1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Dạy đọc - hiểu truyện cười theo đặc trưng thể loại

75 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 642,56 KB

Nội dung

Cho nên dạy Văn còn là dạy học sinh đọc hiểu văn bản Ngữ Văn theo đặc trưng loại thể, vừa giúp học sinh có những kiến thức cụ thể ở từng bài, vừa có những kiến thức để đọc - hiểu các tác

Trang 1

Chương II: Đặc trưng của thể loại truyện cười và dạy đọc – hiểu

truyện cười theo đặc trưng thể loại

Trang 2

2.1.2.2 Đặc trưng 29

2.2.1.1 Những thói xấu thuộc về bản chất bộc lộ chủ yếu ở những hành vi buồn cười trong sinh hoạt của các nhân vật tiêu biểu của xã hội phong kiến

35

2.3 Đọc – hiểu truyện cười theo đặc trưng thể loại 46

2.3.2 Hướng đẫn HS xác định “cái đáng cười” và ý nghĩa cái cười 48 2.3.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng thi pháp truyện cười 52

Giáo án thực nghiệm 2: “Nhưng nó phải bằng hai mày” 66

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn học là bộ môn nghệ thuật bằng ngôn từ, thông qua hình tượng để phản ánh đời sống và tư tưởng văn hóa Đến với những tác phẩm văn học người đọc ngoài được trải nghiệm cuộc sống còn được thanh lọc tâm hồn Nói khác đi, văn học giúp con người sống Người hơn

Việc giảng dạy môn Văn trong nhà trường phổ thông là vô cùng cần thiết Ngày nay, bộ môn Văn không chỉ là một môn khoa học xã hội và nhân văn mà còn là một môn học công cụ, cùng với Tiếng Việt và Làm văn hợp thành bộ môn Ngữ Văn - một trong những môn học chủ đạo của chương trình giáo dục phổ thông

Song, thực tiễn dạy học môn Văn trong nhà trường phổ thông còn nhiều bất cập, chất lượng dạy học còn nhiều hạn chế Vẫn còn có nhiều học sinh cảm thấy học Văn như một "cực hình", vô cùng nặng nề Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là do phương pháp dạy học Phương pháp dạy Văn theo kiểu truyền thống: thầy đọc- trò chép, thầy thuyết trình - trò nghe không những không phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh mà còn làm cho các em mệt mỏi, chán nản Đối mặt với thực tế này,

có một giải pháp đó là dạy Văn theo con đường đọc - hiểu

Thêm vào đó, sách giáo khoa Ngữ Văn lần này được sắp xếp theo trục thể loại là chính Cho nên dạy Văn còn là dạy học sinh đọc hiểu văn bản Ngữ Văn theo đặc trưng loại thể, vừa giúp học sinh có những kiến thức cụ thể ở từng bài, vừa có những kiến thức để đọc - hiểu các tác phẩm khác cùng thể loại

Trang 4

Truyện cười dân gian là một kho tàng vô cùng phong phú cả về số lượng và chất lượng Mỗi truyện cười tuy không dài, thậm chí rất ngắn, nhưng đằng sau những tiếng cười ấy là những lớp "trầm tích" sâu sắc, những bài học sống thấm thía Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập 1 lựa chọn hai truyện cười

dân gian: "Tam đại con gà" và "Nhưng nó phải bằng hai mày" để giảng dạy

Dẫu chỉ dạy trong một tiết học nhưng thiết nghĩ, dạy học truyện cười theo đặc trưng thể loại là rất cần thiết vì kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam là vô cùng phong phú, và học sinh cần có một cách đọc - hiểu có thể áp dụng đọc – hiểu cho nhiều truyện cười khác nữa

Là một sinh viên Sư phạm, một giáo viên tương lai, thông qua thực hiện đề tài này, người viết mong muốn sẽ tích lũy được những kiến thức quý báu, bước đầu tiếp cận phương pháp dạy học đổi mới và phương pháp nghiên cứu khoa học để phục vụ cho nghề nghiệp sau này

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Các công trình nghiên cứu văn học theo loại thể

Từ xa xưa người phương Tây đã chia toàn bộ tác phẩm văn học ra làm

ba loại xuất phát từ phương thức phản ánh hiện thực của chúng Arixtốt (384 -

322 TCN) là người sớm nhất đề xuất sự phân biệt này trong công trình "Nghệ

thuật thi ca" Trong công trình này ông nói đến ba phương thức mô phỏng

hiện thực là tự sự, trữ tình và kịch

Ở nước ta, vấn đề nghiên cứu văn học theo loại thể cũng được nhiều

nhà nghiên cứu quan tâm Giáo sư Trần Thanh Đạm trong cuốn "Vấn đề

giảng dạy văn học theo loại thể" (1970) đã chia văn học thành ba loại: Tự sự,

trữ tình và kịch Sau đó tác giả gợi ý phân tích các thể nhỏ hơn như: Thơ, biền văn (hịch, cáo, phú, văn tế ), truyện, kí,

Giáo trình "Lí luận văn học" do Hà Minh Đức (chủ biên) cũng tán đồng

ý kiến chia văn học thành ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch Cũng trong giáo

Trang 5

trình này, tác giả chủ trương tìm hiểu kĩ hơn một số thể loại của từng loại trên,

cụ thể: loại tác phẩm tự sự sẽ nghiên cứu tiểu thuyết và các thể kí văn học; trong loại tác phẩm trữ tình tìm hiểu thơ trữ tình và ở loại kịch sẽ tìm hiểu chính kịch

Giáo trình "Lí luận văn học" do Phương Lựu (chủ biên) đã đưa ra sự

phân chia văn học thành năm loại chính: Tự sự - trữ tình - kịch - chính luận -

kí Ở đây, chính luận và kí được tách ra thành những loại riêng Vì theo tác

giả đó chính là những "lĩnh vực văn học đặc thù"

Như vậy, vấn đề nghiên cứu văn học theo loại thể đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ xa xưa và đưa ra những kiến giải khác nhau

2.2 Những công trình nghiên cứu về đọc - hiểu

Nói về thuật ngữ "đọc - hiểu" và việc dạy học văn theo hướng dạy đọc - hiểu được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm

V.A.Nhicônxki trong "Phương pháp giảng dạy văn học ở nhà trường

phổ thông" đã chú ý đến hoạt động đọc, vị trí của người học sinh trong trường

phổ thông, đặc biệt tác giả chú ý đến đọc diễn cảm

Z.Ia Rez trong "Phương pháp luận dạy học" đã trình bày một cách có

hệ thống các phương pháp, biện pháp dạy học và đặc biệt chú ý đến đọc sáng tạo

Ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỉ XX đã xuất hiện nhiều cuốn sách viết về các phương diện của đọc - hiểu

GS Phan Trọng Luận trong cuốn "Phương pháp dạy học văn" đã xem

đọc diễn cảm là một trong ba phương pháp thường dùng trong quá trình thâm

nhập tác phẩm Trong chuyên luận "Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học", tác

giả đã phân tích rõ tầm quan trọng của hoạt động đọc

Trang 6

Trần Thanh Đạm trong bài viết: "Dạy văn: Dạy đọc và viết" (Báo "Văn

nghệ" số 30 ra ngày 23/07/2005) đã xác định trung tâm của việc dạy văn, học

văn là dạy đọc văn và viết văn "từ đọc thông viết thạo chữ Việt Nam đến đọc

thông viết thạo văn Việt Nam" Từ đó đặt ra yêu cầu mỗi thầy cô giáo dạy văn

phải là những nhà sư phạm của sự đọc văn và viết văn

GS.TS Nguyễn Thanh Hùng (Đại Học Sư Phạm Hà Nội) trong bài viết

"Đọc hiểu văn chương” trên Tạp chí giáo dục số 92, tháng 7/2004 cũng đưa

ra những kiến giải về khái niệm đọc hiểu Theo ông, "đọc hiểu văn chương là

đọc cái chủ quan của người viết bằng cách đồng hóa tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của mình vào trang sách", nghĩa là một quá trình đồng sáng tạo Tác giả

bài viết cũng chia đọc làm ba dạng: Đọc kĩ, đọc sâu và đọc sáng tạo

Trong bài viết "Vấn đề đọc - hiểu và dạy đọc - hiểu" trên Tạp chí

Thông tin khoa học sư phạm số 05, tháng 4/2004, PGS TS Nguyễn Thái Hòa

đã nghiên cứu vấn đề đọc hiểu trên các phương diện: chiến lược đọc - hiểu; các hình thức đọc hiểu; các cấp độ đọc hiểu; kĩ năng đọc hiểu Theo đây, đọc

