1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

THIẾT KẾ TRANG TRÍ NỘI THẤT CĂN HỘ CHUNG CƯ CAO CẤP TỪ CÁC SẢN PHẨM GỖ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

157 590 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 4,79 MB

Nội dung

THIẾT KẾ TRANG TRÍ NỘI THẤT CĂN HỘ CHUNG CƯ CAO CẤP TỪ CÁC SẢN PHẨM GỖ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BẢO QUỐC THIẾT KẾ TRANG TRÍ NỘI THẤT CĂN HỘ CHUNG CƯ CAO CẤP TỪ CÁC SẢN PHẨM GỖ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 102010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BẢO QUỐC THIẾT KẾ TRANG TRÍ NỘI THẤT CĂN HỘ CHUNG CƯ CAO CẤP TỪ CÁC SẢN PHẨM GỖ Chuyên ngành: Kỹ thuật máy, thiết bị và công nghệ gỗ giấy Mã số : 60.52.24 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn khoa học: 1. TS. HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG 2. ThS. NGUYỄN XUÂN PHÚC Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 102010 i THIẾT KẾ TRANG TRÍ NỘI THẤT CĂN HỘ CHUNG CƯ CAO CẤP TỪ CÁC SẢN PHẨM GỖ NGUYỄN BẢO QUỐC Hội đồng chấm luận văn: 1. Chủ tịch: PGS. TS. ĐẶNG ĐÌNH BÔI Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM 2. Thư ký: TS. HOÀNG XUÂN NIÊN Trường ĐH Lâm Nghiệp cơ sở II 3. Phản biện 1: PGS. TS. HỒ XUÂN CÁC Hội Khoa học lâm nghiệp 4. Phản biện 2: TS. PHẠM NGỌC NAM Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM 5. Ủy viên: TS. HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM i i LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên Nguyễn Bảo Quốc, sinh ngày 19 tháng 03 năm 1981 tại Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp PTTH tại Trường trung học phổ thông cấp II III Long Thới, H. Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999. Tốt nghiệp Đại học ngành Chế biến lâm sản năm 2004, hệ chính quy Trường đại học Nông Lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, tôi làm việc tại công ty XNK XD Á Châu, Địa chỉ km 1881, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương. Tháng 6 năm 2006, tôi theo học Cao học ngành Kỹ thuật máy, thiết bị và công nghệ gỗ giấy, tại Trường đại học Nông Lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Điạ chỉ liên lạc: 31, Ấp I, Hiệp Phước, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0918051610 Email: mrquoc.t.rgmail.com. ii i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người viết Nguyễn Bảo Quốc iv CẢM TẠ Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận sự giúp đỡ của: Quyù thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Các thầy cô bộ môn Chế biến lâm sản, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Giám đốc Công ty XNK XD Á Châu (Nguyễn Văn Liêm) và người cộng sự KTS. Nguyễn Cửu Long thuộc đơn vị tư vấn thiết kế cùng toàn thể công nhân thi công lắp đặt công trình căn hộ The Panorama 13 B6a 2 3, công nhân công ty XNK XD Á Châu. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tụy, nhận xét góp yù của TS. Hoàng Thị Thanh Hương giảng viên Khoa Lâm Nghiệp Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, ThS. Nguyễn Xuân Phúc giảng viên chính Khoa Nội Thất Trường đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp và ủng hộ nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp, các bạn sinh viên đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. v TÓM TẮT Đề tài Thiết kế trang trí nội thất căn hộ chung cư cao cấp từ các sản phẩm gỗ được tiến hành tại căn hộ 13 B6a 2 3 chung cư cao cấp The Panorama thuộc khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ 01 8 2009 đến 01 4 2010. Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp chuyên gia, khảo sát, phỏng vấn,... và kết hợp với các phần mềm như Autocad, 3Dmax, Photoshop,... để thiết kế và xây dựng mô hình thiết kế. Kết quả khảo sát một số chung cư cao cấp ở khu đô thị mới PMH, Q7, TP. HCM, như Garden Plaza I, Sky Garden III, The Panorama, Cảnh Viên 2, cho thấy một số chủng loại, kiểu dáng sản phẩm gỗ ưa dùng trong không gian nội thất trong những căn hộ của các chung cư cao cấp. Việc chọn lựa sản phẩm gỗ để TTNT là một xu hướng của thời đại, đã và đang phát triển mạnh trong tương lai đã xác định được những lỗi thiết kế trong TTNT của những căn hộ hiện hữu ở khu vực đô thị mới PMH, Q7, TP. HCM, thông qua việc đánh giá dựa trên bản vẽ mặt bằng kỹ thuật và dựng mô hình lyù thuyết trên máy tính (để có cơ sở lựa chọn phương án thiết kế). Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy độ chiếu nội thất về tự nhiên và nhân tạo đều đáp ứng được yêu cầu (độ chiếu phòng khách kết hợp phòng ăn: tự nhiên là 330,69 lx, nhân tạo là 505,71 lx; độ chiếu phòng ngủ 1: tự nhiên là 561,9 lx, nhân tạo là 316,48 lx; độ chiếu phòng ngủ 2: tự nhiên là 401,77 lx, nhân tạo là 295,68 lx; độ chiếu phòng ngủ master: tự nhiên là 314,12 lx, nhân tạo là 148,02 lx; độ chiếu phòng bếp: tự nhiên là 315,2 lx, nhân tạo là 630,41 lx); các gam màu phù hợp: gam màu đen + trắng của tường kết hợp với gam màu honey + trắng + wanut của sản phẩm gỗ ở phòng khách kết hợp phòng ăn; gam màu vàng nhạt + trắng của tường, màu trắng của gạch men kết hợp với gam màu trắng + honey của sản phẩm nội thất v i ở phòng ngủ 1; gam màu nóng của tường, màu trắng của gạch men kết hợp với màu trắng tinh khiết của sản phẩm nội thất ở phòng ngủ 2; gam màu tím của tường + màu nâu sẫm của ván sàn kết hợp với màu đen của sản phẩm gỗ ở phòng ngủ master; gam màu toàn trắng cho phòng bếp; kinh tế vừa túi tiền người sử dựng (tổng chi phí các sản phẩm gỗ dùng cho căn hộ là 4781,88 USD). Thiết kế TTNT căn hộ này đạt tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật, thẫm mỹ và chỉ tiêu cho một căn hộ chung cư cao cấp với nội thất cao cấp và sản phẩm gỗ nội thất cao cấp và rất phù hợp với mức thu nhập hiện tại của đa số bộ phận, thành phần kinh tế nhất định trong xã hội. Triển khai thành công được một không gian nội thất với phòng khách kết hợp phòng ăn, phòng ngủ, phòng bếp (căn hộ 13 B6a 2 3) đáp ứng đầy đủ các mục tiêu về thẩm mỹ, tiện nghi, tiện dụng, kinh tế. vi i SUMMARY Theme “interior decoration design for high class building apartment from wooden products” executed at Apartment 13 B6a 2 3 of High class building apartment of The Panorama at Phu My Hung New Urban Area, District 7, Ho Chi Minh City, from 01 August 2009 to 01 April 2010. This theme has been applied many research methods such as expert method, survey, interview,... along with software including Autocad, 3Dmax, Photoshop,... in order to design and build design model. The research result has showed that high class building apartments locating at Phu My Hung New Urban Area, District 7, Ho Chi Minh City have been surveyed, particularly Garden Plaza I, Sky Garden III, The Panorama, Canh Vien 2, some types and models of favorite wooden products in interior space of high class building apartments. Selection wooden products to decorate interior is one ageing trend that has been strongly developing, this has been determined design errors in interior decoration of existing apartments at Phu My Hung New Urban Area, District 7, Ho Chi Minh City. This matter also bases on evaluation upon technical space drawings and theory model on computer in order to select design method. Actual research result show natural and artificial interior light satisfying requirements (living room’s and dining room’s light is 330,69 lx (natural), and 505,71 lx (artificial); bed room 1’s light is 561,9 lx (natural) and 316,48 lx (artificial); bed room 2’s light is 401,77 lx (natural) and 295,68 lx (artificial); bed room master’s light is 314,12 lx (natural) and 148,02 lx (artificial); kitchen’s light is 315,2 lx (natural) and 630,41 lx (artificial)); suitable colors: black + white of wall combining with honey + white + wanut of wooden products at living room, bath room, and dinning room; light yellow and white of wall, white of enameled tile vi ii combining with white and honey of interior products at bed room 1; hot colors of wall, white of enameled tile combining with white of wooden products at bed room 2; violet color of wall and brown color of floor combining with black of wooden products at bedroom master; white at kitchen; total cost and expenses of wooden products will be USD 4781,88. Interior decoration design of this apartment meets quality and art standards as well as other targets of a high class apartment. In addition, price for wooden products is reasonable for current incomes of locals. Successfully develop interior space with guest room combining with dining room, bed room, kitchen (apartment 13 B6a 2 3) meeting fully economic, applicable, art, and decorative targets. ix MỤC LỤC CHƯƠNG TRANG Trang tựa Trang chuẩn y i Lý lịch cá nhân ii Lời cam đoan iii Cảm tạ iv Tóm tắt v Mục lục ix Danh sách các chữ viết tắt xii Danh sách các bảng xii Danh sách các hình xiii MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn. 2 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 TỔNG QUAN 4 2.1. Lịch sử thiết kế TTNT 4 2.2. Sự hình thành và phát triển thiết kế TTNT của nhà cao tầng trên thế giới 7 2.3. Sự hình thành và phát triển thiết kế TTNT của nhà cao tầng ở Việt Nam 10 2.3.1. Quá trình phát triển chung 10 2.3.2. Quá trình phát triển của chung cư và công tác thiết kế TTNT 12 2.4. Nhận xét và kết luận 14 x NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Nội dung nghiên cứu thiết kế TTNT 15 3.1.1. Khảo sát một số loại hình kiến trúc chung cư và thiết kế TTNT ở TP.HCM 15 3.1.2. Đề xuất các phương án thiết kế TTNT 20 3.1.3. Tính toán các chỉ tiêu mỹ thuật, kỹ thuật và kinh tế 20 3.1.4. Triển khai ứng dụng mô hình thiết kế một căn hộ 25 3.2. Phương pháp nghiên cứu thiết kế TTNT 25 3.3. Các nguyên tắc thẩm mỹ trong thiết kế TTNT 28 3.3.1. Cân bằng 28 3.3.2. Tiết điệu 29 3.3.3. Hài hòa 30 3.3.4. Hình dáng, hình thức 30 3.3.5. Trọng điểm 30 3.3.6. Tỷ lệ 31 3.3.7. Ánh sáng 31 3.3.8. Chất liệu màu sắc 31 3.3.9. Quy mô 31 3.4. Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế TTNT 32 3.4.1. Mục tiêu của thiết kế TTNT 32 3.4.2. Đồ dùng có công dụng và tiết kiệm tối đa 32 3.4.3. Không gian sử dụng trong căn hộ 33 3.4.4. Dựa vào kích thước không gian nội thất để tìm ra kích thước sản phẩm gỗ 35 3.4.5. An toàn trong thiết kế nội thất 36 3.4.6. Hành mộc trong thiết kế TTNT 36 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38 4.1. Kết quả khảo sát một số loại hình kiến trúc chung cư và thiết kế TTNT ở TP.HCM 38 4.1.1. Kết quả khảo sát thực tế một số căn hộ cao cấp tại khu vực TP. HCM 38 4.1.2. Kết quả khảo sát một số kiểu dáng sản phẩm gỗ dùng trong TTNT 50 x i 4.2. Lựa chọn phương án thiết kế TTNT 56 4.2.1. Lựa chọn phương án 56 4.2.2. Lựa chọn sản phẩm gỗ cho phương án 63 4.2.3. Dựng mô hình căn hộ theo phương án đã chọn (Căn hộ 13 B6a 2 3) 67 4.3. Kết quả phân tích và bảng thống kê các chỉ tiêu mỹ thuật, kỹ thuật, kinh tế 75 4.3.1. Chỉ tiêu mỹ thuật 75 4.3.2. Chỉ tiêu kỹ thuật 78 4.3.3. Chỉ tiêu kinh tế 80 4.4. Triển khai thi công thiết kế TTNT căn hộ 13 B6a 2 3 81 4.4.1. Công tác chuẩn bị trước khi thi công TTNT 81 4.4.2. Kết quả đạt được sau khi hoàn tất công tác thiết kế 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 5.1. Kết luận 90 5.2. Kiến nghị 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 96 xi i DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. KTS: Kiến trúc sư 2. NTTK: Nguyên tắc thiết kế 3. TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 4. TTNT: Trang trí nội thất 5. PMH: Phú Mỹ Hưng 6. WTO: (World Trade Organization) Tổ chức mậu dịch quốc tế 7. LCD: (Liquid Crystal Display) Màn tinh thể lỏng DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 3. 1: Trị số kiến nghị độ chiếu diện tích làm việc khác nhau 21 Bảng 3. 2: Trị số kiến nghị độ chiếu diện tích làm việc tối thiểu tại các phòng 21 Bảng 3. 3: Kich thước ba chiều thông dụng của một số sản phẩm gỗ 23 Bảng 3. 4: Bảng thống kê sản phẩm dự kiến lựa chọn thiết kế cho căn hộ 24 Bảng 3. 5: Phương pháp thực thi điều tra 26 Bảng 3. 6: Hình thức trả lời 27 Bảng 4. 1: Các mẫu sản phẩm lựa chọn cho phương án được chọn cho căn hộ 13 B6a 2 3 và hình chiếu tổng thể của các sản phẩm ở phụ lục 12 64 Bảng 4. 2: Kích thước ba chiều của các sản phẩm của căn hộ 79 Bảng 4. 3: Bảng thống kê sản phẩm đã lựa chọn thiết kế cho căn hộ 80 Bảng 4. 4: Bảng dự toán TTNT 81 Bảng 4. 5: Bảng tiến độ thi công TTNT 82 xi ii DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 4. 1: Hình vẽ phối cảnh 3D chung cư cao cấp Garden Plaza I 39 Hình 4. 2: Mặt bằng căn hộ kiểu A, B 40 Hình 4. 3: Mặt bằng căn hộ kiểu C, D 40 Hình 4. 4: Hình vẽ phối cảnh 3D chung cư cao cấp Sky Garden III 41 Hình 4. 5: Mặt bằng căn hộ kiểu A1, A2 41 Hình 4. 6: Mặt bằng căn hộ kiểu B1, B2 42 Hình 4. 7: Mặt bằng căn hộ kiểu C1, C2 42 Hình 4. 8: Mặt bằng căn hộ kiểu G1, G2 42 Hình 4. 9: Mặt bằng căn hộ Penthouse kiểu D1 43 Hình 4. 10: Mặt bằng căn hộ Penthouse kiểu D2 43 Hình 4. 11: Mặt bằng căn hộ Penthouse kiểu E1 43 Hình 4. 12: Mặt bằng căn hộ Penthouse kiểu E2 44 Hình 4. 13: Hình vẽ phối cảnh 3D chung cư cao cấp The Panorama 44 Hình 4. 14: Vị trí The Panorama trên bản đồ và mặt bằng tổng thể The Panorama 45 Hình 4. 15: Mặt bằng căn hộ kiểu A1, A2 45 Hình 4. 