1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sáng kiến nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong Ngành KSND Bình Định

30 1,2K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 903,5 KB

Nội dung

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNHNgười thực hiện: Trần Văn Sang – Nguyễn Văn Hải MỞ ĐẦU Một trong những nội dung trọng tâm

Trang 1

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH

Người thực hiện: Trần Văn Sang – Nguyễn Văn Hải

MỞ ĐẦU

Một trong những nội dung trọng tâm của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta

là cải cách hệ thống tổ chức và hoạt động của cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân(VKSND), bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND thực hiện tốt chức năng thựchành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Từ những yêu cầu trên, đòihỏi ngành Kiểm sát nhân dân (KSND) phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện về tổ chức

bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của Ngành theo tiến trình cải cách tư pháp; bảo đảmtính tích cực, chủ động trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; ngăn ngừa vi phạmpháp luật; góp phần bảo vệ Pháp chế XHCN, giữ vững an ninh trật tự xã hội Cũngchính xuất phát từ yêu cầu này, vấn đề đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hànhtrong Ngành KSND là cần thiết

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành KSND là quá trình tác động

có hướng đích của tập thể và cá nhân người lãnh đạo đối với hệ thống tổ chức, tậpthể đơn vị và cán bộ, Kiểm sát viên, Chuyên viên dưới quyền nhằm thực hiện nhữngnhiệm vụ, chức năng của VKSND

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành KSND là các công tác gắnliền với nhau, có quá trình tác động, nội dung hoạt động giống nhau và trong thực tếngười lãnh đạo thường lại giữ vai trò quản lý, chỉ đạo, điều hành cho nên khó táchbiệt giữa các loại công tác này Trong lý luận và thực tiễn của ngành KSND thườngđược gọi chung là công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

Trong mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức thì công tác quản lý, chỉ đạo,điều hành luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố xuyên suốt quá trình hoạtđộng, quyết định mức độ thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của cơquan, tổ chức đó Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong những năm qua,

Viện KSND tỉnh Bình Định luôn xác định công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành là

nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, tạo tiền đề cho sự thành công, bảo đảm sự hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ một cách có hiệu quả, thiết thực

Trang 2

Đ/c Trần Văn Sang - Viện trưởng VKSND tỉnh phát biểu kết luận tại Hội nghị giao ban

công tác thường kỳ.

Để công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới đạt chất lượng và

hiệu quả cao, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng công tác quản

lý, chỉ đạo, điều hành trong Ngành Kiểm sát nhân dân Bình Định” Trong phạm

vi chuyên đề này, chúng tôi tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng công tác quản

lý, chỉ đạo, điều hành của Ngành KSND Bình Định trong thời gian qua; chỉ ra những

thiếu sót, hạn chế và nguyên nhân của những thiếu sót, hạn chế từ đó đưa ra một sốgiải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hànhtrong thời gian tới

Bố cục chuyên đề: Ngoài phần mở đầu và kết luận, có 03 chương:

- Chương I: Cơ sở pháp lý của công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ngànhKiểm sát nhân dân

- Chương II: Thực trạng công tác công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trongngành KSND Bình Định thời gian qua

- Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý,chỉ đạo, điều hành trong ngành Kiểm sát nhân dân Bình Định

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

1. Khái niệm công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành Kiểm sát nhân dân

Thuật ngữ “quản lý hành chính” ít được sử dụng trong hệ thống VKSND vìVKSND không phải là cơ quan hành chính nhà nước, mà là cơ quan do Quốc hộithành lập với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

