1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghiên cứu sinh kế của các hộ nông dân ở vùng ven thành phố Nam Định

197 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 3,88 MB

Nội dung

- Một số đề xuất gồm: Khai thác và phát triển vốn sinh kế của các hộ; Đa dạng hóa các hoạt động sinh kế; Ứng xử hợp lý với các yếu tố bên ngoài; Phát huy nội lực của hộ và cộng đồng; Thú

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khôa học: GS.TS Phạm Thị Mỹ Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ lấy bất

kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm

ơn và mọi sự trích dẫn trong luận án này đã được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2017

Tác giả luận án

Lê Ánh Dương

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo thành phố Nam Định, các huyện và xã vùng ven thành phố Nam Định cùng các hộ nông dân trong vùng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức tại Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ta ̣o điều kiê ̣n để tôi được ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu, hoàn thành luận án này

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2017

Tác giả luận án

Lê Ánh Dương

Trang 5

MU ̣C LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lu ̣c iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

Danh mục hộp x

Trích yếu luận án xi

Thesis abstract xiii

Phần 1 Mơ ̉ đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cu ̣ thể 4

1.3 Đối tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu 4

1.3.1 Đố i tượng nghiên cứu 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Những đóng góp mới của luận án 5

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5

Phần 2 Cơ sơ ̉ lý luâ ̣n và thực tiễn về sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố 6

2.1 Cơ sở lý luận về sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố 6

2.1.1 Các khái niệm có liên quan 6

2.1.2 Đặc điểm sinh kế của hô ̣ nông dân vùng ven thành phố 23

2.1.3 Vai trò nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân vùng ven thành phố 26

2.1.4 Nội dung nghiên cứu sinh kế hô ̣ nông dân vùng ven thành phố 27

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố 28

2.2 Cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu 32

2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về cải thiện sinh kế cho hộ nông dân 32

Trang 6

2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 37

2.2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài 44

2.2.4 Bài học rút ra cho cải thiện sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố

Nam Định 53

Tóm tắt phần 2 55

Phần 3 Phương pha ́ p nghiên cứu 56

3.1 Đă ̣c điểm vùng ven thành phố Nam Định 56

3.1.1 Khái quát về thành phố Nam Định 56

3.1.2 Đặc điểm vùng ven thành phố Nam Định 57

3.2 Phương pháp nghiên cứu 61

3.2.1 Tiếp cận nghiên cứu 61

3.2.2 Khung phân tích sinh kế 63

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu 64

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 70

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 73

4.1 Thực trạng vốn sinh kế của các hộ nông dân vùng ven thành phố

Nam Định 73

4.1.1 Vố n con ngườ i 73

4.1.2 Vốn vật chất 76

4.1.3 Vố n xã hô ̣i 78

4.1.4 Vố n tự nhiên 80

4.1.5 Vố n tài chính 83

4.1.6 Đánh giá chung vốn sinh kế của hộ nông dân vùng ven thành phố

Nam Đi ̣nh 86

4.2 Chiến lược và hoạt động sinh kế của hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định 87

4.2.1 Chiến lược sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định 87

4.2.2 Thực trạng hoạt động sinh kế của các hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định 89

4.2.3 Kết quả sinh kế của hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định 94

Trang 7

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố

Nam Định 106

4.3.1 Các yếu tố khách quan 106

4.3.2 Các yếu tố chủ quan về phía hộ nông dân 116

4.4 Giải pháp cải thiện sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 122

4.4.1 Quan điểm và căn cứ đề xuất giải pháp 122

4.4.2 Giải pháp ổn định và cải thiện sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định 124

Tóm tắt phần 4 146

Phần 5 Kết luận va ̀ kiến nghi ̣ 148

5.1 Kết luận 148

5.2 Kiến nghị 150

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 151

Tài liê ̣u tham khảo 152

Phụ lục 162

Trang 8

CN - XD Công nghiệp – xây dựng

CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiê ̣n đa ̣i hóa

DFID Department for International Development

KCN - KĐT Khu công nghiệp – khu đô thi ̣

KT – XH Kinh tế – xã hô ̣i

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

3.1 Giá tri ̣ sản xuất theo các ngành trên đi ̣a bàn thành phố Nam Đi ̣nh 57

3.2 Một số thông tin về vùng ven 60

3.3 Một số thông tin về các xã điều tra 64

3.4 Ma trận SWOT 68

3.5 Tiêu chí đánh giá xếp hạng các loại vốn sinh kế của hộ 69

4.1 Thông tin chủ hộ của các hộ điều tra 73

4.2 Trình đô ̣ ho ̣c vấn của hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 75

4.3 Nhà ở các hô ̣ nông dân vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 76

4.4 Trang bị tài sản của các hô ̣ vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 77

4.5 Quan hệ và hợp tác của người dân vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 79

4.6 Tham gia các tổ chức xã hô ̣i của hộ nông dân vùng ven thành phố

Nam Đi ̣nh 80

4.7 Tiết kiệm của các hộ nông dân 84

4.8 Thang điểm tổng hợp các loại vốn sinh kế 86

4.9 Hoạt động sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định 89

4.10 Hoạt động sinh kế theo nhóm hộ 90

4.11 Các hoạt động sinh kế cụ thể của hộ 90

4.12 Thay đổi hoạt động sinh kế của các hộ nông dân 91

4.13 Thay đổi hoạt động nông nghiệp vùng ven thành phố 92

4.14 Thu nhập bình quân hộ phân theo nhóm sinh kế 96

4.15 Thu nhập bình quân khẩu phân theo nhóm sinh kế 97

4.16 Số nguồn thu nhập của hộ nông dân vùng ven thành phố 98

4.17 Chỉ số đa dạng thu nhập của các hộ vùng ven 99

4.18 Cơ cấu thu nhập của hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định 100

4.19 Thu nhập từ sản xuất ngành nghề 102

4.20 Thu nhập từ thương mại - dịch vụ của hộ 103

4.21 Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp 104

4.22 Kết quả và hiệu quả một số cây trồng củ a hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định 105

Trang 10

4.23 Thay đổi giá cả sản phẩm và vật tư nông nghiệp 107

4.24 Trình đô ̣ cán bộ vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 112

4.25 Độ tuổi của cán bộ vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 112

4.26 Hệ thống giao thông nông thôn vù ng ven thành phố Nam Đi ̣nh 113

4.27 Số xã vùng ven có chợ từ 2011-2015 114

4.28 Tình hình tiếp câ ̣n thông tin vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 115

4.29 Mứ c đô ̣ quan tro ̣ng của các cơ quan chính quyền và các tổ chức hô ̣i 116

4.30 Trình đô ̣ văn hóa của người dân 117

4.31 Đánh giá của người dân về công tác tâ ̣p huấn, đào ta ̣o nghề 128 117

4.32 Yếu tố ảnh hưởng đến viê ̣c đầu tư, mở rô ̣ng quy mô sản xuất 119

4.33 Nguồ n vố n trong sản xuất của các hô ̣ vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 119

4.34 Phân tích SWOT với sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố

Nam Định 123

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

2.1 Vù ng ven đô với các thành phố trực thuô ̣c Trung ương 12

2.2 Khung phân tích sinh kế bền vững 13

2.3 Khung phân tích sinh kế bền vững IFAD 20

2.4 Khung phân tích sinh kế bền vững UNDP 22

2.5 Khung phân tích sinh kế bền vững CARE 22

3.1 Bản đồ thành phố Nam Định 56

3.2 Phân loại hộ theo sinh kế chính (%) 61

3.3 Khung nghiên cứu sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố 63

4.1 Cơ cấu lao đô ̣ng của các hô ̣ vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 74

4.2 Cơ cấu đô ̣ tuổi người dân tham gia các ngành 75

4.3 Diện tích đất nông nghiê ̣p vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 81

4.4 Tỉ lệ chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ gia đình 82

4.5 Nhu cầu sử dụng đất của hộ dân vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 82

4.6 Cơ cấu vay vốn của người dân vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh 85

4.7 Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của hộ 86

4.8 Tổng hợp vố n sinh kế của các hộ nông dân vù ng ven 87

4.9 Cơ cấu thu nhập của các hộ vùng ven thành phố Nam Định 95

4.10 Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ trong vùng ven 95

4.11 Đánh giá của hộ dân về mức độ tìm kiếm việc làm qua các năm 101

4.12 Thay đổi thu nhập của các hộ 103

4.13 Đánh giá của người dân về mức đô ̣ ô nhiễm môi trường 109

4.14 Đánh giá của hộ dân về mức độ tìm kiếm việc làm qua các năm 109

Trang 12

DANH MỤC HỘP

4.1 Nhận xét từ cán bộ địa phương 83

4.2 Ngành nghề ngày càng mai một 93

4.3 Mấy sào ruộng nhà bác cũng chỉ để không đó thôi 94

4.4 Câu chuyện được mùa rớt giá 107

4.5 Thủy lợi nội đồng bị phá hỏng 108

4.6 Chúng tôi phải sống cùng rác thải 112

4.7 Hoa cây cảnh và môi trường 120

Trang 13

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Tên tác giả: Lê Ánh Dương

Tên Luận án: Nghiên cứu sinh kế của các hộ nông dân ở vùng ven thành phố Nam Định Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cải thiê ̣n sinh kế cho hộ nông dân

vù ng ven thành phố Nam Đi ̣nh

Phương pháp nghiên cứu

- Chọn điểm nghiên cứu: Chọn 6 trong 12 xã vùng ven để khảo sát Các xã được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 3 xã Nhóm I liền kề đô thị trung tâm thành phố, nhóm

II xa đo thị hơn nhóm I Số hộ chọn khảo sát là 390, mỗi xã 65 hộ

- Thu thập thông tin: Thông tin thứ cấp được thu thập từ niên giám và số liệu thống

kê, từ các báo cáo của các thành phố, huyện và xã trên địa bàn Thông tin sơ cấp được thu thập từ thảo luận với cán bộ địa phương và điều tra 30 cán bộ địa phương và 390 hộ nông dân

