1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quy dinh ve cong tac giao trinh

10 124 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 4,51 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số :z26/ #lQÐ-NNH Hà Nội, ngày 42 tháng/2năm 2013 QUYÉT ĐỊNH V/v Ban hành Quy định về công tác giáo trình

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Căn cứ Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ vê đôi tên Trường Đại học Nông nghiệp I thành Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điêu lệ trường đại học”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2009/TT LT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ về việc Hướng dân thực hiện quyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm vê thực hiện nhiệm vụ, tô chức bộ máy, biên chê đôi với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;

Căn cứ Thông tư số 04/201 1/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào về việc Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thâm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học;

Xét đề nghị của Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp và Trưởng ban

Quản lý đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 Ban hành Quy định về công tác giáo trình áp dụng trong nội bộ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Điều 2 Quyết định này có hiệu lực kế từ ngày ký, những quy định trước đây trái với quy định này đêu được bãi bỏ

Điều 3 Các ông/bà Giám đốc NXB Đại học Nông nghiệp, Trưởng Ban Quản lý đào tạo; Trưởng phòng: HCTH, TC-KT, Trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyêt định này./ ⁄4)

Nơi nhận §

- Như điều 3;

Trang 2

QUY ĐỊNH

VE CONG TAC GIAO TRINH

(Ban hành kèm theo Quyết định số Ÿ 668/OD-NNH ngày4€ tháng {Ê năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

Căn cứ:

- Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về

đôi tên Trường Đại học Nông nghiệp I thành Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội;

- Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban

hành “Điêu lệ trường đại học”;

- Thông tư liên tịch sé 07/2009/TTLT-BGDDT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ về việc Hướng dân thực hiện quyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm vê thực hiện nhiệm vụ, tô chức bộ máy, biên chê đôi với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;

- Thông tư số 04/2011/TT -BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào về việc Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thâm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học,

- Tình hình thực tế của cơ sở đào tạo

Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp ban hành "Quy định về công tác giáo trình" áp dụng nội bộ trong Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Chương 1 QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1 Văn bản này qui định về việc tổ chức biên soạn, thẳm định, xuất bản, lựa chọn và quản lí giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

2 Các tài liệu phục vụ giảng dạy: giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo được định nghĩa như sau:

- Giáo trình: là sách đã được Nhà trường duyệt làm tài liệu chính trong giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên, có nội dung phù hợp với nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt theo quy định của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

- Sách chuyên khảo: là kết quả nghiên cứu chuyên sâu và tương đối toàn diện về một vân đê của tác giả hoặc một nhóm tác giả vê một lĩnh vực nghiên cứu liên quan đên một ngành, chuyên ngành đào tạo, được sử dụng đê giảng dạy đại học và sau đại học

Trang 3

- Sách hướng dân: là sách dùng làm tài liệu hướng dẫn người học, học từ xa, tự học có hướng dân; tài liệu hướng dân thực tập môn học, tài liệu thực tập theo giáo trình, thực tập trọng bệnh viện, thực tập trong cơ sở sản xuât, từ điên chuyên ngành

Điều 2 Yêu cầu đối với giáo trình

1 Giáo trình cụ thể hóa yêu ‹ cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong chương trình đào tạo đối với mỗi học phần/môn học, ngành học, trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đại học và kiêm tra, đánh giá chất lượng đào tạo

2 Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuân kiên thức, kỹ năng và chuân đâu ra đã ban hành

3 Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực tiên và cập nhật những tri thức mới nhât của khoa học và công nghệ

4 Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và được chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyên tác giả theo quy định hiện hành

- 5 Cuối mỗi chương giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo, câu hỏi hướng dân ôn tập, định hướng thảo luận và bài tập thực hành

6 Hình thức và cấu trúc của giáo trình đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thê của cơ sở giáo dục đại học

7 Ngôn ngữ dùng để biên soạn giáo trình là tiếng Việt

Giáo trình một số môn học của cơ sở giáo dục đại học thực hiện chương trình tiên tiên, chương trình đào tạo ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, chương trình liên kêt đào tạo với nước ngoài và một sô chương trình đào tạo khác giảng dạy băng tiêng nước ngoài được biên soạn băng tiêng nước ngoài

Điều 3 Các nguồn giáo trình

Các nguồn giáo trình được Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội sử dụng bao gồm: 1 Giáo trình đo Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định sử dụng chung thống nhất trong tồn qc

