Nó chiếm số lượng lớn so với các thể loại văn học dân gian khác như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, …Ở bậc Tiểu học, nó được giảng dạy dưới dạng các bài đồng dao, lên Trung họ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
HÀ NỘI - 2009
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Người hướng dẫn
ThS BÙI MINH ĐỨC
HÀ NỘI - 2009
Trang 3và ThS Bùi Minh Đức - người hướng dẫn trực tiếp
Tác giả khoá luận xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô
Do năng lực của người nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên khoá luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Tác giả khoá luận
Hoàng Ngọc Hà
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong khoá luận là trung thực Khoá luận này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào Nếu những lời cam đoan trên là sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Tác giả khoá luận
Hoàng Ngọc Hà
Trang 51.2.1 Nhân vật trữ tình và những “ hoàn cảnh điển hình” trong ca dao 15
Chương 2: Dạy học văn bản ca dao theo đặc trưng thi pháp thể loại 32
Trang 62.1.1 Văn bản 32
2.3 Tổ chức học sinh tiếp nhận ca dao theo đặc trưng thi pháp thể loại 39
2.3.4 Thể nghiệm, ứng dụng các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của ca dao 76
Chương 3 Thiết kế thể nghiệm bài học: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
81
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1.1 TPVH là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người Nó đem lại cho con người sự hiểu biết, sự thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ, góp phần hoàn thiện nhân cách con người, giúp con người vươn tới cái chân - thiện - mĩ Vì vậy,việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông là điều vô cùng quan trọng và cần thiết
Dạy học TPVH trong nhà trường phổ thông thực chất là tổ chức HS tiếp nhận TPVH một cách chủ động, tích cực và sáng tạo, phát huy năng lực cảm thụ văn chương của HS Do đó, vấn đề tiếp nhận cần phải được quan tâm, nghiên cứu Trong quá trình tổ chức HS tiếp nhận tác phẩm, người dạy phải vận dụng sáng tạo lý thuyết tiếp nhận vào việc hướng dẫn HS tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động, tích cực và sáng tạo, từng bước khắc phục tình trạng thụ động trong lĩnh hội kiến thức của HS đã tồn tại từ rất lâu trong dạy học văn ở trường THPT Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học TPVC
1.2 Trong dạy học Ngữ văn hiện nay, chương trình SGK được tổ chức theo trục thể loại Những tác phẩm được đưa vào giảng dạy thuộc nhiều thể loại khác nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí Việc chọn thể loại làm nguyên tắc để tổ chức SGK với mục đích rèn luyện cho người học năng lực đọc văn, cảm thụ văn và biết ứng dụng kiến thức văn học vào cuộc sống Mặt khác, mỗi thể loại văn học có một hệ thống thi pháp riêng Nghiên cứu thi pháp giúp chúng ta nhìn nhận giá trị thẩm mĩ của TPVC phong phú và đa dạng hơn Tìm hiểu TPVC thông qua thi pháp thể loại cung cấp cho chúng ta
Trang 9một phương pháp tiếp nhận mới, giúp chúng ta có cách nhìn đa chiều, sâu sắc hơn về một TPVC nào đó
1.3 Trong lịch sử văn học dân tộc, văn học dân gian giữ vị trí và vai trò
vô cùng quan trọng Đó là kho tàng lưu giữ những kinh nghiệm, những sáng tác, những gì tinh tuý nhất mà cha ông ta đã để lại Mỗi thể loại văn học dân gian có cách nói riêng của nó nhằm biểu đạt những nội dung riêng, thi pháp thể loại là cách nói về cái riêng ấy Vì thế, có nắm được thi pháp thể loại mới
có khả năng “giải mã” được tác phẩm thuộc thể loại ấy Trong hệ thống phân loại văn học dân gian, CD được xác định là một thể loại trữ tình dân gian Từ lâu,CD đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình của các cấp học Nó chiếm số lượng lớn so với các thể loại văn học dân gian khác như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, …Ở bậc Tiểu học, nó được giảng dạy dưới dạng các bài đồng dao, lên Trung học cơ sở là những bài CD về tình yêu quê hương đất nước Đến THPT là các bài CD yêu thương, tình nghĩa, CD than thân và
CD hài hước, châm biếm Điều đó khẳng định vị trí, vai trò của CD trong việc bồi dưỡng, xây đắp những tình cảm thẩm mĩ cho HS Đến với CD, con người tìm thấy ở đó cuộc sống của người dân lao động xưa với tất cả sự phong phú,
đa dạng vốn có của nó Vì thế, dạy và học CD là một công việc cần thiết ở trường THPT
1.4 Là sinh viên sư phạm, việc nghiên cứu vấn đề tiếp nhận văn học theo đặc trưng thi pháp thể loại có một ý nghĩa rất lớn Nó không chỉ giúp người nghiên cứu có con đường tiếp cận văn học một cách đúng đắn, khoa học mà còn từng bước vận dụng lí thuyết tiếp nhận vào thực tiễn khi giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Dạy học ca dao theo đặc trưng thi pháp thể loại”
2 Lịch sử vấn đề
Trang 10Nghiên cứu về loại thể, về tiếp nhận là vấn đề không hoàn toàn mới mẻ
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đạt được những thành tựu to lớn, có tác dụng làm nền tảng mở ra nhiều con đường tiếp cận tác phẩm và giảng dạy khác nhau
2.1 Các công trình nghiên cứu văn học theo loại thể
Lịch sử phân chia loại thể tồn tại nhiều quan niệm và có thể nói là rất phức tạp
Cổ xưa và phổ biến nhất ở phương Tây là việc chia toàn bộ TPVH ra làm ba loại, xuất phát từ phương thức phản ánh hiện thực của chúng Arixtốt (384 – 322 TCN) là người sớm nhất đề xuất sự phân biệt này trong công trình
Nghệ thuật thi ca của ông Trong công trình nghiên cứu của mình, ông nói
đến ba phương thức mô phỏng hiện thực là tự sự - trữ tình - kịch
Ở nước ta, nhiều nhà nghiên cứu cũng đi sâu vào vấn đề loại thể như GS.Trần Thanh Đạm cùng các tác giả Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn và Đàm Gia Cẩn trong cuốn “Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể” (1970) đã khẳng định văn học chia ra làm ba loại chính là tự sự - trữ tình - kịch Sau đó các tác giả đã gợi ý phân tích các thể nhỏ như: Thơ, biền văn (hịch, cáo, phú, văn tế,…), truyện, kí, kịch,… Điều này đã giúp giáo viên đứng lớp thuận tiện hơn khi tiếp cận tác phẩm từ đặc trưng thể loại
Trong giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu (chủ biên), các tác giả đã
đưa ra sự phân chia văn học thành năm loại chính: tự sự - trữ tình - kịch – chính luận – kí Ở cách phân chia này, các tác giả đã tách kí ra làm thể loại
Trang 11chưa hoá thân vào các hình tượng nghệ thuật bay bổng của trí tưởng tượng Chính đặc trưng ấy làm cho kí có một sức sống riêng, trở thành một lĩnh vực văn học dặc thù, không thể nhập chung vào các loại khác”.[11;Tr.352]
Trước đây, chính luận cũng được tách ra thành một thể loại riêng Ở đây, các tác giả cũng chỉ ra rằng: các TPVH chính luận như cáo, chiếu, biểu, tuyên ngôn độc lập, đã trở thành những áng “thiên cổ hùng văn” “Chúng trở thành một lĩnh vực văn học nghệ thuật đặc thù trong đó các tác phẩm có
