SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thôngSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thôngSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thôngSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thôngSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thôngSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thôngSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thôngSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thôngSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thôngSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thôngSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thôngSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thôngSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thông
Trang 1PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
"Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan như mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh " (Trích: SGV SH BanKH TN
Trong một vài năm gần đây, Trường bắt đầu chú ý hơn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy nên trang bị các máy chiếu, phòng dành riêng cho việc sử dụng giáo án điện tử và cùng với sự quan tâm của Sở Giáo dục
đã mở nhiều lớp tập huấn về việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm dạy học như flash, photoshop, sử dụng Violet đã cuốn hút tôi vào việc nghiên cứu, sưu tâm các đoạn flash, các hình ảnh động có liên quan tới các nội dung trong sinh học phổ thông
Từ niềm say mê đó tôi bắt đầu đưa những đoạn flash, những hình ảnh, những ảnh động được tôi thiết kế, sưu tầm vào các bài giảng Bên cạnh đó trong quá trình đứng lớp tôi còn chiếu các sơ đồ tư duy để kích thích và giúp các em hiểu bài tốt hơn Từ đó làm cho các tiết học ngày càng hấp dẫn hơn, kích thích được sự say mê tìm tòi của học sinh đối với môn học và đã có kết quả tốt
Trang 2So sánh kết quả đứng lớp nhiều năm tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn sinh học thật sự có hiệu quả hơn hẳn so với việc sử dụng và khai thác các kênh hình từ sách giáo khoa Do đó, tôi xin được trình bày những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được với đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thông”
2 MỤC ĐÍCH:
Qua việc sử dụng các đoạn flash, những hình ảnh, những ảnh động và sơ
đồ tư duy học sinh đã xác định được trọng tâm vấn đề dễ dàng hơn, ghi nhớ kiến thức được lâu hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng: các đoạn flash, các hình ảnh, các mô phỏng trong sinh học
THPT, ứng dụng các phần mềm hổ trợ và các sơ đồ tư duy
- Phạm vi: các bài trong chương trình sinh học THPT
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu các phần mềm ứng dụng, các đoạn flash liên quan đến kiến thức sinh học 12
- Nghiên cứu lý thuyết về các tài liệu liên quan đến sơ đồ tư duy kết hợp với kiến thức sinh học
Trang 3PHẦN 2: NỘI DUNG
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phàn mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, LessonEditor/VioLet,
hệ thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác
Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng
Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh
Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học
Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách
tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra
Trang 4một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là
“thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình
2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
2.1 Đối với giáo viên:
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Trong thực tế giảng dạy ở môn sinh học nói riêng và ở các môn khác nói chung của trường mặc dù giáo viên đã chú ý nhiều đến việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm giúp cho học sinh tích cực đi tìm kiến thức bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin…Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các môn chưa đồng bộ cũng những do trình độ sử dụng các phần mềm trong giảng dạy còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao
Bên cạnh đó khi ứng dụng công nghệ thông tin một số giáo viên lại trình chiếu quá nhiều nội dung; các màu sắc, hiệu ứng quá nhiều gây mất tập trung ở học sinh
Ngoài ra còn một số ít giáo viên quá làm dụng công nghệ thông tin nên
đã chiếu toàn nội dung tạo thành phương pháp chiếu chép
Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một phương pháp tốt, nhưng cần phải nghiên cứu kỹ khi sư dụng tránh phản tác dụng trong quá trình dạy và học
2.2 Đối với học sinh:
Môn sinh học có nhiều kiến thức trừu tượng, nếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp diễn giảng, hỏi đáp hoặc sử dụng hình ảnh thì một số nội dung học sinh khó hiểu hết nội dung
Qua kết quả khảo sát học sinh cho thấy các em rất thích học có ứng dụng công nghệ thông tin bằng các đoạn flash, các thí nghiệm mô phỏng, các hình động hoặc các sơ đồ tư duy có hình ảnh giúp các em hứng thú hơn trong học tập
và khắc sâu kiến thức hơn
Trang 53 CÁCH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ QUA MỘT SỐ BÀI CỤ THỂ:
3.1 Trong kiểm tra bài cũ:
Đối với yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, đặc biệt là đối với môn sinh học trong các kì thi quan trọng như thi tốt nghiệp, thi đại học đều bằng hình thức trắc nghiệm nền khi kiểm tra bài cũ ngoài việc yêu cầu học sinh nhắc lại các nội dung quan trọng Tôi còn sử dụng một số phần mềm và một số kỹ thuật trong powerpoint để học sinh chú ý đến môn học và nhớ kiến thức lâu hơn Cụ thể ở một số bài như sau:
Trang 63.1.3 Bài 22 (lớp 12): Bảo vệ vốn gen của loài và một số vấn đề xã hội của di truyền học:
3.1.4 Bài 41 (lớp 12): Diễn thế sinh thái:
Kiểm tra bằng hình thức yêu cầu học sinh ghép cột cho phù hợp
3.2 Trong củng cố bài học:
Để giúp học sinh khắc sâu kiến thức trọng tâm đã được cung cấp trong tiết học ngoài việc chúng ta nhắc lại những ý chính của bài học thi quan trọng hơn là làm sao để học sinh tự nhớ thông qua những câu trả lời ngắn, trắc nghiệm nhiều lựa chọn hoặc ghép cột bằng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin sẽ thu hút học sinh hơn Với ý nghĩ đó tôi đã áp dụng soạn các câu hỏi củng cố bài học bằng các phần mềm Adobe persenter7, Violet, flash, powerpoint cụ thể ở một
số bài như sau:
Trang 73.2.1 Bài 9 (lớp 11): Quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM
Củng cố bằng trò chơi ô chữ Cho học sinh xem hình và trả lời
3.2.2 Bài 30 (lớp 11): Truyền tin qua Xinap
3.2.3 Bài 2 (lớp 12): Phiên mã và dịch mã
3.2.4 Bài 21 (lớp 12): Di truyền y học
Trang 83 3 Trong nội dung bài học
3.3.1 Bài 9 (lớp 11): Quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM:
- Để dạy phần khái niệm quang hợp ta chỉ cần
cho học sinh quan sát đoạn flash bên thì các em đã
nắm được nơi diễn ra, nguyên liệu và sản phẩm
- Khi trình bày về pha sáng ta sử dụng đoạn
Flash sự tạo thành ATP Sau đó yêu cầu học sinh tóm lại nội dung theo các em hiểu
- Khi nói về pha tối thì yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau khi xem đoạn flash:
+ Tại sao gọi là chu trình C3?
Flash thể hiện mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối
- Ở thực vật C4, ta cho học sinh qua sát cấu tạo bên trong của lá và lục lạp của thực vật C4 để học sinh nắm được cơ bản đặc điểm sinh lý của nhóm thực vật C4 như hình sau:
Flash thể hiện khái niên quang hợp
Trang 9- Sau đó cho học sinh xem quá trình quang hợp của thực vật C4 diễn ra theo đoạn flash sau:
- Từ đó học sinh có thể dễ dàng khái quát được diễn biến của quá trình quang hợp ở nhóm C4 và cũng có thể so sánh sự giống và khác nhau so với nhóm C3
- Đối với nhóm CAM ta cho học
sinh xem hình so sánh quá trình quang
hợp giữa C4 và CAM từ đó học sinh có
Trang 10thể so sánh được sự khác nhau giữa các
quá trình quang hợp của các nhóm cây C3, C4, CAM
3.3.2 Bài 18 (lớp 11): Tuần hoàn máu
Sau khi trình bày cấu tạo, chức năng của hệ tuần hoàn cũng như giải thích các dạng hệ tuần hoàn kín và hở thông qua hình ảnh chúng ta sẽ cho học sinh quan sát đọan flash mô phỏng con đường đi của máu từ tim đến các cơ qua thực hiện qúa trình trao đổi chất và quay về tim diễn ra như thế nào do đây
là quá trình tương đối phức tạp, diễn ra ở hai vòng tuần hoàn nên nếu ta không
sử dụng flash mô phỏng thì học sinh sẽ khó nắm được nội dung cơ bản:
Hoạt động của tim
3.3.3 Bài 30 (lớp 11): Truyền tin qua Xinap:
- Giới thiệu sơ lược về xinap thông qua các hình ảnh:
Trang 11- Cho học sinh xem hình cấu tạo của xinap từ đó yêu cầu học sinh trình bày lại cấu tạo để học sinh nắm vững cấu tạo từ đó mới giải thích được đường truyền tin:
- Sau đó cho học sinh xem đoạn flash mô phỏng quá trình truyền tin qua xinap:
Qua đoạn flash học sinh sẽ nắm được rất vững quá trình truyền tin qua xinap cũng như tại sao chỉ truyền theo một chiều từ màng trước ra màng sau
2.3.4 Bài 1 (lớp 12): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi
Quá trình nhân đôi và cả cơ chế
phiên mã, dịch mã là các cơ chế tương
đối trừu tượng, nó qua nhiều bước nên
học sinh rất khó hiểu Cũng như khó
nắm được và nhớ được các kiến thức
này Do đó, khi dạy về cơ chế của quá
Trang 12trình nhân đôi trước tiên chúng ta nên
cho học sinh xem đoạn flash mô tả quá trình nhân đôi Yêu cầu học sinh trình bày lại các giai đoạn của quá trình nhân đôi
Sau đó ta giải thích lại bằng các ảnh minh họa từng giai đoạn một như
sách giáo khoa
Sau đó giáo viên sẽ cũng cố lại bằng cách trình bày và chiếu lần lượt các nhánh của sở đồ để học sinh dễ theo và ghi nhận được nội dung chính
Trang 133.3.5 Bài 2 (lớp 12): Phiên mã và dịch mã
Đầu tiên chúng ta chiếu sơ đồ tư duy về các loại ARN
Sau đó yêu cầu học sinh sử dụng sách giáo khoa thảo luận và trình bày cấu trúc chức năng từng loại ARN Giáo viên nhận xét, tổng kết nội dung và vẽ lần lượt 3 nhánh
Trang 14- Khi nói về quá trình phiên mã chúng
ta cho học sinh xem trước đoạn flash mô tả
quá trình phiên mã trước Yêu cầu học sinh
nói lại các cơ chế phiên mã diễn ra như thế
nào?
- Sau đó cho học sinh xem lại hình các giai đoạn phiên mã
- Đối với quá trình dịch mã cũng vậy, chúng ta yêu cầu học sinh quan sát đoạn flash về dịch mã để học sinh nắm được các giai đoạn Sau đó học sinh sẽ trình bày lại những giai đoạn mình đã được xem, giáo viên sẽ chỉnh cho hoàn chỉnh dựa vào các hình được cắt ra từ đoạn flash đã xem
Sau đó giáo viên tổng kết bằng sơ đồ
Trang 153.3.6 Các dạng đột biến cấu trúc NST:
Cho học sinh quan sát sơ đồ khuyết, yêu cầu các em sử dụng thông tin trong SGK thảo luận (4 nhóm, mỗi nhóm một dạng) về khái niệm, hậu quả, ý nghĩa, ví dụ, cụ thể và sử dụng sơ đồ khuyết ghi kết quả, thuyết trình
Trang 16Sau đó giáo viên tổng kết lại trên sơ đồ
Trang 183.3.7 Đột biến đa bội:
- Tiến trình giảng dạy:
+ Học sinh thảo luận và đưa ra khái niệm đột biến tự đa bội Giáo viên củng cố lại trên sơ đồ
+ Yêu cầu học sinh thảo luận cơ chế phát sinh đột biến Giáo viên tổng kết lại bằng sơ đồ