- hiểu có hai cấp độ: cấp thấp nhất là đọc để ghi nhớ kí tự và cấp cao nhất là đọc để tiếp nhận thông tin, phân tích, giải mã, nhận xét bình giá

TS Nguyễn Trọng Hoàn trong bài "Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn ở trung

học cơ sở" cho rằng đọc là "một phương thức tiếp nhận"; thông qua "ngôn

ngữ nghĩ" mà người đọc có thể chuyển hóa kí hiệu ngôn ngữ thành những đơn

vị thông tin thẩm mĩ Ông cũng nhấn mạnh việc đọc kĩ văn bản, đọc những chú thích để vượt qua rào ngôn ngữ

GS.TS Trần Đình Sử trong bài viết "Dạy học văn là dạy học sinh đọc -

hiểu văn bản" đã luận bàn về vấn đề thế nào là đọc - hiểu văn bản thông qua

cắt nghĩa đọc là gì và hiểu là gì Ông cho rằng đọc - hiểu văn bản có hai bước: hiểu thông báo và hiểu ý nghĩa

Trang 7

2.3 Những công trình nghiên cứu về văn học dân gian Việt Nam nói chung

và truyện cười dân gian Việt Nam nói riêng

Văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa, văn học Việt Nam Có khá nhiều những công trình nghiên cứu về bộ phận văn học này và về thể loại truyện cười dân gian nói riêng

Giáo trình "Văn học dân gian Việt Nam" do Đinh Gia Khánh (chủ

biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn bao quát toàn bộ nền văn học dân gian Việt Nam từ đặc trưng, lịch sử phát triển, các thể loại của nó Riêng về thể loại truyện cười dân gian, tác giả cho ta rõ hơn về khái niệm truyện cười,

về mối quan hệ tiếng cười nói chung và truyện cười cũng như nội dung của truyện cười dân gian Việt Nam Qua đây, đặc trưng của thể loại tự sự dân gian này được làm nổi bật

Giáo trình "Văn học dân gian Việt Nam" (tập 2) của Hoàng Tiến Tựu

trong phần nói về thể loại truyện cười cũng cho ta thấy được đặc trưng của thể loại này Ông chia truyện cười dân gian Việt Nam thành hai loại: truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi Tác giả cũng làm rõ nội dung ý nghĩa của truyện cười là mua vui giải trí, phê bình giáo dục và đả kích sâu sắc Về nghệ thuật, ông cho rằng nghệ thuật bao trùm truyện cười là nghệ thuật gây cười, từ nghệ thuật gây cười này sẽ chi phối đến cốt truyện, nhân vật, các thủ pháp, biện pháp mà dân gian sử dụng

Cuốn "Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân

gian" của Hoàng Tiến Tựu đã dành chương VI để nói về "Vấn đề giảng dạy truyện dân gian", song chủ yếu đề cập đến truyện cổ tích và truyền thuyết,

còn truyện cười chưa được chú ý đến

Trong cuốn "Văn học dân gian - những công trình nghiên cứu" do Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) có dẫn ra bài "Truyện cười và việc phân tích truyện

cười" của tác giả Đỗ Bình Trị Ở bài viết này tác giả đưa ra những đặc trưng

Trang 8

của thể loại truyện cười một cách có hệ thống từ: hệ đề tài, chức năng đến hệ thống thi pháp Cùng với đó, ông đưa ra những gợi ý để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích một truyện cười

Trương Chính, Phong Châu trong "Tiếng cười dân gian Việt Nam"

(Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1986) đã chỉ rõ những biện pháp gây cười trong truyện cười đó là phóng đại và kịch tính Tác giả khẳng định nhờ hai biện pháp này mà "mỗi truyện cười gây một kiểu cười, mỗi kiểu cười lại mang một sắc thái tình cảm riêng"

"Văn học Việt Nam, văn học dân gian - những tác phẩm chọn lọc" do

TSKH Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) có thể coi là công trình sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam tương đối đầy đủ ở nhiều thể loại Riêng về truyện cười, tác giả sưu tầm được gần 100 truyện đặc sắc ở cả hai loại truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Tìm hiểu lý thuyết tiếp nhận, lý thuyết đọc - hiểu

4.2 Nghiên cứu đặc trưng thể loại tự sự dân gian nói chung và truyện cười dân gian nói riêng

4.3 Vận dụng vào quá trình đọc hiểu hai truyện cười: "Tam đại con gà" và

"Nhưng nó phải bằng hai mày" trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1

Trang 9

5 Đối tượng nghiên cứu

Đặc trưng thể loại truyện cười dân gian

6 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu truyện cười dân gian, chủ yếu là truyện cười không kết chuỗi

Khảo sát qua những truyện cười trong chương trình THPT

7 Phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Những đặc trưng của thể loại truyện cười và dạy học đọc - hiểu truyện cười theo đặc trưng thể loại

Chương 3: Giáo án thực nghiệm

Phần kết luận

Trang 10

Đối tượng chủ yếu của hoạt động dạy học chủ yếu là các em học sinh

từ 6 đến 18 tuổi được chia theo các cấp học với chương trình học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và sư phạm đã chỉ rõ ở cấp Trung học phổ thông đối tượng học sinh là ở tuổi từ 15 đến 18

Đây có thể coi là lứa tuổi có những biến đổi tâm lý rất phức tạp Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú, các em đã ý thức được mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời Do vậy, thái độ có ý thức của các em với học tập ngày càng phát triển Thêm vào đó, tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao Các em đã biết ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ

ý nghĩa Các em cũng có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học hoặc chưa được học ở trường Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán, tính phê phán của tư duy cũng phát triển….Những đặc điểm trên cho thấy học sinh hoàn toàn có khả năng chủ động trong việc tiếp cận một đối tượng văn học Các em có thể phát hiện ra các lớp nội dung, các “tầng vỉa” tư tưởng ẩn sau lớp ngôn từ Việc áp đặt các cách hiểu của giáo viên về một đối tượng tác phẩm có thể sẽ gây ra sự chán nản, thậm chí là sự phản ứng chống đối vì tư duy ở lứa tuổi này đã phát triển cao Giáo viên phải lựa chọn những phương

Trang 11

pháp phù hợp để phát huy hết tính chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời phải tạo được hứng thú học tập cho các em

Song bên cạnh đó, thái độ học tập của một số em còn chưa cao, nhất là đối với môn Văn Người giáo viên phải rất tinh tế trong việc nắm bắt những đặc điểm tâm lý của học sinh để đưa ra biện pháp, phương pháp nhằm thu hút, tạo sự say mê với môn học từ phía học sinh

1.1.1.2 Lý luận dạy học hiện đại

Người Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” gắn bó chặt chẽ với phương pháp dạy học truyền thống vốn tồn tại từ bao đời Về cơ bản phương pháp này hướng trọng tâm hoạt động của người thầy Thầy giáo bằng tất cả tài năng, tâm huyết tiếp cận với kho tàng tri thức nhân loại, lĩnh hội chúng và chuyển tải tới học sinh Quá trình dạy học ở đây được Phạm Quang

Huân (Viện Chiến Lược và Chương Trình Giáo Dục) nhận định: “Là quá

trình thông tin được chuyển tải từ thầy sang trò và phụ thuộc căn bản vào tài năng sư phạm của thầy: Thầy thuyết trình, diễn giải; trò nghe ghi theo, nghĩ theo” (Thông tin khoa học sư phạm – số 05/2001)

Chúng ta có thể hình dung quan hệ sư phạm giữa thầy và trò là quan hê đơn tuyến theo đường thẳng:

Tri thức Thầy Giáo Học sinh Thầy là chủ thể, tâm điểm Trò là khách thể, quỹ đạo Frire (Nhà giáo

giáo dục học, xã hội học nổi tiếng Brazin) cho rằng, đó là “hệ thống ban phát

kiến thức”

Dạy học theo lối truyền thống tiết kiệm thời gian, đồng thời lượng kiến thức mà thầy truyền đạt cho trò là rất đầy đủ, liền mạch, có hệ thống Song nhược điểm không ai phủ nhận được phương pháp này là khiến cho học sinh chán nản, ức chế, không hứng thú và không phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh

Trang 12

Đáp ứng yêu cầu bức xúc của xã hội về đổi mới giáo dục phổ thông,

“Chiến lược phát triển giáo dục từ 2001 – 2010” (Báo giáo dục và thời đại,

26-02-2002) của Đảng đặt vấn đề: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp

giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi chép sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động và tính tự chủ cho học sinh” Rõ ràng, đổi mới

phương pháp dạy học làm cho người học được “nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn” Giờ đây giáo viên không phải là trung tâm nữa, giáo viên chỉ là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, gợi suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hóa vấn đề, rút ra kết luận, hình thành bài học và khắc sâu những tri thức cần nắm vững

Người học giờ đây là trung tâm của giờ học, dưới sự gợi ý cố vấn của giáo viên, người học tự chiếm lĩnh tri thức Quan hệ sư phạm giữa thầy và trò được hình dung như sau:

Tri thức

Xét riêng trong việc dạy Văn, trước đây quan niệm về dạy Văn chủ yếu

là giảng Văn thì nay dạy học Văn là dạy học sinh đọc – hiểu văn bản Đứng trước một văn bản văn học, không còn con đường nào khác là đọc Đọc được coi là phương thức đặc thù trong tiếp nhận văn học Mặt khác không ai có đặc quyền nào khi tiếp nhận một văn bản văn học Đọc – hiểu vì thế vừa là một

Trang 13

hoạt động đặc thù, có ảnh hưởng xuyên thấm đến các phương diện khác của quy trình tích hợp và liên thông kiến thức, vừa được xem là một chiến lược trong đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn hiện nay

1.1.2 Vấn đề tiếp nhận Văn học 1.1.2.1 Khái niệm

Theo “Từ điển tiếng Việt”, tiếp nhận là “đón nhận cái từ người khác,

nơi khác chuyển giao cho”

Theo đó tiếp nhận Văn học là “hoạt động chiếm lĩnh giá trị tư tưởng

thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài năng tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc” (Từ điển thuật ngữ văn học)

Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn

chương” lại quan niệm: “Tiếp nhận tác phẩm văn học là quá trình đem lại cho người đọc sự hưởng thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng cố và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và năng lực cảm xúc của con người trước đời sống”

Về thực chất, tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc với nhà văn thông qua tác phẩm Nó đòi hỏi người đọc phải tham gia bằng tất cả trái tim, khối óc, hứng thú, nhân cách và tri thức của mình

Tiếp nhận văn học là một quá trình sáng tạo hay đúng hơn là “đồng sáng tạo” Văn bản mà nhà văn viết ra thì chỉ có một nhưng bạn đọc mỗi thời đại sẽ bồi đắp thêm cho nó những lớp ý nghĩa sinh động khác nhau Bởi thế, tiếp nhận văn học có tác dụng thúc đẩy ảnh hưởng văn học, làm cho tác phẩm không đứng yên mà luôn vận động, phong phú thêm trong trường kỳ lịch sử văn học

Trang 14

Việc dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường thực chất là dạy cho học sinh cách tiếp nhận văn học Nhưng, tiếp nhận văn học với học sinh là tiếp nhận dưới sự giúp đỡ của giáo viên Điều đáng lưu ý: Mỗi tác phẩm văn học đều được người nghệ sĩ sáng tạo bằng những phương thức riêng, vì vậy giáo viên phải nắm được các phương thức đặc trưng ấy để giúp học sinh có cách tiếp nhận cho phù hợp và đạt hiệu quả cao

1.1.2.2 Cơ sở tiếp nhận văn học

Muốn tiếp nhận tác phẩm trước hết phải hiểu con đường mà nhà văn sáng tạo ra nó, từ đó tạo tiền đề cơ sở cho việc tiếp nhận văn học một cách đúng hướng

* Con đường nhà văn sáng tạo tác phẩm

Nhà thơ Chế Lan Viên từng nói:

“Cuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóng Chớ ngồi trong phòng ăn bọt biển anh ơi”

Văn học giống như “một tấm gương đi trên con đường lớn” (Anatoli

Frăng) Nhà văn đứng trước cuộc sống ăm ắp, bằng óc quan sát cảm thụ bằng

sự hồi tưởng và trí tưởng tượng phong phú….đã tạo ra tác phẩm văn học –

“đứa con tinh thần” của mình

Song không phải bất cứ “con sóng cuộc đời” nào “đánh vào” nhà thơ cũng sinh ra tác phẩm Điều quan trọng là trước những cơn sóng đời ấy, nhà văn phải có cảm hứng và trái tim anh ta phải rung lên những nhịp đập rộn

ràng say đắm Theo Platôn gọi đó là “thần hứng” Còn như Lecmôntôp lại nói: “có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập

nhớ nhung…khi tôi viết” hay Nêkratxốp cũng khẳng định: “Nếu những đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết” Khi cảm

Trang 15

hứng xuất hiện người nghệ sĩ có nhu cầu giãi bày, biểu hiện và cũng khi đó nhà văn sáng tạo ra tác phẩm văn chương

Quá trình sáng tạo của nghệ sĩ có thể hình dung như sau:

Đời sống Nhà văn Tác phẩm Những rung động của đời sống chạm tới khối óc nhanh nhạy của nhà văn và nhanh chóng được nhà văn nhận diện Cùng với đó một trái tim nóng

ấm tình đời, tình người của nhà văn khiến cho anh ta thấu cảm được những buồn vui cuộc đời… Nhà văn gửi gắm tất cả những điều đó vào tác phẩm

Tuy nhiên, văn chương là địa hạt của sự sáng tạo, nó không “dung nạp” những “người thợ khéo tay chỉ biết làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”

(Nam Cao) Đứng trước trang giấy với một nghệ sỹ chân chính giống như

đứng trước “pháp trường trắng” (Nguyễn Tuân), đòi hỏi trách nhiệm và tài

năng với nghề nghiệp Bởi thế tác phẩm văn chương đích thực sẽ vượt qua sự

“băng hoại của thời gian và sống với loài người cho đến ngày tận thế”

* Con đường chiếm lĩnh tác phẩm văn học

Chiếm lĩnh (hay tiếp nhận) tác phẩm văn học là một quá trình bắt đầu

từ việc đọc, phân tích, cắt nghĩa và cuối cùng là bình giá

+ Đọc tác phẩm

Tác phẩm văn học tồn tại dưới dạng văn bản là một hệ thống khách quan là lớp vỏ ngôn từ được tổ chức theo một kiểu, loại nào đó tùy thuộc vào chức năng nó phải thực hiện theo dụng ý của nhà văn Cho nên bước đầu tiên chiếm lĩnh tác phẩm văn học đó là phải đọc để giải mã hệ thống ký hiệu ngôn ngữ đó Nếu như với những môn khoa học thực nghiệm, để khai thác thông tin người ta có thể tiến hành thí nghiệm, trực quan… thì với tiếp nhận văn học, đọc là bước đầu tiên, không thể thay thế Nói: Đọc mang tính đặc thù của tiếp nhận văn học là bởi thế Với mỗi loại văn bản khác nhau sẽ có những cách đọc khác nhau

Trang 16

+ Hoạt động phân tích tác phẩm

Trong cuốn “Đọc và tiếp nhận văn chương”, GS.TS Nguyễn Thanh Hùng chỉ rõ: “Phân tích là hoạt động chia nhỏ đối tượng để có cái nhìn cụ

thể những yếu tố làm nên chỉnh thể sâu hơn…” Tác phẩm văn chương tồn tại

như một sinh mệnh nghệ thuật, nó bao gồm các yếu tố thành phần Việc “chia nhỏ” các yếu tố bộ phận của chỉnh thể đó ra để phân tích sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể sâu sắc về đối tượng Song cùng với việc chia tách đối tượng, người đọc còn phải ghép hợp chúng lại để có thể nhìn nhận chúng ở tầm bao quát, tổng quát Cũng cần phải lưu ý rằng: Việc phân tích, lựa chọn ra những yếu tố bản sắc của tác phẩm, biết đi sâu vào cảm xúc mãnh liệt, trung thực nhất trong thế giới nội tâm, vượt qua được sự đầy đủ vốn quen thuộc và sáo mòn, kiếm tìm sự súc tích của ngôn ngữ nghệ thuật

+ Hoạt động cắt nghĩa tác phẩm

Cắt nghĩa là hoạt động quan trọng trong cơ chế tiếp nhận – nó bắt đầu

từ việc lý giải những chi tiết, hình ảnh tiến tới cắt nghĩa hình tượng trong tác phẩm, cao hơn là cắt nghĩa toàn bộ tác phẩm Hoạt động này sẽ tạo ra cái nhìn

đa chiều đối với mỗi tác phẩm, đồng thời là cơ sở đánh giá mức độ hiểu của mỗi người, vì có hiểu mới cắt nghĩa được