Hơn nữa, trong hệ thống VKSND thường sử dụng cụm từ “lãnh đạo”,“chỉ đạo” để

nói về hoạt động quản lý hành chính Chẳng hạn, tại Điều 7 Luật tổ chức Viện Kiểm

sát nhân dân năm 2014 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân cấp trên Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự

lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”, hay Điều 83

Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định: “Khi thực hành quyềncông tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự

chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân” Từ đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải nhận thức thống nhất thuật ngữ: “quản lý hành chính” với các thuật ngữ “lãnh đạo”, “chỉ đạo” Trên cơ sở đó có thể phân biệt hoạt động quản lý hành chính với

các hoạt động khác trong cơ quan VKSND

Hoạt động của những người giữ chức vụ lãnh đạo trong ngành KSND là hoạtđộng tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và được gọi là hoạt động quản lý, chỉđạo, điều hành trong ngành KSND Hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành trongngành KSND (nói một cách khác là hoạt động quản lý hành chính nhà nước ngànhKSND) là một dạng của quản lý hành chính nhà nước Công tác này có những dấuhiệu sau: là hoạt động chỉ tiến hành trong nội bộ ngành KSND; là hoạt động thực thiquyền hành chính (không phải là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động

tư pháp), được thực hiện bằng phương pháp mệnh lệnh - phục tùng; là hoạt động củangười có chức vụ lãnh đạo trong ngành KSND sử dụng quyền hành chính trực tiếptác động vào đối tượng thuộc quyền Hoạt động này có thể trực tiếp làm phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ hành chính (điều động, bổ nhiệm, cách chức,…)

Như vậy, từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm: “Công tác quản lý, chỉđạo, điều hành trong ngành KSND là hoạt động quản lý nội bộ của những người cóchức vụ lãnh đạo trong cơ quan Viện kiểm sát, thực hiện bằng cách sử dụng quyềnhành chính tác động vào những đối tượng thuộc quyền nhằm tổ chức thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của VKSND trên thực tế”

Trang 4

2 Đặc điểm của công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành KSND

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành KSND là một dạng của quản

lý hành chính nhà nước nên có đầy đủ các đặc điểm của quản lý hành chính nhànước, cụ thể như sau: Luôn mang tính đơn phương, tính quyền lực và tính tổ chứccao; được tiến hành trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch và chương trình hành động; làhoạt động chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, phối hợp…; có tính độc lập,tính liên tục, tính ổn định tương đối trong tổ chức và hoạt động; có tính nghề nghiệp

và chuyên môn hóa cao; có sự phân công, phân cấp chặt chẽ từ Trung ương xuốngđịa phương

Bên cạnh đó, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành KSND cónhững đặc điểm riêng để phân biệt với hoạt động quản lý hành chính của các cơquan nhà nước: Là hoạt động chỉ tiến hành trong nội bộ ngành KSND mà đối tượngchịu sự quản lý là những người có sự phụ thuộc về mặt tổ chức trong cơ quan hoặc

trong ngành KSND; mục đích của công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành

KSND nhằm tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho ngànhKiểm sát

3 Nội dung công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành KSND

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành KSND gồm nhiều hoạt động

do lãnh đạo VKSND các cấp và các đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật vàphân cấp quản lý trong Ngành Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động, nội dung quản lý,chỉ đạo, điều hành của ngành KSND bao gồm năm nhóm hoạt động chính sau đây:

3.1 Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

Trong lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp,Viện trưởng VKSND các cấp là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các đối tượngthuộc quyền trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ Đối tượng chịu sự quản lý,

chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực này là các cán bộ, Kiểm sát viên, Điều tra viên,

Kiểm tra viên, Chuyên viên trong đơn vị quản lý của Viện kiểm sát các cấp Nhưvậy, hoạt động này khác với hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạtđộng tư pháp, bởi lẽ:

Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp là hoạtđộng do người tiến hành tố tụng (người có chức danh pháp lý) trong VKSND thựchiện Đó là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan VKSND tác độngtới các đối tượng bên ngoài cơ quan VKSND, không có sự phụ thuộc VKSND vềmặt tổ chức

Mặt khác, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành không thể do Kiểm sát viênthực hiện, mà phải do lãnh đạo VKSND thực hiện, cũng không phải là hoạt động