- Phương pháp phân tích chủ yếu là thống kê mô tả, so sánh, phân tích SWOT, chuyên gia, phân tích tổng hợp

- Hộ nông dân vùng ven dựa vào 4 nhóm hoạt động chính là Nông nghiệp; Công nhân và làm thuê; Thương mại và dịch vụ; Hoạt động khác Thay đổi hoạt động sinh kế dẫn đến thay đổi cơ cấu hộ nông dân vùng ven Tỷ lệ các hộ dựa chủ yếu vào nông nghiệp giảm từ 52,11% năm 2011 xuống còn 40,53% năm 2015 Tỷ lệ các hộ chủ yếu hoạt động nhóm 2 và 3 tăng từ 34,37 lên 52,54% Tỷ lệ nhóm 4 giảm từ 13,18 xuống 7,13% Số lượng nghề kiếm sống, thu nhập và điều kiện sống của các hộ đã tăng lên

Trang 14

- Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế hộ gồm: Yếu tố khách quan như điều kiện của vùng ven, đô thị hoá, công nghiệp hóa, chính sách, sự hỗ trợ của các tổ chức, vốn sinh

kế cộng đồng; và Yếu tố chủ quan như trình độ, tích lũy, ý thức và năng lực của hộ

- Một số đề xuất gồm: Khai thác và phát triển vốn sinh kế của các hộ; Đa dạng hóa các hoạt động sinh kế; Ứng xử hợp lý với các yếu tố bên ngoài; Phát huy nội lực của hộ và cộng đồng; Thúc đẩy phát triển vùng thành phố Nam Định; và Hoàn thiện chính sách hỗ trợ hộ nông dân nói chung và hộ vùng ven nói riêng

Trang 15

THESIS ABSTRACT

PhD candidate: Le Anh Duong

Thesis title: A Study on Livelihoods of Farmhouseholds in Sub-urban Areas, Nam

Dinh City

Major: Agricultural Economics Code: 9 62 01 15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

- Data and information collection: Secondary data is mainly collected from local stastic yearbook and annual reports from commune and district levels Primary data is mostly collected from two resources: survey and group discussion The group discussions are carried out with the participation of local staff and people The household survey is conducted based on structural questionnares with 390 farmhouseholds Besides, in-depth interviews have been done with 30 local leaders -Analysis methods are stastic description, comparison, SWOT, and synthesis

Main Findings and Conclusions

- To make an overview of theorical and practical backgrounds and to contribute new arguments on livelihoods, farmhouseholds’ livelihoods, and changes in livelihood strategies of farmhouseholds in sub-urban areas

- The research shows that, farmhouseholds’ livelihoods in the sub-urban areas are mainly based on four strategies, which are: (1) Agriculture; (2) Worker and hired labors; (3) Trade and service; (4) Other activities

- Changes in livelihood activities have caused changes in income structures of farmhouseholds The research results show that the number of households who mainly live on agricultural activities decreases from 52.11 percent in 2011 to 40.53 percent in

Trang 16

2015 while those who rely on non-farm strategies relatively increase As a result, income and living conditions of the households are significantly improved

- Main factors which influence on livelihood strategies of the farmhouseholds in the sub-urban areas, Nam Dinh city are: Natural calamity and epidemic diseases; Urbanization; Support policy; Changes in livelihood capitals and householdheads’ perception

- Based on analysis of real situation and influential factors, this research suggests main solutions including: (1) To provide sufficient information in order to help farmhouseholds to avoid risk; (2) To diversify farmhouseholds’ livelihood activities in accordance to the context of urbanization; (3) To support farmhouseholds to improve livelihood capitals as basis for livelihood activity changes;

- Some policy implications are drawn such as: (1) To combine livelihood activities which are relevant to farmhousehold’ livelihood stastergies; (2) To exploit livelihood capitals efficiently; (3) To provide sufficient information on urbanization for the farmhouseholds to avoid risks in creating livelihood strategies; (4) To improve some policies and regulations concerning to farmhouseholds; and (5) To develop Nam Dinh city in the trend of improving farmhouseholds’ livelihoods

Trang 17

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Sinh kế được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con người Có thể xem xét sinh kế ở các mức độ khác nhau nhưng phổ biến nhất là sinh kế hộ gia đình, hộ nông dân Đã có một số nghiên cứu sinh kế về mặt lý thuyết (Chambers,1983; Carney,1998; DFID, 2001) cung cấp nhiều khái niệm, thuật ngữ, phương pháp Các nghiên cứu thực tiễn về chính sách, thể chế, chiến lược, hoạt động, vốn sinh kế cũng khá phổ biến Các nghiên cứu sinh kế thường chọn các vùng nông thôn, khó khăn, nghèo đói Với vùng ven đô thì thường chọn ven đô thị, ven thành phố lớn

Những đóng góp của quá trình đô thị hoá đối với sự phát triển của đất nước nói chung và các vùng ven đô thị nói riêng trong thời gian qua là không thể phủ nhận Mặc dù vậy, quá trình đô thị hoá cũng có những tác động không mong muốn đến cư dân các vùng ven đô Sinh kế của người nông dân sống ven các khu đô thị đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hoá như: Tình trạng thất nghiệp diễn ra phổ biến khi các cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu vực đô thị đang tìm cách chống chọi với khủng hoảng kinh tế; Những biến đổi xã hội nông thôn sâu sắc đang diễn

ra trên diện rộng tại các vùng ven đô mà mặt trái của nó là tệ nạn xã hội ngày càng thêm phức tạp; Ô nhiễm môi trường nhất là nguồn nước và không khí ngày càng trầm trọng Thực hiện nghiên cứu tại các vùng ven đô ít được chú ý hơn nghiên cứu tại các vùng thuần nông thôn hoặc thuần đô thị nên làm giảm tính bao quát của các kết luận về tác động của đô thị hóa đến sinh kế hộ nông dân

Thành phố Nam Định có lịch sử lâu đời nhưng đến năm 1998 mới được công nhận loại II Từ đó cho đến 13 năm sau thành phố và vùng ven rất ít thay đổi Chỉ

từ năm 2011 khi được nâng cấp lên loại I thì thành phố bắt đầu thay đổi Thành phố đã rất chú ý tới nghiên cứu khoa học nên từ đầu năm 2012 đến nay đã có 116 sáng kiến cải tiến kỹ thuật và 2 đề tài khoa học, trong số đó chỉ có một sáng kiến

về giảm bỏ hoang đất lúa và 1 đề tài về bỏ hoang đất, không có nghiên cứu nào về sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định Vì vậy nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về sinh kế các hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định là cần thiết với yêu cầu chung và yêu cầu riêng của vùng ven thành phố Nam Định

Với yêu cầu chung nghiên cứu sinh kế đề tài phát hiện và bổ sung lý luận

và thực tiễn trong linh vực nghiên cứu khoa học về sinh kế thì trước hết đề tài vận dụng các chỉ dẫn lý thuyết để thấy được nghiên cứu sinh kế có thể thực hiện

Trang 18

với các nội dung khác nhau như chiến lược, hoạt động dựa trên các loại vốn sinh

kế và khả năng của hộ để tạo thu nhập, kiếm sống trong các hoàn cảnh, bối cảnh

cụ thể Trong nghiên cứ u về phát triển nông thôn và giảm nghèo trong hai thập

kỷ qua, vấn đề sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu phân tích ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô, theo ba hướ ng tiếp câ ̣n chính, đó là các tiếp câ ̣n đồng đa ̣i,

các tiếp câ ̣n li ̣ch đa ̣i và những tiếp câ ̣n hướng tới tương lai (Murray, 2002)

Với yêu cầu nghiên cứu vùng ven thì cho đến nay chưa có khái niệm đầy đủ

về vùng ven thành phố, nhất là vùng ven thành phố cấp tỉnh, vì vậy thông qua một số tranh luận và thảo luận đề tài đã đưa ra ý kiến xác định vùng ven thành phố theo quan niệm riêng trên cơ sở thực tiễn của địa bàn “Vùng ven - periurban” được sử dụng trong các công trình nghiên cứu khoa học để chỉ sự thay đổi đô thị ngày nay tại các nước đang phát triển Vùng ven là một vùng nóng đang có chuyển động theo đô thị hóa Nói một cách ngắn gọn nhất, “vùng ven” hay “vùng ven đô” là vùng trung gian giữa nội thị (nơi đã hoàn thành cơ bản quá trình đô thị hóa) với khu vực ngoại thành (nơi còn đậm chất nông thôn, mới bắt đầu hoặc đang trong quá trình đô thị hóa) của một đô thị cụ thể (Bùi Văn Tuấn, 2015; Michael, 2010)

Với yêu cầu xem xét tác động của đô thị hóa tới nông thôn một cách biện chứng theo các chiều hướng khác nhau, cả tích cực và tiêu cực thì cần làm rõ quá trình đô thị hoá, công nghiê ̣p hoá làm thay đổi cơ cấu nông thôn, hoạt đô ̣ng kinh

tế của nông hô ̣ thay đổi đổi sâu sắc như thế nào, thực trạng một số hộ nông dân không còn đất nên phải đi làm thuê, một số hộ lại cho thuê đất và chuyển sang nghề khác nhưng tất cả số này vẫn được coi là nông dân Ngược lại, có những hô ̣ tuy sống ở nông thôn lại hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề phi nông nghiê ̣p nhưng không được coi là hô ̣ nông dân (Trương Hoàng Trương, 2014) Nghiên cứu về vùng ven đô có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích hỗ trợ cho các định hướng trong lĩnh vực quy hoạch và hoạch định các chiến lược, tầm nhìn và chính sách quản lý đô thị ở khu vực này hoặc gợi ý về một “vùng chính sách” quản lý đặc thù và có thời hạn cho các địa bàn vùng ven đô, nông nghiệp “thích hợp” (appropriate) hay “nông nghiệp đô thị” (urban agriculture) bền vững (Trịnh Duy Luân, 2016)