Trang 17

Trên đây là con đường chiếm lĩnh tác phẩm văn học Con đường này

chưa bao giờ được coi là bằng phẳng, trơn tru mà nó luôn bị cản trở bởi “Sự

chuyên chế về khoảng cách” (GS Đặng Thanh Lê): Khoảng cách về không

gian, khoảng cách về thời gian, khoảng cách về ngôn ngữ, tâm lý, văn hóa….Sự chuyên chế này không bao giờ mất đi mà chỉ có thể rút ngắn Bởi thế có nhiều biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm khắc phục những khó khăn do khoảng cách tiếp nhận gây ra Một trong số đó phải tiếp nhận tác phẩm trên cơ sở đặc trưng thể loại được xem là hữu ích nhất

1.1.2.3 Mối quan hệ giữa thể loại và tiếp nhận văn học + Vấn đề thể loại

Thể loại “là dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và tồn

tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện

ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ nhà văn với các hiện tượng đời sống ấy” (Từ điển thuật ngữ văn học)

Sự phân chia văn học gồm hai mức độ: Loại và thể Nói chung loại rộng hơn thể Từ xa xưa Aristốt (384-322 TCN) đã chia văn chương làm ba loai tương ứng với ba phương thức phản ánh đặc trưng Nếu hình tượng thiên nhiều về mặt biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả ta sẽ có tác phẩm trữ tình Nếu hình tượng thiên nhiều về mặt phản ánh con người, sự việc trong cuộc sống, ta sẽ có tác phẩm tự sự Tác phẩm tự sự tập trung cô đọng đến mức

độ bản thân nhân vật, sự việc, câu chuyện có thể tự mình bộc lộ một cách độc lập trên trang sách hoặc trên sân khấu không cần sự dẫn chuyện của tác giả, như thế ta có tác phẩm kịch

Từ ba loại trên ta có thể chia nhỏ như sau:

Tự sự: - Tự sự dân gian gồm: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười…

Trang 18

- Tự sự trung đại và hiện đại

Trữ tình:

- Trữ tình dân gian: Ca dao, câu đố…

- Trữ tình trung đại và hiện đại: Thơ cổ thể truyền thống và tự

do

Kịch:

- Kịch dân gian: Chèo, tuồng, múa rối…

- Kịch hiện đại: Bi kịch, hài kịch…

Trên đây là ba loại cơ bản Trong lòng mỗi loại và trên biên giới của mỗi loại sẽ nảy sinh rất nhiều các thể khác nhau của sự sáng tác văn học

+ Mối quan hệ giữa thể loại và tiếp nhận văn học Giữa thể loại của tác phẩm và vấn đề tiếp nhận văn học có một mối quan

hệ gắn bó Cụ thể như sau: “Nhà văn sáng tác theo thể loại nào thì người đọc

cũng cảm thụ theo thể loại và người dạy cũng dạy theo thể loại” Nói một

cách khác, phương thức cấu tạo hình tượng mà tác giả sử dụng khi sáng tác quy định phương thức cảm thụ hình tượng đó của người đọc và cũng từ đó quy định phương thức giảng dạy của chúng ta [4, 30]

Như vậy với mỗi thể loại ta có một cách tiếp cận khác nhau Vẫn biết

“tất cả mọi tác phẩm dù được sáng tác theo thi pháp tất yếu nào cũng mở theo các kiểu đọc, mỗi kiểu đọc mang tới cho đời sống tác phẩm một đời sống mới từ một triển vọng nào đó theo thị hiếu cá nhân của người đọc” (Umberto

Eco) thì việc đọc – hiểu không thể tách rời những tri thức về thể loại

SGK Ngữ văn hiện nay sắp xếp các văn bản Ngữ văn theo trục thể loại là chính Bởi thế dạy học Văn bây giờ là dạy học sinh đọc – hiểu văn bản Ngữ văn theo đặc trưng thể loại Đây được coi là giải pháp để rút ngắn những

“khoảng cách tiếp nhận”

Trang 19

1.1.2.4 Bạn đọc với những vấn đề tiếp nhận văn học Cần phải khẳng định luôn rằng: Bạn đọc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn học Tác giả khi sáng tạo ra tác phẩm dẫu có gửi gắm vào đó những ước mơ, lý tưởng, hoài bão lớn lao đến mấy thì nó cũng chỉ là là những trang giấy bất động Chỉ khi bạn đọc tiếp nhận nó thì tác phẩm văn học mới thực hiện được những chức năng xã hội của mình Nó như

P.Valery: “Ý nghĩa trong thơ tôi là do bạn đọc cho nó” Hay Giôn Điwây phân biệt “sản phẩm nghệ thuật” do nghệ sĩ sáng tạo ra, chỉ khi nào được công chúng thưởng thức tiếp nhận thì mới trở thành “tác phẩm nghệ thuật”

Như vậy, vai trò của bạn đọc đối với sinh mệnh, sự sống còn của tác phẩm nghệ thuật là không thể phủ nhận

Trong lời nói đầu góp phần phê phán chính trị và kinh tế học, Các Mác

nói: “Với tư cách là một đòi hỏi, một nhu cầu, bản thân sự tiêu dùng là một

yếu tố nội tại của hoạt động sản xuất” Tiếp nhận văn học của bạn đọc cũng

là một hoạt động tiêu thụ, bạn đọc cũng là một người tiêu thụ Nhưng người tiêu thụ thông thường chỉ sử dụng sản phẩm với những giá trị vốn có của nó,

và do đó giá trị sử dụng nói chung là ngang nhau giữa tất cả mọi người Trái lại, người đọc văn học làm phong phú thêm cho tác phẩm bằng những cảm

thụ và đánh giá riêng của mình Cho nên mới có câu rằng: “Sếchxpia chỉ viết

một Hamlet nhưng có hàng triệu Hamlet trong lòng bạn đọc”

Chúng ta cũng dễ dàng thấy: Nếu người tiêu dùng thông thường luôn làm hao mòn, hỏng hóc sản phẩm thì bù lại những tác phẩm văn học ưu tú sẽ được bảo tồn vĩnh viễn qua bạn đọc Đi cùng với sự bảo tồn này, quá trình đào thải cũng vô cùng nghiệt ngã Qua sự sàng lọc của người đọc, những tác phẩm kém chất lượng sẽ bị lãng quên, chỉ còn lại những kiệt tác, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và có ảnh hưởng tới đời sống xã hội rộng rãi Ở một số trường hợp đặc biệt, bạn đọc trở thành một tri âm, tri kỉ với nhà văn

Trang 20

Nói tới vấn đề bạn đọc với tiếp nhận văn học không thể không nhắc tới

khái niệm tầm tiếp nhận (hay tầm đón nhận) “Với tư cách là chủ thể tiếp

nhận với bất cứ loại tác phẩm văn học nào người đọc không bao giờ là một tờ giấy trắng thụ động mà vốn có một “tầm đón nhận” được hình thành một cách tổng hợp bởi nhiều yếu tố”[12, 349] Mỗi bạn đọc tùy vào điều kiện

sống, lứa tuổi, tâm lý, trình độ, học vấn, nghề nghiệp, thời đại… lại có những kiến giải khác nhau về một tác phẩm Đây là một điều bình thường làm phong

phú cho đời sống văn học Chẳng hạn, cùng là “Truyện Kiều” nhưng giai cấp

phong kiến suy tàn thì cho đó là dâm thư còn giai cấp tiểu tư sản thì chỉ thưởng thức khía cạnh tình yêu của nó và ngợi ca nó như một giấc mơ đẹp về tình yêu tự do

Như vậy có thể tóm lại rằng: Mối quan hệ giữa bạn đọc và tiếp nhận văn học là mối quan hệ gắn bó biện chứng, hữu cơ Chỉ có công chúng, bạn đọc mới thực sự chuyển hóa những giá trị tinh thần trong tác phẩm ấy trở thành những động lực tình cảm trong tiến trình lịch sử

1.1.3 Vấn đề đọc – hiểu

Như trên đã nói, quan niệm dạy học văn là giảng văn đã tồn tại rất lâu Giảng văn lấy thày giáo làm trung tâm, học sinh chỉ biết lắng nghe, ghi chép như những cái máy Dù trên thực tế có những thày giáo biết khơi gợi tư duy, sáng tạo cho học sinh nhưng đây vẫn chủ yếu là truyền đạt những điều thày hiểu về văn cho học trò, ít quan tâm tới hình thành kỹ năng và phát huy suy nghĩ cho học sinh Ngày nay, quan niệm về dạy văn đã thay đổi Dạy văn giờ đây là dạy học sinh đọc - hiểu văn bản văn học

