1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 (Khóa luận tốt nghiệp)

136 391 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 274,74 KB

Nội dung

Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 (Khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Đặng Hoàng Hoài Linh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 4

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp 4

1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp 8

1.2 Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 11

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 11

1.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 14

CHƯƠNG 2:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÔNG ANH 9 .35

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần ĐTPT&VLXD Đông Anh 9 35

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 35

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty cổ phần ĐTPT & VLXD Đông Anh 9 .36

2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của Công ty cổ phần ĐTPT & VLXD Đông Anh 9 41

2.2 Đánh giá thực trạng Công ty cổ phần ĐTPT & VLXD Đông Anh 9 42

2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của Công ty 42

Trang 3

2.2.2 Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của Công ty 522.2.3 Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của Công ty 592.2.4 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty 662.2.5 Đánh giá hiệu suất hoạt động của Công ty 742.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 832.3.Đánh giá chung về thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư pháttriển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 912.3.1 Những thành công 912.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 92CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNHTÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ VẬTLIỆU XÂY DỰNG ĐÔNG ANH 9 963.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần đầu tư phát triển

và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 trong thời gian tới 963.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 963.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần ĐTPT &VLXD Đông Anh 9 983.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổphần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 993.2.1 Tăng cường quản lý chi phí (chi phí SXKD, chi phí quản lý, chi phí bánhàng, chi phí tài chính) nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 1003.2.2 Quản lý tốt hơn nữa HTK nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ 1043.2.3 Xây dựng cơ cấu nguồn vốn tối ưu theo hướng tăng cường tỷ trọng vốnchủ, giảm bớt vốn vay 1073.2.4 Giảm tỷ trọng các khoản phải thu trong cơ cấu tài sản lưu động củacông ty 110

Trang 4

3.2.5 Đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại sản phẩm, tăng khả

năng cạnh tranh cho doanh nghiệp 112

3.2.6 Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tích cực tìm kiếm thị trường để tăng doanh thu và lợi nhuận 114

3.2.7 Tiếp tục chú trọng đầu tư, đổi mới TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất 116

3.2.8 Các giải pháp khác 117

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 120

KẾT LUẬN 122

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.Tình hình sử dụng lao động của công ty

Bảng 2.2.Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty CP ĐTPT & VLXDĐông Anh 9

Bảng 2.3.Hệ số cơ cấu nguồn vốn của công ty

Bảng 2.4.Bảng tính NWC của Công ty CP ĐTPT & VLXD Đông Anh 9 giaiđoạn 2014-2015

Bảng 2.5.Cơ cấu và sự biến động tài sản của Công ty CP ĐTPT & VLXDĐông Anh 9 giai đoạn 2014-2015

Bảng 2.6.Cơ cấu và sự biến động của TSCĐ hữu hình của Công ty giai đoạn2014-2015 (theo nguyên giá)

Bảng 2.7.Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình

Bảng 2.8.Sự biến động vốn bằng tiền của Công ty CP ĐTPT & VLXD ĐôngAnh 9 giai đoạn 2014-2015

Bảng 2.9.Phân tích khả năng tạo tiền của Công ty giai đoạn 2014-2015

Bảng 2.10.Bảng tình hình công nợ của Công ty CPĐTPT & VLXD Đông Anh

Bảng 2.13.Tình hình hàng tồn kho của Công giai đoạn 2014-2015

Bảng 2.14.Tình hình thu hồi nợ của Công ty giai đoạn 2014-2015

Bảng 2.15.Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của Công ty CPĐTPT & VLXDĐông Anh 9 giai đoạn 2014-2015

Bảng 2.16.Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty CP ĐTPT &VLXD Đông Anh 9 giai đoạn 2014-2015

Bảng 2.17.Bảng tính Dupont của Công ty giai đoạn 2014-2015

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Cách xác định Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanhnghiệp

Sơ đồ 2.1.Sơ đồ tổ chức Công ty CP ĐTPT&VLXD Đông Anh 9

Sơ đồ 2.2.Sơ đồ bộ máy tài chính-kế toán của công ty

Sơ đồ 2.3.Sơ đồ tài trợ của Công ty CP ĐTPT & VLXD Đông Anh 9 giaiđoạn 2014-2015

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế thị trường, cùng với xuhướng toàn cầu hóa kinh tế, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tếthế giới WTO, hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, cộngđồng kinh tế ASEAN, đã mở ra những cơ hội và thách thức cho doanhnghiệp Xu hướng quốc tế hóa mang lại cho các nước cơ hội giao lưu hợp tác,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, theo đó cũng làm gia tăng sựcạnh tranh trong nền kinh tế nói chung Tuy nhiên, khi mà mức độ hội nhậpvới nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng thì sự cạnh tranh hàng hóa, dịch

vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tếcũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn Do đó, để có thể tồn tại và phát triểntrong môi trường rộng lớn và đầy tiềm năng những cũng đầy rủi ro, mạo hiểmnày, các doanh nghiệp luôn phải nhạy bén trước những biến động trên thịtrường để đề ra những chiến lược kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng giaiđoạn cụ thể của nền kinh tế Để làm được điều đó thì yêu cầu đối với mỗi nhàquản trị tài chính hiện nay là phải chú trọng đánh giá nghiêm túc, kịp thời tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Đánh giá tình hình tài chính không chỉ dừnglại ở việc thấy được kết quả mà còn đòi hỏi rằng từ kết quả đó, doanh nghiệp

sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao tính thích nghi, hiệu quả kinhdoanh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 làmột công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng, cụ thể là cácsản phẩm tấm lợp fibro xi măng Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế gặpkhó khăn, cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần đầu tưphát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9 cũng gặp rất nhiều thách thứctrong hoạt động của mình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm Tình hình

Trang 9

tài sản, quy mô nguồn vốn của công ty có xu hướng giảm, tình hình quản trịhàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả, khả năng thanh toán của công ty khôngcao đã kéo theo hàng loạt những vấn đề bất cập trong tình hình tài chính củacông ty thời gian qua Bởi vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải đánh giámột cách chính xác thực trạng tài chính hiện tại của công ty để từ đó có cácgiải pháp thích hợp để cải thiện tình hình tài chính, góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động của công ty trong thời gian tới.