Với yêu cầu giải quyết sinh kế hộ nông dân vùng ven và những biến đổi xã hội tại một khu vực cụ thể thì nghiên cứu sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định không chỉ liên quan tới các hộ nông dân mà còn liên quan các loại

hộ khác, không chỉ liên quan vùng ven mà liên quan đến cả khu vực nông thôn

Trang 19

rộng lớn bao quanh thành phố Nam Định bởi vì quy hoạch phát triển thành phố Nam Định đến năm 2020, định hướng 2030 nhằm đưa thành phố Nam Định trở thành trung tâm của các tỉnh Đông Bắc Bộ Theo quy hoạch thì thành phố Nam Định và ba huyện liền kề Vụ Bản, Mỹ Lộc, Nam Trực được coi là Vùng thành phố Nam Định với trục trung tâm là Thành phố Nam Định

Như vậy cả về lý luận và thực tiễn thì trong nghiên cứu sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố vẫn còn những bất cập, hạn chế và khoảng trống cần tiếp tục làm rõ như: Ít có những nghiên cứu với vùng ven các đô thị và thành phố nhỏ; Nghiên cứu thay đổi sinh kế chưa được quan tâm; Nghiên cứu ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa, công nghiệp hóa trong nâng cao sinh kế của nông dân vùng ven cũng chưa nhiều; Vùng ven thành phố Nam định gồm 12 xã xung quanh khu

đô thị trung tâm với diện tích 4.243ha, trong đó đất nông nghiệp là 2.418ha, tổng

số hộ nông dân là 16.531 (Cục Thống kê Nam Định, 2016) nhưng chưa có một nghiên cứu nào về sinh kế hộ nông dân

Trong tình huống đó thì nghiên cứu sinh kế hộ nông dân thành phố Nam Định là rất cần thiết nhằm góp phần thực hiện khung chiến lược phát triển nông thôn-thành thị nhằm tăng cường an ninh lương thực và phát triển chất lượng (Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2017) Theo tiếp cận mới phát triển Nông thôn-Thành thị

sẽ giúp giải quyết hài hòa hơn, hệ thống hơn những vấn đề của hộ nông dân Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời một số câu hỏi sau:

- Thực trạng sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định hiện nay

ra sao và có thay đổi gì sau khi nâng cấp thành phố từ loại II lên loại I?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sinh kế hộ nông dân và ảnh hưởng theo hướng tích cực hay tiêu cực?

- Để cải thiện sinh kế hộ nông dân trong giai đoạn tới với sự phát triển thành phố mạnh mẽ hơn thì cần có những giải pháp gì?

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mu ̣c tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng quát hóa lý luận, thực tiễn và vận dụng phương pháp nghiên cứu để phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định thời gian qua và đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế hộ nông dân ở vùng ven trong giai đoạn tiếp theo

Trang 20

1.2.2 Mu ̣c tiêu cu ̣ thể

- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm một số lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ nông dân vùng ven thành phố;

- Đánh giá thực tra ̣ng sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế của các

hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh giai đoạn 2011-2015;

- Đề xuất một số giải pháp cải thiê ̣n sinh kế hô ̣ nông dân vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh trong thời gian tới

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tươ ̣ng nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cư ́ u

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sinh kế hộ nông vù ng ven thành phố Nam Đi ̣nh, những thay đổi sinh kế trong giai đoạn đầu thành phố được nâng cấp lên loại I và những giải pháp nhằm cải thiện sinh kế hộ nông dân trong thời gian tiếp theo

+ Đối tượng khảo sát

Các hộ nông dân có hộ khẩu thường trú tại các xã vùng ven thành phố Nam

Đi ̣nh; Các cán bộ cơ sở của các xã vùng ven thành phố Nam Định

1.3.2 Pha ̣m vi nghiên cứu

+ Pha ̣m vi nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu sinh kế hô ̣ nông dân vùng ven thành phố Nam

Đi ̣nh như vốn sinh kế, các hoạt động sinh kế, những thay đổi sinh kế trong giai đoạn đầu thành phố lên loại I, yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế và những giải pháp cải thiện sinh kế

+ Pha ̣m vi không gian

Nghiên cứu chung cho cả vù ng ven thành phố Nam Đi ̣nh nhưng tâ ̣p trung khảo sát đánh giá tại các xã chọn điểm nghiên cứu là xã Nam Phong, xã Lô ̣c

Hòa, xã Mỹ Xá thuộc quản lý của thành phố Nam Định và các xã thuô ̣c các huyện giáp ranh với thành phố Nam Đi ̣nh là xã Đa ̣i An (Vu ̣ Bản), xã Mỹ Hưng (Mỹ Lô ̣c), xã Nam Mỹ (Nam Trực)

+ Pha ̣m vi thời gian

Đánh giá thực trạng chung cho cả giai đoạn 2011-2015, riêng các hoạt

động và kết quả sinh kế điều tra cho năm 2015 Đề xuất giải pháp cải thiện sinh

kế hộ nông dân cho đến năm 2020 và định hướng đến 2030

Trang 21

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Về lý luận: Luận án bổ sung và làm rõ 2 điểm về lý luận, đó là: (1) Làm rõ

hơn khái niệm sinh kế và bổ sung một số điểm về thay đổi sinh kế; (2) Góp phần làm rõ các khái niệm vùng ven thành phố vì hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định vùng ven và chưa thống nhất quan niệm

Vê ̀ thực tiễn: Luận án đã chỉ ra được sinh kế của các hộ nông dân và những

thay đổi sinh kế trong giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa thành phố Nam Định Luận án đã phát hiện những điểm trong thực tế là ở vùng ven thành phố Nam Định các hộ lấy nông nghiệp làm sinh kế chính lại có thu nhập cao hơn những loại khác; Ở đây có hai loại hộ nông dân đó là loại hộ nông dân thực sự với hoạt động sinh kế nông nghiệp hoặc kết hợp nông nghiệp với các hoạt động khác và loại hộ nông dân theo danh nghĩa vì họ vẫn có đất, thuộc danh sách nông dân, hưởng các quyền lợi của nông dân, thay mặt cho nông dân nhưng không kiếm sống bằng hoạt động nông nghiệp, không còn ruộng đất, không có thế hệ tương lai theo nghề nông nghiệp Đóng góp thực tiễn này gợi ý những thay đổi chính sách với nông nghiệp, nông dân ở các vùng ven thành phố

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Vê ̀ lý luận: Luâ ̣n án đã hê ̣ thống hóa làm sáng tỏ các vấn đề lý luâ ̣n về sinh

kế, sinh kế của hô ̣ nông dân vùng ven thành phố thông qua việc làm rõ các khái niệm, các đă ̣c điểm sinh kế của các hộ nông dân vùng ven thành phố Luâ ̣n án đã tổng kết các khung sinh kế bền vững của DFID, IFAD, Oxfarm Anh, UNDP, WB

và lựa chọn các nội dung nghiên cứu sinh kế và thay đổi sinh kế của luận án

Về thực tiễn: Luận án đã phân tích được thực trạng sinh kế, thay đổi sinh kế

và kết quả thay đổi sinh kế thể hiện qua thu nhập, tài sản của hộ tăng lên, Hoạt động sinh kế thay đổi do đô thị hóa dẫn đến thay đổi vốn sinh kế và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa 5 loại vốn sinh kế Các loại vốn sinh kế của hộ ở mức trung bình nhưng đã có phần tăng lên Trong bối cảnh phát triển đô thị thì vốn con người và vốn tài chính có vai trò quan tro ̣ng làm thay đổi sinh kế hộ Thay đổi sinh kế dẫn đến thay đổi cơ cấu xã hội của vùng ven Luận án đã chỉ ra bối cảnh dễ bị tổn thương đối với người dân vùng ven thành phố Nam Đi ̣nh gồm nhiều yếu tố nhưng chủ yếu nhất là do: quá trình đô thị hóa nhanh đã phá vỡ hệ thống thủy lợi nội đồng dẫn tới hạn, úng cục bộ, chuột phá, làm mất vốn tự nhiên và nhận thức của người chưa thích ứng kịp với văn hóa công nghiệp, đô thị… từ đó

đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế và giúp các hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định thích ứng với bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ thành phố

Trang 22

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ

HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN THÀNH PHỐ

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN THÀNH PHỐ

2.1.1 Các khái niệm có liên quan

2.1.1.1 Sinh kế

Từ “Sinh kế” hay kế sinh nhai đã xuất hiện từ lâu nhưng cho đó là một khái niệm rộng nên mỗi quốc gia, mỗi cấp độ thường được hiểu và sử dụng theo nhiều cách khác nhau Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất vì hai trường phái khoa học lý thuyết và thực tiễn vẫn chưa kết thúc cuộc tranh luận Vì vậy trong các khái niệm có những điểm giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau

Theo Chambers and Conway (1992), với nghĩa đơn giản sinh kế là phương thức kiếm sống, nó bao gồm con người, khả năng của họ và cách thức kiếm sống Với nghĩa đầy đủ thì sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (vô hình và hữu hình) và các hoạt động cần cho một cách thức kiếm sống Sinh kế bền vững khi

có thể đối phó hoặc khắc phục các căng thẳng hoặc các cơn sốc, giữ gìn hoặc tăng cường được các khả năng và tài sản, cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tiếp theo và điều đó sẽ đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở mức độ địa phương và toàn cầu trong cả ngắn hạn và dài hạn

Cục Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development- DFID) dựa theo Chambers and Conway để khái niệm sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (cả nguồn lực vật chất và xã hội) cần cho một cách thức kiếm sống Sinh kế bền vững khi nó có thể đối phó với hoặc khắc phục các căng thẳng hoặc các cơn sốc và giữ gìn hoặc tăng cường được các khả năng và tài sản của nó cả hiện nay

và tương lai khi không hủy hoại cơ sở nguồn lực tự nhiên (DFID, 2001)

