1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ĐỊA LÍ 6 HỌC KÌ I

12 2,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 143 KB

Nội dung

Câu 1: Nhận biết Mục tiêu: Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.. TỰ LUẬN Câu 1: Thông hiểu Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời Vị trí của Tr

Trang 1

NGÂN HÀNG CÂU HỎI

ĐỊA LÍ 6 HỌC KÌ I CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT

I TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ Mặt Trời

A 3 B 4 C 5 D 6

Đáp án: A

Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được kích thước của Trái Đất

Độ dài đường xích đạo của Trái Đất là:

A 47600 B 40067 km C 40076 km D 46700 km

Đáp án: C

Câu 3: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu

Kinh tuyến đối diện với KTG là KT:

A 900 B 1800 C 00 D 1300

Đáp án: B

Câu 4: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu

Nếu cứ cách 1 độ là ta vẽ 1 đường thì trên quả địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến và vĩ tuyến

A 1800 VT và 1800 KT B 1800 KT và 900 VT

C 3600 KT và 181 VT D 90 KT và 360 VT

Đáp án: C

II TỰ LUẬN

Câu 1: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời??Vị trí của Trái Đất có ý nghĩa như thế nào?

Đáp án:

- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời

* Ý nghĩa:

Là một trong những điều kiện quan trọng góp phần tạo nên Trái Đất là hành tinh duy nhất

có sự sống trong hệ Mặt Trời

Câu 2:Nhận biết

Mục tiêu: Biết được kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì?

Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì?

Đáp án:

- Kinh tuyến là đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu.

- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên QĐC vuông góc với kinh tuyến.

Trang 2

Câu 3: Vận dụng

Mục tiêu: Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Xác định và ghi chú thích vị trí của Trái Đất vào hình vẽ.( H SGK)

Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ

I TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được bản đồ là gì?

Định nghĩa về bản đồ:

a.Bản đồ là một tấm ảnh tái hiện lại một lãnh thổ trên bề mặt đất đưa lên giấy

b.Bản đồ là một bức tranh phản ánh một lãnh thổ trên bề mặt đất đưa lên giấy

c.Bản đồ l hình vẽ thu nhỏ, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất d.Bản đồ là sơ đồ tái hiện lại một lãnh thổ trên bề mặt đất đưa lên giấy

Đáp án: c

Câu 2:Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì?

Khi định nghĩa về tỉ lệ bản đồ

a Là một phân số luôn nhỏ hơn 1

b Là một phân số có tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại

c Là một phân số có tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng lớn và ngược lại

d Là một phân số có tử số và mẫu số khác 1

Đáp án: c

Câu 3: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ

Tỉ lệ bản đồ cho ta biết:

a Kích thước thật của vùng lãnh thổ thể hiện

b Bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế

c Vùng đất đó rộng hay hẹp

d Vùng đất đó có những lãnh thổ no

Đáp án:b

Câu 4: Vận dụng

Mục tiêu: Tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ

Bản đồ có tỉ lệ 1: 1.000.000, thì 3cm trên bản đồ bằng bao nhiêu mét trên thực địa.

a 3.000 (m); b 30.000 (m); c 300.000 (m); d 3.000.000 (m)

Đáp án: b

II TỰ LUẬN

Câu 1: Vận dụng

Mục tiêu: Tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ

Bản đồ có tỉ lệ 1 : 300.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực tế?

Đáp án:

1cm _300.000cm

5cm _1.500.000cm =15 km

Câu 2: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ

Trang 3

Tỉ lệ bản đồ 1 : 1.500.000, cho biết gì?

Đáp án:

Tỉ lệ bản đồ 1: 1 500 000 Cho biết trên bản đồ đo được 1 cm thì ở ngoài thực tế đo được

1 500 000 cm = 15 km

Bài 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ

KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ

I TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Nhận biết

Mục tiêu: Biết xác định phương hướng trên bản đồ

Hãy ghép các câu mang số với câu mang chữ sao cho đúng:

1 Đầu trên kinh tuyến a Chỉ hướng Nam

2 Đầu dưới kinh tuyến b Chỉ hướng Bắc

3 Đầu bên phải vĩ tuyến c Chỉ hướng Tây

4 Đầu bên trái vĩ tuyến d Chỉ hướng Đông

Đáp án: 1+b, 2+a, 3+d, 4+c

Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được thế nào là tọa độ địa lí

