NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚC KHÁNH THÀNH PHỐ THÁI BÌNH TỈNH THÁI BÌNH

73 420 0
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚC KHÁNH  THÀNH PHỐ THÁI BÌNH  TỈNH THÁI BÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU,Hiện trạng chất thải rắn,Hiện trạng quản lý chất thải rắn,Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn,Giải pháp về đầu tư và tài chính,Giải pháp về giám sát, kiểm tra, thanh tra,Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ,Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

PHẠM NGUYÊN ĐỨC

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAOHIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI KHU

CÔNG NGHIỆP PHÚC KHÁNH - THÀNH PHỐTHÁI BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

PGS TS NGUYỄN MẠNH KHẢI

Hà Nội – Năm 2016

Trang 2

M C L CỤC LỤCỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iii

LỜI CAM ĐOAN iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu của đề tài 2

4 Bố cục luận văn 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp trên thế giới 4

1.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 5

1.3 Quản lý chất thải rắn tại tỉnh Thái Bình 8

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬNVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.1 Khu vực nghiên cứu 10

2.1.1 Vị trí địa lý 10

2.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo 10

2.1.3 Đặc điểm về khí tượng, thủy văn 10

2.1.4 Tài nguyên 11

2.1.5 Kinh tế, xã hội: 12

2.2 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu: 13

2.3 Phạm vi nghiên cứu (phạm vi nội dung nghiên cứu): 13

2.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 13

2.4.1 Phương pháp luận (tiếp cận hệ thống, áp lực, hiện trạng, tác động, đápứng): 13

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu: 14

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

Trang 3

3.1 Hiện trạng chất thải rắn: 18

3.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp 18

3.1.2 Lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp 21

3.1.3 Đặc điểm và thành phần chất thải rắn: 25

3.1.4 Phân bố và thu gom chất thải rắn 30

3.1.5 Thực trạng xử lý và công nghệ xử lý chủ yếu 33

3.1.6 Đánh giá khả năng giảm thiểu, thu hồi, và tái chế chất thải rắn 34

3.1.7 Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp 38

3.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn 39

3.2.1 Hệ thống quản lý 39

3.2.2 Công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp ở KCN Phúc Khánh 41

3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn 43

3.3.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý 43

3.3.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách 48

3.3.3 Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhânlực 49

3.3.4 Giải pháp về đầu tư và tài chính 49

3.3.5 Giải pháp về giám sát, kiểm tra, thanh tra 50

3.3.6 Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ 51

3.3.7 Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi và hợp táckỹ thuật với các tổ chức quốc tế 51

3.3.8 Các giải pháp về kỹ thuật (khoa học, công nghệ) 51

3.3.8.2 Giải pháp xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex 53

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS NguyễnMạnh Khải đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luậnvăn này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các anh chị công tác tại banquản lý dự án các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình, Sở TN & MT tỉnh Thái Bình đãnhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành tốt công việc của mình

Cuối cùng là lời tri ân đến thầy cô Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môitrường, ĐHQGHN đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trên con đường nghiêncứu khoa học

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn này là do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫnkhoa học của PGS TS Nguyễn Mạnh Khải , và các số liệu thu thập và kết quả phântích là trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào Tôihoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Ngày 17 tháng 11 năm 2015

Học viên thực hiện

Phạm Nguyên Đức

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Lượng chất thải rắn phát sinh tại KCN Phúc Khánh 23Bảng 3.2: Thành phần chất thải rắn nguy hại tại KCN Phúc Khánh 26Bảng 3.3: Thành phần chất thải rắn thông thường tại KCN Phúc Khánh 29Bảng 3.4: Quản lý chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại KCN Phúc Khánh 33Bảng 3.5: Đánh giá tỷ lệ % khả năng tái chế chất thải của các ngành sản xuấtcông nghiệp 37Bảng 3.6: Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp đến năm 2020 38

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí tại KCN 20

Hình 3.2: Công ty Nien Hsing đang trong quá trình xây dựng, sửa chữa 21

Hình 3.3: Khu vực tập kết chất thải rắn của CSSX Jappa 32

Hình 3.5: Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện 52

Hình 3.6: Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex 54

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Đặt vấn đề

Một vấn đề chung của các khu công nghiệp trên cả nước hiện nay đó là côngtác quản lý chất thải rắn phát sinh từ khu công nghiệp đang gặp phải rất nhiều vấnđề Trước hết, việc lấp đầy khu công nghiệp bằng phương pháp thu hút các nhà đầutư triển khai xây dựng, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất tại đây vô hình chungđã khiến cho lượng chất thải rắn công nghiệp từ các cơ sở sản xuất gia tăng mộtcách chóng mặt Ngoài ra, sự đa dạng nguồn phát sinh, sự phức tạp về thành phầnhay tính độc hại từ các loại chất thải rắn này cũng đang làm cho các nhà quản lýthực sự khó khăn