1.1.3.1 Quan niệm về đọc – hiểu

Theo “Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc” quyển giáo dục cho biết:

“Đọc là một hoạt động tâm lý nhằm tiếp nhận ý nghĩa từ ký hiệu ngôn ngữ được in hoặc viết”

Trang 21

Từ điển tiếng Việt năm 2005 (Hoàng Phê chủ biên) chỉ rõ “Đọc” có những ý nghĩa sau:

- Phát ra thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình

tự

- Tiếp nhận nội dung của một tập hợp ký hiệu bằng cách nhìn

vào tập hợp ký hiệu ấy

- Hiểu thấu bằng cách nhìn vào biểu hiện bề ngoài

Xuất phát từ những yêu cầu, mục đích khác nhau mà người ta phát biểu định nghĩa hay quan niệm khác nhau về đọc Chẳng hạn: Đọc là công việc giải mã những ký hiệu đã được viết ra thành văn bản (Walcutt C.C); là dung nạp và suy nghĩ về một hay những thông tin nào đó (Tinker M.A); là sự tái

tạo những ý tưởng của người khác (Mc Cullough); là “lang thang” của những

khát vọng khôn cùng, đang dấn thân trên con đường mải mê đánh thức tiềm năng vô tận của nhà nghệ sĩ (Pascal Quignaed)

Như vậy đọc là một hoạt động văn hóa có tầm nhân loại và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc Đọc gắn liền với hiểu

“ Hiểu” theo Kinh thánh là “lặn sâu vào thế giới bí ẩn bên trong”

“Hiểu” theo từ điển tiếng Việt 2005 (Hoàng Phê chủ biên) có ý nghĩa sau:

- Nhận biết bản chất, lý lẽ của cái gì bằng cách vận dụng trí

tuệ

- Biết được ý nghĩa, quan điểm của người khác

Theo M Bakhtin, trong sách “Con người trong thế giới ngôn từ”,

“hiểu” trong đọc- hiểu bao gồm nhiều hành động gắn với nhau: 1 Cảm thụ (tiếp nhận) kí hiệu vật chất (màu sắc, con chữ,…); 2 Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu ý nghĩa của nó được lặp lại trong ngôn ngữ 3 Hiểu ý nghĩa của

nó trong ngữ cảnh 4 Đối thoại với ý nghĩa đó (tán thành, phản đối), trong nhận thức bao gồm cả sự đánh giá về chiều sâu và chiều rộng Như vậy

Trang 22

“ hiểu” cũng có nghĩa là sáng tạo, là sự bừng sáng trong khoảnh khắc sau khi

đã nghiền ngẫm, là sự phát hiện cái ý nghĩa không có sẵn giữa các dòng văn

và diễn đạt bằng lời của người đọc

GS Nguyễn Thanh Hùng cho rằng: Hiểu là “nắm vững và vận dụng

được”, là “biết kỹ và làm tốt”

Giữa đọc và hiểu luôn có mối quan hệ khăng khít, “nhân quả” (Nguyễn

Trọng Hoàn) Đọc để hiểu Hiểu là mục đích của đọc nhưng không phải là đích cuối cùng Đích cuối cùng của đọc là để chung sống, làm việc, hoàn thiện nhân cách…

Thuật ngữ kép “đọc – hiểu” (Comprehension – reading) thực ra đã được nhà trường và xã hội sử dụng từ khi có chữ viết và nhà trường bắt đầu dạy chữ viết Nhưng ở Việt Nam tới những năm đầu thế kỉ XXI, đọc – hiểu mới chính thức được sử dụng với tư cách là một thuật ngữ khoa học

Nói về đọc – hiểu có rất nhiều ý kiến Theo PGS.TS Nguyễn Thái Hòa

(Tạp chí Thông tin sư phạm – số 5, tháng 04/2004): “đọc – hiểu dù đơn giản

hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác bằng cơ quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin, cấu trúc văn bản”

GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trên Tạp chí Giáo dục số tháng 7/ 2004 nhấn mạnh rằng đọc – hiểu là một hoạt động của con người, song không chỉ là thao

tác của thị giác, thính giác mà: “đọc – hiểu văn chương là đọc cái chủ quan

của người viết bằng cách đồng hóa tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của mình vào trang sách Đọc – hiểu không phải chỉ là tái tạo âm thanh từ chữ viết mà còn

là quá trình thức tỉnh cảm xúc, quá trình thấm nhuần tín hiệu nghệ thuật chứa

mã văn hóa đồng thời với việc huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng, thẩm mỹ và ý nghĩa vốn có của tác phẩm văn chương”

Trang 23

Có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng: Người đọc tiếp nhận văn bản Ngữ văn có thể coi là đạt đến cấp độ đọc – hiểu nếu khám phá và nắm bắt được nội dung ý nghĩa tư tưởng, phương thức trình bày nghệ thuật của tác phẩm, từ đó

có thể vận dụng những tri thức khoa học, tri thức phương pháp vào hoạt động đọc và tạo lập các văn bản tương đương

Đọc – hiểu văn bản là hoạt động có tính chất đầu mối của một quy trình dạy học tích hợp Ngữ văn hướng tới phát triển đồng bộ Đây được coi là một chiến lược trong đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay

1.1.3.2 Đọc – hiểu là phương pháp đặc thù của môn Ngữ văn Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ công nghệ thông tin Khối lượng kiến thức đồ sộ đước đến từ nhiều “nguồn” khác nhau, đòi hỏi người đọc phải biết cách chiếm lĩnh và làm chủ các thông tin đó Do đó, Sách giáo khoa Ngữ Văn được tổ chức theo hai trục chính là đọc văn và làm văn Giáo viên phải hướng dẫn, gợi mở, nâng đỡ cho hoạt động đọc của học sinh Học sinh học đọc để hình thành năng lực đọc, thói quen đọc, biết nắm bắt và xử lý thông tin trong thời hiện đại Năng lực đọc được nâng cao là điều kiện để phát triển năng lực viết

Văn chương là loại hình nghệ thuật ngôn từ Do đó độc giả phải đọc để giải mã những kí hiệu ngôn ngữ ấy thì mới có thể chiếm lĩnh các giá trị của tác phẩm, biến văn học thành tác phẩm văn học của riêng mình Đọc được coi

là phương thức đặc thù của môn Ngữ Văn

Môn Ngữ Văn có một tác dụng vô cùng to lớn đối với việc bồi dưỡng nhận thức và hình thành nhân cách cho học sinh PGS.TSKH Lê Ngọc Trà

trong bài “Dạy văn khai trí, khai tâm” đã khẳng định: “Học văn không chỉ là

học những tri thức về ngôn ngữ, lí luận, về lịch sử văn chương mà quan trọng

là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn ở mỗi con người” Năng lực Văn bao

gồm năng lực tư duy, năng lực cảm xúc, năng lực thể hiện và năng lực cảm

Trang 24

thụ Phát triển năng lực Văn là phát triển năng lực sống, năng lực làm người… Do đó, giáo viên cần dạy cho học sinh cách đọc Văn để các em hiểu Văn, thấy được tầm quan trọng của Văn, từ đó có thái độ đúng đắn với việc học môn Văn

Văn bản nghệ thuật là hệ thống ngôn ngữ mang tính phi vật thể Nó luôn

có một “khoảng trống”, nói như viện sĩ Roman Ingarden thì “mọi tác phẩm

văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản” (Tạp chí văn học nước ngoài – số 3/ 2001)

Để làm cho tác phẩm trở nên đầy đặn trong nhận thức của mình, bạn đọc chỉ

có một phương pháp duy nhất là đọc Đọc – hiểu là mục tiêu giáo dục, phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách cho học sinh

1.1.3.3 Các cấp độ đọc – hiểu Đọc – hiểu bao gồm các bước như sau:

1.1.3.3.1 Đọc thông – Đọc thuộc

Đọc thông là đọc rõ ràng, mạch lạc, đúng chính âm, đúng ngữ điệu nhằm khôi phục lớp vỏ âm thanh của ngôn ngữ, chuyển các kí hiệu sang tín hiệu âm thanh, đồng thời sẽ tạo ra tác động cùng lúc vào nhiều giác quan: Thị giác, thính giác, kích thích quá trình tư duy, làm xuất hiện các trạng thái và các quá trình tâm lí

