Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclit trìnhbày một cách rõ ràng: m
Trang 1Theo Ph.Ăngghen: "Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi làchủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên ".
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quyluật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn Với nghĩanhư vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối lập với phép siêu hình - phươngpháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập và bất biến
Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức, ba trình độ cơ bản: phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phépbiện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng Nó là một nội dung cơ bản
trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ dại Tiêu biểu cho nhũng tư tưởngng biệnchứng của triết học Trung Quốc là "biến dịch luận” (học thuyết về những nguyên lý, quy luật biến đổi phổ biếntrong vũ trụ) và "ngũ hành luận" (học thuyết về những nguyên tắc tương tác, biến đổi của các tố chất bản thểtrong vũ trụ) của Âm dương gia Trong triết học Ấn Độ, biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng là triết họccủa đạo Phật, với các phạm trù "vô ngã", "vô thường", "nhân duyên" Đặc biệt, triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiệnmột cách sâu sắc tinh thần của phép biện chứng tự phát Ph.Ăngghen viết: "Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều
là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đãnghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét
về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclit trìnhbày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều khôngngừng thay đổi, mọi sự vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong"' Tuy nhiên, những tư tưởng biện chứng đó
về căn bản vẫn còn mang tính chất ngây thơ, chất phác Ph.Ăngghen nhận xét: "Trong triết học này, tư duy biệnchứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên chưa bị khuấy đục bởi những trở ngại đáng yêu Chính vìngười Hy Lạp chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích giới tự nhiên, cho nên họ hãy còn quan niệm giới tự nhiên làmột chỉnh thể và đứng về mặt toàn bộ mà xét chỉnh thế ấy Mối liên hệ phổ biến giữa các hiện tượng tự nhiênchưa được chứng minh về chi tiết: đối với họ, mối liên hệ đó là kết quả của sự quan sát trực tiếp” Phép biệnchứng chất phác cổ đại nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài, bằng trựcquan chất phác, ngây thơ, còn thiếu sự chứng minh bởi những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên
Từ nửa cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bất đầu phát triển mạnh, đi sâu vào phân tích, nghiên cứu từng yếu tốriêng biệt của thế giới tự nhiên, dần tới sự ra đời của phương pháp siêu hình Đến thế kỷ XVIII, phương pháp siêu
Trang 2hình trở thành phương pháp thống trị trong tư duy triết học và nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, khi khoa học tựnhiên chuyển từ việc nghiên cứu đối tượng riêng biệt sang nghiên cứu quá trình thống nhất của các đối tượng đótrong môi liên hệ, thì phương pháp tư duy siêu hình không còn phù hợp mà phải chuyển sang một hình thức tưduy mới cao hơn là tư đuy biện chứng.
Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và hoàn thiện ở Hêghen Theo Ph.Ăngghen:"Hình
thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen thuộc nhất với các nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổđiển Đức, từ Cantơ đến Hêghen"
Các nhà triết học cổ điển Đức đã trình bày nhũng tư tưởng cơ bản nhất của phép biện chứng duy tâm một cách có
hệ thống Tính chất duy tâm trong triết học Hêghen biểu hiện ở chỗ ông coi biện chứng là quá trình phát triểnkhởi đầu của "ý niệm tuyệt đối", coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan Theo Hêghen, "ýniệm tuyệt đối" là điểm khởi đầu của tồn tại, tự "tha hóa" thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồntại tinh thần, " tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ýniệm" Các nhà triết học duy tâm Đức, mà đỉnh cao nhất là Hêghen, đã xây dựng phép biện chứng duy tâm với hệthống phạm trù, quy luật chung, có lôgích chặt chẽ của ý thức, tinh thần V.I.Lênin cho rằng: "Hêghen đã đoánđược một cách tài tình biện chứng của sự vật (của những hiện tượng, của thế giới, của giới tự nhiên) trong biệnchứng của khái niệm" Ph.Ăngghen cũng nhấn mạnh tư tưởng của C.Mác: "Tính chất thần bí mà phép biện chứng
đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cáchbao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng Ở Hêghen phép biện chứng bị lộnngược đầu xuống đất Chỉ cẩn dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nỏ ở đằng sau cái vỏ thần
bí của nó
Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng như trong triết học Hêghen là hạn chế cần phải vượt
qua C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc phục hạn chế đó để sáng tạo nên phép biện chứng duy vật Đó là giai đoạn
phát triển cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là sự kế thừa trên tinh thần phê phán đối với phépbiện chứng cổ điển Đức Ph.Ăngghen tự nhận xét: "Có thể nói ràng hầu như chỉ có Mác và tôi là những người đãcứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên
và về lịch sử"
1 Nguyên lý về mối liện hệ phổ biến
a Khái niệm mối liên hệ
Các nhà triết học duy tâm cho rằng, giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau, nhưng cơ sở của mối liên
hệ này là tinh thần, hay lực lượng siêu nhiên
Các nhà duy vật siêu hình lại không thấy được mối liên hệ giữa các sự vật Thường thì họ cho rằng, các sự vật chỉđứng bên cạnh nhau, độc lập, biệt lập nhau giữa chúng không có mối liên hệ gì Nếu có chăng nữa thì theo họ, đó
là mối liên hệ ngẫu nhiên, không có cơ sở Triết học duy vật biện chứng công nhận mối liên hệ khách quan giữacác sự vật, hiện tượng