Khu công nghiệp Phúc Khánh thuộc tỉnh Thái Bình có tới gần 50 doanhnghiệp sản xuất, nhưng chỉ có một cơ sở xử lý, đa phần là thu gom chất thải rắn.Như vậy, lượng chất thải rắn công nghiệp thải ra là rất lớn, nếu như không có nhữngbiện pháp cụ thể, chất thải rắn từ khu công nghiệp sẽ ảnh hưởng đặc biệt nghiêmtrọng đối với môi trường địa phương và gây tổn hại cho sức khỏe người dân, cộngđồng

Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Phúc Khánhhiện nay vẫn chưa được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, việcquản lý, kiểm soát chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất chưa được chú trọng, sự liênkết giữa ban quản lý các khu công nghiệp và công ty quản lý chất thải rắn là khôngnhiều, rất ít các quy định mang tính ràng buộc, chưa có cơ sở xử lý chất thải rắnriêng cho khu công nghiệp

Do vậy, một trong những công tác thiết thực nhất hiện nay đó là tìm đượccác giải pháp mới có thể nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, giảm thiểu lượngchất thải rắn phát sinh, tạo cơ sở cho các khu công nghiệp mới hiện nay ở Thái Bìnhnói chung và khu công nghiệp Phúc Khánh nói riêng, có thể phát triển bền vững,xanh sạch đẹp trong tương lai.

Trang 11

Từ những lý do thực tiễn trên, tác giả luận văn cho rằng việc tiến hành

nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh – tỉnh Thái Bình là rất cần thiết.

Mặt khác, hiện nay vẫn chưa có cá nhân, tổ chức hay đơn vị nào có cùngnghiên cứu với những lĩnh vực mà đề tài đề cập đến, như vậy, đề tài luận văn củatác giả có tính chất mới hoàn toàn, đảm bảo được các yếu tố khách quan trongnghiên cứu này.

2 Mục tiêu nghiên cứu

a, Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn.

Hiện trạng và diễn biến chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh –thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình như thế nào?

Các tác động đến môi trường do chất thải rắn gây ra tại khu công nghiệpPhúc Khánh là gì?

Hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh – thành phốThái Bình – tỉnh Thái Bình ra sao?

Các giải pháp có thể nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại KCN PhúcKhánh – tỉnh Thái Bình là gì?

b, Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung: Tìm kiếm được các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất

thải rắn tại KCN Phúc Khánh– tỉnh Thái Bình

Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu thực trạng chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh –thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình;

+ Xác định những vấn đề do chất thải rắn tác động tới môi trường.

+ Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công

nghiệp Phúc Khánh – thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình.

Nội dung nghiên cứu

3 Nội dung nghiên cứu của đề tài

a Hiện trạng chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp Phúc Khánh

Trang 12

b Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại KCN Phúc Khánh

c Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn công nghiệp

4 Bố cục luận văn

Cấu trúc luận văn gồm có 3 phần

Chương I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Chương II: Địa điểm, thời gian, phạm vi, phương pháp luận và phươngpháp nghiên cứu

Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 13

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp trên thế giới

Dưới đây là những mô tả tổng quan về tình hình quản lý chất thải rắn côngnghiệp tại một số nước trên thế giới:

Trung Quốc: Trung Quốc đã đề ra luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩndo chất thải rắn (1995), “được kết cấu và điều chỉnh theo hai tiêu chí gồm mức độnguy hại của chất thải và nguồn phát thải Trong chất thải thông thường lại chiathành chất thải cơ bản, chất thải công nghiệp và chất thải đô thị” (nguồn: Kinh

nghiệm một số nước trong xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường, trang 5)[1], bộ

luật này quy định các ngành công nghiệp phải đăng kí việc phát sinh chất thải, nướcthải…đồng thời phải đăng kí việc chứa đựng, xử lý và tiêu hủy chất thải, liệt kê cácchất thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất.