Trang 5

thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mà là tổ chức thực hiện Hơn nữa, hoạt động quản

lý, chỉ đạo, điều hành cũng không thể tác động tới những đối tượng bên ngoài

3.3 Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực thi đua khen thưởng, sử dụng ngân sách Nhà nước, đối nội – đối ngoại

Hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực thi đua khen thưởng, sử

dụng ngân sách Nhà nước, đối nội – đối ngoại là hoạt động của lãnh đạo cơ quan,đơn vị kiểm sát triển khai các biện pháp quản lý các hoạt động phân bổ và sử dụngngân sách, chi phí nghiệp vụ; mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất; tiềnlương, hành chính văn phòng và các chi khác, được tiến hành theo quy trình xâydựng dự toán ngân sách và thực hiện dự toán phù hợp với quy định của pháp luậtnhằm phục vụ công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ; tổ chức phát động các phongtrào thi đua thiết thực, hiệu quả, kiểm tra điều chỉnh những sai sót và chọn ra nhữnggương điển hình tiên tiến để khen thưởng kịp thời Hoạt động quản lý trong lĩnh vựcnày nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của ngànhKSND

3.4 Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằmgiúp lãnh đạo đơn vị tăng cường vai trò quản lý, chỉ đạo điều hành, nâng cao hiệulực, hiệu quả của công tác quản lý

Công tác thanh tra do người đứng đầu ngành KSND phụ trách, chỉ đạo, đểnắm được những ưu điểm, tồn tại trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạtđộng tư pháp cũng như trong quản lý hành chính của Ngành, phục vụ công tác quản

lý, qua công tác thanh tra mà Viện trưởng có thể nắm được những công việc, nhiệm

vụ đã giao cho cấp phó phụ trách; công tác kiểm tra có thể do các Phó Viện trưởng

tổ chức thực hiện thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động

tư pháp mà phát hiện vi phạm và báo cáo kết quả với Viện trưởng, không thực hiệnviệc kiểm tra những nhiệm vụ do Viện trưởng phụ trách (trong đó có công tác thanhtra); công tác kiểm tra có thể thực hiện trên cơ sở phối hợp với các cơ quan đơn vị

Trang 6

hữu quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ liên quan đến nhiệm vụ chung, như Cơquan điều tra và VKSND cấp trên kiểm tra liên ngành về công tác giải quyết tố giáctin báo về tội phạm đối với Cơ quan điều tra và VKSND cấp dưới.

Theo quy chế về công tác thanh tra và quy chế công tác kiểm tra trong ngànhKSND thì: phạm vi thanh tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện cơ quan, đơn vị,công chức…có vi phạm hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vàphòng chống tham nhũng, hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng VKSND cấp mình; phạm vi kiểm tra đột xuất được tiến hành do yêu cầu cấp thiết của công tác lãnh đạo,quản lý và nhiệm vụ chính trị của Ngành; Ngoài việc thanh tra nghiệp vụ, thanh trahành chính, Thanh tra còn thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức,người lao động trong Ngành có vi phạm pháp luật, kỷ luật nghiệp vụ, phẩm chất đạođức…(đơn không thuộc lĩnh vực tư pháp)

3.5 Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong các lĩnh vực khác

Lĩnh vực công nghệ thông tin, đưa công tác thống kê vào nề nếp, hoạt động cóhiệu quả Chỉ đạo thực hiện tốt ứng dụng phần mềm thống kê quản lý án hình sự vàdân sự Đẩy mạnh việc nâng cao chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin trong toànNgành Tăng cường công tác quản trị mạng, không sử dụng máy tính có nối mạng đểsoạn thảo văn bản Mật, không sử dụng mạng làm những công việc cá nhân trong giờhành chính