Đọc thông giúp cho người đọc có một cái nhìn bao quát toàn bộ văn bản,

có được những cảm nhận đầu tiên cần thiết Nó là sự khởi đầu cho quá trình khám phá và tiếp nhận

Đọc thuộc: Để thuộc phải đọc nhiều lần và có mục đích là ghi nhớ Vì thế “thuộc” có thể hiểu là thuộc lòng với những văn bản trữ tình có quy mô vừa phải; là nhớ, có thể tóm tắt các chi tiết quan trọng, thuật lại các biến cố,

sự kiện chủ yếu…với các văn bản tự sự

Trang 25

Ở đây không được đánh đồng việc ghi nhớ, đọc thuộc với ghi nhớ máy móc vì thuộc lòng và ghi nhớ máy móc là hoạt động không có tính muc đích,

có ý thức, được tiến hành một cách có phương pháp

1.1.3.3.2 Đọc kĩ – đọc sâu

Đọc kĩ là đọc nhiều lần, đọc và phát hiện ra kết cấu, các tình tiết, các nội dung chủ yếu trong văn bản Sở dĩ như vậy là vì mỗi văn bản là một tập hợp các chi tiết, hình ảnh, yếu tố Tất cả chúng được sắp xếp, tổ chức chặt chẽ tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh nhưng vai trò lại không giống nhau, không bình đẳng với nhau Đọc kĩ là để phát hiện ra những yếu tố có hàm lượng nghệ thuật cao trong văn bản

Đọc sâu là đọc để tìm ra logic của văn bản (hay còn gọi là cấu trúc nội tại của hình tượng nghệ thuật trong văn bản); hệ thống các luận điểm, phương pháp lập luận các văn bản chính luận

1.1.3.3.3 Đọc hiểu – đọc sáng tạo

Đọc hiểu là quá trình đọc kết hợp với phân tích để hiểu được nội dung thông tin của mỗi văn bản một cách chính xác, có lí Đọc hiểu cũng là mục đích đầu tiên của việc đọc văn bản Nhưng với những văn bản nghệ thuật không chỉ hiểu văn bản mà còn phải hiểu người làm ra văn bản muốn gửi gắm vào đó điều gì Như vậy với các văn bản nghệ thuật hiểu gắn liền với sáng tạo

Đọc sáng tạo là đọc các văn bản nghệ thuật để lấp đầy những khoảng trống mà người nghệ sĩ để dành cho độc giả thỏa sức liên tưởng, tưởng tượng Đọc sáng tạo cho phép người đọc thể hiện những chính kiến cá nhân, tiếp nhận tác phẩm theo cách của riêng mình

Trang 26

1.1.3.3.4 Đọc đánh giá – Đọc ứng dụng

Đọc đánh giá ở đây luôn có đánh giá chủ quan và đánh giá khách quan Đánh giá khách quan đòi hỏi người đọc phải huy động những hiểu biết của riêng mình về văn hóa, văn học, lịch sử để đưa ra những nhận xét thỏa đáng Còn đánh giá chủ quan cho phép người đọc bày tỏ thái độ của mình về một vấn đề nào đó trong tác phẩm, có thể đồng tình hay phản đối tùy theo mối quan hệ của anh ta với tác phẩm hay tác giả

Trong mỗi tác phẩm bao giờ nhà văn cũng gửi gắm những bài học cuộc sống Đọc ứng dụng là phát hiện ra bài học cuộc sống ấy và vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống của bản thân Đây có thể coi là mục đích cao cả của dạy học Ngữ văn: học Văn để làm người, để sống Người hơn, hòa nhập được với cuộc đời, chung sống với xã hội

Trên đây là những bước cơ bản của việc đọc - hiểu văn bản Ngữ văn trong dạy học Xung quanh đó còn khá nhiều những ý kiến khác nhau về vấn

đề này.Trong dạy học người giáo viên hoàn toàn có thể vận dụng linh hoạt các bước trên, kết hợp với những phương pháp của mình để giờ học đạt hiệu quả cao nhất

1.2 Cơ sở thực tiễn Môn Ngữ văn có thể coi là môt trong những môn học chủ đạo của chương trình giáo dục Phổ thông Vậy nhưng việc giảng dạy truyện cười trong nhà trường phổ thông nói riêng và giảng dạy môn Ngữ văn nói chung xưa nay còn nhiều bất cập Nhất là trong giai đoạn ngày nay, khi mà đâu đâu cũng bàn đến việc dạy học phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm của dạy học thì trên thực tế vẫn còn tồn tại phương pháp dạy học truyền thống Thầy giáo đọc, học sinh chép Giờ học văn là dường như biến thành giờ luyện chép chính tả, vô cùng tẻ nhạt, nặng nề, thụ động

Trang 27

Xét đến cùng nguyên nhân của hiện tượng trên một phần do nếp nghĩ “cũ kĩ” đã in sâu trong tâm thức người giáo viên rất khó xóa bỏ nhưng một phần cũng do khách quan Sách giáo khoa Ngữ Văn lựa chọn hai truyện cười:

“Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” – là hai truyện cười rất

hay, tập trung trong đó những tầng bậc ý nghĩa nhân sinh sâu sắc nhưng lại chỉ được giảng dạy trong 1 tiết (45 phút) Sự ràng buộc về thời gian khiến cho giáo viên không thể phát huy hết khả năng sư phạm của bản thân Học sinh học truyện cười nhưng cũng không thể cười được vì khối kiến thức tương đối lớn mà chỉ được học trong một thời gian quá ngắn Đây là một khó khăn mà người giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục để khắc phục

Bên cạnh đó vẫn còn có những giáo viên và học sinh chưa nhận thức đúng đắn về giá trị và vị trí của truyện cười trong kho tàng Văn học dân gian

So với truyện cổ tích, truyền thuyết, sử thi hay ca dao… thì truyện cười dường như vẫn bị “xem nhẹ” hơn, ít được quan tâm, để ý Thêm nữa, cũng giống như dạy truyền thuyết hay truyện cổ tích…giảng dạy truyện cười hiện nay chưa mang đặc trưng thể loại Phải nói luôn, đây là một nhận thức chưa đúng bởi truyện cười tồn tại với tư cách là một thể loại hoàn chỉnh của Văn học dân gian, chứa đựng những nội dung tư duy sâu sắc Bản thân nó ăn sâu bám rễ trong đời sống người Việt Nam ta trong một trường kì lịch sử

Với khóa luận này, người viết hi vọng sẽ phần nào làm thay đổi được quan niệm chưa đúng về vai trò, vị trí của truyện cười và đề xuất được những giải pháp để khắc phục khó khăn trong giảng dạy truyện cười

Trang 28

Bên cạnh hai phương thức tái hiện đời sống là trữ tình và kịch còn có tự

sự Tự sự là “phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan

của nó Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người” [5, 385]

Theo Từ điển tiếng Việt 2005: “Tự sự là loại văn học phản ánh hiện thực

bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh”

Có thể thấy tự sự là loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp hiện thực

khách quan như một cái gì tách biệt, ở bên ngoài đối với tác giả, thành một câu chuyện có sự diễn biến của sự việc, của hoàn cảnh, có sự phát triển tâm trạng, tính cách, hành động của con người

2.1.1.2 Đặc điểm của tự sự Thể loại tự sự nói chung có ba đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Cốt truyện

Cốt truyện là “hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối

quan hệ và sự phát triển tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học” (Từ

điển thuật ngữ văn học) Nói đến tự sự là nói đến cốt truyện Đây được coi là

Trang 29

đặc trưng cơ bản của các tác phẩm thuộc loại này Nhưng mỗi thời đại lại có quan niệm khác nhau về cốt truyện

Thứ hai: Nhân vật

Nhân vật được hiểu là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm

văn học” là chìa khóa để người đọc đi vào thế giới tư tưởng của nhà văn

Dựa vào vị trí của nhân vật trong tác phẩm có thể chia thành: Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ

Dựa vào phương diện hệ tư tưởng ta có: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện

Dựa vào cấu trúc nhân vật chia thành: Nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng

Thứ ba: Ngôn ngữ

Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự mang đầy đủ đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật: Tính chính xác, hàm súc, đa nghĩa, tính tạo hình, biểu cảm…Có thể thấy tác phẩm tự sự bao gồm ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện, trong đó ngôn ngữ người kể chuyện giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm

2.1.2 Thể loại tự sự dân gian 2.1.2.1 Khái niệm

Tự sự dân gian là những sáng tác thuộc loại tự sự, có thể bằng văn vần hoặc văn xuôi, là một bộ phận của văn học dân gian