Theo Ellis (1999) thì sinh kế là các hoạt động, các tài sản và các cơ hội tiếp cận để cùng quyết định cho cuộc sống mà một cá nhân hoặc một hộ kiếm được Như vậy, đa dạng hóa sinh kế nông thôn là quá trình mà qua đó các hộ vạch ra sự đầu tư đa dạng cho các hoạt động và các khả năng hỗ trợ xã hội cho sinh tồn và nhằm thúc đẩy mức sống của họ

Theo từ điển Tiếng Viê ̣t, sinh kế là viê ̣c làm để kiếm ăn, để mưu sống (Viê ̣n Ngôn ngữ ho ̣c, 2000)

Trang 23

Trong tiếng Tây Ban Nha sinh kế trở thành một cách sống bền vững Trong tiếng Nga, sinh kế (Устойчивое жизнеобеспечение) có nghĩa là tạo thu nhập và việc làm nông thôn (University of Wolverhamton, 2007)

Tuy các khái niệm có khác nhau nhưng có thể thấy nội hàm sinh kế bao gồm các khả năng, các loại vốn và các hoạt động để kiếm sống

2.1.1.2 Sinh kế hộ nông dân

Trước hết cần hiểu khái niệm về hộ nông dân Theo Ellis (1993) thì “Hộ nông dân là các nông hộ có phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao” Theo Đào Thế Tuấn (1996):

“Hô ̣ nông dân là những người có phương tiê ̣n kiếm sống từ ruô ̣ng đất, chủ yếu sử

dụng lao đô ̣ng gia đình cho sản xuất, luôn nằm trong hê ̣ thống kinh tế rô ̣ng hơn nhưng về cơ bản được đă ̣c trưng bởi sự tham gia từng thành phần vào thị trường với mứ c đô ̣ hoàn hảo không cao”

Với hộ nông dân nếu theo nghĩa rất đơn giản thì sinh kế là các cách thức kiếm sống thông qua các hoạt động để tạo thu nhập và việc làm/nghề nghiệp nhưng theo nghĩa đầy đủ thì sinh kế hộ nông dân bao gồm các khả năng, các loại vốn sinh kế và các hoạt động để nuôi sống gia đình Các loại vốn/tài sản sinh kế (vật chất hoặc tài chính; vô hình hoặc hữu hình và thường được phân thành vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn con người và vốn xã hội) giúp hộ có các phương tiện vật chất và xã hội Khả năng liên quan tới con người của từng hộ, đặc biệt chủ hộ, lao động chính của hộ trong việc thay đổi chuyển hóa các loại vốn sinh kế, thay đổi và tiếp nhận những hoạt động mới, khai thác sự đa dạng trong thay đổi nghề nghiệp, cơ hội (Chambers and Conway, 1992) Như vậy có thể coi cụm từ “Khả năng sinh kế” là cụ thể hóa một phần trong vốn sinh kế Tùy vào mục đích nghiên cứu mà tách riêng hoặc nhập khả năng/năng lực sinh kế với vốn sinh kế Các hoạt động sinh kế là những việc mà hộ thực hiện Kết quả sinh kế chính là cuộc sống mà hộ thu nhận được từ những việc đã làm Chiến lược sinh kế chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định sử dụng, quản lý các tài sản sinh kế nhằm tăng kết quả sinh kế (tăng thu nhập và nâng cao đời sống) Từ khả năng và vốn sinh

kế các hộ sẽ có chiến lược sinh kế riêng Chiến lược sinh kế thể hiện qua các hoạt động sinh kế Hoạt động sinh kế chính là các hoạt động cụ thể để kiếm sống, các hoạt động này có thể là lâu dài, ổn định và tạo thành nghề nghiệp hoặc chỉ là những hoạt động không ổn định, thời vụ

Trang 24

Sinh kế được coi là bền vững nếu nó có thể duy trì và phát triển ở cả hiện tại và tương lai trước những bối cảnh dễ gây tổn thương tới nó nhưng không gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường Sinh kế là bền vững khi con người có thể đối phó và phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên Như vậy “Sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực, vốn và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ

kế tiếp cũng như đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài” (Chambers and Conway, 1992)

Trong nghiên cứ u về phát triển nông thôn và giảm nghèo trong hai thập kỷ qua, vấn đề sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu phân tích ở cả cấp

độ vĩ mô và vi mô, theo ba hướng tiếp câ ̣n chính, đó là các tiếp câ ̣n đồng đa ̣i, các tiếp câ ̣n li ̣ch đa ̣i và những tiếp câ ̣n hướng tới tương lai (Murray, 2002) Trong đó, khung sinh kế bền vững được coi là một cách tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc thảo luận về sinh kế của con người và đói nghèo trong

các bối cảnh khác nhau (Nguyễn Văn Sửu, 2015) Đô thị hóa vùng ven đã đưa đến biến đổi kinh tế xã hội theo nhiều chiều hướng khác nhau, có cả tích cực và tiêu cực Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá sẽ làm thay đổi cơ cấu nông thôn nên hoạt động kinh tế của nông hô ̣ cũng có những biến đổi sâu sắc Một số hộ nông dân sẽ không còn đất nên phải đi làm thuê, một số hộ lại cho thuê đất và chuyển sang nghề khác nhưng tất cả số này vẫn được coi là nông dân Ngược lại,

có những hộ tuy sống ở nông thôn nhưng lại hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề phi nông nghiê ̣p nhưng không được coi là hô ̣ nông dân (Trương Hoàng Trương, 2014)

Sinh kế của hộ nông dân là các chiến lược và hoạt động dựa trên các loại vốn sinh kế và khả năng của hộ để tạo thu nhập, kiếm sống trong các hoàn cảnh, bối cảnh cụ thể Chiến lược sinh kế có tính chất lâu dài tạo nên đặc trưng của hộ, hoạt động sinh kế củ a hô ̣ nông dân là những hoạt động cần thiết mà các cá nhân hay hộ gia đình phải thực hiện dựa trên các khả năng và vốn sinh kế để kiếm sống Do đặc trưng của hộ nông dân là hô ̣ có phương tiê ̣n kiếm sống từ ruô ̣ng đất, chủ yếu sử du ̣ng lao đô ̣ng gia đình cho sản xuất do đó sinh kế của hô ̣ nông dân có những đặc điểm riêng, khác biê ̣t so với các loại hô ̣ khác

Do hộ nông dân gặp nhiều loại rủ i ro, thương tổn nên sinh kế bền vững là rất cần thiết với họ Đây là những sinh kế lâu dài để giúp họ vượt qua được các

cú sốc để tiếp tục phát triển nhưng không làm tổn hại tới tài nguyên thiên nhiên

Trang 25

Cũng có thể hộ nông dân gặp các cú sốc quá lớn không thể vượt nổi trong giai đoạn đó nhưng khi đã qua được thì họ vẫn tiếp tục theo đuổi sinh kế lâu dài, truyền thống của mình

Sinh kế bền vững của hộ nông dân không chỉ là sinh kế bền vững cho riêng

hộ mà còn là sinh kế bền vững cho cả cộng đồng Hộ nông dân sẽ lựa chọn, quyết định sinh kế bền vững lâu dài để vượt qua các cú sốc nhưng có những trường hợp cơn sốc quá lớn thì Nhà nước và cộng đồng cần có những hỗ trợ cho họ vượt qua

2.1.1.3 Thay đổi sinh kế

Sinh kế là một khái niệm liên quan kinh tế xã hội vì nó bao gồm con người, khả năng, tài sản và hoạt động kiếm sống của con người (Chambers and Conway,1992) nên

có thể coi thay đổi sinh kế là một khía cạnh của thay đổi kinh tế xã hội Trong các nghiên cứu hầu như không nêu định nghĩa về thay đổi sinh kế nói chung mà thường đề cập thay đổi từng phần; Chambers and Conway (1992) đề cập tới thay đổi tài sản hiện vật và xã hội; Bùi Văn Tuấn (2015) cho rằng nguồn vốn sinh kế thể hiện cả khả năng thay đổi trong tương lai; Ann (2002) chỉ ra lý thuyết, phương pháp luận và thực tiễn vấn đề thay đổi sinh kế ở đông bắc Ghana qua thay đổi chiến lược sinh kế của hộ qua hai thời điểm là 1975 và 1989 với thông tin nghiên cứu tình huống các hộ… Một số nghiên cứu có tiêu đề là thay đổi sinh

kế nhưng cũng không đề cập khái niệm thay đổi sinh kế

Như vậy cho thấy thay đổi sinh kế cũng là khái niệm rộng và được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng cách hiểu chung nhất là thay đổi so với một tình trạng sinh kế có trước Khoảng cách so với thời gian có trước là tùy hoàn cảnh nhưng nếu gần quá thì không thể hiện được sự thay đổi Thay đổi không chỉ là sự tăng giảm về số lượng mà quan trọng hơn là thay đổi về cơ cấu, chất lượng theo hướng nào Sinh kế chỉ ổn định khi thay đổi tích cực làm cho các nguồn vốn tăng lên, một số hoạt động trở thành nghề nghiệp ổn định tạo thu nhập thường xuyên và có tích lũy cho dự phòng Thay đổi sinh kế có thể là thay đổi tất cả hoặc thay đổi từng bộ phận sinh kế

Có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến thay đổi sinh kế là nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong Nguyên nhân bên ngoài chính là sự thay đổi bối cảnh, thay đổi chính sách và môi trường quản lý Nguyên nhân bên trong chính là sự tác động qua lại của việc thay đổi các thành phần sinh kế với nhau

Ví dụ khi vốn sinh kế thay đổi thì cũng kéo theo hoạt động sinh kế thay đổi Các nguyên nhân có thể dẫn đến thay đổi sinh kế một cách trực tiếp và gián tiếp, thay đổi dây chuyền

Hoạt động là làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội Hoạt động sinh kế của hộ nông dân chính là việc cả hộ hoặc các