2 Giáo trình do Nhà trường tổ chức biên soạn và xuất bản làm tài liệu giảng dạy chính cho các học phân/môn học

3 Các loại giáo trình của các nhà xuất bản trong nước và trên thế giới đang được các trường đại học trong nước và nước ngoài (đặc biệt các trường đại học đôi tác, liên kêt đào tạo với Trường) sử dụng, được Nhà trường lựa chọn

Các giáo trình này được xuất bản dưới dang ban in hoặc dạng điện tử Điều 4 Phân cấp trách nhiệm

Trang 4

2 Trách nhiệm của các Khoa: tổ chức xây dựng kế hoạch biên soạn, đề xuất danh sách ban biên soạn, danh sách phản biện, hội đông thâm định trình Hiệu trưởng phê duyệt; tô chức biên soạn giáo trình đã được phê duyệt, đảm bảo đúng tiên độ, chât lượng

3 Trách nhiệm của Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp (sau đây gọi tắt là Nhà xuất bản):

- Tổng hợp, lập kế hoạch xuất bản giáo trình hàng năm trình Hiệu trưởng duyệt

- Chuẩn bị hợp đồng, thanh lý hợp đồng biên soạn giữa Nhà trường và tác giả

- Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị lập kế hoạch và triển khai công tác giáo

trình; phôi hợp với Phòng Tài chính - Kê toán trình Hiệu trưởng phê duyệt và câp kinh phí biên soạn, thâm định và in ân giáo trình

- Tổ chức xuất bản giáo trình theo kế hoạch đã được duyệt

- Nộp lưu chiều theo qui định của Nhà nước tại Thư viện quốc gia, Cục xuất bản và chuyên về Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của

- Xuất bản giáo trình điện tử - Tổ chức phát hành giáo trình

4 Trách nhiệm của các đơn vị chức năng:

_ 7 Ban Quan li dao tao cung cap chương trình đào tạo và nội dung đề cương học phân/môn học

- Phòng Tài chính kế toán cấp kinh phí đã được duyệt kịp thời cho xuất bản giáo trình

- Trung tâm Thông tin Thư viện Lương Định Của phối hợp với Nhà xuất bản xác định sô lượng giáo trình cân xuât bản và/hoặc mua giáo trình theo kê hoạch đã được duyệt

- Phòng Tổ chức cán bộ theo dõi việc thực hiện qui định, khen thưởng và kỷ luật cán bộ thi hành nhiệm vụ

- Phòng Thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát việc xuât bản giáo trình

Chương 2

TỎ CHỨC BIÊN SOẠN VÀ THÁM ĐỊNH GIÁO TRÌNH

Điều 5 Điều kiện biên soạn và tái bản giáo trình 1 Điêu kiện biên soạn

Giáo trình biên soạn phải đạt các điêu kiện sau đây:

- Phù hợp với đề cương chỉ tiết học phần/môn học trong chương trình đào tạo của Trường

- Đã được đưa vào danh mục đăng ký xuất bản do Hiệu trưởng duyệt

Trang 5

2 Điều kiện tái bản

Giáo trình được tái bản là giáo trình đã được xuất bản, đạt một trong các điều kiện sau đây:

- Số lượng giáo trình sử dụng cho chương trình đào tạo không còn đáp ứng đủ nhu câu trong thời điêm hiện tại

- Giáo trình có nội dung cần phải chỉnh ly, bé sung (tối thiểu 10% nội dung so với lần xuât bản trước)

- Giáo trình đã lưu hành trong thời gian tối thiểu 4 năm trở lên Điều 6 Điều kiện đối với Ban biên soạn giáo trình

1 Chủ biên, đồng chủ biên giáo trình các môn học/học phần của chương trình đào tạo trình độ cao đăng, đại học, thạc sĩ:

+ Với Chủ biên, đồng chủ biên là giảng viên cơ hữu phải có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiên sĩ thuộc ngành/chuyên ngành của giáo trình, có ít nhât 3 năm tham gia giang day mon hoc/hoc phan đó

+ Với Chủ biên, đồng chủ biên là giảng viên thỉnh giảng phải có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiên sĩ thuộc ngành/chuyên ngành của giáo trình, có ít nhât 3 năm tham gia giảng dạy môn học/học phân đó, hiện đang tham gia thỉnh giảng tại trường

