1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Chủ đề: Vi khí hậu ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa

36 342 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

. Khái niệm: Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí . 1. Vi khí hậu tương đối ổn định: nhiệt tỏa ra khoảng 20 kcalm3, ở trong xưởng cơ khí, dệt,...

Trang 1

Chào mừng thầy cô và các bạn đến với bài thuyết

trình của nhóm 6

Trang 2

Chủ đề: Vi khí hậu -ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa

Trang 3

I Tổng Quan về Vi Khí Hậu

II Các yếu tố ảnh hưởng của Vi Khí Hậu

III Điều hòa thân nhiệt ở người

IV Ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu xấu đến cơ thể

V Biện pháp phòng chống điều kiện vi khí hậu xấu

Nội dung

Trang 4

1 Khái niệm:

 Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố như nhiệt độ,

độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí

I.Tổng Quan Về Vi Khí Hậu

Trang 5

3 Vi khí hậu lạnh: nhiệt tỏa ra dưới 20 kcal/m3 h ở trong các xưởng lên

men rượu bia, nhà ướp lạnh, chế biến thực phẩm

Trang 6

II Các yếu tố ảnh hưởng của vi khí hậu

1 Nhiệt độ:

 Có 3 nguồn sinh nhiệt chính :

• Tự nhiên: bức xạ môi trường

• Bản thân con người

• Nhân tạo: đốt nguyên liệu,

 Điều lệ vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm việc cho công nhân về mùa hè là 300C và không được vượt qua nhiệt độ cho phép từ 3-50C

Trang 7

2 Độ ẩm:

 Là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng gam trong một mét khối không khí hoặc bằng sức

trương hơi nước tính bằng mm cột thủy ngân.Độ ẩm bao gồm: độ ẩm tương đối, độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tối đa

 Về mặt vệ sinh thường lấy độ ẩm tương đối là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở một thời điểm nào

đó so với độ ẩm tối đa để biểu thị mức ẩm cao hay thấp Điều lệ vệ sinh quy định độ ẩm tương đối nơi sản xuất nên trong khoảng 75-85%

3 Vận tốc chuyển động không khí

 Được biểu thị bằng m/s Theo Sacbazan giới hạn trên của vận tốc chuyển động không khí không được vượt

quá 3m/s, trên 5m/s gây kích thích bất lợi cho cơ thể

Trang 8

4 Bức xạ nhiệt

- Là những sống điện từ bao gồm: tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia sáng thường

Trang 9

- Bức xạ nhiệt do các vật thể đen được nung nóng phát ra Khi nung nóng đến 5000C chì phát ra tia hồng ngoại, nung nóng đến 18000C-20000C còn phát ra tia sáng thường và tia tử ngoại, nung nóng tiếp đến 30000C lượng tia tử ngoại phát ra càng nhiều

-Cường độ bức xạ nhiệt được biểu thị bằng cal/m2.Phút và được đo bằng nhiệt kế cầu hoặc

actinometre, ở các xưởng rèn, đúc, cán thép có cường độ bức xạ nhiệt tới 5-10cal/m2.phút

Trang 10

Nhiệt độ hiệu quả tương đương

• Là để đánh giá tác dụng tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió của môi trường không khí đối với cảm giác nhiệt của cơ thể con người, người ta đưa ra khái niệm về “nhiệt độ hiệu quả tương đương” ,kí hiệu thqtd

Trang 11

• Một cường độ bức xạ nhiệt không lớn lắm giữa cơ thể với nguồn nhiệt bên ngoài cũng có ảnh hưởng rất rõ rệt đến cảm giác nhiệt của con người.Cường độ càng lớn gây cho cơ thể những phản ứng sinh lý mạnh,do

đó thời gian chịu đựng của cơ thể càng ngắn.Cảm giác nhiệt phụ thuộc vào năng lượng bức xạ và thời gian tác dụng được thể hiện ở bảng sau

Năng lượng bức xạ kcal/m3.h Mức độ Thời gian chịu đựng dưới tác dụng liên

Trang 12

III.Điều hòa thân nhiệt ở người

- Cơ thể con người có một nhiệt độ không đổi trong khoảng 370C± 0,50C nhờ 2 quá trình điều nhiệt do trung tâm chỉ huy điều nhiệt Hypothalamus điều khiển

Trang 13

- Để duy trì thăng bằng thân nhiệt trong điều kiện vi khí hậu nóng, cơ thể thải nhiệt thừa bằng cách giãn mạch ngoại biên và tăng cường tiết mồ hôi Một lít mồ hôi bay hơi hoàn toàn thải ra được chừng 580kcal.Trong điều kiện vi khí hậu lạnh cơ thể tăng cường quá trình sinh nhiệt và hạn chế quá trình thải nhiệt để duy trì thăng bằng nhiệt.