Trang 26

thành viên của hộ làm các việc khác nhau với mục đích kiếm sống cho hộ Các hoạt động sinh kế có thể là lâu dài, ổn định và tạo thành nghề nghiệp hoặc chỉ là tạm thời, không ổn định, thời vụ nhưng đều nhằm có thu nhập để trang trải cuộc sống của hộ Thay đổi hoạt động sinh kế có thể là thay đổi số lượng các loại hoạt động, thay đổi số nghề nghiệp, thay đổi phạm vi hoạt động trong và ngoài hộ Thay đổi sinh kế chính là thay đổi chiến lược kiếm sống và phát triển hộ Từ đó tạo nên thay đổi cơ cấu thành phần trong xã hội nông thôn

2.1.1.4 Nông thôn, thành phố và vùng ven thành phố

- Nông thôn và thành phố

Tất cả các quốc gia đều chia thành hai khu vực thành thị và nông thôn Đây

là hai khái niê ̣m có nhiều đă ̣c điểm đối lâ ̣p nhau Nông thôn thường dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng cũng có thể xem xét trên nhiều góc độ như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… có những đặc điểm riêng gắn liền với sản xuất nông nghiệp, dòng tô ̣c, phong tu ̣c tâ ̣p quán, Nước càng phát triển thì khu vực nông thôn càng thu hẹp lại Với Việt Nam khái niệm nông thôn được quy định "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ

sở là ủy ban nhân dân xã" (Bộ NN và PTNT, 2009)

Khái niệm đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội, hệ thống dân cư Bởi vậy mỗi nước có quy định riêng tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình Việt Nam quy định đô thị là những thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ nhưng so các nước thì quy mô dân số cao hơn nhưng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp thấp hơn vì là nước không rộng nhưng đông dân và đi lên từ nông nghiệp Phân loại đô thi ̣ của Việt Nam dựa vào 3 tiêu chuẩn chính (Chính phủ, 2009) là quy mô dân số, mâ ̣t đô ̣ dân số khu vực nô ̣i thành và tỷ lê ̣ lao

đô ̣ng phi nông nghiê ̣p tối thiểu trong tổng số lao đô ̣ng

Nhà nước quyết định phân loại và công nhận các loại đô thị Đô thị của Việt Nam được phân thành 5 loại là loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại

V Loại đặc biệt là các thành phố trực thuộc Trung ương với các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện và có thể có các đô thị trực thuộc Đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành,

Trang 27

nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố tập trung và có thể cả các điểm dân cư nông thôn

Thành phố là đô thi ̣ trong đó không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp Thành phố bao gồ m đô thi ̣ loa ̣i đă ̣c biê ̣t, loa ̣i I, II, III (Chính phủ, 2009) So với các đô thị khác thì thành phố tập trung dân cư cao hơn, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ (đối với những thành phố trực thuô ̣c TW), hay một tỉnh hoặc liên tỉnh (đối với những thành phố trực thuô ̣c tỉnh) Thành phố Nam Đi ̣nh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định vì thỏa mãn các điều kiê ̣n sau: quy mô dân số từ 500 nghìn người trở lên, mật độ dân số bình quân khu vực nội thành từ 10.000 người/km2 trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động

- Vu ̀ng ven thành phố

Cho đến nay chưa khái niệm đầy đủ về vùng ven thành phố vì vậy phải thông qua một số tranh luận và thảo luận để xác định vùng ven thành phố cho nghiên cứu này Khái niệm vùng ven cũng chỉ mới được các nhà nghiên cứu về

đô thị và đô thị hóa quan tâm từ đầu thế kỷ 21 “Vùng ven - periurban” được sử dụng trong các công trình nghiên cứu khoa học để chỉ sự thay đổi đô thị ngày nay tại các nước đang phát triển

Theo Micheal (2008), từ vùng ven - periurban là do sự kết hợp giữa hai từ peripheral (ngoại biên) và Urban (đô thị)

Theo Terry (2008), vùng ven là một khái niệm, là vùng có sự tương tác giữa nông thôn và thành thị Tuy nhiên, để có được một định nghĩa chính xác hơn về vùng ven, phải dựa vào tính đặc thù của từng vùng đại đô thị Theo định nghĩa này, vùng ven không cố định về mặt địa lý Thông thườ ng tại các đô thi ̣ loa ̣i đă ̣c biệt như thủ đô Hà Nô ̣i và thành phố Hồ Chí Minh, khu trung tâm đô thị cứ lấn sang và mở rộng thông qua tái phân định ranh giới hành chính Còn vùng ngoại

vi (ngoại thành) thì cứ tiếp tục mở rộng ra ngoài cùng với các hoạt động xâm chiếm vùng nông thôn Như vậy, mặc dù vùng ven của các vùng đô thị đều bị tác động giống nhau bởi những lực kinh tế - xã hội, nhưng thường giữa các vùng đô

Trang 28

thị vẫn có những khác biệt sâu sắc do mức phát triển kinh tế, kinh tế - chính trị và văn hóa của từng quốc gia, từng khu vực trở nên khác nhau

Theo Lê Tiêu La (2007) thì về mă ̣t đi ̣a lý, vùng nông thôn ven đô được hiểu

là khu vực nông thôn câ ̣n kề với thành phố Vùng nông thôn ven đô là nơi vừa có

các hoa ̣t đô ̣ng đă ̣c trưng cho nông thôn vừa có các hoa ̣t đô ̣ng mang tính chất đô thị Vùng nông thôn ven đô không tồn ta ̣i đô ̣c lâ ̣p mà nằm trong vùng liên thông nông thôn - ven đô - đô thị Vùng ven đô không giống như khái niệm “ngoại ô”

đã phổ biến từ lâu

Theo Phan Thị Mai Hương (2010) thì “Quá trình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội

đã biến nhiều khu vực ven đô thành khu vực nội thành, nhiều vùng ngoại ô trở thành vùng ven đô” Như vâ ̣y có thể thấy vùng ven đô là khu vực nằm sát vùng

nội thi ̣ của các đô thi ̣ và là đi ̣a giới hành chính trực thuô ̣c các đô thi ̣ đó, còn vùng ngoại ô là khu vực tiếp giáp giữa vùng ven đô và các vùng nông thôn lân câ ̣n đô thị Điều này hoàn toàn phù hợp với các đô thi ̣ lớn như thủ đô Hà Nô ̣i, thành phố

Hồ Chí Minh và mô ̣t số thành phố trực thuô ̣c TW khác Hình 2.1 mô tả quan hệ phân bố không gian giữa nông thôn, ngoại ô, vùng ven và nội đô

Hi ̀nh 2.1 Vùng ven đô với các thành phố trực thuô ̣c Trung ương

Nguồn: Tác giả thiết kế dựa trên Michael (2008)

và Phan Thị Mai Hương (2010)

Michael (2008) lại cho rằng “ven đô” mang tính ngoại vi nhiều hơn

“ngoại ô”

Trang 29

Góp phần làm rõ các khái niệm vùng ven thành phố vì hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định vùng ven và chưa thống nhất quan niệm

2.1.1.5 Khung phân tích sinh kế

- Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID

Từ những năm 80 của thế kỷ XX Cục phát triển quốc tế Anh (DFID, 2001)

đã xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững nhằm giúp người sử dụng nắm được những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, đặc biệt là những yếu

tố làm nảy sinh vấn đề hay những yếu tố tạo cơ hội Khung sinh kế bền vững của DFID là một công cụ trực quan gồm năm hợp phần chính là bối cảnh tổn thương; Các loại vốn sinh kế; Chính sách, thể chế và tiến trình; Các chiến lược sinh kế;

Và các kết quả sinh kế Các mối liên kết giữa chúng (thể hiện bằng mũi tên trong khung) được dùng để thể hiện cách thức người dân chuyển từ các loại vốn sinh

kế thành hoạt động hoặc thể hiện cách thức các chính sách, thể chế và tiến trình ảnh hưởng đến các hợp phần chính của sinh kế Khung sinh kế bền vững của DFID được thể hiện trong hình 2.2 gồm 5 phần

Hi ̀nh 2.2 Khung phân tích sinh kế bền vững

Nguồn: DFID (2001)

Chú thích: H (Human Capital): Vốn con người;

S (Social Capital): Vốn xã hội;

N (Natural Capital): Vốn tự nhiên;

Cấu trúc:

- Các cấp chính quyền

- Khu vực tư nhân

Quy trình thực hiện:

Kết quả sinh kế

- Tăng thu nhập

- Cuộc sống đầy đủ

- Giảm khả năng tổn thương

- Sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên

Trang 30

Khung phân tích sinh kế bền của DFID bao gồm các bộ phận sau:

(1) Bối cảnh dễ tổn thương

Bối cảnh dễ tổn thương đề cập tới phạm vi người dân bị ảnh hưởng và lâm vào các cú sốc, xu hướng gồm cả các xu hướng kinh tế - xã hội, môi trường và sự dao động Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người không thể dễ dàng kiểm soát những yếu tố trước mắt hoặc dài lâu Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế do các yếu tố này là một thực tế xảy ra thường xuyên cho rất nhiều hộ nghèo và các hô ̣ có hoàn cảnh khó khăn khác Đó

là do họ không có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ tự bảo

hộ gia đình vốn con người chính là số lượng và chất lượng lao động sẵn có Vốn con người thay đổi tùy theo quy mô hộ, trình độ kỹ năng, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe (DFID, 2001) Vốn con người của hộ nông dân được thể hiện qua các chỉ tiêu như:

- Số lượng và cơ cấu nhân khẩu của một hộ/gia đình (tỷ lệ giữa người trong

độ tuổi lao động và người không thuộc diện lao động, giới tính);

Kiến thức của các thành viên trong gia đình (trình độ học vấn và chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất, );

Sức khoẻ tâm lý và sinh lý của các thành viên trong gia đình, đời sống tâm linh và tình cảm của họ;

Khả năng lãnh đạo và các kỹ năng trong sản xuất;