16: Mặt bằng căn hộ kiểu B1, B2 46 Hình 4. 17: Mặt bằng căn hộ kiểu C1, C2 46 Hình 4. 18: Mặt bằng căn hộ Penthouse kiểu PB1, PB2 46 Hình 4. 19: Hình vẽ phối cảnh 3D chung cư cao cấp Cảnh Viên 2 47 Hình 4. 20: Sơ đồ vị trí chung cư cao cấp Cảnh Viên 2 48 Hình 4. 21: Mặt bằng căn hộ kiểu A, A1 49 Hình 4. 22: Mặt bằng căn hộ kiểu B, B1 49 Hình 4. 23: Mặt bằng căn hộ kiểu C, C1 49 xi v Hình 4. 24: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ gỗ 50 Hình 4. 25: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ mây, tre 50 Hình 4. 26: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ kim loại 51 Hình 4. 27: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ kính 51 Hình 4. 28: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ da, vải 52 Hình 4. 29: Mặt bằng mẫu căn hộ kiểu B6 của căn hộ 15 B6 1 4 ở chung cư The Panorama (Phương án 1) 57 Hình 4. 30: Mặt bằng tầng 3 căn hộ chung cư The Panorama 58 Hình 4. 31: Mặt bằng tầng 4, 10, 16 căn hộ chung cư The Panorama 58 Hình 4. 32: Mặt bằng bố trí sản phẩm gỗ của căn hộ 15 B6 1 10 (phương án 2) 59 Hình 4. 33: Mặt bằng bố trí sản phẩm gỗ của căn hộ 15 B6 1 16 (phương án 3) 60 Hình 4. 34: Mặt bằng bố trí sản phẩm gỗ của căn hộ 13 B6a 2 3 (phương án 4) 61 Hình 4. 35: Mặt bằng bố trí sản phẩm gỗ đã được chọn thiết kế 66 Hình 4. 36: Mô hình 3D của căn hộ 13 B6a 2 3 68 Hình 4. 37: Mô hình phối cảnh 3D của căn hộ 13 B6a 2 3 69 Hình 4. 38: Mô hình phòng khách kết hợp phòng ăn 70 Hình 4. 39: Mô hình phòng ngủ 1 71 Hình 4. 40: Mô hình phòng ngủ 2 72 Hình 4. 41: Mô hình phòng master 73 Hình 4. 42: Mô hình phòng thay đồ thuộc phòng master 74 Hình 4. 43: Mô hình phòng bếp 75 Hình 4. 44: Hình ảnh phòng khách kết hợp phòng ăn 83 Hình 4. 45: Hình ảnh phòng ngủ 1 84 Hình 4. 46: Hình ảnh phòng ngủ 2 85 Hình 4. 47: Hình ảnh phòng ngủ master 86 Hình 4. 48: Hình ảnh khu thay đồ phòng ngủ master 87 Hình 4. 49: Hình ảnh phòng bếp 88 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, TP. HCM dần dần hòa nhập vào dòng chảy của nền văn minh hiện đại thế giới. Thành phố đang cần tiếp thu những công nghệ mới, phương pháp khoa học mới, những công nghệ tiên tiến, đón nhận vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển đô thị và qua đó nâng dần mức sống của người dân. Nhìn chung quá trình phát triển thành phố hiện nay là một quá trình chuyển hóa từ dạng sống “dàn trải” kiểu đô thị tiền công nghiệp, mật độ xây dựng thấp sang dạng sống “chồng tầng” (chung cư) mật độ cao theo mô hình đô thị thời “hậu công nghiệp”, “hậu hiện đại”. Với chính sách “mở cửa” kinh tế nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đã cho người nước ngoài vào khai thác tiềm năng đất đai, cũng như việc xây dựng ngày càng nhiều khu chung cư của các thành phần kinh tế trong nước. Việc xây dựng các khu chung cư cao cấp ở TP. HCM và việc TTNT trong các căn hộ của những chung cư này được xem như là một cuộc cải cách lớn về công nghệ, về tư duy trí tuệ rất phức tạp có liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Quy hoạch đô thị, môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Hòa cùng quá trình phát triển của việc thiết kế TTNT ta thấy có một loại vật liệu đã gắn bó từ lâu vào việc sử dụng của con người đó là vật liệu gỗ, nó được xem như là một ưu đãi của rừng đối với con người. Vì vậy, nó đã gắn kết với con người từ khi mới “khai thiên lập địa”. Trãi qua thời gian, con người dần đã sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau từ việc dùng để xây dựng cho đến trang trí và đã trở thành thói quen trong cuộc sống của mỗi con người. 2 Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, con người đã dần được cải thiện đời sống và đã được ăn ngon mặc đẹp. Song song đó là chỗ ở, nơi mà con người gắn cuộc đời của mình với nó để “an cư lạc nghiệp”. Nhưng nơi ở bây giờ không phải chỉ là chỗ để “che mưa, che nắng” mà là một không gian đẹp với kiến trúc và nội thất. Kết hợp với dòng chảy của trào lưu hiện đại là “thiết kế trang trí nội thất” mà hiện tại là model dùng sản phẩm gỗ để trang trí cho không gian ở của mình. Chính vì vậy mà việc “Thiết kế TTNT căn hộ chung cư cao cấp từ các sản phẩm gỗ” với các xu hướng vừa có nét cổ truyền dân tộc vừa mang phong cách hiện đại vừa có cá tính riêng biệt nhằm đem lại sự ấm cúng, sang trọng, sự bình yên, sử dụng hiệu quả và hài hòa giữa sản phẩm gỗ và không gian nội thất là vấn đề thực sự cần thiết và có ý nghĩa nhiều mặt. 1.2. Mục đích nghiên cứu Hướng tới một không gian ở gần gũi với thiên nhiên, mang phong cách thời đại, yên tĩnh mà sản phẩm chủ đạo được làm từ gỗ tự nhiên kết hợp với gỗ nhân tạo mang sắc thái mộc mạc. Bổ sung một hướng mới trong việc sử dụng gỗ cho ngành chế biến lâm sản, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, sử dụng hiệu quả diện tích nhà ở và nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm gỗ. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích và đánh giá một số loại hình kiến trúc chung cư cao cấp và thiết kế TTNT ở TP.HCM. Thiết kế và ứng dụng mô hình thiết kế cho một số căn hộ chung cư cao cấp. 1.4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn Ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung loại hình chung cư cao cấp với nội thất cao cấp phát triển ngày càng mạnh mẽ do sự gia tăng nhanh dân số và sự nhập cư vào các thành phố lớn ngày càng đông trong khi quỹ đất của mỗi quốc 3 gia là cố định. Từ thực tế trên đã sinh ra ngành TTNT nhằm phục vụ sự thỏa mãn về không gian ở cho những tầng lớp có tiền trong xã hội, từ yêu cầu đó đòi hỏi công tác thiết kế TTNT cần phải có một khuôn khổ thống nhất nhất định, một quy chuẩn, tiêu chuẩn chung cho tất cả các nước và khu vực cũng như toàn thế giới, từ đó học viên bắt đầu nghiên cứu đề tài này với yù nghĩa khoa học thực tiễn là làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo và triển khai ứng dụng được cho một số căn hộ ở các chung cư cao cấp. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Do có hạn về thời gian cũng như điều kiện thực hiện, đề tài giới hạn ở phạm vi nghiên cứu sau: + Lĩnh vực nghiên cứu: Thiết kế TTNT các sản phẩm từ gỗ. + Vật liệu nghiên cứu: Vật liệu gỗ (gỗ tự nhiên hay gỗ nhân tạo). + Thể loại công trình: Chung cư cao cấp. + Địa danh nghiên cứu và thực hiện đề tài: Đô thị mới phát triển tại TP.HCM (khu đô thị mới quận 2 và khu đô thị mới PMH quận 7). + Đối tượng nghiên cứu: Nội thất cao cấp cho căn hộ chung cư cao cấp. + Đối tượng sử dụng: Tầng lớp trung và thượng lưu, những người có thu nhập cao trong xã hội, độ tuổi năng động (nhỏ hơn 40 tuổi). 4 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. Lịch sử thiết kế TTNT Theo Pile (1995), xã hội bản địa cổ xưa vẫn tồn tại cho tới ngày nay thường dùng các loại nhà tạm, lều bạt, lều tuyết, lều tepee và lều yurt để giải quyết nơi ăn chốn ở, cùng với những vật liệu và những sản phẩm có sẵn, từ đó họ đem một ít vật dùng vào trong nội thất và sắp sếp chúng theo yù thích, công việc này đã đặt nền tảng cho ngành thiết kế nội thất ra đời như là một thực tiễn và hiển nhiên. Trải qua những nền văn minh khác nhau, con người đã xác định được những phương thức khác nhau để xây dựng nên những công trình công phu hơn, tạo nên những không gian nội thất mang phong cách riêng và cần thiết kế nội thất riêng biệt. Sự trang trí đồ đạc cũng tiến hóa theo cùng những nền văn minh đó, đã sáng tạo ra những sản phẩm nội thất phù hợp với những kiến trúc kèm theo cho phù hợp với những tập quán và nhu cầu sinh sống. Cùng với sự phát triển của những công trình ngày càng công phu đã làm cho ngành thiết kế nội thất phát triển như là kết quả tất yếu của thực tiễn. Xã hội công nghiệp hiện đại luôn tạo ra thêm những công nghệ mới, tiên tiến hơn, phức tạp hơn cả về bản chất của tòa nhà cũng như những mục tiêu công năng khác thì công việc thiết kế nội thất sẽ đem lại cho công trình một cái nhìn về tổng thể và đẹp. Mặc dù trong nền văn minh hiện đại luôn tồn tại cái được và mất nhưng con người luôn muốn có được một không gian nội thất tiện nghi, hữu dụng, tươi vui và phù hợp với tâm lyù là hiển nhiên và tất yếu. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, ngành thiết kế TTNT đã từng bước được cải thiện tốt hơn và trải qua những giai đoạn sau: 5 Thời kỳ phục hưng Thời kỳ Phục hưng bắt đầu ở Italy khoảng đầu thế kỷ XV và dần dần lan ra phía bắc tới nước Pháp và Anh, sau đó tới các vùng khác ở châu Âu, gồm có Đức, những quốc gia kém phát triển và Tây Ban Nha, ... và thời kỳ này được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn tiền kỳ, giai đoạn đỉnh cao và giai đoạn cuối. + Giai đoạn tiền kỳ: Tác phẩm Phục hưng thời kỳ đầu nổi bật bởi việc ứng dụng khá thận trọng chi tiết cổ điển La Mã vào các công trình mà ý tưởng phần lớn mang phong cách trung cổ. Cung điện ở Florentine và Nhà thờ Pazzi (1442), của Fillippo Brunelleschi (1377 1446) là một minh chứng cho giai đoạn này. Nhìn chung phong cách La Mã chỉ tập chung vào giới nhà giàu những người có tiền trong xã hội. + Giai đoạn đỉnh cao: Sự phát triển toàn diện của giai đoạn Phục hưng đỉnh cao đã có sự phức tạp hơn về ý niệm của kiến trúc La Mã. Minh họa cho giai đoạn này là nội thất cung điện Massimi (1535) ở Rome, ở nội thất này sản phẩm nội thất vẫn được dùng khá ít nhưng đã có sự gia tăng về chủng loại vì sức biểu cảm của các loại sản phẩm nội thất. Sự gạn lọc và trở thành tiêu chuẩn hóa của thực hành thiết kế Phục hưng, cùng với sự trải rộng về mặt địa lý, đã được các nhà lý thuyết kiến trúc cổ xúy như Leon Battista Alberti (1404 1472) và Andrea Palladio (1508 1580) phát triển lên mức cao nhất. Cả hai người không chỉ tạo ra những tác phẩm quan trọng mà còn viết sách minh họa. Những công trình kiến trúc tiêu biểu của hai nhà kiến trúc này là Giorgio (1566) và Redentore (1576), đều cùng ở Vinice. Nội thất của những công trình này luôn lấy cảm nhận về thức và sự cống hiến cho các chi tiết cổ điển để kiểm soát yù tưởng của các công trình chứa đựng những nội thất đó, điều đó cho thấy sự cố gắng tham khảo những nhà tấm vĩ đại của La Mã cổ đại. Sách viết cùng với những công trình của Palladio đã trở thành nền tảng biểu trưng cho thực hành giai đoạn Phục Hưng đỉnh cao, trở thành mô hình cho những thiết kế theo phong cách cổ điển cho những thế kỷ kế tiếp và ảnh hưởng của phong cách này vẫn còn xuất hiện cho tới ngày nay. 6 + Giai đoạn cuối (Baroque). Sự trang trí giàu biểu cảm, đôi khi quá thừa thãi của những không gian Baroque đã làm cho các nhà lịch sử nghệ thuật cuối thế kỷ đã bỏ qua giai đoạn này như là một sự sa sút. Những nhà lịch sử nghệ thuật hiện đại đã phục hồi giai đoạn Baroque đặc biệt chú yù đến không gian, hiệu ứng ánh sáng, cảm xúc hơn là những chi tiết trang trí. Những chi tiết cổ điển vẫn được sử dụng rộng rãi nhưng đã có sự biến đổi, thậm chí là bóp méo. Những công trình như nhà thờ Peter tại Rome (1624) do Gianlozenro Bernini (1598 1680) đảm nhiệm, nhà thờ Carlo Alle Quattro Fontane (1638 1641) và Ivo della Sapienza (khoảng 1642 1660), Francesco Borromini (1599 1667) ở Rome đã đưa ý tưởng Baroque về sự đa dạng của không gian lên đỉnh cao hơn. Thời kỳ chủ nghĩa Tân cổ điển Sự phức tạp của thiết kế Phục hưng muộn, sự cầu kỳ của không gian Baroque, và sự trang trí thuần thục của Rococo đã dẫn tới phản ứng là sự trở về của phong cách Phục hưng tiền kỳ như là sự tìm lại nguồn gốc của Hy Lạp và La Mã cổ điển. Những công trình có quy mô lớn của Ange Jacques Gabriel ở trước quãng trường Place De La Concorde, Paris được xem như là phong cách cách Louis XVI hay Tân cổ điển. Ngoài ra còn có Étienne Louis Boulleé (1728 1799) với công trình Bibliothèque Nationale ở Paris. Thời kỳ Victoria Đặc trưng của thiết kế Victoria là kiểu trang trí hoa mỹ, tỉ mỉ vay mượn từ bất kỳ những nguồn gốc lịch sử để tạo nên những nội thất thừa mứa và đông đúc. Nhưng sự thừa mứa này đã được bù đắp đôi chút nhờ tính độc đáo, cái đẹp chất phát trong thiết kế Victoria. Với sự ảnh hưởng của Gothic, Phục hưng, Đông phương trộn lẫn cùng với sự phát triển của những vật liệu mới tất cả tạo nên bước phát triển cho thời kỳ Victoria. Đặc biệt những nhà thiết kế ở thời kỳ này đã xử lyù trang trí gần với thực tế thẩm mỹ, công năng mạnh mẽ và là nền tảng cho thiết kế theo chủ nghĩa hiện đại trong thế kỷ XX. Trong thời kỳ này, nổi tiếng là trào lưu thẩm mỹ Art Nouveau xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và xuất hiện đầu tiên tại Bỉ, sau đó tới Pháp, Đức, Scotland, Tây 7 Ban Nha, ... Trào lưu này nổi bật là biết từ bỏ những tham khảo lịch sử, thay vào đó là sự khám phá táo bạo về những hình thức mới, sử dụng ngôn ngữ trang trí nguyên bản và giàu biểu cảm. Thiết kế Art Nouveau định hướng thời trang rất mạnh nhưng sau đó đã bị lãng quên, mãi đến gần đây mới được phục hồi và đã trở thành một đề tài nghiên cứu. Thế kỷ XX đến nay Những người được xem như là nhà tiên phong chủ chốt của chủ nghĩa hiện đại trong giai đoạn này là Frank Lloyd Wright (người Mỹ), Walter Gropius, Ludwig Mies Van Der Rohe và Le Corbusier (Châu Âu). Ở giai đoạn này ngành TTNT chú trọng vào việc tạo ra những căn phòng với các sản phẩm nội thất kiểu cổ (thật hay giả tạo) và những chi tiết liên quan thuộc về một trong số nhiều phong cách khác. Sự phát triển tích cực của thời kỳ Chiết trung trong thiết kế nội thất là sự xuất hiện của nghề chuyên môn được gọi là TTNT và Elsie De Wolfe (1865 1950) được xem như là nhà trang trí chuyên nghiệp đầu tiên. Những tác phẩm của những nhà thiết kế TTNT như Robsjohn Gibbings (1905 1976), Edward Wormley (sinh năm 1907) và William Pahlmann (sinh năm 1900) trong những năm 1930 1940 được xem như là những người đã làm cho trang trí thời kỳ Chiết trung phát triển. 