1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hiện trạng suy thoái về lý, hóa, sinh học đất vườn vùng trọng điểm trồng cây có múi thuộc tỉnh hậu giang và biện pháp cải thiện

81 298 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Kích thước, sự sắp xếp, độ bền của đoàn lạp là sự quan trọng căn bản, quyết định nhiều đặc tính sinh học, hoá học, l ý học đất, kể cả nước trong đất, những mối tương quan khí, hoạt động

Trang 1

Sở Khoa Học Công Nghệ Khoa Nông Nghiệp&SHƯD Tỉnh Hậu Giang

Bộ Môn Khoa Học Đất & QLĐĐ

BÁO CÁO ÐỀ TÀI

HIỆN TRẠNG SUY THOÁI VỀ LÝ, HOÁ , SINH HỌC ĐẤT VƯỜN VÙNG TRỌNG ĐIỂM TRỒNG CÂY CÓ

MÚI THUỘC TỈNH HẬU GIANG

VÀ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN

VÕ THỊ GƯƠNG, NGÔ XUÂN HIỀN DƯƠNG MINH, TRẦN BÁ LINH

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Danh sách hình .iii

Danh sách bảng v

Lời cảm ơn vi

Tóm lược vii

Abstract viii

1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1

1.1 Hiện trạng canh tác cây ăn trái vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và tỉnh Hậu Giang 1

1.1.1 Hiện trạng canh tác cây ăn trái vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 1

1.1.2 Diện tích, sản lượng cây ăn trái và cây có múi thuộc tỉnh Hậu Giang 1

1.2 Ảnh hưởng của các biện pháp canh đến suy thoái đất và các đặc tính vật lý đất 2

1.2.1 Ảnh hưởng của các biện pháp canh đến suy thoái đất 2

l.2.2 Các đặc tính vật lý đất 3

1.3 Sự bất lợi của các đặc tính lý, hóa, sinh học đất trên vườn cây ăn trái ở Đồng bằng Sông Cửu Long 7

1.3.1 Bất lợi của các đặc tính hóa học đất 7

1.3.2 Bất lợi của các đặc tính vật lý đất 7

1.3.3 Bất lợi của đặc tính sinh học đất 7

1.4 Vai trò của phân hữu cơ và phân xanh 8

1.4.1 Chất hữu cơ 8

1.4.2 Ảnh hưởng của chất hữu cơ đến tính chất vật lý, dinh dưỡng và sinh học đất 10

1.4.3 Vai trò của phân xanh 12

2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 13

Phần 1 Đánh giá hiện trạng bạc màu đất trên các vườn cây có múi thuộc vùng trọng điểm 13

Phần 2 Biện pháp cải thiện sự suy thoái đất vườn trồng cây có múi 14

Trang 3

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19

3.1 Tổng quan hiện trạng sản xuất cây có múi ở vùng trọng điểm thuộc tỉnh Hậu Giang 19

3.1.1 Thực trạng sản xuất cây có múi ở Hậu Giang 19

3.1.2 Đặc tính đất vườn vùng trọng điểm trồng cây có múi thuộc tỉnh Hậu Giang 21

3.2 Hiệu quả của phân hữu cơ bã bùn mía và Tithonia diversifolia (Dã Quỳ) trong cải thiện đặc tính đất vườn trồng cây có múi 29

3.2.1 Hiệu quả cải thiện hóa tính đất 29

3.2.2 Hiệu quả cải thiện lý tính đất 36

3.2.3 Hiệu quả cải thiện sinh học đất vườn trồng cây có múi 38

3.2.4 Hàm lượng dinh dưỡng trong lá cam và lá bưởi 39

3.3 Hiệu quả cải thiện năng suất, chất lượng trái 40

3.3.1 Hiệu quả của phân hữu cơ bã bùn mía và Tithonia diversifolia cải thiện năng suất và chất lượng trái 40

3.3.2 Hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ 43

4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ CHƯƠNG

Trang 4

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 3.1 pH đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp 22

Hình 3.2 Hàm lượng chất hữu cơ trên đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp 23

Hình 3.3 Hàm lượng Calci trao đổi trên đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp 24 Hình 3.4 Hàm lượng Mg trao đổi trên đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp 25

Hình 3.5 Khả năng trao đổi cation trên đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp 25

Hình 3.6 Phần trăm base bão hòa trên đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp 26

Hình 3.7 Hàm lượng kẽm trao đổi trên đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp 26

Hình 3.8 Độ chặt trên đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp 27

Hình 3.9 Chỉ số độ bền của đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp 28

Hình 3.10a Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện hàm lượng chất hữu cơ đất vườn bưởi 31

Hình 3.10b Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến hàm lượng chất hữu cơ đất vườn cam 31

Hình 3.11 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến hàm lượng lân dễ tiêu trong đất vườn cam và vườn bưởi 32

Hình 3.12 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến hàm lượng Kali trao đổi trong đất vườn cam và vườn bưởi 33

Hình 3.13 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến hàm lượng calci trao đổi trong đất vườn cam và vườn bưởi 34

Hình 3.14 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến phần trăm base bão hòa trong đất 35

Hình 3.15a Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hàm lượng kẽm trong đất vườn cam .35

Hình 3.15b Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến hàm lượng kẽm trao đổi trong đất vườn bưởi 36

Hình 3.16 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến độ chặt đất vườn cam 37

Hình 3.17a Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến độ bền đất vườn cam 38

Hình 3.17b Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến độ bền đất vườn bưởi 38

Hình 3.18a Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hô hấp đất vườn cam 39

Hình 3.18b Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hô hấp đất vườn bưởi 39

Trang 5

Hình 3.19 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến trọng lượng trái /cây vườn cam 41 Hình 3.20 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến số trái /cây ở vườn cam 41 Hình 3.21 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến trọng lượng trái cam Mật 42 Hình 3.22 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến trọng lượng thịt quả cam 42 Hình 3.23 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến độ Brix của quả cam Mật 43 Hình 3.24 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức phân bón trên vườn Cam 44

Trang 6

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Yêu cầu vôi để trung hoà độ chua đất được tạo ra bởi phân bón nếu tất cả

NH4-N được chuyển thành NO3- N 2 Bảng 2.1 Hàm lượng dinh dưỡng trong Dã quỳ và phân bã bùn mía 16 Bảng 3.1 Liều lượng sử dụng phân bón vô cơ của nông dân 21 Bảng 3.2 Hàm lượng đạm tổng số, lân dễ tiêu, kali trao đổi trên bốn độ tuổi liếp vườn thuộc tỉnh Hậu Giang 23 Bảng 3.3 Thành phần cơ giới của bốn độ tuổi vườn trồng cây có múi 28 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến pH đất vườn cam và vườn bưởi 29 Bảng 3.5 Lượng đạm hữu dụng trong đất vườn cam và vườn bưởi 32 Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến CEC đất vườn cam và vườn bưởi 34 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến dinh dưỡng trong lá cam và bưởi 40

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi chân thành cảm ơn Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Hậu Giang

đã hợp tác, cung cấp kinh phí và hỗ trợ để thực hiện đề tài nghiên cứu

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của 60 hộ nông dân đã thảo luận, cung cấp những thông tin giúp đánh giá hiện trạng canh tác vườn cây có múi ở Hậu Giang Chúng tôi rất cảm ơn hai hộ nông dân chủ vườn cam và vườn bưởi cùng tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu trên vườn nhà

Cảm ơn tất cả thành viên trong đề tài, Trần Bá Linh, Đặng Duy Minh và cán bộ kỹ thuật của Phòng phân tích Hoá lý đất, Bộ môn Khoa học Đất & QLĐĐ

Trang 8

TÓM LƯỢC

Diện tích và sản lượng cây có múi đang trong chiều hướng giảm ở tỉnh Hậu Giang Kết quả của các nghiên cứu trước đây cho thấy, có nhiều trở ngại về các đặc tính lý, hoá, sinh học đất trên vườn có thời gian canh tác lâu năm, vì vậy bạc màu đất

có thể là một trong những tác nhân gây ra sự suy giảm năng suất và sản lượng cây có múi Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá những bất lợi trên các đặc tính đất của vườn trồng cây có múi ở Hậu Giang và nghiên cứu biện pháp cải thiện

Sáu mươi vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp thuộc huyện Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu thành A được khảo sát và phân tích đất để đánh giá những bất lợi của các đặc tính hoá, lý đất Thí nghiệm biện pháp cải thiện được thực hiện trên vườn cam có tuổi liếp 26 năm và vườn bưởi có tuổi liếp trên 30 năm Nghiệm thức bón phân theo nông dân (lượng N, P cao và K thấp) được dùng làm đối chứng với bón phân vô

cơ theo khuyến cáo của đại học Cần Thơ Trên mỗi cây,bón kết hợp vô cơ khuyến cáo

với 5-6 kg phân hữu cơ bã bùn mía có chủng Trichoderma, vô cơ khuyến cáo với 12kg thân lá Dã Quỳ (Tithonia diversifolia) tươi Bốn nghiệm thức đều được bón nền 1t.ha-1

vôi

Kết quả cho thấy, vườn được khảo sát có pH và hàm lượng Zn trong đất thấp so với nhu cầu sinh trưởng của cây có múi Lân dễ tiêu được tích lũy và gia tăng theo tuổi của liếp vườn Tuổi liếp vườn trên 30 năm có pH, chất hữu cơ, calci trao đổi, khả năng trao đổi cation, phần trăm base bão hòa, chỉ số bền của đất thấp nhưng thừa lân dễ tiêu và đất

bị nén dẽ, khác biệc có ý nghĩa so với vườn có tuổi liếp thấp hơn

Phân hữu cơ bã bùn mía có chủng Trichoderma giúp gia tăng hàm lượng chất hữu

cơ trong đất, tăng hàm lượng lân dễ tiêu, tăng khả năng trao đổi cation, phần trăm base bão hòa, tăng lượng calci và kẽm trao đổi, tăng độ bền, giảm độ chặt của đất, tăng hoạt động vi sinh vật đất, tăng năng suất và chất lượng trái Cam

Dã Quỳ giúp tăng lân dễ tiêu, tăng kali trao đổi, tăng hàm lượng calci trao đổi,

tăng phần trăm base bão hòa, giảm độ chặt, tăng độ bền của đất, gia tăng hoạt động của vi sinh vật đất, tăng năng suất và cải thiện chất lượng trái so với đối chứng

Bón đạm cao và không cân đối dưỡng chất gây ảnh hưởng bất lợi đến các đặc tính của đất, giảm năng suất và chất lượng trái cam Kết quả phân tích lá cho thấy P hấp thu cao hơn so với nhu cầu của cây, Ca và Zn ở ngưỡng thiếu cho cả Cam và Bưởi N và K trong ngưỡng đầy đủ đối với Cam, ngoại trừ cung cấp lượng phân vô cơ cao theo nông dân Bưởi không hấp thu đủ N theo ngưỡng chuẩn

Cần bón vôi cải thiện pH đất, tăng Ca và bổ sung thêm kẽm cho đất vườn trồng cây có múi

Phân xanh Dã Quỳ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, kế đến là bón phân vô cơ theo khuyến cáo, phân hữu cơ bã bùn mía – Trichoderma, và cuối cùng là bón theo tập

quán của nông dân

Trang 9

ABSTRACT

Recent studies in the Can Tho area have showed that the soil of raised beds in citrus orchards become degraded in terms of chemical, physical and biological properties after a long term cultivation This is an important factor in reducing fruit yield and fruit quality The objectives of this study were to evaluate the degree of soil degradation and to apply organic amendment to improve soil properties and fruit yield

in citrus orchards at Hau Giang Province

Sixty citrus orchards in three districts were selected in a range of less than 10 years, 12- 18 years, 22-28 years and more than 30 years previously constructed Topsoil samples were collected and analysed for some selected soil properties The

effects of 5-6 kg of sugarcane filter cake compost plus Trichoderma spp And 120 kg

of fresh Tithonia diversifolia per plant as green manure were studied in organic

orchards where the raised beds had been constructed for 26 years and in pomelo

orchards where the raised had been constructed for more than 30 years Both these

organic treatments were combined with recommended inorganic fertilizer 200g P2O5 -120g K2O.plant-1), and compared with the usual of farmers’ practice (628g N-327g P2O5 - 64g K2O.plant-1) One tonne of CaCO3 was applied for all treatments Soil analyses indicated that the raised beds over 30 years old had lower soil organic matter, lower cation exchange capacity (CEC), and lower base saturation percentage compared to raised beds of other ages (P<0.05) In raised beds in the range