Xuất phát từ ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệpcũng như tính cấp thiết của việc phân tích tinh hình tài chính doanh nghiệp,sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệuxây dựng Đông Anh 9, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn

TS Đoàn Hương Quỳnh và sự chỉ bảo của các cán bộ phòng Tài chính kếtoán của công ty, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành bài

luận văn cuối khóa với đề tài: “Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và vật liệu xây dựng Đông Anh 9”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính thực hiệntại Công ty Cổ phần ĐTPT& VLXD Đông Anh 9 nhằm những mục đích sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và

phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Thứ hai, làm rõ bản chất sự cần thiết phải quản lý và cải thiện tình hình tài

chính của công ty hiện nay

Thứ ba, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty trong năm

2015 trên cơ sở so sánh với năm 2014

Thứ tư, tìm ra những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý tài chính của

công ty để có những đề xuất các biện pháp thực tế và những biện pháp hỗ trợ

Trang 10

từ phía Nhà nước nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty trong thờigian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tàichính của Công ty Cổ phần ĐTPT& VLXD Đông Anh 9 Cụ thể như sau:+ Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thựctrạng tài chính tại Công ty Cổ phần ĐTPT & VLXD Đông Anh 9

+ Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu tại Công ty

Cổ phần ĐTPT & VLXD Đông Anh 9

+ Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tài chính tạiCông ty Cổ phần ĐTPT & VLXD Đông Anh 9 trong hai năm 2014 và 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong đề tài là phương pháp luận duyvật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê-nin

Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như:phương pháp tổng hợp, thống kê và so sánh các số liệu thực tế thu thập đượctrong quá trình thực tập tại Công ty và minh họa bằng các bảng biểu, số liệuqua từng năm cùng với phương pháp kế thừa những nghiên cứu đã có, thamkhảo sách, các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của Công ty, từ đóđưa ra nhận xét và kết luận

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty Cổ phần ĐTPT & VLXD Đông Anh 9 trong thời gian qua.

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần ĐTPT & VLXD Đông Anh 9.

Trang 11

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH

CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm Tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cungứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình kết hợp cácyếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên liệu…và sức lao động để tạo

ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ nó để thu lợi nhuận hay chính là quátrình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp

Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là cácquan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính củadoanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu sau:

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước: Quan hệ này đượcthể hiện trong việc doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhànước như nộp thuế, lệ phí vào ngân sách…

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và tổ chức

xã hội khác: Quan hệ này rất đa dạng và phong phú được thể hiện trong việcthanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế kháccung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động: Quan hệ nàyđược thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán trả tiền công, tiền thưởng,phạt vật chất đối với người lao động trong quá trình thanh gia vào hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Trang 12

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp:Mối quan hệ này được thể hiện trong việc các chủ sở hữu thực hiện việc đầu tư,hóp vốn vào hay rút vốn ra khỏi doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuậnsau thuế của doanh nghiệp.

- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là mối quan hệ thanhtoán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinhdoanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp cũng nhưkhi phân phối kết quả kinh doanh và thực hiện hạch toán nội bộ doanh nghiệp

Từ những vấn đề nêu trên, giáo trình Tài chính doanh nghiệp của Họcviện Tài chính xuất bản năm 2013 đã đưa ra một số nhận xét sau:

Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập,sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập,phân phối,sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp Như vậy, có thể hiểu, biểu hiện bề ngoài của tài chính doanh nghiệp chính là các dòng tiền phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn với các hoạt động của doanh nghiệp.Tuy nhiên, nội dung bên trong của các dòng tiền đó chính là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong việc phân phối các nguồn tài chính

Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tớicác mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Cáchoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động chuyểnhóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đều diễn ratrên cơ sở các quyết định chủ quan của nhà quản trị doanh nghiệp

1.1.1.2 Các quyết định tài chính của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp, thực chất quan tâm nghiên cứu ba quyết định

Trang 13

chủ yếu, là quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, và quyết định phân

phối lợi nhuận

Quyết định đầu tư: là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản

và giá trị từng bộ phận tài sản cần có, các mối quan hệ cân đối giữa các bộphận tài sản của doanh nghiệp Các quyết định đầu tư chủ yếu của doanhnghiệp gồm: quyết định đầu tư tài sản lưu động, quyết định đầu tư tài sản cốđịnh, quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản

cố định

Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong cácquyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua

đó làm tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai

sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp dẫn tới thiệt hại tài sản cho chủ sở hữudoanh nghiệp

Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn) là những quyết định liên

quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết địnhđầu tư, nên sử dụng vốn chủ hay vốn vay, nên dùng vốn vay ngắn hạn hay dàihạn Quyết định nguồn vốn tác động đến bên phải bảng cân đối kế toán Cácquyết định huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm: quyết định huyđộng vốn ngắn hạn, quyết định huy động vốn dài hạn