2.2. Sự hình thành và phát triển thiết kế TTNT của nhà cao tầng trên thế giới Thiết kế TTNT là một trong những hoạt động của con người nhằm sáng tạo và làm đẹp môi trường sống của mình và có thể gọi là “ thiết kế hoàn cảnh nội thất” (Ngô Gia Hóa, 1994). Thời tiền sử cách đây khoảng một vạn năm, con người thường ở trong những hầm hố, hang đá thiên nhiên, ... không gian không phù hợp với cuộc sống của con người. Cho đến khoảng 5000 năm trở lại đây mới xuất hiện hoạt động TTNT thì con người mới có được một không gian ở dễ chịu và đẹp (Đặng Thái Hoàng, 1996). Từ khi xuất hiện nền văn minh thì hoạt động thiết kế TTNT của con người mới phát triển và không ngừng được nâng cao. Theo Nguyễn Hồng Thục và ctv (2003), trong quá trình phát triển của kiến trúc và xây dựng loại hình nhà cao tầng luôn gắn liền với sự phát triển của việc thiết 8 kế TTNT, các công trình cao tầng với nội thất tiện nghi được thể hiện qua các nền văn minh khác nhau từ Phương Đông sang Phương Tây, các công trình trước đây chủ yếu là đài kỷ niệm, không gian thờ cúng và tháp như đài kỷ niệm Kim Tự Tháp của Ai Cập với chân đế khá rộng và ăn sâu vào lòng đất, tháp Babel ở Babilon (358 TCN) cao 90 m, ngọn hải đăng Pharos ở Alexandria (280 TCN) cao 150 m, cây cột Trajan ở La Mã (98 SCN), tháp Damascus (707 SCN), cột Nelson ở Anh (1843), lâu đài Westminster ở Anh (1840 1867), tượng Rohdes, đền Maya ở Mexico... Chúng thường đánh dấu những mốc lịch sử quan trọng và có tính biểu tượng cao trong một quần thể kiến trúc hay đô thị vì ở thời kỳ này năng lực giải quyết vấn đề kiến trúc của con người và điều kiện vật chất còn hạn chế. Tuy nhiên, những công trình cổ điển lại có rất ít công năng sử dụng chủ yếu là kết cấu đặc, mang tính biểu tượng hơn là tạo ra những không gian sử dụng. Do đó, yếu tố TTNT chưa thể hiện rõ ở những công trình này. Mãi đến những năm giữa hai thế kỷ XIX và XX thì loại hình nhà cao tầng mới có được hình thái rõ rệt, đầu tiên là tòa nhà Home Insurance Building ở Chicago với 10 tầng cao 55 m (1885) do William La Baron Jenny xây dựng, tòa nhà Masonic Temple ở Chicago với 21 tầng cao 92 m (1892) do Burnham và Root xây dựng, cao ốc Flatiron Building của Daniel H. Burnham (21 tầng, 87 m), American Surety Building của Bruce Price (21 tầng, 91 m), Paul Building của George B. Post (26 tầng, 94 m), Park Row Building của Robertson (29 tầng, 117 m), Woolworth Building của Cass Gilbert ở Manhattan (60 tầng, 242 m), cao ốc Chrysler của William Van Alen (77 tầng, 319 m), ... Ở giai đoạn này, công việc thiết kế TTNT đã được coi trọng hơn. Ở Phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc dưới thời phong kiến như cung điện, biệt thự được trang hoàng lộng lẫy. Trong khi đó ở Phương Tây, thời kỳ văn nghệ Phục hưng, những người có địa vị trong xã hội đã làm cho nhà thờ, trang viện, dinh thự trở nên tráng lệ, không gian bên trong rất sang trọng. Vật liệu quý đắt tiền và sang trọng đều được tập trung sử dụng cho không gian nội thất. Sự tinh tế, khéo léo trong công nghệ thiết kế TTNT thời kỳ này đã làm phong phú thêm nội dung của công việc thiết kế TTNT, đã để lại cho đời sau một di sản lớn. 9 Nhu cầu xây dựng nhà cao tầng cũng như việc TTNT ngày càng tăng nhưng do sự suy sụp của thị trường tài chính thế giới nên đến tận cuối những năm 1940, nhà cao tầng mới được bắt đầu phát triển trở lại, cùng với sự phát triển công nghệ đã làm cho nhu cầu nhà ở đô thị tăng lên. Sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại với dấu ấn là thể loại cao ốc văn phòng, chung cư đã tạo ra các công trình như Lake Shore Drive năm 1951 (Mies Van De Rohe), Lever House năm 1952, (Skidmore, Owings và Merrill), Seagram Building năm 1958 (Mies Van De Rohe và Philip Johnson), John Hancock Center ở Chicago năm 1968 (Skidmore, Owings và Merill), World Trade Center ở New York năm 1973 (tòa tháp đôi của trung tâm thương mại thế giới) (Minoru Yamasaki), Sears Towe ở Chicago năm 1974 (Skidmore, Owings và Merrill), tòa tháp đôi Petronas năm 1996 ở Kuala Lumpur (Cesar Pelli). Các thành phố ở Bắc Mỹ được xem như là một trong những nguyên nhân tạo nên sự phát triển của cao ốc văn phòng, chung cư và TTNT vì nó gắn kết được mối quan hệ giữa cao ốc văn phòng, chung cư với công nghiệp hóa và kinh doanh bất động sản. Tương tự các thành phố của khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng đã có các chương trình phát triển loại hình nhà cao tầng, chung cư một phần là do sự tăng trưởng kinh tế. Các công trình cao tầng đáng chú yù trong 10 năm trở lại đây có tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur (Malaysia, cao 450 m), Ngân hàng Trung Hoa (369 m), trụ sở ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải ở Hồng Kông, Landmark Tower ở Yokohama (Nhật Bản, cao 296 m), Tokyo City Hall Complex (243 m) và Shinjuku Park Towe (233 m) ở Tokyo, OBU Center (Singapore, cao 280 m), Baiyoke Tower II ở Bangkok (320 m), Jin Mao Building ở Thượng Hải (421 m), ... Châu Âu với truyền thống đô thị ổn định và cổ kính, nhưng với việc tăng dân số và khan hiếm đất đai đã chứng kiến sự “xâm lược” của nhà cao tầng, chung cư vào trung tâm thành phố vào những thập niên 60 70. Công trình cao tầng đầu tiên ở Châu Âu là Torre Velasca của Roger ở Milan (1958), cao ốc Maine Montparnasse ở Paris (1973), cao ốc Messe Turm ở Frankfurt (1990). Nhưng Châu 1 0 Âu cũng đã tạo ra được xu hướng mới là xây dựng các cụm nhà cao tầng, các khu chung cư ở ngoại ô, tổ hợp cao tầng liên hoàn. So với Bắc Mỹ thì Mỹ La Tinh có sự phát triển loại hình nhà cao tầng chậm hơn, nhưng cũng có được thành tựu đáng kể, các chung cư, công trình cao tầng quan trọng chỉ tập trung ở các thành phố lớn có mật độ dân số cao như cao ốc PCT (1978), cao ốc Office Tower (1985) ở Caracac, cao ốc Detrolaos Mexicanos (1984) ở Mexico City, ... Trong giai đoạn này thế giới đã trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) đã mở đường cho việc phát triển của ngành thiết kế TTNT hiện đại, cùng với sự xuất hiện của vật liệu mới như sắt, thép, bê tông, các hàng dệt sản xuất đại trà, các sản phẩm công nghiệp và việc sản xuất các vật liệu tổng hợp với các kỹ thuật tương ứng đã làm đa dạng hóa nội dung của ngành TTNT. Thiết kế TTNT đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới nhất là những nước có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Hy Lạp, ... Trong đó việc sử dụng vật liệu gỗ trong thiết kế trang trí nội thất chỉ phát triển mạnh và rầm rộ vào những năm của thế kỷ XIX trở lại đây và những công trình này luôn gắn liền với tên tuổi của những người kiến trúc sư. 2.3. Sự hình thành và phát triển thiết kế TTNT của nhà cao tầng ở Việt Nam 2.3.1. Quá trình phát triển chung Theo Nguyễn Hồng Thục và ctv (2003), sự phát triển của chung cư cũng như việc TTNT ở Việt Nam phụ thuộc mạnh mẽ vào điều kiện kinh tế xã hội và được chia thành ba giai đoạn sau: Thời kỳ phôi thai: (1954 1960), ở miền Bắc Việt Nam hình thành một bộ phận lớn cán bộ, công nhân, viên chức xã hội chủ nghĩa cùng với nền kinh tế bao cấp của thời kỳ này đã tạo ra lối sống tập thể. Do đó, việc hình thành nên những khu tập thể theo nhu cầu này là tất yếu, đó là khu tập thể Nguyễn Công Trứ và khu tập thể Kim Liên ở Hà Nội (cao 4 5 tầng). 1 1 Thời kỳ phát triển: (1960 1975), sự phát triển nhanh chóng của các nhà máy xí nghiệp đã làm cho nhu cầu nhà ở tăng lên đột ngột. Do đó, để giải quyết nhu cầu này nhiều khu tập thể đã được xây dựng trong giai đoạn này như khu tập thể Trung Tự, Thành Công, Vĩnh Hồ, Giảng Võ, ... ở Hà Nội; khu chung cư Quang Trung ở Vinh; khu chung cư Phan Chu Trinh ở Thanh Hóa, ... (1975 1980) các khu tập thể nhiều tầng vẫn có được sự phát triển đáng ghi nhận, tiêu biểu là khu Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam ở Hà Nội. Thời kỳ tái phát triển: (1996 đến nay), Việt Nam chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của loại hình nhà chung cư sau hơn 10 năm không xây dựng do quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân trở lại của loại hình chung cư là sự gia tăng dân nhập cư vào các thành phố lớn trong điều kiện quỹ đất cố định. Do đó, để giải quyết vấn đề này thì loại hình nhà cao tầng là một lựa chọn hợp lyù, cùng với sự hội nhập quốc tế và khu vực, sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đã làm cho các khu chung cư xây dựng trong giai đoạn này thường được quy hoạch đồng bộ và phát triển theo chiều cao. Các khu chung cư tiêu biểu của giai đoạn này là khu đô thị mới Linh Đàm (khu Bắc Linh Đàm và khu Bán đảo Linh Đàm), khu đô thị Định Công, khu đô thị mới Pháp Vân Tứ Hiệp, khu Trung Hòa Nhân Chính, khu Mỹ Đình I và II, ... ở Hà Nội; khu đô thị Nam Sài Gòn, khu đô thị mới Nhơn Trạch, Miếu Nổi, ... ở TP. HCM. Ngoài ra các tỉnh thành khác như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Nam, Đà nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, Cần Thơ, Đồng Nai, Vũng Tàu, ... cũng đã và đang bắt đầu triển khai loại hình chung cư. Hiện nay, tại khu đô thị mới PMH ở Quận 7, TP.HCM xuất hiện và phát triển mạnh loại hình kiến trúc nhà chung cư như Garden Plaza, Central Garden, Sky Garden, Dragon City, ... với nội thất đẹp và mang nhiều phong cách theo trào lưu mới, nhưng nhìn chung những phong cách thiết kế TTNT này chỉ dựa trên hiện trạng hiện có của kiến trúc căn hộ và không thay đổi không gian thiết kế của căn hộ mẫu. Mặt khác, ngành thiết kế TTNT lại chưa có sự nghiên cứu đánh giá về giá trị 1 2 sử dụng sản phẩm gỗ trong công tác thiết kế TTNT ở loại hình chung cư cao cấp, vì TTNT mang tính chất trừu tượng và mang cảm xúc riêng của mỗi nhà thiết kế. 2.3.2. Quá trình phát triển của chung cư và công tác thiết kế TTNT Theo Nguyễn Hồng Thục và ctv (2003), chung cư, nhà cao tầng và công tác TTNT ở Việt nam đã được ghi nhận từ lâu, công trình tiêu biểu đầu tiên là Tháp Báo Thiên (12 tầng, cao 80 m), Tháp chùa Phật Tích (cao khoảng 42 m) được xây dựng năm 1057; tháp chuông chùa Diên Hữu, Hà Nội xây dựng năm 1808 (cao khoảng 32 m); tháp Phổ Minh, Nam Hà xây dựng năm 1305 (cao 14 tầng, 21,2 m); tháp Chương Sơn, Nam Hà (cao khoảng 60 90 m); tháp Sùng Thiện Diên Linh, chùa Long Đọi, Nam Hà (cao 13 tầng), ... Tuy nhiên những công trình nêu trên chỉ mang tính biểu tượng hoặc có công năng sử dụng rất hạn chế và không chú trọng về mặt TTNT. Những công trình cao tầng đầu tiên có chức năng ở và làm việc ở Việt Nam được xây dựng vào những năm 1960 ở Sài Gòn Chợ Lớn, đó là những khách sạn, ngân hàng và văn phòng nhưng chiều cao chỉ khoảng 14 tầng, còn ở khu tập thể Giảng Võ, Hà Nội vào năm 1978 đã xây được công trình cao 11 tầng. Với chính sách “đổi mới” cùng với sự phát triển kinh tế vào những năm 1990 đã tạo điều kiện phát triển loại hình nhà cao tầng của Việt Nam. Tại Hà Nội, các công trình cao tầng được xây dựng rải rác trong khu phố Pháp cũ, quanh khu vực Hồ Tây hay nằm dọc theo một số tuyến phố mới như Láng Hạ, đường Giải Phóng, ... trong đó đáng chú yù là các công trình Fortuna Tower (16 tầng), Hà Nội Tower (25 tầng), văn phòng Quang Trung (18 tầng), khách sạn Horizon (14 tầng), khách sạn Meritus (20 tầng), khách sạn Nikko (15 tầng), trung tâm thương mại Daeha (13 18 tầng), cao ốc Melia Hanoi (22 tầng), trụ sở tổng công ty Vinaconex (12 tầng), Rose Garden Tower (11 tầng), Vietcom Bank Tower (22 tầng), ... ; Tại TP. HCM, các công trình nhà cao tầng phân bố tập trung ở Quận 1, Quận 3 và các phần ở khu vực khác, trên các trục đường Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Lê Lợi,... Những công trình đáng chú yù là Saigon Center (27 tầng), Diamond Plaza (21 tầng), Sai Gon Tower (17 tầng), Sai Gon Sky Garden (16 tầng), Renaissance River Side Hotel (20 tầng), 1 3 trung tâm thương mại Sài Gòn (34 tầng), Sun War Bank Tower (22 tầng), Mê Linh Point Power (21 tầng), khách sạn Caravelle (24 tầng), Osean Plaza (25 tầng), Indochine Part Tower (18 tầng), Somekset Chansellor Court (19 tầng), Harbour View Tower (20 tầng), ... Ngoài ra loại hình công trình nhà cao tầng cũng được phát triển ở một số tĩnh thành khác như khách sạn Tray, khách sạn Hữu Nghị, Harbour View Tower, ... Ở Hải Phòng; khách sạn Deawoo, khách sạn Bamboo Green,... Ở Đà Nẵng; khách sạn Lodge ở Nha Trang, ...tuy nhiên những công trình này cũng chỉ mới đạt tới chiều cao trên 10 tầng. Theo Đặng Thái Hoàng (1996), thiết kế nội thất nhà ở luôn gắn với nhu cầu sinh hoạt của con người. + Các hoạt động cá nhân: Ngủ, làm việc, thư giãn (học tập, nghiên cứu, ...) và vệ sinh cá nhân. + Các hoạt động có tính tập thể: Nghỉ ngơi, trò chuyện, ăn uống, ... + Các hoạt động nội trợ: Nâu ăn, phơi giặt, dọn vệ sinh. Ngoài ra Đặng Thái Hoàng cũng đã nghiên cứu và đưa ra được một số kích thước tham khảo cho các sản phẩm gỗ và cách bố