Công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhànước; tuyên truyền, phổ biến về pháp luật; tuyên truyền, làm rõ các phương thức, thủđoạn phạm tội, nguyên nhân, điều kiện của tội phạm và các biện pháp phòng ngừa,

từ đó để nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia và phốihợp với các cơ quan chức năng đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật

có hiệu quả hơn

Tuyên truyền về kết quả công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSNDcác cấp, làm nổi bật hình ảnh người cán bộ, Kiểm sát viên; tuyên truyền về kết quả

thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc làm theo lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ Kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” và cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”; về các phong trào thi

đua của Ngành, về việc bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến, quảng bá hình ảnhngười cán bộ Kiểm sát trong sự nghiệp đổi mới và cải cách tư pháp

CHƯƠNG II

Trang 7

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH TRONG

NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH

I Kết quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành KSND Bình Định

1 Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

1.1 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị

quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống

vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện KSND, của TAND và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo; thực hiện tốt các Nghị quyết số 37, số 63,

số 96 về công tác tư pháp; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 10/7/2015 của Viện

trưởng VKSND tối cao về “Tăng cường các biện pháp phòng chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong

tố tụng hình sự”; Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 của Viện trưởng

VKSND tối cao về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắncông tố với hoạt động điều tra; kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra, chống oan, sai,

bỏ lọt tội phạm

Trang 8

Đồng chí Trần Văn Sang - Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Định phát biểu tại

buổi làm việc với Lãnh đạo Viện KSND tối cao

Theo đó, ngay từ đầu năm lãnh đạo Ngành đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kếhoạch, chương trình công tác, tổ chức thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ đượcgiao Tăng cường phối hợp với Cơ quan điều tra bàn biện pháp nhằm giải quyết cóhiệu quả việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố,yêu cầu làm rõ xác minh những hành vi phạm tội trước khi phê chuẩn quyết địnhkhởi tố bị can; phối hợp với UBMTTQVN và Ban pháp chế HĐND cùng cấp tăngcường công tác kiểm sát trực tiếp việc tiếp nhận giải quyết tin báo, tố giác tội phạmtại các đơn vị có thẩm quyền thụ lý giải quyết (Mỗi đơn vị thực hiện từ 01-02cuộc/năm); phấn đấu không để tin báo, tố giác về tội phạm quá hạn luật định, tỷ lệ

giải quyết đạt trên 90%, quyết định phân công trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết

tin báo, tố giác tội phạm cho từng Kiểm sát viên; kịp thời phát hiện vi phạm, kiênquyết hủy bỏ các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra trái pháp luật, yêu cầukhởi tố hoặc trực tiếp khởi tố, nhằm chống bỏ lọt tội phạm và không để xảy ra oan,sai; mỗi đơn vị ban hành từ 01 đến 02 kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan vềphòng ngừa vi phạm

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy nhanh tiến độ, nângcao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự: Kiểm sát 100% vụ án hình sự ngay từgiai đoạn khởi tố đến suốt quá trình tố tụng; xây dựng kế hoạch kiểm sát điều tra, cóvăn bản đề ra yêu cầu điều tra, tham gia hỏi cung, phúc cung bị can, làm rõ cácchứng cứ buộc tội, gỡ tội; Kiểm sát viên phải nắm chắc tiến độ điều tra, thúc đẩyviệc kết thúc điều tra, giải quyết án đúng thời hạn đạt 100%; thực hiện các giải pháp