Để có những quyết định huy động vốn đúng đắn, các nhà quản trị tàichính phải nắm vững những điểm lợi, bất lợi của việc sử dụng các công cụhuy động vốn; đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo đúng đắn diễnbiến thị trường – giá cả trong tương lai… trước khi đưa ra quyết định huyđộng vốn Đây là quyết định quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến sự thành côngcủa dự án đầu tư thông qua việc ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, việc đảmbảo nguồn vốn cho dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án

Trang 14

Quyết định phân chia lợi nhuận: còn gọi đó là chính sách cổ tức (đối với

công ty cổ phần) Trong loại quyết định này sẽ phải lựa chọn giữa việc sửdụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức, hay là giữ lại để tái đầu tư.Những quyết định này liên quan tới việc lựa chọn chính sách cổ tức và tácđộng của chính sách đó tới giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của công tytrên thị trường

Ngoài ra ba loại quyết định chủ yếu này, còn có rất nhiều loại quyết địnhkhác có liên quan đến hoạt động kinh doanh như quyết định mua bán, sápnhập doanh nghiệp…

Bên cạnh cách phân loại trên, căn cứ vào thời gian thực hiện có thể có hai

nhóm quyết định tài chính là quyết định tài chính ngắn hạn và quyết định tàichính dài hạn

Quyết định tài chính dài hạn là quyết định có tính chất chiến lược, có tầm

ảnh hưởng lâu dài tới sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp, gồm: quyết địnhđâu tư dài hạn, quyết định huy động vốn dài hạn và quyết định về chính sáchphân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

Quyết định tài chính ngắn hạn là những quyết định có tính chất tác

nghiệp, ảnh hưởng không lớn tới sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Đây làcác quyết định tài chính chiến thuật, bao gồm: quyết định dự trữ vốn bằngtiền, quyết định về nợ phải thu, quyết định về chiết khấu thanh toán, quyếtđịnh về dự trữ vốn tồn kho và các quyết định tài chính ngắn hạn khác

Tóm lại, các nhà quản trị tài chính cần cân nhắc kĩ để đưa ra các quyết

định tài chính nhằm tối thiểu hóa rủi ro, tối đa hóa tỉ suất sinh lời cho chủ sởhữu từ đó tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Để làm được điều này, các nhàquản trị cần tiến hành đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp mộtcách đầy đủ, thường xuyên.Có như vậy mới có thể đưa ra được các quyết địnhchính xác trong quản trị tài chính doanh nghiệp

Trang 15

1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm và nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp

a Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Hay nói cách khác, quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận

là quá trình hoạch định, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối,

và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.

b Nội dung của Quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm sáu nội dung chủ yếu:

Thứ nhất, tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư.

Thứ hai, xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời,

đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp

Thứ ba, sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản

phải thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Thứ tư, thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của

doanh nghiệp

Thứ năm, kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp Thứ sáu, thực hiện kế hoạch hóa tài chính.

1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính trong các doanh nghiệp không giống nhau là do sự chiphối của ba nhân tố cơ bản: hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểmkinh tế - kĩ thuật của ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh doanh

Trang 16

- Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại

dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp Theo LuậtDoanh nghiệp 2005, có 4 hình thức pháp lý của doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp tư nhân

- Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành kinh doanh: Hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp thường được thực hiện trong một hoặc một số ngànhkinh doanh nhất định Mỗi ngành lại có những đặc điểm kinh tế - kĩ thuậtriêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp

+ Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh: Thể hiện trong thành phần

và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy mô của vốnsản xuất kinh doanh, cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụngchúng, nên có ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định và vốn lưuđộng) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán và chi trả

+ Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh: Tính thời

vụ, chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn sử dụng và doanh thu tiêuthụ sản phẩm

- Môi trường kinh doanh: Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động

trong một môi trường kinh doanh nhất định Môi trường kinh doanh bao gồmtất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của

Trang 17

doanh nghiệp: Môi trường kinh tế - tài chính, môi trường chính trị, môitrường văn hóa – xã hội

Riêng với môi trường kinh tế tài chính cần xem xét đánh giá cả môitrường khu vực và thế giới, trong đó, các yếu tố có tác động tới hoạt động tàichính của doanh nghiệp bao gồm: cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tình trạngcủa nền kinh tế, lãi suất thị trường, lạm phát, chính sách kinh tế và tài chínhcủa Nhà nước đối với doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh, thị trường tài chính

và hệ thống các trung gian tài chính…

1.1.2.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp

Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở ba mặt chủ yếu sau:

- Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra

đa hóa giá trị doanh nghiệp

- Quản trị TCDN giúp tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Với việc lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc về tỷ suấtsinh lời, chi phí huy động vốn và mức độ rủi ro của dự án đầu tư, nhà quản trịtài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạt hiệu quả cao

- Quản trị TCDN giúp doanh nghiệp kiểm tra, giám sát một cách toàn

diện các mặt hoạt động SXKD.

Trang 18

Thông quá phân tích, đánh giá tình hình tài chính, và việc thực hiện chỉtiêu tài chính, các nhà quản trị có thể kiểm soát kịp thời và toàn diện nhữngvấn đề cũng như tiềm năng của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết địnhphù hợp, điều chỉnh lại các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của doanhnghiệp.

1.2 Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp

Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là việc xem xét phân tích một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động của tài chính doanh nghiệp; xác định được ưu điểm, hạn chế cũng như khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp; những nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những định hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động của doanh nghiệp ở những kỳ sau

1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp

Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp nhằm mục tiêu cung cấp cácthông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua hệ thống các chỉ tiêu;giúp cho người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khảnăng sinh lời và triển vọng phát triển của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa raquyết định phù hợp với lợi ích của họ

- Với bản thân doanh nghiệp:

+ Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp phải cung cấp thông tin

về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản vay nợ và tình hình biến động củachúng Hơn nữa, đánh giá tình hình tài chính cung cấp thông tin về việc thựchiện chức năng quản lý của người quản lý đối với doanh nghiệp.Người quản

Trang 19

lý không chỉ có trách nhiệm về việc quản lý và bảo toàn vốn của doanhnghiệp, mà còn có trách nhiệm về việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả.