trí sản phẩm gỗ ở các phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng bếp cho không gian nhà ở. Theo Tô Vân (1997), các quan điểm thẩm mỹ về kiến trúc thay đổi theo từng thời kỳ, từng dân tộc, từng cá nhân và đã nghiên cứu được khái niệm tương quan giữa chức năng và hình thể; thống nhất và dị biệt; cân bằng, tiết điệu và trọng điểm; không gian và hình thể, đường nét, chất liệu, hoa văn, ánh sáng và màu sắc. Quy hoạch trong căn nhà được chia ra thành các phòng sau: Phòng khách, phòng ngủ, phòng thanh niên, phòng thiếu nữ, phòng trẻ em, phòng bếp, phòng tắm, ... tùy theo mục đích, kích thước và hình dạng của mỗi phòng mà có những kiểu bày biện khác nhau. Theo Nguyễn Đức Phong, Quốc Bảo (2001), yếu tố quan trọng tạo nên nội thất đẹp cho nhà ở là ánh sáng, màu sắc luôn đi đôi với ánh sáng, không có ánh sáng thì không có màu sắc, ngược lại ánh sáng từ một vật thể cũng ảnh hưởng bởi màu sắc của nó. Mặt khác cảm nhận của thị giác chịu ảnh hưởng rất nhiều của ánh sáng. 1 4 2.4. Nhận xét và kết luận Trải qua những thập niên gần đây, sự phát triển của loại hình chung cư nói chung và TTNT nói riêng đã và đang trở thành một ngành phát triển đầy triển vọng và ngày càng chú trọng hơn trong việc dùng sản phẩm gỗ trong không gian nội thất. Việc nghiên cứu và dùng các sản phẩm gỗ để TTNT đóng vai trò rất quan trọng vì đã mở ra một hướng phát triển mới cho việc sử dụng gỗ, nâng cao việc sử dụng sản phẩm gỗ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Ở nước ta việc nghiên cứu và sử dụng gỗ cho TTNT còn mang tính sơ khai mang tính tiếp thu là chính, phần lớn việc TTNT bằng các sản phẩm gỗ chỉ tập trung vào những người có nhiều tiền ở trong những nơi sang trọng như chung cư cao cấp, biệt thự, nhà phố, ... Qua khảo sát thăm dò thực tế một số chung cư cao cấp tại khu vực TP. HCM việc TTNT bằng các sản phẩm gỗ tập trung vào chủ yù của người KTS mà chưa có sự nghiên cứu một cách khoa học, hay nói cách khác là công việc thiết kế TTNT được thiết kế chưa có khuôn khổ thống nhất, vẫn còn mang tính tự phát, theo sở thích. Do đó, vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để sản phẩm gỗ đưa vào được trong không gian nội thất mà đem lại được cho con người một không gian sống thoải mài, ấm cúng, lãng mạn, “đầy nhựa sống”. Cho nên việc phát triển loại hình này cần phải được quan tâm đúng mức vì nó đã trở thành xu hướng chung trên toàn thế giới. 1 5 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung nghiên cứu thiết kế TTNT 3.1.1. Khảo sát một số loại hình kiến trúc chung cư và thiết kế TTNT ở TP.HCM 3.1.1.1. Tiêu chuẩn phân hạng căn hộ chung cư Theo thông tư số 142008 của Bộ xây dựng đã ban hành ngày 02 6 2008, (Bộ xây dựng, 2008) chung cư được phân làm bốn hạng đảm bảo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế và kỹ thuật hiện hành và đươc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch chi tiết xây dựng. Căn hộ cao cấp không nhỏ hơn 70 m2 Chung cư hạng 1: Chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ hoàn hảo, phải đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (giáo dục mầm non, giáo dục các cấp, văn hóa thông tin, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao, không gian dạo chơi, thư giãn). Chung cư phải ở vị trí có hệ thống giao thông đảm bảo cho các loại phương tiện được tiếp cận đến sảnh chính của công trình một cách dễ dàng. Cảnh quan đẹp hoàn chỉnh và thống nhất với sân, vườn, công viên, thảm cỏ, cây xanh, đường dạo. Không gian xung quanh thoáng mát, rộng rãi và sạch đẹp. Căn hộ gồm có: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn, phòng vệ sinh và các phòng khác. Mỗi căn hộ tối thiểu có hai phòng vệ sinh, phòng ngủ chính có phòng vệ sinh riêng, 1,5 chỗ để ôtô, thang máy, thang bộ, thang thoát hiểm, phòng chống cháy nổ, thu gom và xử lyù rác, niên hạn sử dụng trên 100 năm. Diện tích căn hộ không nhỏ hơn 70 m2; diện tích phòng ngủ chính lớn hơn 20 m2. 1 6 Các phòng đều phải đảm bảo thông gió, chiếu sáng tự nhiên và tiếp xúc với không gian mở. Thiết bị tối thiểu gồm: chậu rửa mặt, bồn cầu, thiết bị vệ sinh phụ nữ, vòi tắm hoa sen, bồn tắm nằm hoặc đứng. Các thiết bị cấp nước có hai đường nước nóng và nước lạnh. Nhân viên bảo vệ 2424 giờ ở cổng chính và có hệ thống camera kiểm soát toàn tòa nhà từ các sảnh, hành lang, cầu thang, ... Vật tư, vật liệu dùng để xây dựng và hoàn thiện, các trang thiết bị đều có chất lượng cao tại thời điểm xây dựng. Việc sửa chữa, bảo dưỡng những hư hỏng trong tòa nhà phải tiến hành nhanh chóng. Chung cư hạng 2: Chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ tương đối hoàn hảo. Diện tích căn hộ không nhỏ hơn 60 m2, diện tích phòng ngủ chính lớn hơn 15 m2, tối thiểu hai phòng vệ sinh, một chỗ để ôtô. Các dịch vụ khác cũng như hạ tầng xã hội tương tự như chung cư hạng 1, nhưng chỉ có nhân viên bảo vệ tại các khu vực công cộng. Chung cư hạng 3: Diện tích không nhỏ hơn 50 m2, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ khá. Diện tích phòng ngủ chính lớn hơn 12 m2; các phòng đều đảm bảo thông gió, chiếu sáng; hạ tầng xã hội đồng bộ, đầy đủ, gần sân tập thể thao, cơ sở y tế, trường học, dịch vụ thương mại trong bán kính 4 km; mỗi thang máy phục vụ tối đa không quá 60 căn hộ, khu để xe đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Chung cư hạng 4: Hạng có chất lượng sử dụng trung bình, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện để đưa vào khai thác sử dụng. 3.1.1.2. Tiêu chí đánh giá căn hộ có nội thất cao cấp Để đánh giá được một căn hộ có nội thất được gọi là cao cấp thì cần dựa vào những tiêu chí sau: + Về vật liệu sử dụng: Căn hộ dùng những vật liệu gì. Ví dụ sàn bằng đá Granit, đá marble hay sàn gỗ, các sản phẩm nội thất bằng gỗ, tường có thể sơn nước hoặc được ốp bằng gỗ (gỗ tự nhiên hay nhân tạo), màng che có thể bằng vải. Ngoài 1 7 ra các trang thiết bị điện cũng góp phần quan trọng cho tính cao cấp của căn hộ như tivi LCD hay Plasma, đèn chùm pha lê, cây cảnh trưng bày, ... Các vật liệu sử dụng có giá thành càng cao thì độ cao cấp của nội thất càng tăng nhưng cũng chỉ mang tính tương đối vì không phải trong mọi trường hợp nội thất có vật liệu cao cấp thì được coi là nội thất cao cấp, hay ngược lại chưa chắc chọn vật liệu rẻ tiền hơn mà coi là nội thất thấp cấp. + Chất lượng hoàn thiện: Các vật liệu cao cấp nếu không được thi công lắp đặt lành nghề thì khó có thể đẹp và được gọi là cao cấp như lát sàn không phằng, joint không đều, vách kính lắp đặt không thẳng, trần cao thấp, ... Do đó, chất lượng hoàn thiện càng cao thì nó càng tôn vinh thêm tính cao cấp của vật liệu. + Không gian kiến trúc: Một căn hộ nếu có không gian quá nhỏ (nhỏ hơn 70 m2), chiều cao trần quá thấp thì không thể gọi là cao cấp cho dù vật liệu nội thất có đắt tiền. + Công năng sử dụng: Cửa đi lại không được quá hẹp, bố trí không gian vệ sinh thiếu kính đáo, giường đôi không thoải mái cho hai người nằm, ghế ngồi làm việc không thoải mái, ... là những yếu tố làm giảm giá trị của nội thất. + Chất lượng thiết kế nội thất: Sự lựa chọn vật liệu thích hợp với không gian kiến trúc và sự sắp xếp hợp lyù giữa các thành phần khác nhau, tỷ lệ giữa các mảng vật liệu khác nhau, màu sắc ánh sáng, chất liệu bề mặt, đường nét, hình khối, tạo nên một không gian với bố cục chặc chẽ, tỷ lệ hài hòa, màu sắc phù hợp, ánh sáng sinh động, mang đến vẻ đẹp mà người ở trong không gian đó cảm nhận được. + Phong cách: Đây được xem như là yếu tố quyết định là cái hồn của không gian nội thất. Do đó, người thiết kế phải cân nhắc để lựa chọn một phong cách chung cho không gian nội thất để phù hợp với chức năng của căn hộ, nhằm tạo nên được cảm xúc cho người ở trong không gian đó (ấm cúng, thoáng đãng, sinh động, vui nhộn, yên tĩnh, trầm lắng, ...). Phong cách nội thất lại có nhiều trường phái khác nhau, biến đổi và phát triển theo quá trình tiến hóa của xã hội loài người. Căn hộ cao cấp với nội thất cao cấp thì đòi hỏi các thành phần trong đó phải tuân thủ một phong cách nhất định. Thí dụ nội thất mang phong cách hiện đại thì không thể có 1 8 những chi tiết gờ chỉ cầu kỳ, một bộ bàn ghế kiểu modern hay hight tech sẽ không phù hợp với không gian nội thất mang phong cách truyền thống Á Đông, ... nhưng đôi khi tổng thể nội thất mang phong cách này được chấm phá một chi tiết mang phong cách khác lại làm tăng tính thẩm mỹ và tạo cảm xúc bất ngờ, đột biến. Điều đó phụ thuộc vào nghệ thuật thiết kế và mức độ cảm nhận của người sử dụng. 3.1.1.3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm gỗ nội thất cao cấp Để đánh giá được một sản phẩm gỗ có phải là cao cấp hay không thì cần dựa trên những tiêu chí sau: + Loại gỗ: Gỗ tự nhiên qua bảo quản (tẩm, sấy), có độ ẩm (10 ± 2) %, đặc biệt đối với gỗ nhập khẩu thì phải được chứng nhận trên tiêu chuẩn FSC hoặc PEFC; sản phẩm nội thất có thể làm từ gỗ nhân tạo như ván dăm, ván dán, ván sợi nhưng chất lượng sơn phủ bề mặt phải đạt yêu cầu. + Công nghệ gia công sản phẩm: Các chi tiết lắp ráp được gia công chính xác, các lỗ mộng, lỗ chốt liên kết cho phép dung sai trong khoảng ± 0,2 mm, các chi tiết được gia công trên thiết bị có độ chính xác cao hoặc được gia công bởi đội ngũ kỹ thuật lành nghề. + Hoàn thiện bề mặt sản phẩm: Hiện nay trên thị trường sản phẩm gỗ rất phong phú về hình dáng, đa dạng về chủng loại. Do đó, cách thức hoàn thiện bề mặt sản phẩm cũng rất đa dạng với nhiều công nghệ khác nhau như: cào xước, phun cát, giả cổ, vết xẻ tự nhiên, ...), nhưng bề mặt sản phẩm hoàn thiện trước khi sơn phải phẳng, không lòi lõm (nhám cuối 240), các bộ phận lắp lẫn hoặc ráp chết với nhau phải đẹp, phẳng, khít, đáp ứng tiêu chuẩn của khách hàng (từng nước, từng khu vực). + Sơn phủ: Màng sơn hoàn thiện thì phải phẳng, đẹp, không còn độc tố trong sơn, độ bền cao và giữ được màu sắc nguyên bản của vân gỗ (nếu sản phẩm cần thấy vân gỗ). 1 9 3.1.1.4. Xu hướng thiết kế TTNT mới Tương lai gần, căn nhà sẽ là nơi tạo ra mối quan hệ gắn kết, thân thiện, khăng khít giữa các thành viên với nhau trong gia đình với một không gian thoáng đãng, linh hoạt, trong lành, đầy sức sống. Nhưng những đặc điểm truyền thống của căn phòng vẫn được giữ vững thông qua việc cách tân trong thiết kế TTNT và những vật dụng đều mang tính chuyên biệt với những công năng riêng biệt, đặc biệt nhưng sản phẩm nội thất được sử dụng tối ưu cho không gian. Theo Rosalyn Cama, thành viên của hiệp hội các nhà thiết kế nội thất Mỹ, cho biết: “Một căn nhà có khoảng không thật rộng rãi không còn là yêu cầu thiết yếu của khách hàng. Họ chuyển sang thích cả những hoạt động được bao hàm trong không gian sống chứ không phải chỉ kích cỡ của không gian ấy”. Những phòng bếp hiện đại không mang tính vị lai, sẽ vượt qua giới hạn của vẻ đẹp truyền thống về sự bày trí vì nó còn lại mọi tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu ăn. Nơi phòng ăn sẽ trở thành phòng sinh hoạt chung thay cho phòng khách của gia đình theo truyền thống Á Đông. Phong cách nấu ăn hàng ngày cũng dần được thay đổi và pha trộn, nó làm cho căn bếp trở thành nơi giao lưu của những nền văn hóa khác nhau. Những ứng dụng kỹ thuật, trang thiết bị mới cũng đưa được vào sử dụng cho phòng bếp như ngăn kéo cho tủ lạnh hoặc ngăn kéo cho máy rửa rau quả, bếp nấu dùng đồng thời hai nguồn nhiên liệu, ví dụ gas và điện. Hiện nay, nhiều gia đình ở Mỹ đã chọn việc mở rộng phòng bếp thành nơi nấu ăn và giải trí của cả gia đình, phòng ăn đã giữ vị trí trung tâm của cả căn nhà. Phòng ăn đã trở thành nơi tạo ra sự tiện nghi và không khí yên bình, ấm cúng của những bữa ăn gia đình, nơi mọi người cảm thấy mình gắn liền với nhau thành một khối thống nhất. Về mặt kiến trúc nội thất cũng có những cải tiến đáng kể, chẳng hạn các căn hộ có xu hướng tạo ra một mặt bằng rộng rãi. Do đó, các phòng chỉ phân định nhau một cách tượng trưng, có nghĩa là các phòng thông suốt với nhau. Các sản phẩm nội thất của mỗi phòng sẽ phải thể hiện rõ đặc tính của từng không gian mà chúng được đặt trong đó. 2 0 Theo Louis Postel, chủ bút tờ Design Times, cho biết trong tương lai, ngành TTNT sẽ trở lại với phong cách thể hiện mang tính “sang trọng, cá nhân tính, hướng tới cái đẹp thực dụng”. Sự kết hợp loại đá granite sang trọng với gỗ tự nhiên sẽ trở nên sử dụng phổ biến. 3.1.2. Đề xuất các phương án thiết kế TTNT Căn cứ thiết kế: Dựa trên kiến trúc căn phòng, diện tích căn phòng, số lượng người sử dụng, gu thẫm mỹ của gia chủ, kinh tế hiện tại của gia chủ ... Yêu cầu thiết kế: Cần chọn được chủng loại và số lượng sản phẩm gỗ cho nội thất. Nguyên tắc thiết kế. (trình bày chi tiết ở mục 3.4) Phân tích đánh giá. (dựa vào NTTK để phân tích đánh giá) Lựa chọn phương án thiết kế. 3.1.3. Tính toán các chỉ tiêu mỹ thuật, kỹ thuật và kinh tế 3.1.3.1. Chỉ tiêu mỹ thuật a. Ánh sáng Môi trường ánh sáng nội thất bao gồm hai loại: Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, để môi trường nội thất đạt được độ sáng thích hợp thì cần phải đáp ứng chỉ tiêu về độ chiếu sáng. Độ chiếu sáng là thông lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích. E=dϕdA Trong đó: ϕ: Thông lượng ánh sáng (lm) A: Diện tích: m2 E: Độ chiếu (lx) Tiêu chuẩn chiếu s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