Liên hệ là phạm trù triết học chỉ sự quy định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng,
sự tương tác và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, cácthuộc tính của một sự vật, hiện tượng, một quá trình
Trang 3Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù
đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; đều chịu sự chi phối, tácđộng, ảnh hưởng của các sự vật, hiện tượng khác
Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới Chúng ta đều rõ, dù các sự vật trong thếgiới đa dạng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là những hình thức tồn tại cụ thể của vật chất Cho nên, chúng đềuchịu sự chi phối của quy luật vật chất Ngay cả ý thức, tinh thần cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổchức cao là bộ óc người Do vậy, ý thức tinh thần cũng bị chi phối bởi quy luật vật chất
b Các tính chất của mối liên hệ
Theo triết học duy vật biện chứng, mối liên hệ có các tính chất sau:
Tính khách quan - nghĩa là mối liên hệ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, chỉ phụthuộc vào bản thân sự vật, hiện tượng Mối liên hệ là mối liên hệ vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng
Tính phổ biến - nghĩa là mối liên hệ tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy; có ở mọi lúc, mọi nơi Ngaytrong cùng một sự vật, trong bất kỳ thời gian nào, không gian nào luôn có mối liên hệ giữa các yếu tố cấuthành sự vật
Tính đa dạng, phong phú - rất nhiều mối liên hệ khác nhau phụ thuộc vào góc độ xem xét: chẳng hạn, mốiliên hệ bên trong - bên ngoài; mối liên hệ tất yếu - ngẫu nhiên; mối liên hệ trực tiếp - gián tiếp; mối liên hệchủ yếu - thứ yếu, mối liên hệ xa - gần v.v Mỗi cặp mối liên hệ này có vai trò khác nhau trong quá trìnhvận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Sự phân chia các cặp mối liên hệ này cũng chỉ là tương đối Ví
dụ, mối liên hệ này trong quan hệ này được coi là mối liên hệ bên trong nhưng trong quan hệ khác lạiđược coi là mối liên hệ bên ngoài
c Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu mối liên hệ phổ biến cho ta ý nghĩa phương pháp luận sau:
- Nguyên lý về mối liên hệ là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Quanđiểm toàn diện đòi hỏi:
Khi nhận thức sự vật phải nhận thức trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; trong mối liên hệgiữa các mặt, các yếu tố của bản thân sự vật đó
Để cải tạo sự vật trên thực tế phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp
Phải biết phân loại đúng các mối liên hệ, trên cơ sở đó nhận thức đúng và giải quyết để thúc đẩy sự vậttiến lên
Chống lại quan điểm chiết trung - lắp ghép một cách máy móc vô nguyên tắc những cái trái ngược nhauvào làm một; chống lại ngụy biện - một kiểu đánh tráo các mối liên hệ một cách có ý thức, có chủ định
- Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú cho nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải tôn trọngquan điểm lịch sử - cụ thể Khi nhận thức sự vật thì phải xem xét sự vật luôn trong điều kiện, hoàn cảnh, khônggian, thời gian cụ thể Phải xem xét sự vật ra đời trong hoàn cảnh nào? Nó tồn tại, vận động, phát triển trongnhững điều kiện nào? Trong hoạt động thực tiễn khi giải quyết vấn đề thực tiễn nào phải có những biện pháp rất
cụ thể, không được chung chung Khi vận dụng những nguyên lý, lý luận chung vào thực tiễn phải xuất phát từ
Trang 4những điều kiện thực tiễn lịch sử - cụ thể Quan điểm lịch sử - cụ thể chống lại quan điểm giáo điều Như vậy,chính quan điểm triết học Mác - Lênin về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử – cụ thể.
- Chống lại quan điểm phiến diện, một chiều trong nhận thức cũng như trong hành động
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi không được bình quân, dàn đều khi xem xét sự vật mà phải có trọng tâm, trọngđiểm
2 Nguyên lý về sự phát triển
a Khái niệm phát triển
Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng, không có sự thay đổi vềmặt chất của sự vật; nếu có sự thay đổi về mặt chất thì cũng chỉ diễn ra theo vòng tròn khép kín, chứ không có sự
ra đời cái mới Các nhà siêu hình nhìn quá trình phát triển như một quá trình liên tục, không phức tạp, không cómâu thuẫn
Theo triết học duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên
từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trongbản thân sự vật Đó là mâu thuẫn trong bản thân sự vật Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quyđịnh sự vận động, phát triển của sự vật
b Tính chất của sự phát triển
Phát triển mang tính khách quan - nghĩa là phát triển của sự vật là tự thân, nguồn gốc của phát triển nằm ngaytrong sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, chỉ phụ thuộc vào mâu thuẫn bên trong sựvật
Phát triển mang tính phổ biến - phát triển diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi.Phát triển mang tính đa dạng, phong phú - tức là tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất màphát triển diễn ra cụ thể khác nhau Chẳng hạn, ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năngthích nghi của cơ thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiệnhơn
Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người
Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức vấn đề gì đó ngày càng đầy đủ, đúng đắn hơn
c Ý nghĩa phương pháp luận
Từ nguyên lý về sự phát triển rút ra những ý nghĩa phương pháp luận sau:
- Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong sự vận động, phát triển; không nhìn nhận sự vật đứng im, chếtcứng, không vận động, không phát triển
- Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại khó, ngại đổi mới, dễ bằng lòng vớithực tại
Trang 5- Nhận thức sự vật phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó, để có những phương án dự phòng Có nhưvậy con người mới chủ động trong hoạt động tránh bớt được vấp váp, rủi ro; nghĩa là, con người sẽ chủ động, tựgiác hơn trong hoạt động thực tiễn.