+ Tạo ra những chu kỳ đều đặn trong việc đánh giá hoạt động quản lý

trong giai đoạn đã qua, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời và có cơ sở cầnthiết để hoạch định chính sách tài chính cho tương lai của doanh nghiệp

+ Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với

tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định về đầu tư, tài trợ, phânphối lợi nhuận

+ Là cơ sở cho những dự đoán tài chính

+ Là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanhnghiệp

- Với các nhà đầu tư:

+ Nhà đầu tư là người đã giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và

sử dụng Họ có thể là các cổ đông, các cá nhân, các đơn vị, doanh nghiệpkhác Lợi ích của họ gắn chặt với kết quả hoạt động của doanh nghiệp Khảnăng sinh lời, giá trị của doanh nghiệp là điều mà họ quan tâm

+ Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là để giúpcho họ có quyết định đúng đắn khi có các quyết định đầu tư, quyết định cho vay,quyết định thu hồi nợ… Ngoài ra còn giúp họ có những thông tin để đánh giákhả năng và tính chắc chắn của dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng VKD cóhiệu quả hay không, cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Với người cho vay:

Người cho vay là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhucầu sản xuất kinh doanh Họ chỉ cho vay khi nhận thấy doanh nghiệp có khảnăng trả nợ Thu nhập của họ chính là lãi suất tiền vay Đánh giá tình hình tàichính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả của khách hàng

Trang 20

+ Đối với khoản cho vay ngắn hạn: người cho vay đặc biệt quan tâm đếnkhả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp Nói khác đi là khả năng ứng phócủa doanh nghiệp khi khoản nợ vay đến hạn trả.

+ Đối với các khoản cho vay dài hạn: người cho vay phải tin chắc khảnăng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp bởi vì việc hoàn trả cảvốn lẫn lãi tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này của doanh nghiệp

- Với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: Chính là những

người có nguồn thu nhập duy nhất là tiền lương được trả Tuy nhiên, một sốdoanh nghiệp, người hưởng lương có một số cổ phần nhất định trong doanhnghiệp, nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp như một nhàđầu tư Với doanh nghiệp này, người hưởng lương có thu nhập từ tiền lươngđược trả và tiền lời được chia Cả hai khoản này phụ thuộc vào kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, đánh giá tình hình tàichính giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình dựa vào đó yên tâm dốcsức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việcđược phân công, đảm nhiệm

- Với các cơ quan quản lý Nhà nước:

Các cơ quan quản lý bao gồm các cơ quan quản lý cấp Bộ, Ngành như: cơquan Thuế, Thanh tra tài chính,… Các cơ quan này sử dụng các BCTC dodoanh nghiệp gửi đến để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp nhằm kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, từ đó giúp cho các cơ quan này đề ra các chính sách, cơ chế quản lý,giải pháp tài chính phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, tạo môitrường hành lang pháp lý thuận lợi, góp phần giúp doanh nghiệp nâng caohiệu quả kinh doanh

Trang 21

1.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp

1.2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp

a Đánh giá tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Mục tiêu đánh giá: Nguồn vốn doanh nghiệp huy động để tài trợ cho nhu

cầu vốn bao gồm vốn chủ sở hữu, vay và nợ Vốn chủ sở hữu chủ yếu gồm:vốn đầu tư của chủ sở hữu và phần lợi nhuận để lại thực hiện tái đầu tư Vay

và nợ gồm: vay tín dụng, phát hành trái phiếu, thuê tài chính, tín dụng thươngmại và nguồn vốn chiếm dụng khác Mỗi nguồn vốn huy động có ưu thế vàhạn chế nhất định tác động đến khả năng huy động và sử dụng của doanhnghiệp Việc nghiên cứu tình hình huy động vốn nhằm đánh giá tình hìnhnguồn vốn của doanh nghiệp để thấy được doanh nghiệp đã huy động vốn từnhững nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động được đã tăng hay giảm? Cơcấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc thay đổi theo xuhướng nào? Xác định các trọng điểm cầnchú ý trong chính sách huy động vốncủa doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của chính sách huy động vốn ởmỗi thời kỳ

Chỉ tiêu đánh giá: Đánh giá thực trạng và tình hình biến động nguồn vốn

của doanh nghiệp cần sử dụng các nhóm chỉ tiêu:

+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm giá trị tổng nguồn vốn vàtừng loại nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán

+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp xác định theocông thức:

Trang 22

b Đánh giá mô hình tài trợ vốn.

Để làm được điều này phải xem xét mô hình tài trợ của doanh nghiệpthông qua chính sách tài trợ của doanh nghiệp, chỉ tiêu nguồn VLĐ thườngxuyên (NWC):

Nguồn vốn lưu động

thường xuyên (NWC) =

Nguồn vốn dài hạn

-

-Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cách thức tài trợ VLĐ của doanh nghiệp, đểđánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanhnghiệp

Cách tính được minh họa theo sơ đồ sau:

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC)

Nguồn vốn thường xuyên

+ Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu

Tài sản dài hạn

Sơ đồ 1.1 Cách xác định Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh

nghiệp

Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp NWC > 0: theo công thức thứ nhất chứng tỏ doanh nghiệp dư

thừa nguồn vốn dài hạn; vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn cho phép tài trợ toàn

bộ cho TSCĐ và đầu tư dài hạn, đồng thời nó tài trợ một phần cho tài sản lưuđộng và đầu tư ngắn hạn, tài chính doanh nghiệp được cân bằng Theo côngthức hai chứng tỏ số tiền thu được từ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn sẽ

Trang 23

tạo điều kiện cho doanh nghiệp không những có thể trả được các khoản nợđến hạn mà còn có thể dành một khoản tiền nhất định Do vậy, tài chínhdoanh nghiệp sẽ cân bằng trong ngắn hạn.