Quỹ thời gian của các cá nhân trong hô ̣ và khả năng sử dụng thời gian mô ̣t cách hiệu quả

- Hình thức phân công lao động cho cả người lớn và trẻ em

Vốn con người đóng vai trò quan tro ̣ng trong viê ̣c sử dụng các loại vốn khác để đạt được các kết quả sinh kế tốt hơn cho các hô ̣ gia đình

Trang 31

* Vốn xã hội

Có một số quan điểm khác nhau về vốn xã hội và vai trò của nó:

Vốn xã hội là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng (DFID, 2001)

Vốn xã hội có liên quan tới các tổ chức, các mối quan hệ, và các chuẩn mực

đã định hình chất lượng và số lượng của các tương tác trong một xã hội Ngày

càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy sự gắn kết xã hội là rất quan trọng để phát triển sinh kế bền vững Vốn xã hội không chỉ là tổng số những thể chế làm

cơ sở cho sự vững chắc xã hội mà còn là chất kết dính họ lại với nhau (World Bank Documents, 1999)

Vốn xã hội là tất cả những mối tiếp cận và kết nối chủ động giữa những cá nhân: lòng tin, sự hiểu biết lẫn nhau và cùng chia sẻ những giá trị, hành vi gắn kết con người, những thành viên trong các mạng lưới cá nhân và những cộng đồng và có thể diễn ra những hành động cùng hợp tác (Cohen and Prusak, 2001) Như vậy vốn xã hội là toàn bộ những niềm tin xã hội, sự hiểu biết lẫn nhau,

các chuẩn mực và những mạng lưới xã hội mà hô ̣ gia đình có thể sử dụng để giải quyết và hoàn thành các chiến lược sinh kế nhằm đa ̣t được mu ̣c tiêu sinh kế mà

hộ đã đề ra

Vốn xã hội của hộ nông dân thể hiện qua các chỉ tiêu:

- Các mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng, hội đồng niên (được lập nên do có chung mối quan hệ hoặc cùng sở thích);

- Các cơ chế hợp tác trong sản xuất và trên thị trường (ví dụ các hợp tác xã

và các hiệp hội);

- Những luật lệ, quy ước của thôn, bản về các hành vi ứng xử, sự trao đổi và quan hệ qua lại trong cộng đồng;

- Các sự kiện, lễ hội và niềm tin xuất phát từ truyền thống, tôn giáo;

- Những cơ hội để tiếp cận thông tin như các cuộc họp thôn, câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ phụ nữ;

- Những cơ hội tham gia và tạo ảnh hưởng đến các công việc của địa

Trang 32

phương như tham gia vào các tổ chức đoàn thể và chính quyền xã;

- Những cơ chế hoà giải mâu thuẫn của địa phương

Vốn tự nhiên của hộ nông dân được thể hiện qua các chỉ tiêu:

- Các nguồn tài sản chung (các khu đất bảo tồn của xã, các khu rừng cộng đồng, khu cảnh quan sinh thái, sông, hồ, );

- Các loại đất của hộ gia đình (đất ở, đất trồng cây theo mùa vụ, đất lâm nghiệp, đất vườn của hộ, );

- Nguồn cung cấp thức ăn và nguyên liệu từ tự nhiên và do con người sản xuất ra;

- Đa dạng sinh học (các nguồn gen thực vật và động vật từ nuôi, trồng của

hộ và từ rừng tự nhiên);

- Các khu vực chăn thả và các nguồn cây thức ăn gia súc cho sản xuất chăn nuôi;

- Các nguồn nước và việc cung cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày, thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản

- Các yếu tố khí hậu và những may rủi về thời tiết

- Giá trị cảnh quan cho việc quản lý các nguồn tài nguyên và giải trí

Vốn tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế của những người thu mô ̣t phần hay tất cả từ các hoa ̣t đô ̣ng khai thác tài nguyên cơ bản (trồng tro ̣t, đánh bắt cá, thu thập trong rừng, khai thác khoáng sản ) Tuy nhiên, tầm quan trọng của vốn

tự nhiên còn lớn hơn nhiều vì không ai có thể sống sót mà không cần tới các nhu

cầu thiết yếu từ môi trường và thực phẩm được sản xuất từ nguồn vốn tự nhiên

Sứ c khỏe (vốn con người) ngày càng bi ̣ ảnh hưởng với những nơi bi ̣ ô nhiễm không khí do các hoa ̣t đô ̣ng công nghiê ̣p hoă ̣c do các thảm ho ̣a tự nhiên (ví du ̣ như cháy rừng) Cho dù hiểu biết về mối liên hệ giữa các loại vốn hạn chế thì mọi người đều biết sứ c khỏe và sự ha ̣nh phúc của mọi người phu ̣ thuô ̣c vào các

Trang 33

hoạt đô ̣ng liên tu ̣c của các hê ̣ sinh thái phức ta ̣p nhưng điều này lại thường bi ̣ coi nhẹ cho đến khi tác đô ̣ng có ha ̣i của nó thể hiện rõ ràng

* Vốn tài chính

Vốn tài chính ngụ ý các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình Vốn tài chính bao gồm nguồn dự trữ tài chính và dòng tài chính (DFID, 2001)

Dự trữ tài chính: tiết kiệm là một loại vốn tài chính được ưa chuộng do nó không kèm theo trách nhiệm liên quan và không phải dựa vào những nguồn khác Tiết kiệm có thể dưới nhiều dạng: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc các tài sản khác như vật nuôi, đồ trang sức Các nguồn tài chính cũng có thể có được qua các đơn vị hoạt động tín dụng

Dòng tiền theo định kỳ: cộng thêm với nguồn thu nhập thường xuyên, các dòng tiền theo định kỳ thường là lương hưu hoặc những chế độ khác của nhà nước và tiền thân nhân gửi về

Vốn tài chính của hộ nông dân được thể hiện qua các chỉ tiêu:

- Thu nhập tiền mặt thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau như bán sản phẩm, việc làm và tiền của thân nhân gửi về

- Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính về tín dụng và tiết kiệm từ các nguồn chính thức (ví dụ ngân hàng) và các nguồn phí chính thức (ví dụ chủ

- Các hoạt động tạo thu nhập phụ như thu lượm lâm sản ngoài gỗ

- Những chi trả từ phúc lợi xã hội (như lương hưu, một số miễn trừ chi phí)

và một số dạng trợ cấp của nhà nước

* Vốn vật chất

Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa (như máy móc, nguyên vật liê ̣u,…) mà người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế (DFID, 2001) Vốn vật chất của hộ nông dân được thể hiện qua:

- Nhà ở, nơi trú ngụ và các dạng kiến trúc khác như chuồng trại, khu

vệ sinh

Trang 34

- Các tài sản trong gia đình như đồ nội thất, dụng cụ nấu nướng, đồ chơi trẻ em

- Các công cụ sản xuất như dụng cụ, trang thiết bị và máy móc chế biến

- Các hệ thống vận tải công cộng như xe chở khách và các phương tiện giao thông của gia đình như xe máy, ngựa

- Cơ sở hạ tầng về truyền thông và thiết bị truyền thông của gia đình như đài, ti vi

(3) Chính sách, thể chế và những tác động của chúng lên sinh kế

Các chính sách và thể chế bao gồm nhiều yếu tố liên quan có những tác động mạnh lên mọi khía cạnh của sinh kế Rất nhiều trong số những yếu tố này

có liên quan đến môi trường, quy định, chính sách và các dịch vụ do nhà nước thực hiện Những vấn đề đó cũng bao gồm cả các cơ quan cấp địa phương, các tổ chức dựa vào cộng đồng và những hoạt động của khu vực tư nhân (DFID, 2001) Các chính sách và thể chế là phần quan trọng trong khung sinh kế bởi chúng định ra:

- Khả năng người dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế, những chiến lược sinh kế, những cơ quan ra quyết định và các nguồn lực ảnh hưởng

- Những điều khoản quy định cho việc trao đổi giữa các loại thị trường vốn sinh kế

- Lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh

kế nhất định

Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ cá nhân (các nhóm khác nhau đối xử với nhau như thế nào) lẫn khả năng liệu người dân có thể nằm trong sự bao gồm và đạt được những điều kiện sống tốt Việc kiểm tra các khía cạnh thể chế trong khung sinh kế đưa đến việc xem xét những cách thức những thay đổi diễn ra trong khung quy định và chính sách hay trong cung cấp các dịch vụ, sẽ tác động đến các chiến lược sinh kế của con người

(4) Chiến lược sinh kế

Chiến lược sinh kế chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định

mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lý các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống (kết quả sinh kế)

Trang 35

Chiến lược sinh kế bao gồm những lựa chọn và quyết định của người dân

về những việc như:

- Họ đầu tư vào nguồn vốn và sự kết hợp tài sản sinh kế nào

- Quy mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ theo đuổi

- Cách thức họ quản lý như thế nào để bảo tồn các tài sản sinh kế và thu nhập

- Cách thức họ thu nhận và phát triển như thế nào những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống

- Họ đối phó như thế nào với những rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau

- Họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để làm được những điều trên

(5) Kết quả sinh kế

Mục đích của việc sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà con người kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng kiếm sống cũng như đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ Những mục tiêu và ước nguyện này có thể gọi là kết quả sinh kế - đó là những thứ mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả về trước mắt lẫn lâu dài Kết quả sinh kế thể hiện qua (DFID, 2001):

- Hưng thịnh hơn: thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; Kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được gia tăng

- Đời sống được nâng cao: ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hoá phi vật chất khác Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu

tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, sự an toàn của đời sống vật chất

- Khả năng tổn thương được giảm: người nghèo luôn phải sống trong trạng thái dễ bị tổn thương Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo

vệ gia đình khỏi những đe doạ tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau các thảm hoạ, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc

- An ninh lương thực được củng cố: an ninh lương thực là một vấn đề cốt lõi trong sự tổn thương và đói nghèo Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng

Trang 36

cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hoá các loại cây lương thực

- Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên Sự bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác

- Khung sinh kế bền vững của IFAD

Trên cơ sở phát triển và kết hợp một số thay đổi so với Khung sinh kế bền vững của DFID tổ chức IFAD đã xây dựng khung sinh kế bền vững mới (Hamilton and Townsley, 2004) Khung sinh kế mới nhấn mạnh hơn việc lấy con người làm trung tâm Khung sinh kế bền vững này trở thành một công cụ tương đối trực quan và dễ thực hiện Khung này bắt đầu bằng chính người nghèo và các nguồn vốn sinh kế của họ vì việc phân tích lấy “con người làm trung tâm”

Khung sinh kế bền vững ban đầu không theo tiếp cận này nên sẽ tập trung chủ yếu vào các tài sản và các yếu tố khác hơn là bản thân những người nghèo Các mối liên kết giữa các yếu tố khác nhau trong khung sinh kế, các chiến lược với các loại tài sản, tính dễ tổn thương và PIPS (Phương pháp đánh giá cơ sở dữ liệu ban đầu) không được xem là yếu tố quan trọng cho sinh kế bền vững Một phần vì chưa đặt người nghèo làm trung tâm của khung sinh kế nên các yếu tố quan trọng trong sinh kế của họ (chẳng hạn như nguyện vọng của họ để thay đổi

và những cơ hội để họ nhận thức sự thay đổi) cũng là một yếu tố tiềm ẩn nhằm xác định các lĩnh vực quan trọng để can thiệp và thay đổi Từ các vấn đề của khung sinh kế bền vững cũ nên IFAD đã bổ sung, phát triển và xây dựng lên một khung sinh kế bền vững mới Hình 2.3 thể hiện khung phân tích sinh kế bền vững Khung phân tích sinh kế bền vững của IFAD

Hi ̀nh 2.3 Khung phân tích sinh kế bền vững IFAD

Nguồn:Hamilton and Townsley (2004)

Khung sinh kế bền vững IFAD phát triển và kết hợp một số thay đổi so với khung sinh kế bền vững DFID (Hamilton and Townsley, 2004) như:

Trang 37

- Ít “tuần tự” hơn: Sự sắp xếp hàng ngang trong khung sinh kế bền vững DFID tạo ra sự liên tiếp tuần tự và làm cho mối liên kết quan trọng giữa các yếu

tố trong khung sinh kế ít rõ ràng, khó thể hiện được tầm quan trọng cũng như mức độ tác động khác nhau của các yếu tố

- Đặt người nghèo làm trung tâm: Mặc dù việc tiếp cận sinh kế bền vững SLA (service-level agreement) phần lớn được phát triển như một công cụ để hỗ trợ đạt các mục tiêu xóa nghèo đói thiên niên kỉ, sự thất bại của khung sinh kế này được thừa nhận trong các lần góp ý Khung sinh kế mới cố gắng giải quyết điều này bằng việc đặt người nghèo làm trung tâm của sơ đồ và sắp xếp các yếu

tố khác trong khuôn khổ mối quan hệ với họ

- Nhấn mạnh yếu tố đời sống tinh thần trong sinh kế: Các nguồn vốn sinh

kế không chỉ là những yếu tố nhìn thấy được mà còn chịu tác động lớn bởi đời sống tinh thần củ a người dân Điều này quan trọng và ảnh hưởng tới mong muốn

và hành động của họ như một thứ tài sản về “tôn giáo” hay “tinh thần” Các yếu

tố như giới tính, tuổi tác, đẳng cấp, trình độ,… được đặt cạnh trung tâm là người nghèo như những yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ của người nghèo các yếu tố khác trong khung sinh kế

- Kết hợp nguồn vốn cá nhân: Yếu tố “cá nhân” được bổ sung vào trong các nguồn vốn sinh kế của khung sinh kế bền vững Điều này cho thấy rằng đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn sinh kế của cá nhân và gia đình Nó được thiết kế nhằm nhấn mạnh nội lực của người dân thúc đẩy đến những hành động và sự thay đổi sinh kế

- Các yếu tố như chính sách, thể chế, văn hóa, thị trường: Các yếu tố này có tác động qua lại với yếu tố trung tâm là người nghèo và các nguồn vốn sinh kế Quy trình này phân biệt giữa "những người có thẩm quyền", "các nhà cung cấp dịch vụ" và "những người sử dụng" Xem xét mối quan hệ giữa các nhóm khác nhau và những yếu tố ảnh hưởng đến những mối quan hệ đó sẽ giúp hiểu rõ những phức tạp xung quanh các chính sách, các tổ chức và nhận ra những cách

mà họ có thể được "xác định (hoặc xem xét)" và chịu ảnh hưởng

- Khung sinh kế bền vững của UNDP

Sử dụng cách tiếp cận dựa trên nguồn lực, UNDP nhấn mạnh việc khuyến khích, thúc đẩy người dân tham gia sử dụng và quản lý nguồn lực một cách bền vững, qua đó có thể xóa đói giảm nghèo Giống như DFID, UNDP tập trung vào điểm mạnh của người dân chứ không phải là nhu cầu của họ Các chính sách và thể chế chính trị, các vấn đề ảnh hưởng tới đời sống của họ được xem xét và giải

Trang 38

quyết thông qua các hành động cụ thể (Carney et al., 1999) Khung phân tích

sinh kế bền vững của UNDP được thể hiện qua hình 2.4

Hi ̀nh 2.4 Khung phân tích sinh kế bền vững UNDP

Nguồn:Carney et al (1999)

- Khung sinh kế bền vững của CARE

Cách tiếp cận của CARE tương tự như DFID ở chỗ nhấn mạnh đến mối

quan hệ năng động giữa các khía cạnh khác nhau của khung sinh kế bền vững

CARE quan tâm nhiều hơn đến an ninh sinh kế hộ gia đình, khung sinh kế được

CARE xây dựng với nhiều yếu tố xoay quanh hộ gia đình, nhấn mạnh các yếu tố

xuất phát từ chính người dân và lấy người dân làm trung tâm Hình 2.5 là khung

phân tích sinh kế bền vững do Care thiết kế (Carney et al., 1999)

Hi ̀nh 2.5 Khung phân tích sinh kế bền vững CARE

Nguồn:Carney et al (1999)

Trang 39

Tham khảo các khung phân tích sinh kế nói trên tác giả luận án lựa chọn một số khía cạnh để áp dụng cho phân tích sinh kế hộ nông dân vùng ven nhằm đạt các nội dung nghiên cứu của luận án (xem phần 2.1.4) Luận án chọn hộ nông dân làm trung tâm phân tích là vận dụng khung IFAD, coi hộ là đơn vị sinh kế Trong phân tích sinh kế không theo trật tự của khung DFID mà chọn phân tích chiến lược, hoạt động và kết quả sinh kế đầu tiên sau đó phân tích yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế và thay đổi sinh kế Vận dụng khung UNDP để thấy khả năng chuyển hóa nguồn lực của hộ Vận dụng khung của Care để thấy vai trò của nội lực của hộ

2.1.2 Đă ̣c điểm sinh kế của hô ̣ nông dân vùng ven thành phố

Từ những quan điểm, khái niê ̣m về sinh kế hô ̣ nông dân, vùng ven thành phố đã được đề câ ̣p ở trên, tác giả rút ra mô ̣t số đă ̣c điểm cơ bản của sinh kế hô ̣ nông dân vù ng ven thành phố như sau:

(1) Vê ̀ bối cảnh dễ bi ̣ tổn thương

Đối với người dân ven thành phố, nằm trong khu vực chi ̣u nhiều tác đô ̣ng của quá trình đô thi ̣ hóa, diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p bi ̣ thu he ̣p dần thì bối cảnh dễ tổn thương củ a ho ̣ chính sự thay đổi về các chính sách, thất nghiê ̣p, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hô ̣i nảy sinh trong quá trình đô thi ̣ hóa là những bối cảnh dễ tổn thương tác đô ̣ng đến sinh kế của ho ̣

(2) Vê ̀ các tài sản sinh kế

Một đă ̣c điểm quan tro ̣ng trong các tài sản sinh kế của nông hô ̣ trong vùng ven thành phố về cơ bản tốt hơn, phong phú, đa da ̣ng hơn và có trình đô ̣ cao hơn hẳn so vớ i các vùng nông thôn khác Tuy vâ ̣y, trong từng trường hợp cu ̣ thể, các loại tài sản sinh kế của nông hô ̣ vùng ven thành phố cũng có mă ̣t bi ̣ ha ̣n chế hơn

so vớ i các hô ̣ dân vùng nông thôn

- Vốn nhân lực

Do được tiếp xúc với cái mới và tiến bô ̣ từ nhiều nguồn thông tin khác nhau

do đó chất lượng nguồn nhân lực tốt hơn, có các trình đô ̣ và kỹ năng trong sản xuất cao hơn, khả năng lãnh đa ̣o và đưa ra các quyết đi ̣nh trong sản xuất tốt hơn

so vớ i người dân ở khu vực nông thôn Về mă ̣t ha ̣n chế, do đă ̣c điểm vùng ven thành phố thường có mức đô ̣ ô nhiễm môi trường cao hơn hẳn so với khu vực nông thôn do đó xét trên phương diê ̣n sức khỏe tốt, nguồn vốn nhân lực của người dân ven thành phố sẽ bi ̣ ảnh hưởng và bi ̣ đánh giá thấp hơn so với khu vực nông thôn

Trang 40

- Vô ́n xã hội

Do đă ̣c điểm của người dân vùng ven thành phố có các mối quan hê ̣ xã hô ̣i

đa chiều và phức ta ̣p hơn so với khu vực nông thôn, do đó nó có cả ảnh hưởng tiêu cực cũng như tích cực đến sinh kế của người dân nơi đây Về mă ̣t tích cực, người dân có các mối quan hê ̣ tốt hơn trong viê ̣c quảng bá sản phẩn của ho ̣ sản xuất ra tới thi ̣ trường tiêu thu ̣, có khả năng tiếp nhâ ̣n thông tin tốt hơn, được tham gia vào các tổ chức (có chất lượng hơn) Tuy vâ ̣y, xét về khía ca ̣nh ha ̣n chế, do