- Phát triển là khó khăn, phức tạp Vì vậy, trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn khi gặp khó khăn, thấtbại tạm thời phải bình tĩnh, tin tưởng vào tương lai Như vậy, quan điểm triết học Mác-Lênin về phát triển là cơ sở
lý luận của quan điểm phát triển
1 Các quy luật cơ bản
a Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại
Khái niệm chất và khái niệm lượng
Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật Như vậy, sựvật cũng có nhiều chất
Chất của sự vật là khách quan, vì đó là chất của sự vật, không do ai gán cho sự vật Nó do thuộc tính của sự vậtquy định
Khái niệm lượng
Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độphát triển, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật
Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển Chẳnghạn chỉ kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm v.v Ví dụ, khinói sinh viên năm thứ hai, thì sinh viên là chất để phân biệt với công nhân, bộ đội, còn năm thứ hai chính là lượng,chỉ trình độ của sinh viên
Lượng là cái khách quan vốn có của sự vật Đối với những sự vật liên quan tới tình cảm khi nhận thức lượng khôngthể xác định bằng các đại lượng con số mà phải trừu tượng hoá bằng định tính Ví dụ, lòng tốt, tình yêu, v.v.Lưu ý là sự phân biệt chất và lượng cũng chỉ là tương đối Cái trong mối quan hệ này được coi là chất thì trong mốiquan hệ khác được coi là lượng Ví dụ, số 4 trong mối quan hệ phân biệt với các số nguyên, dương khác thì nó
Trang 6được coi là chất Nhưng trong mối quan hệ số 4 có tổng số bằng 4 số 1 cộng lại, hay bằng 2 số 2 cộng lại thì khi ấy
nó được coi là lượng
Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất
Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất:
- Mỗi sự vật đều có lượng, chất và chúng thay đổi trong quan hệ chặt chẽ với nhau Lượng thay đổi nhanhhơn chất, nhưng không phải mọi thay đổi của lượng đều ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất
- Sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất chỉ trong giới hạn nhất định Vượt quá giới hạn đó sẽ làmcho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời
- Giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm thay đổi về chất được gọi là
độ Nói cách khác, độ là phạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn màtrong đó sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm cho sự thay đổi căn bản về chất của sự vậtdiễn ra Ví dụ, độ của chất sinh viên là từ khi nhập học tới trước khi bảo vệ thành công đồ án, luận văn tốtnghiệp
- Những điểm giới hạn mà khi sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ làm cho sự thay đổi về chất của vật diễn rađược gọi là điểm nút Thời điểm bảo vệ thành công đồ án, hoặc luận văn tốt nghiệp của sinh viên là điểmnút để chuyển từ chất sinh viên lên chất cử nhân
- Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy Bước nhảy là sự kếtthúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới Bước nhảyvọt làm cho sự vật phát triển bị gián đoạn
Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng
- Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng mới (làm thay đổi quy mô, nhịp điệu, tốc độv.v phát triển của sự vật) Ví dụ, khi trở thành cử nhân thì tốc độ đọc, hiểu vấn đề tốt hơn khi còn là sinhviên, v.v Như vậy, không chỉ sự thay đổi về lượng gây nên những thay đổi về chất mà cả sự thay đổi vềchất cũng gây nên những thay đổi về lượng
Các hình thức của bước nhảy
Bước nhảy để chuyển hoá về chất của sự vật hết sức đa dạng, phong phú với nhiều hình thức khác nhau Dựa trênnhịp điệu thực hiện bước nhảy, người ta chia bước nhảy thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần
Bước nhảy đột biến, chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cơ bản, cấu thành sựvật Ví dụ, phản ứng hạt nhân (Ur 235 đạt đến khối lượng nhất định sẽ xảy ra vụ nổ hạt nhân) rất nhanh và làmthay đổi chất của sự vật nhanh chóng
Bước nhảy dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích luỹ dần dần những nhân tố của chấtmới và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ Ví dụ, quá trình chuyển biến vượn người thành người diễn rahàng vạn năm, hết sức lâu dài Cần lưu ý, bước nhảy dần dần (là sự chuyển hoá dần dần sang chất mới) khác sựthay đổi dần dần về lượng (tích luỹ liên tục về lượng, ví dụ như sự tích luỹ tiền gửi tiết kiệm) của sự vật
Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật, người ta chia thành bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ
Trang 7Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật Ví
dụ, khi thực hiện cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng ta đã thực hiện bước nhảy toàn bộ trên tất cả các mặtđời sống kinh tế - chính trị - xã hội - văn hoá - đạo đức, v.v
Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, bộ phận của sự vật đó Ví dụ, quá trìnhxây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay đang hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi từng mặt đời sống kinh tế -
xã hội - văn hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa
Trong lĩnh vực xã hội, thay đổi về lượng được gọi là “tiến hoá”, thay đổi về chất được gọi là “cách mạng”
Tóm lại, sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ của sự vật Những thay đổi về lượng dần dầnđến giới hạn nhất định thì xảy ra bước nhảy, chất cũ bị phá vỡ, chất mới ra đời cùng với độ mới Đó chính là cáchthức phát triển của sự vật Quá trình này diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng vận động, biến đổi