để hạn chế đến mức thấp nhất án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiếnhành tố tụng (Dưới 5%); kiên quyết không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm, đìnhchỉ điều tra vụ án do không cấu thành tội phạm hoặc lạm dụng khoản 1 Điều25/BLHS để đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự trái pháp luật dẫn đến bỏ lọt tộiphạm; kiểm sát chặt chẽ án tạm đình chỉ điều tra; kiến nghị yêu cầu cơ quan điều tratruy bắt bị can truy nã để phục hồi điều tra xử lý; tập trung điều tra giải quyết nhanhcác vụ án trọng điểm, án tham nhũng, án giết người, án trả hồ sơ điều tra bổ sungnhiều lần, nhất là những vụ án dư luận xã hội quan tâm, án do Ban Nội chính Trungương, địa phương theo dõi chỉ đạo; nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên trongviệc trích cứu, lập hồ sơ vụ án, tham mưu đề xuất việc truy tố đúng người, đúng tội,đúng pháp luật; tăng cường công tác kiểm sát, kịp thời phát hiện những vi phạm đểban hành kháng nghị, kiến nghị hoặc báo cáo đề xuất cho Cơ quan điều tra VKSNDtối cao để giải quyết theo thẩm quyền

Trang 9

Tổ chức kiểm tra, khảo sát, báo cáo đánh giá thực trạng công tác thực hànhquyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam của Cơquan điều tra toàn Ngành trong 03 năm (2014, 2015 và 2016) đề ra giải pháp khắcphục các trường hợp lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam.

Chỉ đạo tổ chức thành công cuộc thi “Kỹ năng soạn thảo bản Luận tội củaKiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm”

1.2 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của

Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử

lý vụ việc, vụ án tham nhũng” nhất là đối với việc xử lý các vụ án tham nhũng thuộc

diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Nội chính, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũngTrung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định; nâng cao chất lượng công tácphát hiện, xử lý án tham nhũng thuộc trách nhiệm của Ngành, đảm bảo 100% các vụ,việc có hành vi tham nhũng phải được điều tra, truy tố, xét xử nghiêm theo quy địnhcủa pháp luật và tài sản bị chiếm đoạt được thu hồi đạt trên 60% Tập trung hướngvào nhiệm vụ trọng tâm “Nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiêntòa” và “Nâng cao chất lượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, kiểm tra chất

lượng bản án hình sự sơ thẩm” theo Chỉ thị số 08,09/CT-VKSTC ngày 6/4/2016 về tiếp tục tăng cường công tác kháng nghị án hình sự và tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa

Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố ở 2 cấp cần phải đượcphân công phù hợp, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năngnghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp Kiểm sát viên khi thực hànhquyền công tố tại phiên tòa phải đầu tư thời gian, nghiên cứu kỹ hồ sơ tài liệu, chứng

cứ, chuẩn bị đề cương xét hỏi, nội dung tranh luận với luật sư và người tham gia tốtụng, đề xuất hướng xử lý vụ án phải thật khách quan, đúng pháp luật; không để xảy

ra trường hợp Viện kiểm sát truy tố Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội; hạn chếđến mức thấp nhất án bị hủy để điều tra, xét xử lại có liên quan đến trách nhiệm củaKiểm sát viên, trường hợp Tòa án xét xử khác khung và điều luật truy tố của Việnkiểm sát

Trang 10

Đồng chí Trần Văn Sang (ngồi đầu hàng thứ 2) - Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Định tham dự trực tiếp tại phiên tòa xét xử lưu động rút kinh nghiệm tại huyện

Phù Cát.

Chủ động phối hợp với Tòa án tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm nhằmnâng cao chất lượng, kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên (Mỗi Kiểm sát viên phảithực hiện từ 2-3 vụ/năm); VKSND tỉnh tổ chức từ 02 đến 03 phiên tòa rút kinhnghiệm bằng hình thức truyền hình trực tuyến đến 2 cấp; phấn đấu lãnh đạo VKSNDcấp tỉnh, lãnh đạo cấp Phòng và VKSND cấp huyện dành thời gian trực tiếp thựchành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan tâm(Từ 02-03 vụ/ năm); phân công cán bộ, Kiểm sát viên theo dõi, phát hiện những viphạm đối với các bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án để kịp thời báo cáoVKSND cấp cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Đồng thời, VKSND 2 cấp cần tăng cường các biện pháp để kiểm sát chặt chẽhoạt động xét xử, các bản án, quyết định của Tòa án; nâng cao hiệu quả công táckiểm sát các hoạt động tư pháp nhằm kịp thời phát hiện vi phạm trong hoạt động tưpháp; kiên quyết kiến nghị, kháng nghị yêu cầu cơ quan tư pháp khắc phục những viphạm đã được phát hiện; nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm cùngcấp và trên cấp trực tiếp được Tòa án chấp nhận (Kháng nghị phúc thẩm cùng cấpđạt trên 80%, kháng nghị phúc thẩm trên cấp trực tiếp đạt trên 85%)

