VỀ VIỆC THỰC TH

Một phần của tài liệu ban-tin-dntdhtm-quy-i.ii-2021 (Trang 52 - 55)

Về tác động tổng thể, đa số các doanh nghiệp được khảo sát đánh giá khá tích cực về tác động của CPTPP tới hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể, CPTPP nằm trong tốp 3 FTA được doanh nghiệp đánh giá cao nhất, với 51% doanh nghiệp cho rằng Hiệp định có tác động tương đối hoặc rất tích cực với hoạt động kinh doanh của mình thời gian qua (chỉ thấp hơn các FTA với Nhật Bản, gần như tương đương với các FTA với Hàn Quốc).

Kết quả này cho thấy, CPTPP đang rất được doanh nghiệp Việt Nam chào đón và đánh giá tương đối cao. Với một Hiệp định mới chỉ có hiệu lực hơn một năm rưỡi, lộ trình thuế quan hầu như chưa có lợi thế so với các FTA đã có, đây được xem là kết quả lạc quan một cách bất ngờ.

Mặc dù vậy, nếu nhìn sâu hơn, các doanh nghiệp có thể không chỉ đánh giá cao CPTPP từ các tác động cụ thể trực tiếp mà còn xem nó như một biểu tượng cho thấy Chính phủ Việt Nam nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu, với các tiêu chuẩn cao, chấp nhận sức ép để cải cách chính mình. Dường như doanh nghiệp cũng cảm nhận được những quyết tâm mà Chính phủ thực hiện không chỉ để thực thi CPTPP mà còn kết hợp thúc đẩy thực thi hiệu quả các FTA đã có. Chưa bao giờ các FTA lại tập trung được sự chú ý và quyết tâm hành động như trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong thời gian thực thi CPTPP. Điều này đã tạo ra những tác động cộng hưởng với hiệu quả được doanh nghiệp ghi nhận.

Một thực tế bất ngờ khác nhưng không mấy lạc quan cũng được hé lộ từ đánh giá của doanh nghiệp về tác động chung của CPTPP. Trong khi các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp dân doanh có cảm nhận rõ nét về tác động của CPTPP (với 51-52% doanh nghiệp của các nhóm này cho rằng CPTPP có tác động tích cực và lần lượt 6,8% và 2,2% đánh giá CPTPP có tác động tiêu cực) thì khối doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước phần lớn đứng ngoài những tác động này (với 64% doanh nghiệp nhóm này cho rằng CPTPP không tác động gì – với các FTA khác cũng như vậy). Dường như quá trình hội nhập theo chiều sâu thông qua CPTPP và các FTA chưa “chạm tới” khu vực doanh nghiệp này.

Hình 3 - Đánh giá tác động của CPTPP và các FTA

Trung bình 2,60% 27,27% 3,90% 14,29% 7,47% 49,35% 43,18% 65,91% 3,77% 49,45% 37,05% 9,74% 6,17% 33,44% 43,51% 5,84% CPTPP

Doanh nghiệp Việt Nam sau hai năm thực thi Hiệp định CPTPP

Về tác động cụ thể của CPTPP, mặc dù đa số doanh nghiệp có đánh giá tích cực về tác động chung của CPTPP, chỉ có 24,7% doanh nghiệp cho biết đã từng hưởng các lợi ích cụ thể từ Hiệp định này. Nói cách khác, cứ 4 doanh nghiệp thì mới có 1 doanh nghiệp đã từng được hưởng “trái ngọt” từ Hiệp định này.