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động thực tiễn, muốn có thay đổi về chất của sự vật phải tích luỹ về lượng, không được nóng vội chủquan
Trong hoạt động thực tiễn cần tránh rơi vào “tả khuynh” - nhấn mạnh bước nhảy khi chưa đủ sự tích luỹ về lượng;bởi lẽ, khi ấy rất dễ rơi vào phiêu lưu, mạo hiểm Đồng thời, phải tránh “hữu khuynh” - tuyệt đối hoá sự tích luỹ vềlượng, không dám thực hiện bước nhảy khi đã đủ sự tích luỹ về lượng; khi ấy dễ rơi vào bảo thủ, trì trệ, ngại khó.Khi tích luỹ về lượng đã đủ cần thực hiện bước nhảy, tránh bảo thủ, trì trệ, ngại khó
Trong hoạt động thực tiễn cần phân biệt đúng các hình thức của bước nhảy và vận dụng sáng tạo bước nhảy
Để sự vật còn là nó phải nhận thức được độ của nó và không để cho lượng thay đổi vượt quá giới hạn độ Ví dụ,khi sử dụng đồ điện phải chú ý tới công xuất, điện áp của nó, nếu không sẽ cháy, v.v
b Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Mặt đối lập biện chứng là phạm trù triết học chỉ những mặt có đặc điểm, thuộc tính, tính quy định có khuynhhướng phát triển trái ngược nhau tồn tại khách quan trong sự vật Ví dụ, đồng hoá và dị hoá trong cơ thể độngvật, cực bắc và cực nam trong thanh nam châm, điện tích dương và điện tích âm trong dòng điện, v.v
Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau của hai mặt đối lập biện chứng Mâu thuẫn đượchình thành từ hai mặt đối lập nhưng không phải bất kỳ hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn Chỉ khi haimặt đối lập cùng tồn tại trong cùng một sự vật, trong cùng một thời gian, về cùng một mối liên hệ và thườngxuyên tác động qua lại lẫn nhau mới tạo thành mâu thuẫn Ví dụ, đồng hoá và dị hoá trong cùng một cơ thể độngvật; cùng về một mối liên hệ ở đây là cùng về năng lượng (đồng hoá là nạp năng lượng, dị hoá là giải phóng nănglượng); đồng hoá và dị hoá thường xuyên tác động theo nghĩa nhờ đồng hoá mà cơ thể mới có nhu cầu dị hoá.Ngược lại nhờ dị hoá thì cơ thể mới đồng hoá được
Thống nhất của các mặt đối lập được hiểu theo 3 nghĩa:
Trang 8- Thứ nhất, các mặt đối lập nương tựa vào nhau, làm điều kiện, tiền đề tồn tại cho nhau Như ví dụ trên,đồng hoá làm tiền đề cơ sở cho dị hoá và dị hoá làm tiền đề cơ sở cho đồng hoá Không có đồng hoá thìcũng chẳng có dị hoá và ngược lại.
- Thứ hai, giữa hai mặt đối lập có những yếu tố đồng nhất, giống nhau, tương đồng nhau Trong ví dụ trênthì đồng hoá cần đến dị hoá và dị hoá cần đến đồng hoá Điểm giống nhau là cần đến nhau Tương tự nhưnhà đầu tư tư bản và nước ta, mặc dù là đối lập nhau nhưng có điểm chung là lợi ích Lợi ích chính là điểmgiống nhau
- Thứ ba, giữa hai mặt đối lập có trạng thái cân bằng, tác động ngang nhau Trong ví dụ trên, đó chính là lúccon người không đói và cũng không khát Đấy là lúc đồng hoá và dị hoá cân bằng nhau, tác động ngangnhau Trong xã hội, đó là thời kỳ quá độ Trong thời kỳ quá độ cái cũ và cái mới đan xen nhau, chưa cáinào thắng cái nào; xã hội mới chưa khẳng định được mình, xã hội cũ thì chưa mất hoàn toàn
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập Đấu tranhcủa các mặt đối lập là tuyệt đối, vì nó diễn ra thường xuyên, liên tục, trong tất cả quá trình vận động, phát triểncủa sự vật; ngay trong sự thống nhất của các mặt đối lập cũng hàm chứa những nhân tố phá vỡ sự thống nhất đó
Vì vậy, thống nhất của các mặt đối lập là tương đối
Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển
Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật Bởi lẽ, khi các mặtđối lập thống nhất với nhau thì sự vật còn là nó Nhưng khi mâu thuẫn từ khác biệt trở nên gay gắt cần giải quyếtthì khi ấy sự thống nhất cũ của sự vật mất đi, xuất hiện sự thống nhất mới, chính là sự vật mới ra đời thay thế sựvật cũ Sự thống nhất mới này lại mâu thuẫn nhau, rồi lại được giải quyết, cứ như vậy sự vật vận động, biến đổi,phát triển Nói cách khác, khi hai mặt đối lập tác động lẫn nhau, cả hai mặt đối lập đều biến đổi, mâu thuẫn biếnđổi và được giải quyết thì mâu thuẫn cũ mất đi làm sự vật không còn là nó Sự vật mới ra đời, mâu thuẫn mới lạixuất hiện Cứ như vậy sự vật vận động, phát triển Lưu ý rằng, cả thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập đều
có vai trò quan trọng trong sự vận động, phát triển của sự vật
Phân loại mâu thuẫn
Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong vàmâu thuẫn bên ngoài
- Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập nhau của cùng một sựvật Ví dụ, mâu thuẫn giữa đột biến và di truyền trong cơ thể động vật
- Mâu thuẫn bên ngoài là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập nhau của các sự vậtkhác nhau Ví dụ, mâu thuẫn giữa con người với môi trường tự nhiên bên ngoài
Sự phân chia thành mâu thuẫn bên trong và bên ngoài chỉ có tính tương đối Trong mối liên hệ này một mâuthuẫn nào đó được coi là mâu thuẫn bên trong, nhưng trong mối liên hệ khác lại được coi là mâu thuẫn bên ngoài
Ví dụ, mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên nếu ta lấy con người và tự nhiên làm sự vật thì đó là mâu thuẫn bênngoài Nhưng nếu ta lấy mối liên hệ giữa hệ thiên hà và mặt trời làm sự vật thì đó có thể lại là mâu thuẫn bêntrong hệ thiên hà mặt trời của chúng ta, v.v
Mâu thuẫn bên trong đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự vận động phát triển của sự vật Mâu thuẫn bênngoài đóng vai trò quan trọng nhưng chỉ phát huy tác dụng thông qua mâu thuẫn bên trong Giải quyết mâu thuẫn
Trang 9bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài Giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện đểgiải quyết mâu thuẫn bên trong.