Trường hợp NWC < 0 theo công thức một cho thấy nguồn vốn dài hạn chỉ

đảm bảo một phần cho tài sản dài hạn, còn lại doanh nghiệp đã dùng một phầnnguồn vốn có thể sử dụng trong ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, tàichính doanh nghiệp không được cân bằng Theo công thức hai cho thấy tiền cóthể thu được từ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn không đủ trang trải nợngắn hạn nên trong ngắn hạn cân bằng không được bảo đảm (ngoại trừ khi tàisản lưu động và đầu tư ngắn hạn quay vòng nhanh hơn nhiều so với nợ ngắnhạn) Nhìn chung NWC âm thể hiện tình trạng xấu về tài chính của doanhnghiệp đang diễn ra, chính sách tài trợ không đem lại sự ổn định và an toàn

- Để tạo điều kiện cho việc sử dụng linh hoạt nguồn tài chính, xem xétmột số mô hình tài trợ vốn sau:

Mô hình tài trợ thứ nhất:

Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốnthường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

+ Lợi ích của áp dụng mô hình này: Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được

rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn và giảm bớt được chi phítrong sử dụng vốn

+ Hạn chế của việc sử dụng mô hình này: Chưa tạo ra sự linh hoạt trong

việc tổ chức sử dụng vốn

Mô hình tài trợ thứ hai:

Toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và một phần củatài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, vàmột phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Trang 24

Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao Tuynhiên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nêndoanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.

Mô hình tài trợ thứ ba

Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằngnguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộTSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Mô hình chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp, vì sử dụng nhiều hơn nguồnvốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn Trong thực tế

mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn vì một phần tín dụngngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanh nghiệp mớilại càng cần thiết Việc áp dụng mô hình này cũng cần năng động trong việc

tổ chức nguồn vốn ở các doanh nghiệp, vì khả năng gặp rủi ro cao

Ngoài ra, người ta còn xem xét mức độ đảm bảo vốn bằng tiền cho hoạtđộng của doanh nghiệp thông qua việc phân tích diễn biến thay đổi của nguồntiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệptrong một thời kỳ nhất định Vốn bằng tiền là phần vốn của doanh nghiệp dựtrữ để chi trả thường xuyên cho các bên có liên quan trong khâu thanh toánphải đối ứng ngay bằng tiền Loại vốn này thường chiếm phần khá nhỏ trongtổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhưng có ảnh hưởng lớn tới hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Nếu quản trị loại vốn này không tốt, doanhnghiệp có thể đối mặt với nguy cơ phải tuyên bố phá sản do các khoản nợ tớihạn không thanh toán được cũng như không đàm phán gia hạn thời gian trả

nợ Đánh giá về tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanhnghiệp, lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền như sau:

Trang 25

- Tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên Bảng cân đối kế toán Mỗi

sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một tronghai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến sử dụng tiền theo cách thức:

+ Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn

+ Diễn biến sử dụng tiền tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản

- Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việcthay đổi nguồn tiền dưới hình thức một bảng cân đối

- Qua bảng cân đối có thể xem xét và đánh giá tổng quát: Số tiền tăng haygiảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và cácnguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặc giảm tiền Theo đó, đưa ra các giảipháp tài chính định hướng huy động vốn cho kỳ tiếp theo, đảm bảo huy độngvốn đầy đủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp

1.2.2.2 Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp

a Tình hình đầu tư của doanh nghiệp

Mục tiêu đánh giá: Đánh giá tình hình đầu tư của doanh nghiệp là việc

xem xét các loại hình đầu tư chủ yếu, cơ cấu có hợp lý, hiệu quả hay không,trọng điểm đầu tư trong kỳ thuộc lĩnh vực nào nhằm cung cấp thông tin kháiquát cho nhà quản lý về tình hình đầu tư của doanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá: Khi đánh giá tình hình này cần tiến hành xem xét các

vấn đề:

+ Các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán

Sự biến động của từng loại tài sản giữa số đầu năm và số cuối năm cả về

số tuyệt đối và số tương đối vừa thể hiện mức độ đầu tư của doanh nghiệp vàotừng lĩnh vực hoạt động đồng thời phản ánh chính sách đầu tư, sử dụng vốncủa doanh nghiệp

+ Tỷ trọng của từng loại tài sản trên tổng tài sản

Tỷ trọng từng = Giá trị từng loại, từng chỉ tiêu tài sản x 100%

Trang 26

loại tài sản Tổng giá trị tài sản

Tỷ trọng các loại TSNH, dài hạn trước hết phụ thuộc vào đặc điểm,tính chất ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý sử dụng tài sản của doanhnghiệp Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SXKD sẽ có tỷ trọngTSCĐ, TSDH cao hơn tỷ trọng TSNH do đầu tư nhiều vào TSCĐ, các doanhnghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ thì ngược lại

b Tình hình sử dụng vốn

Mục tiêu đánh giá: Phân tích tình hình phân bổ, sử dụng vốn của doanh

nghiệp nhằm đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tư củadoanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vựchoạt động, từng loại tài sản nói riêng

Chỉ tiêu đánh giá: Sử dụng hai chỉ tiêu ở phần đánh giá tình hình đầu tư

của doanh nghiệp

Thông qua quy mô tài sản, từng loại tài sản ta thấy được hoạt động phân

bổ vốn của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh, cho từng lĩnh vực, từngloại tài sản thế nào?