(250gN-of 22-28 years and more than 30 years old, soil aggregate stability was low and soil strength resistance was in the range of soil compaction

Application of sugarcane filter cake compost plus Trichoderma spp and Tithonia diversifolia led to an increase in the soil organic matter content, available nitrogen and

phosphorus, CEC, percentage of base saturation, soil respiration, soil aggregate stability and led to reduced soil compaction (P<0.05) These effects were seen more clearly in the raised beds over 30 years of pomelo orchards

Fruit yield and fruit quality were improved compared with farmers’ practice in both orange and pomelo orchards Addition of 5-6kg of sugarcane filter cake plus

Trichoderma spp per plant tended to improve both the soil and crop yield to a greater extent than the application of 12 kg of fresh Tithonia diversifolia The framers’s usual

practice of applying large amounts of inorganic fertilizer resulted in lower soil nutrient supply, and low fruit yield and quality (P<0.05) An analysis of economic efficiency

found that sugarcane filter cake compost and Tithonia diversifolia gain the highest

benefit, followed by recommended fertilizer application and farmers’ usual practice having the lowest benefit

Key words: sugarcane filter cake compost, Tithonia diversifolia, citrus orchards, soil

Trang 10

1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Hiện trạng canh tác cây ăn trái vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và tỉnh Hậu Giang

1.1.1 Hiện trạng canh tác cây ăn trái vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Diện tích cây ăn trái cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng thêm hàng ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi: 800 ngàn tấn, nhãn: 590 ngàn tấn) Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích cây ăn trái lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng Năm 2006, diện tích cây ăn trái của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tăng thêm 22.000 ha, đưa tổng diện tích vườn cây

ăn trái toàn vùng ĐBSCL lên xấp xỉ 300.000 ha Dự tính, tổng sản lượng trái cây năm nay vào khoảng 3,3 triệu tấn

Trong chương trình phát triển rau quả; hoa-cây cảnh giai đoạn 1999-2010 do Chính phủ đề ra, đến năm 2010, cả nước phải đạt diện tích cây ăn quả là 750.000 ha, tổng sản lượng 9 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu phải đạt 350 triệu USD Diện tích cây ăn trái

ở ĐBSCL cũng đã hình thành được vùng sản xuất cây ăn quả tập trung; vùng sản xuất cây

ăn trái đặc sản như bưởi Năm Roi ở Bình Minh – Vĩnh Long, bưởi Phú Hữu – Hậu Giang, Xoài cát Hòa Lộc – Tiền Giang… với mục tiêu là nâng diện tích cây ăn trái ở vùng ĐBSCL lên 300.000 ha (3,3 triệu tấn) vào năm 2006 và 420.000 ha (4,6 triệu tấn) vào năm 2010 (Hiệp hội trái cây Việt Nam, 2006)

Trái cây có múi ở Việt Nam chủ yếu tiêu thụ nội địa, có xuất khẩu nhưng dưới dạng tiểu ngạch, số lượng không lớn sang Trung Quốc, Campuchia (Nguyễn Ngọc Tuyết, 2003) Các thị trường nhập khẩu trái cây chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nga, Đài Loan, Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á Mặc dù tiềm năng xuất khẩu các loại trái cây của Việt Nam rất lớn nhưng các nhà nhập khẩu nước ngoài đang gặp nhiều hạn chế trong việc mua hàng của Việt Nam, do đó sản lượng trái cây của Việt Nam xuất khẩu còn thấp so với Thái Lan hay Trung Quốc Việc chế biến và bảo quản trái cây sau khi thu hoạch cũng cần được đặc biệt chú ý Hiện nay, mới chỉ có 30% sản lượng bưởi có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu Có thể con số này sẽ tăng lên 70-80% nếu có đầu tư về vốn cho việc chế biến và bảo quản trái cây (Rau Hoa Quả Việt Nam,

2008)

1.1.2 Diện tích, sản lượng cây ăn trái và cây có múi thuộc tỉnh Hậu Giang

Diện tích cây ăn trái của tỉnh Hậu Giang năm 2006 đạt 27.478 ha, sản lượng 121.062 tấn, tập trung ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và Long Mỹ Các loại

Trang 11

cây được trồng gồm cam, bưởi, quít, xoài, nhãn, dừa, dứa Cây có múi được trồng chủ yếu ở

các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành, Châu Thành A, với diện tích 7.493 ha, đạt

sản lượng 48.941 tấn Sản phẩm cây ăn trái của Hậu Giang chủ yếu được tiêu thụ nội địa, tỉnh

đang đầu tư xây dựng vùng chuyên canh bưởi Năm Roi ở các xã Phú Hữu, Phú Hữu A,

hướng tới mục đích xuất khẩu sản phẩm cây có múi (Niên giám thống kê, 2006)

1.2 Ảnh hưởng của các biện pháp canh đến suy thoái đất và các đặc tính vật lý đất

1.2.1 Ảnh hưởng của các biện pháp canh đến suy thoái đất

¾ Phân bón vô cơ làm chua đất

Sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp là nhân tố quan trọng làm chua hoá

đất (Bolan et al., 2004), các loại phân vô cơ khác nhau, có ảnh hưởng khác nhau đến chua

hoá đất Mora et al., (2004) báo cáo, dùng MAP, Ure đã làm cho đất trồng cỏ Lolium

multiflorum ở nam Chile có pH, base trao đổi thấp nhưng lại tăng nhôm bão hoà so với sử

dụng Triple super phosphat và supernitro

Khi bón phân vô cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đã gây bất lợi cho pH

đất vì thế cần bón một lượng vôi để trung hoà ảnh hưởng chua đất được sinh ra từ chúng

Bảng 1.1 Yêu cầu vôi để trung hoà độ chua đất được tạo ra bởi phân bón nếu tất cả NH 4 -N

được chuyển thành NO 3- N (Havlin et al., 1999)

Barak et al.,(1997) kết luận đất được bón phân N dạng acid (NH4NO3, (NH4)2SO4)

trong 30 năm tỏ ra giảm pH nước và pH KCl, tích luỹ acid trao đổi, giảm Ca2+ và Mg2+

trao đổi và sự giảm CEC có liên kết với mức độ phân N Phân tích sét cho thấy CEC giảm

50% Phân tích cây cho thấy gia tăng phân N làm giảm hiệu quả sử dụng phân N, rửa trôi

lớn, tăng độ acid bởi sự nitrat hoá trong đất

Bón 100 kg.ha-1 N dạng ammonium, có thể cần tối đa 360 kg.ha-1 CaCO3 để trung hòa độ

chua sinh ra khi chuyển từ NH4 sang NO3 (Kamprath & Smyth 2004)

Trang 12

¾ Sự chua hóa đất tăng theo thời gian canh tác và thuốc trừ cỏ

Sự thâm canh làm giảm chất hữu cơ trong đất Theo Jenny (1933) N hữu cơ mất 25% trong 20 năm canh tác và mất 35% trong 60 năm canh tác Canh tác liên tục trong 50 năm làm mất hơn 50% chất hữu cơ trong đất (Bauer & Black, 1981) Ở hệ thống nông trại

có tưới thuộc Nam New South Wales, từ 1985 đến 2000 có sự giảm pH, pH <5.1 ở 10 cm đất mặt Điều nầy cho thấy có sự gia tăng chua hóa đất theo theo thời gian canh tác (Beecher & Lake, 2004)

Morton & Proebst (2003) nhận thấy cấu trúc đất bị ảnh hưởng xấu do việc sử dụng thuốc trừ cỏ, vì thuốc trừ cỏ đã làm mất đi lượng lớn hữu cơ từ cỏ dại, làm gián đoạn chu

kỳ chất hữu cơ trong đất

l.2.2 Các đặc tính vật lý đất

¾ Sự nén dẽ

Nén dẽ là một dạng suy thoái vật lý đất, trong điều kiện đó hoạt động sinh học đất, sức sản xuất của đất nông nghiệp và đất trồng rừng giảm Độ chặt là một tiến trình của sự nén dẽ đất, độ xốp và tính thấm giảm, lực cản đất gia tăng, cấu trúc đất phần nào bị phá

vỡ, nhiều sự thay đổi xảy ra trong vi cấu trúc và những đặc tính khác của đất (Akker & B Soane, 2004)

Nguyên nhân của tiến trình nén dẽ đất có thể do cơ giới, sự bồi tích của sét từ tầng

A xuống tầng B Những tiến trình này diễn ra chậm, qua thời gian dài, kết quả là tầng B

có dung trọng cao hơn tầng A Sự nén chặt cũng có thể xảy ra do sự phá vỡ cấu trúc ở gần mặt đất vì nước tưới hoặc nước mưa, kết quả là tạo nên sự đóng váng bề mặt (Akker & B Soane, 2004)

Tiềm năng nén dẽ của bất kỳ loại đất phụ thuộc trên các đặc tính vật lý của chúng, lượng nước và lực tự nhiên Những đặc tính vật lý ảnh hưởng đến sự nén dẽ bao gồm dung trọng, cấu trúc cũng như sa cấu và lượng chất hữu cơ Thông thường đất với sa cấu mịn (thịt hoặc sét), chất hữu cơ thấp, cấu trúc đoàn lạp yếu dễ bị nén dẽ nghiêm trọng hơn Sự nén dẽ đất đưa đến hạn chế sự sinh trưởng của rễ, dẫn đến cây dễ bị tấn công bởi bệnh hại Nén dẽ lớp đất dưới là dạng ẩn của suy thoái đất, điều đó có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng nông nghiệp, khiến cho năng suất giảm dần và tăng dần những vấn đề về sự

úng nước (Houskova Beata, 1995) Ehlers et al., (1983) nhận thấy có mối quan hệ mật

thiết giữa mức độ kéo dài của rễ và lực cản của đất, đặc biệt ở đất trồng xen, mức độ phát triển chiều dài rễ giảm với sự gia tăng sức cản của đất Sự nén dẽ đất ảnh hưởng đến hình thái và sự vươn dài của rễ (Barley KP, 1963; Taylor HM & LF Ratliff, 1960)

Nén dẽ đất có thể phá huỷ đơn vị cấu trúc đất, thay đổi sự sắp xếp tế khổng, bằng cách ấy, chậm thấm nước và khuếch tán khí trong đất (Taylor and Brar 1991) Chậm thấm

Trang 13

nước có thể đưa đến sự chảy tràn và xói mòn Chậm khuếch tán khí có thể tăng nồng độ

CO2 trong không khí của đất, ảnh hưởng bất lợi cho hô hấp rễ (Simojoki et al., 1991)

Tuy nhiên, theo Dejong-Hughes, et al., (2001) nén dẽ đất có thể có cả ảnh hưởng

lợi và hại trên sinh trưởng của cây trồng Ảnh hưởng có lợi của nén dẽ nhẹ là có thể tăng vận tốc nẩy mầm bởi vì nó thúc đẩy tiếp xúc giữa đất và hạt giống, thêm vào đó, nén dẽ vừa phải có thể giảm mất nước từ đất do bay hơi và ngăn ngừa đất quanh hạt giống bị khô Bất lợi của đất bị nén dẽ quá mức là cản trở sự sinh trưởng của rễ, điều nầy có thể giảm khả năng hấp thu dưỡng chất và nước Trên quan điểm sản lượng của cây trồng, ảnh hưởng bất lợi của nén dẽ đất, trên lưu lượng và tích luỹ nước có thể nghiêm trọng nhiều hơn là ảnh hưởng trực tiếp của nén dẽ đất trên sinh trưởng của rễ

Khả năng phát triển của rễ bị giới hạn khi lực cản đất tăng lên, rễ ngừng phát triển

khi lực cản ở giá trị 2.5 Kpa (Taylor, 1971) Gerard et al.,(1982) cũng nhận thấy độ nén

dẽ tới hạn đối với sự vươn dài của rễ là 2,5 MPa (trên đất có sa cấu mịn).Nén dẽ có thể dẫn đến cây stress khô hạn, cằn cỗi, làm giảm sinh trưởng của rễ Nén dẽ đất làm giảm thoáng khí đất, tăng sự mất NO3- vào khí quyển Nén dẽ đất có thể gây ra thiếu đạm và lân Cây cần năng lượng để hấp thu kali, giảm thoáng khí ảnh hưởng sự trao đổi chất của

rễ Cũng có thể tăng sự nguy hiểm từ bệnh cây Tất cả những yếu tố nầy dẫn đến tăng stress cho cây trồng và cuối cùng giảm năng suất

™ Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chặt của đất

Ẩm độ đất có ảnh hưởng lớn đến độ nén chặt Mặc dù sự nén chặt của đất có ẩm độ cao có thể rất nhỏ, nhưng nó có thể phá hủy cấu trúc đất và tế khổng lớn Gia tăng lượng chất hữu cơ giúp giảm nén chặt, tăng độ tơi xốp của đất (Houskova Beata, 1995)

Vepraskas (1988) thấy rằng, độ chặt của đất phụ thuộc vào dung trọng, hàm lượng nước, sa cấu và cấu trúc của đất Ở đất thô tăng dung trọng làm tăng độ chặt của đất hơn ở đất mịn, nhưng ở đất mịn, giảm lượng nước ảnh hưởng đến tăng độ chặt lớn hơn ở đất thô

(Zou et al., 2001) Theo Daniel et al (2002) chăn thả gia súc làm tăng dung trọng và độ

chặt của lớp đất mặt (0 – 10 cm)

¾ Đoàn lạp

Đoàn lạp là đơn vị cơ bản của cấu trúc đất, gồm có những hạt sơ cấp (cát, sét, thịt), vật liệu hữu cơ ở các giai đoạn phân huỷ khác nhau, những sinh vật sống, tất cả kết hợp lại với nhau trong những cụm sắp xếp có thứ tự, kích thước từ nhỏ hơn 2 µm đến lớn hơn

2 mm Kích thước, sự sắp xếp, độ bền của đoàn lạp là sự quan trọng căn bản, quyết định nhiều đặc tính sinh học, hoá học, l ý học đất, kể cả nước trong đất, những mối tương quan khí, hoạt động vi sinh vật, sự luân chuyển chất hữu cơ trong đất và sự phóng thích dưỡng chất hữu dụng cho cây trồng (Frey, 2004)

Trang 14

Đoàn lạp thường được chia thành những phần có kích thước khác nhau: Đoàn lạp nhỏ có kích thước < 250 µm và đoàn lạp lớn có kích thước (> 250 µm) Ở nhiều loại đất, chất hữu cơ được cung cấp như tác nhân nối kết chủ yếu, đoàn lạp được hình thành có thứ bậc từ những hạt cơ bản và chất hữu cơ (Tisdall & Oades, 1982)

™ Ảnh hưởng của đoàn lạp

Đất có đủ thành phần và số lượng đoàn lạp bền, có nghĩa là nước và dưỡng chất di chuyển trong đất tốt hơn Đoàn lạp giúp tăng diện tích bề mặt của những hạt đất, nên có khả năng hấp phụ nhiều dưỡng chất Đoàn lạp có liên quan đến lượng chất hữu cơ và hoạt động sinh học đất Vì vậy đoàn lạp đất có liên hệ mật thiết với chu kỳ dưỡng chất (USDA, 1997) Tính bền của đoàn lạp trong đất giúp giảm sự chảy tràn, xói mòn vì tăng sự thấm nước (Cooperband, 2002) Sự phân tán đoàn lạp đất kèm theo cấu trúc đất xấu thường hạn chế sinh trưởng rễ cây trồng (Gregory, 1988)

™ Các yếu tố ảnh hưởng đến đoàn lạp

Sự hình thành và sự bền vững của đoàn lạp chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố, bao gồm loại và số lượng của vật liệu hữu cơ lượng sét, và oxide Al, Fe (Lynch & Bragg,

1985) Greenland et al., (1992) cho rằng hàm lượng carbon hữu cơ trong đất thấp hơn 2%

đoàn lạp đất coi như không bền; ổn định vừa phải ở 2 – 2.5% và rất ổn định khi chất hữu

cơ trên 2.5%

Chất hữu cơ trong đất là yếu tố cơ bản liên quan đến sự phá vỡ đoàn lạp đất (Bell

et al., 1999) Tuy nhiên, việc thêm chất hữu cơ ít có ảnh hưởng trên đoàn lạp, trừ khi có

sự hiện diện của vi sinh vật và sự phân hủy những vật liệu thêm vào Mạng lưới sợi nấm giúp liên kết các hạt đất, cả nấm và vi khuẩn sản xuất extracellular polysaccharides và những chất khác trong quá trình sinh trưởng, đó là chất gắn các hạt đất lại với nhau, vi

khuẩn ít ảnh hưởng đến sự thành lập đoàn lạp (Bossuyt et al., 2001; Frey, 2004) Cải tạo

đất với phân xanh cho thấy gia tăng đường kính trung bình của đoàn lạp đất (Hamblin & Greenland, 1977; Tisdall & Oades, 1982)

¾ Cấu trúc

Trong nghĩa rộng, từ cấu trúc đất định rõ kích thước, hình dạng cách sắp xếp những hạt đất cơ bản và những đoàn lạp mà chúng thành lập Cấu trúc đất xác định kích thước, hình dạng, cách sắp xếp của tế khổng giữa các đoàn lạp và trong các đoàn lạp

(Catriona et al., 1999)

Cấu trúc đất quan trọng đối với tất cả các khía cạnh sử dụng và quản lý đất Mỗi một đặc tính vật lý đất đều chịu ảnh hưởng của cấu trúc đất Vì cấu trúc ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rể, cấu trúc đất cũng quan trọng đối với sự hấp thu dưỡng

Trang 15

chất của cây Vì vậy duy trì cấu trúc thích hợp là yếu tố cần thiết cho sản xuất cây trồng

(Catriona et al., 1999)

Sa cấu và cấu trúc đất tác động có ý nghĩa trên hoạt động của hệ sinh vật đất, có liên quan đến sự phân huỷ chất hữu cơ và khoáng hoá N (Van Veen & Kuikman, 1990; Juma, 1993)

™ Sự suy thoái cấu trúc

Suy thoái cấu trúc đất do kỹ thuật canh tác không thích hợp, hàm lượng chất hữu

cơ giảm Tiếp tục canh tác, giảm lượng chất hữu cơ dẫn đến giảm đoàn lạp lớn làm cho đất bị nén chặt và xói mòn Lặp lại sự canh tác ở cùng một độ sâu, đặc biệt là đất sét, có thể tạo nên lớp chặt cứng và xấu ngay dưới lớp đất trồng trọt làm hạn chế sự xuyên thấu

của rễ và sự thoát nước (Catriona et al., 1999) Sự chăn thả gia súc quá mức ở vùng bán

khô hạn cũng có thể gây ra sự nén dẽ và phá vỡ cấu trúc đất (Herrick & Lal, 1995)

™ Các yếu tố ảnh hưởng

Cấu trúc đất chịu ảnh hưởng quan trọng của điều kiện thổ nhưỡng và môi trường, thể hiện qua mức độ bền vững của đoàn lạp Cấu trúc đất chịu ảnh hưởng gián tiếp của carbon hữu cơ trong đất, hệ sinh vật, cầu nối ion, sét và carbonat (Bronick & Lal, 2005) Chất hữu cơ trong đất giữ vai trò quan trọng đối với tiến trình vật lý, sinh học, hoá học, thông qua ảnh hưởng trên cấu trúc đất, khả năng giữ nước, khả năng trao đổi cation (Van Keulen, 2001) Để duy trì và cải thiện cấu trúc đất, cần cung cấp đủ lượng chất hữu cơ, tăng tính đa dạng và sự hoạt động hệ sinh vật đất (Lal, 1994)

¾ Đóng váng

Váng đất mỏng là lớp kết dính các hạt mịn của bề mặt đất, hạn chế sự di chuyển của nước và không khí, hạn chế hạt giống nẩy mầm Váng được tạo nên bởi sự phá vỡ những đơn vị cấu trúc, bởi nước chảy, giọt mưa Đóng váng đất thường chỉ là điều kiện tạm thời Đóng váng giảm thấm nước, tăng chảy tràn Mưa rào và tưới nước đem lại số lượng lớn năng lượng tác động trên mặt đất Nếu đất không được bảo vệ bởi lớp thực vật che phủ, thải thực vật hoặc vật liệu khác và nếu đoàn lạp yếu, năng lượng này có thể gây

ra đóng váng Nếu váng được thành lập, những hạt đất riêng lẻ lấp đầy những tế khổng gần bề mặt, ngăn cản sự thấm nước Nếu tính thấm nước giảm, nước được tích luỹ và dễ gây úng (USDA Natural Resources Conservation Service, 1996) Việc bón hữu cơ làm gia tăng độ xốp, tính bền của đoàn lạp Những đặc tính vật lý khác có thể được cải thiện,

và những cải thiện này bao gồm cả việc giảm đóng váng bề mặt (Epstein et al.,1976; Mazurak et al., 1975)

Trang 16

1.3 Sự bất lợi của các đặc tính lý, hóa, sinh học đất trên vườn cây ăn trái ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Phần lớn vườn cây ăn trái trái ở Đồng bằng Sông Cửu Long có tuổi liếp cao (20 đến trên 30 năm), thời gian canh tác dài nên đã thể hiện nhiều bất lợi trên các đặc tính của đất

1.3.1 Bất lợi của các đặc tính hóa học đất

Kết quả nghiên cứu trên năm vườn trồng Cam, Quýt có tuổi liếp 7, 9, 16, 26 và 33 năm tuổi cho thấy vườn có tuổi liếp cao 26 và 33 năm tuổi có các tính chất hóa học đất bất lợi hơn so với vườn mới lên liếp 7 – 9 năm tuổi Rõ nét nhất là vườn 26 đến 33 năm tuổi có pH đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ nghèo, N tổng số nghèo, N hữu cơ dễ phân hủy, N hữu dụng, các cation trao đổi như Ca, Mg và phần trăm base bão hòa đều rất thấp

so với vườn 7 năm tuổi liếp Vườn có tuổi liếp từ 16 năm trở đi, Zn nằm trong khoảng

thiếu (Võ Thị Gương et al., 2004)

Hồ Văn Thiệt (2006) khảo sát vườn chôm chôm tuổi liếp 32 năm cho thấy đất có

pH rất thấp (3,9), hàm lượng chất hữu cơ nghèo, đạm hữu cơ dễ phân hủy, đạm hữu dụng thấp, các cation trao đổi như Ca, Mg, K và phần trăm base bảo hòa thấp

1.3.2 Bất lợi của các đặc tính vật lý đất

Hàm lượng chất hữu cơ của vườn cây ăn trái thấp đã ảnh hưởng lớn đến các đặc tính vật lý đất Lực cản của đất vườn 9 năm tuổi đã đạt ngưỡng nén dẽ, mức nén dẽ cao nhất ở vườn 26 và 33 năm tuổi Dung trọng đất tăng cao ở những vườn cao tuổi (Võ Thị

Gương et al., 2004) Trên đất vườn cam có tuổi liếp 26 năm, khả năng thấm nước tương

đối kém, nước thường chảy tràn sau khi tưới, độ chặt đo được vào mùa khô đạt 5,8 MPa (Ngô Thị Hồng Liên, 2006)

1.3.3 Bất lợi của đặc tính sinh học đất

Quần thể vi sinh vật đất đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy xác bã hữu

cơ, tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong đất, làm tăng độ phì nhiêu đất và cải thiện các tính chất vật lý đất Mật số nấm có xu hướng giảm theo tuổi liếp, vườn có tuổi liếp cao mật số vi khuẩn và nấm giảm thấp Có thể các điều kiện bất lợi như độ chặt cao, pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ thấp, dinh dưỡng thấp là yếu tố làm giảm sự phát triển của

nấm và vi khuẩn trong đất (Võ Thị Gương et al., 2004) Theo Ngô Thị Hồng Liên

(2006), trên đất liếp lâu năm hoạt động của vi sinh vật rất kém

Trang 17

1.4 Vai trò của phân hữu cơ và phân xanh

1.4.1 Chất hữu cơ

Những nghiên cứu gần đây công nhận chất hữu cơ đất là sự chỉ thị trung tâm của

sức khỏe và chất lượng đất (Soil and Water Conservation Society, 1995)