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, người ta chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫnkhông cơ bản
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật và tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sựvật Ví dụ, mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa khuynh hướng tự giác lênchủ nghĩa xã hội với khuynh hướng tự phát lên chủ nghĩa tư bản
- Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật và quy định sựvận động phát triển của phương diện đó của sự vật Ví dụ, mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao độngchân tay trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển của sự vật trong một giai đoạn phát triển nhấtđịnh, người ta chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu
- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật
- Mâu thuẫn không chủ yếu là mâu thuẫn mà việc giải quyết nó không quyết định việc giải quyết các mâuthuẫn khác ở giai đoạn đó của sự vật
Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đốikháng
- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, tập đoàn người, những nhóm xã hội có lợi ích cơbản đối lập nhau không thể điều hoà Ví dụ, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản trong xã hội tư bản chủnghĩa
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi íchnhưng đó không phải là lợi ích cơ bản, mà chỉ là lợi ích cục bộ, tạm thời Ví dụ, mâu thuẫn giữa công nhân
và nông dân về những lợi ích tạm thời nào đó
-Từ trên rút ra nội dung quy luật mâu thuẫn: Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổingược chiều nhau gọi là những mặt đối lập Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn Các mặt đối lậpvừa thống nhất với nhau và chuyển hoá lẫn nhau làm mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cáimới ra đời thay thế cái cũ
Ý nghĩa phương pháp luận
Cần phải thấy được động lực phát triển của sự vật không phải ở ngoài sự vật mà là những mâu thuẫn trong bảnthân sự vật
Mâu thuẫn là khách quan, phổ biến nên nhận thức mâu thuẫn là cần thiết và phải khách quan Không nên sợ mâuthuẫn, không né tránh mâu thuẫn
Trong hoạt động thực tiễn phải biết xác định trạng thái chín muồi của mâu thuẫn để giải quyết kịp thời
Trang 10Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi, cho nên không được giải quyết mâu thuẫn nóng vộikhi chưa có điều kiện chín muồi, nhưng cũng không được để việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra tự phát Nếu điềukiện chưa chín muồi có thể thông qua hoạt động thực tiễn để thúc đẩy điều kiện nhanh đến.
c Quy luật phủ định của phủ định
Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
Phủ định là khái niệm chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển
Phủ định siêu hình là sự phủ định sạch trơn, sự phủ định không tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, không tạocho cái mới ra đời, lực lượng phủ định là ở bên ngoài sự vật
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tự phủ định, sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triểntiếp theo của sự vật, sự phủ định tạo tiền đề cho cái mới ra đời thay thế cái cũ, lực lượng phủ định ở ngay trongbản thân sự vật
Nội dung của quy luật phủ định của phủ định
Phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng, sự vận động, phát triển của sự vật thông qua hai lần phủ địnhbiện chứng, dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng cao hơn
Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình Sau những lần phủ định tiếp theo, đếnmột lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang nhiều đặc trưng giống với sự vật ban đầu (xuất phát) Như vậy, về hìnhthức là trở lại cái ban đầu song không phải giống nguyên như cũ, dường như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn Ví dụ,hạt ngô (cái ban đầu khẳng định) - cây ngô (phủ định lần 1 - đối lập với hạt ngô - cái xuất phát) - bắp ngô (phủ địnhlần 2 - phủ định của phủ định)
Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu
kỳ phát triển tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát triển Mỗi đường mới của đường xoáy ốc thể hiện mộttrình độ cao hơn của sự phát triển Sự nối tiếp nhau của các vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển.Lưu ý, trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật có thể bao gồm nhiều lần phủ định biện chứng Ví dụ, contằm thực hiện một chu kỳ phát triển qua 4 lần phủ định biện chứng Nhưng ít nhất để thực hiện một chu kỳ phảithông qua hai lần phủ định biện chứng
Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời của cái mới, mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới.Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định sạch trơn; đồng thời, phải biết sàng lọc những
gì tích cực của cái cũ
Trang 11Chống thái độ hư vô chủ nghĩa; đồng thời, chống bảo thủ khư khư ôm lấy những gì đã lạc hậu lỗi thời, không chịuđổi mới.
Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo đường xoáy ốc đi lên Nghĩa là, có nhiều khó khăn, phứctạp trong quá trình vận động, phát triển Phát triển không phải là đường thẳng
2 Các cặp phạm trù cơ bản
a Cái riêng và cái chung
Khái niệm cái riêng và cái chung
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình hay một hệ thống các sự vậttạo thành một chỉnh thể tồn tại độc lập với cái riêng khác Ví dụ, một tác phẩm văn học cụ thể, chẳng hạn tácphẩm “Chiến tranh và hoà bình”; một ngôi nhà cụ thể, v.v
Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính giống nhau được lặp lại trong nhiềucái riêng khác Ví dụ, thuộc tính là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả một quốc gia dân tộc của thủ đô.Thuộc tính này được lặp đi, lặp lại ở tất cả các thủ đô riêng biệt như Hà Nội, Ph-nôm-pênh, Viêng-Chăn, Mát-xcơ-
va, v.v
Cái đơn nhất là phạm trù triết học chỉ những đặc điểm, những thuộc tính vốn có chỉ của một sự vật, hiện tượng,quá trình và không được lặp lại ở các cái riêng khác Ví dụ, vân tay của mỗi người; số điện thoại (kể cả mã vùng,
mã nước luôn là đơn nhất), v.v
Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
Theo triết học duy vật biện chứng:
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng Ví dụ, cái chung “thủ đô” chỉ tồn tại thông quatừng thủ đô cụ thể như Hà Nội, Ph-nôm-pênh, Viêng-chăn, v.v
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung, vì bất cứ cái riêng nào cũng tồn tại trong mối liện
hệ với các cái riêng khác Giữa những cái riêng ấy bao giờ cũng có những cái chung giống nhau Ví dụ,trong một lớp học có 30 sinh viên, mỗi sinh viên coi như “một cái riêng”; 30 sinh viên này (30 cái riêng)liên hệ với nhau và sẽ đưa đến những điểm chung: đồng hương (cùng quê), đồng niên (cùng năm sinh),đồng môn (cùng học một thầy/cô), đều là con người, đều là sinh viên, v.v
- Cái chung là một bộ phận của cái riêng, cái riêng không gia nhập hết vào cái chung Do đó, cái riêng phongphú hơn cái chung Tuy nhiên, cái chung sâu sắc hơn cái riêng Ví dụ, cái chung của thủ đô là thuộc tính
“trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của một quốc gia” Nhưng, từng thủ đô cụ thể còn có nhiều nétriêng khác về diện tích, dân số, vị trí địa lý, v.v Cho nên, một thủ đô cụ thể - với tư cách là cái riêng - cónhiều đặc điểm, thuộc tính hơn thủ đô (với tư cách là cái chung) Do vậy, cái riêng phong phú hơn cáichung Nhưng rõ ràng, thuộc tính “trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của một quốc gia dân tộc” sâu sắchơn, nó phản ánh được bản chất sâu xa, ổn định, bền vững của thủ đô, những thuộc tính về dân số, vị trí,diện tích, v.v không nói lên được bản chất của thủ đô
- Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật Bởi lẽ, cái mớikhông bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay mà ban đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất Dần dần cái chung ra
Trang 12đời thay thế cái đơn nhất Ngược lại, cái cũ ban đầu thường là cái chung, nhưng do những yếu tố khôngcòn phù hợp nữa nên trong điều kiện mới mất dần và trở thành cái đơn nhất.
Một số kết luận về mặt phương pháp luận
Cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng Do đó để tìm cái chung cần xuất phát từ nhiều cái riêng, thông qua cáiriêng
Trong hoạt động thực tiễn cần lưu ý, nắm được cái chung là chìa khoá giải quyết cái riêng
Không nên tuyệt đối hoá cái chung (rơi vào giáo điều); cũng không nên tuyệt đối hoá cái riêng (rơi vào xét lại).Khi vận dụng cái chung vào cái riêng thì phải xuất phát, căn cứ từ cái riêng mà vận dụng để tránh giáo điều
Trong hoạt động thực tiễn phải tạo diều kiện cho cái đơn nhất có lợi cho con người dần trở thành cái chung vàngược lại để cái chung không có lợi trở thành cái đơn nhất
b Nguyên nhân và kết quả
Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa các mặt, các bộ phận, các thuộc tính trongmột sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định
Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra Ví dụ, sự tương tác lẫnnhau giữa các yếu tố trong hạt ngô là nguyên nhân làm cho từ hạt ngô nảy mầm lên cây ngô Sự tác động giữađiện, xăng, không khí, áp xuất, v.v (nguyên nhân) gây ra sự nổ (kết quả) cho động cơ
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồngthời cùng nguyên nhân nhưng chỉ có quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả Ví dụ, Mỹ lợi dụngnguyên cớ chống khủng bố và cho rằng Irắc có vũ khí huỷ diệt hàng loạt để tiến hành chiến tranh xâm lược Irắc.Thực chất, Irắc không có liên quan tới khủng bố và không có vũ khí huỷ diệt hàng loạt như thanh tra của Liên Hợpquốc đã kết luận Điều kiện là hiện tượng cần thiết để nguyên nhân phát huy tác động Trên cơ sở đó gây ra mộtbiến đổi nhất định Nhưng bản thân điều kiện không phải nguyên nhân Ví dụ, nguyên nhân của hạt thóc nảy mầm
là do những yếu tố bên trong hạt thóc tác động lẫn nhau gây nên, nhưng để nẩy thành mầm thì phải có điều kiện
về nhiệt độ, độ ẩm, v.v
Triết học duy vật biện chứng cho rằng, mối liên hệ nhân quả có các tính chất:
Tính khách quan Điều này thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân quả là vốn có của sự vật, không phụ thuộc vào ý muốnchủ quan của con người Dù con người có biết hay không thì giữa các yếu tố trong một sự vật, hoặc giữa các sựvật vẫn liên hệ, tác động để gây ra những biến đổi nhất định
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy đều có mối liên hệ nhân quả.Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ, cùng một nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện như nhau thì kết quả gây raphải như nhau Nghĩa là nguyên nhân tác động trong những điều kiện càng ít khác nhau thì kết quả do chúng gây