**********

NGUYỄN BẢO QUỐC

THIẾT KẾ TRANG TRÍ NỘI THẤT CĂN HỘ CHUNG CƯ CAO CẤP

TỪ CÁC SẢN PHẨM GỖ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

**********

NGUYỄN BẢO QUỐC

THIẾT KẾ TRANG TRÍ NỘI THẤT CĂN HỘ CHUNG CƯ CAO CẤP

Trang 3

THIẾT KẾ TRANG TRÍ NỘI THẤT CĂN HỘ CHUNG CƯ CAO CẤP

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

2 Thư ký: TS HOÀNG XUÂN NIÊN

Trường ĐH Lâm Nghiệp cơ sở II

3 Phản biện 1: PGS TS HỒ XUÂN CÁC

Hội Khoa học lâm nghiệp

4 Phản biện 2: TS PHẠM NGỌC NAM

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

5 Ủy viên: TS HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

Trang 4

Điạ chỉ liên lạc: 3/1, Ấp I, Hiệp Phước, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: 0918051610

Email: mrquoc.t.r@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Trang 6

CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận sự giúp đỡ của:

Quyù thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Các thầy cô bộ môn Chế biến lâm sản, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Giám đốc Công ty XNK & XD Á Châu (Nguyễn Văn Liêm) và người cộng

sự KTS Nguyễn Cửu Long thuộc đơn vị tư vấn thiết kế cùng toàn thể công nhân thi công lắp đặt công trình căn hộ The Panorama 13 - B6a - 2 - 3, công nhân công ty XNK & XD Á Châu

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tụy, nhận xét góp yù của TS Hoàng Thị Thanh Hương giảng viên Khoa Lâm Nghiệp Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, ThS Nguyễn Xuân Phúc giảng viên chính Khoa Nội Thất Trường đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh

Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp và ủng hộ nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp, các bạn sinh viên đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài "Thiết kế trang trí nội thất căn hộ chung cư cao cấp từ các sản phẩm gỗ" được tiến hành tại căn hộ 13 - B6a - 2 - 3 chung cư cao cấp The Panorama thuộc khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ

01 - 8 -2009 đến 01 - 4 - 2010 Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp chuyên gia, khảo sát, phỏng vấn, và kết hợp với các phần mềm như Autocad, 3Dmax, Photoshop, để thiết kế và xây dựng mô hình thiết kế

Kết quả khảo sát một số chung cư cao cấp ở khu đô thị mới PMH, Q7, TP HCM, như Garden Plaza I, Sky Garden III, The Panorama, Cảnh Viên 2, cho thấy một số chủng loại, kiểu dáng sản phẩm gỗ ưa dùng trong không gian nội thất trong những căn hộ của các chung cư cao cấp Việc chọn lựa sản phẩm gỗ để TTNT là một xu hướng của thời đại, đã và đang phát triển mạnh trong tương lai đã xác định được những lỗi thiết kế trong TTNT của những căn hộ hiện hữu ở khu vực đô thị mới PMH, Q7, TP HCM, thông qua việc đánh giá dựa trên bản vẽ mặt bằng kỹ thuật và dựng mô hình lyù thuyết trên máy tính (để có cơ sở lựa chọn phương án thiết kế)

Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy độ chiếu nội thất về tự nhiên và nhân tạo đều đáp ứng được yêu cầu (độ chiếu phòng khách kết hợp phòng ăn: tự nhiên là 330,69 lx, nhân tạo là 505,71 lx; độ chiếu phòng ngủ 1: tự nhiên là 561,9 lx, nhân tạo là 316,48 lx; độ chiếu phòng ngủ 2: tự nhiên là 401,77 lx, nhân tạo là 295,68 lx;

độ chiếu phòng ngủ master: tự nhiên là 314,12 lx, nhân tạo là 148,02 lx; độ chiếu phòng bếp: tự nhiên là 315,2 lx, nhân tạo là 630,41 lx); các gam màu phù hợp: gam màu đen + trắng của tường kết hợp với gam màu honey + trắng + wanut của sản phẩm gỗ ở phòng khách kết hợp phòng ăn; gam màu vàng nhạt + trắng của tường,

Trang 8

ở phòng ngủ 1; gam màu nóng của tường, màu trắng của gạch men kết hợp với màu trắng tinh khiết của sản phẩm nội thất ở phòng ngủ 2; gam màu tím của tường + màu nâu sẫm của ván sàn kết hợp với màu đen của sản phẩm gỗ ở phòng ngủ master; gam màu toàn trắng cho phòng bếp; kinh tế vừa túi tiền người sử dựng (tổng chi phí các sản phẩm gỗ dùng cho căn hộ là 4781,88 USD)

Thiết kế TTNT căn hộ này đạt tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật, thẫm mỹ

và chỉ tiêu cho một căn hộ chung cư cao cấp với nội thất cao cấp và sản phẩm gỗ nội thất cao cấp và rất phù hợp với mức thu nhập hiện tại của đa số bộ phận, thành phần kinh tế nhất định trong xã hội

Triển khai thành công được một không gian nội thất với phòng khách kết hợp phòng ăn, phòng ngủ, phòng bếp (căn hộ 13 - B6a - 2 - 3) đáp ứng đầy đủ các mục tiêu về thẩm mỹ, tiện nghi, tiện dụng, kinh tế

Trang 9

SUMMARY

Theme “interior decoration design for high - class building apartment from wooden products” executed at Apartment 13 - B6a - 2 - 3 of High - class building apartment of The Panorama at Phu My Hung New Urban Area, District 7, Ho Chi Minh City, from 01 August 2009 to 01 April 2010 This theme has been applied many research methods such as expert method, survey, interview, along with software including Autocad, 3Dmax, Photoshop, in order to design and build design model

The research result has showed that high - class building apartments locating

at Phu My Hung New Urban Area, District 7, Ho Chi Minh City have been surveyed, particularly Garden Plaza I, Sky Garden III, The Panorama, Canh Vien 2, some types and models of favorite wooden products in interior space of high - class building apartments Selection wooden products to decorate interior is one ageing trend that has been strongly developing, this has been determined design errors in interior decoration of existing apartments at Phu My Hung New Urban Area, District 7, Ho Chi Minh City This matter also bases on evaluation upon technical space drawings and theory model on computer in order to select design method

Actual research result show natural and artificial interior light satisfying requirements (living - room’s and dining - room’s light is 330,69 lx (natural), and 505,71 lx (artificial); bed - room 1’s light is 561,9 lx (natural) and 316,48 lx (artificial); bed - room 2’s light is 401,77 lx (natural) and 295,68 lx (artificial); bed - room master’s light is 314,12 lx (natural) and 148,02 lx (artificial); kitchen’s light is 315,2 lx (natural) and 630,41 lx (artificial)); suitable colors: black + white of wall combining with honey + white + wanut of wooden products at living - room, bath -

Trang 10

combining with white and honey of interior products at bed - room 1; hot colors of wall, white of enameled tile combining with white of wooden products at bed - room 2; violet color of wall and brown color of floor combining with black of wooden products at bed-room master; white at kitchen; total cost and expenses of wooden products will be USD 4781,88

Interior decoration design of this apartment meets quality and art standards

as well as other targets of a high - class apartment In addition, price for wooden products is reasonable for current incomes of locals

Successfully develop interior space with guest room combining with dining - room, bed - room, kitchen (apartment 13 - B6a - 2 - 3) meeting fully economic, applicable, art, and decorative targets

Trang 11

2.2 Sự hình thành và phát triển thiết kế TTNT của nhà cao tầng trên thế giới 7 2.3 Sự hình thành và phát triển thiết kế TTNT của nhà cao tầng ở Việt Nam 10

2.3.2 Quá trình phát triển của chung cư và công tác thiết kế TTNT 12

2.4 Nhận xét và kết luận 14

Trang 12

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1.1 Khảo sát một số loại hình kiến trúc chung cư và thiết kế TTNT ở TP.HCM 15

3.1.3 Tính toán các chỉ tiêu mỹ thuật, kỹ thuật và kinh tế 20

3.1.4 Triển khai ứng dụng mô hình thiết kế một căn hộ 25

3.4.2 Đồ dùng có công dụng và tiết kiệm tối đa 32

3.4.4 Dựa vào kích thước không gian nội thất để tìm ra kích thước sản phẩm gỗ 35

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38 4.1 Kết quả khảo sát một số loại hình kiến trúc chung cư và thiết kế TTNT ở TP.HCM 38 4.1.1 Kết quả khảo sát thực tế một số căn hộ cao cấp tại khu vực TP HCM 38

4.1.2 Kết quả khảo sát một số kiểu dáng sản phẩm gỗ dùng trong TTNT 50

Trang 13

4.2 Lựa chọn phương án thiết kế TTNT 56

4.2.3 Dựng mô hình căn hộ theo phương án đã chọn (Căn hộ 13 - B6a - 2 - 3) 67

4.3 Kết quả phân tích và bảng thống kê các chỉ tiêu mỹ thuật, kỹ thuật, kinh tế 75

Trang 14

6 WTO: (World Trade Organization) Tổ chức mậu dịch quốc tế

7 LCD: (Liquid Crystal Display) Màn tinh thể lỏng

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG Bảng 3 1: Trị số kiến nghị độ chiếu diện tích làm việc khác nhau 21

Bảng 3 2: Trị số kiến nghị độ chiếu diện tích làm việc tối thiểu tại các phòng 21

Bảng 3 3: Kich thước ba chiều thông dụng của một số sản phẩm gỗ 23 Bảng 3 4: Bảng thống kê sản phẩm dự kiến lựa chọn thiết kế cho căn hộ 24

Bảng 3 6: Hình thức trả lời 27 Bảng 4 1: Các mẫu sản phẩm lựa chọn cho phương án được chọn cho căn hộ 13 -

B6a - 2 - 3 và hình chiếu tổng thể của các sản phẩm ở phụ lục 12 64

Bảng 4 2: Kích thước ba chiều của các sản phẩm của căn hộ 79

Bảng 4 3: Bảng thống kê sản phẩm đã lựa chọn thiết kế cho căn hộ 80

Trang 15

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG Hình 4 1: Hình vẽ phối cảnh 3D chung cư cao cấp Garden Plaza I 39

Hình 4 4: Hình vẽ phối cảnh 3D chung cư cao cấp Sky Garden III 41

Hình 4 13: Hình vẽ phối cảnh 3D chung cư cao cấp The Panorama 44

Hình 4 14: Vị trí The Panorama trên bản đồ và mặt bằng tổng thể The Panorama 45

Hình 4 18: Mặt bằng căn hộ Penthouse kiểu PB1, PB2 46

Hình 4 19: Hình vẽ phối cảnh 3D chung cư cao cấp Cảnh Viên 2 47

Hình 4 20: Sơ đồ vị trí chung cư cao cấp Cảnh Viên 2 48

Trang 16

Hình 4 24: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ - gỗ 50 Hình 4 25: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ - mây, tre 50

Hình 4 26: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ - kim loại 51 Hình 4 27: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ - kính 51

Hình 4 28: Sản phẩm nội thất với sự kết hợp giữa gỗ - da, vải 52 Hình 4 29: Mặt bằng mẫu căn hộ kiểu B6 của căn hộ 15 - B6 - 1 - 4 ở chung cư

Hình 4 30: Mặt bằng tầng 3 căn hộ chung cư The Panorama 58

Hình 4 31: Mặt bằng tầng 4, 10, 16 căn hộ chung cư The Panorama 58

Hình 4 32: Mặt bằng bố trí sản phẩm gỗ của căn hộ 15 - B6 - 1 - 10 (phương án 2) 59 Hình 4 33: Mặt bằng bố trí sản phẩm gỗ của căn hộ 15 - B6 - 1 - 16 (phương án 3) 60 Hình 4 34: Mặt bằng bố trí sản phẩm gỗ của căn hộ 13 - B6a - 2 - 3 (phương án 4) 61 Hình 4 35: Mặt bằng bố trí sản phẩm gỗ đã được chọn thiết kế 66 Hình 4 36: Mô hình 3D của căn hộ 13 - B6a - 2 - 3 68

Hình 4 37: Mô hình phối cảnh 3D của căn hộ 13 - B6a - 2 - 3 69

Trang 17

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, TP HCM dần dần hòa nhập vào dòng chảy của nền văn minh hiện đại thế giới Thành phố đang cần tiếp thu những công nghệ mới, phương pháp khoa học mới, những công nghệ tiên tiến, đón nhận vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển đô thị và qua đó nâng dần mức sống của người dân Nhìn chung quá trình phát triển thành phố hiện nay là một quá trình chuyển hóa từ dạng sống “dàn trải” kiểu đô thị tiền công nghiệp, mật độ xây dựng thấp sang dạng sống “chồng tầng” (chung cư) mật độ cao theo mô hình đô thị thời “hậu công nghiệp”, “hậu hiện đại”

Với chính sách “mở cửa” kinh tế nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đã cho người nước ngoài vào khai thác tiềm năng đất đai, cũng như việc xây dựng ngày càng nhiều khu chung cư của các thành phần kinh tế trong nước Việc xây dựng các khu chung cư cao cấp ở TP HCM và việc TTNT trong các căn hộ của những chung cư này được xem như là một cuộc cải cách lớn về công nghệ, về tư duy trí tuệ rất phức tạp có liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Quy hoạch

đô thị, môi trường, tài nguyên thiên nhiên

Hòa cùng quá trình phát triển của việc thiết kế TTNT ta thấy có một loại vật liệu đã gắn bó từ lâu vào việc sử dụng của con người đó là vật liệu gỗ, nó được xem như là một ưu đãi của rừng đối với con người Vì vậy, nó đã gắn kết với con người

từ khi mới “khai thiên lập địa” Trãi qua thời gian, con người dần đã sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau từ việc dùng để xây dựng cho đến trang trí và đã trở thành thói quen trong cuộc sống của mỗi con người