+ Yêu cầu học sinh thảo luận và vẽ sơ đồ khái niệm, cơ chế phát sinh đột biến dị đa bội
+ Học sinh thảo luận và trình bày vai trò, hậu quả của đột biến dị đa bội
- Giáo viên tổng kết lại bằng sơ đồ của đột biến đa bội
Trang 193.3.8 Bài 41 (lớp 12): Hệ sinh thái
- Để học sinh nêu được khái niệm thế nào là diễn thế sinh thái ta cho học sinh xem hình mô tả diễn biến của một cái ao trong tự nhiên
Sau đó hỏi học sinh diễn biến của động, thực vật trong ao này như thế nào? tại sao có sự biến đổi như vậy? Từ đó, chúng ta dẫn vào khái niệm diễn thế sinh thái
- Để học sinh phân biệt được các loại diễn thế chúng ta cho các em xem hình ảnh của 2 ví dụ về diễn thế và yêu cầu học sinh so sánh giai đoạn khởi đầu
và kết thúc của 2 loại diễn thế này
- Nhằm nắm được nguyên nhân diễn thế chúng ta có nêu một vài thí dụ và cho học sinh phân tích kèm theo hình minh họa
Trang 204 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ:
4.1 Ưu điểm:
Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh họa sống động, cụ thể với phim tư liệu, tranh ảnh hoặc các sơ đồ tư duy, bảng biểu giúp hệ thống, khái quát hóa bài học trong giờ ôn tập
Các kiểu chữ, màu chữ, hiệu ứng, phông nền có tác dụng trực quan, nhấn mạnh những nội dung cơ bản, trọng tâm, lôi cuốn sự chú ý và khơi gợi hứng thú cho HS Trong quá trình giảng, GV dễ dàng dừng lại, trở về trước, đi tới sau,…
và nhiều thao tác khác nhằm liên kết nội dung bài giảng hay nhấn mạnh thông tin để định hướng, gợi ý HS khám phá, giải quyết vấn đề
Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng và không quá vất vả khi giới thiệu, miêu tả, thể hiện những nội dung kiến thức mới Từ đó học sinh
dễ tiếp thu bài học Hơn nữa bài học đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí học sinh
Những giờ thực hành hoặc phần chuẩn bị bài của học sinh sẽ thật sự hữu ích cho các em với các bài thuyết trình
Từ đó học sinh trở nên năng động và sáng tạo hơn Kiến thức các em tự tích lũy từ kho tư liệu khổng lồ Internet qua các giờ thực hành giúp bổ sung và khắc sâu những kiến thức từ sách giáo khoa
Giáo viên không còn đọc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú Bài học cũng được thiết kế linh hoạt theo đặc trưng bộ môn hoặc nội dung bài học (ví dụ phần luyện tập củng cố và các giờ ôn tập là một trò chơi ngôn ngữ mô phỏng trò chơi Kim Tự Tháp, Trúc Xanh hoặc
Trang 21Giải ô chữ; …) Nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều
Đối với giáo viên, việc soạn bài với những ứng dụng của CNTT cũng mang lại những hiệu quả khác biệt Bản thân giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn và Tin học để tự nâng cao tay nghề Đặc biệt khi bắt tay vào soạn một bài dạy có vận dụng CNTT, giáo viên thật sự bị cuốn hút
và càng làm nhiều thì càng thích thú và nảy sinh thêm nhiều ý tưởng Từ đó lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng được bồi đắp
Lợi ích quan trọng nhất là học sinh không còn sợ, không còn chán ghét môn Sinh vì những kiến thức trừu tượng nữa
Tuy nhiên, mức độ hứng thú và tiếp thu bài hiệu quả của học sinh trong những giờ học có ứng dụng CNTT còn phụ thuộc vào chất lượng của giờ dạy Đối với bộ môn sinh học, việc ứng dụng CNTT phải đảm bảo đặc trưng bộ môn, chuyển tải được các đơn vị kiến thức cơ bản cần thiết, mặt khác cần bảo đảm tính thẩm mỹ, khoa học
Lại có người lạm dụng kỹ xảo và thô thiển hóa việc dạy học bằng cách trình chiếu Power Point liên tục, dùng quá nhiều những hiệu ứng hay kĩ xảo có thể làm học sinh bối rối, khó tiếp thu
Hơn nữa, chuẩn bị một tiết dạy Sinh học có giáo án điện tử đúng nghĩa tốn nhiều thời gian và công sức