Chất hữu cơ là một dãy được sắp xếp những hợp chất carbon trong đất Khởi đầu được tạo nên bởi thực vật, vi sinh vật và những sinh vật khác Những hợp chất này có vai trò khác nhau trong dinh dưỡng, nước và những chu kỳ sinh học Để dễ hiểu, chất hữu cơ được chia làm hai loại chính: chất hữu cơ ổn định, là những chất được phân huỷ ở mức độ cao và bền vững, và phần đang hoạt động, là phần đang được sử dụng và biến đổi bởi thực vật, động vật và vi khuẩn Hai loại khác của hợp chất chất hữu cơ là cơ thể sống và chất thải hữu cơ tươi Hai loại này có thể hoặc không thể được bao gồm trong một số định nghĩa về chất hữu cơ Chất hữu cơ bao gồm xác cây và động vật, trong những giai đoạn phân huỷ khác nhau Một số nhà khoa học cho rằng rễ cây sống và vi sinh vật đất là một phần của chất hữu cơ đất Vật chất chết của cây, động vật được phân huỷ ngay khi được thêm vào đất trùn, bộ cánh cứng, bọ đuôi bật, collembola, quần động vật lớn, nhỏ bắt đầu

bẻ gãy những miếng lớn thành những miếng nhỏ hơn Cùng lúc này mật số vi sinh vật tăng nhanh chóng Vi sinh vật tiêu thụ những phần chết còn thừa lại Một số chất hữu cơ được dễ dàng phân huỷ hơn những chất khác Sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ là humic, nâu sẫm hoặc chất hữu cơ màu nâu đen chống chịu cao với sự phân huỷ (Cooperband, 2002)

Chất hữu cơ trong đất là nguồn dự trữ thiết yếu của carbon, dưỡng chất, năng lượng trong chu kỳ sống (Jenkinson, 1988) Từ quan điểm nông nghiệp bền vững, chất hữu cơ trong đất quan trọng vì là yếu tố cơ bản trong chu trình dinh dưỡng và cải thiện tính chất vật lý đất như cấu trúc đất, duy trì lớp đất trồng trọt và giảm đến mức tối thiểu

sự xói mòn (Lickacz & Penny, 2001)

™ Thành phần của chất hữu cơ trong đất

Các nhà khoa học thường chia chất hữu cơ ổn định thành ba nhóm hoá học: humic acids, fulvic acids, và humins Nấm và actinomycetes tạo nên nhiều humic acids, chất này kết hợp với đất tạo thành hợp chất bền vững Rất nhiều chất hữu cơ ổn định được hình thành từ thực vật, một số của những hợp chất đó liên kết với sét, và là chất quan trọng trong việc gắn kết những đoàn lạp nhỏ lại với nhau, tạo nên hạt đất

™ Sự suy giảm chất hữu cơ đất

Ở những thập kỷ qua, nền nông nghiệp thâm canh đã gia tăng năng suất và tính hiệu quả của hệ thống nông nghiệp, nhưng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường (Matson

et al., 1997) Hiện nay, bảo tồn đất là mối quan tâm vì sự canh tác liên tục, sự cung cấp vật

Trang 18

đất, và hậu quả là giảm chất lượng đất nông nghiệp (Magdoff & Ray, 2004) Tuy nhiên ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động nông nghiệp có thể được đẩy lùi bởi sự sử dụng thích hợp phân chuồng hoặc chất thải thực vật trong hệ thống canh tác, có thể sử dụng riêng lẻ

hoặc kết hợp với phân khoáng (Breland & Eltun, 1999; Haynes, 2000; Nardi et al.,

2004)

™ Sự tích lũy chất hữu cơ trong đất

Số lượng chất hữu cơ tích lũy trong đất trên số lượng vật liệu hữu cơ được bón

thay đổi rất lớn và phụ thuộc sự dễ phân hủy của vật liệu hữu cơ (Khaleel et al.,1981)

Tuỳ vào loại vật liệu hữu cơ được bón vào đất, số lượng hữu cơ được tích lũy khác nhau, khi một dãy vật liệu hữu cơ được thêm vào trong đất, sự tích luỹ hữu cơ trong đất gia tăng theo thứ tự phân xanh < rơm rạ < phân chuồng tươi < phân chuồng đã ủ (Sauerbeck,1982) Sự gia tăng của C hữu cơ trên một tấn chất hữu cơ bón vào đất của phân đã ủ lớn hơn vật liệu tươi Hai năm bón hữu cơ một lần, sau 8 và 25 năm, phần trăm chất hữu cơ còn lại trong đất lên đến 44 và 25% tương ứng với phân chuồng tươi, 62 và 31% tương ứng với thải thực vật đã ủ trộn Có sự khác biệt nầy liên quan đến số lượng phân huỷ xảy ra trước khi phân được bón vào đất Trong lúc ủ, nhiều vật liệu hữu cơ dễ phân huỷ đã được phân chia nhỏ, đó là kết quả của sự mất CO2. Vì vậy khi phân ủ trộn được thêm vào đất bền bỉ nhiều hơn vật liệu tươi Tuy nhiên, trong hệ thống đất trồng, nơi

sự phân huỷ chất hữu cơ chiếm ưu thế, lượng C hữu cơ bắt đầu giảm ngay khi ngưng bón hữu cơ (Johnston, 1975)

Hàm lượng chất hữu cơ trong đất được phản ánh bởi sự cân bằng giữa tích luỹ và phân huỷ Những yếu tố chính là khí hậu, loại đất, sự sinh trưởng của thực vật, địa hình,

sự canh tác (McDonald, 2008) Ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của sự khoáng hóa carbon rất

phức tạp và không ổn định, phụ thuộc vào loại đất và tồn dư thực vật (Alvarez et al., 1998), bên cạnh đó quản lý đất ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng chất hữu cơ đất (Campbell et al., 1996) Theo Hunt et al (1996) sau 9 năm khảo sát cho thấy với canh tác có bón thêm

chất hữu cơ thì lượng chất hữu cơ trong đất ở một ít centimet đất mặt tăng có ý nghĩa so với canh tác bình thường

™ Sự phân hủy chất hữu cơ trong đất

Mức độ phân huỷ rất thấp ở nhiệt độ dưới 4oC nhưng tăng đều với mức tăng nhiệt

độ, ít nhất ở 40oc và lượng nước cho đến khi không khí trở nên hạn chế Sự mất mát cao nhất với phân huỷ háo khí hơn là với phân huỷ yếm khí Nitrogen hữu dụng thúc đẩy sự phân huỷ chất hữu cơ (USDA Natural Resources Conservation Service 1996)

Trang 19

Sự phân hủy chất thải được thêm vào, chất hữu cơ đất, bị ảnh hưởng bởi các đặc tính vật lý, hóa học của chúng, cũng như nhiệt độ, ẩm độ, dinh dưỡng và các yếu tố khác, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp những hoạt động sinh học (Craswell & Lefroy, 2004)

1.4.2 Ảnh hưởng của chất hữu cơ đến tính chất vật lý, dinh dưỡng và sinh học đất

™ Ảnh hưởng của chất hữu cơ đến tính chất vật lý đất

Chất hữu cơ có vai trò chính yếu trong sự hình thành đoàn lạp ổn định, từ đó có mối quan hệ mật thiết đối với cấu trúc đất, tính thấm nước, khả năng giữ nước, sự thông

khí, lực cản của đất, sinh trưởng rễ và đóng váng đất (Scholes et al., 1994)

Thêm chất thải hữu cơ vào đất thường tạo ra sự tăng kích thước và số lượng tính bền đoàn lạp nước (Ekwue, 1992) Khả năng giữ nước, được kiểm soát đầu tiên bởi số lượng tế khổng, sự phân bố kích thước tế khổng và diện tích bề mặt của đất Khi chất hữu

cơ được thêm vào đất làm tăng kết tụ đất và tổng không gian tế khổng đặc biệt tăng

(Tiarks et al., 1974) Theo sau sự tăng thêm chất hữu cơ, diện tích bề mặt riêng tăng và kết quả là tăng khả năng giữ nước ở áp lực cao (Gupta et al., 1977)

Dựa trên số liệu của 12 công trình khác nhau, 21 loại đất, 7 loại chất thải, 8 loại cây trồng Khaleel et al., (1981) đã tính được sự tương quan tuyến tính có ý nghĩa (r2 = 0.69) giữa sự gia tăng C hữu cơ đất và phần trăm giảm dung trọng của đất Tăng lượng chất hữu

cơ trong đất dẫn đến giảm dung trọng, giảm đóng váng bề mặt, tăng khả năng giữ nước, tăng đoàn lạp lớn, khả năng thấm, tính dẫn nước và sự kết tụ (Haynes & Naidu, 1998)

™ Ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng

Chức năng quan trọng nhất của chất hữu cơ trong đất là dự trữ đạm và những dưỡng chất khác đáp ứng nhu của cây trồng (Craswell & Lefroy, 2001) Cây trồng lấy những dưỡng chất cần thiết từ sự phân huỷ chất hữu cơ tươi trong đất Giá trị dinh dưỡng của sự bổ sung từ đất và từ thải thực vật có thể ước định bởi phân tích số lượng đạm, lân, kali Tuy nhiên, tổng số lượng N, P, K không cho biết bao nhiêu trong số đó trở thành hữu dụng cho cây trồng trong mùa vụ sinh trưởng Lượng N, P, K hữu dụng cho cây thường được ước tính khoảng vài phần trăm của tổng N, P, K bổ sung Thí dụ, lượng N hữu dụng của phân chuồng được ước tính khoảng 25- 40% tổng lượng N (tuỳ thuộc loại phân, thời gian và cách thức ủ) Sự hữu dụng của N từ compost thường ít hơn 10% tổng lượng N, vì tiến trình ủ làm ổn định N hữu cơ (Cooperband, 2002)

Việc sử dụng phân bón hữu cơ thường được xem như cung cấp thêm một nguồn dinh dưỡng và cải thiện các điều kiện vật lý đất, đặc biệt trong đất trồng trọt (Davies &

Payne, 1988; Khaleel et al., 1981) Theo Monaco et al., (2008) bón lặp đi lặp lại những

vật liệu hữu cơ vào đất 11 năm đã ảnh hưởng lớn đến những đặc tính vật lý, hoá học, sinh

Trang 20

- Bón những vật liệu hữu cơ làm gia tăng lượng chất hữu cơ trong đất và thay đổi những đặc tính sinh học so với nghiệm thức không phân bón Đặc biệt ở lớp đất 0 – 15

cm

- Bón phân chuồng gia tăng lớn nhất chất hữu cơ đất, tiềm năng khoáng hoá đạm, sinh khối vi sinh vật đất, trong khi rạ bắp tăng lớn nhất tiềm năng hô hấp đất nhưng ít ảnh hưởng đến C hữu cơ tổng số và sinh khối vi sinh vật đất

- Bón N khoáng không làm tăng C hữu cơ và N tổng số, lại còn giảm tiềm năng khoáng hoá đạm

Kết hợp phân vô cơ và phân hữu cơ (rạ lúa mì, phân động vật) thường tăng C hữu

cơ trong đất, đạm tổng số, C sinh khối vi sinh vật và hoạt động enzyme ở 15 cm đất mặt

hơn bón riêng lẻ phân vô cơ (Goyal et al.,1999) Chất hữu cơ phóng thích dưỡng chất

dạng hữu dụng cho cây trong lúc phân hủy Để duy trì chu kỳ dưỡng chất này, số lượng chất hữu cơ được thêm vào từ thải thực vật, phân chuồng và những nguồn khác phải bằng với mức độ phân huỷ, mức độ hấp thu bởi cây, mức độ mất đi do rữa trôi và xói mòn (Bot

& Benites, 2005)

™ Ảnh hưởng đến vi sinh vật đất

Bón liên tục phân chuồng tăng sinh khối vi sinh vật (Martyniuk & Wagner, 1978;

McGill et al., 1986; Schn¨urer et al., 1985) và kích thích hoạt động của Enzyme (Dick et al., 1988; Khan, 1970; Verstraete & Voets, 1977) Gia tăng bón phân xanh, hoặc tăng sinh

khối cây trồng giúp tăng nguồn thực phẩm đối với vi sinh vật trong đất Những hệ thống canh tác nông nghiệp để lại thải thực vật trên mặt đất và rể trong đất, kích thích sự phát triển vàhoạt động của vi sinh vật đất (Bot & Benites, 2005)

Chất hữu cơ trong đất tác động mạnh đến hoạt động sinh học, là nguồn năng lượng chủ yếu và dưỡng chất đối với nhiều sinh vật đất Một ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động sinh học nầy được thấy ở việc thành lập cấu trúc lớn của đất, thông qua việc thành lập những tế khổng

đất, đây là kết quả hoạt động của hệ động vật, rễ và sự phát triển của nấm (Zech et al., 1997)

Sau giai đoạn phát triển ngắn ngủi, hoạt động vi sinh vật đất trở nên phong phú, đông đúc, cùng lúc với sự gia tăng mạng lưới sợi nấm, và sự sản xuất polysaccharides ở

võ tế bào tạo nên khả năng liên kết các hạt đất lại với nhau Vì vậy, có sự tăng nhanh độ bền đoàn lạp Thông thường sự cải thiện tính kết tụ chỉ tạm thời vì mật số nấm giảm nhanh, sợi nấm, polysaccharides bị phân huỷ tạo thành dạng liên kết mới giữa các hạt Ngược lại, thêm những chất đã được phân huỷ tốt như vật liệu compost, sự gia tăng tính bền đoàn lạp sẽ chậm và bền vững hơn (Monnier, 1965)

Trang 21

™ Ảnh hưởng đến động vật đất

Do cung cấp thêm nguồn lương thực, thêm phân hữu cơ vào đất cho thấy gia tăng mật số trùn đất (Edwards & Lofty, 1982; Standen, 1984) Hoạt động đào hang của trùn đất tạo những ống dẫn không khí và nước, điều này có hiệu quả quan trọng đến sự khuếch tán oxygen trong vùng rễ và tiêu nước Hơn nữa, dưỡng chất của đất được phân phối dễ dàng, làm hệ thống rễ phát triển tốt hơn (Bot & Benites, 2005)

1.4.3 Vai trò của phân xanh

Thông thường cây phân xanh được xới, trộn vào đất khoảng 15 – 20 cm Nếu không xới có thể chặt cây non hay những phần già khác, rải trên đất như một lớp phủ Công việc này nên thực hiện vài tuần trước khi canh tác một vụ mới, bởi vì cần thời gian

để phân hủy lớp phủ và phóng thích dưỡng chất vào trong đất Có thể ủ trộn thay vì dùng như lớp phủ, ủ trộn là cách sử dụng tốt nhất, giúp tăng chất lượng của khối ủ (Marr & Charles, 1995)

Sự phân huỷ và phóng thích N thường xảy ra nhanh hơn với chất thải có tỉ lệ C/N thấp so với lignin và polyphenol (Seneviratne, 2000) Nhiệt độ và lượng nước hữu dụng tối hảo cho sự phân huỷ thường khoảng 35oC và ở thuỷ dung ngoài đồng (Vigil & Kissel,

1995; Katterer et al., 1998; Lomander et al., 1998)

Trên cây trồng, tỉ lệ C/N ở lá thường thấp hơn nhiều so với thân và rễ Trong hầu hết các nghiên cứu, sự phân huỷ lá và phóng thích N nhanh có ý nghĩa so với các mô khác Sự kéo dài giai đoạn bất động đạm thường được ghi nhận đối với thân lá và rễ

(Collins et al., 1990; Cobo et al., 2002)

™ Những thuận lợi khi sử dụng phân xanh

Cây phân xanh có thể cải thiện P hữu dụng cho cây trồng (Yashpal et al., 1993; Haggar et al.,1991) Bên cạnh đó phân xanh còn hạn chế những bất lợi từ đất, theo Eigenberg et al., (2002) sự dư thừa P và sự mặn hoá đất có thể được cải thiện nhờ sử dụng

phân xanh họ đậu

Sự phóng thích chậm N từ phân huỷ chất thải phân xanh có thể đồng bộ với sự hấp thu của cây tốt hơn so với nguồn N vô cơ, nên có thể tăng hiệu quả hấp thu N và năng suất

cây trồng, trong khi giảm mất N do rửa trôi (Abdul et al., 1996; Cline & Silvernail, 2002)

N’Dayegamiye and Tran (2001) thấy rằng khi bón cỏ ba lá cho bắp, 15% N được cây hấp thu, trong khi 19 và 28% bị cố định bởi vi sinh vật và phần chất hữu cơ đất Gia tăng chất hữu cơ trong đất sau khi sử dụng phân xanh thường trong khoảng 0 - 1%

(Utomo et al., 1990; Reddy et al., 2003) Sử dụng phân xanh trong thời gian dài có thể gia

Trang 22

tăng chất hữu cơ và sinh khối vi sinh vật (Biederbeck et al., 1998), tăng khả năng trao đổi cation (Helling et al., 1964)

™ Tithonia ( Dã Quỳ)

Giữa những loại cây được dùng như phân xanh, Tithonia diversfolia có triển vọng

đặc biệt Loại cây này phổ biến ở nhiều vùng cao thuộc nam Việt Nam Bên cạnh việc cây có nồng độ N, P, K, S cao đặc trưng, sinh khối Tithonia còn chứa Ca, Mg với nồng độ

cao (Buresh et al., 1997; Palm et al., 1999) Nồng độ dưỡng chất trong Tithonia có thể bị

ảnh hưởng bởi phần thân, tuổi, vị trí của lá trên cây, độ phì đất và xuất xứ Hàm lượng dưỡng chất trung bình trong lá Tithonia ở Đông Phi là 3.5% N, 0.37% P và 4.1% K trên

trọng lượng khô (Jama et al., 2000) Gachengo et al., (1999) nhận thấy có 6,5% lignin và

1,6% polyphenols trong sinh khối của Tithonia

Bón thân lá Tithonia giúp gia tăng sự hữu dụng và khuếch tán P theo những cơ chế như tăng pH dẫn đến tăng tính hoà tan của P, tăng đoàn lạp lớn do đó giảm diện tích bề mặt riêng và độ xốp dẫn đến ít vị trí hấp thu và nâng cao mức độ khuếch tán P hơn, tăng điện tích

âm và giảm điện tích dương ở bề mặt đất dẫn đến tăng lực đẩy đối với P, giảm nồng độ Al do

đó giảm hấp phụ hoặc kết tủa P (Phan Thi Cong & Roel Merckx, 2005)

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu các tính chất bất lợi về mặt hoá, lý và sinh học trong đất liếp vườn cây có múi

- Thử nghiệm các biện pháp cải thiện sự suy thoái của đất

2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Nhằm khảo sát tình trạng bạc màu đất, đồng thời nghiên cứu biện pháp giúp cải thiện độ phì nhiêu về hóa, lý, sinh học đất liếp vườn vùng trọng điểm trồng cam và bưởi tỉnh Hậu Giang Đề tài được thực hiện ở ba huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp với hai phần nghiên cứu gồm Khảo sát hiện trạng canh tác và sự bạc màu đất và Thí nghiệm biện pháp cải thiện sự suy thoái đất vườn cây có múi

Phần 1 Đánh giá hiện trạng bạc màu đất trên các vườn cây có múi thuộc vùng trọng điểm

Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiện trạng bạc màu về lý, hoá đất trên các vườn

cây có múi thuộc vùng trọng điểm, cung cấp số liệu cơ sở cho nghiên cứu biện pháp

khắc phục tình trạng suy thoái đất

• Phương pháp thực hiện

- Khảo sát các độ tuổi liếp của vườn trồng cây có múi

Dựa vào số liệu thuộc sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Niên giám thống

kê của tỉnh Hậu Giang và kết quả phỏng vấn nông dân ở 3 huyện Châu thành, Châu

Trang 23

Thành A, Phụng Hiệp để xác định các độ tuổi liếp vườn trên vùng trọng điểm trồng cây

có múi

- Chọn vườn khảo sát

Chọn bốn độ tuổi vườn để khảo sát: dưới 10 năm, từ 10 - 20 năm, từ 20 - 30 năm

và trên 30 năm Trên mỗi độ tuổi khảo sát ngẫu nhiên 15 vườn được chọn, tổng số là 60 vườn ở 3 huyện Châu Thành, Châu Thành A và Phụng Hiệp

- Thu mẫu đất

Mẫu đất được thu vào tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2007 Việc đo đạc các chỉ tiêu

lý, hoá, được thực hiện như sau:

™ Hoá học đất: Mẫu đất được lấy ở 1 tầng (0 - 20 cm), mỗi vườn lấy 15 điểm ở vùng tập trung rể hấp thu dinh dưỡng của cây, sau đó được trộn đều, mẫu được phân tích các chỉ tiêu pH, chất hữu cơ, CEC, N tổng số, NH4+, NO3-, N dễ tiêu, N labile, P hữu

dụng, Ca, K, Mg, Na trao đổi, Zn, độ bão hoà base, tổng base

™ Lý học đất: Mẫu đất được thu ở tầng 0 - 20 cm, mỗi vườn thu 5 điểm để đo các chỉ tiêu độ bền của đất, thành phần cơ giới, dung trọng đất, độ nén dẽ của đất

Mẫu đất thu thập trên các vườn được mang về phòng phân tích bộ môn Khoa học Đất và Quản lý Đất đai để phân tích, ghi nhận các chỉ tiêu về đặc tính lý, hoá tính

- Thảo luận với chủ vườn ở các điểm đã khảo sát về các vấn đề có liên quan đến sự

suy thoái đất như: kỹ thuật canh tác, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế độ tưới tiêu, năng suất, sâu bệnh theo mẫu điều tra

- Các số liệu về lý, hóa, bảng phỏng vấn nông dân được tổng hợp, xử lý số liệu bằng Excel, sau đó được phân tích phương sai bằng phần mềm Mstat C Đánh giá sự khác

biệt giữa các nghiêm thức qua so sánh LSD 5%

Phần 2 Biện pháp cải thiện sự suy thoái đất vườn trồng cây có múi

Với mục đích tìm ra giải pháp cải thiện sự suy thoái đất vườn cam và bưởi, giúp cây

phát triển tốt, cải thiện năng suất, gia tăng thời gian khai thác vườn, góp phần quản lý đất bền vững theo hướng thân thiện với môi trường Hai vườn được chọn để thực hiện thí nghiệm:

Vườn thí nghiệm 1

Vườn Cam Mật tại ấp 2, xã Thạnh Hòa, Huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, vườn

cây 6 năm tuổi, tuổi liếp 26 năm Vườn Cam được nhân giống từ nhánh chiết, tình trạng sinh trưởng giữa các cây tương đối đồng đều Phân bón được sử dụng theo kinh nghiệm của nhà vườn, lượng phân bón của năm vừa qua tương đương với công thức phân 628g N – 324g P2O5 – 64g K2O/gốc/ năm với các loại phân DAP, 20 – 20 – 15, Urea Một vài cây trên vườn có triệu chứng của bệnh Greening trên lá

Vườn thí nghiệm 2

Vườn trồng thuần bưởi Năm Roi thuộc ấp Phú Trí, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Cây 6 năm tuổi, liếp vườn lớn hơn 30 năm tuổi, cây trồng từ nhánh chiết, sinh trưởng của cây khá và tương đối đồng đều Các loại phân DAP, 20 – 20

Trang 24

– 15, Urea được sử dụng cho vườn, lượng phân bón tương đương với công thức phân 628g N – 324g P2O5 – 64g K2O/gốc/ năm

h Các bước thực hiện

- Thu mẫu đất đầu vụ

Để đánh giá các chỉ tiêu về hoá học đất, mỗi liếp mẫu đất được thu ba mẫu, trộn đều, mẫu được phân tích các chỉ tiêu pH, chất hữu cơ, N tổng số, N dễ tiêu, N labile, P

hữu dụng, Ca, K, Mg, Na trao đổi, CEC, Zn, độ bão hòa base

Lý học đất, mẫu đất được thu ở tầng 0 - 20 cm, mỗi vườn thu năm điểm để đo độ bền của đất, thành phần cơ giới, Độ chặt của đất được đo trực tiếp trên vườn bằng Penetrometer điện tử

- Bố trí thí nghiệm

y Trên mỗi vườn, chọn cây tương đối đồng đều nhau về mức độ sinh trưởng, tán

lá Mỗi lô thí nghiệm có 4 cây Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức, 4 lần lập lại, mỗi lần lặp lại là một liếp Cả bốn nghiệm thức được bón nền 1t.ha-1 vôi

Các nghiệm thức được thực hiện trên 2 vườn thí nghiệm:

- Nghiệm thức 1: Đối chứng, bón phân vô cơ theo nông dân (628g N – 327g P2O5 - 64g K2O/cây)

- Nghiệm thức 2: Bón phân vô cơ theo khuyến cáo của trường Đại Học Cần Thơ (250g N – 200g P2O5 -120g K2O/ cây)

- Nghiệm thức 3: Bón phân hữu cơ bã bùn mía có chứa nấm Trichoderma với lượng 5-6 kg/cây + phân vô cơ (theo khuyến cáo)

- Nghiệm thức 4: Bón 12kg cây phân xanh Tithonia (Dã Quỳ) tươi/cây + phân vô

cơ (theo khuyến cáo)

Hàm lượng dinh dưỡng đa lượng trong phân bã bùn mía và Dã quỳ được trình bày

ở bảng 1 Vôi được bón 10 ngày trước khi bón phân bã bùn mía và phân xanh Phân hữu

cơ bã bùn mía và phân xanh được bón sau thu hoạch của vụ trước Dã Quỳ tươi được băm nhỏ 1- 2 cm Rãi đều phân hữu cơ bã bùn mía và Dã Quỳ cách gốc 0,8 m đến gíới hạn của tán lá, dùng cuốc răng xới để trộn đều vào đất Lượng dã quỳ tươi tương đương 20 t.ha-1 và phân hữu cơ tương đương 10 t.ha-1 Hàm lượng dinh dưỡng trong Dã quỳ và phân

bã bùn mía được trình bày ở bảng 2.1

- Phân vô cơ được bón bốn lần trên vụ:

Sau thu hoạch bón 1/4N – 1/2 K2O – toàn bộ lân

Khi cây ra hoa bón 1/4N

Sau đậu trái 1 tháng bón 1/4N

Giai đoạn phát triển trái (trước thu hoạch 2 tháng) bón 1/4N – 1/2 K2O

Trang 25

Bảng 2.1 Hàm lượng dinh dưỡng trong Dã quỳ và phân bã bùn mía

- Thu mẫu đất giữa vụ để phân tích

Ba tháng sau khi cây ra hoa, thu mẫu đất và mẫu lá theo từng nghiệm thức, 4 lần lập lại để ghi nhận các chỉ tiêu về lý, hoá, sinh học như ở bước 1

- Số liệu ghi nhận

- Chỉ tiêu nông học: Năng suất trái/cây, độ Brix, trọng lượng thịt, đường kính trái

- Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các biện pháp cải thiện so với kỹ thuật canh tác của nông dân

- Phân tích số liệu

Tất cả các số liệu được xử lý bằng phần mềm Mstat C, phân tích phương sai ANOVA Đánh giá sự khác biệt giữa các nghiệm thức qua so sánh LSD 5%

™ Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thí nghiệm

¾ pH đất: pH đất được xác định cách sử dụng điện cực xác định [H+] trong dung

dịch trích với tỉ lệ đất: nước là 1: 2,5

¾ Đạm tổng số: đạm tổng sổ trong đất được xác định bằng phương pháp Kjeldahl,

chuyển toàn bộ N trong hợp chất hữu cơ thành NH4+ bằng cách công phá đất bằng H2SO4đậm đặc (có K2SO4+ tăng nhiệt độ sôi, CuSO4 và Se xúc tác) Xác định hàm lượng NH4thu được bằng cách chưng cất, chuẩn độ bằng H2SO4 0.01N

¾ Xác định chất hữu cơ: Chất hữu cơ được xác định theo phương pháp Wallkley

– Black, trên nguyên tắc oxy hoá chất hữu cơ bằng K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4 đậm đặc, sau đó chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng FeSO4 0.1N

¾ Xác định N- NH4 và N- NO3: theo phương pháp của Bremner et al, (1965)

Phương pháp dựa trên cơ sở trích các hợp chất N vô cơ trong đất bằng dung dịch KCl 2N Dung dịch sau khi trích được chưng cất bằng hơi nước để xác định N- NH4, sau đó dùng hợp kim Devarda để chuyển N- NO3 sang N- NH4 để xác định tiếp các phần N- NH4, N-

NO3 riêng lẻ và tổng của chúng được sử dụng để đánh giá N dễ tiêu của đất

¾ Xác định lân dễ tiêu trong đất: bằng dung dịch trích Sodium hydrogen

carbonate (theo phương pháp Olsen, 1954) Phương pháp sử dụng chất trích NaHCO3 0.5

M ở pH 8.5, tỉ lệ đất và dung môi 1: 20 lắc trong thời gian 30 phút Dung dịch trích sau đó được đem so màu trong máy quang phổ ở bước sóng 720 – 880 nm

Trang 26

¾ Xác định Zn: Mẫu đất được trích ở tỉ lệ 1:10 (trọng lượng / thể tích) với dung

dịch HNO3 0.43M ở nhiệt độ phòng Sau khi lọc, nồng độ Zn được đo trên máy hấp thu nguyên tử Zn được trích ở dạng trao đổi

¾ Phương pháp phân tích đạm hữu cơ dễ phân huỷ: Dung dịch trích là KCl 2M

đun nóng ở 1000C trong 4 giờ (Gianello và Bremner, 1986) Ðạm NH4+- N được phân tích theo phương pháp Kjeldahn có thêm vào MgO để tạo môi trường kềm NH4+-N được xác định bằng cách chuẩn độ với dung dịch H2SO4 0.0025M

¾ Xác định CEC: Mẫu đất được bão hòa và được trích 3 lần với BaCl2 0.1M không đệm Sau đó một lượng MgSO4 0.02M biết trước được thêm vào, tất cả Ba2+ được trao đổi với Mg và kết tủa thành dạng khó tan BaSO4 Chuẩn độ Mg còn thừa trong dung dịch sẽ tính được lượng Mg hấp thụ và tính được trị số CEC

¾ Tổng Base: tổng các cation trao đổi K, Na, Mg, K

¾ Phần trăm base bão hoà: Đươc xác định theo công thức

% Base bão hòa = ( Ca + Na + Mg + K)*100/CEC

CO2 + 2OH- CO3 + H2O

Xác định lượng NaOH thừa bằng H2SO4 0.01N Lượng CO2 tích luỹ được tính toán thông qua việc xác định nồng độ NaOH giảm theo thời gian Thời gian xác định sau ủ là

7, 14, 28 ngày

Lượng CO2 thoát ra được đánh giá khả năng hoạt động của vi sinh vật đất

¾ Phương pháp phân tích thành phần cơ giới: phương pháp dùng ống hút

Robinson

- Cho 20g mẫu đất khô đã qua rây 2mm vào beaker có thể tích 400ml – 2000ml

- Thêm vào khoảng 50ml nước, đặt beaker lên bếp nung (60 – 80oC) Cho thêm vào 5- 10 ml H2O2 (30%) để các hạt đất trong pha rắn tách rời nhau, tiếp tục cho H2O2vào, cho đến khi mẫu ngừng sủi bọt Thời gian công phá tuỳ thuộc vào mẫu đất có nhiều hay ít chất hữu cơ (khoảng 3- 7 ngày)

- Hạt cát được tách riêng bằng rây 0,053mm, cho vào hộp nhôm sấy khô ở 105oc trong 24 giờ, phần còn lại của dung dịch sẽ được định mức đến 1lít với 25ml chất phân tán trước HMP hoặc Na4P2O7.10H2O và Na2CO3 đã được pha theo tỉ lệ

- Dung dịch được lắc trong bình định mức khoảng 30 – 120 phút Lấy ra đặt ổn định, ghi nhận thời điểm rơi của các cấp hạt tương ứng theo định luật Store

- Hút mẫu theo thời gian qui định, sấy khô ở 105oc, cân và tính kết quả

Trang 27

¾ Đo độ nén dẽ: Bằng máy penetrometer điện tử Đo trực tiếp 10 điểm trên liếp

- Khối lượng giọt nước được xác định bằng cách hứng 30 giọt nước trong một cốc nhôm và cân chúng Trọng lượng trung bình của một giọt sẽ được tính cùng với số lượng giọt nước cần thiết để làm ẩm đất đến thủy dung ngoài đồng

Mỗi mẫu có kích cỡ hạt khác nhau đều được dặt trong tủ ủ 24 giờ (nhiệt độ khoảng

20oc; Ẩm độ 80% - 100%)

(Rây ướt: Sau khi ủ, mỗi cấp hạt được chuyển vào loạt rây tương ứng Hệ thống

rây nầy giống như hệ thống rây khô nhưng được loại bỏ rây 0,30mm

Hệ thống rây ướt được lắc lên xuống trong nước dưới tốc độ không đổi (tự động) trong vòng 5 phút Sau đó tập hợp đất còn lại trên rây được rửa vào cốc Để yên trong khoảng 15 phút cho các hạt đất lắng xuống, lượng nước trên mặt được loại bỏ Các cốc được đặt trên bếp nung cho nước bốc hơi, sau được để khô trong không khí Tập hợp < 0,30mm được xác định bằng cân và tính toán so với trọng lượng ban đầu

h Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu về năng suất, nông học

- Cân trọng lượng trái Gọt thật sạch vỏ trái, cân trọng lượng thịt, vỏ, hạt

- Đo độ Brix bằng brix kế

- Tất cả các số liệu được xử lý số liệu bằng Excel, sau đó được phân tích phương sai bằng phần mềm Mstat C Đánh giá sự khác biệt giữa các nghiêm thức qua so sánh LSD 5%

Trang 28

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tổng quan hiện trạng sản xuất cây có múi ở vùng trọng điểm thuộc tỉnh Hậu Giang

3.1.1 Thực trạng sản xuất cây có múi ở Hậu Giang

Kết quả khảo sát trên 60 vườn trồng cây có múi ở ba huyện Châu Thành, Châu Thành A, và Phụng Hiệp được tổng hợp như sau:

- Kỹ thuật lên liếp vườn

Biện pháp lên liếp vườn được áp dụng trên các vườn trồng cây có múi, với mục đích nâng cao tầng canh tác, chống ngập vào mùa lũ, dễ tưới và thoát nước Chiều cao liếp tùy thuộc đỉnh lũ ở từng địa phương, trung bình cao 20 - 30 cm Mặt liếp phổ biến 4 –

5 m ở Phụng Hiệp, Châu Thành A, 6m ở Châu Thành Tỷ lệ giữa mương và liếp thường là 50% Ở những vùng đất cao, gần sông lớn, tỷ lệ mương liếp có thể đến 1/2,5

- Tuổi liếp

Có 4 độ tuổi liếp vườn chính được ghi nhận:

3 Trên 30 năm: Chiếm tỷ lệ cao nhất của vườn trồng cây có múi ở Hậu Giang, liếp được lên trước năm 1976 Vị trí vườn liền kề với thổ cư, dọc theo bờ sông, rạch chính Thường các vườn trên 30 tuổi nằm trong bán kính 100m từ bờ sông

3 22 đến 28 năm: Nhóm nầy có vị trí nối tiếp với vườn trên 30 năm, thời gian lên liếp từ 1979 đến 1985 Đây là độ tuổi liếp chiếm tỉ lệ thấp nhất do trong thời kỳ chính phủ không cho phép chuyển đổi đất ruộng thành đất vườn

312 đến 18 năm: Liếp được lên từ 1989 đến 1995, có tỷ lệ khá trong cơ cấu tuổi liếp

3 Nhỏ hơn 10 năm: Liếp vườn được hình thành sau năm 1997, chiếm tỷ lệ thấp

- Tuổi vườn cây

Vườn cây 2 đến 3 năm tuổi chiếm 38,3% Vườn 4 đến 7 năm tuổi 46,7%; Vườn 8 đến 17 năm tuổi chỉ có 15% Điều nầy cho thấy đa số vườn khảo sát được trồng mới và thời gian khai thác vườn cây có múi thấp, từ 4 đến 5 năm

- Giống

Tùy tập quán của nông dân và tính thích nghi của cây trồng, các giống cây có múi được trồng với các mức độ khác nhau ở từng địa phương Bưởi Năm Roi và Cam Sành được ưa chuộng ở huyện Châu Thành Cam Mật, quít Đường chiếm ưu thế ở Châu Thành

Trang 29

Do trồng xen với nhiều loại cây nên mật độ cây trên vườn rất cao Ngay cả trên vườn trồng thuần, khoảng cách trồng thường dày hơn so với khuyến cáo, cam Sành được trồng với khoảng cách 1,5 x 1,5 m; cam Mật 3 x 3 m; bưởi 4 x 4 m Có thể do những yếu

tố về sâu, bệnh, dinh dưỡng tác động, đưa đến thời gian khai thác vườn ngắn, nhà vườn đối phó bằng cách trồng dầy để tăng thu nhập