sự kết hợp tài tình giữa sự thực hiển nhiên, lôgíc đanh thép, cảm xúc mãnh liệt để trở thành các hiện tượng thẩm mĩ có sức lôi cuốn sâu xa tình cảm và lí trí côn người”.[11; Tr.352]
Cách phân chia văn học thành năm loại đã khắc phục được nhược điểm của các cách phân chia trước và đáp ứng được yêu cầu giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở các trường phổ thông
Như vậy, vấn đề loại thể đã được rất nhiều tác gia quan tâm nghiên cứu
và đạt được nhiều thành tựu to lớn
2.2 Các công trình nghiên cứu về thi pháp ca dao
Văn học dân gian như tấm gương phản chiếu tâm hồn con người lao động Việt Nam CD là một bộ phận lớn trong văn học dân gian, chúng ta có một số lượng CD khổng lồ ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam Bao lời ca đã được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, những câu ca đã được truyền đi trên miệng của những bà mẹ ru con, những người nông dân tát nước, những cô gái dệt vải, những em bé chăn trâu CD vốn là một thể loại có nội dung phản ánh
đa dạng và phong phú Đó chính là nơi để các nhà nghiên cứu khai thác, tìm tòi và khám phá
Nghiên cứu về thi pháp chính là nhằm chỉ ra cái hay, bản chất nghệ thuật của tác phẩm Nghiên cứu thi pháp cũng là nhằm chỉ ra cái lý do tồn tại của hình thức Thi pháp CD cũng vậy
Trang 12Trong cuốn Thi pháp ca dao của tác giả Nguyễn Xuân Kính đã nghiên
cứu khá sâu vấn đề thi pháp CD Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả tập trung đi vào nghiên cứu về các đặc trưng của thi pháp CD như: ngôn ngữ, thể thơ, thời gian – không gian nghệ thuật, kết cấu và một số biểu tượng, hình ảnh thường được sử dụng trong CD Cùng với những đặc trưng ấy, ông đều chỉ ra sự giống và khác nhau giữa CD và thơ trong văn học viết để thấy rằng CD cũng là thơ nhưng là một thể thơ trữ tình dân gian
Với việc chỉ ra hệ thống các đặc trưng thi pháp thể loại CD, tác giả đã góp phần giúp cho công việc giảng dạy và tiếp nhận CD được thuận lợi và có hiệu quả hơn
2.3 Các công trình nghiên cứu dạy học tác phẩm ca dao theo thể loại
Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy, về hướng tiếp cận các tác phẩm CD được nhiều tác giả quan tâm và đạt được những thành tựu đáng kể
Trong cuốn Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy – nghiên cứu văn học dân gian của Hoàng Tiến Tựu đã đưa ra phương pháp giảng dạy văn học dân
gian theo từng loại nhỏ như truyện dân gian, tục ngữ, đặc biệt là CD Ông đã nêu ra một số khó khăn trong việc dạy và học các bài CD trong trường phổ thông, ông cho rằng “CD nói chung và CD cổ nói riêng đều có điểm chung là giản dị, dễ hiểu và nhìn chung đều khó giảng Sự dễ hiểu của CD chẳng những không phải là điều kiện thuận lợi mà trái lại, nó chính là nguyên nhân trực tiếp đẫn tới sự khó khăn trong giảng dạy CD Khó khăn lớn nhất ở đây là làm thế nào để đem lại cho HS những nhận thức mới, cảm thụ mới về những bài CD giản dị, quen thuộc, dễ hiểu (hoặc được coi là dễ hiểu)” [13; Tr.120]
Ông đã đưa ra phương pháp tiếp cận CD đó là dựa trên thi pháp thể loại Trước hết, phải tìm đặt nó vào một cái “khung” thời gian, không gian và thể loại hợp lý; xác định tác giả,nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình của bài CD; các hình thức nghệ thuật của bài CD như thế nào? Ông khẳng định: việc tìm cách xác định thời gian, không gian và thể loại cũng như việc xác định
Trang 13nhân vật và đối tượng trữ tình của mỗi bài CD chính là cơ sở, điều kiện và phương tiện cần thiết và quan trọng để đi vào tìm hiểu chủ đề, nội dung và nghệ thuật của chúng
Như vậy, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra phương pháp tiếp cận mới đối với CD Nhờ đó, đứng trước một bài CD chúng
ta sẽ phân tích chính xác và cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của bài CD
ấy
Trong bài báo Một số ý kiến về phương pháp bình giảng ca dao theo đặc trưng thi pháp thể loại của tác giả Phạm Thu Yến đăng trên tạp chí văn
học số 4/1987 có đưa ra một số phương pháp bình giảng CD với mục đích là
timf ra sự khác biệt giữa thơ và CD để thấy được bản chất folklore của một
tác phẩm CD Để phân tích một tác phẩm CD ngoài dựa trên những yếu tố thuộc văn bản ngôn từ, chúng ta còn phải tìm hiểu hệ thống dị bản, hoàn cảnh diễn xướng và thể loại các bài ca để thấy được sự khác biệt giữa thơ trong văn học viết và thơ trữ tình dân gian (CD)
Các nhà nghiên cứu đã đạt được những thành tựu rực rỡ làm cơ sở cho công tác giảng dạy Trên cơ sở đó người viết đã tiếp nối khuynh hướng của khoa học văn học, khoa học dạy văn để nghiên cứu và giảng dạy văn chương
ở trường THPT với hy vọng bước đầu có thể tìm ra được một hướng tiếp cận tích cực với tác phẩm CD
Trang 144 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc trưng thi pháp thể loại CD và vấn đề tiếp nhận văn học
- Trên cơ sở những tiền đề lí luận nêu trên, xác định các hoạt động tổ chức HS tiếp nhận thi pháp CD theo đặc trưng loại thể
- Thiết kế giáo án thể nghiệm
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Thi pháp thể loại CD
- Dạy học CD theo loại thể
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Dạy học văn bản trữ tình dân gian (ca dao) theo thể loại
- Văn bản ca dao trong SGK Ngữ văn 10, tập 1
6 Phương pháp nghiên cứu
7.2 Về thực tiễn
Bước đầu xây dựng qui trình tổ chức HS tiếp nhận CD theo đặc trưng thi pháp thể loại
8 Bố cục của khoá luận
Ngoại trừ Tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 phần:
Trang 15
Mở đầu
Nội dung:
Chương 1: Thi pháp ca dao
Chương 2: Dạy học văn bản ca dao theo đặc trưng thi pháp thể loại Chương 3: Thiết kế thể nghiệm bài học: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Kết luận
Trang 16NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 THI PHÁP CA DAO 1.1 Khái niệm ca dao
Trước những năm 50 của thế kỷ XX, ở nước ta có hai thuật ngữ được dùng để chỉ chung những câu hát dân gian là CD và phong dao CD là những câu hát không có chương khúc, tập trung miêu tả tính tình, tập quán, phong tục của người Việt Nam Từ khoảng đầu những năm 50 cho tới nay, thuật ngữ phong dao hầu như không được sử dụng nữa (chắc hẳn do hàm nghĩa của nó quá hẹp so với phạm vi đề tài của CD) nhưng lại xuất hiện một thuật ngữ mới
là dân ca Giữa CD và dân ca có mối quan hệ chặt chẽ với nhau CD thực chất
là những câu hát tồn tại trong sinh hoạt văn hoá của nhân dân nhờ phương thức diễn xướng dân gian Khi nghiên cứu, tìm hiểu CD chúng ta không thể tách rời CD và dân ca CD chỉ bộc lộ được cái hay, cái đẹp khi chúng được đặt vào môi trường sống thực sự đó là môi trường diễn xướng và khi đó nó là dân ca
Vậy ca dao là gì?