2 Các thành viên tham gia Ban biên soạn:

+ Các thành viên tham gia Ban biên soạn giáo trình phải có chuyên môn phù hợp với nội dung giáo trình và đang trực tiêp giảng dạy trình độ cao đăng, đại học, thạc sỹ hoặc các nhà khoa học có uy tín đang tham gia thỉnh giảng tại trường

+ Các thành viên tham gia Ban biên soạn giáo trình phải có ít nhất 3 năm tham gia giảng dạy môn học/học phần đó và có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ, thạc sĩ thuộc chuyên ngành của giáo trình đó (Đối với giáo trình đào tạo trình độ thạc sĩ, các

thành viên tham gia biên soạn phải có trình độ tiến sĩ) Điều 7 Qui trình tô chức biên soạn giáo trình

Tuần đầu tháng 10 hàng năm, Nhà xuất bản thông báo đến tất cả các Khoa chuyên môn trong trường về việc đăng ký kê hoạch xuât bản cho nam tiép theo

Các khoa xây dựng kế hoạch, lập danh mục đăng ký xuất bản gửi về Nhà xuất bản trước ngày 30/10 hăng năm

Nhà xuất bản tổng hợp các bản đăng ký xuất bản biên soạn giáo trình, xây dựng kế hoạch xuât bản chung của toàn trường, kêt hợp với Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của xác định sô lượng bản ¡n, trình Hiệu trưởng duyệt

Nhà xuất bản gửi thông báo đến các các đơn vị đào tạo về quyết định phê duyệt của Hiệu trưởng và thực hiện việc ký hợp đồng biên soạn (theo phụ lục) với chủ biên (tác giả)

Sau khi kí hợp đồng, chủ biên tổ chức phân công các thành viên biên soạn viết bản

Trang 6

Trước khi hết thời hạn hợp đồng, tác giả nộp cho Nhà xuất bản 02 bản thảo in và đề cương chỉ tiết đã được khoa phê duyệt

Điều 8 Bản quyền và quyền xuất bản

Tác giả được hưởng các chế độ nhuận bút, bản quyền tác giả (theo thông tư 04), được

tính giờ nghiên cứu khoa học qui đôi theo qui định của Trường

Nhà trường giữ bản quyền xuất bản, tái bản (bản in và điện tử) trong vòng 10 năm kê từ ngày thanh lý hợp đông biên soạn

Điều 9 Tổ chức tham định

Các giáo trình biên soạn theo hợp đồng đều phải được tổ chức thâm định Nhà xuất bản chịu trách nhiệm các thủ tục liên quan đên việc mời phản biện và tô chức thâm định

Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa đề xuất danh sách phản biện và Hội đồng thâm

định cho từng giáo trình, Hiệu trưởng phê duyệt và ra quyêt định thành lập Hội đông thâm

định trên cơ sở đê xuât của Khoa chuyên môn

1 Hội đồng thâm định

Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định giáo trình ít nhất là 05 thành viên, trong đó

có 1 Chủ tịch Hội đồng, 2 phản biện, 1 ủy viên thư ký và 1 ủy viên Trong đó, số thành viên ngoài Trường là 2 người

Thành viên Hội đồng thẩm định phải là những người có chuyên môn phù hợp với nội

dung giáo trình, là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, có uy tín và kinh nghiệm

giảng dạy đại học Chủ tịch hội đồng và các phản biện phải có trình độ tiến sĩ Phản biện

phải là người có chuyên môn phù hợp, có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy đại học Các phản biện phải có nhận xét bằng văn bản và chỉ ra những thiếu sót về nội dung và hình thức (nếu có) để tác giả bổ sung

Hội đồng thẩm định tổ chức thâm định và đưa kết luận theo 3 hướng sau:

- Bản thảo giáo trình đạt yêu cầu, không cần chỉnh sửa; - Giáo trình đạt yêu cầu, nhưng cần chỉnh sửa;

- Giáo trình không đạt yêu cầu

2 Tiêu chí thâm định

Giáo trình được đánh giá theo 4 tiêu chí như sau:

a) Về hình thức và kết cấu giáo trình so với quy định (phụ lục 1) của Nhà trường (20 điểm)

b) Sự phù hợp với đề cương chỉ tiết môn học/học phần (15 điểm)

c) Tính chính xác, tính khoa học về nội dung kiến thức trình bày trong giáo trình (40 điểm)

Trang 7

3 Quy trình thâm định

- Sau khi nhận bản thảo từ tác giả, Nhà xuất bản đề xuất 02 phản biện trên cơ sở danh

sách đề xuât phản biện của Khoa và trình Hiệu trưởng phê duyệt

- Nhà xuất bản gửi bản thảo đến 2 phản biện theo quy định (thời gian phản biện là 4 tuần)

- Sau khi nhận được bản đánh giá, nhận xét giáo trình từ 2 phản biện, trong vòng Ì tuần, Nhà xuất bản lập danh sách dự kiến Hội đồng thâm định trên do Khoa đề xuất và trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng có thể mời một số thành viên ngoài Hội đồng

tham dự (nếu cần)

- Nhà xuất bản gửi giấy mời họp cho thành viên Hội đồng thâm định và tác giả ít nhất

là 7 ngày trước ngày thấm định (có kèm quyết định thành lập Hội đồng, bản thảo giáo trình,

riêng chủ tịch Hội đồng gửi kèm Trình tự thâm định)

- Trình tự phiên họp thâm định: Chủ tịch Hội đồng đọc quyết định thành lập Hội đồng và điều khiển phiên họp theo trình tự: Hai phản biện trình bày nhận xét của mình bằng văn bản trước hội đồng: Các ủy viên Hội đồng và thành viên đại biểu được mời (nếu có) cho ý kiến đánh giá; Hội đồng thầm định hội ý và chấm điểm vào phiếu đánh giá (theo mẫu); Ủy viên Thư ký công bố biên bản thẩm định (theo mẫu); Chủ tịch Hội đồng kết luận kết thúc phiên họp

5 Nhiệm vụ của tác giả sau thâm định

- Trường hợp bản thảo giáo trình đạt yêu cầu, không cần chỉnh sửa: Bản thảo sẽ được chuyên đến bộ phận biên tập của Nhà xuất ban dé tiến hành các khâu biên tập, chế bản và in ấn

- Trường hợp bản thảo giáo trình đạt yêu cầu, nhưng cần chỉnh sửa: Tác giả tiếp thu

các ý kiến đóng góp của Hội dong thấm định để hoàn chỉnh bản thảo trong thời gian 2 tuần Bản thảo phải được chủ tịch hội đồng duyệt, ký xác nhận “Đã chỉnh sửa theo đúng yêu cầu của Hội đồng thâm định/hoặc: Đồng ý với giải trình bảo lưu ý kiến của tác giả, đề nghị cho xuất bản” Nhà xuất bản nhận bản thảo này và các tài liệu liên quan để biên tập, chế bản và in an

- Trường hợp giáo trình không đạt yêu cầu: Tác giả cần chỉnh sửa, hoàn thiện bản thảo, nộp lại cho Nhà xuất ban dé tiễn hành phản biện, thẩm định lần 2 Trong trường hợp dừng xuất bản, Nhà xuất bản sẽ có công văn trả lời tác giả

Chương 3

LUA CHON BO SUNG VA SU DUNG GIAO TRINH

Điều 10 Tổ chức lựa chọn, duyệt mua giáo trình

1 Nguyên tac

- Khi chưa thể tổ chức biên soạn được giáo trình, để bổ sung nguồn học liệu, việc lựa

Trang 8

- Nguồn giáo trình được lựa chọn bổ sung được qui định ở khoản 3, điều 2 của qui

định này, trong đó ưu tiên lựa chọn các giáo trình xuât bản trong 5 nam tính đên thời điêm

đưa ra quyêt định lựa chọn Nêu giáo trình được xuât bản trước thời gian trên, cân có bản

giải trình

- Số lượng sách, giáo trình lựa chọn được dựa trên nhu cầu thực tế của môn học và

khả năng kinh phí của Trường 2 Quy trình

Hiệu trưởng tổ chức lựa chọn, duyệt giáo trình phù hợp với chương trình trình đào tạo đề làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức, theo quy trình sau:

- Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa đề xuất danh mục các giáo trình cần đưa vào giảng dạy, học tập theo chương trình đào tạo

- TT Thông tin - Thư viện Lương Định Của tập hợp danh mục giáo trình cần mua

trình Hiệu trưởng phê duyệt

- TT Thông tin - Thư viện Lương Định Của thực hiện các thủ tục mua giáo trình

Điều 11 Phân phối và sử dụng giáo trình

- Mỗi môn học/học phần phải đảm bảo có ít nhất 1 giáo trình được biên soạn hoặc sử

dụng giáo trình do cơ sở giáo dục khác biên soạn, đã được Hội đông lựa chọn

- Giáo trình do Nhà trường xuất bản chuyên đến Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của phục vụ người đọc theo quy định

- Nhà xuất bản chịu trách nhiệm việc in, phát hành giáo trình trong và ngoài trường

theo quy định của Luật Xuât bản

Chương 4

DỊCH GIÁO TRÌNH Điều 12 Qui trình tổ chức dịch

I1 Nguyên tắc

- Tổ chức dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt các giáo trình có chất lượng cao, mới xuât bản 5 năm trở lại và có nhiêu người sử dụng, có nội dung phù hợp với các môn học trong chương trình đào tạo hiện hành và trong nước không có tài liệu tương đương Các trường hợp khác, cân có bản giải trình đê Hiệu trưởng xem xét

- Nhà xuất bản là đầu mối, chịu trách nhiệm tổ chức dịch và xuất bản các giáo trình

được Hiệu trưởng phê duyệt

- Người dịch giáo trình (dịch giả) phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật xuất bản và Công ước Berne Tiền công dịch và các quyền lợi khác được thực hiện theo quy chế chỉ tiêu

Trang 9

2 Quy trình

- Trưởng các đơn vị đăng ký những giáo trình cần dịch sang tiếng Việt cùng với đăng ký biên soạn giáo trình trước ngày 30/10 hàng năm

- Nhà xuất bản tổng hợp danh mục, số lượng giáo trình cần dịch và tổ chức ký hợp đồng xây dựng kế hoạch triển khai, lập dự toán tổng thể cho khâu mua bản quyền (nếu cần), dịch, thâm định, hiệu đính và xuất bản

Chương 5 KINH PHI Điều 13 Nguồn kinh phí cho công tác giáo trình

- Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên thực hiện biên soạn, bổ sung, dịch, xuất bản giáo trình và xây dựng bài giảng điện tử

- Nguồn kinh phí trích từ quĩ học phí để hỗ trợ cho công tác giáo trình của Nhà trường

- Nguồn kinh phí thu từ phát hành giáo trình: doanh thu từ phát hành giáo trình, sau khi trừ chi phí phát hành, phần kinh phí còn lại được bổ sung vào kinh phí giáo trình để hỗ trợ cho công tác phát triển giáo trình

- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác

Điều 14 Nguyên tắc cấp phát kinh phí

- Kinh phí để biên soạn, thâm định, xuất bản, dịch và lựa chọn bỗổ sung giáo trình

được cấp theo kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt

- Hàng năm, Nhà xuất bản và Trung tâm Thông tin Thư viện Lương Định Của lập dự toán kinh phí cho năm tài chính tiếp theo, báo cáo với Phòng Tài chính - Kế toán trước ngày

30/6 để đưa vào kế hoạch dự toán ngân sách

- Phòng Tài chính - Kế toán căn cứ vào kế hoạch và tiến hành thâm định, trình Hiệu trưởng phê duyệt và cấp chi phần kinh phí giáo trình sau khi cân đối với phần kinh phí từ qui học phi

Điều 15 Định mức kinh phí biên soạn, thâm định và xuất bản giáo trình

- Các định mức được thực hiện theo các qui định hiện hành của Nhà nước và qui chế chi tiêu nội bộ của Trường

Trang 10

„ Chương 6

KHEN THUONG VA XU LY VI PHAM

Điều 16 Khen thưởng và xử lý vi phạm

1 Khen thưởng

Các đơn vị và cá nhân tham gia tổ chức biên soạn giáo trình có chất lượng và hiệu quả cao được khen thưởng theo quy định hiện hành

2 Xử lý vi phạm

Các đơn vị và cá nhân tham gia tổ chức biên soạn giáo trình vi phạm các điều trong qui định này hoặc các qui định khác có liên quan đên biên soạn, xuât bản, sử dụng giáo

trình, tùy theo mức độ phải chịu kỷ luật theo qui định

Điều 17 Điều khoản thi hành

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký Những quy định trước đây trái với quy định này đêu được bãi bỏ

Trưởng các đơn vị có trách nhiệm phố biến Quy định này đến toàn thể cán bộ viên chức đề thống nhất thực hiện trong toàn Trường Các đơn vị và cá nhân phải nghiêm chỉnh

thực hiện, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật và theo quy định của Nhà trường Mọi sửa

đổi, bổ sung Quy định do Hiệu trưởng quyết th

Ngày đăng: 17/12/2017, 01:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w