Trang 18

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, con người đã dần được cải thiện đời sống và đã được ăn ngon mặc đẹp Song song đó là chỗ ở, nơi mà con người gắn cuộc đời của mình với nó để “an cư lạc nghiệp” Nhưng nơi ở bây giờ không phải chỉ là chỗ để “che mưa, che nắng” mà là một không gian đẹp với kiến trúc và nội thất Kết hợp với dòng chảy của trào lưu hiện đại là “thiết kế trang trí nội thất” mà hiện tại là model dùng sản phẩm gỗ để trang trí cho không gian ở của mình Chính vì vậy mà việc “Thiết kế TTNT căn hộ chung cư cao cấp từ các sản phẩm gỗ” với các xu hướng vừa có nét cổ truyền dân tộc vừa mang phong cách hiện đại vừa có cá tính riêng biệt nhằm đem lại sự ấm cúng, sang trọng, sự bình yên, sử dụng hiệu quả và hài hòa giữa sản phẩm gỗ và không gian nội thất là vấn đề thực sự cần thiết và có ý nghĩa nhiều mặt

1.2 Mục đích nghiên cứu

Hướng tới một không gian ở gần gũi với thiên nhiên, mang phong cách thời đại, yên tĩnh mà sản phẩm chủ đạo được làm từ gỗ tự nhiên kết hợp với gỗ nhân tạo mang sắc thái mộc mạc

Bổ sung một hướng mới trong việc sử dụng gỗ cho ngành chế biến lâm sản, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, sử dụng hiệu quả diện tích nhà ở và nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm gỗ

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích và đánh giá một số loại hình kiến trúc chung cư cao cấp và thiết kế TTNT ở TP.HCM

Thiết kế và ứng dụng mô hình thiết kế cho một số căn hộ chung cư cao cấp

1.4 Ý nghĩa khoa học - thực tiễn

Ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung loại hình chung cư cao cấp với nội thất cao cấp phát triển ngày càng mạnh mẽ do sự gia tăng nhanh dân số và

sự nhập cư vào các thành phố lớn ngày càng đông trong khi quỹ đất của mỗi quốc

Trang 19

gia là cố định Từ thực tế trên đã sinh ra ngành TTNT nhằm phục vụ sự thỏa mãn về không gian ở cho những tầng lớp có tiền trong xã hội, từ yêu cầu đó đòi hỏi công tác thiết kế TTNT cần phải có một khuôn khổ thống nhất nhất định, một quy chuẩn, tiêu chuẩn chung cho tất cả các nước và khu vực cũng như toàn thế giới, từ đó học viên bắt đầu nghiên cứu đề tài này với yù nghĩa khoa học - thực tiễn là làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo và triển khai ứng dụng được cho một số căn hộ ở các chung cư cao cấp

1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Do có hạn về thời gian cũng như điều kiện thực hiện, đề tài giới hạn ở phạm

vi nghiên cứu sau:

+ Lĩnh vực nghiên cứu: Thiết kế TTNT các sản phẩm từ gỗ

+ Vật liệu nghiên cứu: Vật liệu gỗ (gỗ tự nhiên hay gỗ nhân tạo)

+ Thể loại công trình: Chung cư cao cấp

+ Địa danh nghiên cứu và thực hiện đề tài: Đô thị mới phát triển tại TP.HCM (khu đô thị mới quận 2 và khu đô thị mới PMH quận 7)

+ Đối tượng nghiên cứu: Nội thất cao cấp cho căn hộ chung cư cao cấp + Đối tượng sử dụng: Tầng lớp trung và thượng lưu, những người có thu nhập cao trong xã hội, độ tuổi năng động (nhỏ hơn 40 tuổi)

Trang 20

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Lịch sử thiết kế TTNT

Theo Pile (1995), xã hội bản địa cổ xưa vẫn tồn tại cho tới ngày nay thường dùng các loại nhà tạm, lều bạt, lều tuyết, lều tepee và lều yurt để giải quyết nơi ăn chốn ở, cùng với những vật liệu và những sản phẩm có sẵn, từ đó họ đem một ít vật dùng vào trong nội thất và sắp sếp chúng theo yù thích, công việc này đã đặt nền tảng cho ngành thiết kế nội thất ra đời như là một thực tiễn và hiển nhiên

Trải qua những nền văn minh khác nhau, con người đã xác định được những phương thức khác nhau để xây dựng nên những công trình công phu hơn, tạo nên những không gian nội thất mang phong cách riêng và cần thiết kế nội thất riêng biệt

Sự trang trí đồ đạc cũng tiến hóa theo cùng những nền văn minh đó, đã sáng tạo ra những sản phẩm nội thất phù hợp với những kiến trúc kèm theo cho phù hợp với những tập quán và nhu cầu sinh sống

Cùng với sự phát triển của những công trình ngày càng công phu đã làm cho ngành thiết kế nội thất phát triển như là kết quả tất yếu của thực tiễn Xã hội công nghiệp hiện đại luôn tạo ra thêm những công nghệ mới, tiên tiến hơn, phức tạp hơn

cả về bản chất của tòa nhà cũng như những mục tiêu công năng khác thì công việc thiết kế nội thất sẽ đem lại cho công trình một cái nhìn về tổng thể và đẹp Mặc dù trong nền văn minh hiện đại luôn tồn tại cái được và mất nhưng con người luôn muốn có được một không gian nội thất tiện nghi, hữu dụng, tươi vui và phù hợp với tâm lyù là hiển nhiên và tất yếu Trải qua quá trình hình thành và phát triển, ngành thiết kế TTNT đã từng bước được cải thiện tốt hơn và trải qua những giai đoạn sau:

Trang 21

Thời kỳ phục hưng

Thời kỳ Phục hưng bắt đầu ở Italy khoảng đầu thế kỷ XV và dần dần lan ra phía bắc tới nước Pháp và Anh, sau đó tới các vùng khác ở châu Âu, gồm có Đức, những quốc gia kém phát triển và Tây Ban Nha, và thời kỳ này được chia thành

ba giai đoạn: giai đoạn tiền kỳ, giai đoạn đỉnh cao và giai đoạn cuối

+ Giai đoạn tiền kỳ: Tác phẩm Phục hưng thời kỳ đầu nổi bật bởi việc ứng

dụng khá thận trọng chi tiết cổ điển La Mã vào các công trình mà ý tưởng phần lớn mang phong cách trung cổ Cung điện ở Florentine và Nhà thờ Pazzi (1442), của Fillippo Brunelleschi (1377 - 1446) là một minh chứng cho giai đoạn này Nhìn chung phong cách La Mã chỉ tập chung vào giới nhà giàu - những người có tiền trong xã hội

+ Giai đoạn đỉnh cao: Sự phát triển toàn diện của giai đoạn Phục hưng đỉnh

cao đã có sự phức tạp hơn về ý niệm của kiến trúc La Mã Minh họa cho giai đoạn này là nội thất cung điện Massimi (1535) ở Rome, ở nội thất này sản phẩm nội thất vẫn được dùng khá ít nhưng đã có sự gia tăng về chủng loại vì sức biểu cảm của các loại sản phẩm nội thất

Sự gạn lọc và trở thành tiêu chuẩn hóa của thực hành thiết kế Phục hưng, cùng với sự trải rộng về mặt địa lý, đã được các nhà lý thuyết kiến trúc cổ xúy như Leon Battista Alberti (1404 - 1472) và Andrea Palladio (1508 - 1580) phát triển lên mức cao nhất Cả hai người không chỉ tạo ra những tác phẩm quan trọng mà còn viết sách minh họa Những công trình kiến trúc tiêu biểu của hai nhà kiến trúc này

là Giorgio (1566) và Redentore (1576), đều cùng ở Vinice Nội thất của những công trình này luôn lấy cảm nhận về thức và sự cống hiến cho các chi tiết cổ điển để kiểm soát yù tưởng của các công trình chứa đựng những nội thất đó, điều đó cho thấy

sự cố gắng tham khảo những nhà tấm vĩ đại của La Mã cổ đại Sách viết cùng với những công trình của Palladio đã trở thành nền tảng biểu trưng cho thực hành giai đoạn Phục Hưng đỉnh cao, trở thành mô hình cho những thiết kế theo phong cách cổ điển cho những thế kỷ kế tiếp và ảnh hưởng của phong cách này vẫn còn xuất hiện

Trang 22

+ Giai đoạn cuối (Baroque) Sự trang trí giàu biểu cảm, đôi khi quá thừa

thãi của những không gian Baroque đã làm cho các nhà lịch sử nghệ thuật cuối thế

kỷ đã bỏ qua giai đoạn này như là một sự sa sút Những nhà lịch sử nghệ thuật hiện đại đã phục hồi giai đoạn Baroque đặc biệt chú yù đến không gian, hiệu ứng ánh sáng, cảm xúc hơn là những chi tiết trang trí Những chi tiết cổ điển vẫn được sử dụng rộng rãi nhưng đã có sự biến đổi, thậm chí là bóp méo Những công trình như nhà thờ Peter tại Rome (1624) do Gianlozenro Bernini (1598 - 1680) đảm nhiệm, nhà thờ Carlo Alle Quattro Fontane (1638 - 1641) và Ivo della Sapienza (khoảng

1642 - 1660), Francesco Borromini (1599 - 1667) ở Rome đã đưa ý tưởng Baroque

về sự đa dạng của không gian lên đỉnh cao hơn

Thời kỳ chủ nghĩa Tân cổ điển

Sự phức tạp của thiết kế Phục hưng muộn, sự cầu kỳ của không gian Baroque, và sự trang trí thuần thục của Rococo đã dẫn tới phản ứng là sự trở về của phong cách Phục hưng tiền kỳ như là sự tìm lại nguồn gốc của Hy Lạp và La Mã cổ điển Những công trình có quy mô lớn của Ange - Jacques Gabriel ở trước quãng trường Place De La Concorde, Paris được xem như là phong cách cách Louis XVI hay Tân cổ điển Ngoài ra còn có Étienne - Louis Boulleé (1728 - 1799) với công trình Bibliothèque Nationale ở Paris

Thời kỳ Victoria

Đặc trưng của thiết kế Victoria là kiểu trang trí hoa mỹ, tỉ mỉ vay mượn từ bất kỳ những nguồn gốc lịch sử để tạo nên những nội thất thừa mứa và đông đúc Nhưng sự thừa mứa này đã được bù đắp đôi chút nhờ tính độc đáo, cái đẹp chất phát trong thiết kế Victoria Với sự ảnh hưởng của Gothic, Phục hưng, Đông phương trộn lẫn cùng với sự phát triển của những vật liệu mới tất cả tạo nên bước phát triển cho thời kỳ Victoria Đặc biệt những nhà thiết kế ở thời kỳ này đã xử lyù trang trí gần với thực tế thẩm mỹ, công năng mạnh mẽ và là nền tảng cho thiết kế theo chủ nghĩa hiện đại trong thế kỷ XX

Trong thời kỳ này, nổi tiếng là trào lưu thẩm mỹ Art Nouveau xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và xuất hiện đầu tiên tại Bỉ, sau đó tới Pháp, Đức, Scotland, Tây

Trang 23

Ban Nha, Trào lưu này nổi bật là biết từ bỏ những tham khảo lịch sử, thay vào đó

là sự khám phá táo bạo về những hình thức mới, sử dụng ngôn ngữ trang trí nguyên bản và giàu biểu cảm Thiết kế Art Nouveau định hướng thời trang rất mạnh nhưng sau đó đã bị lãng quên, mãi đến gần đây mới được phục hồi và đã trở thành một đề tài nghiên cứu

Thế kỷ XX đến nay

Những người được xem như là nhà tiên phong chủ chốt của chủ nghĩa hiện đại trong giai đoạn này là Frank Lloyd Wright (người Mỹ), Walter Gropius, Ludwig Mies Van Der Rohe và Le Corbusier (Châu Âu) Ở giai đoạn này ngành TTNT chú trọng vào việc tạo ra những căn phòng với các sản phẩm nội thất kiểu cổ (thật hay giả tạo) và những chi tiết liên quan thuộc về một trong số nhiều phong cách khác

Sự phát triển tích cực của thời kỳ Chiết trung trong thiết kế nội thất là sự xuất hiện của nghề chuyên môn được gọi là TTNT và Elsie De Wolfe (1865 - 1950) được xem như là nhà trang trí chuyên nghiệp đầu tiên Những tác phẩm của những nhà thiết kế TTNT như Robsjohn - Gibbings (1905 - 1976), Edward Wormley (sinh năm 1907) và William Pahlmann (sinh năm 1900) trong những năm 1930 - 1940 được xem như là những người đã làm cho trang trí thời kỳ Chiết trung phát triển

2.2 Sự hình thành và phát triển thiết kế TTNT của nhà cao tầng trên thế giới

Thiết kế TTNT là một trong những hoạt động của con người nhằm sáng tạo

và làm đẹp môi trường sống của mình và có thể gọi là “ thiết kế hoàn cảnh nội thất” (Ngô Gia Hóa, 1994) Thời tiền sử cách đây khoảng một vạn năm, con người thường ở trong những hầm hố, hang đá thiên nhiên, không gian không phù hợp với cuộc sống của con người Cho đến khoảng 5000 năm trở lại đây mới xuất hiện hoạt động TTNT thì con người mới có được một không gian ở dễ chịu và đẹp (Đặng Thái Hoàng, 1996) Từ khi xuất hiện nền văn minh thì hoạt động thiết kế TTNT của con người mới phát triển và không ngừng được nâng cao

Theo Nguyễn Hồng Thục và ctv (2003), trong quá trình phát triển của kiến

Trang 24

kế TTNT, các công trình cao tầng với nội thất tiện nghi được thể hiện qua các nền văn minh khác nhau từ Phương Đông sang Phương Tây, các công trình trước đây chủ yếu là đài kỷ niệm, không gian thờ cúng và tháp như đài kỷ niệm Kim Tự Tháp của Ai Cập với chân đế khá rộng và ăn sâu vào lòng đất, tháp Babel ở Babilon (358 TCN) cao 90 m, ngọn hải đăng Pharos ở Alexandria (280 TCN) cao 150 m, cây cột Trajan ở La Mã (98 SCN), tháp Damascus (707 SCN), cột Nelson ở Anh (1843), lâu đài Westminster ở Anh (1840 - 1867), tượng Rohdes, đền Maya ở Mexico Chúng thường đánh dấu những mốc lịch sử quan trọng và có tính biểu tượng cao trong một quần thể kiến trúc hay đô thị vì ở thời kỳ này năng lực giải quyết vấn đề kiến trúc của con người và điều kiện vật chất còn hạn chế Tuy nhiên, những công trình cổ điển lại có rất ít công năng sử dụng chủ yếu là kết cấu đặc, mang tính biểu tượng hơn là tạo ra những không gian sử dụng Do đó, yếu tố TTNT chưa thể hiện rõ ở những công trình này Mãi đến những năm giữa hai thế kỷ XIX và XX thì loại hình nhà cao tầng mới có được hình thái rõ rệt, đầu tiên là tòa nhà Home Insurance Building ở Chicago với 10 tầng cao 55 m (1885) do William La Baron Jenny xây dựng, tòa nhà Masonic Temple ở Chicago với 21 tầng cao 92 m (1892) do Burnham

và Root xây dựng, cao ốc Flatiron Building của Daniel H Burnham (21 tầng, 87 m), American Surety Building của Bruce Price (21 tầng, 91 m), Paul Building của George B Post (26 tầng, 94 m), Park Row Building của Robertson (29 tầng, 117 m), Woolworth Building của Cass Gilbert ở Manhattan (60 tầng, 242 m), cao ốc Chrysler của William Van Alen (77 tầng, 319 m),