Trang 14

Thăng bằng nhiệt chỉ có thể thực hiện được trong phạm vi trường điều nhiệt,gồm 2 vùng:

Điều nhiệt lí học:là tất cả các quá trình biến đổi thải

nhiệt của cơ thể gồm truyền nhiệt, đối lưu, bức xạ và

bay hơi mồ hôi,

Điều nhiệt lí học:là tất cả các quá trình biến đổi thải

nhiệt của cơ thể gồm truyền nhiệt, đối lưu, bức xạ và

bay hơi mồ hôi,

Điều nhiệt hóa học:là quá trình biến đổi sinh nhiệt do

sự oxy hóa các chất dinh dưỡng

Biến đổi chuyển hóa thay đoit theo nhiệt độ không khí bên ngoài và trạng thái lao động hay nghỉ ngơi của cơ thể

Điều nhiệt hóa học:là quá trình biến đổi sinh nhiệt do

sự oxy hóa các chất dinh dưỡng

Biến đổi chuyển hóa thay đoit theo nhiệt độ không khí bên ngoài và trạng thái lao động hay nghỉ ngơi của cơ thể

Vùng điều nhiệt

Trang 15

Thải nhiệt bằng truyền nhiệt

Thải nhiệt bằng đối lưuThải nhiệt bằng bức xạ

Thải nhiệt bằng bay hơi Các hình thức thải nhiệt

Trang 16

a) Thải nhiệt bằng truyền nhiệt: là hình thức mất nhiều của cơ thể khi nhiệt độ không khí và các vật thể mà ta

tiếp xúc có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của da

b) Thải nhiệt bằng đối lưu: là một biến thể của thải nhiệt dẫn nhiệt,đó là quá trình dẫn nhiệt từ da sang không

khí,và ngay sau đó không khí đối lưu(chuyển chổ,thành gió) đưa không khí nóng ra chổ khác và không khí mát lại đến tiếp xúc với da.Như vậy,nếu không khí ở môi trường xung quanh cơ thể có chuyển động đối lưu càng nhiều thì cơ thể càng thải nhiều nhiệt(dùng quạt, có gió, ngâm mình trong nước )

Trang 17

c) Thải nhiệt bằng bức xạ: Xảy ra khi t0 trung bình của các bề mặt xung quanh có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ

của da

- Là sự truyền nhiệt giữa các vật không tiếp xúc với nhau Nhiệt được truyền dưới dạng tia hồng ngoại(tia bức xạ điện tử) Tia hồng ngoại mang nhiệt từ vật có nhiệt độ cao hơn (vật nóng) như da người(300C) đến vật có nhiệt độ thấp hơn (vật lạnh) như tường,đồ đạc xung quanh(200C)

- Lượng nhiệt bức xạ chiếm khoảng 60% lượng nhiệt thải ra khỏi cơ thể

Trang 18

d) Thải nhiệt bằng bay hơi

- Đây là phương thức thải nhiệt đặc biệt lợi ích cho cơ thể khi t0 môi trường lớn hơn nhiệt độ da

- Khi t0 môi trường tăng, phương thức tỏa nhiệt này không bị hạn chế mà còn có hiệu quả nhiều hơn

- Vd: Trong môi trường có t0 bằng 15-200C nhiệt tỏa ra bằng phương thức bay hơi chỉ chiếm 16,7% tổng số nhiệt tỏa ra khỏi cơ thể khi t0 môi trường tăng tới 25-300C, tỉ lệ này tăng tới 30,6% khi môi trường có t0 bằng 35-400C nhiệt tỏa ra bằng phương thức bay hơi chiếm tới 100% tổng số nhiệt tỏa ra khỏi cơ thể

Trang 19

ẩm môi trường, độ ẩm càng thấp thì khả năng bay hơi mồ hôi càng cao và ngược lại Do

đó vào ngày ẩm trời như khi trời chuyển mùa ta thấy nóng hơn

Trang 20

1.Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng

a. Biến đổi của sinh lý

. Nhiệt độ da đặc biệt là nhiệt độ da trán rất nhạy cảm đối với nhiệt

độ không khí bên ngoài Biến đổi về cảm giác nhiệt cảu da trán như

sau:

. Thân nhiệt (ở dưới lưỡi) nếu thấy tăng thêm 0,3-10C là cơ thể có

sự tích nhiệt Thân nhiệt ở 38,50C được gọi là nhiệt báo động,có sự

nguy hiểm, sinh chứng say nóng

Nhiệt độ da trán Cảm giác nhiệt

Trang 21

 Chuyển hóa nước, sinh chứng say nóng.

• Người bình thường luôn có sự cân bằng giữa lượng nước uống vào và thải ra,uống vào 2,5-3 lit/ngày, thải

ra 1,5 lít qua thận, 0,2 lít qua phân, phần còn lại theo đường bay hơi mồ hôi và hơi thở

• Làm việc trong điều kiện VKH nóng để duy trì thăng bằng nhiệt độ thì cơ thể tiết nhiều mồ hôi (5-7 lít) làm sụt mất từ 0,4-4 kg thể trọng

• Kèm theo mồ hôi,cơ thể còn mất một lượng muối ăn đáng kể, một số muối khoáng đặc biệt là ion K, Na, Ca,

và một số sinh tố như C, B1, B2, PP

Trang 22

• Do mất nhiều nước làm cho khối lượng nước,tỷ trọng độ nhớt của máu thay đổi, tim phải làm việc nhiều hơn để giải phóng nhiệt độ thừa cho cơ thể.

• Lượng nước thải qua thận chỉ có 10-15% so với lúc bình thường làm cho chức năng của thận bị ảnh hưởng, trong nước tiểu có xuất hiện albumin, tụ niêm cầu, hồng cầu

• Do mất nước dẫn đến khát nước, uống nước nhiều, làm cho dịch vị bị loãng nên mất cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon

Trang 23

• Chức phận hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng, làm giảm sự chú ý, giảm quá trình kích thích và tốc độ phản xạ,kéo dài thời gian phản ứng nên dễ gây ra tai nạn lao động.

• Theo kết quả nghiên cứu của bộ môn y học lao động số công nhân làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm vi khí hậu lạnh

Trang 24

b Biến đổi bệnh lý

 Rối loạn bệnh lý thường gặp là chứng say nóng và chứng sốt cao-co giật

 Chứng say nóng thân nhiệt 38,5-390C do sự mất thân bằng nhiệt với các triệu chứng chóng mặt, đau đầu,đau thắt ngực và buồn nôn

 Sốt cao co giật thân nhiệt 39-400C,mạch nhanh và nhỏ,hơi thở nhanh nôn và tím tái,mất một phần

hoặc toàn bộ tri giác (hôn mê)

Trang 25

2 Ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu lạnh

 Do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, da trở nên xanh, lạnh, nhiệt độ da dưới 330C

 Khi bị lạnh mức tiêu thụ oxy tăng do cơ và gan phải làm việc nhiều để chuyển hóa sinh nhiệt Nếu bị nhiễm lạnh nhiều, theo kiểu rét run nổi da gà nhằm sinh nhiều nhiệt để chống rét

 Lạnh còn gây ra các bệnh dị ứng như hen phế quản làm giảm sức đề kháng miễn dịch, gây ra

các đường bệnh hô hấp, bệnh thắt khớp

 Tại chổ bị lạnh do mạch bị co thắt sản sinh ra cảm giác tê cóng sinh chứng đau cơ viêm

cơ,viêm dây thần kinh ngoại biên

Trang 26

1. Biện pháp phòng chống vi khí hậu nóng

. Tổ chức sản xuất lao động hợp lý

-. Những tiêu chuẩn vệ sinh đối với các điều kiện khí tượng nơi sản xuất, được thiết luận

theo các tiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế xí nghiệp

-. Nhiệt độ tối ưu, nhiệt độ cho phép, độ ẩm tương đối, vận tốc gió ở chổ làm việc cố

định và nhiệt độ không khí ngoài trời nơi làm việc được tiêu chuẩn hóa phụ thuộc vào thời gian trong năm

V Biện pháp phòng chống điều kiện vi khí hậu xấu

Trang 27

- Lập thời gian biểu sản xuất cao cho những công đoạn sản xuất tỏa nhiều nhiệt không cùng một lúc

mà rải ra trong ca lao động

- Lao động trong những điều kiện nhiệt độ cao cần được nghỉ ngơi thỏa đáng, để cơ thể người lao

động lấy lại được cân bằng

Trang 28

Quy hoạch nhà xưởng và các thiết bị

- Sắp xếp các nhà phân xưởng nóng trên mặt bằng xí nghiệp sao cho sự thông gió tốt nhất, nên sắp xếp các nhà phân xưởng nóng san kẽ với nhà phân xưởng mát

- Cần chú ý hướng gió trong năm khi bố trí phân xưởng nóng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào phân xưởng qua các cửa

- Xung quanh phân xưởng phải thoáng gió, có lúc cần bố trí các thiết bị nhiệt vào một khu vực xa nơi làm việc của công nhân

Thông gió

- Trong các phân xưởng tỏa nhiều nhiệt cần có các hệ thống thông gió tự nhiên và cưỡng bức

Trang 30

Thiết bị quy trình công nghệ

- Có thể giảm nhiệt trong các nhà máy có thiết bị tỏa nhiệt lớn bằng cách giảm sự thất thoát vào môi trường, để đạt được mục đích đó cần dùng các biện pháp tăng cường cách nhiệt cho các thiết bị tỏa nhiệt như:

 Dùng những vật liệu có tính cách nhiệt cao như sa nốt nhẹ, diatomit

 Làm lớp cách nhiệt dày thêm nhưng không thể quá mức vì tăng thêm trọng lượng thiết bị

 Dàng các màn chắn nhiệt mà thực chất là gương phản xạ nhiệt bên trong thiết bị nhiệt, nhờ đó phía

ngoài thiết bị nhiệt độ không cao lắm

Trang 31

- Các cửa sổ thiết bị là nơi nhiệt thất thoát ra ngoài, vì thế diện tích của sổ phải là tối thiểu, những lúc không cần thiết nên đóng lại.

- Trong các phân xưởng máy móc độc, cần tự động hóa và cơ khí hóa, điều khiển và quan sát từ

xa, để làm giảm nhẹ lao động và nguy hiểm cho công nhân Đưa những thiết bị và truyền hình vào điều khiển và quan sát từ xa

Trang 32

- Trong trường hợp vỏ các thiết bị do điều kiện kĩ thuật mà t0 còn cao gây nóng cho môi trường mà còn làm hỏng thiết bị thì cần phải làm nguội thiết bị Có nhiều phương pháp làm nguội, nhưng phổ biến là dùng nước và nước hóa hơi Một phương pháp nữa là dùng màn chắn nhiệt khác với màn phản xạ nhiệt trong thiết bị đã nói trên Đây là màn chắn nhiệt ngoài thiết bị, chắn bức xạ, ngăn tia lửa và các vẩy thép bong ra khi nguội kim loại lỏng, sắc thép trong kim loại Màn chắn có hai loại:loại phản xạ và loại hấp thụ, có loại cố định và loại di động.

Trang 33

Phòng hộ cá nhân

- Quần áo bảo hộ, là loại quần áo đặc biệt chống bị bỏng do có tia lửa lừa bắn vào như than nóng đỏ, xỉ lỏng, nước kim loại nóng chảy nhưng lại phải thoáng khí để cơ thể trao đổi tốt với môi trường bên ngoài, áo phải rộng thoải mái và bỏ ngoài quần Quần phải bỏ ngoài giày, vì thế quần áo bảo hộ lao động phải chế tạo từ những loại vải đặc biệt có thể là vải bạt, sợi bông hoặc da, ni, thậm chí có khi bằng sợ amiang thủy tinh.Để bảo vệ đầu cũng cần những loại vải đặc biệt giúp chống nóng và tránh

bị bỏng, bảo vệ chân tay bằng giày chịu nhiệt, găng tay,bảo vệ mắt bằng kính màu đặc biệt để giảm tối đa bức xạ nhiệt do mắt không dùng găng tay nhựa để bị biến mềm,mắt kính có thể được phủ một lớp kim loại mỏng để phản tốt bức xạ

Trang 34

Chế độ uống

- Trong quá trình lao động với điều kiện nóng bức, mồ hôi ra nhiều, theo đó là các muối khoáng vitamin Vì vậy để giữ cân bằng nước trong cơ thể, cần cho công nhân uống nước có pha thêm muối:kali, natri, canxi, photpho và bổ sung thêm các vitamin B, C đường axit hữu cơ nên uống ít một Theo kinh nghiệm người Việt Nam, chúng ta có nhiều thức uống từ thảo mộc như chè xanh, rau má, rau sam, pha thêm muối ăn có tác dụng giải khát tốt, trong đó nước rau má có tác dụng hơn cả, ngoài việc duy trì cân bằng nước trong cơ thể còn giúp bổ sung cho cơ thể, một lít nước rau má thường chứa 1g ion kali và 30mg sinh tố C

Trang 35

2 Các biện pháp phòng chống vi khí hậu lạnh

- Ở nước ta nhất là miền Bắc mùa đông lạnh nên cần phải đề phòng cảm lạnh do bị mất nhiều nhiệt hoặc bị gió lùa, vì vậy đầu tiên là phải đủ quần áo ấm, quần áo nên xốp ấm nhưng thoải mái và nhà xưởng phải được thiết kế theo quy định nhằm tránh gió lùa

- Bảo vệ chân tay cần có ủng, giày ấm, găng tay ấm, phải chú ý giữ khô

- Nếu lao động trong điều kiện vi khí hậu nóng cần chế độ uống tốt thì trong điều kiện lạnh phải chú

ý chế độ ăn đủ calo để bù đắp năng lượng cho lao động và chống rét Khẩu phần ăn cần những chất giàu năng lượng nhưu dầu, mỡ(nên đạt từ 30-40%)

Trang 36

Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý

lắng nghe

Ngày đăng: 16/12/2017, 00:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w