đă ̣c điểm của quá trình đô thi ̣ hóa, lối sống thành thi ̣ dần áp chế lối sống nông thôn, do đó các mối quan hê ̣ giữa các hô ̣ gia đình trong khu vực ven thành phố sẽ ngày càng lỏng lẻo hơn, không mâ ̣t thiết như trước, điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến tính cô ̣ng đồng, thay đổi các hành vi ứng xử, sự trao đổi và quan hệ qua lại trong cộng đồng sẽ bi ̣ suy giảm

- Vốn tự nhiên

Nguồn vốn tự nhiên của người dân ven thành phố về cơ bản bi ̣ suy giảm

mạnh so với người dân vùng nông thôn Trước hết đó là diê ̣n tích đất sản xuất nông nghiệp bi ̣ thu he ̣p do quá trình đô thi ̣ hóa, tiếp đó là vấn đề ô nhiễm môi trường (bu ̣i, các loa ̣i khí, nước, rác thải từ các khu công nghiê ̣p và khu dân cư, )

ô nhiễm tiếng ồn, các khu vực chăn thả bi ̣ thu he ̣p hoă ̣c không còn, các nguồn

lợi từ tự nhiên như sông, hồ, bi ̣ biến mất hoă ̣c bi ̣ tư nhân hóa

- Vô ́n tài chính

Một ưu điểm nổi bâ ̣t trong sinh kế của người dân ven thành phố đó là ho ̣ có lượng vốn tài chính tốt hơn và đa da ̣ng hơn so với người dân vùng nông thôn Việc đô thi ̣ hóa kéo người dân dễ dàng có được mô ̣t khoản tiền lớn từ viê ̣c được nhận mô ̣t khoản tiền bù lớn (đền bù đất đai, hoa màu, tài sản ta ̣i các khu vực bi ̣ thu hồi đất đai cho phát triển đô thi ̣, giao thông, công nghiê ̣p) hoă ̣c từ viê ̣c bán đất đai (với giá thành cao) Thêm vào đó, ho ̣ dễ dàng tiếp câ ̣n được với các di ̣ch

vụ tài chính khác (chính thống và phi chính thống) như di ̣ch vu ̣ cho vay của các ngân hàng, vay mượn từ người thân, ba ̣n bè,

Việc dễ dàng tiếp câ ̣n được với thi ̣ trường (cả thi ̣ trường đầu vào và thi ̣ trường đầu ra) cũng giúp người dân vùng ven thành phố dễ dàng thu được các nguồn lợi cho sinh kế của ho ̣, do đó phần nào giúp ho ̣ quay vòng và bổ sung lượng vốn tài chính dễ dàng hơn

Tuy nhiên, việc sử dụng vốn tài chính trong các chiến lược sinh kế của người dân ven thành phố luôn tiềm ẩn những rủi ro và mang tính kém bền vững nếu như

Ngày đăng: 26/12/2017, 16:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alexandra Winkels (2008). “Mở rộng sinh kế”: mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên”. In trong “Thời kỳ mở cửa: Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao Việt Nam” (Biên tập: Thomas Sikor, Jenny Sowerwine, Jeff Romn và Nghiêm Phương Tuyền). NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. tr. 99-116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở rộng sinh kế”: mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên”. In trong “Thời kỳ mở cửa: Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao Việt Nam
Tác giả: Alexandra Winkels
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2008
45. Nguyễn Ngọc Huy (2015). Mô hình “làng đô thị”, một hướng đi cho các làng xã đô thị hoá vùng ven nội đô Hà Nội (Trường hợp nghiên cứu làng Minh Khai, huyện Từ Liêm). Truy câ ̣p ngày 13/9/2015 ta ̣i http://disanlangviet.com/mo-hinh-lang-thi-mot-huong-di-cho-cac-lang-xa-thi-hoa-vung-ven-noi-ha-noi-truong-hop-nghien-cuu-lang-minh-khai-huyen-tu-liem/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: làng đô thị
Tác giả: Nguyễn Ngọc Huy
Năm: 2015
54. Nguyễn Văn Sửu (2015a). Khung sinh kế bền vững: một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo. In trong “Nhân học phát triển: lịch sử, lý thuyết và công cụ thực hành”. NXB Tri thức, Hà Nội. tr. 15-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân học phát triển: lịch sử, lý thuyết và công cụ thực hành
Nhà XB: NXB Tri thức
65. Thủ tướng Chính phủ (2009). Phê duyệt Đề án “Đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn đến năm 2020”, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn đến năm 2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2009
67. Tô Duy Hợp (2006). Biến đổi tam nông: một số vấn đề lý luận cơ bản. Bài tham luận tại Hội thảo khoa học “Biến đổi xã hội nông thôn Việt Nam dưới tác động của đô thị hóa, tích tụ ruộng đất và chính sách dồn điền đổi thửa: những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi xã hội nông thôn Việt Nam dưới tác động của đô thị hóa, tích tụ ruộng đất và chính sách dồn điền đổi thửa: những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp
Tác giả: Tô Duy Hợp
Năm: 2006
80. UBND tỉnh Nam Định (2010). Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020”, Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2010. UBND tỉnh Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020
Tác giả: UBND tỉnh Nam Định
Năm: 2010
111. Eugenia K. and C. Ming (2003). Impact of urbanization and land-use change on climate. Nature International Weekly Journal of science. Nature 423, 528-531 (29 May 2003) ; Received 18 December 2002; Accepted 23 April 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nature
Tác giả: Eugenia K. and C. Ming
Năm: 2003
9. Cổng thôn tin điê ̣n từ Bô ̣ Nông nghiê ̣p & PTNT (2012). Hưng Yên: Nông dân Văn Giang học nghề mới để ổn định sản xuất. Truy cập ngày 20/10/2015 tại http://www.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=%2023936&Page=4 Link
18. Đặng Hùng Võ (2013). Bài ho ̣c Văn Giang và những kiến nghi ̣. Truy câ ̣p ngày 10/9/2016 ta ̣i http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/bai-hoc-van-giang-va-nhung-kien-nghi-100450.html Link
30. Lê Hiền (2011). Cẩm Lệ - trên đường xây dựng và phát triển. Truy cập ngày 13/10/2015 tại http://www.camle.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc?dinhdanh=6363&cat=20948 Link
33. Lương Xuân (2016). Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. Tín dụng chính sách góp phần bảo đảm sinh kế cho người dân sau thu hồi đất nông nghiệp. Truy câ ̣p nga ̀y 10/9/2016 ta ̣i http://dangcongsan.vn/ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi-vi-muc-tieu-xoa-doi-giam-ngheo/tin-dung-chinh-sach-gop-phan-bao-dam-sinh-ke-cho-nguoi-dan-sau-thu-hoi-dat-nong-nghiep-394514.html Link
44. Nguyễn Hồ ng Thu (2014). Chi ́nh sách tam nông của nhâ ̣t bản – Bài ho ̣c kinh nghiê ̣m cho Viê ̣t Nam,Viê ̣n nghiên cứu Đông Bắc Á. Truy câ ̣p ngày 10/9/2016 ta ̣i http://www.inas.gov.vn/622-chinh-sach-tam-nong-cua-nhat-ban-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam.html Link
52. Nguyễn Văn Sư ̉ u (2010). Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam: Trường hợp một làng ven đô Hà Nội. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần III. Tiểu ban đô thi ̣ hóa. Truy câ ̣p ngày 10/9/2016 ta ̣i http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=89a%20019d9-46f9-45b7-a682-699f31cbb62a&group%20Id=13025 Link
56. Nhóm MBA Bách Khoa (2015). Hỗ Trợ SPSS. Công thức xác định cỡ mẫu bao nhiêu là phù hợp cho nghiên cứu. Truy cập ngày 13/10/2015 tại http://phantichspss.com/cong-thuc-xac-dinh-co-mau-bao-nhieu-la-phu-hop -cho- nghien-cuu-2.html Link
57. Như Trang (2005a). Nông dân mất đất thi nhau học nghề. Truy cập ngày 15/10/2015 tại http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nong-dan-mat-dat-thi-nhau-hocnghe2059186.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking Link
58. Như Trang (2005b). Nông dân mất đất, thất nghiệp do đô thị hoá. Truy cập ngày 23/10/2015 tại http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nong-dan-mat-dat-that-nghiep-do-do-thi-hoa-2024214 Link
70. Trần Quang Tuyến (2014). Đất đai, việc làm phi nông nghiệp và mức sống hộ gia đình: bằng chứng mới từ dữ liệu khảo sát vùng ven đô Hà Nội. Báo kinh tế & phát triển. Số 202 tháng 4/2014. Truy câ ̣p nga ̀y 10/9/2016 ta ̣i http://dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/8256/1/Tuyen_Tap%20chi%20Kinh%20te%20va%20Phat%20trien.pdf Link
73. Triê ̣u Tùng (2011). Quận Cẩm Lệ: Giải quyết việc làm cho đối tượng vùng giải tỏa. Truy câ ̣p nga ̀y 10/9/2016 ta ̣i http://www.baodanang.vn/channel/5399/201106/quan-cam-le-giai-quyet-viec-lam-cho-doi-tuong-vung-giai-toa-2058637/ Link
77. Tú Anh (2016). Khung phân tích sinh kế bền vững IFAD. Truy câ ̣p ngày 13/9/2016 ta ̣i http://www.corenarm.org.vn/?pid=92&id=571 Link
91. University of Wolverlhamton (2007). Kinh nghiê ̣m quốc tế về các phương pháp tiếp câ ̣n sinh kế bền vững. Truy cập ngày 10/9/2016 tại http://ipsard.gov.vn/images/2007/%2007/Kinh%%2020nghiem%20tiep%20can%20sinh%20ke%20ben%20vung.pdf Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w