- Mực thủy cấp, tưới, tiêu nước

Mực thủy cấp của vườn phụ thuộc vào chế độ thủy văn từng vùng, độ cao của liếp vườn, mức độ hoàn thiện của hệ thống thủy nông và đê bao của vườn Số liệu điều tra cho thấy 81,6% vườn điều tra có mực thủy cấp thấp nhất vào mùa nắng từ 40 đến 50 cm, 18,3% vườn từ 30 đến 35 cm Vào mùa mưa, hầu hết vườn phải bơm thoát nước, tuy nhiên chỉ có 31,7% vườn có mực thủy cấp thấp nhất 30 đến 40 cm, còn đến 68,3% vườn thủy cấp ở mức thấp hơn 30 cm Thủy cấp cao đã giới hạn tầng canh tác của liếp vườn, hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của rễ, ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho cây có múi

Vườn cây có múi được tưới nước vào mùa nắng, thời điểm bắt đầu tưới và thời gian tưới tùy thuộc vào loại cây trồng trên vườn, tuổi cây và thời điểm nhà vườn muốn cây ra hoa Nếu là mùa thuận, bắt đầu tưới vào cuối tháng 12 Dương Lịch (DL) và chấm dứt khi đã có mưa nhiều vào tháng 5 – 6 DL Biện pháp tưới phun mưa bằng động cơ hoặc motor điện được 100% vườn thực hiện, lượng nước tưới tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng nhà vườn, khoảng 2 đến 3 ngày tưới một lần Tưới nhiều vào mùa nắng kết hợp với vũ lượng cao trong mùa mưa có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình xói mòn, rửa trôi dưỡng chất, xảy ra trong vườn cây có múi

- Phân bón

3 Phân hữu cơ: Tất cả vườn được khảo sát đều không cung cấp phân hữu cơ cho cây có múi Điều này có thể do tập quán canh tác và nhà vườn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng phân hữu cơ

3 Phân hóa học: Với đặc tính dễ sử dụng, hiệu quả cao và nhanh, tất cả vườn khảo sát đều sử dụng phân vô cơ Lượng phân được bón tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng

nhà vườn, tuổi cây, loại cây, đặc điểm thổ nhưỡng của từng vùng đất, mô hình trồng và khả năng cho năng suất của vườn Số liệu điều tra cho thấy:

Kết quả trình bày ở bảng 3.1 cho thấy nông dân sử dụng liều lượng phân vô cơ rất biến động Có 60% vườn điều tra bón cao hơn từ 2 đến 3 lần so với lượng phân bón đạm được khuyến cáo của Bộ môn Khoa học đất & Quản lý đất đai, ĐHCT Vườn bón đạm thấp hơn so với khuyến cáo chiếm 35%, hầu hết các trường hợp nầy là vườn cam sành, quít Đường mới trồng với mật độ rất dày (3333 cây.ha-1)

Lân được bón cao nhất đến 738,5 kg.ha-1 P2O5 Tương tự như ở trường hợp phân đạm, 40% vườn điều tra bón ít lân so với khuyến cáo, những vườn nầy đều trồng cam Sành, quít Đường với mật độ cao Có 60% vườn bón nhiều lân hơn khuyến cáo khoảng ba lần Bón lân cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự tích lũy một lượng lớn lân trong đất vườn, làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng dưỡng chất trong đất, gây trở ngại cho việc hấp thu dinh dưỡng của cây

Trang 30

Kali được nhà vườn cung cấp trung bình 124,85 kg.ha-1 K2O Số liệu khảo sát cho thấy, 55% vườn bón thiếu K so với khuyến cáo Tuy nhiên, vẫn có 45% vườn bón nhiều

K2O so với khuyến cáo

Bảng 3.1 Liều lượng sử dụng phân bón vô cơ của nông dân

Phân bón (nguyên chất) Liều lượng (kg) Lượng khuyến cáo

Một vấn đề cần được quan tâm, có đến 61,6% vườn sử dụng phân hỗn hợp 8-13S, lưu huỳnh được cho là có ảnh hưởng lớn đến sự chua hóa đất S khi được bón vào đất sẽ bị oxy hóa thành H2SO4, phóng thích ra SO42- và H+ (Bolan et al., 2004) Vì vậy bón phân hỗn hợp có chứa S trong thời gian dài có góp phần giảm pH đất vườn trồng cây

16-16-có múi

- Cỏ dại

Hầu hết nhà vườn có ý thức dùng cỏ trong vườn làm cây che phủ, chống xói mòn, giảm ảnh hưởng của nhiệt độ cao, 91,6% vườn diệt cỏ bằng dao hoặc máy, 8,3% dùng thuốc để diệt cỏ 91,6% vườn diệt cỏ từ một đến ba lần trong năm Tập quán diệt cỏ bằng

cơ giới hoặc thủ công đã giúp phần nào duy trì chất hữu cơ trong đất

Trang 31

tuổi vườn còn lại Theo Võ Thị Gương và ctv., (2005), đất vườn trồng cam, quít tuổi liếp từ

33 năm có pH rất thấp khoảng 3,5 pH giảm theo thời gian lên liếp do tác động của việc mất dần chất hữu cơ, sụt giảm các cation base do cây hấp thu, rữa trôi, bón nhiều, không cân đối phân vô cơ và sự tích tụ ion H+ được sinh ra từ những tiến trình hóa, sinh học trong môi trường đất Vì vậy bất lợi về pH đối với cây có múi ở tuổi vườn trên 30 năm là vấn đề cần được quan tâm

a a

a b

Chất hữu cơ có vai trò rất quan trọng đối với các đặc tính lý, hóa, sinh học của đất

và là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ bền vững của đất Hàm lượng chất hữu

cơ của các độ tuổi vườn được trình bày ở hình 3.2 Đất có tuổi liếp nhỏ hơn 10 năm được đánh giá có hàm lượng chất hữu cơ ở mức khá, các độ tuổi vườn còn lại đều có hàm lượng chất hữu cơ ở mức trung bình Sự giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất đã thể hiện rõ ở độ tuổi vườn 12 đến 18 năm, tuy nhiên không khác biệt về hàm lượng chất hữu

cơ giữa các độ tuổi vườn trên 30 năm, 22 đến 28 năm và 12 đến 18 năm Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương &ctv., (2005) cho thấy, chất hữu cơ ở tầng mặt của các vườn trồng Cam, Quýt có tuổi liếp 7, 9, 16, 26, 33 năm ở Cần Thơ được đánh giá ở mức trung bình, vườn có tuổi liếp 33 năm có chất hữu cơ thấp hơn vườn có tuổi liếp trẻ hơn Trong điều kiện của đất vườn, quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra nhanh, thêm vào đó là tập quán không bổ sung chất hữu cơ hàng năm của hầu hết nhà vườn trồng cây có múi đã dẫn đến việc suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất theo thời gian

Trang 32

b b

Hình 3.2 Hàm lượng chất hữu cơ trên đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp

™ Các nguyên tố đa lượng N, P, K trong đất vườn trồng cây có múi

* Đạm tổng số

Trên bốn độ tuổi vườn, hàm lượng đạm tổng số ở lớp đất mặt được đánh giá từ khá đến giàu (biến động từ 0,17 đến 0,32 %), mức độ chênh lệch về lượng đạm tổng số giữa các độ tuổi vườn thấp, không khác biệt về mặt thống kê (Bảng 3.2) Theo Schnitzer,(2004) 95% đạm tổng số trong đất liên quan đến chất hữu cơ của đất Chất hữu cơ trong đất thường chứa khoảng 5% N, do đó hàm lượng chất hữu cơ trong đất cao thường đi đôi với giàu đạm tổng số trong đất

Bảng 3.2 Hàm lượng đạm tổng số, lân dễ tiêu, kali trao đổi trên bốn độ tuổi liếp vườn thuộc tỉnh Hậu Giang

Trang 33

hấp thu bởi cây, mặt khác P có thể được cung cấp nhiều 2 đến 4 lần lượng lân cây trồng hấp thu Sự tích lũy nhiều năm do cung cấp phân bón, đã bảo hòa khả năng cố định lân và dần tích lũy lân hữu dụng trong nhiều loại đất nông nghiệp (Brady & Weil, 1996) Nếu lân tích lũy cao trong đất do bón quá mức phân chuồng hoặc phân lân, có thể gây hại cho

môi trường vì làm tăng di chuyển lân đến nước mặt và nước ngầm (Grant et al., 2005)

Sự tích lũy lân đã ảnh hưởng đến hoạt động của nấm Mycorrhizal, sự phát triển và hoạt động của nấm Mycorrhizal giảm khi sự tích lũy lân tăng (Thingstrup et al 1998; Kahiluoto et al, 2000, 2001)

Số liệu thu thập được trên 60 vườn trồng cây có múi cho thấy có đến 60% vườn bón lân nhiều hơn khuyến cáo Có thể do đặc điểm dễ bị cố định của lân, nhà vườn sử dụng nhiều phân hỗn hợp và tập quán bón nhiều lân, nên thời gian canh tác càng dài mức

độ tích lũy lân trong đất càng cao, tạo nên tình trạng lân dễ tiêu tăng theo tuổi liếp vườn

* Kali trao đổi

Kết quả phân tích kali trao đổi được trình bày ở Bảng 3 cho thấy, đất vườn trồng cây có múi ở Hậu Giang có lượng kali trao đổi ở mức trung bình thấp Lượng mưa hằng năm cao, kết hợp với tập quán tưới phun mưa nhiều cho vườn vào mùa nắng làm tăng rửa trôi K trong đất Ngoài ra, số liệu điều tra cho thấy, có 55% nhà vườn bón thiếu Kali từ 0,05 đến 1 lần so với khuyến cáo Có thể những yếu tố này đưa đến giảm lượng kali trao đổi trên các độ tuổi vườn

™ Calci trao đổi

a a

ab b

Hình 3.3 Hàm lượng Calci trao đổi trên đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp

Hàm lượng Calci trao đổi trong đất ở các độ tuổi vườn được đánh giá ở mức trung bình Hàm lượng calci của vườn trên 30 năm tuổi thấp hơn so với vườn có tuổi liếp 10 đến 18 năm pH của vườn trên 30 tuổi rất thấp đã ảnh hưởng lượng calci trao đổi Thời gian canh tác càng dài, lượng Ca mất do rữa trôi và cây hấp thu càng tăng, thêm vào đó là tập quán không bón vôi và sử dụng các loại phân không chứa vôi của nhà vườn đã góp phần làm giảm Ca trao đổi trong đất

Trang 34

™ Magnesium trao đổi

Hàm lượng Mg trao đổi trong đất ở các độ tuổi vườn trung bình từ 4,1 đến 5,84

meq/100gr đất và được Marx et al., (1999) xếp vào loại đất có Mg trao đổi cao Tuổi liếp

vườn tăng, lượng Mg trao đổi giảm, vườn < 10 tuổi và vườn 12 – 18 năm tuổi có lượng

Mg trao đổi cao có ý nghĩa so với vườn > 30 năm nhưng không khác biệt với vườn 22 –

28 năm tuổi Mg hữu dụng thường liên quan đến pH đất Ảnh hưởng của pH đất với sự hữu dụng Mg có thể do đối kháng với Al và H+ (Lippert, 1999)

a a

ab b

Hình 3.4 Hàm lượng Mg trao đổi trên đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp

™ Khả năng trao đổi cation

Khả năng trao đổi cation của đất (CEC) là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu đất Ngoài ra CEC còn được dùng trong phân loại đất và đánh giá nhanh loại khoáng sét có trong đất

a a

b b

Hình 3.5 Khả năng trao đổi cation trên đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp

Kết quả trình bày ở Hình 3.5 cho thấy khả năng trao đổi cation của đất ở cả bốn độ tuổi vườn biến động trung bình từ 16,2 đến 18,7 meq.100g-1 đất được đánh giá ở mức

Trang 35

trung bình (Landon, 1991) Khả năng trao đổi cation ở độ tuổi vườn 22 đến 28 năm và vườn trên 30 năm giảm có ý nghĩa so với vườn 12 đến 18 năm và vườn nhỏ hơn 10 năm tuổi

™ Phần trăm base bảo hòa

Phần trăm base bão hòa của đất là tỉ lệ phần trăm của tổng cation kiềm và khả năng hấp phụ cation Phần trăm base bão hòa càng cao cho thấy đất có khả năng cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng Phần trăm base bão hòa của bốn độ tuổi vườn biến động trung bình từ 60 đến 72,8% Theo Landon, (1991) đất có phần trăm base bảo hòa lớn hơn