Với các doanh nghiệp đã từng được hưởng lợi từ CPTPP, nhóm lợi ích phổ biến nhất vẫn là thuế quan, đặc biệt là ở các thị trường mới như Canada, Mexico. Các tác động tích cực về thể chế (thể hiện ở các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chính sách, pháp luật trong thời gian từ khi CPTPP được chính thức thực thi) cũng được các doanh nghiệp nhấn mạnh và chỉ đứng sau lợi ích về thuế quan. Tiếp theo là các lợi ích kỳ vọng trong tương lai (trong các kế hoạch hợp tác, liên doanh với đối tác nước ngoài để tận dụng CPTPP, hay các dự kiến mở rộng thị trường với trợ lực từ Hiệp định này của doanh nghiệp). Một số ít doanh nghiệp thậm chí còn cảm nhận được lợi ích từ các cam kết quy tắc được coi là tiêu chuẩn cao trong CPTPP như các bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ…

Từ các kết quả này, có thể thấy lợi ích cụ thể mà doanh nghiệp thu được từ CPTPP trong 02 năm đầu thực thi Hiệp định là rất đa dạng, những khía cạnh khác ngoài lợi ích từ ưu đãi thế quan đã bắt đầu được các doanh nghiệp hiện thực hóa.

Hình 4 - Các lợi ích mà CPTPP mang lại cho doanh nghiệp

55,26% 42,11% 42,11% 22,37% 6,58% 18,42% 10,53% 25,00% 5,26% quan khi XK sang CPTPP CPTPP Tham gia CPTPP CPTPP CPTPP chính, chính sách, pháp

Doanh nghiệp Việt Nam sau hai năm thực thi Hiệp định CPTPP

Với ¾ các doanh nghiệp chưa từng hưởng lợi ích trực tiếp nào từ CPTPP, lý do chủ yếu (60%) là họ không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào liên quan tới thị trường hay đối tác ở khu vực CPTPP trong 02 năm vừa qua.

Thực tế này không mấy ngạc nhiên khi CPTPP không phải là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam khi khối này chỉ chiếm chưa đầy 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019. Tuy vậy, kết quả này cho thấy sự cần thiết phải quảng bá về các cơ hội mới từ CPTPP, những lợi ích cụ thể có thể có, để các doanh nghiệp biết và nghĩ tới việc tận dụng, đặc biệt là với các thị trường mới, chưa thực sự quen thuộc với doanh nghiệp trong CPTPP.

Còn đối với các doanh nghiệp đã từng có giao dịch với các thị trường này nhưng chưa hưởng lợi từ CPTPP, lý do được phần lớn (75%) doanh nghiệp đề cập là họ không biết có cơ hội nào từ CPTPP. Cũng có một tỷ lệ đáng kể (60%) trong nhiều trường hợp không thấy có cam kết CPTPP liên quan hoặc do đã hưởng ưu đãi khác phù hợp hơn. Một số ít doanh nghiệp (14-16%) nêu các lý do khác như các văn bản hướng dẫn ban hành chậm, thủ tục hưởng ưu đãi phức tạp, quy trình cấp phép khó khăn, hay khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu của doanh nghiệp còn hạn chế…

Không chỉ mang đến những cơ hội, CPTPP còn tạo ra không ít những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả khảo sát doanh nghiệp đã chỉ ra, trong 02 năm đầu thực thực thi Hiệp định, có khoảng 4% các doanh nghiệp phải đối mặt với những thiệt hại do sức ép cạnh tranh (phổ biến nhất là thiệt hại do sản phẩm của doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng hóa nhập khẩu hưởng ưu đãi từ CPTPP) cũng như chi phí tuân thủ (các khoản chi phí tăng thêm để sẵn sàng cho các cam kết tiêu chuẩn cao về sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường trong CPTPP). 5

Hình 5 - Những lý do cản trở doanh nghiệp hưởng lợi từ CPTPP thời gian qua

60,22% 32,26% 32,26% 13,98% không liên quan theo CPTPP CPTPP Nam ban cho hàng XK cho hàng quan khác Nam CPTPP 75,27% 16,13% 13,98% 16,13% 12,90% 16,13%

Doanh nghiệp Việt Nam sau hai năm thực thi Hiệp định CPTPP

3 THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Cptpp

Một phần của tài liệu ban-tin-dntdhtm-quy-i.ii-2021 (Trang 52 - 55)