Tọa độ địa lí của một điểm là:

A Nơi giao nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến của điểm đó

B Khoảng cách từ điểm đó đến kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc

C Cả 2 ý trên đều đúng

D Cả 2 ý trên đều sai

Đáp án:C

II TỰ LUẬN

Câu 1: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được kinh độ, vĩ độ

Viết gọn tọa độ địa lí điểm A nằm trên kinh tuyến số 20 ở bên trái kinh tuyến gốc và nằm trên vĩ tuyến số 10 ở trên xích đạo

Đáp án:

A : ( 20 0 T, 10 0 B )

Câu 2 : Vận dụng

Mục tiêu: Vẽ sơ đồ xác định phương hướng trên bản đồ

Vẽ sơ đồ xác định phương hướng trên bản đồ

Đáp án: HS vẽ như H10 SGK Tr15

Bài 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ

I TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được các loại kí hiệu bản đồ

Ghép đôi cho đúng về các loại kí hiệu bản đồ

Trang 4

1 Kí hiệu điểm A Ranh giới tỉnh

2 Kí hiệu đường B Vùng trồng cao su

3 Kí hiệu diện tích C Nhà ga xe lửa

Đáp án: 1+C, 2+A, 3+B

Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được kí hiệu bản đồ là gì?

Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, đường nét…được dùng một cách qui ước để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ.

A Đúng B Sai

Đáp án: A

Câu 3: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của bản chú giải

Khi sử dụng bản đồ trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải vì bảng chú giải cho biết:

A Nội dung của bản đồ là gì

B Các kí hiệu trên bản đồ thuộc loại nào

C Bản đồ được vẽ như thế nào

D Nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ

Đáp án: D

Câu 4: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được đường đồng mức là như thế nào

Đường đồng mức là:

A Những đường thể hiện độ cao của một điểm

B Những đường nối những điểm có cùng một độ cao hoặc độ sâu

C Những đường viền chu vi của lát cắt ngang một quả đồi

D Những đường viền cách đều nhau của một lát cắt

Đáp án: B

II TỰ LUẬN

Câu 1: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được các loại kí hiệu bản đồ.

Nêu các loại kí hiệu bản đồ Cho ví dụ.

Đáp án:

Các loại kí hiệu bản đồ:

- Kí hiệu điểm

Sân bay, cảng biển,…

- Kí hiệu đường

Đường ô tô, ranh giới,…

- Kí hiệu diện tích

Vùng trồng lúa,…

Câu 2: Vận dụng

Mục tiêu:

Điền tên và kí hiệu của một số đối tượng địa lí thường được biểu hiện trên bản đồ vào bảng sau:

CÁC LOẠI KÍ HIỆU BẢN ĐỒ

Trang 5

Loại kí hiệu Đối tượng địa lí và cách biểu hiện

Kí hiệu điểm ………

………

Kí hiệu đường ………

………

Kí hiệu diện tích ………

………

Bài 7: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ

I TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được Việt Nam nằm ở múi giờ thứ mấy?

Việt Nam nằm ở múi giờ thứ mấy?

A 3 B 4 C 7 D 9

Đáp án: C

Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được Trái Đất tự quay một vòng quanh trục mất bao nhiêu thời gian

Trái Đất tự quay một vòng quanh trục mất bao nhiêu thời gian?

A 24 giờ B 30 ngày C 6 tháng D 365 ngày

Đáp án: A

Câu 3: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được vì sao Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau liên tục.

Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau liên tục là do:

A Mặt Trời quay quanh Trái Đất

B Mặt Trời chuyển động từ Tây sang Đông

C Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục

D Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông

Đáp án: D

Câu 4: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được vì sao Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây.

Do Trái Đất tự quay theo hướng từ Tây sang Đông nên hằng ngày ta thấy Mặt Trời mọc ở

hướng Đông và lặn ở hướng Tây.

A Đúng B Sai

Đáp án: A

II TỰ LUẬN

Câu 1: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp không ngừng?

Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp không ngừng?

Đáp án: Do Trái Đất tự quay quanh trục liên tục theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp nơi trên

bề mặt Trái Đất lần lượt có ngày, đêm kế tiếp không ngừng

Câu 2: Vận dụng

Mục tiêu:vận dụng kiến thức đã học vẽ hướng lệch của vật chuyển động.