Ở giai đoạn này, công việc thiết kế TTNT đã được coi trọng hơn Ở Phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc dưới thời phong kiến như cung điện, biệt thự được trang hoàng lộng lẫy Trong khi đó ở Phương Tây, thời kỳ văn nghệ Phục hưng, những người có địa vị trong xã hội đã làm cho nhà thờ, trang viện, dinh thự trở nên tráng lệ, không gian bên trong rất sang trọng Vật liệu quý đắt tiền và sang trọng đều được tập trung sử dụng cho không gian nội thất Sự tinh tế, khéo léo trong công nghệ thiết kế TTNT thời kỳ này đã làm phong phú thêm nội dung của công việc thiết kế TTNT, đã để lại cho đời sau một di sản lớn

Trang 25

Nhu cầu xây dựng nhà cao tầng cũng như việc TTNT ngày càng tăng nhưng

do sự suy sụp của thị trường tài chính thế giới nên đến tận cuối những năm 1940, nhà cao tầng mới được bắt đầu phát triển trở lại, cùng với sự phát triển công nghệ

đã làm cho nhu cầu nhà ở đô thị tăng lên Sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại với dấu ấn là thể loại cao ốc văn phòng, chung cư đã tạo ra các công trình như Lake Shore Drive năm 1951 (Mies Van De Rohe), Lever House năm 1952, (Skidmore, Owings và Merrill), Seagram Building năm 1958 (Mies Van De Rohe và Philip Johnson), John Hancock Center ở Chicago năm 1968 (Skidmore, Owings và Merill), World Trade Center ở New York năm 1973 (tòa tháp đôi của trung tâm thương mại thế giới) (Minoru Yamasaki), Sears Towe ở Chicago năm 1974 (Skidmore, Owings và Merrill), tòa tháp đôi Petronas năm 1996 ở Kuala Lumpur (Cesar Pelli)

Các thành phố ở Bắc Mỹ được xem như là một trong những nguyên nhân tạo nên sự phát triển của cao ốc văn phòng, chung cư và TTNT vì nó gắn kết được mối quan hệ giữa cao ốc văn phòng, chung cư với công nghiệp hóa và kinh doanh bất động sản Tương tự các thành phố của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng đã

có các chương trình phát triển loại hình nhà cao tầng, chung cư một phần là do sự tăng trưởng kinh tế Các công trình cao tầng đáng chú yù trong 10 năm trở lại đây có tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur (Malaysia, cao 450 m), Ngân hàng Trung Hoa (369 m), trụ sở ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải ở Hồng Kông, Landmark Tower ở Yokohama (Nhật Bản, cao 296 m), Tokyo City Hall Complex (243 m) và Shinjuku Park Towe (233 m) ở Tokyo, OBU Center (Singapore, cao 280 m), Baiyoke Tower II ở Bangkok (320 m), Jin Mao Building ở Thượng Hải (421 m),

Châu Âu với truyền thống đô thị ổn định và cổ kính, nhưng với việc tăng dân

số và khan hiếm đất đai đã chứng kiến sự “xâm lược” của nhà cao tầng, chung cư vào trung tâm thành phố vào những thập niên 60 - 70 Công trình cao tầng đầu tiên

ở Châu Âu là Torre Velasca của Roger ở Milan (1958), cao ốc Maine

Trang 26

-Âu cũng đã tạo ra được xu hướng mới là xây dựng các cụm nhà cao tầng, các khu chung cư ở ngoại ô, tổ hợp cao tầng liên hoàn

So với Bắc Mỹ thì Mỹ La Tinh có sự phát triển loại hình nhà cao tầng chậm hơn, nhưng cũng có được thành tựu đáng kể, các chung cư, công trình cao tầng quan trọng chỉ tập trung ở các thành phố lớn có mật độ dân số cao như cao ốc PCT (1978), cao ốc Office Tower (1985) ở Caracac, cao ốc Detrolaos Mexicanos (1984)

ở Mexico City,

Trong giai đoạn này thế giới đã trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) đã mở đường cho việc phát triển của ngành thiết kế TTNT hiện đại, cùng với sự xuất hiện của vật liệu mới như sắt, thép, bê tông, các hàng dệt sản xuất đại trà, các sản phẩm công nghiệp và việc sản xuất các vật liệu tổng hợp với các kỹ thuật tương ứng đã làm đa dạng hóa nội dung của ngành TTNT

Thiết kế TTNT đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới nhất là những nước có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Hy Lạp, Trong

đó việc sử dụng vật liệu gỗ trong thiết kế trang trí nội thất chỉ phát triển mạnh và rầm rộ vào những năm của thế kỷ XIX trở lại đây và những công trình này luôn gắn liền với tên tuổi của những người kiến trúc sư

2.3 Sự hình thành và phát triển thiết kế TTNT của nhà cao tầng ở Việt Nam 2.3.1 Quá trình phát triển chung

Theo Nguyễn Hồng Thục và ctv (2003), sự phát triển của chung cư cũng như việc TTNT ở Việt Nam phụ thuộc mạnh mẽ vào điều kiện kinh tế xã hội và được chia thành ba giai đoạn sau:

Thời kỳ phôi thai: (1954 - 1960), ở miền Bắc Việt Nam hình thành một bộ

phận lớn cán bộ, công nhân, viên chức xã hội chủ nghĩa cùng với nền kinh tế bao cấp của thời kỳ này đã tạo ra lối sống tập thể Do đó, việc hình thành nên những khu tập thể theo nhu cầu này là tất yếu, đó là khu tập thể Nguyễn Công Trứ và khu tập thể Kim Liên ở Hà Nội (cao 4 - 5 tầng)

Trang 27

Thời kỳ phát triển: (1960 - 1975), sự phát triển nhanh chóng của các nhà

máy xí nghiệp đã làm cho nhu cầu nhà ở tăng lên đột ngột Do đó, để giải quyết nhu cầu này nhiều khu tập thể đã được xây dựng trong giai đoạn này như khu tập thể Trung Tự, Thành Công, Vĩnh Hồ, Giảng Võ, ở Hà Nội; khu chung cư Quang Trung ở Vinh; khu chung cư Phan Chu Trinh ở Thanh Hóa, (1975 - 1980) các khu tập thể nhiều tầng vẫn có được sự phát triển đáng ghi nhận, tiêu biểu là khu Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam ở Hà Nội

Thời kỳ tái phát triển: (1996 đến nay), Việt Nam chứng kiến sự trở lại

mạnh mẽ của loại hình nhà chung cư sau hơn 10 năm không xây dựng do quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường Nguyên nhân trở lại của loại hình chung cư là sự gia tăng dân nhập cư vào các thành phố lớn trong điều kiện quỹ đất cố định Do đó, để giải quyết vấn đề này thì loại hình nhà cao tầng là một lựa chọn hợp lyù, cùng với sự hội nhập quốc tế và khu vực, sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đã làm cho các khu chung cư xây dựng trong giai đoạn này thường được quy hoạch đồng bộ và phát triển theo chiều cao Các khu chung cư tiêu biểu của giai đoạn này là khu đô thị mới Linh Đàm (khu Bắc Linh Đàm và khu Bán đảo Linh Đàm), khu đô thị Định Công, khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, khu Trung Hòa - Nhân Chính, khu Mỹ Đình I và II, ở Hà Nội; khu đô thị Nam Sài Gòn, khu

đô thị mới Nhơn Trạch, Miếu Nổi, ở TP HCM Ngoài ra các tỉnh thành khác như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Nam, Đà nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, Cần Thơ, Đồng Nai, Vũng Tàu, cũng đã và đang bắt đầu triển khai loại hình chung cư

Hiện nay, tại khu đô thị mới PMH ở Quận 7, TP.HCM xuất hiện và phát triển mạnh loại hình kiến trúc nhà chung cư như Garden Plaza, Central Garden, Sky Garden, Dragon City, với nội thất đẹp và mang nhiều phong cách theo trào lưu mới, nhưng nhìn chung những phong cách thiết kế TTNT này chỉ dựa trên hiện trạng hiện có của kiến trúc căn hộ và không thay đổi không gian thiết kế của căn hộ mẫu Mặt khác, ngành thiết kế TTNT lại chưa có sự nghiên cứu đánh giá về giá trị

Trang 28

sử dụng sản phẩm gỗ trong công tác thiết kế TTNT ở loại hình chung cư cao cấp, vì TTNT mang tính chất trừu tượng và mang cảm xúc riêng của mỗi nhà thiết kế

2.3.2 Quá trình phát triển của chung cư và công tác thiết kế TTNT

Theo Nguyễn Hồng Thục và ctv (2003), chung cư, nhà cao tầng và công tác TTNT ở Việt nam đã được ghi nhận từ lâu, công trình tiêu biểu đầu tiên là Tháp Báo Thiên (12 tầng, cao 80 m), Tháp chùa Phật Tích (cao khoảng 42 m) được xây dựng năm 1057; tháp chuông chùa Diên Hữu, Hà Nội xây dựng năm 1808 (cao khoảng 32 m); tháp Phổ Minh, Nam Hà xây dựng năm 1305 (cao 14 tầng, 21,2 m); tháp Chương Sơn, Nam Hà (cao khoảng 60 - 90 m); tháp Sùng Thiện Diên Linh, chùa Long Đọi, Nam Hà (cao 13 tầng), Tuy nhiên những công trình nêu trên chỉ mang tính biểu tượng hoặc có công năng sử dụng rất hạn chế và không chú trọng về mặt TTNT Những công trình cao tầng đầu tiên có chức năng ở và làm việc ở Việt Nam được xây dựng vào những năm 1960 ở Sài Gòn - Chợ Lớn, đó là những khách sạn, ngân hàng và văn phòng nhưng chiều cao chỉ khoảng 14 tầng, còn ở khu tập thể Giảng Võ, Hà Nội vào năm 1978 đã xây được công trình cao 11 tầng

Với chính sách “đổi mới” cùng với sự phát triển kinh tế vào những năm 1990

đã tạo điều kiện phát triển loại hình nhà cao tầng của Việt Nam Tại Hà Nội, các công trình cao tầng được xây dựng rải rác trong khu phố Pháp cũ, quanh khu vực

Hồ Tây hay nằm dọc theo một số tuyến phố mới như Láng Hạ, đường Giải Phóng, trong đó đáng chú yù là các công trình Fortuna Tower (16 tầng), Hà Nội Tower (25 tầng), văn phòng Quang Trung (18 tầng), khách sạn Horizon (14 tầng), khách sạn Meritus (20 tầng), khách sạn Nikko (15 tầng), trung tâm thương mại Daeha (13

- 18 tầng), cao ốc Melia Hanoi (22 tầng), trụ sở tổng công ty Vinaconex (12 tầng), Rose Garden Tower (11 tầng), Vietcom Bank Tower (22 tầng), ; Tại TP HCM, các công trình nhà cao tầng phân bố tập trung ở Quận 1, Quận 3 và các phần ở khu vực khác, trên các trục đường Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Lê Lợi, Những công trình đáng chú yù là Saigon Center (27 tầng), Diamond Plaza (21 tầng), Sai Gon Tower (17 tầng), Sai Gon Sky Garden (16 tầng), Renaissance River Side Hotel (20 tầng),

Trang 29

trung tâm thương mại Sài Gòn (34 tầng), Sun War Bank Tower (22 tầng), Mê Linh Point Power (21 tầng), khách sạn Caravelle (24 tầng), Osean Plaza (25 tầng), Indochine Part Tower (18 tầng), Somekset Chansellor Court (19 tầng), Harbour View Tower (20 tầng), Ngoài ra loại hình công trình nhà cao tầng cũng được phát triển ở một số tĩnh thành khác như khách sạn Tray, khách sạn Hữu Nghị, Harbour View Tower, Ở Hải Phòng; khách sạn Deawoo, khách sạn Bamboo Green, Ở

Đà Nẵng; khách sạn Lodge ở Nha Trang, tuy nhiên những công trình này cũng chỉ mới đạt tới chiều cao trên 10 tầng

Theo Đặng Thái Hoàng (1996), thiết kế nội thất nhà ở luôn gắn với nhu cầu sinh hoạt của con người

+ Các hoạt động cá nhân: Ngủ, làm việc, thư giãn (học tập, nghiên cứu, )

và vệ sinh cá nhân

+ Các hoạt động có tính tập thể: Nghỉ ngơi, trò chuyện, ăn uống,

+ Các hoạt động nội trợ: Nâu ăn, phơi giặt, dọn vệ sinh

Ngoài ra Đặng Thái Hoàng cũng đã nghiên cứu và đưa ra được một số kích thước tham khảo cho các sản phẩm gỗ và cách bố trí sản phẩm gỗ ở các phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng bếp cho không gian nhà ở

Theo Tô Vân (1997), các quan điểm thẩm mỹ về kiến trúc thay đổi theo từng thời kỳ, từng dân tộc, từng cá nhân và đã nghiên cứu được khái niệm tương quan giữa chức năng và hình thể; thống nhất và dị biệt; cân bằng, tiết điệu và trọng điểm; không gian và hình thể, đường nét, chất liệu, hoa văn, ánh sáng và màu sắc Quy hoạch trong căn nhà được chia ra thành các phòng sau: Phòng khách, phòng ngủ, phòng thanh niên, phòng thiếu nữ, phòng trẻ em, phòng bếp, phòng tắm, tùy theo mục đích, kích thước và hình dạng của mỗi phòng mà có những kiểu bày biện khác nhau

Theo Nguyễn Đức Phong, Quốc Bảo (2001), yếu tố quan trọng tạo nên nội thất đẹp cho nhà ở là ánh sáng, màu sắc luôn đi đôi với ánh sáng, không có ánh sáng thì không có màu sắc, ngược lại ánh sáng từ một vật thể cũng ảnh hưởng bởi màu

Trang 31

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu thiết kế TTNT

3.1.1 Khảo sát một số loại hình kiến trúc chung cư và thiết kế TTNT ở TP.HCM

3.1.1.1 Tiêu chuẩn phân hạng căn hộ chung cư

Theo thông tư số 14/2008 của Bộ xây dựng đã ban hành ngày 02 - 6 - 2008, (Bộ xây dựng, 2008) chung cư được phân làm bốn hạng đảm bảo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế và kỹ thuật hiện hành và đươc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch chi tiết xây dựng Căn hộ cao cấp không nhỏ hơn 70 m2

Chung cư hạng 1: Chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung

cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ hoàn hảo, phải đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (giáo dục mầm non, giáo dục các cấp, văn hóa thông tin, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao, không gian dạo chơi, thư giãn)

Chung cư phải ở vị trí có hệ thống giao thông đảm bảo cho các loại phương tiện được tiếp cận đến sảnh chính của công trình một cách dễ dàng Cảnh quan đẹp hoàn chỉnh và thống nhất với sân, vườn, công viên, thảm cỏ, cây xanh, đường dạo Không gian xung quanh thoáng mát, rộng rãi và sạch đẹp Căn hộ gồm có: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn, phòng vệ sinh và các phòng khác Mỗi căn

hộ tối thiểu có hai phòng vệ sinh, phòng ngủ chính có phòng vệ sinh riêng, 1,5 chỗ

để ôtô, thang máy, thang bộ, thang thoát hiểm, phòng chống cháy nổ, thu gom và xử lyù rác, niên hạn sử dụng trên 100 năm Diện tích căn hộ không nhỏ hơn 70 m2; diện

Trang 32

Các phòng đều phải đảm bảo thông gió, chiếu sáng tự nhiên và tiếp xúc với không gian mở Thiết bị tối thiểu gồm: chậu rửa mặt, bồn cầu, thiết bị vệ sinh phụ

nữ, vòi tắm hoa sen, bồn tắm nằm hoặc đứng Các thiết bị cấp nước có hai đường nước nóng và nước lạnh Nhân viên bảo vệ 24/24 giờ ở cổng chính và có hệ thống camera kiểm soát toàn tòa nhà từ các sảnh, hành lang, cầu thang, Vật tư, vật liệu dùng để xây dựng và hoàn thiện, các trang thiết bị đều có chất lượng cao tại thời điểm xây dựng Việc sửa chữa, bảo dưỡng những hư hỏng trong tòa nhà phải tiến hành nhanh chóng

Chung cư hạng 2: Chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung

cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ tương đối hoàn hảo Diện tích căn hộ không nhỏ hơn 60 m2, diện tích phòng ngủ chính lớn hơn 15 m2, tối thiểu hai phòng

vệ sinh, một chỗ để ôtô Các dịch vụ khác cũng như hạ tầng xã hội tương tự như chung cư hạng 1, nhưng chỉ có nhân viên bảo vệ tại các khu vực công cộng

Chung cư hạng 3: Diện tích không nhỏ hơn 50 m2, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ khá Diện tích phòng ngủ chính lớn hơn 12 m2; các phòng đều đảm bảo thông gió, chiếu sáng;

hạ tầng xã hội đồng bộ, đầy đủ, gần sân tập thể thao, cơ sở y tế, trường học, dịch vụ thương mại trong bán kính 4 km; mỗi thang máy phục vụ tối đa không quá 60 căn

hộ, khu để xe đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.

