xây dựng văn bản pháp luật và cách soạn thảo chỉ thị về phòng chống tội phạm

6 409 2
xây dựng văn bản pháp luật và cách soạn thảo chỉ thị về phòng chống tội phạm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề bài: Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lý, soạn thảo hoàn chỉnh văn bản để chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh A. Bài làm I. Cơ sở lý luận. 1. Chủ thể ban hành. Tại khoản 6 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh: “Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền về địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.” Việc chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn của tỉnh A thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh A về việc thực hiện các nhiệm vụ về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Do đó, chủ thể ban hành văn bản để chỉ đạo công tác phòng chỗng tội phạm trên địa bàn tỉnh A là Ủy ban nhân dân tỉnh A. 2. Xác định loại văn bản. Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình. Việc chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh A là việc giải quyết cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh A về việc chỉ đạo đơn vị trực thuộc và của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh A, do đó loại văn bản để chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh A là chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh A. 3. Xác định căn cứ pháp lý. Căn cứ pháp lý nhằm đảm bảo tính hợp pháp cho văn bản được ban hành do đó những văn bản đóng vai trò là căn cứ pháp lý cho dự thảo phải thỏa mãn những điều kiện sau: + phải là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật. + phải là văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc ngang bằng dự thảo + phải là văn bản đang có hiệu lực pháp lý hoặc trường hợp sử dụng văn bản hết hiệu lực pháp lý chỉ áp dụng đối với hồi tố. + phải là văn bản có nội dung liên quan trực tiếp đến dự thảo. Thỏa mãn được các yêu cầu trên, em lựa chọn Nghị quyết số 632013QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì Nghị quyết này là văn bản quy phạm pháp luật, có hiệu lực pháp lý cao hơn chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh và đang có hiệu lực pháp lý. Nghị quyết này có nội dung liên quan đến dự thảo đó là công tác phòng chống tội phạm, đây là một vấn đề đang rất nhức nhối trong xã hội. II. Soạn thảo hoàn chỉnh văn bản ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH A Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…CTUBND A, ngày … tháng … năm … CHỈ THỊ Về chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm Sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 632013QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tình hình tội phạm đang có xu hướng tăng nhanh, với những thủ đoạn hết sức tinh vi và đang có diễn biến vô cùng phức tạp. Các đối tượng gây án có xu hướng hình thành các băng, nhóm, hoạt động lưu động, liên tỉnh, liên huyện, xã và gây án liên tục với những phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng manh động và liều lĩnh…, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, nhất là việc phát hiện và làm hạn chế các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm trên địa bàn tỉnh của cơ quan chức năng còn yếu kém, chưa thực sự cứng rắn. Để kịp thời có những biện pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống tội phạm, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị: 1. Công an tỉnh Phối hợp với Sở Tư pháp tiếp tục và chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 632013QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nắm chắc tình hình, quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng, nhất là các đối tượng hoạt động lưu động, các băng, nhóm tội phạm; chủ động và phối hợp triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, triệt xoá, kiên quyết không để hình thành tội phạm có tổ chức, các băng, nhóm tội phạm. Tăng cường công tác bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã, nhất là các đối tượng truy nã nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, không để đối tượng truy nã tiếp tục gây án và thực hiện hành vi phạm tội. Chỉ đạo tập trung lực lượng điều tra làm rõ các vụ án đã xảy ra. Nâng cao hiệu quả biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống tội phạm; hiệu quả, chất lượng công tác khám nghiệm hiện trường, giám định phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm. Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân cùng cấp xác định án điểm tập trung điều tra, truy tố, xét xử để phòng ngừa và răn đe tội phạm. Chỉ đạo quản lý chặt chẽ các loại đối tượng tù tha, đặc xá không để các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội hoặc lẩn trốn. 2. Sở Tư pháp Phối hợp với Sở Giáo dục, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh; đồng thời, thường xuyên tổ chức và đổi mới nội dung, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và trách nhiệm công dân trong phòng, chống tội phạm. Thường xuyên thông báo, cảnh báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân cảnh giác, phòng tránh và lên án, tố giác 3. Sở Lao động – Thương binh và xã hội. Phối hợp với Công an tỉnh tiếp tục thực hiện các kế hoạch về phòng, chống tội phạm trong cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động. Phối hợp với Sở giáo dục, Công an tỉnh, Cán bộ trại giam giáo dục tốt các đối tượng đang thi hành án phạt trong trại giam, tạo điều kiện cho những người phạm tội khi ra tù có thể tái hòa nhập cộng đồng, tạo công ăn việc làm cho họ để giảm thiểu các vụ án tái phạm có thể xảy ra. 4. UBND các huyện thành phố Chỉ đạo các ngành, đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn và các tầng lớp nhân dân nâng cao cảnh giác; lên án, tố giác tội phạm; kịp thời thông báo cho cơ quan Công an để điều tra, truy bắt đối tượng. Chỉ đạo các lực lượng có liên quan tuần tra, kiểm soát công khai tại những địa điểm tập trung nhiều đối tượng khả nghi, nhiều vụ án xảy ra nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ phạm tội; nắm chắc tình hình, quản lý chặt địa bàn, đối tượng; áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh; tập trung điều tra các vụ án và xử lý nghiêm đối tượng phạm tội theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học an toàn, không có tội phạm. Vận động đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia phòng, chống tội phạm; tổ chức cho đoàn viên, hội viên cam kết bản thân và gia đình không liên quan, tiếp tay hoặc bao che cho tội phạm. Yêu cầu Thủ trưởng các Sở Tư pháp, Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Sở Giáo dục, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan và đề nghị các tổ chức chính trị xã hội tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị này. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày kí. Nơi nhận: …. Lưu: TM.ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH

Đề bài: Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, pháp lý, soạn thảo hồn chỉnh văn để đạo cơng tác phòng chống tội phạm địa bàn tỉnh A Bài làm I Cơ sở lý luận Chủ thể ban hành Tại khoản Điều 21 Luật Tổ chức quyền địa phương năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn Ủy ban nhân dân tỉnh: “Thực nhiệm vụ tổ chức bảo đảm việc thi hành hiến pháp pháp luật, xây dựng quyền địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, cơng nghệ, văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, sách xã hội, dân tộc, tơn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, hành tư pháp, bổ trợ tư pháp nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật.” Việc đạo công tác phòng chống tội phạm địa bàn tỉnh A thuộc nhiệm vụ quyền hạn Ủy ban nhân dân tỉnh A việc thực nhiệm vụ an ninh, trật tự, an tồn xã hội Do đó, chủ thể ban hành văn để đạo công tác phòng chỗng tội phạm địa bàn tỉnh A Ủy ban nhân dân tỉnh A Xác định loại văn Chỉ thị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để quy định biện pháp đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc kiểm tra hoạt động quan, đơn vị trực thuộc hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân cấp việc thực văn quan nhà nước cấp trên, hội đồng nhân dân cấp định Việc đạo cơng tác phòng chống tội phạm địa bàn tỉnh A việc giải cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Ủy ban nhân dân tỉnh A việc đạo đơn vị trực thuộc hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân cấp việc thực cơng tác phòng chống tội phạm địa bàn tỉnh A, loại văn để đạo cơng tác phòng chống tội phạm địa bàn tỉnh A thị Ủy ban nhân dân tỉnh A Xác định pháp lý Căn pháp lý nhằm đảm bảo tính hợp pháp cho văn ban hành văn đóng vai trò pháp lý cho dự thảo phải thỏa mãn điều kiện sau: + phải văn quy phạm pháp luật, văn áp dụng pháp luật + phải văn có hiệu lực pháp lý cao ngang dự thảo + phải văn có hiệu lực pháp lý trường hợp sử dụng văn hết hiệu lực pháp lý áp dụng hồi tố + phải văn có nội dung liên quan trực tiếp đến dự thảo Thỏa mãn yêu cầu trên, em lựa chọn Nghị số 63/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 Quốc hội tăng cường biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm Vì Nghị văn quy phạm pháp luật, có hiệu lực pháp lý cao thị Ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực pháp lý Nghị có nội dung liên quan đến dự thảo cơng tác phòng chống tội phạm, vấn đề nhức nhối xã hội II Soạn thảo hoàn chỉnh văn ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH A Số:…/CT-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự - Hạnh phúc A, ngày … tháng … năm … CHỈ THỊ Về đạo cơng tác phòng chống tội phạm Sau nhiều năm triển khai thực Nghị số 63/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 Quốc hội tăng cường biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, cơng tác phòng chống tội phạm địa bàn tỉnh đạt thành tựu định, góp phần giữ gìn an ninh trị, trật tự an tồn xã hội, bảo đảm sống bình yên cho nhân dân Tuy nhiên, thời gian gần tình hình tội phạm có xu hướng tăng nhanh, với thủ đoạn tinh vi có diễn biến vơ phức tạp Các đối tượng gây án có xu hướng hình thành băng, nhóm, hoạt động lưu động, liên tỉnh, liên huyện, xã gây án liên tục với phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày manh động liều lĩnh…, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự địa bàn tỉnh Nguyên nhân chủ yếu việc áp dụng biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, việc phát làm hạn chế nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm địa bàn tỉnh quan chức yếu kém, chưa thực cứng rắn Để kịp thời có biện pháp nhằm tăng cường nâng cao hiệu cơng tác phòng chống tội phạm, Ủy ban nhân dân tỉnh thị: Công an tỉnh - Phối hợp với Sở Tư pháp tiếp tục chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm tệ nạn xã hội đạo triển khai thực có hiệu Nghị số 63/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 Quốc hội tăng cường biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm - Nắm tình hình, quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng, đối tượng hoạt động lưu động, băng, nhóm tội phạm; chủ động phối hợp triển khai đồng biện pháp phòng ngừa, biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, triệt xố, kiên khơng để hình thành tội phạm có tổ chức, băng, nhóm tội phạm Tăng cường công tác bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã, đối tượng truy nã nguy hiểm đặc biệt nguy hiểm, không để đối tượng truy nã tiếp tục gây án thực hành vi phạm tội - Chỉ đạo tập trung lực lượng điều tra làm rõ vụ án xảy Nâng cao hiệu biện pháp kỹ thuật phòng, chống tội phạm; hiệu quả, chất lượng công tác khám nghiệm trường, giám định phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân cấp xác định án điểm tập trung điều tra, truy tố, xét xử để phòng ngừa răn đe tội phạm - Chỉ đạo quản lý chặt chẽ loại đối tượng tù tha, đặc xá không để đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội lẩn trốn Sở Tư pháp - Phối hợp với Sở Giáo dục, Sở Thơng tin Truyền thơng, Sở Văn hố, Thể thao Du lịch, Đài Phát - Truyền hình tỉnh, Báo thực có hiệu cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống tội phạm tệ nạn xã hội địa bàn tỉnh; đồng thời, thường xuyên tổ chức đổi nội dung, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức cấp, ngành trách nhiệm cơng dân phòng, chống tội phạm Thường xuyên thông báo, cảnh báo phương thức, thủ đoạn hoạt động tội phạm để quan, tổ chức, doanh nghiệp nhân dân cảnh giác, phòng tránh lên án, tố giác Sở Lao động – Thương binh xã hội Phối hợp với Công an tỉnh tiếp tục thực kế hoạch phòng, chống tội phạm cán bộ, cơng chức, viên chức, công nhân, lao động Phối hợp với Sở giáo dục, Công an tỉnh, Cán trại giam giáo dục tốt đối tượng thi hành án phạt trại giam, tạo điều kiện cho người phạm tội tù tái hòa nhập cộng đồng, tạo công ăn việc làm cho họ để giảm thiểu vụ án tái phạm xảy UBND huyện thành phố - Chỉ đạo ngành, đoàn thể, UBND xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền để quan, đơn vị, trường học đóng địa bàn tầng lớp nhân dân nâng cao cảnh giác; lên án, tố giác tội phạm; kịp thời thông báo cho quan Công an để điều tra, truy bắt đối tượng - Chỉ đạo lực lượng có liên quan tuần tra, kiểm sốt công khai địa điểm tập trung nhiều đối tượng khả nghi, nhiều vụ án xảy nhằm phát ngăn chặn kịp thời vụ phạm tội; nắm tình hình, quản lý chặt địa bàn, đối tượng; áp dụng đồng biện pháp phòng ngừa, đấu tranh; tập trung điều tra vụ án xử lý nghiêm đối tượng phạm tội theo quy định pháp luật - Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức trị - xã hội tỉnh xây dựng, nhân rộng mơ hình, điển hình tiên tiến xây dựng xã, phường, thị trấn, quan, đơn vị, trường học an tồn, khơng có tội phạm Vận động đồn viên, hội viên, niên tham gia phòng, chống tội phạm; tổ chức cho đoàn viên, hội viên cam kết thân gia đình khơng liên quan, tiếp tay bao che cho tội phạm Yêu cầu Thủ trưởng Sở Tư pháp, Sở Lao động – Thương binh xã hội, Sở Giáo dục, Sở Thông tin Truyền thơng, Sở Văn hố, Thể thao Du lịch, ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, quan, đơn vị có liên quan đề nghị tổ chức trị - xã hội tỉnh nghiêm túc triển khai thực nội dung Chỉ thị Chỉ thị có hiệu lực kể từ ngày kí Nơi nhận: … Lưu: TM.ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH

Ngày đăng: 19/12/2017, 07:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan