Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 1.1 Công dụng của hệ thống khởi độngHệ thống khởi động trên ôtô có nhiệm vụ khởi động động cơ bằng cách kéo động cơ quay với tốc độ cần thiết, đả
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 2
1.1 Công dụng của hệ thống khởi động 2
1.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống khởi động 2
1.3 Phân loại hệ thống khởi động 2
1.3.1 Phương pháp khởi động 3
1.3.3 Phương pháp truyền động 6
1.4 Ảnh hưởng của tốc độ khởi động đến quá trình khởi động động cơ 7
Chương 2 CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 9
2.1 Động cơ điện 11
2.2 Khớp truyền động 12
2.2.1 Truyền động quán tính 13
2.2.2 Truyền động cưỡng bức 14
2.2.3 Truyền động hỗn hợp 16
2.3 Cơ cấu điều khiển 16
2.3.1 Phương pháp điều khiển trực tiếp 16
2.3.2 Phương pháp điều khiển gián tiếp bằng rơle điện từ 16
Chương 3 TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 23
3.1 Các thông số ban đầu 23
3.2 Tính công suất chỉ thị của động cơ 24
Trang 23.3 Tính công suất tổn hao cơ giới của động cơ 26
3.4 Tính, chọn máy khởi động 26
3.5 Phân tích, lựa chọn acquy khởi động 27
3.5.1 Công dụng, phân loại, yêu cầu 27
3.5.2 Phân tích, lựa chọn 29
3.5.3 Tính toán dung lượng cần thiết cho acquy 29
3.6 Tính, chọn dây dẫn cho máy khởi động 30
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trên ôtô hiện nay, để động cơ có thể hoạt động được cần phải có một hệ thốngkhởi động để làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay có thể tự làm việc được
Do đó, hệ thống khởi động là một hệ thống rất quan trọng, không thể thiếu trên nhữngchiếc ôtô ngày nay
Sau khi học xong môn “TRANG BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ ĐỘNG CƠ ĐỐTTRONG” Chúng em được giao đồ án môn học “THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN TỬÔTÔ” nhằm củng cố kiến thức đã học và hiểu hơn các hệ thống khởi động thường sửdụng hiện nay, kết cấu và nguyên lý làm việc của chúng Trong quá trình làm đồ án,
em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy TS Lê Văn Tụy để em hoàn thành đồ án
này
Cuộc sống càng ngày càng hiện đại hơn, đầy dủ hơn nên yêu cầu về hệ thốngkhởi động ngày càng nhỏ gọn, hiệu suất cao,… đảm bảo khởi động nhanh, an toàntrong bất kỳ điều kiện hoạt động của động cơ
Trong quá trình làm đồ án do thời gian hạn hẹp và kiến thức còn nhiều hạn chếnên không thể tránh khỏi thiếu sót mong nhận được những lời đóng góp của quý thầy
Trang 4Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 1.1 Công dụng của hệ thống khởi động
Hệ thống khởi động trên ôtô có nhiệm vụ khởi động động cơ bằng cách kéo động
cơ quay với tốc độ cần thiết, đảm bảo cho động cơ có thể tạo hòa khí và nén hòa khíđến nhiệt độ thích hợp để quá trình cháy hòa khí và sinh công diễn ra
1.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống khởi động
- Kết cấu gọn nhẹ, chắc chắn, làm việc ổn định với độ tin cậy cao
- Tốc độ quay phải đạt tới một giá trị nào đó để cho trục khuỷu của động cơ đạttốc độ quay nhất định Đối với động cơ xăng phải trên 50 [v/p], với động cơ diesel phảitrên 100 [v/p]
- Khi động cơ ôtô đã làm việc, phải cắt được khớp truyền động của hệ thống khởiđộng ra khỏi trục khuỷu của động cơ ôtô
- Có thiết bị điều khiển từ xa khi thực hiện khởi động động cơ ôtô (nút bấm hoặckhóa khởi động) thuận tiện cho người sử dụng
- Tỷ số truyền bánh răng của máy khởi động và bánh răng của bánh đà trong giớihạn (từ 9 đến 18)
- Chiều dài và điện trở của dây dẫn nối từ acquy đến máy khởi động nằm tronggiới hạn quy định (< 1 [m])
1.3 Phân loại hệ thống khởi động
- Theo phương pháp khởi động, hệ thống khởi động bao gồm:
+ Khởi động bằng tay
+ Khởi động bằng động cơ điện
+ Khởi động bằng động cơ xăng phụ
+ Khởi động bằng khí nén
- Theo phương pháp kích từ cho máy khởi động, hệ thống khởi động bao gồm:+ Kích từ nối tiếp
+ Kích từ song song
Trang 5+ Kích từ hỗn hợp.
- Theo phương pháp truyền động, hệ thống khởi động bao gồm:
+ Truyền động trực tiếp với bánh đà
+ Truyền động gián tiếp với bánh đà qua hộp giảm tốc
1.3.1 Phương pháp khởi động
1.3.1.1 Hệ thống khởi động bằng tay
Dùng tay quay hoặc dây kéo để quay trục khuỷu động cơ Phương pháp này chủyếu áp dụng cho các động cơ xăng hay diesel cỡ nhỏ vì động cơ lớn, tỉ số nén cao,công suất lớn, sức người khó quay nỗi để đạt đến tốc độ khởi động
Do cơ cấu quán tính khá phức tạp nên ngày nay không dùng nữa
Hình 1.1 – Sơ đồ hệ thống khởi động bằng tay quay.
1- Vành răng bánh đà; 2- Bánh răng khởi động; 3- Cần gạt ly hợp; 4- Ly hợp;
5, 7- Cơ cấu hành tinh; 6- Bánh đà cân bằng; 8- Tay quay.
1.3.1.2 Hệ thống khởi động bằng động cơ điện
Hệ thống khởi động bằng động cơ điện được dùng phổ biến trên động cơ ôtô, máykéo hiện nay vì tính hiệu quả và an toàn của nó
Trang 6Hình 1.2 – Sơ đồ mạch khởi động bằng động cơ điện.
1- Acquy; 2- Cầu chì; 3- Công tắc điều khiển; 4- Rơle khởi động; 5- Rơle báo động chống trộm; 6- Thiết bị chống trộm; 7- Công tắc chế độ hộp số; 8- Cuộn giữ;
9- Cuộn hút; 10- Động cơ điện.
Trang 7Hình 1.3 – Sơ đồ đơn giản của hệ thống khởi động bằng khí nén.
1- Van phân phối khí; 2- Bình chứa khí nén; 3- Xy lanh; 4- Van khởi động chính.
Máy nén khí thường dùng là máy piston dẫn động bằng động cơ điện hoặc từ trụckhuỷu Cũng có khi đối với loại động cơ công suất vừa, nhiều xilanh dùng một xilanhtạm thời làm máy nén khí
Nguyên lý làm việc như sau: khi van khởi động chính (4) mở, khí nén từ bình khínén sẽ đến các xilanh lần lượt theo thứ tự làm việc của động cơ nhờ van phân phối khí(1) và van khởi động xilanh (3) Thông thường, van khởi động xilanh (3) được mở ở vịtrí của piston ở DCT đầu hành trình giãn nở Dưới tác dụng của khí nén lên đỉnh piston,trục khuỷu động cơ sẽ quay và khi đạt số vòng quay khởi động, ta đóng van khởi độngchính (4)
Trang 81.3.2 Phương pháp kích từ cho máy khởi động
Mắc nối tiếp Mắc song song Mắc hỗn hợp
Hình 1.4 – Phương pháp kích từ.
Loại mắc nối tiếp có mômen khởi động lớn, hầu hết các máy khởi động đều cócuộn kích thích mắc nối tiếp Tuy vậy, loại này có nhược điểm là khi mômen cản giảmthì n tăng Do đó, sau khi động cơ đốt trong đã được nổ, máy khởi động được giảm tảihoàn toàn thì tốc độ quay của nó sẽ tăng rất lớn, có thể vượt giới hạn cho phép, làm các
ổ trục mau mòn và các thanh dây dẫn có thể văng ra khỏi rãnh của rôto
Để khắc phục nhược điểm trên, một số máy khởi động có cuộn kích thích mắchỗn hợp
1.3.3 Phương pháp truyền động
1.3.3.1 Truyền động trực tiếp với bánh đà
Loại này thường dùng trên xe đời cũ và những động cơ công suất lớn, được chia
ra làm 3 loại:
- Truyền động quán tính: bánh răng ở khớp truyền động tự văng theo quán tính để
ăn khớp với bánh đà Sau khi động cơ nổ, bánh răng tự động trở về vị trí cũ
- Truyền động cưỡng bức: khớp truyền động của bánh răng khi ăn khớp vào vành răng của bánh đà, chịu sự cưỡng bức của một cơ cấu các khớp
- Truyền động tổ hợp: bánh răng ăn khớp với bánh đà cưỡng bức nhưng việc ra khớp tự động như kiểu ra khớp của truyền động quán tính
Trang 91.3.3.2 Truyền động phải qua hộp giảm tốc
Đối với máy điện (máy và động cơ) kích thước sẽ nhỏ lại nên tốc độ hoạt độnglớn Vì vậy, để giảm kích thước của motor khởi động người ta thiết kế chúng để hoạtđộng với tốc độ rất cao, sau đó qua hộp giảm tốc để tăng mômen
Loại này được sử dụng nhiều trên xe đời mới Phần motor điện một chiều có cấutạo nhỏ gọn và có số vòng quay khá cao Trên đầu trục của motor điện có lắp một bánhrăng nhỏ, thông qua bánh răng trung gian truyền xuống bánh răng của hộp truyền động(hộp giảm tốc) Khớp truyền động là một khớp bi một chiều có ba rãnh, mỗi rãnh cóhai đũa đặt kế tiếp nhau Bánh răng của khớp đầu trục của khớp truyền động được càivới bánh răng của bánh đà (khi khởi động) nhờ một rơle gài khớp Rơle gài khớp cómột ty đẩy, thông qua viên bi đẩy bánh răng vào ăn khớp với bánh đà
1.4 Ảnh hưởng của tốc độ khởi động đến quá trình khởi động động cơ
Để khởi động động cơ cần phải dùng một nguồn năng lượng bên ngoài để quaytrục khuỷu của động cơ đến một tốc độ tối thiểu nào đó, đảm bảo cho nhiên liệu đưavào động cơ có thể đốt cháy được và sau đó động cơ có thể tự làm việc được Tốc độtối thiểu đó được gọi là tốc độ khởi động
Tốc độ khởi động phụ thuộc vào phương pháp hình thành khí hỗn hợp, phươngpháp đốt cháy nhiên liệu, nhiệt độ của khí nạp và của động cơ, phụ thuộc vào loại, đặcđiểm kết cấu và trạng thái kỹ thuật của động cơ
- Đối với động cơ xăng: Tốc độ khởi động cần phải đảm bảo tạo được độ chân không cần thiết trong đường nạp để hỗn hợp hòa trộn tốt và đủ nhanh để giảm hiện tượng ngưng tụ hơi nhiên liệu Nói chung tốc độ khởi động của động cơ xăng với trạng thái kỹ thuật trung bình thường là nkđ= 30÷50 [ vòng/phút]
- Đối với động cơ diesel tốc độ khởi động cần phải cao hơn vì:
+ Để đảm bảo cho nhiên liệu tự bốc cháy cần phải có nhiệt độ đủ lớn vàocuối kỳ nén Muốn như vậy cần phải tăng tốc độ để không khí không kịptruyền nhiệt cho thành xilanh và buồng cháy để giảm lượng lọt khí qua xécmăng
Trang 10+ Ngoài ra tốc độ khởi động cần phải đảm bảo đủ áp suất để phun nhiên liệu
mà áp suất này phụ thuộc nhiều vào tốc độ chuyển động của piston bơm caoáp
+ Đối với động cơ diesel hai kỳ: tốc độ khởi động còn phải đảm bảo cả ápsuất của bơm quét
Với những lý do trên tốc độ khởi động của động cơ diesel là nkđ= 100÷200[vòng/phút]
- Đối với các động cơ tĩnh tại, tàu thủy thấp tốc: tốc độ khởi động có giá trị và khoảng 1/3nđm
Trang 11Chương 2 CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
điện khởi động; 16- Cuộn dây kích từ của động cơ điện khởi động.
Nguyên lý làm việc:
Khi quay chìa khóa hoặc ấn nút khởi động trên ôtô, cuộn dây của rơle khởi động(4) có điện, rơle khởi động tác động lên cặp tiếp điểm (5) của nó đóng lại Khi đó cuộndây hút (11), cuộn dây kích từ (16) và phần ứng (15) của động cơ điện khởi động đượccấp theo mạch:
Trang 12Cực dương acquy (+A) cặp tiếp điểm (5) của rơle khởi động cuộn hút (11)của rơle kéo cuộn dây kích từ (16) của động cơ điện khởi động phần ứng (15) củađộng cơ điện mass (vỏ máy)
Còn cuộn giữ (12) của rơle kéo được cấp nguồn theo mạch:
Từ cực dương acquy (+A) cặp tiếp điểm (5) của rơle khởi động cuộn dây(12) của rơle kéo mass
Trong trường hợp này, từ thông sinh ra trong cuộn hút (11) và trong cuộn giữ (12) củarơle kéo có tác dụng cùng chiều nhau, lực điện từ của rơle kéo sẽ kéo lõi thép (13)chuyển động sang trái cánh tay đòn sẽ làm cho bánh răng (14) ăn khớp với vành răngcủa bánh đà, lõi thép (13) đẩy đĩa tiếp xúc (8) làm cho các tiếp điểm (7),(9) và (10) kín.Kết quả, cuộn dây hút (11) của rơle khởi động bị ngắn mạch, phần ứng (15) và cuộndây kích từ của động cơ điện khởi động đấu trực tiếp với acquy (dòng điện không quacuộn hút (11)) theo mạch:
Từ cực dương của acquy cặp tiếp điểm (9),(10) của rơle kéo cuộn dây kích
từ của động cơ điện phần ứng (15) mass
Sau khi động cơ đã khởi động, máy phát điện phát ra dòng điện, dòng điện trong cuộndây (4) của rơle khởi động giảm xuống, vì điện áp đặt lên cuộn dây (4) của rơle khởiđộng trong trường hợp này là:
Trong đó:
URKĐ [V] : Điện áp đặt lên cuộn dây (4) của rơle
Uaq [V] : Điện áp của acquy [V]
Ump [V] : Điện áp phát ra của máy phát [V]
Vì vậy, rơle khởi động không tác động, cặp tiếp điểm (5) của nó hở ra dẫn đếncuộn dây giữ (12) của rơle kéo không được cấp điện Từ thông tác dụng lên cuộn lõithép (13) giảm xuống đột ngột và dười lực kéo của lò xo làm choi lõi thép (13) trở về
vị trí ban đầu Các tiếp điểm (7), (9), (10) hở cắt nguồn cấp cho động cơ điện khởiđộng
Trang 13Tiếp điểm (7) dùng để ngắn mạch điện trở phụ đấu nối tiếp với cuộn dây sơ cấpcủa máy biến áp đánh lửa trong hệ thống đánh lửa để nâng cao trị số điện áp đánh lửakhi khởi động động cơ ôtô.
Hệ thống khởi động bằng động cơ điện nói chung có ba bộ phận chính sau: động
cơ điện một chiều; khớp truyền động và cơ cấu điều khiển
vì, khi khởi động động cơ, máy khởi động (động cơ điện) khởi động tiêu thụ một dòngrất lớn 600 – 800 [A], thậm chí có thể đến 200 [A] khi khởi động động cơ diesel côngsuất lớn Cấu tạo động cơ điện bao gồm: phần cảm, phần ứng, chổi than và giá đở chổithan
- Phần cảm (stato):
Có chức năng tạo ra từ trường Cấu tạo của nó bao gồm vỏ máy và các bản cựctrên có quấn cuộn dây kích từ Các cuộn dây kích từ được quấn từ 1 dây đồng dẹt quấntrên các bản cực để tạo ra từ trường chính cho các khối cực, hai khối cực kề nhau đượcquấn ngược chiều nhau để tạo thành 2 cực xen kẽ Bắc-Nam
- Phần ứng (roto):
Bao gồm lõi thép và cuộn dây được đặt trong rãnh của lõi thép Lõi thép được chếtạo từ nhiều lá thép nhỏ (0,5 ÷ 1[mm]) và được xếp thành khối Cuộn dây thường códạng hình chữ nhật, số vòng dây ít và có tiết diện lớn để chịu được dòng điện rất lớn(Ikđ> 600 [A]) đi qua Các đầu cuộn dây được hàn vào các phiến của cổ góp Roto củamáy khởi động được đặt trên 2 ổ bi lắp ở 2 đầu nắp máy và đặt cách khối cực 1 khoảngcách ngắn nhất để giảm hao mất từ trường
- Chổi than và giá đỡ chổi than:
Trang 14Chổi than được tỳ vào cổ góp của phần ứng bởi các lò xo và cho phép dòng điện
đi vào cuộn dây phần ứng theo một chiều nhất định Chổi than được chế tạo từ hỗn hợpđồng và cacbon nên có tính dẫn điện tốt và có khả năng chịu mài mòn cao
Để đảm bảo momen khởi động lớn hầu hết các máy khởi động đều có cuộn kíchthích mắc nối tiếp (hình 2.2)
Hình 2.2 – Sơ đồ mạch điện máy khởi động có cuộn kích thích mắc nối tiếp
Tuy vậy, sơ đồ này có nhược điểm là: Khi momen càng giảm thì số vòng quaycàng tăng Do đó, sau khi động cơ đốt trong đã được khởi động, máy khởi động đượcgiảm tải hoàn toàn thì tốc độ của nó sẽ tăng rất lớn có thể vượt quá giới hạn cho phéplàm cho các ổ trục mau mòn và các thanh dây dẫn có thể văng ra khỏi rãnh của roto Đểkhắc phục nhược điểm trên, một số máy có cuộn kích thích mắc hỗn hợp
2.2 Khớp truyền động
Khớp truyền động là cơ cấu dùng để:
- Nối trục của máy khởi động với vành răng bánh đà khi khởi động
- Tách chúng ra ngay sau khi động cơ đã nổ (khởi động)
Việc tách trục máy khởi động ra khỏi vành răng bánh đà cần phải thực hiện tựđộng để tránh trường hợp máy khởi động bị động cơ nổ kéo theo với số vòng quay lớngây hư hỏng
Phụ thuộc vào kết cấu và nguyên lý làm việc, khớp truyền động có thể chia ramột số loại sau:
- Truyền động quán tính
- Truyền động cưỡng bức
Trang 151- Vòng tỳ; 2- Ống lót; 3- Khớp nối; 4- Lò xo xoắn; 5- Bánh răng; 6- Bánh đà.
Trên đầu trục máy khởi động có khớp (3) lắp then với trục máy khởi động Trênkhớp (3) bắt chặt một đầu của lò xo xoắn (4), đầu thứ hai của lò xo bắt trên ống lót (2)mặt ngoài có ren và đặt tự do trên trục Bánh răng (5) (với đối trọng) ăn khớp ren vớiống lót (2)
Khi máy khởi động quay: qua lò xo (4), nó làm quay ống lót (2) Bánh răng (5)đặt trên ống lót, do quán tính sẽ không kịp quay theo, nên sẽ dịch chuyển theo đườngren trên ống lót vào ăn khớp với vành răng bánh đà (6) và tỳ vào vòng tỳ (1) Các vađập xảy ra khi các vành răng vào ăn khớp được giảm chấn nhờ lò xo (4)
Trang 16Sau khi động cơ đã được khởi động: Tốc độ vòng của vành răng bánh đà sẽ lớnhơn của bánh răng (5), làm bánh răng tự động chuyển động theo đường ren tách ra khỏibánh đà.
Phương pháp truyền động này có nhược điểm là xảy ra va đập mạnh khi các bánh
răng vào ăn khớp nên không được sử dụng đối với những máy khởi động công suất
lớn Nhược điểm thứ hai là bánh răng của máy khởi động tự động tách ra khỏi bánh đàngay khi động cơ bắt đầu nổ những tiếng đầu tiên Nhưng không phải bao giờ động cơcũng khởi động được ngay sau những tiếng nổ đầu tiên, nhất là trong điều kiện mùađông Vì thế quá trình khởi động nhiều khi phải lặp đi lặp lại vài lần với những va đậpmạnh
Hình 2.4 – Kết cấu cơ cấu truyền động cơ khí và khớp một chiều.
1- Vòng hãm; 2- Ống gài; 3- Lò xo giảm chấn; 4- Ống lót dẫn hướng; 5- Nắp;
6- Con lăn; 7- Bánh răng; 8- Lò xo bi; 9- Cốc lò xo.
Trang 17Khi khởi động, dưới tác dụng của người lái hay lực của rơle điện từ, nạng gạt sẽgạt ống gài (2) và qua lò xo (3) đẩy cả khối ống lót, khớp một chiều và bánh răng (7)vào ăn khớp với vành răng bánh đà Nếu răng của bánh răng (7) chưa ăn khớp được vớirăng của vành răng bánh đà thì bánh răng bị giữ lại, nạng gạt tiếp tục ép lò xo (3) lại,đồng thời đóng tiếp điểm nối mạch điện của máy khởi động làm phần ứng quay vàdưới tác dụng của lò xo bánh răng sẽ vào ăn khớp với vành răng bánh đà.
Sau khi động cơ đã nổ, dưới tác dụng của lò xo trả, nạng gạt cùng các chi tiếtkhác được đưa trở lại vị trí ban đầu Nếu như người lái chưa thả bàn đạp thì khớp mộtchiều sẽ đảm bảo không cho động cơ kéo trục máy khởi động quay theo với tốc độ lớn,
vì khi tốc độ gốc phần ngoài (nối với bánh đà) lớn hơn tốc độ góc phần trong (nối vớitrục máy khởi động) thì khớp không truyền chuyển động nữa
– Kết cấu máy khởi động với cơ cấu truyền động cơ khí cưỡng bức.
1- Bánh răng; 2- Khớp một chiều; 3- Cần gạt; 4- Vít tỳ; 5- Hộp tiếp điểm;
6- Ống lót;7- Lò xo.
Trang 192.2.3 Truyền động hỗn hợp
Truyền động hỗn hợp là truyền động mà quá trình đưa bánh răng máy khởi độngvào ăn khớp với vành răng bánh đà được thực hiện cưỡng bức, còn quá trình ra khớpthì thực hiện tự động như truyền động quán tính
2.3 Cơ cấu điều khiển
Cơ cấu điều khiển có nhiệm vụ:
- Đưa khớp truyền động vào ăn khớp với bánh đà
- Đóng mạch điện máy khởi động khi bánh răng của nó đã vào ăn khớp với vành răng bánh đà và ngắt mạch sau khi đã nổ
Cơ cấu điều khiển có thể là cơ khí điều khiển trực tiếp bằng bàn đạp chân hay cầngạt hoặc điện từ điều khiển gián tiếp từ xa bằng cách đóng mở khóa điện cho rơle làmviệc
2.3.1 Phương pháp điều khiển trực tiếp
Có ưu điểm là đơn giản nhưng nó không thể sử dụng khi máy khởi động và acquyđặt ở xa người lái, bởi vì đường dây dẫn dài, với dòng tải lớn sẽ gây độ sụt thế lớn vàchi phí cho dây dẫn cao
2.3.2 Phương pháp điều khiển gián tiếp bằng rơle điện từ
Phương pháp này cho phép giảm chiều dài đường dây chịu tải và tăng độ tin cậylàm việc của hệ thống
Hệ thống điều khiển gồm hai phần chính là hộp tiếp điểm với các tiếp điểm (6) vàrơle điện từ (2) lắp trên vỏ máy khởi động (7)
Khi người lái đóng khóa điện (1), dòng điện từ acquy (8) sẽ đi vào cuộn dây củarơle điện từ (2) mà lõi thép của nó được nối với cần gạt (3) Cuộn dây có điện trở thànhnam châm hút lõi thép sang trái, đồng thời làm quay cần (3), dịch chuyển khớp truyềnđộng (4) cùng bánh răng vào ăn khớp với vành răng bánh đà