ra càng giống nhau
Trang 13Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả về mặt thời gian Tuy nhiên, khôngphải mọi sự nối tiếp nhau về thời gian đều là quan hệ nhân quả Ví dụ, ngày và đêm không phải là nguyên nhâncủa nhau Sấm và chớp không phải nguyên nhân của nhau Muốn phân biệt nguyên nhân và kết quả thì phải tìm ởquan hệ sản sinh, tức là cái nào sinh ra cái nào
Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, ví dụ: gạo và nước đunsôi có thể thành cơm, cháo, v.v phụ thuộc vào nhiệt độ, mức nước, v.v
Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ: sức khoẻ của chúng ta tốt do luyện tập thể dục,
do ăn uống điều độ, do chăm sóc y tế tốt v.v chứ không chỉ một nguyên nhân nào
Trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau Nghĩa là cái trong quan hệnày được coi là nguyên nhân thì trong quan hệ khác có thể là kết quả Ví dụ, chăm chỉ làm việc là nguyên nhân củathu nhập cao Thu nhập cao lại là nguyên nhân để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân
Kết quả, sau khi xuất hiện lại tác động trở lại nguyên nhân (hoặc thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tíchcực, hoặc ngược lại) Ví dụ, nghèo đói, thất học làm gia tăng dân số, đến lượt nó, gia tăng dân số lại làm tăngnghèo đói, thất học, v.v
Một vài kết luận về mặt phương pháp luận
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả Không được lấy
ý muốn chủ quan thay cho quan hệ nhân quả
Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo ra những nguyên nhân cùng những điều kiện cho những nguyênnhân đó phát huy tác dụng Ngược lại, muốn cho hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tạicủa nó cũng như những điều kiện để các nguyên nhân ấy phát huy tác dụng
Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên nhân có vai trò không như nhau.Nguyên nhân có thể tác động trở lại kết quả; do đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai thác, tận dụng những kếtquả đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực phục vụ cho con người
c Tất nhiên và ngẫu nhiên
Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên là phạm trù triết học chỉ cái do nguyên nhân chủ yếu bên trong sự vật quy định và trong những điềukiện nhất định, nó nhất định phải xảy ra như thế chứ không thể khác
Lưu ý: Tất nhiên có quan hệ với cái chung, nhưng không phải cái chung nào cũng là tất nhiên Cái chung được quyđịnh bởi bản chất nội tại bên trong sự vật thì đồng thời là cái tất nhiên Ví dụ, cái chung biết chế tạo và sử dụngcông cụ lao động là cái tất nhiên cuả con người Cái chung về màu tóc, màu da, v.v không phải là cái chung tấtnhiên vì nó không quy định bản chất con người
Tất nhiên có liên hệ với nguyên nhân, nhưng tất nhiên không phải là nguyên nhân Hơn nữa, không chỉ tất nhiên
mà cả ngẫu nhiên cũng có nguyên nhân Do vậy, không được đồng nhất tất nhiên với nguyên nhân
Trang 14Tất nhiên cũng không phải là quy luật vì ngẫu nhiên cũng có quy luật của ngẫu nhiên Tuy nhiên, quy luật của tấtnhiên khác quy luật của ngẫu nhiên Cái tất nhiên tuân theo quy luật động lực Nghĩa là quan hệ qua lại giữanguyên nhân và kết quả là mối quan hệ đơn trị Ứng với một nguyên nhân chỉ có một kết quả tương ứng Ví dụ, tatung vật gì lên cao nhất định nó sẽ phải rơi xuống đất do lực hút của trái đất Cái ngẫu nhiên tuân theo quy luậtthống kê Nghĩa là quan hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả là quan hệ đa trị Ví dụ, gieo đồng xu, chúng takhó mà biết chắc chắn là đồng xu sấp hay ngửa Đồng xu sấp hay ngửa sau mỗi lần gieo là ngẫu nhiên.
Ngẫu nhiên là phạm trù triết học chỉ cái không phải do bản chất kết cấu bên trong sự vật, mà do những nguyênnhân bên ngoài sự vật, do sự ngẫu hợp của những hoàn cảnh bên ngoài sự vật quyết định Ví dụ, trồng hạt ngô(tất nhiên) phải mọc lên cây ngô, chứ không thể lên cây khác Nhưng cây ngô tốt hay không tốt là do chất đất, thờitiết, độ ẩm bên ngoài hạt ngô quy định Đây chính là cái ngẫu nhiên
Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với
dụ, sự xuất hiện vĩ nhân trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu của lịch sử Nhưng ai là nhân vật vĩ nhân ấy lại làngẫu nhiên vì không do yêu cầu lịch sử quy định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác để đưa một nhân vật lênđứng đầu phong trào Nếu chúng ta gạt bỏ nhân vật này thì nhất định sẽ phải có người khác thay thế
Tất nhiên và ngẫu nhiên trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá cho nhau
Tất nhiên và ngẫu nhiên trong quá trình vận động của sự vật và trong những điều kiện xác định có thể chuyển hoácho nhau Cái này, trong mối quan hệ này được coi là tất nhiên thì trong mối quan hệ khác rất có thể được coi làngẫu nhiên Ví dụ, trao đổi hàng hoá là tất nhiên trong nền kinh tế hàng hoá, nhưng lại là ngẫu nhiên trong xã hộinguyên thuỷ - khi sản xuất hàng hoá chưa phát triển
Vì vậy, ranh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên cũng chỉ là tương đối Thông qua mối liên hệ này nó là cái tấtnhiên, nhưng thông qua mối liên hệ khác nó là cái ngẫu nhiên và ngược lại Ví dụ, một máy vô tuyến sử dụng lâungày, mãi “tất nhiên” sẽ hỏng, nhưng hỏng vào khi nào, vào giờ nào lại là “ngẫu nhiên”
Một số kết luận về mặt phương pháp luận
Trang 15Cái tất nhiên luôn thể hiện sự tồn tại của mình thông qua cái ngẫu nhiên Do vậy, muốn nhận thức cái tất nhiênphải bắt đầu từ cái ngẫu nhiên, thông qua cái ngẫu nhiên.
Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào cái tất nhiên, không nên dựa vào cái ngẫu nhiên Bởi lẽ, cái ngẫu nhiên làcái không gắn với bản chất của sự vật, còn cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện thích hợp nhất định Do đó, tronghoạt động thực tiễn, cần tạo ra những điều kiện thích hợp để ngăn cản hoặc thúc đẩy sự chuyển hoá đó theohướng có lợi cho con người Ví dụ, dựa trên cơ sở quan hệ tất nhiên và ngẫu nhiên này con người có thể uốn câycảnh theo con vật mình ưa thích, bác sỹ có thể kẹp răng cho trẻ em để răng đều, đẹp, v.v
d Nội dung và hình thức
Khái niệm nội dung và hình thức
Nội dung là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố, các quá trình tạo nên sự vật
Hình thức là phạm trù triết học chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liện hệ tươngđối bền vững giữa các yếu tố của sự vật Ví dụ, chữ “ANH” có nội dung là các chữ cái “A; N; H”, còn hình thức làcác chữ cái phải xếp theo thứ tự ANH; giữa 3 chữ cái này có mối liên hệ tương đối bền vững, nếu ta đảo phươngthức sắp xếp thì sẽ không còn là chữ “ANH” nữa mà thành chữ khác (Ví dụ, thành chữ NHA hoặc HNA)
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
Giữa nội dung và hình thức có sự thống nhất hữu cơ với nhau
Không có hình thức nào không chứa nội dung, cũng như không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hìnhthức nhất định Nội dung nào sẽ có hình thức tương ứng vậy
Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức còn thể hiện ở chỗ, các yếu tố tạo thành sự vật vừa góp phần tạo nênnội dung vừa tham gia tạo nên hình thức Vì vậy, nội dung, hình thức không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau.Trong ví dụ chữ ANH ở trên, thì ba yếu tố (ba chữ cái) A,N,H vừa tham gia làm nên nội dung, vừa tham gia cấuthành hình thức Do vậy, nội dung và hình thức của chữ ANH là thống nhất với nhau
Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức trong quá trình vận động, phát triển của sự vật
Trong quan hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức thì nội dung quyết định hình thức Nội dung biến đổi nhanh,hình thức thường biến đổi chậm hơn nội dung Do vậy, hình thức khi ấy sẽ trở nên lạc hậu so với nội dung và kìmhãm nội dung phát triển Hình thức sẽ phải thay đổi cho phù hợp với nội dung
Khi nội dung thay đổi thì sớm hay muộn hình thức cũng thay đổi theo Ví dụ, lực lượng sản xuất là nội dung cònquan hệ sản xuất là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất Do vậy, khi lực lượng sản xuất thay đổi thì sớm haymuộn quan hệ sản xuất phải thay đổi theo cho phù hợp với lực lượng sản xuất
Nội dung và hình thức có tính độc lập tương đối với nhau, mặc dù bị quy định bởi nội dung, nhưng hình thức cótính độc lập tương đối so với nội dung nên có thể tác động trở lại nội dung Điều này thể hiện ở chỗ:
Một nội dung có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Ví dụ, cùng là quá trình giáo dục đào tạo (gồm độingũ giáo viên, người học, cơ sở trường lớp, v.v) nhưng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (đó là
Trang 16cách thức tổ chức phân công việc dạy và học, sử dụng giảng đường, v.v khác nhau) Cùng một hình thức có thể thểhiện những nội dung khác nhau Ví dụ, cùng một hình thức giảng dạy như nhau nhưng được thực hiện trongnhững điều kiện, môi trường, khu vực khác nhau và với những kết quả khác nhau.
Hình thức cũng có tác động đối với nội dung, nhất là khi hình thức mới ra đời, theo hướng hoặc là tạo điều kiện,hoặc kìm hãm nội dung phát triển Nếu hình thức phù hợp với nội dung sẽ thúc đẩy nội dung phát triển Ngược lại,nếu hình thức không phù hợp với nội dung sẽ kìm hãm nội dung phát triển Ví dụ, nếu quan hệ sản xuất phù hợpvới trình độ lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Ngược lại, nếu quan hệ sản xuất khôngphù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển
Một số kết luận về mặt phương pháp luận
Vì nội dung và hình thức về cơ bản luôn thống nhất với nhau Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cầnchống khuynh hướng tách rời nội dung khỏi hình thức cũng như tách hình thức khỏi nội dung
Phải biết sử dụng sáng tạo nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động thực tiễn Bởi lẽ, cùng một nội dung có thểthể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; đồng thời, phải chống chủ nghĩa hình thức
Vì nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức có ảnh hưởng quan trọng tới nội dung Do vậy, nhận thức sựvật phải bắt đầu từ nội dung nhưng không coi nhẹ hình thức Phải thường xuyên đối chiếu xem xét xem giữa nộidung và hình thức có phù hợp với nhau không để chủ động thay đổi hình thức cho phù hợp
Khi hình thức đã lạc hậu thì nhất thiết phải đổi mới cho phù hợp với nội dung mới, tránh bảo thủ
e Bản chất và hiện tượng
Khái niệm bản chất và hiện tượng
Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bêntrong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó Ví dụ, trong xã hội có giai cấp bản chất của nhànước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội Bản chất này được thể hiện ra dướinhiều hình thức cụ thể khác nhau phụ thuộc vào tương quan giai cấp trong xã hội
Bản chất gắn bó với cái chung nhưng không phải cái chung nào cũng là bản chất Chỉ những cái chung nào quyđịnh sự vận động, phát triển cảu sự vật mới là cái chung bản chất Bản chất và quy luật là những phạm trù cùngbậc, tuy nhiên bản chất rộng hơn, phong phú hơn quy luật
Hiện tượng là phạm trù triết học chỉ cái là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất Ví dụ, hiện tượng thể hiện bản chấtcủa nhà nước (là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội) như là: đàn áp sự phản khángcủa các giai cấp đối địch; lôi kéo các giai cấp khác về phía mình, v.v
Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng thống nhất trong sự vật Điều này thể hiện:
- Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự thể hiện của bản chấtnhất định Bản chất nào thì sẽ thể hiện ra qua hiện tượng ấy