Hiệu quả hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (LV thạc sĩ)Hiệu quả hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (LV thạc sĩ)Hiệu quả hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (LV thạc sĩ)Hiệu quả hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (LV thạc sĩ)Hiệu quả hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (LV thạc sĩ)Hiệu quả hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (LV thạc sĩ)Hiệu quả hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (LV thạc sĩ)Hiệu quả hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (LV thạc sĩ)Hiệu quả hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (LV thạc sĩ)Hiệu quả hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (LV thạc sĩ)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN NGỌC TUẤN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI- NĂM 2016
Trang 2Văn phòng HĐND và UBND có nhiệm vụ và vai trò vô cùng quan trọng trong công việc quản lý, chỉ đạo, điều hành các công việc dưới sự chỉ đạo của các cán bộ đứng đầu HĐND, UBND Chính vì lẽ đó, công việc cấp thiết trước mắt đối với khối văn phòng là phải nâng cao hiệu quả hoạt động, có phương thức điều hành khoa học, biện pháp kỹ thuật thích hợp
Trong thời gian qua, hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND thành phố Vĩnh Yên đã hoạt động có hiệu quả, văn phòng làm khá tốt các công tác chức năng nhiệm vụ được giao Mặc dù vậy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Cơ chế phối hợp chưa tốt, sự phân công công việc còn có sự chồng chéo, bỏ trống, quy chế làm việc chưa chặt chẽ,…đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND thành phố Vĩnh Yên Trước những tình hình thực tế đang diễn ra, bên cạnh đó nhận thấy chưa có đề tài nghiên cứu về hoạt động của Văn phòng HĐND, YBND thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nên tôi đã chọn đề tài:
“ Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Lưu Kiếm Thanh ( 2009) “ Hành chính văn phòng trong cơ quan nhà nước” Nxb thống kê, Hà Nội; Lưu Kiếm Thanh ( 2009) “ Nghiệp vụ hành chính văn
phòng”,Nxb thống kê, Hà Nội; Nguyễn Hữu Thân ( chủ biên) , “ Quản trị hành chính văn phòng”, NXb thống kê, Hà Nội; Học viện hành chính Quốc gia ( 2006 )
Trang 3“ Điều hành công sở hành chính Nhà nước”, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội;
Nguyễn Đăng Thành ( chủ biên ) ( 2013), “ Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý
hành chính Nhà nước những thành tựu trên thế giới và ứng dụng Việt Nam”, Nxb
Lao động; Nguyễn Văn Thâm ( 2001), “ Tổ chức điều hành hoạt động của các công
sở”, Nxb lao động; Nguyễn Văn Thâm (2001) “ Tổ chức điều hành hoạt động của các công sở” , Nxb chính trị Quốc gia.; Thái Thùy Linh (2010) “ Nâng cao năng lực
điều hành văn phòng UBND quận Hà Đông trong bối cảnh hiện nay”, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công Học viện hành chính Hà Nội…
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên những lý luận khoa học và tình hình thực tiễn về hoạt động của Văn phòng HĐND-UBND thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, đề tài đánh giá những kết quả đã đạt được, những hoạt động còn hạn chế để tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng HĐND – UBND thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và làm rõ một số vấn đề lý luận khoa học và thực tiễn về công tác văn phòng nói chung
+ Phân tích tình hình hoạt động của văn phòng HĐND – UBND của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Đánh giá tình hình thực tế, những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình hoạt động của Văn Phòng HĐND – UBND trên địa bàn
+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng HĐND – UBND thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động của Văn phòng HĐND –
UBND thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các hoạt động của Văn phòng
HĐND – UBND thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và phân tích tình hình hoạt động của Văn phòng HĐND – UBND thành phố trong giai đoạn 2012 - 2015 để đánh giá kết quả đã đạt được, những hoạt động còn hạn chế để tìm ra nguyên nhân
Trang 4và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng HĐND – UBND thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2016 – 2020
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận:
5.2 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu khoa học, phương
pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, phương pháp thống kê, mô tả, phương pháp đối chiếu so sánh…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý nắm rõ các vấn đề về văn phòng
và hoạt động của Văn phòng HĐND – UBND một cách hệ thống và khoa học nhất
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm cơ sở để Văn phòng HĐND – UBND thành phố Vĩnh Yên nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thực tế;
- Luận văn bảo vệ thành công có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Văn phòng HĐND – UBND thành phố Vĩnh Yên, các cơ quan tổ chức khác khi tiến hành hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động
- Những dữ liệu thực tiễn về hoạt động của Văn phòng cấp huyện nói chung và Văn phòng HĐND – UBND thành phố Vĩnh Yên nói riêng có thể giúp các nhà hoạch định chính sách tham khảo để xây dựng chính sách phù hợp với thực tiễn
hơn
7 Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động của văn phòng hội đồng
nhân dân - uỷ ban nhân dân cấp huyện;
Chương 2: Thực tiễn hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban
nhân dân thành phố Vĩnh Yên;
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn
phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên
Trang 5Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - UỶ BAN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN 1.1 Những vấn đề chung về văn phòng
1.1.1 Quan niệm về văn phòng, văn phòng HĐND – UBND cấp huyện
* Văn phòng có thể hiểu một cách đơn giản theo như quan sát của mỗi người trong đời sống thực tế thường hay bắt gặp, văn phòng là trụ sở làm việc, là địa điểm giao tiếp đối nội, đối ngoại của các cơ quan, đơn vị do văn phòng thường gắn với một địa điểm cụ thể, gắn liền với tên của cơ quan, đơn vị đó Tại văn phòng, các công việc hàng ngày, hành chính của các cơ quan, đơn vị liên quan đến công văn, giấy tờ, con dấu hoặc các công việc phục vụ, hậu cần, bảo vệ…được thực hiện Có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về văn phòng, nhưng có thể hiểu theo một nghĩa chung nhất đó là: Văn phòng là một bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, doanh nghiệp; là nơi thu thập và xử lý thông tin hỗ trợ cho hoạt động quản lý; là nơi chăm
lo mọi lĩnh vực dịch vụ hậu cần, đảm vảo các điều kiện vật chất cho hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức
* Hiệu quả hoạt động của văn phòng là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của văn phòng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra
* Hiệu quả của hoạt động hành chính là kết quả quản lý đạt được của bộ máy hành chính trong sự tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan
hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội Hiệu quả của nền hành chính được thế hiện trên các phương diện: đạt mục tiêu quản lý hành chính tối đa với mức độ chi phí các nguồn lực nhất định;đạt mục tiêu nhất định với mức độ chi phí các nguồn lực tối thiểu; đạt mục tiêu không chỉ tỏng quan hệ với chi phí nguồn lực mà còn trong quan hệ với hiệu quả xã hội
Trang 6* Văn phòng HĐND – UBND cấp huyện
Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu tổng hợp, cung cấp thông tin phục vụ quản
lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND Văn phòng HĐND và UBND có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng UBND thành phố
Về tổ chức, văn phòng HĐND và UBND huyện có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng Tổ chức biên chế của Văn phòng HĐND và UBND huyện
do Chủ tịch UBND huyện quyết định trong tổng biên chế được giao
Vai trò của văn phòng HĐND và UBND huyện là làm trung gian giữa lãnh đạo với các bộ phận có liên quan, một số phòng ban, cơ quan trong huyện, là nơi chuyển giao các công việc giữa cá nhân và lãnh đạo Văn phòng được ví là cửa ngõ của UBND và HĐND cấp huyện bởi vì đối với mỗi tổ chức này, luôn có mối quan
hệ đối nội, đối ngoại thông qua các văn bản hệ thống đi đến và văn bản nội bộ Mặt khác, văn phòng cũng được ví là nơi cung cấp các dịch vụ tổng hợp giúp ích cho UBND và HĐND Bên cạnh đó văn phòng HĐND và UBND cấp huyện là nơi tiếp nhận các mối quan hệ nhất là mối quan hệ đối ngoại
1.1.2 Chức năng của văn phòng HĐND – UBND cấp huyện
Thứ nhất, chức năng tham mưu, tổng hợp
Nghị định 14 đặt vị trí hàng đầu của Văn phòng là "tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động của UBND với yêu cầu: tham mưu tổng hợp; tham mưu, giúp
và tham mưu cho Nhiệm vụ lớn nhất và khó khăn nhất của văn phòng là: "tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động của UBND" Tham mưu tổng hợp có nghĩa