Sự biến động của tổng tài sản vừa cho thấy mức đầu tư của doanh nghiệp vàotừng lĩnh vực hoạt động, vừa cho thấy ảnh hưởng của sự biến động đó đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp Qua đó, thấyđược chính sách đầu tư, sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không

1.2.2.3 Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp

Vốn bằng tiền là phần vốn của doanh nghiệp dự trữ để chi trả thườngxuyên cho các bên liên quan trong khâu thanh toán phải đối ứng ngay bằngtiền.Đây là loại tài sản có tình thanh khoản cao nhất và quyết định khả năngthanh toán của doanh nghiệp.Loại vốn này thường chiếm phần khá nhỏ trong

Trang 27

tổng VKD nhưng ảnh hưởng của nó lại không nhỏ tới hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp.

a Đánh giá tình hình lưu chuyển tiền

Mục tiêu đánh giá: Dòng tiền thuần của doanh nghiệp phản ánh quan hệ

kinh tế của doanh nghiệp với các bên có liên quan thông qua các phương tiệngiao dịch, trao đổi thực tế bằng tiền, phản ánh chính sách quản trị dòng tiềncủa công ty là tăng mức dự trữ tiền hay tăng mức độ sử dụng tiền Và sự biếnđộng vốn bằng tiền của doanh nghiệp thể hiện kết quả của những chính sáchquản trị dòng tiền của công ty

Chỉ tiêu đánh giá:

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp được phản ánh thông qua chỉ tiêu lưuchuyển tiền thuần trong kỳ

b Đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp.

Mục tiêu đánh giá: Nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và mức độ đóng góp

của từng hoạt động trong việc tạo tiền trong kỳ giúp các nhà quản lý đánh giáđược quy mô, cơ cấu dòng tiền và trình độ tạo tiền của doanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá: gồm 3 nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu, trình

độ tạo tiền của doanh nghiệp:

+ Phân tích quy mô tạo tiền của từng hoạt động và của cả doanh nghiệptrong kỳ thông qua các chỉ tiêu dòng tiền thu vào trong kỳ trên báo cáo lưuchuyển tiền tệ

+ Xác định cơ cấu dòng tiền thông qua tỷ trọng dòng tiền thu vào của từnghoạt động trong tổng số dòng tiền thu vào của doanh nghiệp

+ Trình độ tạo tiền của doanh nghiệp thông qua hệ số tạo tiền

c Đánh giá tình hình diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền

Mục tiêu đánh giá: giúp doanh nghiệp nắm được tổng quát diễn biến

nguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng tiền trong mộtthời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán của doanh

Trang 28

nghiệp Đồng thời là cơ sở để xem xét sự vận động lưu chuyển tiền tệ củadoanh nghiệp diễn ra trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp.

Phương pháp thực hiện:

*Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền

Việc xác định này được thực hiện bằng cách: Trước hết, chuyển toàn

bộ các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thành cột dọc Tiếp đó, so sánh

số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên Bảngcân đối kế toán Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét vàphản ánh vào một trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theocách thức sau:

+ Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn+ Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sảnKhi tính toán diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cần chú ý:

+ Chỉ tính toán cho các khoản mục chi tiết, không tính cho các khoảnmục tổng hợp để tránh sự bù trừ lẫn nhau

+ Đối với các khoản mục hao mòn lũy kế và các khoản trích lập dựphòng thì nếu diễn biến tăng lên chúng ta đưa vào phần diễn biến nguồn tiền

và ngược lại thì đưa vào phần diễn biến sử dụng tiền

*Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền

Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đếnviệc thay đổi nguồn tiền dưới hình thức một bảng cân đối

1.2.2.4 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

a Đánh giá tình hình công nợ

Mục tiêu đánh giá: Thông qua việc phân tích tình hình công nợ, doanh

nghiệp sẽ đánh giá được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào vàdoanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao

Chỉ tiêu đánh giá: Có hai nhóm chỉ tiêu sử dụng để đánh giá tình hình

công nợ là Quy mô nợ và Cơ cấu, trình độ quản trị nợ

Trang 29

 Đánh giá quy mô nợ

Để đánh giá quy mô nợ, thường dùng các chỉ tiêu là nợ phải thu và nợphải trả Các chỉ tiêu này được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp

 Đánh giá cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ

Để đánh giá cơ cấu nợ và trình độ quản trị nợ, cần sử dụng hệ số các khoảnphải thu, hệ số các khoản phải trả, kỳ thu tiền trung bình, kỳ trả nợ bình quân

(1) Hệ số các khoản phải thu:

Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu

(3) Số vòng quay nợ phải thu:

Số vòng quay

Doanh thu bán hàng (có thuế)

Số nợ phải thu bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thành tiềnmặt trong kỳ

Số vòng quay các khoản phải thu lớn thể hiện khả năng thu hồi nợ nhanh,hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng và doanh nghiệp có được thuận lợi hơn vềnguồn tiền trong thanh toán Ngược lại, nếu số vòng quay các khoản phải thunhỏ chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm, dẫn đến một phần vốn

Trang 30

của doanh nghiệp đã bị khách hàng chiếm dụng Chỉ tiêu này phụ thuộc vàochính sách bán chịu của doanh nghiệp

(4) Kỳ thu tiền trung bình:

Kỳ thu tiền trung

Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp

kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng

Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chínhsách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp Vì vậy, khi xemxét kỳ thu tiền trung bình cần đặt trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanhthu, kết hợp với mục tiêu và chính sách tín dụng của doanh nghiệp

(5) Số vòng quay nợ phải trả:

Số vòng quay

nợ phải trả =

Giá vốn hàng bán

Số nợ phải trả ngắn hạn bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được baonhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho bên có liên quan

Số vòng quay các khoản phải trả càng lớn thể hiện khả năng doanh nghiệphuy động vốn tín dụng thương mại để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanhgiảm Ngược lại, nếu số vòng quay các khoản phải trả nhỏ chứng tỏ tốc độthanh toán các khoản phải trả chậm, doanh nghiệp đã tăng huy động vốn tíndụng thương mại, giúp giảm được nhu cầu tài trợ và đòn bẩy tài chính

Trang 31

b Đánh giá khả năng thanh toán

Mục tiêu đánh giá: Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh

giá tiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ củadoanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá: Đánh giá khả năng thanh toán sử dụng nhóm chỉ tiêu sau:

(1) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn)

Hệ số khả năng thanh toán

Hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu, là dấuhiệu báo trước những khó khắn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thểgặp phải trong việc trả nợ Và ngược lại, hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp

có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn Tuynhiên, trong một số trường hợp, hệ số này cao chưa chắc đã phản ánh nănglực thanh toán của doanh nghiệp là tốt Do vậy, để đánh giá đúng hơn cầnxem xét tình trạng của doanh nghiệp qua một số chỉ tiêu khác

(2) Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Trang 32

xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt vì nhiều doanh nghiệp tỷtrọng các khoản phải thu rất lớn.

(3) Hệ số khả năng thanh toán tức thời

để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tếgặp khủng hoảng, hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phảithu khó thu hồi

(4) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Lãi vay phải trả trong kỳ

Lãi vay là một khoản chi phí cố định Nguồn để thanh toán lãi vay là lợinhuận trước lãi vay và thuế Hệ số thanh toán lãi vay biểu hiện mối quan hệgiữa lợi nhuận trước lãi vay và thuế với lãi vay mà doanh nghiệp phải trảtrong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp vàcũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ Một doanhnghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốnquá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn

1.2.2.5 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Mục đích đánh giá: Các hệ số hiệu suất sử dụng VKD được sử dụng để

đánh giá năng lực quản lý và mức độ khai thác hoạt động của các tài sản hiện

có của doanh nghiệp

Trang 33

Chỉ tiêu đánh giá:

(1) Số vòng quay vốn kinh doanh (vòng quay toàn bộ vốn)

Số vòng quay vốn kinh doanh = Doanh thu thuần trong kỳ

Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ vốn kinh doanh đã quay được bao nhiêuvòng và còn cho biết 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn càng cao thì hiệu quả sử dụngvốn càng lớn, tăng thêm doanh thu, đem về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp

Hệ số này chịu sự ảnh hưởng bởi đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lược

và trình độ quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp.Hệ số này càng cao càngcho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả và có khả năng cầnphải đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất

(3) Hàm lượng vốn cố định:

Hàm lượng VCĐ = Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ

Hàm lượng VCĐ là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu Hiệu suất sử dụngvốn cố định.Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng DTTtrong kỳ.Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao vàngược lại

Trang 34

(5) Kỳ luân chuyển VLĐ:

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Số lần luân chuyển VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng quay VLĐ hết bao nhiêu ngày

Kỳ luân chuyển VLĐ càng nhỏ thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngượclại

(6) Mức tiết kiệm vốn lưu động:

Mức tiết kiệm

vốn lưu động =

Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ phân tích

× Số ngày rút ngắn kỳ

luân chuyển VLĐ

Mức tiết kiệm VLĐ phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc

độ luân chuyển của VLĐ

(7) Hàm lượng vốn lưu động (hay mức đảm nhiệm VLĐ):

Chính là số VLĐ cần có để đạt 1 đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sảnphẩm

Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân

Doanh thu thuần

(8) Số vòng quay hàng tồn kho:

Trang 35

Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hàng tồn kho của doanh nghiệp đã quayđược bao nhiêu vòng Thông thường nếu số vòng quay hàng tồn kho cao sovới doanh nghiệp trong cùng ngành chỉ ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dựtrữ của doanh nghiệp sử dụng là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu

kỳ kinh doanh và giảm bớt được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Nếu số vòngquay hàng tồn kho thấp thường phản ánh doanh nghiệp có thể dự trữ vật tưquá mức dẫn đến tình trạng ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm.Từ đó cóthể dẫn đến dòng tiền của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệpvào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai.Tuy nhiên để đánh giá thỏađáng cần xem xét cụ thể và sâu hơn tình thế của doanh nghiệp.Chỉ tiêu nàyphụ thuộc rất lớn vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và chính sách về vốntồn kho của doanh nghiệp

(9) Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:

Số ngày một vòng quay HTK = Số ngày trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để hàng tồn kho thựchiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay hàng tồnkho trong kỳ Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ hàng tồn kho quay vòngnhanh, giảm ứ đọng vốn

1.2.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Mục đích đánh giá: hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp có tính

chất quyết định đến chính sách phân phối lợi nhuận và có ảnh hưởng lớn đếnsức mạnh tài chính của doanh nghiệp trong mỗi kỳ.Đánh giá hiệu quả hoạtđộng kinh doanh chính là đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá: Hệ số sinh lời bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Trang 36

(1) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuế trong kỳ trên doanh thu (ROS) Doanh thu trong kỳ

Hệ số này cho biết khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanhnghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận

Chỉ tiêu này là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệmchi phí của một doanh nghiệp: doanh nghiệp quản lý chi phí càng tốt thì tỷsuất này càng cao Bên cạnh đó, tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kỹthuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

(2) Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

Tỷ suất sinh lời kinh tế

của tài sản (BEP) =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tài sản hay vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay VKD không tínhđến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc kinh doanh Chỉtiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vayvốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đốivới khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu

(3) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

trên vốn kinh doanh =

Lợi nhuận trước thuế trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinhlời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trả lãi vay, phản ánh trình độ quảntrị vốn của doanh nghiệp

(4) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế

VKD hay tài sản bình quân trong kỳ

Trang 37

trên vốn kinh doanh (ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế

(5) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận

Đối với công ty cổ phần còn có thêm chỉ tiêu Thu nhập một cổ phần thường:

(6) Thu nhập một cổ phần thường (EPS)

1.2.2.7 Đánh giá về phân phối kết quả kinh doanh

Phân phối lợi nhuận thể hiện qua chính sách cổ tức của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức gồm:

(1) Cổ tức 1 cổ phần thường (DPS)

Cổ tức một cổ phần

thường (DPS) =

Số LNST dành trả cổ tức cho cổ đông thường

Số cổ phần thường đang lưu hành

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa mức cổ tức của một cổ phầnthường và giá trị thị trường của cổ phần thường Nó cho biết mỗi cổ phần

Trang 38

thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức trong năm Chỉ tiêu này cao haythấp còn tùy thuộc vào chính sách cổ tức cũng như hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp trong năm.

(2) Tỷ suất cổ tức

Tỷ suất cổ tức = Cổ tức một cổ phần thường hàng năm

Giá thị trường một cổ phần thường

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa mức cổ tức của một cổ phầnthường và giá trị thị trường của một cổ phần thường Chỉ tiêu này nhằm đolường mức sinh lời thực tế mà cổ đông thường nhận được từ việc đầu tư vàomột cổ phần thường

Ưu điểm: Đưa ra thông tin hay dấu hiệu về sự ổn định trong kinh doanh,

tạo ra thu nhập thực tế cho cổ đông, yếu tố quan trọng để ổn định thành phần

cổ đông của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý công ty và

Trang 39

cũng là yếu tố quan trọng giúp cho công ty có thể dễ dàng được niêm yếtchứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán.

Hạn chế: Có ảnh hưởng nhất định đến nguồn vốn bên trong của công ty.

Do đó có thể phải từ bỏ bớt các cơ hội đầu tư trong tương lai Nếu thực hiện

cơ hội đầu tư thì phải phát hành cổ phiếu để huy động vốn, khi đó công typhải bỏ ra các khoản chi phí phát hành để huy động vốn, dẫn đến làm cho chiphí sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên, đồng thời cổ đông phải chia sẻ quyềnkiểm soát công ty cho cổ đông mới

Chính sách thặng dư cổ tức: cổ tức được chi trả là phần còn lại sau khi

đã dành lợi nhận sau thuế để tái đầu tư trong điều kiện duy trì được cơ cấunguồn vốn tối ưu của công ty

Ưu điểm: Khi công ty đang có nhiều cơ hội đầu tư tăng trưởng, tỷ suất

sinh lời trên vốn cổ phần cao hơn so với mức trung bình của ngành thì cổđông sẽ dễ dàng chấp thuận việc trả cổ tức thấp để dành lợi nhận tái đầu tư.Giúp cổ đông có thể hoãn thuế thu nhập cá nhân, do thuế chỉ đánh vào thunhập khi cổ đông hiện thực hóa thu nhập Tránh phải phân chia quyền kiểmsoát, biểu quyết Giúp giảm được chi phí sử dụng vốn so với việc phát hành

cổ phần thường

Hạn chế: Dẫn đến sự biến thiên về cổ tức của các cổ đông, làm cho nhiều

nhà đầu tư đánh giá công ty có mức độ rủi ro cao, giảm giá cổ phiếu Cổ đôngkhông có thu nhập đảm bảo chi tiêu thường xuyên, khiến nhiều nhà đầu tư phảibán cổ phiếu để có thu nhập đáp ứng chi tiêu khiến cho giá cổ phiếu bị giảm.Chính sách này được coi là tối ưu khi công ty đang trong giai đoạn tăngtrưởng có nhiều cơ hội đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư không lo lắng đến sựdao động của cổ tức

Chính sách tỷ lệ cổ tức ổn định: nếu như lợi nhuận của doanh nghiệp

thường xuyên biến động sẽ khéo theo sự biến động của cổ tức khi đó nhà đầu

Trang 40

tư sẽ đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động rủi ro,dẫn đến tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư có thể sẽ tăng lên và làm chogiá cổ phần trên thị trường sẽ giảm xuống

Chính sách cổ tức ổn định ở mức thấp và chia thêm cố tức vào cuối năm: công ty sẽ căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, kế hoạch lợi nhuận của

công ty để xác định một mức cổ tức tối thiểu, trả tạm ứng cho cổ đông Đếncuối năm tài chính, công ty quyết toán, xác định số lợi nhuận thực tế và số lợinhuận tích lũy các năm trước để quyết định có chia thêm cổ tức và cuối nămhay không

1.2.2.8 Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (Phương pháp phân tích DUPONT)

Mức sinh lời vốn chủ sở của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàngloạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp Để thấy được sựtác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụsản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta xây dựng hệ thống chỉtiêu để phân tích sự tác động đó Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét:Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanhvới hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận:

Lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuế × Doanh thu thuần Tổng số vốn kinh doanh Doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh

Ngày đăng: 15/12/2017, 10:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w