Trang 6

Hãy vẽ hướng lệch của vật chuyển động vào hình vẽ

Đáp án: vẽ theo hình.

Bài 8: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI

I TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được vì sao Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía

Mặt Trời

Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời là do:

A Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quĩ đạo có hình elip gần tròn

B Hướng của trục Trái Đất thay đổi trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời

C Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời.

Đáp án: C

Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là chuyển động tịnh tiến.

Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời với độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi gọi là chuyển động tịnh tiến.

A Đúng B Sai

Đáp án: A

Câu 3: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được hiện tượng các mùa

N i ý bên trái v i bên ph i ối ý bên trái với bên phải ới bên phải ải

II TỰ LUẬN

Câu 1: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân sinh ra các mùa.

Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Đáp án:

Khi chuyển động trên quĩ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên sinh ra các mùa

- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời sẽ có mùa nóng (mùa hạ)

- Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt trời sẽ có mùa lạnh ( mùa đông)

Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Trang 7

Đáp án:

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng Tây sang Đông trên một quĩ đạo có hình elip gần tròn

- Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng trên quĩ đạo là 365 ngày 6 giờ

Bài 9: HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN

THEO MÙA

I TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

Điền vào chỗ trống câu sau:

* Tháng 3 đến tháng 6 ½ cầu ……….dần dần ngã về Mặt Trời, nên là mùa …… và có hiện

tượng…….dài Lúc nầy ½ cầu ………xa Mặt Trời nên là mùa …… có hiện tượng …… dài

- Từ tháng 9 đến tháng 12 , ½ cầu …… dần dần ngã về Mặt Trời, nên là mùa………, có hiện tượng……….dài Và ½ cầu …… xa Mặt Trời nên là mùa……….có hiện tượng…… dài

Đáp án:

Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được địa điểm có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ

Những địa điểm nào sau đây có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ:

A- XĐ B- Chí tuyến C- Vòng cực D- 2 cực

Đáp án: A

Câu 3: Thông hiểu

Mục tiêu:

Những địa điểm nào sau đây có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng:

A- XĐ B- Chí tuyến C- Vòng cực D- 2 cực

Đáp án: D

Câu 4: Thông hiểu

Mục tiêu:

Ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu vuông góc với mặt đất ở đường :

A- XĐ B- Chí tuyến C- Vòng cực D – 2 cực

Đáp án: B

II TỰ LUẬN

Câu 1: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau?

Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau?

Đáp án:

Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau

Bài 10: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT

I TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được cấu tạo của vỏ Trái Đất.

Trang 8

Vỏ Trái Đất được cấu tạo gồm:

A 7 địa mảng lớn, 4 mảng nhỏ

B 4 địa mảng lớn, 7 mảng nhỏ

C 3 địa mảng lớn và 7 mảng nhỏ

Đáp án: A

Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.

N i ý bên trái v i bên ph i cho phù h p ối ý bên trái với bên phải ới bên phải ải ợp

Đáp án: 1+c, 2+a, 3+b

Câu 3: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được vai trò quan trọng của vỏ Trái Đất.

Vỏ Trái Đất chỉ chiếm 0,5% khối lượng của Trái Đất nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác nhau như:

A Ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí để các sinh vật và con người tồn tại

B Đất, đá để con người phát triển trồng trọt và chăn nuôi

C Không khí, nước, sinh vật và cả xã hội loài người

D Đất, đá, khoáng sản để con người phát triển nông nghiệp, công nghiệp

Đáp án: C

Câu 4: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm của các địa mảng trong lớp vỏ Trái Đất.

Các địa mảng trong lớp vỏ Trái Đất có đặc điểm:

A Cố định vị trí tại một chỗ

B Di chuyển rất chậm theo hướng xô vào nhau hay tách xa nhau

C Mảng lục địa thì di chuyển, mảng đại dương thì cố định

D Di chuyển nhanh và tập trung về Bắc bán cầu

Đáp án: B

II TỰ LUẬN

Câu 1: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm, vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với sự sống của con người.

Trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất? Vỏ Trái Đất có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người?

Đáp án:

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau

- Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng toàn Trái Đất

-Vỏ Trái Đất tuy mỏng nhưng rất quan trọng, là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên như: đất, đá, nước, không khí, sinh vật và xã hội loài người

Câu 2: Vận dụng

Mục tiêu: Vẽ hình cấu tạo bên trong của Trái Đất.

