Có những tập quán đẹp, tồn tại lâu đời như một sự khẳng định về nét độc đáo của một nền văn hoá này so với nền văn hoá khác, như tập quán “mời trầu” của người Việt Nam, tập quán các thiế
Trang 11) Các đặc trưng của Văn Hóa Doanh Nghiệp ???
Có 7 đặc trưng cơ bản sau :
• Văn hóa mang tính tập quán
• Văn hóa mang tính cộng đồng
• Văn hóa mang tính dân tộc
• Văn hóa mang tính chủ quan
• Văn hóa mang tính khách quan
• Văn hóa mang tính kế thừa
• Văn hóa mang tính học hỏi được
- Văn hóa mang tính tập quán : văn hoá qui định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong xã hội cụ thể Có những tập quán đẹp, tồn tại lâu đời như một sự khẳng định về nét độc đáo của một nền văn hoá này so với nền văn hoá khác, như tập quán
“mời trầu” của người Việt Nam, tập quán các thiếu nữ Nga mời khách bành mì và muối Song cũng có những tập quán không đễ gì cảm thông ngay như tập quán ở một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam
- Văn hoá mang tính cộng đ ồn g : văn hoá không thể tồn tại do chính bản thân nó mà
phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong xã hội Văn hoá như là một qui ước chung cho các thành viên trong cộng đồng Đó là những lề lối, những tập tục mà một cộng đồng người cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần ép buộc Một người nào đó làm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng xét về mặt pháp lý những việc làm của anh ta không có gì là phi pháp
- Văn hoá mang tính dân tộc : văn hoá tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của
từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được Ví dụ : người có cùng dân tộc , quê quán đi đâu họ cũng tìm đến nhau
- Văn hóa mang tính chủ quan : con người ở các nền văn hóa khác nhau có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc Một cử chỉ thọc tay vào túi quần và ngồi ghát chân lên bàn để giảng bài của một thầy giáo có thể được coi là rất bình thường
ở nước Mỹ, trái lại là không thể chấp nhận được ở nhiều nước Châu Á
- Văn hóa mang tính khách quan : văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân
tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội, được chia sẽ
và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người Văn hóa tồn tại khách quan kể cả với các thành viên trong cộng đồng
- Văn hóa mang tính kế thừa : văn hóa là sự tích trụ hàng trăm năm, hàng ngàn năm
của tất cả các hoàn cảnh, mỗi thế hệ điều cộng thêm những nét đặc trưng riêng biệt của mình vào nền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau Ở mỗi thế hệ thời gian qua đi những cái cũ có thể bị loại trừ và tạo nên văn hóa quảng đại Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hóa dân tộc trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn
- Văn hóa có thê học hỏi được : văn hóa không chỉ được truyền lại từ đời này sang
đời khác, mà nó còn phải do học hỏi mới có Đa số những kiến thức ( một biểu hiện của văn hóa) mà một người có được là do học mà có hơn là bẩm sinh đã có Do vậy, con người ngoài vốn văn hóa có được từ nơi sinh ra và lớn lên, có thể còn học được từ những nơi khác, những nền văn hóa khác
Trang 22) Phân biệt Văn Hóa , Văn Minh , Học Vấn ???
• Văn hóa :
- Là 1 khái niệm bao trùm , nó chứa cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần
- Có bề dày lịch sử
- Có tính dân tộc
- Là ứng xử , đời sống văn hóa là vô hạn
- Gắn liền với phương đông nông nghiệp
Văn minh :
o Là lát cắt ngang đồng đại Nó chỉ cho biết trình độ phát triển của văn hóa
o Văn minh chỉ là giá trị vật chất
o Có tính quốc tế vì nó đặc trưng cho 1 khu vực rộng lớn hoặc cho cả nhân loại
o Gắn liền với phương tây đô thị
Học vấn :
• Là sự hiểu biết từ học tập mà có
• Học vấn không quyết định "văn hóa", nhưng học vấn cao (học hỏi nhiều, tiếp xúc nhiều, hiểu biết rộng) thì sẽ có tác động tích cực đến mảng "văn hóa" của người đó.Văn hóa chịu sự chi phối và ảnh hưởng nhiều hơn là học vấn
• Người có học vấn cao có khi không có văn hóa, trong khi kẻ thất học có người lại rất có văn hóa
3) Nội dung và đặc điểm của 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp ???
Văn hóa doanh nghiệp là gì :
Là toàn bộ các giá trị tinh thần và vật chất mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình thành lập và
đi vào hoạt động VHDN gắn liền với những biểu hiện về thương hiệu , sản phẩm , dịch vụ và toàn
bộ hành vi ứng xử trong doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp trong cộng đồng Xây dựng VHDN của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc tạo dấu ấn trong cộng đồng và mục tiêu cuối cùng là nhằm gây dựng niềm tin vào sản phẩm , dịch vụ của doanh nghiệp với khách hàng và công chúng
Đặc điểm của 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp :
Cấp độ thứ nhất : Gía trị hữu hình trực quan của doanh nghiệp
• Nhận thấy ngay ở lần đầu tiên tiếp xúc : như mẫu mã , logo , nhãn hiệu , đồng phục, kiến trúc , trang trí văn phòng , bài hát , khẩu hiệu , quảng cáo , cơ cấu tổ chức
• Dễ thay đổi ( Khách hàng có thể quên đi nhanh chóng )
• Có tiền bạc đầu tư là có ngay những giá trị trực quan
• Khó nhận biết giá trị , ý nghĩa đích thực bên trong
Cấp độ thứ hai : là giá trị được tuyên bố
Đây là giá trị nhận thấy sau 1 thời gian nhất định Và được tuyên bố (bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lý của doanh nghiệp)
Có sự khác biệt về văn hóa giữa các công ty , không thể sao chép được
Cấp độ thứ ba : Gía trị phi trực quan Phần cốt lõi bên trong
o Là những niềm tin , nhận thức và tình cảm có tính vô thức , được mặc nhiên công nhận trong doanh nghiệp
o Đây là những cái mà nếu đạt được , mọi thành viên trong doanh nghiệp đó sẽ cảm thấy rất tự hào vì
nó có tính cha truyền con nối , và thiêng liêng như truyền thống gia đình
o Một khi đã hình thành thì rất khó mà thay đổi vì nó đã trải qua quá trình hoạt động lâu dài , va chạm
và xử lý nhiều tình huống thực tiễn
Trang 34) 4 yếu tố giá trị của văn hóa doanh nhân ???