Trang 11

Chú trọng công tác giải quyết đơn kêu oan, đơn đề nghị kháng nghị theo thủtục phúc thẩm hình sự Đối với những trường hợp để xảy ra oan, sai nghiêm trọng,

án trả hồ sơ điều tra bổ sung, án hủy có liên quan đến trách nhiệm của VKSND thìđơn vị trực tiếp quản lý cán bộ tổ chức kiểm điểm ngay để làm rõ nguyên nhân,trách nhiệm và thông báo rút kinh nghiệm, báo cáo Viện trưởng VKSND tỉnh

Xây dựng Kế hoạch thực hiện khâu công tác đột phá năm 2017 “Hạn chế án hình sự trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan đến trách nhiệm của Kiểm sát viên”; lựa chọn và tổ chức quán triệt các thông báo rút

kinh nghiệm về nghiệp vụ đối với cấp huyện (Thực hiện vào mỗi đợt giao ban tháng,quý bằng hình thức trực tuyến)

1.3 Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự

Tăng cường công tác phối hợp với các ngành chức năng, triển khai thực hiện

có hiệu quả các hoạt động, biện pháp nghiệp vụ, duy trì thường xuyên công tác kiểmsát trực tiếp Nhà tạm giữ, Trại tạm giam do Công an quản lý, Trại giam-Bộ Công an

và UBND xã, phường, thị trấn theo Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạmgiữ, tạm giam; kiên quyết không để xảy ra quá hạn tạm giữ, tạm giam; kiểm sát chặtchẽ nhằm hạn chế trường hợp trốn, chết hoặc phạm tội mới trong Nhà tạm giữ, Trạitạm giam, Trại giam; bảo đảm án có hiệu lực pháp luật đều phải được thi hànhnghiêm túc, kịp thời, không để xảy ra trường hợp án có hiệu lực mà bị án còn ởngoài xã hội; kiểm sát chặt chẽ các trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ, miễn, giảm vàhoãn thi hành án phạt tù đúng theo quy định của pháp luật Nâng cao trách nhiệmtrong công tác kiểm tra hồ sơ trước khi đề nghị Hội đồng xét giảm án, tha tù Phát

Trang 12

hiện và quản lý chặt chẽ tình hình vi phạm pháp luật để ban hành kháng nghị, kiếnnghị, đẩy mạnh phúc tra việc thực hiện kiến nghị Rà soát, sửa đổi các Quy chế phốihợp giữa VKSND tỉnh với các cơ quan chức năng theo Luật tổ chức VKSND năm

2014 và các đạo luật mới về tư pháp

Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật về trình tự,thủ tục xét hoãn, tạm đình chỉ, miễn, đình chỉ các biện pháp xử lý hành chính củaTòa án nhân dân cùng cấp Thực hiện kiểm tra Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trạigiam - BCA

1.4 Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật

Chú trọng đến công tác phân công, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên

ở từng đơn vị; tăng cường trách nhiệm của Kiểm sát viên để nâng cao chất lượngkiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính; tham gia đầy đủ, đúngquy định các phiên tòa, phiên họp, kiểm sát chặt chẽ các bản án, quyết định của Tòa