Trang 9

Vẽ hình cấu tạo bên trong của Trái Đất.

Đáp án: Vẽ theo hướng dẫn bài tập 3 tr 33SGK.

Bài 11: THỰC HÀNH

SỰ PHÂN BỐ LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được lục địa lớn nhất, nhỏ nhất, nằm bán cầu nào? Có những đại dương lớn nào?

Đại dương có diện tích lớn nhất?

Điền vào những chỗ chấm cho đúng nghĩa câu sau đây:

- Trên thế giới, lục địa lớn nhất là lục địa………….nằm ở……….và lục địa nhỏ nhất

là lục địa………nằm ở………

- Trên Trái Đất có……… đại dương, đại dương có diện tích lớn nhất là…………

Đáp án:- …… lục địa Á-Âu……….Bắc, …… Ôxtraylia…………Nam.

-………4………Thái Bình Dương

Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được số lục địa trên Trái Đất

Trên Trái Đất có:

A 6 lục địa B 7 lục địa C 8 lục địa D 9 lục địa

Đáp án: A

Câu 3: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được lục địa lớn nhất trên Trái Đất.

Trên Trái Đất, lục địa lớn nhất là:

A Lục địa Phi B Lục địa Á- Âu C Lục địa Bắc Mĩ D Lục địa Nam Mĩ

Đáp án: B

II TỰ LUẬN

Câu 1: Vận dụng

Mục tiêu: Xác định được lục địa trên quả địa cầu

QS quả địa cầu cho biết lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam, lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc.

Đáp án:

- Các lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam là Ôxtraâylia, Nam cực Còn các lục địa nằm ở nửa cầu Bắc là Á-Âu, Bắc Mĩ

Câu 2: Vận dụng

Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính toán.

Dựa vào bảng số liệu về diện tích các đại dương( SGK Tr35) cho biết: Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km vuông thì diện tích các đại dương chiếm bao nhiêu phần trăm Đáp án: 71%

Bài 12:TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA

HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được biện pháp hạn chế tác hại của động đất

Để hạn chế tác hại do động đất gây ra, cần phải:

Trang 10

A Tìm cách ngăn chặn động đất.

B Dự báo trước động đất để sơ tán dân

C Không sinh sống ở vùng có đông đất

D Phá hủy động đất

Đáp án: B

Câu 2: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được vì sao ở vùng núi lửa tắt lại thường tập trung dân cư đông.

Ở vùng núi lửa tắt lại thường tập trung dân cư đông vì có:

A Đất phì nhiêu B Đất cao C Khí hậu mát

Đáp án: A

Câu 3: Thông hiểu

Mục tiêu: Hiểu được sự khác nhau giữa động đất và núi lửa.

Núi lửa khác động đất ở điểm nào?

A Do nội lực sinh ra

B Xãy ra từ dưới sâu trong lòng đất

C Gây tác hại cho con người

D Phun trào mắcma

Đáp án: D

Câu 4: Thông hiểu

Mục tiêu:

II TỰ LUẬN

Câu 1: Nhận biết+ Thông hiểu

Mục tiêu: Biết được nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Hiểu được tại sao nói: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Tại sao nói: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau? Đáp án:

- Nội lực: là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất Tác động làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề

- Ngoại lực: là những lực sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt Trái Đất Tác động làm san bằng, hạ thấp địa hình

- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau vì quá trình nội lực làm cho địa hình bề mặt Trái Đất gồ ghề còn quá trình ngoại lực làm giảm sự gồ ghề đó ( địa hình hạ thấp, san bằng)

Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được núi lửa là gì ? Núi lửa có mấy loại? Hiện nay núi lửa có nhiều ở đâu ? Giải thích nguyên nhân?

Núi lửa là gì ? Núi lửa có mấy loại? Hiện nay núi lửa có nhiều ở đâu ? Giải thích nguyên nhân?

Đáp án:

- Núi lửa là hình thức phun trào măc ma ở dưới sâu lên mặt đất

- Núi lửa có hai loại: núi lửa hoạt động và núi lủa tắt

- Hiện nay, núi lửa có nhiều ở ven bờ Thái Bình dương- tạo thành vành đai lửa Thái Bình Dương vì đây là nơi bất ổn định của vỏ Trái Đất

Câu 3: Thông hiểu.

Ngày đăng: 27/12/2017, 08:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w