Hàn Quốc: Hàn Quốc ban hành nhiều đạo luật khác để giải quyết từng vấn đềmôi trường cụ thể, có thể kể đến như: Luật Bảo tồn môi trường tự nhiên (1991);Luật Trách nhiệm chi trả cải thiện môi trường (1991); Luật Khuyến khích sử dụngcác sản phẩm thân thiện với môi trường (2004); Luật về Quan trắc và phân tích môitrường (2006); Luật khung về Phát triển bền vững (2007); Luật Sức khỏe môitrường (2008) Tại Hàn Quốc, lĩnh vực quản lý chất thải và lĩnh vực quản lý vật chấtđộc hại và nguy hiểm được tách riêng và không nằm trong phạm vi điều chỉnh củađạo luật khung về chính sách môi trường Trong giai đoạn từ 1980 – 2008, số lượngcác đạo luật liên quan đến môi trường của Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng, đếnnăm 2008 đã có 46 luật liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên.

Nga: Các quy định về bảo vệ môi trường đã được đưa vào hệ thống pháp luậtcủa Liên bang Nga từ 20 năm qua Những quy định về quyền, nghĩa vụ của côngdân trong lĩnh vực BVMT được ghi nhận Điều 42 quy định “Mọi công dân cóquyền sống trong môi trường trong lành, quyền được thông tin về môi trường,quyền được bồi thường cho những thiệt hại về sức khỏe và tài sản gây ra bởi viphạm pháp luật môi trường” Điều 58 thì đưa ra nghĩa vụ phải bảo vệ thiên nhiên vàmôi trường của mọi công dân Hiện nay tại Nga có khoảng hơn 20 đạo luật liên

Trang 14

bang quy định về BVMT Trong đó, có thể kể đến như: Luật Bảo vệ môi trường(2002); Luật Kiểm định sinh thái (1995); Luật Vệ sinh dịch tễ (2001); Luật về Cáckhu vực được bảo vệ đặc biệt (1995); Luật Bảo vệ hồ Baikal (1998); Luật Bảo vệbầu khí quyển (1999); Luật Chất thải sản xuất và sinh hoạt (1998) Ngoài ra còn cómột số đạo luật có liên quan khác như: Luật Sử dụng năng lượng nguyên tử; LuậtAn toàn phóng xạ; Luật Tiêu hủy vũ khí hóa học; Luật về Hoạt động biến đổi gen;Luật Tình trạng khẩn cấp; Luật An toàn công nghiệp.

Hà Lan: Việc xử lý chất thải rắn của Hà Lan được sự tham gia tổng lực củachính quyền, xã hội cũng như các cơ quan chuyên ngành Chất thải được xử lý bằngnhiều cách khác nhau, trong đó phần lớn được thiêu hủy, một phần được tái chế.Trước đây, Hà Lan tiến hành thiêu hủy ở ngoài biển, nhưng từ năm 1990 trở lại đây,Hà Lan đã tập trung xử lý tại 5 khu vực trên phạm vi toàn quốc, thường do các xínghiệp tư nhân với sự tham gia của nhiều công ty tiến hành dưới sự giám sát củacác cơ quan chuyên môn Ngoài ra, Hà Lan còn đạt được chuyển biến lớn trong việcmở rộng chương trình giáo dục trong trường học, trong các xí nghiệp công nghiệpvề sự cần thiết của môi trường và chất thải được phân loại ngay từ nguồn phát thải.Việc tiêu hủy chất thải rắn công nghiệp được tiến hành ở những lò đốt hiện đại vớikỹ thuật mới nhất, hoặc việc tổ chức sản xuất được ứng dụng những quy trình đặcbiệt nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới.

1.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Ngày 7/8/2012, theo công bố của Bộ Tài nguyên & môi trường: “mỗi ngàycác KCN ở Việt Nam hiện nay thải ra khoảng 8.000 tấn CTR, tương đương khoảnggần 3 triệu tấn CTR mỗi năm Tuy nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng với việcgia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN Tính trung bình cả nước, năm 2005-2006, 1 ha diệntích đất cho thuê phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm”. (trích: Báo cáo môi trường

năm 2011 – chất thải rắn, trang 59)[2]

Đến năm 2008-2009, con số đó đã tăng lên 204 tấn/năm, mức tăng khoảng50% tức trung bình 10% mỗi năm Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích phảnánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát

Trang 15

thải cao và quy mô ngày càng lớn tại các KCN “Hiện tại, 3 vùng KTTĐ chiếmkhoảng 80% tổng lượng CTR công nghiệp, trong đó lớn nhất là vùng KTTĐ phíaNam Năm 2009, khu vực này có tổng mức phát thải là 3.435 tấn CTR/ngày đêm”

(nguồn: Báo cáo môi trường 2011 – chất thải rắn, trang 60)[3]

Kết quả điều tra, nhiều KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắntheo quy định Đối với rác sinh hoạt, phần lớn các doanh nghiệp trong KCN ký hợpđồng thuê các công ty có năng lực thu gom Riêng CTR công nghiệp có chứa thànhphần nguy hại, đang được thuê/giao/bán cho doanh nghiệp có giấy phép hành nghềvận chuyển CTNH Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát chất thải sau hợp đồng chưa thựchiện tốt, nguy cơ làm phân tán CTNH ra môi trường cao Chưa có báo cáo đánh giávề tỷ lệ thu gom các CTR từ các KCN.

“Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, luật môi trường chỉ đưa ra cácquy định chung dưới dạng khung pháp lý cho các quy định dưới luật của các ngànhchức năng” (trích: Lê Văn Khoa, Khoa học môi trường, trang 317) [4] Tuy nhiên,

với việc ban hành Luật bảo vệ môi trường 2014 mới, thể hiện quyết tâm bảo vệ môitrường của chính phủ Việt Nam trong tình hình hiện nay Luật bảo vệ môi trường2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014và đã có hiệu lực thi hành từ 1 tháng 1 năm 2015 Theo bộ luật này, Bộ Tài nguyên& Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhànước về bảo vệ môi trường Ngoài ra, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu và các Thông tư hướng dẫn đã đượcban hành là những căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý chất thải thống nhất theođịnh hướng mới Bên cạnh đó, công cụ xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môitrường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ sở xử lý chất thải rắn côngnghiệp thông thường là bước tiến quan trọng, góp phần ngăn chặn các công nghệ xửlý, lò đốt không đảm bảo yêu cầu trước khi hoạt động Đặc biệt, Bộ Tài nguyên vàMôi trường đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia trong lĩnh vực quản lý chất thải Trong đó, đẩy mạnh xây dựng và banhành trong năm 2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với lò đốt

Trang 16

CTR Đây là căn cứ kỹ thuật quan trọng mang tính sàng lọc cho việc sản xuất, lựachọn và thẩm định lò đốt ngay từ giai đoạn đầu.

Hiện nay, một vấn đề dễ nhận thấy là sự phát triển không đồng đều giữa cácvùng miền cũng như các địa phương trong công tác quản lý CTR CTR phát sinhtập trung chủ yếu tại các Vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước Cùng với sự pháttriển mạnh việc công nghiệp hóa tại các tỉnh thành nằm trong Vùng kinh tế trọngđiểm thì lượng phát sinh CTR tại địa phương đó càng tăng cao và diễn biến phứctạp, đòi hỏi cơ sở vật chất để quản lý CTR cũng như cơ quan quản lý nhà nước vềCTR tại địa phương phải được xây dựng và vận hành khoa học, đáp ứng với nhucầu phát triển Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn ở các khu công nghiệp của cácbộ, ngành và địa phương còn có nhiều chồng chéo, quy hoạch chưa rõ ràng Hầu hếtcác địa phương chưa xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp hiệnnay chỉ có một vài địa phương lập quy hoạch như thành phố Hồ Chí Minh, BìnhĐịnh, Đaklak, Quảng Ninh Một vài địa phương khác chỉ dừng ở mức quy hoạch,thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp như Thừa Thiên Huế hoặc đề xuất các biệnpháp quản lý môi trường như Long An Nội dung chủ yếu vấn chỉ xoay quanh vấnđề lựa chọn bãi chôn lấp, khu xử lý, chưa xây dựng được một quy hoạch quản lýtổng thể chất thải rắn công nghiệp Chính việc thiếu quy hoạch tổng thể quản lý chấtthải rắn công nghiệp dẫn đến địa phương thiếu căn cứ triển khai các dự án, chươngtrình cụ thể, và chưa đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tế Tại Nghịđịnh 38/2015/NĐ-CP và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT đã có các quy định đểcó thể có biện pháp quản lý phù hợp với các địa phương kể từ khâu lưu giữ, thugom, vận chuyển và xử lý Một trong những giải pháp đưa ra là xây dựng nhữngtrung tâm xử lý CTNH theo cụm hoặc theo Vùng để giải quyết cho những địaphương phát sinh ít chất thải nguy hại, nhưng hiện nay vẫn chưa triển khai đượcnhiều Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn công nghiệp đang làmột vấn đề cấp bách đối với hầu hết các khu công nghiệp trong cả nước.