án Chủ động phối hợp với Tòa án cùng cấp tổ chức họp liên ngành để bàn công tácphối hợp, giải quyết những vụ, việc tồn đọng, bàn giải pháp khắc phục án quá hạnluật định, phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm, (Mỗi Kiểm sát viên phảithực hiện từ 01-02 phiên tòa, chú trọng phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệmbằng hình thức theo Cụm)

Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 04/CT-VKSTC-VPT1

ngày 17/5/2012 của Viện trưởng VKSND tối cao về “Phát hiện và quản lý chặt chẽ tình hình vi phạm pháp luật, nâng cao số lượng, chất lượng kiến nghị, kháng nghị phúc thẩm về dân sự, hành chính” Phấn đấu án kháng nghị phúc thẩm cùng cấp

được Tòa án chấp nhận đạt trên 80%, kháng nghị phúc thẩm trên cấp trực tiếp đượcTòa án chấp nhận đạt trên 85% Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ

và thông báo rút kinh nghiệm những thiếu sót trong quá trình kiểm sát việc giảiquyết các vụ, việc dân sự, hành chính; rà soát và báo cáo kịp thời các đơn đề nghịkháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cho VKSND cấp cao, không để xảy

ra trường hợp đơn hết thời hạn nhưng không được giải quyết

Triển khai Thông tư liên tịch số 02, 03 ngày 31/8/2016 quy định việc phối hợp

giữa VKSND và TAND trong việc thi hành một số quy định của BLTTDS, LTTHC đến

VKSND cấp huyện, thực hiện khâu công tác đột phá “Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự - hôn nhân gia đình - hành chính - kinh doanh thương mại - lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật”.

Trang 13

Chỉ đạo tổ chức thành công cuộc thi “Kỹ năng soạn thảo Bài phát biểu củaKiểm sát viên tại phiên tòa Hành chính” và cuộc thi “Chúng tôi là Kiểm sát viên”năm 2017 để tìm hiểu và tuyên truyền BLTTDS và BLDS năm 2015.

1.5 Công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính

Tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Thông báo kết luận số51/TBKL-BTP-VKSNDTC ngày 23/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Việntrưởng VKSND tối cao về công tác phối hợp giữa Bộ Tư pháp và VKSND tối caotrong công tác thi hành án dân sự; Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thihành án hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-VKSTC-V11 ngày20/12/2016 của VKSND tối cao và Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 quy định một số vấn đề về thủ tục THADS

và phối hợp liên ngành trong THADS; tăng cường công tác kiểm sát thi hành án, chútrọng việc phân loại, rà soát, lập danh sách và quản lý số việc có điều kiện thi hành,chưa có điều kiện thi hành, việc xét miễn, giảm, hoãn thi hành án, việc tham giacưỡng chế, định giá tài sản, tiêu huỷ tang vật; tăng cường công tác phối hợp với cơquan thi hành án bàn biện pháp nâng cao tỷ lệ số việc, số tiền có điều kiện thi hành

án xong so với năm 2016; đảm bảo 100% bản án hành chính có hiệu lực phải đượcthi hành; đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc kiểm sát trực tiếp tại cơ quan thihành án dân sự; tập trung phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong công tác thi hành

án dân sự để nâng cao số lượng, chất lượng kiến nghị, kháng nghị, đảm bảo các kiếnnghị, kháng nghị đều được chấp nhận thực hiện; nhất là rà soát phát hiện các bản ánTòa tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho việc thi hành án, những vụ, việc có điềukiện thi hành án nhưng còn để kéo dài gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người đượcthi hành án Chú trọng việc kiểm tra, phúc tra các kiến nghị, kháng nghị đã ban hànhnăm 2016 đối với Cơ quan thi hành án

1.6 Công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động

tư pháp

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2014của Bộ Chính trị và Quy chế số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 Quy chế tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáotrong hoạt động tư pháp Theo đó, các đơn vị cần tập trung nâng cao hiệu quả côngtác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, phấn đấu giải quyếtđạt tỷ lệ trên 90% đơn khiếu nại, tố cáo mới phát sinh trong thời hạn luật định, trong