Chung cư hạng 4: Hạng có chất lượng sử dụng trung bình, chất lượng hoàn

thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt tiêu chuẩn,

đủ điều kiện để đưa vào khai thác sử dụng

3.1.1.2 Tiêu chí đánh giá căn hộ có nội thất cao cấp

Để đánh giá được một căn hộ có nội thất được gọi là cao cấp thì cần dựa vào những tiêu chí sau:

+ Về vật liệu sử dụng: Căn hộ dùng những vật liệu gì Ví dụ sàn bằng đá Granit, đá marble hay sàn gỗ, các sản phẩm nội thất bằng gỗ, tường có thể sơn nước hoặc được ốp bằng gỗ (gỗ tự nhiên hay nhân tạo), màng che có thể bằng vải Ngoài

Trang 33

ra các trang thiết bị điện cũng góp phần quan trọng cho tính cao cấp của căn hộ như tivi LCD hay Plasma, đèn chùm pha lê, cây cảnh trưng bày, Các vật liệu sử dụng

có giá thành càng cao thì độ cao cấp của nội thất càng tăng nhưng cũng chỉ mang tính tương đối vì không phải trong mọi trường hợp nội thất có vật liệu cao cấp thì được coi là nội thất cao cấp, hay ngược lại chưa chắc chọn vật liệu rẻ tiền hơn mà coi là nội thất thấp cấp

+ Chất lượng hoàn thiện: Các vật liệu cao cấp nếu không được thi công lắp đặt lành nghề thì khó có thể đẹp và được gọi là cao cấp như lát sàn không phằng, joint không đều, vách kính lắp đặt không thẳng, trần cao thấp, Do đó, chất lượng hoàn thiện càng cao thì nó càng tôn vinh thêm tính cao cấp của vật liệu

+ Không gian kiến trúc: Một căn hộ nếu có không gian quá nhỏ (nhỏ hơn 70

m2), chiều cao trần quá thấp thì không thể gọi là cao cấp cho dù vật liệu nội thất có đắt tiền

+ Công năng sử dụng: Cửa đi lại không được quá hẹp, bố trí không gian vệ sinh thiếu kính đáo, giường đôi không thoải mái cho hai người nằm, ghế ngồi làm việc không thoải mái, là những yếu tố làm giảm giá trị của nội thất

+ Chất lượng thiết kế nội thất: Sự lựa chọn vật liệu thích hợp với không gian kiến trúc và sự sắp xếp hợp lyù giữa các thành phần khác nhau, tỷ lệ giữa các mảng vật liệu khác nhau, màu sắc - ánh sáng, chất liệu bề mặt, đường nét, hình khối, tạo nên một không gian với bố cục chặc chẽ, tỷ lệ hài hòa, màu sắc phù hợp, ánh sáng sinh động, mang đến vẻ đẹp mà người ở trong không gian đó cảm nhận được

+ Phong cách: Đây được xem như là yếu tố quyết định là cái hồn của không gian nội thất Do đó, người thiết kế phải cân nhắc để lựa chọn một phong cách chung cho không gian nội thất để phù hợp với chức năng của căn hộ, nhằm tạo nên được cảm xúc cho người ở trong không gian đó (ấm cúng, thoáng đãng, sinh động, vui nhộn, yên tĩnh, trầm lắng, ) Phong cách nội thất lại có nhiều trường phái khác nhau, biến đổi và phát triển theo quá trình tiến hóa của xã hội loài người Căn hộ cao cấp với nội thất cao cấp thì đòi hỏi các thành phần trong đó phải tuân thủ một

Trang 34

những chi tiết gờ chỉ cầu kỳ, một bộ bàn ghế kiểu modern hay hight - tech sẽ không phù hợp với không gian nội thất mang phong cách truyền thống Á Đông, nhưng đôi khi tổng thể nội thất mang phong cách này được chấm phá một chi tiết mang phong cách khác lại làm tăng tính thẩm mỹ và tạo cảm xúc bất ngờ, đột biến Điều

đó phụ thuộc vào nghệ thuật thiết kế và mức độ cảm nhận của người sử dụng

3.1.1.3 Tiêu chí đánh giá sản phẩm gỗ nội thất cao cấp

Để đánh giá được một sản phẩm gỗ có phải là cao cấp hay không thì cần dựa trên những tiêu chí sau:

+ Loại gỗ: Gỗ tự nhiên qua bảo quản (tẩm, sấy), có độ ẩm (10 ± 2) %, đặc biệt đối với gỗ nhập khẩu thì phải được chứng nhận trên tiêu chuẩn FSC hoặc PEFC; sản phẩm nội thất có thể làm từ gỗ nhân tạo như ván dăm, ván dán, ván sợi nhưng chất lượng sơn phủ bề mặt phải đạt yêu cầu

+ Công nghệ gia công sản phẩm: Các chi tiết lắp ráp được gia công chính xác, các lỗ mộng, lỗ chốt liên kết cho phép dung sai trong khoảng ± 0,2 mm, các chi tiết được gia công trên thiết bị có độ chính xác cao hoặc được gia công bởi đội ngũ

kỹ thuật lành nghề

+ Hoàn thiện bề mặt sản phẩm: Hiện nay trên thị trường sản phẩm gỗ rất phong phú về hình dáng, đa dạng về chủng loại Do đó, cách thức hoàn thiện bề mặt sản phẩm cũng rất đa dạng với nhiều công nghệ khác nhau như: cào xước, phun cát, giả cổ, vết xẻ tự nhiên, ), nhưng bề mặt sản phẩm hoàn thiện trước khi sơn phải phẳng, không lòi lõm (nhám cuối 240), các bộ phận lắp lẫn hoặc ráp chết với nhau phải đẹp, phẳng, khít, đáp ứng tiêu chuẩn của khách hàng (từng nước, từng khu vực)

+ Sơn phủ: Màng sơn hoàn thiện thì phải phẳng, đẹp, không còn độc tố trong sơn, độ bền cao và giữ được màu sắc nguyên bản của vân gỗ (nếu sản phẩm cần thấy vân gỗ)

Trang 35

3.1.1.4 Xu hướng thiết kế TTNT mới

Tương lai gần, căn nhà sẽ là nơi tạo ra mối quan hệ gắn kết, thân thiện, khăng khít giữa các thành viên với nhau trong gia đình với một không gian thoáng đãng, linh hoạt, trong lành, đầy sức sống Nhưng những đặc điểm truyền thống của căn phòng vẫn được giữ vững thông qua việc cách tân trong thiết kế TTNT và những vật dụng đều mang tính chuyên biệt với những công năng riêng biệt, đặc biệt nhưng sản phẩm nội thất được sử dụng tối ưu cho không gian Theo Rosalyn Cama, thành viên của hiệp hội các nhà thiết kế nội thất Mỹ, cho biết: “Một căn nhà có khoảng không thật rộng rãi không còn là yêu cầu thiết yếu của khách hàng Họ chuyển sang thích cả những hoạt động được bao hàm trong không gian sống chứ không phải chỉ kích cỡ của không gian ấy”

Những phòng bếp hiện đại không mang tính vị lai, sẽ vượt qua giới hạn của

vẻ đẹp truyền thống về sự bày trí vì nó còn lại mọi tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu ăn Nơi phòng ăn sẽ trở thành phòng sinh hoạt chung thay cho phòng khách của gia đình theo truyền thống Á Đông Phong cách nấu ăn hàng ngày cũng dần được thay đổi và pha trộn, nó làm cho căn bếp trở thành nơi giao lưu của những nền văn hóa khác nhau Những ứng dụng kỹ thuật, trang thiết bị mới cũng đưa được vào sử dụng cho phòng bếp như ngăn kéo cho tủ lạnh hoặc ngăn kéo cho máy rửa rau quả, bếp nấu dùng đồng thời hai nguồn nhiên liệu, ví dụ gas và điện Hiện nay, nhiều gia đình ở Mỹ đã chọn việc mở rộng phòng bếp thành nơi nấu ăn và giải trí của cả gia đình, phòng ăn đã giữ vị trí trung tâm của cả căn nhà Phòng ăn đã trở thành nơi tạo

ra sự tiện nghi và không khí yên bình, ấm cúng của những bữa ăn gia đình, nơi mọi người cảm thấy mình gắn liền với nhau thành một khối thống nhất

Về mặt kiến trúc nội thất cũng có những cải tiến đáng kể, chẳng hạn các căn

hộ có xu hướng tạo ra một mặt bằng rộng rãi Do đó, các phòng chỉ phân định nhau một cách tượng trưng, có nghĩa là các phòng thông suốt với nhau Các sản phẩm nội thất của mỗi phòng sẽ phải thể hiện rõ đặc tính của từng không gian mà chúng được đặt trong đó

Trang 36

Theo Louis Postel, chủ bút tờ Design Times, cho biết trong tương lai, ngành TTNT sẽ trở lại với phong cách thể hiện mang tính “sang trọng, cá nhân tính, hướng tới cái đẹp thực dụng” Sự kết hợp loại đá granite sang trọng với gỗ tự nhiên sẽ trở nên sử dụng phổ biến

3.1.2 Đề xuất các phương án thiết kế TTNT

Căn cứ thiết kế: Dựa trên kiến trúc căn phòng, diện tích căn phòng, số lượng người sử dụng, gu thẫm mỹ của gia chủ, kinh tế hiện tại của gia chủ

Yêu cầu thiết kế: Cần chọn được chủng loại và số lượng sản phẩm gỗ cho nội thất

Nguyên tắc thiết kế (trình bày chi tiết ở mục 3.4)

Phân tích đánh giá (dựa vào NTTK để phân tích đánh giá)

Lựa chọn phương án thiết kế

3.1.3 Tính toán các chỉ tiêu mỹ thuật, kỹ thuật và kinh tế

3.1.3.1 Chỉ tiêu mỹ thuật

a Ánh sáng

Môi trường ánh sáng nội thất bao gồm hai loại: Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, để môi trường nội thất đạt được độ sáng thích hợp thì cần phải đáp ứng chỉ tiêu về độ chiếu sáng

Độ chiếu sáng là thông lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích E=dϕ/dA

Trong đó: ϕ: Thông lượng ánh sáng (lm) A: Diện tích: m2

E: Độ chiếu (lx)

Tiêu chuẩn chiếu sáng giữa các nước không giống nhau, nhưng về phương diện Ergonomics thì yêu cầu đối với độ chiếu sáng phải có một trị số tốt nhất

Trang 37

Bảng 3 1: Trị số kiến nghị độ chiếu diện tích làm việc khác nhau (Lyù Văn Lâm, 2001)

STT Nội dung tác nghiệp Độ chiếu kiến nghị (lx)

2 Tác nghiệp tương đối tinh xảo 750 - 1500

3 Công việc bình thường Khoảng 1000

4 Chế tạo bình thường, phòng ở gia đình 300 - 7500

+ Khi cần lấy độ chiếu sáng từ ánh sáng tự nhiên, thì độ chiếu nội thất được tính như sau:

Độ chiếu nội thất ≈ 0,2 x độ chiếu của bầu trời x (diện tích cửa / diện tích mặt sàn nội thất)

Nếu khi độ chiếu của bầu trời là 5000 lx

Độ chiếu nội thất = 1000 x (diện tích cửa / diện tích mặt sàn nội thất)

+ Khi cần lấy độ chiếu sáng từ ánh sáng nhân tạo, thì độ chiếu nội thất được tính như sau

Độ chiếu nội thất = (Số lượng đèn x công suất đèn x độ tỏa sáng của đèn) / diện tích mặt sàn nội thất

Độ tỏa sáng của đèn được chọn dựa trên Phụ lục 1

Bảng 3 2: Trị số kiến nghị độ chiếu diện tích làm việc tối thiểu tại các phòng

Trang 38

b Màu sắc

Hiệu ứng màu sắc đối với tâm lyù của con người rất phức tạp Cho nên khi thiết kế môi trường nội thất và sản phẩm gỗ cần lợi dụng triệt để những đặc tính của màu sắc

Phòng ngủ: là nơi thư giãn, nghỉ ngơi nên tránh sắc màu hưng phấn như màu hồng, ưu tiên sử dụng màu xanh lục Màu bổ sung là màu cam, nâu, vàng nhạt, màu

gỗ tự nhiên của tủ giường Trần có thể sử dụng màu đậm, nền gạch màu nhạt và không nên quá trơn láng Có thể dùng thảm màu lam, nâu, hay họa tiết nâu với trắng làm cho người ở cảm thấy an nhàn, yên vui

Phòng khách: có thể sử dụng màu hưng phấn như màu hồng, nên chọn màu tường là màu lục nhạt, màu vàng cam nhạt, màu hồng nhạt kết hợp với màu của vật liệu chính cần làm nổi bật như tranh treo tường, bộ sưu tập, Tường và trần cần thiết phải sáng hơn nền cho ta cảm giác phòng thêm thoáng hơn Màu của rèm cửa nên đậm hơn một “tông” với màu tường và một vài đồ đạt nhỏ (chậu hoa, sách, tượng, đồ chơi, ) có thể điểm bằng màu gần như nguyên gốc không pha

Phòng ăn, phòng bếp: sử dụng màu sắc nhạt như màu trắng, màu vàng chanh, vàng cam, xám xanh nhạt, màu gạch làm cho người ở cảm giác sạch sẽ thoải mái, nhưng đừng kết hợp nhiều màu quá Cần chú yù phối màu với tủ bếp, gạch men ốp tường Nếu tường màu gạch thì bếp có thể màu kem, bộ ghế ăn màu gỗ sậm, điểm một vài chậu cây xanh có màu lá đậm hay hoa có màu lá mạ đậm

3.1.3.2 Chỉ tiêu kỹ thuật

Nhằm đánh giá được các sản phẩm về mặt kích thước được thiết kế và công dụng của từng sản phẩm đó Theo Đặng Thái Hoàng (1996), qua quá trình thiết kế thực tế các sản phẩm, các nhà thiết kế đã thống kê được một số tiêu chuẩn về kích thước ba chiều của một số sản phẩm gỗ sau:

Trang 39

Bảng 3 3: Kich thước ba chiều thông dụng của một số sản phẩm gỗ (Đặng Thái

Trang 40

3.1.3.3 Chỉ tiêu kinh tế

Chỉ tiêu kinh tế là một trong những chỉ tiêu không kém phần quan trọng vì

nó đánh giá được dự án có thực thi được hay không (tức là có phù hợp với túi tiền

của người tiêu dùng hay không)

Bảng 3 4: Bảng thống kê sản phẩm dự kiến lựa chọn thiết kế cho căn hộ

Ngày đăng: 17/12/2017, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w