1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp học

15 618 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 120,5 KB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp họcSKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp họcSKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp họcSKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp họcSKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp họcSKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp họcSKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp họcSKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp họcSKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp họcSKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp họcSKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp họcSKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp họcSKKN Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp học

Trang 1

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU……… …………1

I Tóm tắt đề tài, giới thiệu……… …… 1

II Đối tượng nghiên cứu……… ……… 1

III Phương pháp nghiên cứu……… ………… 1

B PHẦN NỘI DUNG……… ……….2

I Hiện trạng……… ………… 2

II Giải pháp thay thế……… ……… 3

III Vấn đề nghiên cứu……….………… …….9

IV Thiết kế……… 10

V Đo lường……….……….12

VI Phân tích và bàn luận kết quả……….………13

C KẾT LUẬN………14

Tài liệu tham khảo ……… ………… 16

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Tóm tắt đề tài, giới thiệu

“Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng” Đúng vậy, với đối tượng là học sinh Tiểu học, vấn đề này càng quan trọng hơn Thực tế qua những năm công tác được dạy nhiều đối tượng học sinh khác nhau, tôi luôn nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một nề nếp lớp học phù hợp với từng đối tượng học sinh để tạo cho không khí lớp học luôn thoải mái, hiệu quả Đặc biệt là đối tượng học sinh vùng Bản, điều đó càng cần thiết hơn Vì vậy, với đề tài này, tôi sẽ đưa ra những giải pháp xây dựng lớp có nề nếp tốt, xây dựng cho học sinh có nề nếp trong mọi hoạt động vui chơi, học tập dựa trên những thực trạng của đối tượng học sinh mà tôi đã khảo sát đầu năm Trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ thực nghiệm các biện pháp đưa ra với học sinh lớp 5H – điểm trường Trung tâm – Trường Tiểu học Hướng Phùng

II Đối tượng nghiên cứu

- Các biện pháp xây dựng nề nếp dạy và học

- HS lớp 5H

- Hiện trạng về nề nếp của HS

III Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp vấn đáp: Hỏi – đáp học sinh về nhu cầu học tập, giáo viên chủ nhiệm qua từng năm học

- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức các biện pháp trong mỗi giờ vui chơi, học tập, ngoại khoá

- Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả thi đua hàng tháng của học sinh

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG

I Hiện trạng

Năm học 2013- 2014 là năm học thứ tám thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Thủ tướng Chính phủ trong ngành giáo dục Trong đó, vấn đề cần quan tâm là tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp Muốn vậy thì việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh là công việc cần phải đặt ra và duy trì thường xuyên trong mỗi nhà trường, mỗi lớp học và cũng là nhiệm vụ không thể thiếu của mỗi giáo viên Nhưng muốn để có chất lượng thì công việc đầu tiên là phải tạo nên một nề nếp

và vui chơi của học sinh Bởi vì “Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng” Vậy làm thế nào

để cho mọi hoạt động vui chơi, học tập của các em đi vào nề nếp, phát huy tính tự giác của mỗi học sinh nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện Đây

là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng tìm ra đáp số đích thực cho nó quả là không đơn giản chút nào

Theo quan điểm trong nhà trường Tiểu học, muốn giáo dục học sinh toàn diện

về mọi mặt đạt kết quả cao, học sinh học tốt, giáo viên có hứng thú dạy và có sự hoạt động đồng bộ của thầy và trò, để cho lớp học sinh động trước hết phải có nề nếp lớp học tốt, học sinh có ý thức tự giác và tự quản tốt Trong “Từ điển tâm lý học” đã khái

niệm về nề nếp lớp học: “Lớp học là những chuẩn mực của giáo viên yêu cầu học

sinh thực hiện” Như vậy, nề nếp là những chuẩn mực, hay nói cách khác là những

quy định của giáo viên có tính chuẩn mực đề ra bắt buộc mọi học sinh phải thực hiện tốt, không thể làm trái hoặc làm ngoài những quy định trên Cho nên trong thực tiễn giảng dạy cho thấy vai trò của nề nếp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh Trong thực tế, nếu như một tiết học cho dù giáo viên có nắm vững kiến thức, phương pháp truyền thụ tin giản khoa học, hấp dẫn đến chừng nào mà lớp học không có nề nếp thì tất yếu sự lĩnh hội kiến thức sẽ thấp và chắc chắn là không bao giờ có chất lượng cao Vì vậy, việc xây dựng nề nếp học tập và tự quản tốt là một yêu cầu cơ bản quan trọng trước mắt đối với việc học tập của học sinh và cả đối với

Trang 4

tương lai sau này của các em khi các em bước vào đời và có cơ sở vững vàng cho các lớp tiếp theo

Đặc biệt, trường Tiểu học Hướng Phùng bao gồm những đối tượng học sinh khác nhau Gia đình các em có mức sống trung bình và nhất là có sự phân hoá sâu sắc Một tập thể không nhiều nhưng các em xuất thân từ nhiều thành phần: Con em người Vân Kiều, người Kinh, con em của cán bộ công chức, nông dân,… Chính vì vậy, nề nếp học tập, vui chơi và ngay cả cách cư xử của mỗi em một vẻ Những năm học trước đây, nhà trường đã nhận thấy rằng muốn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường phải bắt đầu từ việc xây dựng nề nếp học tập, vui chơi cho các em Thực tế đã cho thấy ít nhiều đã thành công trong giải pháp này Do vậy bản thân tôi tiếp tục hoàn thiện những giải pháp để xây dựng nề nếp và đúc kết thành kinh nghiệm nhỏ này

Qua những năm dạy học, tôi cũng đã tìm tòi nhiều biện pháp, rút ra một vài kinh nghiệm của bản thân và cả việc học hỏi những đồng nghiệp đi trước có uy tín và

năng lực Xuất phát từ những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp học.”

II Giải pháp thay thế

Để tìm ra giải pháp thích hợp, tôi đã tìm hiểu kĩ đối tượng, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh Đồng thời, ngay đầu năm học tôi đã tạo ra nề nếp lớp học với một

số nhiệm vụ cơ bản là tổ chức, quản lí, theo dõi các hoạt động, khen chê đúng lúc có tác dụng kích thích các thành viên trong lớp bằng các hoạt động cụ thể sau:

+ Xây dựng, tổ chức tập thể lớp thành một tập thể tự giác

+ Tổ chức, điều khiển và lãnh đạo các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

+ Thiết lập, phát triển các mối quan hệ trong lớp và với cha mẹ học sinh

Sau đây là những biện pháp cụ thể mà tôi đã thực hiện

1 Tìm hiểu đối tượng học sinh

Trang 5

Để thực hiện tốt chức năng quản lí, giáo dục học sinh, tôi đã tìm hiểu mỗi học sinh mà mình phụ trách ngay từ khi nhận lớp Bởi việc tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm riêng của từng học sinh sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm phân loại đối tượng, làm nền tảng cho sự phân nhóm học tập sau này Trong quá trìn tìm hiểu, tôi đã tìm hiểu về các khía cạnh cụ thể:

- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, công việc làm của bố mẹ các em,

số con trong gia đình, nếp sống, mức sống của gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đến vấn đề học tập của con mình và điều kiện học tập của mỗi em để ta có thể tìm ra những nguyên nhân từ những biểu hiện của học sinh

- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm sinh lí của từng học sinh: (thị lực, giọng nói, khả năng nghe, khả năng tư duy,…) để có thể sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp

- Phát hiện những năng khiếu, sở trường, sở đoản của các em về một môn học nào đó để giúp cho các em không học lệch hoặc quá xa rời tập thể trong hoạt động

- Ngoài ra tôi cũng tìm hiểu trình độ nhận thức, mối quan hệ với tập thể và khả năng giao tiếp với những người xung quanh của mỗi học sinh

- Nghiên cứu hồ sơ học sinh (học bạ, sơ yếu lí lịch của học sinh từ lớp dưới) để biết khả năng học tập, năng khiếu học từng môn

- Quan sát hoạt động và mối quan hệ hằng ngày của học sinh có thể thông qua một vài hoạt động nhỏ trong lớp hoặc thông qua một buổi lao động vệ sinh, phân công trực nhật, phân công dụng cụ lao động bằng hình thức tự giác

- Trao đổi với phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm học

2 Xây dựng tập thể

Lớp học là không gian ảnh hưởng khá lớn đến tính cách của mỗi học sinh Chính vì điều đó, tôi luôn mong muốn tạo ra một không khí lớp học thân thiện, cởi

mở, hoà đồng, đoàn kết Qua đó tôi đã thành lập Ban cán sự lớp, chọn những học sinh năng động, hoạt bát và có năng lực quản lý lớp trên cơ sở lớp học trước và theo sự đề xuất của các học sinh trong lớp, cho học sinh xung quanh giữ chức vụ thông qua sự

Trang 6

tán thành của lớp Nếu đã được tín nhiệm của tập thể thì Ban cán sự sẽ nỗ lực làm việc một cách tự giác Và nếu đã tín nhiệm thì các thành viên sẽ có ý thức chấp hành những quy định do Ban các sự đưa ra

Ngoài ra, tôi đã thành lập Ban cán sự bộ môn, chọn mỗi bộ môn học sinh giỏi

về môn đó để có thể giúp giáo viên giảng lại cho các bạn những chỗ chưa hiểu Thành lập các nhóm học tập và hoạt động Đây là khâu quan trọng vì cần có sự đồng đều giữa các nhóm thì phong trào thi đua mới thường xuyên và có hiệu quả Xây dựng một tập thể học sinh đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau Mọi hoạt động đều diễn

ra dưới hình thức thi đua có tổng kết khen, chê kịp thời

3 Xây dựng nề nếp học tập

Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi học sinh khi đến trường và thành tích học tập cũng là thước đo của quá trình rèn luyện phấn đấu của học sinh Vì vậy, tôi đã

sử dụng nhiều biện pháp để xây dựng nề nếp học tập cho các em bằng các việc làm cụ thể:

+ Phân “Nhóm học tập” ở nhà và phân công “Đôi bạn cùng tiến” (phân công

em khá, giỏi kèm em yếu để giúp các em đó có thể theo kịp tiến độ học tập của lớp)

+ Truy bài đầu giờ: yêu cầu học sinh phải thực hiện nghiêm túc và thường xuyên theo 2 bước:

Bước 1: Các nhóm trưởng kiểm tra bài các thành viên trong nhóm

Bước 2: Nhóm trưởng nhóm A kiểm tra nhóm B, hoặc nhóm C…(thường xuyên

có sự thay đổi)

+ Xây dựng bài: Việc các thành viên tham gia xây dựng bài cũng đưa vào thi đua, chấm điểm lẫn nhau (cộng điểm tốt cho một lần phát biểu)

- Trong mỗi giờ học, tôi thường xuyên chấm trả bài đầy đủ để nắm được tình hình sức học của các em kịp thời uốn nắn, giúp các em thấy được lỗi của mình từ đó

có hướng khắc phục

Trang 7

- Trong quá trình dạy học, giáo viên l người điều khiển, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập; học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức Vì vậy, tôi đã

áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Ví dụ: Trong phân môn Tập đọc, phần tìm hiểu bài tôi thường chức thành một trò chơi (tôi đố, tôi đố – đố gì đố gì?) Hoặc: để nhắc lại tên một bài đã học, ta sử dụng trò chơi những ô chữ kì điệu Hoặc: thi đua 3 tổ tiếp sức: viết số lên các toa tàu hoả, tàu nào được điền số xong nhanh nhất thì tổ đó về đích trước …

- Tôi cũng sử dụng phương pháp: học mà chơi – chơi mà học, nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến những lớp xung quanh

Ví dụ: Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả lớp Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô giao …

Ngoài những việc làm trên, tôi thường xuyên kết hợp với các giáo viên bộ môn

để biết được những tiết học không có GVCN, học sinh đi học có đầy đủ không? Đi học có đúng giờ không? Trong giờ học có chú ý theo dõi bài, tinh thần và thái độ học tập như thế nào? để kịp thời uốn nắn, giáo dục các em Cuối mỗi tuần, trong tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng lên nhận xét trước lớp về các mặt hoạt động được hình thành trên các biểu mẫu, tiêu chí như sau:

BẢNG THEO DÕI THI ĐUA HÀNG NGÀY Thứ…… ngày……tháng……năm

Chuyên cần (10 điểm) vắng 1 trừ

2 điểm, trễ trừ 1 điểm

Học và làm bài cũ (20 điểm) 1

bạn không thuộc bài trừ 5 điểm

Nề nếp (20 điểm) 1 bạn làm mất

trật tự trừ 2 điểm

Cộng điểm cả ngày

Trang 8

BẢNG THEO DÕI THI ĐUA TUẦN…/ THÁNG

* Sau mỗi tháng, tôi cùng với Ban cán sự lớp tổng kết những ưu, khuyết điểm của mỗi tuần, mỗi tháng công khai trên bảng thi đua của lớp như sau:

BẢNG THEO DÕI THI ĐUA

LỚP: 5H Tháng:

Sau mỗi học kì, tôi cũng đã tổng kết, xếp loại và khen thưởng cho các tổ, cá nhân tích cực trong hoạt động học tập và đạt thành tích cao trong học

tập Đồng thời rút ra nguyên nhân, những hạn chế của từng học sinh để phản ánh với phụ huynh để cùng cộng tác giúp đỡ

4 Xây dựng nề nếp hành vi đạo đức

Về mặt tâm lý học tiểu học: Quá trình sư phạm tổng thể là một quá diễn ra cùng lúc hai quá trình cơ bản khác: đó là quá trình giáo dục và quá trình dạy học Hai quá trình này luôn luôn tác động lẫn nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng lâu dài và phức tạp Trong quá trình giáo dục có sự góp mặt của quá trình dạy học và ngược lại Chính vì vậy người giáo viên ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm vững những kiến

Trang 9

thức cơ bản còn l một người mẹ hiền luôn tận tuỵ với những đứa con bé bỏng yếu ớt của mình Nói cách khác, song song với việc dạy học, tôi còn có các khâu giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học

Ví dụ: bài “Em là học sinh lớp 5” Qua bài học các em biết giữ vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh lớp học, sân trường … Tự giác làm những nhiệm vụ được giao của mình

5 Kết hợp với phụ huynh học sinh và tổ chức các hoạt động vui chơi

Phụ huynh có vai trò rất lớn trong việc học tập và rèn luyện của học sinh Vì vậy, ta cần phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh, bằng cách:

- Thông báo tình hình học tập, hoạt động và kết quả học tập của học sinh với phụ huynh có thể từng tuần, tháng thông qua khoảng thời gian ngắn phụ huynh đưa đón học sinh để phối hợp tổ chức hoạt động và thực hiện nhiệm vụ giáo dục

- Mời ban đại diện phụ huynh của lớp đến dự họp trong những lần tổng kết thi đua hằng tháng để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con mình và có trách nhiệm góp phần trong việc khen thưởng học sinh trong lớp

6 Phối hợp với tổ chức hoạt động Đội – Sao trong nhà trường

Hoạt động Đội - Sao cũng sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng của lớp Nề nếp hoạt động của Chi đội dựa trên cơ sở hoạt động của lớp Các hoạt động đều mang tính thi đua thì hoạt động sẽ đi vào nề nếp, phát huy tính tự giác của các em Trong hoạt động này, với vai trò là anh chị phụ trách tôi luôn gần gũi với các

em trong hoạt động và các trò chơi bổ ích lành mạnh và có sự áp dụng kiến thức đã học vào trò chơi Để ta có thể tạo điều kiện cho học sinh thoải mái sau những giờ học, tránh khỏi tình trạng hỏng kiến thức

Một điều không thể quên rằng giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức, chịu trách nhiệm trong công tác thi đua Vì vậy, trước tiên là phải công bằng, vô tư, biết khen chê kịp thời và tế nhị để có thể kích thích thành viên tốt, động viên thành viên chưa tích cực

III Vấn đề nghiên cứu

Trang 10

1 Các vấn đề cần nghiên cứu

Để các biện pháp trên được thực hiện một cách hiệu quả, tôi đã chú trọng đến các vấn đề:

- Tâm lí của học sinh khi ở nhà, ở trường

- Năng lực tự quản của học sinh

- Các biện pháp theo từng thời gian

2 Giả thuyết khoa học

Nếu các vấn đề trên được thực hiện một cách hiệu quả, đề tài sẽ có tính thực tiễn cao và được áp dụng với phạm vi rộng hơn Vì vậy về phía giáo viên cần có kế hoạch cụ thể và các bước thực hiện cần khoa học

IV Thiết kế

1 Mục đích – yêu cầu thực nghiệm

- Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà nội dung đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu về nề nếp lớp chủ nhiệm

- Kiểm nghiệm các giải pháp để thấy được hiệu quả của các đề xuất đưa ra

- Xử lí kết quả thực nghiệm

2 Nội dung thực nghiệm

- Áp dụng các biện pháp tuỳ vào từng đối tượng học sinh

3 Đối tượng thực nghiệm

- Học sinh lớp 5H - Điểm trường Trung tâm - Trường Tiểu học Hướng Phùng

4 Kết quả thực nghiệm

Qua khảo sát và thực nghiệm, tôi nhận thấy rằng: Thời gian đầu học sinh học sinh vẫn chưa quen với hình thức tự quản Cụ thể, Ban cán sự vẫn chưa tự tin, chưa dám đưa ra các hình thức phạt với tất cả các bạn trong lớp Ngược lại, các thành viên cũng chưa quen sự quản lí của các bạn tổ trưởng, nhóm trưởng Và một điều đặc biệt, những đôi bạn cùng tiến vẫn chưa giúp đỡ nhau để thi đua với những đôi bạn khác Tuy nhiên, qua những giờ học, giờ sinh hoạt, với sự đánh giá sát sao, khen chê đúng

Trang 11

lúc, các em đã có tính tự giác, Ban cán sự lớp làm việc nghiêm túc và công bằng hơn Trong mỗi giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các tổ trưởng, nhóm trưởng đã phát huy được vai trò của mình trong việc kiểm tra đồ dùng học tập và bài cũ của các bạn trong

tổ Đặc biệt là các em đã điều khiển lớp sinh hoạt theo một nề nếp ổn định mà mọi cá nhân đều hài lòng Có được điều đó là do ý thức học tập của mỗi em đã có sự thay đổi Các em đều muốn mình tiến bộ hơn để cùng bạn thi đua, muốn được thầy cô, bạn

bè khen và đặc biệt là kết quả mà thầy cô thông báo về cho phụ huynh sau từng đợt kiểm tra, đánh giá Kết quả đạt được trong HK1 năm học 2013 - 2014 như sau:

* Về hạnh kiểm:

* Nề nếp kỷ luật, trật tự: so với đầu năm,

- Xếp hàng ra vào lớp, các em đến lớp đúng giờ, xin phép cô khi ra, vào lớp

* Nề nếp học tập: Tất cả các em đều có nề nếp:

- Hợp tác trao đổi cùng bạn: đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực

- Biết giơ tay khi muốn phát biểu

- Tập trung trong giờ học

- Thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh huởng đến lớp bạn

- Trong các đợt kiểm tra định kì lớp luôn đạt chất lượng cao

- Tỉ lệ học sinh yếu giảm dần, tỷ lệ học sinh giỏi tăng lên

* Nề nếp hành vi đạo đức: Các em thực hiện tốt các hành vi:

- Thói quen chào hỏi cha mẹ, thầy cô khách đến trường …

- Giữ vệ sinh trường lớp: biết bỏ rác vào thùng khi ăn quà, làm thủ công, biết quét lớp, khu tự quản

- Giúp bạn vượt khó: đôi bạn học tập tốt, tham gia phong trào nuôi heo đất,…

- Chơi với bạn vui vẻ, không đánh bạn, cạnh tranh lành mạnh trong học tập

Đ CĐ 30

(100%)

0

Ngày đăng: 12/12/2017, 17:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w