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi), các tác giả cho rằng thuật ngữ CD được dùng với nhiều nghĩa rộng
và hẹp khác nhau:
Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có
khúc điệu CD là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu Trong trường hợp này CD đồng nghĩa với dân ca
Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh - chủ
biên),các tác giả đã định nghĩa ca dao như sau: CD là những câu hát dân gian
Trang 17được lưu truyền rộng rãi, phần lớn là những lời đối đáp bằng hình thức thơ ca
có nội dung diễn tả cảm nghĩ của nhân dân lao động trong các mối quan hệ tự nhiên, gia đình, xã hội
SGK Ngữ văn 10, tập 1 định nghĩa: CD là “lời thơ trữ tình dân gian, thường dùng kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người”
Tóm lại, có rất nhiều cách định nghĩa về CD nhưng dù định nghĩa theo cách nào cũng chỉ ra rằng CD là những câu hát dân gian tập trung diễn tả đời sống tâm hồn và mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên của người dân lao động xưa
1.2 Đặc trưng của thi pháp ca dao
1.2.1 Nhân vật trữ tình và những “hoàn cảnh điển hình” trong ca dao
a Nhân vật trữ tình
Trong CD, nhân vật trữ tình luôn luôn đồng nhất với chủ thể trữ tình (tác giả của bài CD) Nhân vật trữ tình tuy là một cá thể nhưng không phải là một cá nhân riêng rẽ mà cá thể ấy cất lên lời ca diễn tả cảm nghĩ của cả một quần thể Biểu hiện của nó tập trung ở một số khía cạnh sau:
- Nhân vật trữ tình là những cô gái, chàng trai trong quan hệ bạn bè, lứa đôi; người phụ nữ trong cảnh ngộ éo le về hôn nhân và gia đình
- Nhân vật trữ tình là những người lao động: làm ruộng, làm thợ,… trong công việc làm ăn, sông nước
- Nhân vật trữ tình trong CD thường mang tính phiếm chỉ, nhân vật thường không có tên gọi cụ thể
Qua nhân vật trữ tình, xu hướng của nhân dân muốn diễn tả những nét bản chất nhất của con người thời đại ấy Nét bản chất này thể hiện một cách tập trung ở cảm hứng trữ tình chủ đạo trong CD, dù là chàng trai hay cô gái, ngưòi vợ hay người mẹ, người làm ruộng hay làm nghề sông nước khi nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ
Trang 18Nhưng khi nghĩ về những người thương yêu, những nơi thân thuộc là thấy yêu, thấy thương CD xưa chủ yếu là tiếng hát than thân, phản kháng và tiếng hát yêu thương, tình nghĩa của những lứa đôi, những người phụ nữ, những người lao động Tóm lại, họ là những người bị áp bức trong xã hội cũ
b Những “hoàn cảnh điển hình” trong ca dao
Sự miêu tả nghệ thuật những hoàn cảnh trong đó nhân vật trữ tình được biểu hiện có tính chất khái quát rộng rãi, những hoàn cảnh ấy thường mang tính ước lệ
Một trong những “hoàn cảnh điển hình” trong CD là khung cảnh nơi diễn ra cuộc gặp gỡ, trò chuyện, trao gửi tâm tình Đó là cảnh vật thiên nhiên gần gũi hoặc phong cảnh làng quê thân thuộc được tái hiện bằng những nét
chung nhất: “non xanh nước biếc”, “mây bạc trời hồng”, “cây đa bến nước”,
“giếng thơi đầu làng”,…
Địa điểm hành động trong CD thực hiện chức năng cảm xúc, tâm lí, tạo
ra bối cảnh thi vị cho cuộc gặp gỡ Chẳng hạn chàng trai đi hát phường vải:
Chiều chiều dóng dả đi chơi, Uốn roi giục ngựa tới nơi vườn đào
Và gọi nơi các cô gái đang chờ bạn hát là chốn “đào nguyên”:
Đồn đây là chốn đào nguyên, Trăng thanh gió mát cắm thuyền dạo chơi
Tuy nhiên, dù phong cảnh ấy được miêu tả ước lệ đến đâu thì đó vẫn là cảnh vật thiên nhiên và phong cảnh làng quê Việt Nam
Một “hoàn cảnh điển hình” khác trong CD là thời gian của hành động, tức là lúc diễn ra cuộc gặp gỡ, trò chuyện, trao gửi tâm tình hoặc lúc nhân vật trữ tình tự bộc lộ cảm xúc Thời gian nghệ thuật trong CD cũng có tính chất vừa thực vừa ước lệ Nó thực ở chỗ hợp với cảnh, với tình trong bài ca đồng thời nó ước lệ vì nó rất chung chung, không xác định
Trang 19Thời gian của hành động trong CD cũng thực hiện chức năng cảm xúc, tâm lí, tạo bối cảnh thi vị cho sự khởi phát cảm hứng trữ tình, thích hợp với sắc điệu trữ tình của mỗi bài ca Ví dụ, trong bài CD có nhóm từ mở đầu bằng
“chiều chiều …” và nhóm bài này có nội dung rất đa dạng
Nỗi nhớ bạn:
Chiều chiều én liệng, nhạn bay
Ta đây nhớ bạn, bạn rày nhớ ai?