là tham mưu ngay chính trong nhiệm vụ tổng hợp, vì tổng hợp hàm chứa chất liệu tham mưu đề xuất giải pháp xử lý công việc ngay trong công tác tổng hợp chứ
Trang 7không phải tổng hợp riêng rẽ Việc tham mưu tổng hợp bao gồm cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, quốc phòng địa phương, tài nguyên, môi trường Nhiệm vụ "Tham mưu, giúp UBND cấp huyện về công tác dân tộc" Đây là nhiệm vụ mới có nghĩa là nhà nước xác định vị trí, ý nghĩa đặc biệt của vấn đề dân tộc trong tình hình hiện
Nhiệm vụ "tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành" giúp Chủ tịch hoàn thành nhiệm vụ, Văn phòng có trách nhiệm tham mưu "trúng việc và đúng người" vì Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND Nhiệm vụ cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND
và các cơ quan nhà nước ở địa phương"
Nhiệm vụ cuối cùng, là: "Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND” Ngoài ra, văn phòng UBND – HĐND huyện còn "cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND
Thứ hai, chức năng hậu cần
Mọi hoạt động hậu cần gắn liền với việc sử dụng cơ sở vật chất, chuẩn bị các chương trình, hoạt động phục vụ chung trong văn phòng đều được cấp trên có thẩm quyền hướng dẫn, quy định cụ thể, có định mức rõ ràng trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến hoạt động tài chính hay số lượng cũng như chất lượng gắn liền với các hoạt động nhiệm vụ
1.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn
* Đối với chức năng là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân
Văn phòng trình UBND huyện chương trình làm việc, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của UBND huyện Đôn đốc, kiểm tra các phòng, ban chuyên môn, UBND cấp xã, thị trấn, công tác phối hợp giữa các phòng chuyên môn, UBND xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; Thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND và
Trang 8Chủ tịch UBND huyện theo quy định của pháp luật Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất được giao theo quy định của pháp luật…
* Đối với việc tổ chức phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ban của HĐND và đại biểu Hội đồng nhân dân huyện thì Văn phòng
HĐND và UBND huyện tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của HĐND, Thường trực HĐND;
tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân điều hành công việc chung; điều hoà, phối hợp hoạt động các Ban của Hội đồng nhân dân; bảo đảm việc thực hiện quy chế hoạt động, giúp Thường trực HĐND xây dựng chương trình, tổ chức phục
vụ kỳ họp HĐND; đôn đốc cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ các
kỳ họp
1.2 Nội dung hoạt động của văn phòng HĐND – UBND cấp huyện
1.2.1 Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan
Lập kế hoạch, xây dựng chương trình là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra Bằng việc sắp xếp, bố trí các công việc, các hoạt động, các giải pháp để sử dụng và phối hợp các nguồn lực theo trình tự thời gian, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và đạt tới các mục tiêu của mỗi tổ chức, cơ quan hay cá nhân đó Cần xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm Việc làm kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai
Văn phòng phải trực tiếp xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, hàng năm cho chính văn phòng và cho lãnh đạo cơ quan trực thuộc triển khai kế hoạch đó để tránh được việc chồng chéo, trùng lặp các công việc hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của công việc Sau cùng, văn phòng cần phải thưởng xuyên tổng kết các công việc đã làm, đã thực hiện được, những kế hoạch còn tồn đọng và lý do liên quan để có kế hoạch thực hiện bổ sung kịp thời
Trang 91.2.2 Thu thập, xử lý, quản lý và sử dụng các thông tin chung
Trong công tác quản lý hành chính Nhà nước thì thông tin là phương tiện để ra các quyết định, xác định phương hướng, chỉ đạo sát thực với thực tế, nâng cao hiệu quả hoạt động
Văn phòng HĐND – UBND huyện luôn cần hiểu, biết chính xác nhu cầu thông tin phục vụ quản lý Xác định được đối tượng có nhu cầu cần được cung cấp thông tin và sử dụng thông tin Tìm hiểu chính xác nguồn thông tin để khai thác, thu thập, cung cấp hợp lý, đúng lúc, đúng mục đích, phù hợp với quy định của pháp luật
Trong việc xử lý thông tin cần loại bỏ thông tin nhiễu, liên kết thông tin theo những mối liên hệ bản chất, vốn có, nhằm rút ra những thông tin thật sự có giá trị, phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ quản lý hành chính
