Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 84 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
84
Dung lượng
727 KB
Nội dung
Tiết 55,56. VỢ CHỒNG A PHỦ (TÔ HOÀI ) A- Mục tiêu cần đạt: - Hiểu được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi áp bức kìm kẹp của bọn thực dân và chúa đất thống trị. - Nắm được những đóng góp của nhà văn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trường quan sát những phong tục tập quán và lối sống của người HMông. - Cách trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ. B- Phương tiện thực hiện: SGK+ SGV+Bài soạn C-Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi D- Tiến trình lên lớp: 1- Kiểm tra bài cũ 2- Giới thiệu bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt I- Đọc –tìm hiểu 1-Tiểu dẫn H/S đọc SGK - Nêu những nét cơbản về nhà văn Tô Hoài ? I- Đọc –tìm hiểu 1-Tiểu dẫn -Tô Hoài sinh năm 1920. Tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ra và lớn lên ở quê ngoại làng Nghĩa Đô ( ven sông Tô Lịch) thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông nay là phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy Hà Nội - Quê nội ở làng Cát Động, Thị trấn Kim Bài, Tỉnh Hà Đông ( nay là Hà Tây). -Tô Hoài chỉ được học hết bậc tiểu học, làm nhiều nghề để kiếm sống trước khi cầm bút. Trước cách amngj tháng Tám năm 1945, Tô Hoài viết nhiều với hai đề tài chính: +Truyện về loài vật + Truyện về cuộc sống của những người thợ thủ công nghèo ở quê ngoại. - Năm 1943, Tô Hoài bí mật tham gia hội văn hoá cứu quốc. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, Tô Hoài làm báo cứu quốc và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc. -Năm 1947 Hội nhà văn Việt Nam được thành lập, Tô Hoài làm Tổng thư kí, pphó tổng thư kí. Ông từng là chủ tịch Hội văn học 1 nghệ thuật Hà Nội (1986-1996) -Tác phẩm chính: + Dế Mèn phiêu lưu kí (đồng thoại -1941) + O Chuột (tập truyện về loài vật -1942) …. + Quê Nhà (tiểu thuyết -1980) + Cát Bụi Chân Ai ( hồi kí -1992) + Chiều Chiều ( tự truyện -1999) … -Em có nhận xét gì về nhà văn Tô Hoài ? -Một nhà văn viết rất khoẻ. Một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, có gần 200 đầu sách thuộc thể loại khác nhau +Cộng am hiểu nhiều, vừa cụ thể, tỉ mỉ, vừa phong phú về đời sống và phong tục. +Lối kể chuyện tự nhiên, sinh động, cách miêu tả giàu chất tạo hình. Vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất thông tục +Quan niêm sáng tác của Tô Hoài: “ Viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc” (Trả lời phỏng vấn báo An ninh thế giới -2007). Năm 1996, Tô Hoài được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2- Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” - nét cơbản về hoàn cảnh và mục đích sáng tác ? 2- Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” a- Hoàn cảnh và mục đích sáng tác -Năm 1952, Tô Hoài đi với bộ đội giải phóng Tây Bắc Tô Hoài đã viết “ Truyện Tây Bắc” trong đó có Vợ Chồng APhủ. - b-Tóm tắt truyện (SGK) -Nêu chủ đề truyện ? c- Chủ đề -Miêu tả một đoạn đời bất hạnh của mị và A Phủ, khẳng định sức sông tiềm ẩn mãnh liệt ở Mị và sự vùng lên dù chỉ là tự phát. Đồng thời làm rõ quá trình giác ngộ đứng lên tiêu diệt kẻ thù dưới sự lãnh đạo của Đảng. II- Đọc –hiểu (phần trích dẫn – SGK ) II- Đọc –hiểu 1- Mị và APhủ là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi a, Nhân vật Mị 2 1- Mị và APhủ là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi - Mị được giới thiệunhư thế nào ? Em có nhận xét gì ? -Mị xuất hiện: “ Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra… cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. - “Tảng đá” là hiện thân nỗi đau khổ đè nặng lên cuộc đời người con gái, điển hình cho bao số phận bất hạnh. ---“Tàu ngựa” sự so sánh cuộc đời cua Mị cũng chẳng khác gì con trâu con ngựa cảu nhà giàu, còn khổ hơn kia. “ Con trâu, con ngựa ngày đi làm, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ. Đàn bà, con gái nhà này phải vùi đầu vào việc cả đêm lẫn ngày” và “ Đời người con gái lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài là một đời phải đi sau lưng con ngựa của chồng”. -Khuôn mặt là diện mạo của tâm hồn. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn lúc nào cũng “buồn rười rượi” trời ơi ! * Những dòng đầu truyện, giúp người ta nhận thức được cuộc đời của Mị. Đó là số phận bất hạnh đầy đau khổ. -Vì sao Mị phải lấy A Sử ? Những ngày làm dâu ở nhà thống lí Pá Tra Mị sống như thế nào ? Em có suy nghĩ gì ? -Vì món nợ truyền kiếp (Chao ôi ! Thế là cha mẹ ăn bạc nhà giàu từ kiếp trước. Bây giờ người ta bắt bán con trừ nợ”). Cuộc đời còn có nỗi khổ đau nào hơn thế. - Mị là một cô gái trẻ, đẹp, hồn nhiên và khao khát hạnh phúc. Nhưng Mị không lấy được người mình yêu. Có mấy tháng đầu “ đêm nào Mị cũng khóc”- nước mắt của đời đắng cay mặn chát, của nỗi uất nghẹn, dồn tụ . Mị về trình cha để đi chết. Nhưng lòng hiếu thảo đã ngăn Mị lại. Vì cha, vì món nợ mà Mị cắn răng chịu đựng kiếp sống tôi đòi, nhục nhã. - Kiếp sống nô lệ triền miên - Mị tê liệt mọi sức phản kháng và chỉ còn cam chịu số phận, sống mà như chết “ ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa”. . Mị không còn ý niệm về thời gian, không hi vọng, mong đợi, suốt ngày “ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị chỉ còn biết với công việc “ Mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại. Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài bó đay trên tay để tước thành sợi”. Mị chỉ là thứ công cụ. Đau xót biết nhường nào. -Căn buồng Mị ở “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng”-Cuộc sống hiện tại tăm tối . Nhìn về tương lai không rõ ràng “mờ mờ trăng trắng”. Căn buồng ấy gợi không khí của một nhà tù, của cuộc đời người con gái không có tự do, không hạnh phúc, tuyệt nhiên cũng không có niềm vui nào ? -Có bận Mị còn bị A Sử trói đứng trong buồng tối: “Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử cuốn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa”. Lúc ấy “ Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con 3 ngựa”, trói đứng là hình phạt nặng nề dã man của chế độ phong kiến thời trung cổ. -Tác giả giới thiệu về A Phủ như thế nào ? Em có suy nghĩ gì ? b, nhân vật A phủ -Mồ côi cả cha lẫn mẹ, anh, em A Phủ cũng vì dịch mà chết, bị bán A Phủ cho người Thái ở dưới núi. A Phủ không chịu được bỏ trốn lên núi cao, lưu lạc đến Hồng Ngài sống bằng nghề làm mướn. - A Phủ đã lớn “ biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo. A phủ khoẻ, chạy nhanh như ngựa. Con gái trong làng nhiều người mê, nhiều người nói “ Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. Nhưng A Phủ không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc. “A phủ không thể lấy nổi vợ” - Nhưng A Phủ cũng là người khao khát hạnh phúc: “ Ngày tết, A Phủ chẳng có quần áo mới như nhiều trai làng khác. A phủ chỉ có một chiếc vòng Vìa trên cổ, A Phủ cũng cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, đem con quay và cả quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng” - A Phủ có sức sống mạnh mẽ, khao khát tự do. Thuở nhỏ nhiều bất hạnh. Nhưng đã biết sống tự lập mặc dù nghèo khổ. Anh cũng là người lao động giỏi, nhiều người yêu quý. Nhưng a Phủ chỉ biết kiếm sống bằng bán rẻ sức lao động của mình. Đây cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi. -Cuộc đụng độ giữa A Phủ và A Sử như thế nào ? Em có suy nghĩ gì ? -Nguyên nhân vì cánh A Sử cậy thế con quan, còn muốn bắt nhiều con gái đẹp trong vùng về làm vợ, luôn phá đám các cuộc chơi của trai làng. Cuộc đụng đầu giữa A Phủ và A Sử được miêu tả: + “Lũ phá đám ta đêm qua đây rồi + “ A Phủ đâu ! A Phủ đánh chết nó đi -Hàng loạt những động tác được miêu tả: chạy vụt ra, vung tay ném, xốc tới, nắm, kéo, dập đầu, xé, đánh tới tấp. A phủ thật mạnh mẽ, hiên ngang, ham chuộng tự do, gan góc. Trận đòn áp đảo, khiến người đọc hả hê. Vì người ta chỉ thấy con quan đánh người chưa thấy người dân đánh lại con quan bao giờ. Đủ thấy A Phủ là người không biết sợ cho dù đó là cường quyền bạo lực -Vụ sử kiện được miêu tả như thế nào ? -Người bị sử tội bị quỳ giữa nhà, chịu đòn. “ A Phủ ra quỳ giữa nhà . Mặt A phủ xưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên vuốt tóc gọi A Phủ …Cứ như thế suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng gọi càng 4 đánh, càng chửi, càng hút …” Một trận đòn phũ phàng A Phủ phải gánh chịu. và gánh chịu luôn cả sự luận tội: “ Thằng a Phủ đánh người thì làng xử mày phải nộp …. Bao giờ hết nợ tao mới thôi” -Em có suy nghĩ gì về APhủ ? - A Phủ là người đi ở không công truyền kiếp, “ đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò”. -Sức sống tiềm ẩn của nhân vật Mị được miêu tả như thế nào ? 2-Sức sống tiềm ẩn mãnh liệt của nhân vật Mị. -Nhân vật Mị trong đoạn trích chỉ có hai lần tham gia vào đối thoại. + Lần thứ nhất nói với cha “ Con nay đã biết cuốc nương làm ngô. Con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” +Lần thứ hai nói với a Phủ ở đoạn cuối “ đi ngay …A Phủ cho tôi đi …Ở đây thì chết mất” Mị sống hầu như câm lặng. Điều ấy chứng tỏ Mị có sức sống nội tâm. Nó dồn nén, tích tụ âm thầm, mạnh mẽ. -Sức sống ấy bộc lộ ngay từ lúc mới bị bắt về làm dâu nhà thông lí. Mị đã phản ứng một cách quyết liệt định ăn lá ngón. ý định này là tiêu cực. Nhưng với Mị sống như thế thà chết còn hơn. - Sức sống được dồn nén, tích tụ từ lâu trong ý nghĩ, tâm trạng. Nhất định, có dịp, nó sẽ bùng lên. Đấy là buổi sáng mùa xuân khi cái tết về với đất Hồng Ngài “ Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi” + “ Mị ngồi nhẩm thầm bài hát người đang thổi: Mày có con trai con gái Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu” Mị từ nghe đến nhẩm thầm theo lời bài hát người đang thổi. Khát vọng hạnh phúc tình yêu đôi lứa như ngọn lử đang nhen nhóm lên trong lòng cô gái tội nghiệp. + “ Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say…Lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn ở đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi …Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Men rượu hay men cuộc đời, men hạnh phúc, men tình yêu đã khiến Mị sống với quá khứ. Vì quá khứ đời Mị đẹp lắm. Tiếng sáo hay là âm thanh của cuộc đời ngày ấy. Tiếng sáo gọi 5 bạn cũng là tình yêu thuở xa đang trỗi dậy trong lòng Mị. Tác giả như không muốn để mất cơ hội, vì thế mạnh kể không rẽ sang chi tiết nào ngoài tâm trạng của Mị. + “ Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết. Huống chi ASử với Mị không có lòng mà vẫn phải ở với nhau” Niềm vui như hiện hình phơi phới trở lại. Người con gái ấy như nhìn thấy, cảm thấy sức dào dạt của tuổi thanh xuân, tới hai lần khẳng định ( Mị trẻ lắm, Mị còn trẻ lắm ) . Mị không hề mặc cảm, cứ như bùn lầy tăm tối màvươn lên ánh sáng. Một khi sức sống đã khẳng định, nó mạnh mẽ lắm. Nó có thể ngang bằng sổ ngay mà đấu lí. Mị không bằng lòng A Sử, không yêu A Sử thì tại sao Mị cứ phải sống cam chịu mãi đến bao giờ. Giữa lúc ấy tiếng gọi của tình yêu, khát vọng hạnh phúc vẫn “lơ lửng bay ở ngoài đường: Anh ném Pao em không bắt Em bắt Pao nào” Tiếng gọi ấy như giục giã lòng Mị. Khát vọng và sức sống đã chuyển từ tâm trạng sang cử chỉ hành động: “ Mị sắn mỡ bỏ thêm vào ống đèn cho sáng”. Cho sáng lên căn buồng vốn dĩ tối tăm này, cho mở mày mở mặt, cho chút hi vọng loé sáng. Mị quyết định đi chơi. Trong đầu mị lúc này “ đang rập rờn tiếng sáo. Những cử chỉ: + “ quấn lại cái tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách … Mị rút thêm cái áo”. Những cử chỉ lạ, hiếm thấy ở Mị từ khi về làm dâu gạt nợ đến giờ. Dường như những cử chỉ ấy chuẩn bị cho sự bùng phát + A Sử đã dập tắt ý định đi chơi của Mị. Bị trói trong buồng tối: “ Trong bóng tối, Mị đứng im lặng như không biết mình đang bị trói … Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi” Trái tim Mị vẫn thổn thức nghe lời bài hát đang thổi. Mị vẫn sống với khao khát cháy bỏng. Nó chỉ chờ thời cơ là vùng lên. -Sức sống của Mị được thể hiện ở hành động dũng cảm, mạnh mẽ. Hãy phân tích hành động ấy ? -Đó là hành động của A Phủ Nếu khát vọng hạnh phúc của Mị lúc đầu là nhờ có sự tác động của tiếng sáo để dưa Mị trở về sống với quá khứ, những kỉ niệm đẹp thì cảnh a Phủ bị trói ngay lối đi lại ra, vào trong bếp lại là tác động của hiện tại + Lúc đầu ngọn lửa trong lò bốc cao cũng là lúc ngọn lửa trong lòng Mị lịm tắt. Mị chẳng còn nghĩ tới chuyện đi chơi xuân nữa. “ A 6 Sử còn muốn bắt nhiều người con gái về làm vợ, Mị cũng chẳng nói gì”. “ A Phủ dẫu có là cái xác không hồn cũng thế thôi”. Nhưng cũng nhờ ngọn lửa “ Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” Mị nghĩ đến cảnh mình cũng đã từng bị trói như thế “ nhiều lần khóc. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được”. Mị nghĩ tới người đàn bà bị trói chết trong cái nhà này. Mị nghĩ về quân ác “ Trời ơi ! nó bắt trói đứng người ta đến chết … Chúng nó thật độc ác”. Mị nghĩ đến kết cục thảm thương của A Phủ “ Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét phải chết”. Cả những lí lẽ giản đơn của người trong cuộc “ Ta là đàn bà bị nó bắt trình ma nhà nó rồi chết đã đành. Người kia việc gì phải chết”. Cái lí ấy cũng xuất phát từ khát vọng sống tự do. + Ngọn lửa trong lò không còn bốc cao nữa “ đám than đã vạc hẳn lửa”cũng là lúc ngọn lửa cuộc đời trong lòng Mị rực sáng. Mị nghĩ đến chuyện của A Phủ. Nhưng người nô lệ dù dũng cảm đến đâu cũng nơm nớp lo sợ: “ Lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy”. Đây là chi tiết không phải là mềm yếu của Mị. Đó là những chi tiết rất thật. Nếu Tô Hoài để cho Mị cứu A Phủ ngay từ đầu thì không đảm bảo tính lô gíc của nội tâm nhân vật. + Mị đã quyết định cứu A Phủ: “ Mị cầm dao cắt nút dây mây. Cởi trói cho A Phủ và cởi trói luôn cả cuộc đời mình. Mị tình nguyện theo A Phủ “ A Phủ ! cho tôi đi với ở đây thì chết mất”. Mị đã chạy ra. “ Trời tối lắm! Mị vẫn băng đi đuổi kịp a Phủ”. -Em có suy nghĩ gì về hành động của Mị ? -Mị cứu A Phủ và tự giải thoát cuộc đời mình. Mị nhận ra ở lại là chết. Con người chạy trốn khỏi cái chết. Mặc dù đây chỉ là hành động tự phát nhưng nó chứng minh một cách rõ ràng quy luật hiện thực của đời sống. “ Tức nước vỡ bờ”. Bị đè nén áp bức đến mức độ nào đó, con người đã vụt đứng dậy. -Để chứng minh “ Vợ chồng A Phủ” là truyện giàu tính nhân đạo. Em phải dẫn những chi tiết nào ? - Phải dẫn ba chi tiết: + Một là sự cảm thông chia sẻ với số phận bất hạnh của con người * Mị và a Phủ đều là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi. * Nạn cho vay lãi là hình thức bức tử người lao động. +Hai là khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người * Mị và A Phủ có những phẩm chất: khao khát hạnh phúc, tự do, lao động giỏi, có lòng hiếu thảo. +Ba là lên án hành vi vô nhân đạo * Vụ xử kiện 7 * Hành động trói vợ của A Sử -Sau khi đã đọc hiểu em có suy nghĩ như thế nào về nhân vật Mị và A Phủ ? -Hai nhân vật có phần giống nhau về hoàn cảnh sống đều là người nô lệ trong chế độ phong kiến miền núi. -Nhưng có tính cách khác nhau + Mị được miêu tả và xây dựng tính cách chủ yếu qua dòng suy nghĩ, tâm trạng nhiều hơn. + A Phủ gan góc, bộc trực, táo bạo được thể hiện ở hành động. +Ngòi bút tác giả rất tinh tế khi soi vào nội tâm nhân vật Mị diễn tả diễn biến của tâm trạng. -Nghệ thuật truyện “ Vợ chồng A Phủ” được thể hiện ở những điểm nào ? 3. -Nghệ thuật -Một là xây dựng nhân vật (Mị và A Phủ ) *Để nhân vật xuất hiện lúc nào đều có ý định và buộc người đọc, người nghe phải chú ý. *Ngòi bút tinh tế trong phân tích tâm trạng *Miêu tả hành động nhân vật để khẳng định sự mạnh mẽ, táo bạo (A Phủ) *Nhân vật A Sử lạnh lùng ác độc (Hành động trói Mị ) -Hai là tả cảnh thiên nhiên và phong tục tập quán. *Thiên nhiên có những nét riêng qua đương nét và màu sắc “ Trong các làng Mỡo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ” và “ Tiêng chó sủa xa xa những đêm tình mùa xuân đã đến” và “Tết đến giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng” *Phong tục tập quán cũng có nét riêng + “ Ở mỗi đầu làng đều có mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày tết. Trai, gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh Pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy”. + “ Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn tết khi gặt hái vừa xong không kể ngày tháng nào. Ăn tết như thế cho kịp mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới” + “ ở đầu núi lấp ló đã có tiêng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi” hoặc “ Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ĩ. Người ấp đồng vẫn còn nhảy lên xuống run bần bật. Hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa”. + “ Trên sườn núi các nương ngô, nương lúa gặt xong. Ngô lúa đã xếp yên đầy nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ đã tinh nghịch đốt những 8 lều canh nương để sưởi lửa” III- Củng cố Ghi nhớ SGK E. Tài liệu tham khảo Tiết 57,58. Viết bài số 5 ( Nghị luận văn học) A- Mục tiêu cần đạt: -Củng cố cách viết bài văn nghị luận, ứng dụng kiến thức đã học vào bài viết B- Phương tiện thực hiện: SGK+SGV+Bài soạn C- Cách thức tiến hành: Học sinh thực hành. D- Tiến trình lên lớp: 1- kiểm tra bài cũ 2- Giới thiệu bài mới Đề bài: Phân tích sức sống tiềm tàng trong nhân vậy Mị ( Vợ Chồng A Phủ- Tô Hoài) Đáp án: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm -Giới thiệu về số phận nhân vật -Sức sống tiềm ẩn mãnh liệt của nhân vật Mị. -Nhân vật Mị trong đoạn trích chỉ có hai lần tham gia vào đối thoại. + Lần thứ nhất nói với cha “ Con nay đã biết cuốc nương làm ngô. Con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” +Lần thứ hai nói với a Phủ ở đoạn cuối “ đi ngay …A Phủ cho tôi đi …Ở đây thì chết mất” Mị sống hầu như câm lặng. Điều ấy chứng tỏ Mị có sức sống nội tâm. Nó dồn nén, tích tụ âm thầm, mạnh mẽ. -Sức sống ấy bộc lộ ngay từ lúc mới bị bắt về làm dâu nhà thông lí. Mị đã phản ứng một cách quyết liệt định ăn lá ngón. ý định này là tiêu cực. Nhưng với Mị sống như thế thà chết còn hơn. - Sức sống được dồn nén, tích tụ từ lâu trong ý nghĩ, tâm trạng. Nhất định, có dịp, nó sẽ bùng lên. Đấy là buổi sáng mùa xuân khi cái tết về với đất Hồng Ngài “ Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi” + “ Mị ngồi nhẩm thầm bài hát người đang thổi: Mị từ nghe đến nhẩm thầm theo lời bài hát người đang thổi. Khát vọng hạnh phúc tình yêu đôi lứa như ngọn lử đang nhen nhóm lên trong lòng cô gái tội nghiệp. + “ Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say…Lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn ở đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi …Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Men rượu hay men cuộc đời, men hạnh phúc, men tình yêu đã khiến 9 Mị sống với quá khứ. Vì quá khứ đời Mị đẹp lắm. Tiếng sáo hay là âm thanh của cuộc đời ngày ấy. Tiếng sáo gọi bạn cũng là tình yêu thuở xa đang trỗi dậy trong lòng Mị. Tác giả như không muốn để mất cơ hội, vì thế mạnh kể không rẽ sang chi tiết nào ngoài tâm trạng của Mị. + “ Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết. Huống chi ASử với Mị không có lòng mà vẫn phải ở với nhau” Niềm vui như hiện hình phơi phới trở lại. Người con gái ấy như nhìn thấy, cảm thấy sức dào dạt của tuổi thanh xuân, tới hai lần khẳng định ( Mị trẻ lắm, Mị còn trẻ lắm ) . Mị không hề mặc cảm, cứ như bùn lầy tăm tối màvươn lên ánh sáng. Một khi sức sống đã khẳng định, nó mạnh mẽ lắm. Nó có thể ngang bằng sổ ngay mà đấu lí. Mị không bằng lòng A Sử, không yêu A Sử thì tại sao Mị cứ phải sống cam chịu mãi đến bao giờ. Giữa lúc ấy tiếng gọi của tình yêu, khát vọng hạnh phúc vẫn “lơ lửng bay ở ngoài đường: Anh ném Pao em không bắt Em bắt Pao nào” Tiếng gọi ấy như giục giã lòng Mị. Khát vọng và sức sống đã chuyển từ tâm trạng sang cử chỉ hành động: “ Mị sắn mỡ bỏ thêm vào ống đèn cho sáng”. Cho sáng lên căn buồng vốn dĩ tối tăm này, cho mở mày mở mặt, cho chút hi vọng loé sáng. Mị quyết định đi chơi. Trong đầu mị lúc này “ đang rập rờn tiếng sáo. Những cử chỉ: + “ quấn lại cái tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách …Mị rút thêm cái áo”. Những cử chỉ lạ, hiếm thấy ở Mị từ khi về làm dâu gạt nợ đến giờ. Dường như những cử chỉ ấy chuẩn bị cho sự bùng phát + A Sử đã dập tắt ý định đi chơi của Mị. Bị trói trong buồng tối: “ Trong bóng tối, Mị đứng im lặng như không biết mình đang bị trói … Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi” Trái tim Mị vẫn thổn thức nghe lời bài hát đang thổi. Mị vẫn sống với khao khát cháy bỏng. Nó chỉ chờ thời cơ là vùng lên. - Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. E E. Tài liệu tham khảo Tiết 59,60. NHÂN VẬT GIAO TIẾP A- Mục tiêu cần đạt: - Nắm vững các đặc điểm và vai trò trong hoạt động giao tiếp, cùng tác động chi phối lời của các nhân vật. - Có kĩ năng nói và viết phù hợp với vai trò giao tiếp trong từng ngữ cảnh thích hợp. B- Phương tiện thực hiện: SGK+SGV+Bài soạn C- Cách thức tiến hành:Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi D- Tiến trình lên lớp: 1- kiểm tra bài cũ 10 [...]... ngày đang thò bannnf tay gân guốc đến từng nhà, mẹ con Tràng vẫn tin ở sự sống Chỉ có nguồn sống hết mình mới có niềm tin như thế -Niềm khao khát hạnh phúc của người mẹ có được từ yếu tố nào ? -Bắt nguồn từ khát vọng của vợ chồng Tràng và sâu xa hơn từ lòng yêu thương con người Với người con gái xa lạ, bà cu Tứ thật thiện cảm + “ Các con lấy nhau” + “ Con cái chúng mày sau này” 18 + “ Con ngồi xuống... là lời van xin của: *Anh Mịch: “Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết”và “cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy”, đến năn nỉ “ông thương phận nào con nhờ phận ấy” *Có người mang lễ vật đến xin ông Lí: “bác phô gái dịu dàng đặt cành cau lên bàn: Lạy thầy, nhà con thì chưa cắt cơn … lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con đừng... trong tâm trạng: “ Thấy con mình có vợ, bà cụ Tứ thấy không biết nên buồn hay nên vui” Vui vì con mình có vợ “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình Mà con mình mới có vợ được” Bà cụ Tứ cũng buồn vì “hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình” Bà cụ buồn vì gia cảnh nhà 17 mình: “ Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà... gỡ tự nhiên này ? - Có cái gì rất vui mà cũng thật cám cảnh Vui vì con người nên vợ, nên chồng Đây cũng là tình cảm tự nhiên của con người Nhưng cũng thật cám cảnh Cái đói đa xlàm cho con người chẳng còn biết ý tứ, xấu hổ là gì Chỉ có bốn bát bánh đúc lúc đói mà nhặt được vợ, giá trị con người thật rẻ rúng Đây là điều thật tâm đắc Con người tự suy nghĩ về số phận của chính mình - Mặt khác tình huống... càng không sợ chết, chỉ tiếc không có mặt trong ngày nổi dậy Con người đã từng giáp mặt với kẻ thù, đã từng bị bắt, bị tra tấn mới có được phẩm chất ấy Đó là con người nửa đời lửa đạn Anh không hề kêu van vì với anh “ Người cộng sản không biết van xin” * Đôi bàn tay T Nú giúp người đọc nhận ra quá trình trưởng thành của anh Đó là bàn tay của con người biết nhận thức về mình, khi học cái chữ không vào... về cuộc sống và con người ở nông thôn mà ông hiểu sâu sắc về họ Những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng - Kim Lân đã xuất bản tập truyện ngắn “Nên vợ nên chồng” (1955) và “con chó xấu xí” (1962) - Kim Lân được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001 2- Truyện ngắn “ Vợ nhặt” - “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân được rút trong tập truyện “ Con chó xấu xí”... máu lớn” + “ Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi ở những cây đó nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết” Ta thấy như con người đang bị đau đớn, cái chết đang vây lấy, đang đe doạ Đằng sau hình ảnh ấy là những con người của dân làng Xô Man bị sát hại -Nêu những dẫn chứng con người lũ làng Xô Man... đỡ mỏi chân” + “ Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót Nó bây giờ là dâu là con trong nhà này rồi” + “Thấp giọng xuống thân mật: Nhà mình thì nghèo con ạ … cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi … Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá” Bà cụ tứ vui vẻ nhận dâu, nhận con Đó là xuất phát từ lòng yêu thương con người, từ khát vọng hạnh phúc Điều mà nhà văn muốn khẳng định -Niềm khao khát... của người anh hùng trên quê hương của Đam Săn, Xinh Nhã, của anh hùng Núp thời đánh Pháp Là hiện thân của con 31 người miền Nam kiên cường 2- Bản tình ca về cuộc sống con người - Yừu tố nào đã làm nên sức mạnh của con người miền Nam ? - Đó là tình yêu thương “ Rừng xà nu” là bản tình cavề cuộc sống con người + Lòng dân với Đảng và Đảng với dân đã tạo nên tình cảm thiêng liêng mà gần gũi chân tình T Nú... sân hong Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín đầy ăm ắp Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch” Ta nhận ra dường như mẹ con Tràng trước đó chỉ sống tạm bợ, sống cho qua ngày đoạn tháng Nhặt được vợ gia đình khác hẳn Thay đổi nhất là Tràng “ Tràng thương yêu và gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng Hắn đã có một gia đình, hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy Cái nhà như tổ ấm che . lòng yêu thương con người. Với người con gái xa lạ, bà cu Tứ thật thiện cảm + “ Các con lấy nhau” + “ Con cái chúng mày sau này” 18 + “ Con ngồi xuống. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát người đang thổi: Mày có con trai con gái Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu” Mị từ nghe đến nhẩm