Nỗi cô đơn:
Chiều chiều mây phủ Ải Vân Chim kêu gành đá, gẫm thân lại buồn
Nỗi nhớ cha mẹ đã sinh thành:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Điển hình hơn cả là những cảnh ngộ đời sống, những tình cảnh khác nhau trong đó nảy sinh những tâm trạng, bộc lộ tâm tư của nhân vật trữ tình
Đó thường là những cảnh ngộ, những tình cảnh chung cho từng kiểu nhân vật
Ví dụ: với các cô gái chàng trai thì cảnh ngộ chung là tình duyên lỡ dở
do các nguyên nhân như chàng trai nghèo, cô gái “tham vàng phụ ngãi” hoặc
do duyên số mà không đến được với nhau
Trong CD, nhiều khi cảnh ngộ, tình cảnh chỉ được biểu đạt gián tiếp, thậm chí ẩn sâu trong tình tự của nhân vật Tình cảnh của nhân vật trữ tình không được nêu lên qua lời nói trực tiếp của nhân vật nên cần chú ý đến vai trò của các yếu tố miêu tả trong CD Yếu tố miêu tả này mang lại cho nội dung CD “tính trần thuật” độc đáo Qua đó thể hiện ước mơ, khát vọng một hạnh phúc đơn sơ của nhân dân xưa:
Ước khi nào hợp lại một nhà, Chồng cày, vợ cấy, mẹ già đưa cơm
Trang 201.2.2 Kết cấu trong ca dao
CD vốn là những sáng tác văn chương dân gian được phổ biến rộng rãi
và được lưu truyền từ đời này sang đời khác chủ yếu bằng hình thức truyền miệng, đối đáp của nhân dân lao động để diễn tả cảm xúc, cảm nghĩ Chính đặc điểm này góp phần quy định kết cấu văn bản CD
a Những hình thức kết cấu cơ bản
Thơ ca dân gian xét chung thường ngắn Đặc biệt thơ ca dân gian trữ tình lại càng ngắn: Những câu CD 2 dòng, 4 dòng thơ chiếm số lượng lớn hơn cả; những bài dài cũng chỉ trên dưới 10 dòng Đi đôi với tính ngắn gọn ấy của văn bản CD là tính đơn điệu về hình thức kết cấu của nó Trong CD có 2 hình thức kết cấu cơ bản và một số biến thể do 2 hình thức gốc ấy biến hoá ra Đó là: Lối đối đáp và lối kể chuyện
- Lối đối đáp: Những bài CD có kết cấu đối đáp là những lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca Chủ thể trữ tình của những bài CD này phần lớn là những “chàng trai và cô gái” Trong trường hợp này, dấu hiệu hình thức của
kết cấu đối đáp ngoài sự hiện hữu của những cặp xưng hô như “anh - em”,
“chàng - thiếp”, “mình - ta”, “đó - đây”,… là sự tồn tại “theo vế” của các bài
ca:
- Dẫu mà không lấy được em, Anh về đóng cửa cài rèm đi tu
- Tu mô cho em tu cùng, May ra thành phật thờ chung một chùa
- Lối kể chuyện: Nếu như lối đối đáp được coi là hình thức kết cấu đặc trưng của thơ ca dân gian trữ tình thì lối kể chuyện trong CD cũng được sử dụng như một hình thức kết cấu cơ bản Hai hình thức ấy nương tựa vào nhau,
bổ sung cho nhau trong việc thực hiện chức năng “biểu hiện cảm hứng trữ tình của đời sống dân tộc” của CD
Trang 21Nhìn chung, những câu hát yêu thương hoặc xét theo phương thức diễn xướng là những câu hát lề lối thường sử dụng hình thức kết cấu đối đáp; Những câu hát than thân, những câu hát vặt thường sử dụng hình thức kết cấu
kể chuyện
b Sự thống nhất của các lối kết cấu của ca dao
Khi so sánh CD với thơ lục bát, người ta thường nêu nhận xét là “hầu hết CD đều ngắn hơn thơ” Thực ra, hình thức “ngắn” của CD chỉ là dấu hiệu bên ngoài của tính chất phiến đoạn của nó Mỗi bài CD chỉ là một mảnh cảm nghĩ âm vang thành câu hát cất lên hồn nhiên tự tâm hồn Những bài CD có lối kết cấu đối đáp là những lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca Những bài
CD có lối kết cấu kể chuyện tuy không có “đối” và “đáp” nhưng cũng thấp thoáng bóng dáng của hai nhân vật đang trò chuyện Đó là trò chuyện gián tiếp, trò chuyện trong tâm tưởng.Tính thống nhất của các lối kết cấu của CD ở chỗ CD là những câu hát trò chuyện dân gian, là một lối thơ trữ tình – trò chuyện của nhân dân
1.2.3 Hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ trong ca dao
Xét về lời thơ của CD, phương diện chính để biểu đạt cảm xúc của nhân vật trữ tình là hình ảnh và ngôn ngữ
a Hệ thống hình ảnh trong ca dao
Hệ thống hình ảnh trong CD rất phong phú và đa dạng Có thể chia những hình ảnh trong CD thành các nhóm căn cứ vào nhiệm vụ thể hiện nhân vật trung tâm của chúng:
- Những hình ảnh gắn liền với kiểu nhân vật “chàng trai và cô gái” trong quan hệ bạn bè, lứa đôi
- Những hình ảnh gắn liền với kiểu nhân vật “người phụ nữ trong những nghịch cảnh về hôn nhân và gia đình”
- Những hình ảnh gắn liền với kiểu nhân vật “những người lao động cùng khổ trong cảnh ngộ đói nghèo, rủi ro và bị áp bức”
Trang 22- Những hình ảnh gắn liền với kiểu nhân vật “những người lao động trong quan hệ yêu thương, gắn bó với công việc làm ăn, với gia đình và quê hương, xứ sở”
Trong CD, những hình ảnh so sánh và những hình ảnh miêu tả trực tiếp
là những hình ảnh có mặt trong tất cả các nhóm trên
+ Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng được lựa chọn chủ yếu nhằm thể hiện nhân vật Nhân vật được thể hiện bằng hình ảnh so sánh, ẩn dụ một cách tập trung nhất, đa dạng nhất là các “chàng trai và cô gái”
ví dụ:
- Anh như chiếc kỷ nhà quan
Em như chiếc nón mê tàn che mưa
- Em như tố nữ trong tranh Anh như ngòi bút chấm cành hoa mai
… Trong CD, những hình ảnh tượng trưng có ý nghĩa khái quát rộng như hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ và người nông dân mà tiêu biểu hơn
cả là cái cò, cái bống:
- Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
- Cái bống cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Mục đích của so sánh, thông thường là để cụ thể hoá cái được so sánh Trong CD, so sánh đi xa hơn là nó còn biểu hiện mạnh mẽ, bóng bẩy cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của chủ thể trữ tình
+ Những hình ảnh miêu tả trong CD Trong CD, so sánh thường đi đôi với miêu tả trực tiếp Miêu tả nhiều khi phải dựa vào so sánh
Trang 23- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
CD miêu tả cảnh thiên nhiên luôn luôn ngụ tình Đó là tình yêu quê hương, đát nước, con người,… Những tình cảm ấy thường hoà quyện vào nhau:
Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Ngoài ra, miêu tả trực tiếp còn hướng tới những cảnh ngộ đời sống thường xuất hiện trong những câu hát than thân:
Những ngày tôi ở cùng cha Cái nón chín rưỡi thao ba mươi đồng Đến khi tôi về cùng chồng Cái nón sáu đồng mà buộc quai mo
Như vậy, trong CD nghệ thuật miêu tả đóng vai trò quan trọng trong việc khắc hoạ những “hoàn cảnh điển hình” qua đó góp phần thể hiện nhân vật trữ tình
Hình ảnh trong CD còn một đặc điểm nữa là vừa mang tính ước lệ, vừa mang tính chân thực Hình ảnh ước lệ là những hình ảnh ở đó mặt khái quát hoá lấn át mặt cụ thể hoá đối tượng biểu hiện Nói đúng hơn, hình ảnh ước lệ
Trang 24là hình ảnh ở đó có sự đồng nhất trực tiếp cái chung với cái riêng, cái khái quát với cái cụ thể Tuy nhiên, hình ảnh trong CD không chỉ có tính ước lệ mà còn có tính chân thực tự nhiên Đó là sự thể hiện hồn nhiên cảm xúc, tình cảm của chủ thể trữ tình, tái hiện chính xác nét bản chất nào đó của đối tượng Tính ước lệ và tính chân thực là hai mặt thống nhất của hình ảnh trong CD
b Ngôn ngữ trong ca dao
Hình ảnh trong thơ CD được thể hiện qua ngôn ngữ thơ Vì CD rất cô đúc, hàm súc nên vai trò của yếu tố lời càng nổi bật Sau đây là mấy đặc điểm đáng chú ý hơn cả:
- Tính chất giản dị:
CD đạt được hiệu quả lớn, đạt tới chuẩn mực “khuôn thước cho lối thơ trữ tình” không phải nhờ những phương pháp nghệ thuật tân kì mà bằng những phương pháp nghệ thuật truyền thống; không phải nhờ lối nói kiểu cách mà bằng lối nói chân tình; không phải nhờ ca từ hoa mĩ mà bằng lời thơ giản dị…Tính chất giản dị đúng là một đặc điểm gây ấn tượng nhất của ngôn ngữ CD
Tuy nhiên, không thể hiểu khái niệm “giản dị” một cách thô thiển CD cũng như tục ngữ, câu đố, vè là những thể loại kết tinh lời ăn tiếng nói và lối nói năng của quần chúng nhân dân “Kết tinh” nghĩa là có sự chọn lọc, nâng cao Ngoài ra, cũng phải kể đến ảnh hưởng của văn thơ bác học Lời của những câu hát dân gian, dù được sáng tác và lưu truyền ở vùng nào trên đất nước ta, ít nhiều xét chung cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của văn thơ bác học Trong CD, có không ít những câu mang đôi ba âm thanh Hán Việt trang trọng, rất phù hợp với nội dung, đậm chất đạo nghĩa của chúng:
Chàng ơi, ơn thầy ba năm cúc dục Nghĩa mẹ chín tháng cù lao
Ai đền ơn cho thiếp mà như thiếp trao ân tình?