Trong quy trình xử lý thông tin diễn ra các hoạt động và các phương pháp cơ bản sau: Tiếp nhận thông tin Tóm lược thông tin Xác nhận, kiểm tra độ tin cậy của thông tin thu thập từ các nguồn tin khác nhau Phân tích, tổng hợp, kiến nghị giải quyết
1.2.3 Soạn thảo, phát hành, quản lý văn bản
Văn bản hành chính là văn bản của các cơ quan nhà nước dùng để ghi chép, truyền đạt các quyết định quản lý và các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý theo đúng thể thức, thủ tục, và thẩm quyền luật định Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của UBND huyện và cơ quan trực thuộc UBND huyện bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
* Nguyên tắc soạn thảo văn bản quy định:
- Nội dung văn bản phải hợp hiến, hợp pháp
- Văn bản phải được soạn thảo đúng thể thức
- Văn bản phải được soạn thảo đúng thẩm quyền quy định
Trang 10- Văn bản phải đảm bảo tính khả thi
- Văn bản phải được trình bày bằng phong cách hành chính công vụ
1.2.4 Lưu trữ
Công việc lưu trữ bao gồm: phân loại, chọn lọc, đánh giá, sắp xếp thông tin một cách có hệ thống theo những phương pháp khoa học nhằm bảo quản an toàn và phục vụ việc kiểm tra, điều tra khi cần, hoặc công tác tra cứu thông tin, khai thác sử dụng thông tin có hiệu quả phục vụ nhu cầu khác nhau của văn phòng Các thông tin, tài liệu lưu trữ bao gồm: bản chính, bản gốc của những tài liệu có giá trị được lựa chọn từ trong toàn bộ khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các
cơ quan, tổ chức và cá nhân, được bảo quản trong các kho lưu trữ để khai thác phục
vụ cho các mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, lịch sử… của toàn xã hội Trong trường hợp không còn tài liệu bản chính, bản gốc thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp
Nghiệp vụ lưu trữ sẽ bao hàm các nội dung về tổ chức bộ phận, nhân sự làm công tác lưu trữ trong cơ quan và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản hướng dẫn về công tác lưu trữ; thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ, cuối cùng là kiểm tra, đánh giá về công tác lưu trữ
1.2.5 Tổ chức giao tiếp, đối nội, đối ngoại
Đây là nhiệm vụ quan trọng, trong đó có tổ chức các phòng làm việc, tiếp khách và sắp xếp nhân lực phù hợp với từng loại công việc của cơ quan Mức độ giao tiếp của nhân viên trong văn phòng có thể là rộng hoặc hẹp, nhiều hoặc ít và chủ yếu diễn ra tại văn phòng và do văn phòng tổ chức Yêu cầu chung đặt ra trong giao tiếp, đối nội, đối ngoại là: công việc lễ tân, tiếp khách phải đảm bảo tính trang trọng, văn minh, lịch sự nhưng phải đảm bảo sự tiết kiệm, thực thi đúng quy định, chế độ, quy chế của cơ quan
Trang 111.2.6 Bảo quản vật tư, tài sản, kinh phí cho cơ quan
Trong văn phòng HĐND – UBND cấp huyện, mọi đồ dùng, thiết bị, các tài liệu được văn phòng nắm giữ cũng như kinh phí hoạt động được Nhà nước giao cho hàng năm cần phải được bảo quản, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả Việc đảm bảo về vật chất và kinh phí chính là đảm bảo việc diễn ra các hoạt động trong cơ quan
1.2.7 Tổ chức hội họp
Họp là một hình thức của hoạt động quản lý nhà nước, một cách thức giải quyết công việc, thông qua đó thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện sự chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành hoạt động mọi công việc giải quyết các công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của cơ quan mình theo quy định của pháp luật
Mục tiêu của hội họp là để tạo cơ hội cho các thành viên tham gia được thảo luận, tranh luân, tranh đấu về những những vấn đề/chủ đề thiết yếu được nêu ra, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, lấy ý kiến của một nhóm sau khi đã bàn bạc Là nơi đưa ra các quyết định quyết đoán và cam kết tập thể nhằm phát huy dân chủ nói chung và cụ thể là thực hiện các quy chế dân chủ
1.3 Mối quan hệ giữa văn phòng HĐND – UBND cấp huyện và các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện
Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện được quy định rõ theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bao gồm: phòng nội vụ, phòng tư pháp, phòng Tài chính – kế hoạch, phòng tài nguyên và môi trường, phòng lao động - Thương binh và xã hội, phòng văn hóa và thông tin, phòng GD&ĐT, phòng y tế, thanh tra huyện, văn phòng HĐND – UBND cấp huyện
Trang 12Trong hệ thống hành chính nhà nước, các cơ quan có mối quan hệ mật thiết với nhau, đặc trưng của mối quan hệ này đó là: Mang tính quyền lực đặc biệt là tình hình tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương, ngoài ra có tính hệ thống thức bậc chặt chẽ, chuyên môn hóa về nghề nghiệp cao