đó lãnh đạo Viện phải dành thời gian thích hợp để trực tiếp tiếp công dân tại cơquan, tránh trường hợp để đơn khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp Rà soát, báo cáotheo yêu cầu của VKSND cấp cao những đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái

Trang 14

thẩm, đơn kêu oan; tích cực kiểm sát việc giải quyết khiếu nại đối với hành vi củangười có thẩm quyền của Tòa án cùng cấp trong việc áp dụng biện pháp xử lý hànhchính; phát hiện vi phạm, phối hợp với UBMTTQVN, Ban pháp chế HĐND cùngcấp và các phòng nghiệp vụ tiến hành kiểm sát trực tiếp việc giải quyết khiếu nại, tốcáo trong hoạt động tư pháp Trong năm, mỗi đơn vị tiến hành kiểm sát trực tiếp ítnhất 01 cơ quan tư pháp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2 Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực tổ chức cán bộ

2.1 Công tác xây dựng Ngành, xây dựng Đảng

Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo VKSND tỉnh, Đảng ủy theo chức trách nhiệm vụchỉ đạo các Chi, Đảng bộ, các VKSND huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trựcthuộc VKSND tỉnh xây dựng Chương trình hành động, Kế hoạch, tổ chức Hội nghị

để triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, đặcbiệt là những định hướng lớn về công tác tư pháp, đảm bảo thống nhất nhận thức vàhành động trong toàn Ngành, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao;tiếp tục quán triệt thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 92-

KL/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, triển khai

thực hiện tốt các Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao, nhất là những chỉ tiêu,nhiệm vụ mới thuộc trách nhiệm của Ngành

Thực hiện Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao và Chỉ thị số 12-CT/TUngày 19/4/2016 của Tỉnh ủy Bình Định về việc triển khai thi hành các đạo luật liên

Trang 15

quan đến lĩnh vực tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Định, các văn bản về tổ chức, hoạtđộng của Thanh tra, xử lý vi phạm trong ngành KSND Chủ động phối hợp với các

cơ quan chức năng rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc hủy bỏ những văn bản không cònphù hợp, xây dựng văn bản hướng dẫn mới đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ theoquy định của các đạo luật mới về tư pháp Chủ động sửa đổi hệ thống Quy chế vềnghiệp vụ, Quy chế dân chủ ở cơ sở, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế công tác phốihợp theo quy định của Luật và các hướng dẫn của Ngành, Liên ngành cấp trên

2.2 Công tác Tổ chức - Cán bộ

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật tổ chức VKSND năm 2014trong toàn Ngành, kiện toàn Lãnh đạo VKSND các huyện, thị xã, thành phố và cácphòng trực thuộc VKSND tỉnh; rà soát, lập thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lạicán bộ lãnh đạo quản lý, Kiểm sát viên ở 2 cấp; thực hiện việc điều động, luânchuyển cán bộ, Kiểm sát viên, lãnh đạo quản lý phục vụ cho nhiệm vụ công táctrong Ngành; rà soát, tiếp tục thực hiện việc luân chuyển Viện trưởng VKSND cấphuyện không phải là người địa phương; triển khai kế hoạch thực hiện việc tinh giảnbiên chế từ nay đến năm 2021; thực hiện quy trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản

lý VKSND 2 cấp theo hướng dẫn của VKSND tối cao và Tỉnh ủy Bình Định; lựachọn cán bộ, công chức đủ điều kiện cử tham gia thi tuyển Kiểm sát viên trung cấp,Kiểm sát viên sơ cấp do VKSND tối cao tổ chức; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng,nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, công tác quản lý, chỉ đạo,điều hành cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ,công chức trẻ theo học Thạc sỹ, Tiến sỹ Luật, thường xuyên chăm lo, giáo dục bản

Ngày đăng: 15/12/2017, 08:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w