Trang 25Tuy nhiên, phổ biến vẫn là những câu mang vẻ đẹp giản dị, không điểm trang:
Lên non đón giá lấy trầm, Xui ong lấy mật, giục tằm nhả tơ
- Tính chất sinh động:
CD biểu hiện cảm nghĩ một cách gợi cảm, miêu tả sự vật một cách gợi hình Đặc điểm này thể hiện tập trung ở việc khai thác triệt để và sử dụng sáng tạo:
+ Những giá trị gợi tả dồi dào của âm thanh trong tiếng Việt (từ mô phỏng, từ láy, thanh điệu, vần…)
+ Các hình thức chuyển nghĩa trong kết cấu tiếng Việt (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, nhân hoá…)
+ Hệ thống động từ và tính từ của tiếng Việt
Nhờ khéo léo khai thác, sử dụng những giá trị gợi tả dồi dào của tiếng Việt, ngôn ngữ CD có khả năng tác động mạnh mẽ vào các giác quan, vào cảm giác, vào trực giác và trí tưởng tượng của người tiếp nhận
- Màu sắc địa phương của từ ngữ:
Khảo sát ca từ của CD không qua âm nhạc và diễn xướng thì tính chất địa phương của nó thể hiện chủ yếu ở mặt từ ngữ Nhìn chung, mật độ từ ngữ địa phương của CD lưu truyền tại các địa phương miền Trung và miền Nam cao hơn rõ rệt so với CD lưu truyền ở các địa phương miền Bắc
1.2.4 Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao
a Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật trong CD là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng Trong CD, thời gian của tác giả và thời gian của người đọc hoà lẫn với thời gian của người diễn xướng và đó là thời gian hiện tại Thời gian hiện tại được
biểu thị qua các từ ngữ: chiều chiều, hôm nay, bây giờ, đêm đêm, ngày ngày,…
Trang 26Thời gian nghệ thuật trong CD nhìn chung được miêu tả mang tính chất công thức, ước lệ Thời gian của cái tôi tác giả bị mờ nhạt Tính chất ước lệ, công thức của thời gian nghệ thuật ở đây là để nói lên tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình
Theo khảo sát của tác giả Nguyễn Xuân Kính trong “Thi pháp ca dao” thì thời gian nghệ thuật được miêu tả nhiều nhất vào buổi chiều, buổi tối và ban đêm (“chiều chiều” 87 lần; “đêm khuya” 54 lần; “đêm qua” 51 lần; “sáng trăng” 20 lần) Còn buổi sáng và ban ngày được miêu tả ít hơn Điều này có nhiều lí do: Trong cuộc sống thời xưa, người bình dân buồn khổ nhiều hơn nên buổi chiều, buổi tối và ban đêm thường gợi nhiều thương nhớ, buồn đau, tạo cảm hứng cho các lời CD
Thời gian nghệ thuật trong CD thường được miêu tả bằng các công thức đối lập: Hiện tại với quá khứ; quá khứ với hiện tại; hiện tại với tương lai Công thức đối lập này không những giúp thể hiện tâm trạng đạt hiệu quả cao
mà còn tạo nên cảm giác về sự thay đổi, vận động của của thời gian
b.Không gian nghệ thuật
Trong văn học nghệ thuật, không gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại chủ quan của hình tượng Vì vậy, xem xét không gian nghệ thuật như một quan niệm nghệ thuật “về thế giới con người như một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ” (GS.Trần Đình Sử)
Không gian nghệ thuật trong CD chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hoá, mang tâm trạng, tình cảm chung của nhiều người
Trước hết, đó là những không gian vật lí thường gặp trong CD như:
dòng sông, con thuyền, sân đình, cây đa, bến nước,…
Bên cạnh không gian vật lí, CD còn có không gian xã hội Ở đây có những mối quan hệ hết sức đa dạng giữa con người với con người:
Trang 27Cậu cai buông áo em ra
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa
Không chỉ thể hiện không gian xã hội, người dân còn bộc lộ quan niệm của họ về những mối quan hệ đó như đặt tình nghĩa lên trên sự giàu sang, phú quý, ca ngợi sự thuỷ chung son sắt,…
Thời gian và không gian nghệ thuật trong CD là những nét thi pháp rất riêng và độc đáo Nó không giống với thơ của văn học viết đồng thời cũng có những điểm khác biệt với những thể loại văn học dân gian khác
1.2.5 Thể thơ
Các thể thơ trong CD, trong thơ dân gian xét chung đều là những thể thơ dân tộc: thể lục bát, song thất lục bát, các thể vãn (còn gọi là nói lối),…Ngoài ra, còn có những bài CD sử dụng kết hợp hai hoặc ba thể thơ trên
- Thể lục bát: có những quy định về số chữ, cách hiệp vần, luật bằng trắc, nhịp điệu
+ Số chữ (tiếng) theo thể lục bát cứ lần lượt một câu sáu chữ lại đến một câu tám chữ, hai câu là một cặp
+ Cách hiệp vần: chữ cuối câu sáu hiệp vần với chữ thứ sáu câu tám, rồi chữ cuối câu tám lại hiệp vần với chữ cuối câu sáu sau
Ví dụ:
Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Như vậy, câu tám có hai vần, một vần ở chữ thứ sáu (gọi là vần lưng), một vần ở chữ thứ tám (gọi là vần chân) cứ mỗi cặp câu một lần đổi vần và bao giờ cũng gieo vần bằng
Trang 28+ Luật bằng trắc: luật bằng trắc của thể lục bát được tóm tắt bằng mô hình sau:
Câu sáu: b b t t b b Câu tám: b b t t b b t b (b = bằng; t = trắc)
Những chữ gạch chân bắt buộc phải theo đúng luật, còn những chữ không gạch chân là tự do Ở câu tám, chữ sáu và chữ tám đều là bằng nhưng không được cùng thanh Trường hợp câu sau ngắt nhịp 3/3 thì chữ thứ hai đáng lẽ là bằng có thể đổi ra trắc
là phải đặt cho trọn đoạn
+ Cách hiệp vần: chữ cuối của câu bảy trên vần với chữ thứ năm của câu bảy dưới, đều là vần trắc Chữ cuối cùng của câu bẩy vần với chữ cuối câu sáu, đều là vần bằng Rồi chữ cuối câu sáu vần với chữ sáu câu tám, vần bằng theo thể lục bát Như vậy, mỗi đoạn bốn câu có bốn vần: một vần trắc,
Trang 29Câu sáu: b b t t b b Câu tám: b b t t b b t b ( 0: chữ đầu câu bảy không tính, muốn đặt tiếng nào cũng được; những chữ gạch chân bắt buộc phải theo đúng luật, còn những chữ không gạch chân
1.3 Phân loại ca dao
Có nhiều cách phân loại CD nhưng cách được dùng phổ biến nhất là dựa vào chức năng sinh hoạt thực hành của CD Theo cách này, người ta chia
CD thành ba tiểu loại: CD nghi lễ, CD lao động, CD sinh hoạt
1.3.1 Ca dao nghi lễ
Gắn với sinh hoạt cộng đồng, chỉ các mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và giữa con người với nhau thông qua quan hệ giữa con người với những năng lực siêu nhiên do trí tưởng tượng của chính con người tạo ra CD nghi lễ tồn tại dưới những loại bài CD như sau:
Loại bài CD khẩn nguyện gắn liền với sinh hoạt lao động: là loại sáng tác dân gian ra đời từ những thời kì phát triển rất sớm của nhân loại, khi mà con người còn rất yếu ớt trước sức mạnh của thế giới tự nhiên Hệ thống những bài CD khẩn nguyện thường gắn liền với những hình thức nghi lễ mà các bộ lạc, bộ tộc,…tổ chức vào những giai đoạn quan trọng nhất của công cuộc lao động trong một năm Đó là những bài ca phản ánh những lời cầu xin,
Trang 30khẩn nguyện, phần lớn những điều quan sát của nhân dân về thế giới khách quan xung quanh mình cũng như lòng mong mỏi thành công trong lao động
Ngoài ra, những bài ca nghi lễ còn gắn với quan niệm duy tâm của con người về các mối quan hệ xã hội thường được tiến hành tổ chức vào những dịp quan trọng trong một đời người hoặc những dịp quan trọng trong một chu
kỳ thời gian Đó là những hình thức nghi lễ được tiến hành vào những ngày sinh, ngày cưới, ngày chết, …những hình thức nghi lễ tổ chức trong dịp những ngày Tết, ngày hội
Có giá trị hơn cả về nghệ thuật và có vai trò quan trọng hơn cả trong những hình thức sinh hoạt ca hát gắn liền với nghi lễ ở nước ta là loai hình
CD tế thần Đó là loại CD thường được diễn xướng một cách tổng hợp ( nghĩa
là hát có phối hợp với âm nhạc, vũ đạo và nhiều khi dưới dạng một vở kịch gắn) trong những buổi tế thần mà các địa phương tổ chức vào những tháng mùa xuân, mùa của hội hè đình đám, … ví dụ: Hát xoan ở Phú Thọ, hát hội
Rô ở Hà Tây
Những bài CD nghi lễ đều ít nhiều mang yếu tố tôn giáo nhưng giá trị của nó không phải ở chỗ đó mà chủ yếu là nó phản ánh được nhiều nét về đời sống xã hội, đời sống tình cảm và những quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động CD nghi lễ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống thực tiễn và đời sống tinh thần của nhân dân lao động
CD đúc hết kinh nghiệm sản xuất:
Mạ chiêm ba tháng không già
Mạ mùa ba tháng cắt là không non
Trang 31(Mạ chiêm: Cây phát triển chậm vì gieo vào mùa xuân
Mạ mùa: Cây phát triển nhanh vì gieo vào mùa hè)
CD lao động phản ánh hiện thực cuộc sống và tinh thần lạc quan vượt khó của người lao động Bức tranh lao động của người nông dân được gắn bó với những nghề nghiệp khác nhau như nghhề chài lưới, kiếm củi, đốt than, đặc biệt là nghề làm ruộng
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruông cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Bài ca đã phản ánh chân thực nỗi nhọc nhằn của người nông dân Cuộc sống lao động tuy vất vả nhưng người nông dân vẫn sáng ngời tinh thần lao động cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, sáng ngời tinh thần lạc quan tin tưởng vào tương lai
CD lao động phản ánh đời sống tâm tình của người lao động Những lúc con người đi cấy, đi cầy, là những lúc con người biểu lộ tâm tình, bộc bạch tình cảm
Đó có thể là tình cảm giữa con người với con người; có thể là những trạng thái tình cảm như vui, buồn, sướng khổ, lo âu Đặc biệt, người nông dân còn gắn bó mật thiết với con vật của làng quê
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi cày
Đấy là cái nhìn thân thiết với những người bạn của nhà nông Qua đó cũng thể hiện giá trị nhân văn trong lời CD
1.3.3 Ca dao sinh hoạt
Có thể nói trong kho tàng CD Việt Nam thì những bài CD về sinh hoạt đời thường của người lao động xưa là những bài có số lượng nhiều nhất và nội dung được thể hiện phong phú, sinh động nhất
Trang 32Trước hết, đó là những bài CD gắn với sinh hoạt gia đình Từ xa xưa, gia đình là nơi chứa đựng những tình cảm đẹp đẽ, tình yêu thương vô bờ bến của con người Trong những bài CD sinh hoạt gia đình, nổi bật là những tiếng hát yêu thương tình nghĩa Đó có thể là :
- Tình cảm đạo hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ
- Tình mẫu tử
- Tình nghĩa anh em, tình nghĩa vợ chồng
Trong hệ thống những bài ca dao gia đình không thể thiếu những bài ca dao than thân Trong lời ca than thân chủ yếu là lời ca của những người phụ
nữ trong chế độ phong kiến xưa Tiếng hát đó là những tâm trạng, những nỗi niềm, những ước muốn thầm kín của người phụ nữ, sống trong những cảnh ngộ khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ họ đều là nạn nhân của những gia đình phụ quyền
Trong cuộc sống sinh hoạt cộng đồng còn có những bài thể hiện tình yêu quê hương, đất nước Những bài viết về tình yêu quê hương, đất nước thể hiện những tình cảm sâu nặng của người dân lao động được luồn vào tình yêu thiên nhiên trên khắp mọi miến Tổ quốc
Một bộ phận nữa trong CD sinh hoạt cộng đồng đó là những bài đồng dao, đó là những câu hát truyển khẩu của trẻ con Nó gắn với những trò chơi của trẻ em và là những bài ca có vần giúp cho trẻ em bước đầu có ý thức được thế giới xung quanh một cách sơ đẳng nhất, khiến cho trẻ không cảm thấy bỡ ngỡ khi chúng được tiếp xúc, khám phá những sự vật hiện tượng đang diễn ra xung quanh chúng Những bài CD như vậy thường nói về trẻ em và loài vật Trẻ em học được rất nhiều từ những bài ca này, nó đem đến cho trẻ những bài học đạo đức có giá trị Rèn luyện cho các em những tính cách tốt đẹp
Kết luận chương 1:
Tóm lại đã từ lâu CD đã đi vào cuộc sống trở thành người bạn thân thuộc với mỗi người dân Chào đời thì nghe hát ru, lúc bé thì hát nững bài
Trang 33đồng dao, lớn lên thì sử dụng những câu hò, những điệu múa trong hoạt động lao động, sinh hoạt, giao duyên, hội hè,…Qua những bài CD, ta có thể hiểu được những cảm xúc, những suy nghĩ và tình cảm được biểu hiện trong đó Những giá trị nội dung, nghệ thuật của CD được thể hiện qua hệ thống thi pháp của thể loại này Qua việc tìm hiểu về thi pháp ( nhân vật trữ tình và hoàn cảnh điển hình, kết cấu, hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ, thời gian và không gian nghệ thuật, thể thơ) và các tiểu loại CD, chúng ta hình dung được những nét cơ bản về CD cũng như đặc điểm về thi pháp ca dao khi đi sâu vào phân tích các đặc trưng của thể loại này
Trang 34CHƯƠNG 2 DẠY HỌC VĂN BẢN CA DAO THEO ĐẶC TRƯNG
THI PHÁP THỂ LOẠI 2.1 Văn bản và văn bản văn học
2.1.1 Văn bản
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp Nó tồn tại dưới hai dạng nói và viết Mỗi văn bản là một tạp hợp các kí hiệu ngôn ngữ được sắp xếp thành một hệ thống chặt chẽ theo một kiểu nào đó Các yếu tố trong hệ thống