Điển hình của mối quan hệ giữa Văn phòng HĐND và UBND huyện và bộ phận văn thư của phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện là mối quan hệ hướng dẫn giúp đỡ lẫn nhau, còn mối quan hệ giữa Văn phòng HĐND và UBND huyện với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện là mối quan hệ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc của UBND huyện
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của văn phòng HĐND – UBND cấp huyện
1.4.1 Môi trường bên trong
Thứ nhất, tổ chức văn phòng
Thứ hai, nguồn nhân lực
Thứ ba, cơ chế làm việc
Thứ tư, điều kiện làm việc
1.4.2 Môi trường bên ngoài
Thứ nhất, các chính sách, pháp luật
Thứ hai, điều kiện kinh tế- xã hội
1.5 Quản trị văn phòng HĐND – UBND cấp huyện
1.5.1 Khái niệm quản trị văn phòng
Quản trị là sự phối hợp tất cả các tài nguyên, thông qua tiến trình: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra Việc quản trị
văn phòng bao gồm nhiều công việc quan trọng bao gồm công tác hoạch định,
xây dựng chương trình, mục tiêu chiến lược, kế hoạch hoạt động; tổ chức: (organizing), lãnh đạo (leading) và kiểm soát (controlling)
Trang 13Quản trị hành chính văn phòng là việc hoạch định, tổ chức, phối hợp, tiêu chuẩn hóa và kiểm soát các hoạt động xử lý thông tin Có thể nói, quản trị văn phòng là các công việc cụ thể hàng ngày liên quan tới hoạt động tổ chức, quản lý, điều hành một văn phòng nhằm giải quyết hiệu quả, chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đó
1.5.2 Chức năng quản trị văn phòng
Với mỗi chức năng quản trị nhằm thực hiện những mục tiêu khác nhau như: đối với chức năng hoạch định nhằm đề ra các mục tiêu công việc cụ thể, xác định các biện pháp thực hiện và soạn thảo thành các kế hoạch để triển khai trong văn phòng Trong tổ chức nhằm tuyền chọn, huấn luyện, sắp xếp bộ máy nhân sự của văn phòng nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu công việc Việc lãnh đạo là việc phân công nhiệm vụ, hướng dẫn, động viên, tạo động lực cho nhân viên văn phòng thực hiên tốt nhiệm vụ đã xác định trong kế hoạch Và cuooics cùng chức năng kiểm soát là theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện công việc trên thực tế, phát hiện các vấn đề phát sinh và đề ra các biện pháp xử lý kịp thời
1.5.3 Nội dung quản trị văn phòng:
Trong công tác quản trị văn phòng, nội dung cơ bản các công việc thực hiện bao gồm:
+ Lập kế hoạch quản trị văn
+ Xây dựng quy chế văn phòng
+ Xây dựng và tiến hành cơ cấu tổ chức văn phòng hợp lý
+ Phân công công việc và tổ chức phối hợp các bộ phận, phòng ban
+ Xây dựng và đổi mới quy trình thực hiện các nghiệp vụ của văn phòng + Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động văn phòng
+ Xây dựng hệ thống thông tin và hệ thống thông tin quản lý của văn phòng + Xây dựng văn hóa tổ chức tích cực, hỗ trợ tốt cho các vấn đề phát sinh trong thực tế
+ Cung cấp và đảm bảo các điều kiện làm việc cho văn phòng
Trang 141.6 Khái niệm hiệu quả hoạt động và những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Văn phòng HĐND – UBND cấp huyện
1.6.1 Khái niệm hiệu quả
Khái niệm “hiệu quả” trong phạm vi quản lý hành chính nhà nước được hiểu
là mối tương quan giữa kết quả thu được tối đa so với chi phí thực hiện kết quả đó ở mức tối thiểu
1.6.2 Những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Văn phòng HĐND – UBND cấp huyện
Hiệu quả hoạt động của công tác văn phòng nói chung bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau:
Một là: Ảnh hưởng đến công tác Văn phòng chính là con người làm việc trong
cơ quan Nếu cán bộ trong cơ quan hiểu rõ và hỗ trợ cho công tác văn phòng thì hoạt động của Văn phòng sẽ được thực hiện thuận lợi và ngược lại
Hai là: Hoạt động của Văn phòng là lệ thuộc vào quy chế hoạt động của cơ quan nói chung và các quy định về công tác Văn phòng nói riêng
Ba là: Nó bị chi phối bởi các tổ chức cơ quan Cơ quan càng có nhiều đơn vị bên trong thì công việc càng phức tạp Nhưng cũng có khi công việc văn phòng bị chi phối ngay cả những trường hợp cơ quan không có nhiều đơn vị mà là do chức năng của đơn vị được phân định chưa rõ ràng
Bốn là: Thiết bị Văn phòng là điều kiện quan trọng của công việc, làm ảnh hưởng đến năng suất lao động hành chính trong cơ quan
Do vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động Văn phòng HĐND – UBND cấp huyện có thể dựa trên một số tiêu chí cụ thể sau:
Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Văn phòng
Việc quy chế hóa và mức độ quy chế hóa của các hoạt động của Văn phòng
Sự phù hợp về cơ cấu tổ chức