đến Jerusalem” chính là cuốn sách đầu tiên làm
nên tên tuổi Thomas Friedman và mang về cho ông giải Pulitzer Cuốn sách
ra mắt năm 1989 đã đoạt giải sách quốc gia Mỹ, đưa cái tên của ông vào trí nhớ của bạn đọc quốc tế “Từ Beirut tới Jerusalem” có gần 900 trang, cuốn sách như cuốn hồi ký và cũng là một cuốn từ điển thời sự về Trung Đông Cuốn sách chia thành nhiều chương khác nhau trong hai phần Ở phần thứ nhất, tác giả tái hiện sống động cuộc nội chiến của người dân Libăng, từ những xung đột nội bộ gay gắt đến khi nước Mỹ nhảy vào cuộc chiến bằng
Trang 33cách nào và diễn biến ra sao Trong phần thứ hai với nhan đề “Jerusalem”,
tác giả vẽ nên bức tranh thu nhỏ về nền văn hóa của người Do Thái, nguồn gốc của người Israel, từ đó tác giả đi sâu phân tích lịch sử và diễn biến của cuộc xung đột giữa người Palestine và người Israel
Cuốn “Chiếc Lexus và cây ôliu”
“Chiếc lexus và cây ôliu” là một cuốn sách được xuất bản năm 1999 và
ngay lập tức trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất Trong cuốn
sách tác giả đã dùng hình tượng “chiếc lexus”- một chiếc xe mang thương hiệu nổi tiếng và hình ảnh “cây ôliu” cổ xưa bên bờ sông Jordan để làm phép
ẩn dụ Chiếc xe lexus là biểu tượng cho văn minh hiện đại, động lực tồn tại, cải tiến, làm giàu và hiện đại hóa Trong khi đó cây ôliu là loại cây đại diện cho những gì gọi là gốc rễ, cội nguồn của chúng ta Nói cách khác, cây ôliu như một biểu tượng của truyền thống văn hóa cũng như những điển cổ xưa của một dân tộc, một đất nước hay một cá nhân Biểu tượng chiếc lexus và cây ôliu về bản chất, phản ánh thái độ tiếp cận của con người đối với quá trình tiến hoá và phát triển, có dũng cảm đánh đổi cái cũ và có cái nhìn tích cực với thể giới bên ngoài
Cuốn sách được Thomas L.Friedman viết thành bốn phần Phần đầu của cuốn sách giải thích cách nhìn vào hệ thống toàn cầu hóa ngày nay và cách hệ thống hoạt động Phần hai giải thích cách thức mà các quốc gia, cộng đồng, cá nhân và môi trường tương tác với hệ thống Phần ba giải thích sự chống đối toàn cầu hóa Và phần bốn giải thích vai trò độc đáo của Mỹ, cũng như sự cần thiết phải tiếp tục vai trò này để ổn định hệ thống mới
Toàn cầu hóa, theo quan điểm của Friedman, không phải là một trào lưu thời thượng mà là một hệ thống quốc tế thay chỗ cho hệ thống Chiến tranh Lạnh, đang trực tiếp hay gián tiếp tác động đến chính trị, môi trường, địa chính trị và kinh tế của hầu như mọi quốc gia trên thế giới Toàn cầu hoá
Trang 34như một trò chơi nó buộc mọi người phải tham gia nếu những ai không tham gia sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, những người tham gia phải tuân thủ luật chơi hà khắc, cạnh tranh được lấy làm trung tâm Ở đó, quá trình toàn cầu hóa được hình thành do sự thúc đẩy của nhiều yếu tố: dân chủ hóa, internet, đầu tư…
Toàn cầu hóa trở thành hệ thống quốc tế thay thế cho hệ thống hai cực thời chiến tranh lạnh Nó tác động tới mọi đối tượng, ở mọi nơi trong cuộc
sống và toàn cầu hóa là không thể đảo ngược Nền kinh tế toàn cầu luôn luôn
vận động theo quy luật vòng xoáy “mới, mới nhất và mới hơn nữa” Tác giả
đề cập đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa thông
qua hai hình tượng tiêu biểu của tác phẩm “chiếc lexus” và “cây ôliu” Bản
sắc văn hóa là truyền thống văn hóa, là bản ngã của một cá nhân, một quốc gia, dân tộc nhưng sẽ không có chỗ cho ai muốn sở hữu chiếc lexus hạng sang nhưng tay vẫn ôm khư khư cây ôliu bản ngã Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa
cần được quan tâm trong bối cảnh toàn cầu Tác phẩm “Chiếc Lexus và cây
Ôliu” đã đặt ra vấn đề về phát triển trong thời đại "phẳng" được thể hiện qua
những mẩu chuyện được minh hoạ rất cụ thể và sinh động từ khắp nơi trên thế giới qua những vùng đất mà tác giả đặt chân tới
Cuốn sách “Thế giới phẳng”
Tác phẩm được xuất bản năm 2005, và được xem như sự tiếp nối của
cuốn sách "Chiếc Lexus và cây ôliu" Friedman tiếp tục khắc họa về hiện
tượng mới trong xã hội và kinh tế do cuộc cách mạng internet và công nghệ thông tin mang lại Giả thuyết của Friedman là sự lan tỏa cùng khắp những thông tin và kiến thức nhanh chóng qua internet đã san bằng mọi cách biệt về lợi thế kinh tế giữa các quốc gia, giữa các thể chế chính trị, và giữa các tầng lớp nhân dân Kết quả là một thế giới phẳng, không còn rào cản với bất cứ ai cũng có thể nắm bắt những cơ hội mới do công nghệ mới tạo dựng
Trang 35Tác phẩm gồm 15 chương được chia ra sáu chủ điểm, Friedman đã tóm lược lịch sử phát triển thế giới dưới tác động của toàn cầu hóa theo ba kỷ nguyên phát triển chủ yếu Vấn đề cốt lõi của toàn cầu hóa của thế kỷ XX là
sự vươn mình của các tập đoàn kinh tế đã phá vỡ các rào cản cho sự hội nhập
kinh tế quốc tế Trong tác phẩm “Thế giới phẳng”, Friedman nhấn mạnh đến
sự phát triển toàn cầu hóa giai đoạn 3.0 từ những năm đầu của thế kỷ XXI
Toàn cầu hoá 3.0 là quá trình làm thế giới co từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ và đồng thời san bằng sân chơi toàn cầu Toàn cầu hoá 1.0 với động lực
là các quốc gia, của toàn cầu hoá 2.0 là các công ty thì động lực của toàn cầu hoá 3.0 có tính khác biệt đó là các cá nhân cộng tác và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu Friedman cho rằng quá trình làm phẳng thế giới cho phép chúng ta kết nối tất cả các trung tâm tri thức trên hành tinh lại thành một mạng lưới toàn cầu đơn giản nhất Ông chỉ ra mười lực trực tiếp làm phẳng thế giới
Năm 2005, cuốn sách này được trao giải thưởng cuốn sách hay nhất trong năm do Financial Times và Goldman Sachs Business bình chọn Hiện
nay "Thế giới phẳng" đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn
cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ XXI khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các
mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ
hơn trước
Cuốn sách “Nóng, Phẳng, Chật”
Đây là tác phẩm nổi tiếng thứ ba của Thomas Friedman, được phát hành năm 2008 Trong cuốn sách này, Friedman đưa ra một cách nhìn mới về hai trong số những thách thức lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt:
đó là khủng hoảng môi trường toàn cầu và việc Mỹ đánh mất trọng tâm và
Trang 36mục tiêu quốc gia một cách đáng ngạc nhiên kể từ sau sự kiện 11- 9 Cuốn sách mô tả về vị thế hiện nay của nước Mỹ và cho thấy giải pháp của hai vấn
đề này có quan hệ với nhau sao cho vừa phục hồi thế giới đồng thời lại vừa tái sinh được nước Mỹ
Friedman lý giải sự nóng lên của trái đất, dân số tăng nhanh và tầng lớp trung lưu trên thế giới đang phát triển mạnh, vốn là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, đang góp phần tạo ra một hành tinh “nóng bức, bằng phẳng và chật chội” Để thay thế phương thức sử dụng năng lượng hoang phí, kém hiệu quả hiện nay bằng một chiến lược sử dụng năng lượng sạch và bảo vệ môi trường, Friedman đưa ra chiến lược với tên gọi Mã Xanh Ông giải thích rằng đây là một thách thức lớn nhưng cũng là một cơ hội vĩ đại mà nước Mỹ không thể
bỏ lỡ Ông cho rằng không thể thực hiện Mã Xanh nếu nước Mỹ không cam kết theo đuổi nó và đóng vai trò đi đầu Cuộc cách mạng này sẽ tạo cảm hứng cho nước Mỹ huy động tất cả trí tuệ, sự sáng tạo để mang lại lợi ích chung cho mọi người dân Mỹ, nguồn nhân lực lớn nhất của đất nước
Cuốn sách “Từng là bá chủ”
Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 2011 Trong cuốn sách, Thomas L.Friedman và Michael Mandelbaum, một trong những chuyên gia chính sách ngoại giao hàng đầu cùng đưa ra lời thức tỉnh và kêu gọi mọi người cùng hành động Tác giả mở đầu cuốn sách dày hơn 400 trang bằng bối cảnh Thiên Tân, Trung Quốc và bắt đầu so sánh với nước Mỹ Friedman và Mandelbaum
vẽ ra một hình ảnh Trung Quốc phát triển vượt bậc, trở thành một đối thủ đe dọa nghiêm trọng vị thế của nước Mỹ, trong khi đó, nước Mỹ ngày càng lạc hậu, thụt lùi nhưng vẫn dương dương tự đắc về vị trí số một của mình