60% được xếp ở mức độ cao

a a

ab b

30 40 50 60 70 80 90

Hình 3.6 Phần trăm base bão hòa trên đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp

Vườn có tuổi liếp nhỏ hơn 10 năm và vườn 12 đến 18 năm tuổi có phần trăm base bão hòa cao khác biệt so với vườn lớn hơn 30 năm tuổi Các vườn có tuổi liếp từ 7 đến 26 năm có phần trăm base bão hòa ở mức khá cao và thấp nhất ở liếp vườn có 33 năm tuổi

Có thể do hàm lượng Ca và Mg trao đổi giảm khác biệt ở liếp vườn trên 30 năm tuổi, sự rữa trôi dinh dưỡng, thiếu bồi hoàn cation base như Ca, Mg, K là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm phần trăm base bão hòa ở những vườn có tuổi liếp cao

™ Kẽm

b ab

ab a

2 4 6 8 10 12 14 16

Trang 36

Hàm lượng kẽm ở các độ tuổi vườn trung bình từ 9,63 – 13,08 ppm Trong đất, kẽm

được đánh giá là thiếu nếu ít hơn 20mg/kg (Dierolf et al., 2001) Trên đất vườn trồng cam,

quít có tuổi liếp từ 16 năm tuổi trở đi, nguyên tố vi lượng kẽm thấp, nằm trong khoảng thiếu

của cây trồng (Võ Thị Gương et al., 2004) Mặt khác, đất có P hữu dụng cao có thể gây thiếu

kẽm Cơ chế sự tương tác đối kháng ion giữa lân và kẽm chưa được biết rõ (Cakmak I & H Marschner, (1986); Forth & Ellis, 1997; Shuman, 2004)

● Lý Tính

™ Độ chặt của đất

Độ chặt cho biết khả năng đất chống lại sự xuyên thấu.Độ chặt đất cao,ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và sự vươn dài của rễ cây, dẫn đến hạn chế khả năng hấp thu nước và dưỡng chất góp phần vào sự sụt giảm năng suất của cây trồng

Kết quả khảo sát được trình bày ở Hình 3.8 cho thấy, độ chặt của bốn độ tuổi vườn có

ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ Theo Taylor et al., (1966) đối với Bông vải, sự vươn dài

của rể giảm nhanh khi độ chặt của đất từ 0,3 đến 1,5 Mpa Độ chặt trung bình của vườn 22-

28 năm và vườn trên 30 năm tuổi đạt 2,78 và 2,94 MPa, ở giá trị độ chặt như thế có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của rễ Đất được xem là nén dẽ và ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ khi lực xuyên thấu của đất cao hơn 3 Mpa (Materechera et al., 1992) Độ chặt của đất tăng dần theo tuổi liếp vườn, vườn 22 đến 28 năm và vườn trên 30 năm tuổi có độ chặt cao khác biệt so với vườn 12 đến 18 năm và vườn nhỏ hơn 10 năm tuổi, có thể sự giảm chất hữu cơ trong đất theo tuổi vườn đưa đến giảm khả năng giữ nước, độ xốp của đất và hậu quả là tăng độ nén dẽ, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây có múi

b c

a a

Trang 37

vườn cây có múi ở Hậu Giang cung cấp và tích trữ nhiều dinh dưỡng, khả năng giữ nước tốt, tuy nhiên trên những vườn có tỉ lệ sét cao có thể gây bất lợi về tính thấm nước và chảy tràn, khi lượng nước mưa hoặc nước tuới cao

Bảng 3.3 Thành phần cơ giới của bốn độ tuổi vườn trồng cây có múi

Chỉ số bền của đất thể hiện độ bền của các đoàn lạp có kích thước lớn (lớn hơn

250 µm) trước các điều kiện khô - ướt, va đập của các giọt nước tưới hay nước mưa hoặc quá trình làm tơi đất trước khi canh tác Đất có độ bền cao ít bị rữa trôi mùn và đạm, thuận lợi cho sự phát triển của rễ, tránh được sự đóng váng trên mặt đất

Hình 3.9 Chỉ số độ bền của đất vườn trồng cây có múi ở bốn độ tuổi liếp

Kết quả trình bày ở Hình 3.9 cho thấy, chỉ số độ bền của đất trên vườn có tuổi liếp

22 đến 28 năm và vườn trên 30 năm thấp có ý nghĩa so với vườn có tuổi liếp nhỏ hơn 10 năm Có thể sự giảm sút hàm lượng chất hữu cơ, calci, tỉ lệ sét trong đất ở các độ tuổi vườn 22 đến 28 năm và vườn trên 30 năm đã ảnh hưởng đến độ bền của đất Tác nhân ảnh hưởng chính đối với tính bền đoàn lạp là vật liệu hữu cơ, bao gồm: sản phẩm phân hủy thực vật, động vật và vi sinh vật, những sản phẩm do vi sinh vật tổng hợp trong quá trình phân hủy chất hữu cơ (Lynch &Bragg, 1985; Martens & frankenberger, 1992; Schlecht-

Pietsch et al., 1994) Vì vậy, bón thêm chất hữu cơ vào đất thường làm gia tăng kích thước

và số lượng đoàn lạp bền (Ekwue, 1992)

Tóm lại, kết quả khảo sát, phân tích các chỉ tiêu hóa, lý tính đất của 60 vườn trồng cây có múi thuộc ba huyện Châu Thành, Châu Thành A và Phụng Hiệp cho thấy

Trang 38

- Tuổi liếp trên 30 năm, 22 đến 28 năm, 12 đến 18 năm và nhỏ hơn 10 năm là bốn độ tuổi liếp vườn chính ở vùng trọng điểm trồng cây có múi thuộc tỉnh Hậu Giang, vườn trên

30 năm chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tuổi liếp Tầng canh tác mỏng, 40 – 50 cm vào mùa nắng, 30 – 40 cm vào mùa mưa

- Giống được trồng chủ yếu là bưởi Năm Roi, cam Mật, cam Sành, quít Đường, mô hình phổ biến là trồng dày và trồng xen nhiều loại cây trên một vườn 85% vườn điều tra

là vườn trồng mới, thời gian khai thác của vườn cây có múi thường ngắn (4 – 5 năm)

- Hầu hết vườn không bón thêm vôi và phân hữu cơ 60% vườn khảo sát bón nhiều

P và N; 55% vườn bón K thấp hơn khuyến cáo Phân có chứa Lưu Huỳnh (16-16-8-13S) được 61,6% nhà vườn dùng để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng

- pH và hàm lượng kẽm trong đất của bốn độ tuổi vườn thấp hơn nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây có múi Lân dễ tiêu được tích lũy ở mức thừa và gia tăng theo tuổi của liếp vườn

- Các độ tuổi vườn đều có hàm lượng chất hữu cơ, Đạm tổng số, Kali trao đổi, Ca, CEC ở mức trung bình

- Bạc màu đất gây nhiều ảnh hưởng bất lợi ở vườn có tuổi liếp 22 đến 28 năm và trên

30 năm Ảnh hưởng của bạc màu lớn nhất ở vườn trên 30 năm, thể hiện qua các chỉ tiêu pH, chất hữu cơ, Ca trao đổi, CEC, phần trăm base bão hòa, chỉ số bền của đất thấp nhưng lại thừa Lân dễ tiêu và có độ chặt cao có ý nghĩa so với vườn có tuổi liếp thấp hơn 10 năm

3.2 Hiệu quả của phân hữu cơ bã bùn mía và Tithonia diversifolia (Dã Quỳ) trong

cải thiện đặc tính đất vườn trồng cây có múi

Kết quả phân tích pH đất vườn cam được trình bày ở Bảng 5 cho thấy bốn nghiệm thức đều có pH rất thấp so với yêu cầu sinh trưởng của cam Phân hữu cơ bã bùn mía và

Dã Quỳ trong điều kiện thí nghiệm đã giúp gia tăng pH đất so với đối chứng nhưng không khác biệt so với vô cơ khuyến cáo

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón đến pH đất vườn cam và vườn bưởi

Trang 39

Trên đất vườn bưởi, pH đất có khuynh hướng tăng ở nghiệm thức bón phân hữu cơ

bã bùn mía và Dã Quỳ nhưng không khác biệt với đối chứng và vô cơ khuyến cáo Theo

Võ Thị Gương & ctv., (2005), hiệu quả của việc sử dụng phân chuồng, cây họ đậu, cỏ

Vetiver được khảo sát trên sự cải thiện về hóa học đất, sau một năm thử nghiệm cho thấy

pH đất chưa được cải thiện Tương tự, trên đất vườn trồng chôm chôm và sầu riêng, bón

10 tấn phân chuồng và 1,7 tấn vôi.ha-1, vẫn chưa cải thiện được pH đất (Hồ Văn Thiệt, 2006) Như vậy, trong điều kiện thí nghiệm ngắn hạn ở vườn Bưởi và vườn cam, cung cấp phân hữu cơ bã bùn mía và Dã Quỳ chưa cải thiện được pH đất

¾ Chất hữu cơ

Kết quả phân tích hàm lượng hữu cơ trong đất vườn bưởi ở Hình 3.10a cho thấy bón 10 tấn phân hữu cơ bã bùn mía gia tăng có ý nghĩa hàm lượng chất hữu so với chỉ sử dụng phân vô cơ và 20 tấn thân lá Dã Quỳ tươi Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của

Võ Thị Gương & ctv., (2005) và Ngô Thị Hồng Liên & Võ Thị Gương (2006) là hàm lượng hữu cơ tăng có ý nghĩa thống kê khi cung cấp thêm 10 tấn phân chuồng trên đất vườn 26 và 33 năm tuổi liếp Bón thân lá Dã Quỳ tươi, chất hữu cơ dễ phân huỷ, nên sự tích luỹ chất hữu cơ trong đất thấp Tăng chất hữu cơ trong đất qua sử dụng phân bã bùn mía giúp cải thiện được chất lượng đất vì chất hữu cơ giữ vai trò quan trọng trong tiến trình lý, hóa và sinh học qua ảnh hưởng của nó trên cấu trúc đất, khả năng giữ nước, khả năng trao đổi cation, tạo phức chất với ion kim loại và giúp tăng hoạt động của vi sinh vật

đất (Van Keulen, 2001) Theo Monaco et al., (2008) bón vật liệu hữu cơ vào đất hằng

năm trong 11 năm đã ảnh hưởng lớn đến những đặc tính vật lý, hoá học, sinh học đất như tăng lượng chất hữu cơ trong đất và thay đổi những đặc tính sinh học đất Đặc biệt ở lớp đất mặt 15 cm, bón phân chuồng gia tăng lớn nhất chất hữu cơ trong đất, tăng sự khoáng hoá đạm, sinh khối vi sinh vật đất

Kết quả trình bày ở Hình 3.10b cho thấy trên vườn cam, hàm lượng chất hữu cơ có khuynh hướng gia tăng nhưng không khác biệt có ý nghĩa khi bón phân hữu cơ bã bùn mía và Dã Quỳ so với đối chứng và vô cơ khuyến cáo Có thể cần có thêm thời gian để thấy rõ hiệu quả của phân hữu cơ nhất là trên đất đã có hàm lượng hữu cơ thuộc nhóm khá Phân chuồng được cung cấp 10 t.ha-1 trên liếp vườn 33 năm, hàm lượng chất hữu cơ tăng có ý nghĩa, trong khi liếp vườn 7 năm tuổi giàu chất hữu cơ hơn, chưa thấy có sự thay đổi này, tương tự kết quả được tìm thấy trên vườn sẩu riêng có tuổi liếp 15- 20 năm

(Võ Thị Gương &ctv., 2005; Võ Thị Gương &ctv., 2006 )

Trang 40

b c

So sánh giữa hai vườn cam và bưởi thì vườn cam có lượng N hữu dụng cao hơn,

dù lượng phân bón vô cơ được cung cấp tương đương nhau Vườn bưởi có tuổi liếp lâu năm hơn vườn cam, có thể mức độ bạc màu đất có xu hướng cao hơn Cung cấp lương N

vô cơ theo lượng nông dân cao hơn gấp hai lần so với bón N theo khuyến cáo kết hợp phân hữu cơ, N hữu dụng trong đất vẫn không khác biệt có ý nghĩa Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng phân N rất kém theo liều lượng của nông dân

Ngày đăng: 15/12/2017, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w