Gồm có : - Tâm
- Tài
- Trí
- Đức
• Tâm : đối với một doanh nhân là làm ra nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp từ hoạt động hợp pháp, giữ chữ tín, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo điều kiện cho người làm
có môi trường làm việc phù hợp và có cơ hội phát huy tài năng Cái Tâm còn là mang đến giá trị đích thực cho khách hàng, cho người tiêu dùng Hơn tất cả đó là cái "tâm" chứa đựng trong từng sản phẩm, từng dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra Chỉ có niềm đam mê với công việc, chỉ có sự hăng say phát triển sản phẩm, chỉ có sự tận tụy trong quản trị của một người chủ doanh nghiệp mới tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt
• Tài : Tài là tài năng , có khả năng hiểu biết , được thể hiện bên ngoài và nhiều người nhìn thấy Họ có thể có tài quản lý ( làm cho nhân viên nể phục ) , có tài phán đoán 1
sự vật , hiện tượng sắp tới sẽ xảy ra và có những bước khắc phục , và có thể phát triển công ty của họ lên 1 tầm nhìn mới so với các doanh nghiệp khác Đó là tài của 1 số doanh nhân
• Trí : Là tài năng bên trong của doanh nhân đó để xử lý mọi việc một cách êm đẹp , ngoài
ra tài năng đó người ngoài khó nhận thấy sự cơ mưu túc trí của họ , trừ khi họ đã giải quyết xong mọi việc , lúc đó mọi người mới nhận thấy tài năng thật sự bên trong con người họ
• Đức : Có thể hiểu là theo chuẩn mực hành vi xã hội và được mọi người công nhận
• Doanh nhân nếu có đức sẽ tạo ra lợi ích cho con người và xã hội
• Phải là người đầu tàu thì nhân viên hoặc công ty mới có động lực đi tiếp
• Họ làm giàu để cứu nước , rửa nỗi nhục nghèo hèn cho đất nước
5) 4 tiêu chuẩn đánh giá đạo đức doanh nhân ???
Trang 4- Tính nguyên tắc
- Tính khiêm tốn
- Tính dũng cảm
o Tính trung thực :
Doanh nhân có tính trung thực giúp cho doanh nghiệp có uy tín với khách hàng , kinh doanh đạt hiệu quả cao , góp phần cho cho xã hội trong sạch, văn minh
và ngày càng phát triển
Nếu doanh nhân không có tính trung thực sẽ mất đi đối tác làm ăn Chất lượng sản phẩm không tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng
o Tính nguyên tắc :
- Doanh nhân làm việc có nguyên tắc giúp cho mọi hoạt động trong kinh doanh có 1 trình
tự nhất định và không dễ bị phá vỡ và tốn nhiều chi phí nhân sự
- Giúp cho doanh nghiệp tạo được nhiều uy tính đối với nhân viên cũng như đối tác kinh doanh
o Tính khiêm tốn :
- Doanh nhân có tính khiêm tốn ( về cách ăn mặc thì giản dị nhưng không kém phần lịch lãm , nói chuyện chân thật dễ nghe v v ) sẽ làm cho cộng sự , đối tác cảm thấy thân thiện , gần gũi và tăng thêm khả năng ký kết hợp đồng
- Đối với nhân viên sẽ không bị áp lực về mặt tinh thần , và làm việc tốt , gắn bó lâu dài với doanh nghiệp
o Tính dũng cảm :
- Dám nhận sai khi sản phẩm có lỗi và khắc phục sự cố bằng cách đổi hoặc đền bù sẽ làm cho khách hàng tin tưởng và làm ăn lâu dài
- Dũng cảm giúp cho doanh nhân có khả năng đương đầu với với mọi trở ngại và vươn đến thành công
6) 4 chuẩn mực đạo đức kinh doanh ???
Trang 5Đó là : - Tính trung thực
- Tôn trọng con người
- Gắn với lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích khách hàng và xã hội , coi trọng hiệu quả , gắn với trách nhiệm xã hội , đừng vì lợi ích trước mắt mà mà bất chấp tất cả
- Bí mật trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
o Tính trung thực trong kinh doanh :
- Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh
- Nhất quán trong nói và làm Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục
- Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp
- Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, "chiếm công vi tư"
o Tôn trọng con người :
- Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác
- Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng
- Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ
o Gắn với lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích khách hàng và xã hội , coi trọng hiệu quả , gắn với trách nhiệm xã hội , đừng vì lợi ích trước mắt mà mà bất chấp tất cả :
- Đối xử công bằng , tôn trọng lợi ích của khách hàng
- Cải tiến chất lượng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
o Bí mật trung thành với các trách nhiệm đặc biệt :
- Kinh doanh phải đảm bảo an ninh quốc gia không nên vì lợi ích cá nhân mà bán thông tin mật , hoặc ý tưởng sáng chế của doanh nghiệp , quốc gia Vì nó sẽ làm cho doanh nghiệp ko làm ăn được , dẫn đến công ty , người lao động mất việc