Hai tác giả phân tích bốn thách thức Mỹ đang phải đối mặt: toàn cầu hóa, cách mạng công nghệ thông tin, thâm hụt ngân sách kinh niên và thói quen tiêu dùng năng lượng quá mức Họ cũng nêu rõ những việc nước Mỹ
Trang 37phải làm hiện nay để duy trì giấc mơ Mỹ và phục hồi sức mạnh của nước Mỹ trên thế giới
Tuy nhiên, hai tác giả cũng tự mô tả mình là những người lạc quan và đưa ra nhiều ví dụ về những trường hợp xoay xở để lật ngược tình thế, những nhà chính trị nhận thức được sự điên rồ của nền chính trị Mỹ Các tác giả cố gắng tự lạc quan và làm cho độc giả lạc quan về tương lai của nước Mỹ Tác giả hy vọng cuốn sách như một sự cảnh báo, một lời hiệu triệu người Mỹ đoàn kết, hy sinh cá nhân để giúp nước Mỹ tìm lại vị thế cũ Hai ông cũng đề xuất cách thức rõ ràng để thoát khỏi cái bẫy nước Mỹ đang sa vào, trong đó
có việc phải phục hồi một vài truyền thống quan trọng nhất và tạo ra một đảng
phái chính trị thứ ba để kích thích cả đất nước “Từng là bá chủ” là cuốn sách
vừa nghiên cứu tỉ mỉ hiện trạng, vừa đưa ra tuyên ngôn mạnh mẽ về sự tái sinh của nước Mỹ
Kết luận chương 1
Như vậy, tư tưởng của Thomas Friedman được hình thành từ việc kế thừa những tiền đề khoa học công nghệ và tiền đề lý luận Đặc biệt là những thành tựu của khoa học công nghệ mà tiêu biểu là công nghệ thông tin đã làm thay đổi cách thức làm việc, học tập, chia sẻ thông tin của con người đã tác động mạnh mẽ đến nhận định của ông về toàn cầu hóa
Từ nửa cuổi thế kỷ XX cho đến nay, có thể khẳng định rằng thế giới
chịu sự tác động của những quá trình chuyển động lớn Một là, trật tự thế giới
hai cực đã tan rã, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành nhưng chưa được định hình rõ nét và ngày càng phát triển theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc Sự trỗi dậy của châu Á với các cường quốc như: Ấn Độ và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc Kết quả là có sự thay đổi sức hút kinh tế toàn cầu từ Tây sang Đông Nhiều học giả còn gọi thế kỷ XXI là “thời” của phương Đông Các
Trang 38quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia đó Sau Chiến tranh Lạnh, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến lại xảy ra
ở nhiều khu vực
Hai là, quá trình quá độ từ trình độ văn minh công nghiệp lên trình độ
văn minh hậu công nghiệp nhờ những tiến bộ của khoa học và công nghệ Nền sản xuất toàn cầu đang biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ cả về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động tạo ra cho con người mở rộng thêm tầm nhìn,
đã làm cho không gian thu hẹp khoảng cách, con người xích lại gần gũi nhau hơn, hiểu biết thế giới khách quan khám phá quá khứ lịch sử cũng như dự đoán tương lai xác thực hơn tạo nên một sự phát triển nhảy vọt, một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại sang một thời đại kinh tế mới gọi là thời đại kinh tế tri thức mà nguyên nhân và động lực chính là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
Ba là, quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, đang nhào nặn cái thế giới đầy khác biệt thành một “thế giới phẳng” Thế giới cũng đang diễn ra một quá trình hợp tác trong xu thế toàn cầu hóa Vừa hợp tác vừa đấu tranh, luôn luôn phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong
xu thế toàn cầu hóa Những biến động to lớn và sâu sắc đó buộc nhân loại phải đứng trước những nguy cơ toàn cầu và cần có sự liên kết toàn cầu để đối phó
Vậy tư tưởng của Thomas Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hóa là gì ? và làm sao để có thể tận dụng những
cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại cũng như hạn chế thấp nhất những hệ quả tiêu cực mà toàn cầu hóa đem đến sẽ được giải đáp trong chương 2 của luận văn với nhan đề “Những nội dung tư tưởng của Thomas L.Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề của nó”