ấy quy định lẫn nhau Nó chứa đựng một nội dung thông báo hoàn chỉnh Tác giả I.R.Ganpêrin định nghĩa: Văn bản – đó là tác phẩm của quá trình tạo lời, mang tính cách hoàn chỉnh, được khách quan hoá dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt văn chương theo loại hình tái hiện, ấy là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đề) và một loại đơn vị riêng (những thể thống nhất trên câu) hợp nhất lại bằng những loại hình liên hệ khác nhau về từ vựng, ngữ pháp lôgíc, tu từ, có một hướng đích nhất định và một mục tiêu thực dụng
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: Văn bản là một thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung, thống nhất về cấu trúc và độc lập về giao tiếp, là một biến thể dạng viết liên tục của ngôn bản, thể hiện một hoặc một số đích nhất định nhằm vào những người tiếp nhận nhất định, thường là không có mặt khi văn bản được sản sinh
Như vậy, văn bản được sản sinh trong giao tiếp nhằm thể hiện một đích giao tiếp nào đó, bởi thế bất kì một văn bản nào cũng bao gồm văn bản (tập hợp những kí hiệu ngôn ngữ) và nội dung tương ứng (thông tin trong văn bản) Thông tin trong văn bản chính là nội dung của văn bản được hình thành trong quá trình giao tiếp, nó được tạo ra từ chủ thể giao tiếp hướng tới một đối tượng hoặc một số đối tượng giao tiếp nào đó Chủ thể giao tiếp là người tạo lập nên văn bản nhằm mục đích cung cấp thông tin còn đối tượng giao tiếp là
Trang 35người tiếp nhận văn bản, tiếp nhận thông tin Giữa văn bản và thông tin trong văn bản bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ, văn bản nào thì thông tin ấy nhưng giữa văn bản và thông tin trong văn bản không phải bao giờ cũng là quan hệ 1 -1 Tức là không phải bao giờ một văn bản cũng ứng với một thông tin mà một văn bản có thể chứa đựng nhiều thông tin khác nhau
Căn cứ vào nội dung thông tin trong văn bản người ta có thể chia văn bản thành hai loại lớn Đó là văn bản chứa đựng những thông tin thông thường, mỗi một văn bản có thể chứa đựng một hoặc một số thông tin cùng loại Khi hiểu được nghĩa của văn bản (nghĩa ngôn ngữ) là có thể hiểu được thông tin chứa đựng trong văn bản, đó là các loại văn bản chức năng như: văn bản hành chính, văn bản khoa học,
Loại văn bản thứ hai là văn bản nghệ thuật hay còn gọi là VBVH VBVH có những đặc điểm và chức năng riêng biệt
2.1.2 Văn bản văn học
VBVH là văn bản của các TPVH Trước hết, nó là một văn bản nên nó mang đầy đủ đặc điểm của một văn bản: hình thức tổ chức ngôn ngữ chặt chẽ, chứa đựng một nội dung thông báo tron vẹn
Theo GS.Trần Đình Sử, VBVH là một tổ chức nghệ thuật gồm từ, câu, nhóm, đoạn nhằm tạo thành một thế giới nghệ thuật mang tính khái quát nhằm phản ánh đời sống và biểu hiện sự cảm nhận trước đời sống của tác giả, nhằm thức tỉnh những thái độ, tình cảm nhất định đối với thực tại đời sống thông qua việc xây dựng nhân vật, không gian, thời gian, qua việc sắp xếp các chi tiết để tạo thành bức tranh đời sống sinh động nhằm biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả
Phơbách định nghĩa: VBVH là sản phẩm tinh thần của một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch Văn bản thường tồn tại dưới dạng kí hiệu ngôn ngữ Câu chữ trong văn bản là kí hiệu thể hiện thế giới nghệ thuật được sáng tạo bằng tinh thần mà nhà văn, nhà thơ muốn truyền đạt những khái quát, những
Trang 36cảm nhận của họ về con người, về cuộc đời, về thế giới khách quan Người nghệ sĩ khi sáng tác bao giờ cũng tổ chức tư duy của họ theo một kết cấu nhất định nhằm phản ánh một hiện thực cụ thể
Trong VBVH, nội dung được thông báo là những thông tin thẩm mĩ Những thông tin ấy được tạo nên từ những đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật Toàn bộ thông tin trong VBVH đều được thể hiện thông qua hình tượng VBVH chỉ có một nhưng thông tin được gửi gắm vào đó đến với người tiếp nhận thì không chỉ có một Đối với VBVH, chủ thể giao tiếp chỉ có một đó là người nghệ sĩ, người sáng tạo ra văn bản, đối tượng giao tiếp là bạn đọc, là đông đảo công chúng thuộc nhiều thế hệ, cộng đồng khác nhau Sự lĩnh hội và tiếp nhận thông tin của các đối tượng giao tiếp (độc giả) cũng khác nhau Đây
là đặc trưng của VBVH vì bạn đọc khi đọc VBVH bắt buộc phải huy động các năng lực tưởng tượng, liên tưởng và cả những kinh nghiệm, những hiểu biết của bản thân tích luỹ trong quá trình sống để hình dung ra toàn bộ thế giới của đời sống hiện lên qua các thông tin trong văn bản
Từ những điều trên, ta thấy: Giữa văn bản và VBVH có sự giống và khác nhau cơ bản:
Trước hết, chúng giống nhau ở các điểm sau:
- Cả hai cùng có tính hoàn chỉnh trên cơ sở liên kết nội dung và hình thức
- Cả hai cùng nhằm mục đích thông tin
- Cả hai cùng dùng ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt
Song văn bản và VBVH không đồng nhất, giữa hai loại văn bản này có những chỗ khac nhau:
- Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ trong các văn bản khác thường mang tính
khái niệm, tính khoa học và tính chính xác vì thế các ngôn ngữ đó thường mang tính đơn nghĩa Ngôn ngữ trong VBVH mang tính đa nghĩa, tính biểu tượng, tượng tr ưng, gợi cảm
Trang 37- Về kết cấu: Kết cấu một văn bản thông thuờng gồm mở bài, thân bài
và kết luận Kết cấu trong VBVH thường đa dạng, theo loại thể
- Về nội dung thông tin: Thông tin trong văn bản nói chung thường là
thông tin khoa học, còn thông tin trong VBVH thường là thông tin thẩm mĩ, thông tin hàm ngôn và hiển ngôn do cách tổ chức ngôn ngữ trong văn bản của tác giả quy định và do thái độ của tác giả gửi trong VBVH đó
Như vậy, giữa văn bản và VBVH vừa có điểm chung lại vừa có điểm riêng nhưng chúng đều là sản phẩm của hoạt động giao tiếp và nhằm một mục đích là cung cấp những thông tin đến với người đọc, người nghe
2.1.3.Văn bản văn học và tác phẩm văn học
Theo Khrapchenkô: TPVH bao giờ cũng là một chỉnh thể toàn vẹn, lý tưởng, một sự thống nhất hài hoà đến mức độ tối đa của tất cả các bộ phận tạo
thành
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi) cho rằng TPVH là “công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại”.[2; Tr.290]