Tự sự dân gian bao gồm: Thần thoại, Sử thi, Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười, Vè, Truyện thơ

2.1.2.2 Đặc trưng

Tự sự dân gian nằm trong lòng loại tự sự, nó vừa mang những đặc trưng thống nhất lại vừa có sự độc lập tương đối với loại văn học này, làm nên bản sắc khó pha trộn

Trang 30

Thứ nhất: Tự sự dân gian đặc biệt đề cao vai trò của cốt truyện Nếu

như với các tác phẩm tự sự hiện đại yếu tố cốt truyện có thể bị nhạt nhòa (ví

dụ truyện của Thạch Lam) thì với tự sự dân gian yếu tố này không thể bị bỏ qua Sở dĩ có điều này xuất phát từ môi trường diễn xướng và phương thức lưu hành của thể loại Đó là môi trường diễn xướng gắn với đời sống lao động

và đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của tập thể nhân dân, đó là phương thức lưu hành truyền miệng, không thông qua văn bản chữ viết, chủ yếu là phương thức kể Mà kể chuyện thì phải có chuyện để kể Do vậy, cốt truyện được các tác giả dân gian dụng công xây đắp một cách kĩ càng

Song cốt truyện của tự sự dân gian có một đặc điểm nổi bật đó là thường được sắp xếp theo trật tự tuyến tính thời gian, sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau Cốt truyện của tự sự dân gian không có

sự đảo lộn trật tự của các tình tiết Chẳng hạn truyện cổ tích “Tấm Cám” diễn

biến theo trật tự: Trước khi Tấm vào hoàng cung → khi Tấm làm hoàng hậu,

bị mẹ con Cám giết hại và những lần hóa kiếp → Tấm sống lại và mẹ con Cám phải trả giá

Thứ hai: Tự sự dân gian cũng chú tâm xây dựng các nhân vật Nhưng

“các thể loại tự sự dân gian trước hết chú trọng đến việc miêu tả hành động của nhân vật và bối cảnh xã hội của nhân vật ấy mà ít quan tâm đến việc miêu tả nội tâm của nhân vật [10, 272] Đó chủ yếu là những nhân vật chức

năng hay nhân vật “ mặt nạ”, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh cuộc sống Chẳng hạn trong truyện cổ tích, các anh hùng xuất hiện là để giết trăn tinh, yêu quái, phù thủy cứu người đẹp; còn công chúa thường bị nạn, được cứu và cuối cùng trở thành phần thưởng cho anh hùng; kẻ địch thủ chuyên làm điều ác, hại người nhưng cuối cùng bị trừng phạt…

Trang 31

Thứ ba: ngôn ngữ trong tự sự dân gian dường như chưa được dụng

công nhiều, ít mang những đặc sắc nghệ thuật cao

2.1.2.3 Phân loại Theo GS Phan Trọng Lạc, tự sự dân gian chủ yếu gồm có truyện và vè Truyện dân gian thường là văn xuôi những cũng có khi là văn vần Còn vè thì bao giờ cũng là văn vần

Truyện dân gian bao gồm các thể loại:

sự dân gian nói chung

2.1.2.4 Truyện cười và phân loại truyện cười

* Khái niệm truyện cười

Trước đây, truyện cười dân gian Việt thường đước gọi là truyện “tiếu

lâm”, truyện “ khôi hài” Nhưng do bản thân lĩnh vực truyện cười dân gian

rộng lớn, phong phú, đa dạng mà nội hàm của những khái niệm trên được hình thành và ấn định trong quan niệm của nhiều người lại quá chật hẹp Do

vậy, danh từ “truyện cười” được sử dụng ngày càng rộng rãi và được giới

nghiên cứu Văn học dân gian nước ta coi là một thuật ngữ chính thức của lĩnh vực chuyên môn này

Theo GS Đinh Gia Khánh: “Truyện cười nói một cách đơn giản là những

truyện làm cho người ta cười Có thể cười mỉm, nhưng thường là cười giòn

Trang 32

giã Có thể là cười một cách vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng thường là cười mà phẫn nộ, khinh ghét” [10, 362]

Hoàng Tiến Tựu trong cuốn “ Văn học dân gian Việt Nam” (tập 2) định nghĩa: “ Truyện cười dân gian dùng phương thức tự sự để tạo ra tiếng cười

và lấy tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để phát hiện, phản ánh những cái xấu đáng cười trong đời sống xã hội nhằm góp phần làm cho cuộc sống được thanh lọc và tốt đẹp hơn” [23, 83]

Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 định nghĩa như sau: “Truyện cười- tác

phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười nhằm mục đích giải trí, phê phán” [18, 18]

Có thể hiểu rằng: “Truyện cười dân gian là một thể loại truyện dân gian

chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa và mua vui giải trí”

[5, 369]

Ta thấy, nếu như truyện ngụ ngôn nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc những triết lí nhân sinh bằng những ẩn dụ thì truyện cười nói những điều ấy bằng việc phát hiện ra những mặt mâu thuẫn thường xuyên xảy

ra trong xã hội Truyện cười chính là một cách đưa tiễn cái xấu xa xuống mộ địa bằng tiếng cười, thể hiện trí tuệ sắc sảo của nhân dân lao động

* Phân loại truyện cười

Theo nhiều nhà nghiên cứu có thể chia truyện cười dân gian Việt Nam thành hai loại hình chính: Truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi

Truyện cười kết chuỗi là những mẩu giai thoại hài hước xoay quanh một nhân vật có thực hoặc được coi là có thực (như Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Ba Giai, Tú Xuất,…) Lọai truyện này nở rộ ở nước ta trong thời kì

Trang 33

phong kiến suy tàn (từ khoảng giữa thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX), tiêu biểu nhất là hai hệ thống truyện về hai ông Trạng: Trạng Lợn, Trạng Quỳnh

Truyện cười không kết chuỗi là những truyện cười có kết cấu hoàn chỉnh, tồn tại độc lập mang tính chất phiếm chỉ (chỉ chung, không có tính xác định cụ thể về thời gian, địa điểm, nhân vật…) Các nhân vật ở loại truyện này thường chỉ được giới thiệu về thành phần, địa vị xã hội, giới tính chứ không có tên riêng (như anh lính hầu, anh đầy tớ, quan huyện, thầy đồ, lí trưởng, nhà sư, thầy đề, chàng rể, bố vợ, mẹ chồng, nàng dâu…), có khi nhân vật chỉ được gọi tên bằng một tính cách (như anh ngủ mê, anh sợ vợ, anh chàng lười, chị hay ăn quà…)

Truyện cười không kết chuỗi (hay truyện cười phiếm chỉ) ở nước ta rất phong phú, đa dạng, gồm nhiều tiểu loại khác nhau như:

+ Truyện khôi hài (hay hài hước): Tiếng cười có tác dụng mua vui là chủ yếu,

không hoặc có ít tính chất phê phán đả kích (Ví dụ: truyện “Ba anh ngủ mê”, truyện “Tay ải tay ai”…)

+ Truyện trào phúng (hay châm biếm): Chứa đựng tiếng cười có nội dung phê

phán,đả kích mạnh mẽ (Ví dụ: truyện “Lạy cụ đề ạ”, truyện “Thà chết còn

hơn”, truyện “Nam mô boong”, truyện “Tam đại con gà”, truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”….)