Trang 39CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA THOMAS L.FRIEDMAN VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NÓ
2.1 Tư tưởng của Friedman về toàn cầu hóa và những cơ hội, thách thức
của nó
Cụm từ toàn cầu hóa đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng có mấy ai hiểu rằng toàn cầu hóa đến từ đâu cũng như những yếu tố nào giúp hình thành nên toàn cầu hóa Thomas L Friedman - bình luận viên quan hệ quốc tế sắc sảo của tờ New York Times đưa ra một cái nhìn xuyên suốt về hệ thống quốc
tế mới đang làm biến đổi tình hình thế giới ngày nay đồng thời giải thích rõ nguồn gốc hình thành toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX cho đến khoảng 1920 Quá trình toàn cầu hóa bị chậm lại trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bị đẩy ngược lại trong cuộc đại khủng hoảng những năm 1930 tiếp theo là chiến tranh thế giới thứ hai, và lần nữa lại bị chậm lại bởi Chiến tranh Lạnh Trong tác phẩm của mình, Thomas L Friedman khẳng định toàn cầu hoá không chỉ đơn giản là một trào lưu thời thượng mà đúng ra là một hệ thống quốc tế Hệ thống này đã thay thế hệ thống Chiến tranh Lạnh và cũng như hệ thống Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa có quy tắc và lôgic riêng của nó, hiện đang trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường chính trị, kinh tế và xã hội của hầu hết mọi nước trên thế giới Ông viết: “Toàn cầu hoá không chỉ là một thứ mốt kinh tế, không phải là một khuynh hướng nhất thời Nó là một hệ thống quốc
tế - một hệ thống chủ đạo, thay thế Chiến tranh Lạnh sau khi bức tường Berlin sụp đổ” [11, tr.36]
Trong phần I của tác phẩm “Chiếc lexus và cây ôliu” Friedman đã
nhiều lần so sánh sự khác nhau giữa chiến tranh lạnh và toàn cầu hóa để chứng minh cho luận điểm trên Trong khi thước đo của thời Chiến tranh Lạnh là trọng lượng của các tên lửa, thì nay để đo đếm toàn cầu hóa, người ta
Trang 40dùng đơn vị tốc độ - tốc độ trong buôn bán, đi lại liên lạc và sáng tạo Chiến tranh Lạnh được xây dựng trên nền tảng chủ yếu là các quốc gia, nỗi lo âu trong thời kỳ này là khả năng bị kẻ thù hủy diệt, kẻ thù với danh tính rõ ràng Trong khi đó nỗi ám ảnh của toàn cầu hóa chính là sự thay đổi của một thứ kẻ thù mà bạn không nhìn thấy đó là những thế lực kinh tế hay công nghệ Friedman cho rằng, toàn cầu hóa được xây dựng quanh ba cán cân quyền lực chồng chéo và quan hệ tương hỗ Đầu tiên là sự đối trọng truyền thống giữa các quốc gia Trong toàn cầu hóa, Mỹ là một siêu cường và các quốc gia khác
ít nhiều phụ thuộc vào Mỹ Đối trọng giữa Mỹ và các nước khác vẫn đóng vai trò duy trì ổn định cho toàn hệ thống Cán cân quyền lực thứ hai là giữa các quốc gia và thị trường toàn cầu Các thị trường toàn cầu được xây dựng bởi hàng triệu nhà đầu tư, di chuyển vốn qua nhiều nơi trên thế giới bằng cách nhấp chuột máy tính Đối trọng về quyền lực thứ ba trong hệ thống toàn cầu hóa là giữa các cá nhân và các nhà nước Những bức tường ngăn cản dân chúng với thế giới đã được phá đi Các cá nhân được trao quyền lực tối thượng có thể chi phối các thị trường trong bất cứ thời điểm nào
Tất cả những điều trên dẫn đến sự khác biệt giữa hệ thống Chiến tranh Lạnh và toàn cầu hóa Friedman định nghĩa toàn cầu hóa “nó là sự hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ, tới mức chưa từng có – theo phong cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công
ty và nhà nước vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết; và cũng theo phương cách giúp thế giới tiếp cận với các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết Quá trình toàn cầu hóa cũng làm nảy sinh sự chống đối dữ dội từ những ai bị thiệt hại hay bị hệ thống mới bỏ rơi” [11, tr 38]
Ông cho rằng động lực cho toàn cầu hóa là chủ nghĩa tư bản dựa trên kinh tế thị trường Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tự vận động tuân