Tính phức tạp của TPVH không chỉ biểu hiện qua cấu trúc nội tại của bản thân nó mà còn biểu hiện qua hàng loạt quan hệ khác Với người sáng tạo (tác giả văn học) TPVH là nơi kí thác, nơi khẳng định quan niệm nhân sinh, lý tưởng thẩm mĩ Vì vậy, người ta nói tới “tấc lòng” của tác giả “gửi gắm” qua tác phẩm Với hiện thực khách quan, TPVH là hình ảnh phản ánh đời sống, là tấm gương ghi giữ diện mạo lịch sử của một thời kì và dự báo tương lai Với người đọc, TPVH là đối tượng tích cực của cảm thụ thẩm mĩ Trong thực tế,
những mối quan hệ ấy xuyên thấm lẫn nhau, không thể tách rời
TPVH đến với bạn đọc thông qua VBVH nhờ quá trình tiếp nhận Mối quan hệ giữa văn bản và tác phẩm là mối quan hệ cụ thể hoá, tức là người đọc
Trang 38mang những khái niệm nói chung của văn bản biến thành khái niệm cụ thể, tức là văn bản thông qua tiếp nhận cụ thể mới trở thành tác phẩm
Theo Khrapchenkô thì “có bao nhiêu bạn đọc có bấy nhiêu tác phẩm”
Đó là hiện tượng đồng sáng tác Điều này dẫn đến tính đa nghĩa trong VBVH
Sự đa nghĩa dẫn đến khái quát: Mối quan hệ văn bản với thông tin trong văn bản là mối quan hệ giữa hai đại lượng bất biến và hằng biến Văn bản là cái bất biến còn thông tin trong văn bản là cái hằng biến Khi nói đến VBVH thì
có hai phạm trù : nghĩa và ý Nghĩa là bản chất của thông tin trong một VBVH, nó là cái được thông báo và ý đồ của nhà văn, được nhà văn diễn đạt bằng ngôn ngữ Ngôn ngữ càng trau chuốt, càng cô đọng, hàm súc càng có tính biểu cảm, tính hình tượng thí văn bản ấy càng hấp dẫn Ý là thái độ của độc giả khi tiếp nhận văn bản Nó được hình thành chủ yếu do quan hệ giữa đối tượng giao tiếp với chủ thể giao tiếp và văn bản Nó chịu sự chi phối và tác động của hoàn cảnh lịch sử, môi trường văn hoá, môi trường sống và cá
tính của bạn đọc
Theo Trần Đình Sử, TPVH chỉ có được khi được tiếp nhận Ở đây hình tượng bước vào giai đoạn tồn tại lần thứ ba: sự tiếp nhận chuyển nội dung văn bản thành thế giới tinh thần, biến tác phẩm thành một yếu tố của đời sống xã
hội
Vì vậy, mối quan hệ giữa văn bản và tác phẩm thực chất là mối quan hệ giữa tác giả và bạn đọc thông qua văn bản Việc thưởng thức văn bản thể hiện một hành vi sáng tác Độc giả trở thành người sáng tác lại, bổ sung, hoàn thiện các giá trị của VBVH, đồng thời là người xác định giá trị TPVH Việc phân biệt VBVH và TPVH là rất quan trọng khi phân tích TPVH ở nhà trường phổ thông bởi tác phẩm là sự chuyển hoá từ văn bản của tác giả sang
sự tiếp nhận của bạn đọc, vì vậy TPVH vừa mang tính biểu đạt, vừa mang tính giao tiếp Theo nhà lý luận Bucarôpski (Bungari) thì “ văn bản chỉ có thể
Trang 39biến thành tác phẩm sau khi kinh qua tiếp nhận cụ thể, mà tác phẩm chính là
“cụ thể”, là thực chất cá tính của người tiếp nhận”
2.2 Hoạt động dạy học văn bản văn học ở trường THPT 2.2.1 Đặc trưng của văn bản văn học ở trường THPT
VBVH được đưa vào giảng dạy ở trường THPT trước hết nó phải là một văn bản, nó tồn tại trong đời sống, nó bình đẳng với tất cả các loại văn bản khác Về hình thức, nó là một hệ thống các kí hiệu ngôn ngữ Về nội dung, nó chứa đựng những thông tin thẩm mĩ
VBVH được đưa vào giảng dạy trong nhà trường THPT phải thoả mãn những điều kiện:
Thứ nhất, nó phải phù hợp với mục đích, mục tiêu giáo dục Nó phải phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ của môn học Nó bị quy định bởi tính nhà trường
Thứ hai, văn bản được lựa chọn phải chuẩn mực và đặc sắc Mỗi văn bản thuộc một thể loại nào đó phải là văn bản tiêu biểu, đặc sắc cả về nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện nội dung ấy
Thứ ba, văn bản phải đọc - hiểu tức là HS phải đọc được, hiểu được
Nó phù hợp với năng lực tư duy, khả năng nhận thức, đặc điểm tâm – sinh lý của HS
Như vậy, VBVH được đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT có những đặc điểm riêng, khác với VBVH trong đời sống vì nó chịu sự quy định bởi tính nhà trường Vì thế, khi dạy và học VBVH cũng phải chú ý tới những đặc điểm riêng ấy
2.2.2 Dạy học văn bản văn học ở trường THPT
Dạy học VBVH ở trường THPT tức là GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản ấy để hình thành trong các em một TPVH Dạy học VBVH ở trường THPT được tổ chức thông qua quá trình đọc - hiểu văn bản Việc đọc - hiểu VBVH ở trường THPT được thực hiện trong một hoàn cảnh đặc biệt, thời
Trang 40gian và không gian đặc biệt, chủ thể tiếp nhận đặc biệt đó là HS dưới sự
hướng dẫn của GV
Trong quá trình đọc - hiểu văn bản,người đọc phải bắt đầu từ việc đọc văn bản, từ những yếu tố nhỏ nhất trong văn bản như âm vị, câu, thu nhận những ý nghĩa của từng âm vị cho tới việc tiếp nhận ý nghĩa của toàn bộ văn bản Hiểu văn bản tức là chủ thể tiếp nhận đã chuyển nội dung của văn bản thành thế giới tinh thần, thành tác phẩm riêng của họ Trong quá trình này,
GV hướng dẫn HS phân tích, cắt nghĩa, cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái độc đáo
mà tác giả gửi gắm qua văn bản
VBVH được đưa vào giảng dạy trong nhà trường THPT được phân chia, sắp xếp theo trục thể loại Chính đặc trưng thể loại và phương thức miêu
tả của từng tác giả trong từng tác phẩm xác định cách giảng, cách phân tích của GV và các hoạt động của HS nhằm lĩnh hội, tiếp nhận tác phẩm Bởi “học tập là một hoạt động, hoạt động đó nhằm vào kiến thức, kĩ năng để hiểu biết, tiếp thu và đưa kiến thức, kĩ năng vào vốn kinh nghiệm của bản thân Tiếp nhận văn học là một hoạt động tinh thần và được xác định do đặc trưng thi pháp thể loại của tác phẩm HS phải bằng trí tưởng tượng, óc liên tưởng, bằng việc huy động toàn bộ những kinh nghiệm, những hiểu biết về văn học, về các phạm trù thẩm mĩ,… để hiểu và hình dung cụ thể những điều được miêu tả
trong TPVH”
Trong giờ dạy học Ngữ văn, TPVH được coi là đối tượng tiếp nhận của
HS Với việc xác định TPVH là đối tượng tiếp nhận của HS, hoạt động dạy và học của GV và HS cũng được thay đổi phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc trưng thể loại Hoạt động dạy của GV không phải hướng vào HS mà là hoạt động tổ chức, điều khiển, dẫn dắt, định hướng khai thác, bình giá các giá trị thẩm mĩ của tác phẩm cùng với HS Hoạt động của HS không chỉ là nghe, ghi
và trả lời câu hỏi của GV mà là hoạt động chủ động, tích cực, sang tạo để