+ Truyện tiếu lâm (theo nghĩa hẹp) là những truyện cười dân gian mang yếu

tố tục, có tác dụng gây cười mạnh mẽ (Ví dụ: truyện “Đỡ đẻ giỏi nhất đời”, truyện “Đầy tớ”…)

2.2 Đặc trưng của thể loại truyện cười

Để làm rõ đặc trưng của thể loại truyện cười ta khảo sát ở ba phương diện:

hệ đề tài, chức năng, thi pháp của thể loại này

2.2.1 Hệ đề tài

Trang 34

Nhà nhân văn chủ nghĩa Rabơle từng nói: “Cười là một đặc tính của

người” Trong cuộc sống tiềm ẩn biết bao nhiêu những hiện tượng đáng cười

Ngay trong bản thân mỗi con người cũng vậy, có rất nhiều điều khiến ta phải bật cười Đề tài của cái cười nói chung ấy là rất rộng, ở mọi lĩnh vực, mọi ngóc ngách của cuộc sống, có khi người ta biến ngay cả những điều nghiêm túc thành chuyện cười Nhưng hệ đề tài của truyện cười dân gian thì có hạn

Thông qua khảo sát một số truyện cười trong cuốn “Văn học Việt Nam,

Văn học dân gian, những tác phẩm chọn lọc”( Bùi Mạnh Nhị chủ biên) thấy

rằng: Hệ đề tài của truyện cười dân gian Việt Nam thường “chụm” lại ở một

số điểm sau:

2.2.1.1 Những thói xấu thuộc về bản chất bộc lộ chủ yếu ở những hành vi buồn cười trong sinh hoạt của các nhân vật tiêu biểu của xã hội phong kiến

Đọc truyện cười dân gian Việt Nam ta sẽ bắt gặp những nhân vật tiêu biểu của xã hội phong kiến từ vua chúa, quan lại, sai nha, hào lí, địa chủ, phú ông đến các loại thày, bà, thần thánh… Tất cả đều hiện lên với những thói hư tất xấu khiến người đọc không thể không cười

Chuỗi cười về Trạng Quỳnh đã vẽ lên bộ mặt ngu dốt nhưng hống hách tác

oai tác quái của những ông chúa Ta gặp ông quan sợ vợ trong truyện “Giàn

hoa lí sắp đổ”, ông quan có lòng tham vô đáy trong truyện “Cứ bảo tuổi Sửu

có được không”, “Nhưng nó phải bằng hai mày”… Thày đồ, thày lang cũng

là những đối tượng bị dân gian vạch trần những thói hư tật xấu Đó là những

ông thày đồ ngu dốt nhưng thích khoe khoang trong truyện “Tam đại con

gà”, thày đồ mà tham ăn tục uống trong truyện “Thầy đồ liếm mật”, thày lang

mà không biết chữa bệnh lại hồ đồ khiến người bệnh bị thiệt mạng trong

truyện “Bốc thuốc theo sách”…

Trang 35

Dường như mọi đối tượng đại diện cho xã hội phong kiến đều bị dân gian đưa vào truyện cười để mà lột trần bản chất xấu xa vốn được lấp liếm trong những vỏ bọc hào nhoáng, đạo đức, đạo mạo Qua đây không chỉ muốn lên

án, tố cáo, phê phán giai cấp thống trị mà ở một mức độ nào đó đã ngầm chứa

một ý thức tranh đấu giai cấp của những người vốn bị coi là “dân đen” trong

tính hà tiện Hàng loạt truyện cười như: “Thà chết còn hơn”, “Nhà giàu keo

bẩn”, “Sao phí quá thế”… đã vẽ lên bức tranh biếm họa về những anh chàng

giàu có mà keo kiệt đến bần tiện Đó còn là tính ba hoa, khoác lác (như trong

truyện “Con rắn vuông”), lười nhác (như trong truyện “Há miệng chờ

sung”), ngu dốt (như trong truyện “Đặt lờ trên ngọn cây”)…

Với thái độ nhìn thẳng, nhìn thật, những sáng tác về thói hư tật xấu ở người bình dân trở thành đề tài hấp dẫn của truyện cười dân gian Việt Nam

2.2.1.3 Những hiện tượng buồn cười do hiểu lầm, do lầm lỡ, hớ hênh mà thường tình ai cũng có thể có lúc mắc phải, hoặc do những nhược điểm, những khuyết tật không gây tổn hại cho ai

Ở mảng đề tài thứ ba này có thể kể đến truyện “Ba anh mê ngủ”, “Tay ải

tay ai”, “Cháy”, “Nói có đầu có cuối”… Những truyện này mang đến tiếng

cười vui tươi, sảng khoái sau những giờ phút lao động mệt nhọc

Trên đây là ba mảng đề tài tương đối “chụm” của truyện cười dân gian Việt Nam Với mỗi mảng đề tài, dân gian lại gắn với những chức năng khác nhau

Trang 36

2.2.2 Chức năng

GS Đinh Gia Khánh nói: “ Truyện cười nói một cách đơn giản là

những truyện làm cho người ta cười”, chức năng đầu tiên của truyện cười là

để cười Nhưng đằng sau những tiến cười ấy không đơn thuần là sự giải trí mà tác giả dân gian gửi gắm những ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội sắc bén, những bài học để sống tốt hơn

2.2.2.1 Truyện cười để gây cười Truyện cười là truyện kể để cười, tức là gây ra cái cười Nghĩa là trong

một câu truyện cười, tác giả dân gian đã phát hiện ra “cái đáng cười” và “cái

cười”

Cái đáng cười là cái gây ra cái cười Đó là những hiện tượng mang một loại mâu thuẫn đăc biệt: mâu thuẫn trái tự nhiên, trái quy luật mà tiếng cười là phương tiện và dấu hiệu quan trọng của sự phát hiện và bộc lộ mâu thuẫn ấy

Có thể là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp (Aristot), giữa hình tượng và ý niệm (Hêghen), giữa cái nhỏ nhen và cái cao thượng (Căng), giữa cái sinh động và cái máy móc (Béc- xông), giữa nội dung và hình thức,….Nghĩa là ở đối tượng đó chứa đựng một cái gì đó ngược đời

Quan là phụ mẫu của dân, phải hết lòng thương yêu dân của mình, đó là

hiển nhiên Nhưng ông quan trong “Cứ bảo tuối Sửu có được không” lại có

lòng tham vô đáy, bòn rút của dân vô độ, không bao giờ biết đủ Hay đã là thày đồ thì phải văn hay chữ tốt, thày lang thì phải biết bắt bệnh kê đơn Nhưng dân gian phát hiện ra những điều ngược đời đầy mâu thuẫn chớ trêu

Thày đồ trong truyện “Tam đại con gà” lại không biết viết chữ “kê” cho học

trò đọc thành “dủ dỉ là con dù dì” và lấp liếm rằng mình dạy như thế là giúp

học trò hiểu được ba đời con gà Thày lang trong truyện “Bốc thuốc theo

sách” không biết những kiến thức sơ đẳng nhất của ngành y, khiến cho người

bệnh phải chết oan…

Trang 37

Chính những mâu thuẫn ấy lại được dân gian phát hiện, chúng tồn tại hiển nhiên trong cuộc sống và gây ra những tình huống đáng cười Đỗ Bình

Trị gọi đó là “cái ngược đời mang bề ngoài hợp lệ đã đánh lừa luận lí của

nó”

Cái cười là hành động do cái đáng cười gây ra và do trí óc ta phát hiện ra cái đáng cười Như vậy phải có cái đáng cười trước thì mới có cái cười Nhưng có cái đáng cười mà trí óc ta không phát hiện ra thì cũng không có cái cười Có thể thấy, cái cười hài hước, cái cười châm biếm là sản phẩm của

nhận thức lí tính Khi tư duy phát hiện ra “cái ngược đời mang bề ngoài hợp

lệ đã đánh lừa luận lí của nó” ta thích thú với khám phá này và tiếng cười

vang lên với hàng trăm cung bậc khác nhau Ta khẳng định: chức năng trước tiên của truyện cười là tạo ra tiếng cười

Giáp trong truyện “Ba anh ngủ mê” ngủ mê đến mức đùi mình ngứa lại

cứ nhè đùi Ất mà gãi, gãi đến chảy máu ra mà Ất không hay biết Đến khi thấy lạnh đùi Ất tỉnh dậy nhưng lại cho là Bính đái dầm làm đùi mình ướt…

Cứ như thế, tác giả dẫn người nghe đi hết pha cười này đến pha cười khác, đưa lại cho người nghe những trận cười giòn giã thú vị

Hay như truyện “Cháy” cũng vậy Người cha sắp đi chơi xa dặn con có ai

hỏi thì bảo bố đi chơi xa lâu ngày mới về, lại cẩn thận viết giấy để lại Đứa

con ở nhà giở tờ giấy ra xem thì bị cháy Hôm sau, người khách đến hỏi: “Bố

cháu có nhà không?” Thằng bé sờ vào túi không thấy tờ giấy liền ngơ ngác

trả lời: “Mất rồi” Khách giật mình vội hỏi: “Tại sao mà mất?”, bé lại đáp:

“cháy” Cứ sau mỗi câu trả lời của chú bé lại khiến ta cười to hơn bởi sự hiểu

nhầm “ông nói gà, bà nói vịt” mỗi lúc lại khắc sâu hơn Cậu bé ngây thơ trả

lời về tờ giấy mà cứ nghĩ mình trả lời đúng ý ông khách Và người đọc thấy

vô cùng thích thú với bản tính ngây thơ đó

Ngày đăng: 27/12/2017, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w