Trang 17

1.3 Quản lý chất thải rắn tại tỉnh Thái Bình

Thái Bình là địa bàn tập trung nhiều ngành công nghiệp lớn Thái Bình đãquy hoạch, phát triển 9 KCN tập trung và 15 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện,thành phố với tổng diện tích khoảng 3.180,5 ha (có 6 KCN do Thủ tướng Chính phủthành lập) Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 06 KCN, 29 cụm công nghiệp(CCN), trên 240 làng nghề thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham gia vào hoạt độngsản xuất kinh doanh Cùng với đó, lượng CTR phát sinh trong sản xuất công nghiệprất lớn, thống kê thực tế cho thấy Thái Bình đang có khoảng 459 công ty, xí nghiệp,cơ sở sản xuất đang hoạt động, nhưng chỉ với gần 140 doanh nghiệp nằm trong cácKCN Hàng tháng các CSSX này thải ra khoảng 12.000 tấn CTR các loại, trong đó

CTR nguy hại chiếm gần 15% (nguồn: số liệu tổng hợp Báo cáo quan trắc môi

trường tỉnh Thái Bình 2015) Và số lượng này hiện vẫn không ngừng tăng lên cùng

với sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp trong toàn tỉnh.

Hiện toàn tỉnh Thái Bình chưa có khu xử lý chất thải rắn nguy hại Các doanh nghiệp phải có hợp đồng xử lý chất thải rắn nguy hại với các công ty xử lý cónăng lực Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình quản lý, phụ trách kiểm tra, xét duyệt các thủ tục, hợp đồng xử lý này Ngoài ra, việc phân loại chất thải nguy hại tại nguồn còn nhiều hạn chế, các quy định về lưu chứa, thu gom vận chuyển vẫn chưa được quan tâm đúng mức Ví dụ: bãi chứa chất thải rắn tại khu công nghiệp Tiền Hải đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả không cao, mới chỉ là chỗ chứa rác của một số doanh nghiệp Trong khi, theo quy định, rác thải rắn sau khi đưa vào bãi rác phải được phân loại, xử lý theo đúng quy trình.

Bên cạnh đó, tình trạng các doanh nghiệp giao khoán hợp đồng xử lý rác thảicho các đơn vị đảm nhiệm đang còn thiếu sự kiểm tra, giám sát từ các cơ quan chức năng Các đơn vị thu gom chất thải từ nhà máy, xí nghiệp về phân loại, những chất có thể tái chế được thì tận dụng, còn chất thải độc hại thì thải ra môi trường hoặc bị trộn lẫn trong rác thải sinh hoạt rồi đem chôn lấp, gây tác hại nghiêm trọng về môi trường Mặt khác, các KCN, cụm công nghiệp vẫn chưa bố trí quỹ đất để tập kết CTR công nghiệp Do đó, việc cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

Trang 18

quản lý chất thải rắn cho tỉnh Thái Bình là hết sức cần thiết, để giảm thiểu các tác hại từ việc ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp.

Trong những năm tới, lượng CTR tại các KCN, CCN, làng nghề trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng nhanh theo số lượng doanh nghiệp đến đầu tư Vì vậy, Thái Bình đang đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn tại phía Nam và phía Bắc tỉnh Thái Bình Theo dự tính, khi các công trình này đi vào hoạt động sẽ phục vụ công tác thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải sinh hoạt tại khu vực thành phố và vùng lân cận với quy mô công suất khoảng: 200 - 300 tấn rác/nhà máy Tuy nhiên, để xử lý triệt để chất thải rắn cũng như chất thải nguy hại, cần có những quy định, giải pháp đồng bộ trong công tác bảo vệ môi trường trong các KCN tại tỉnh Thái Bình.

Trang 19

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬNVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khu vực nghiên cứu

+ Phía Đông giáp sông Bạch

+ Phía Tây cách nghĩa trang TP khoảng 100 m, từ đường vào Khách sạnHồng Hà hiện nay ( cách đường trục chinh số 2 là 140 m )

2.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo

2.1.2.1 Về địa chất

Địa chất của Thái Bình có cấu trúc tương tự toàn vùng Bắc Bộ, được chia ralàm 3 nhóm: trầm tích aluvi; trầm tích vũng vịnh và trầm tích delta Thành phần chủyếu của nhóm trầm tích này là sét màu xám xanh nhạt xen nhiều hạt hữu cơ Tuổituyệt đối được xác định từ 7.000-11.000 năm, được xếp vào Holoxen sớm (Q21).

2.1.2.2 Về địa hình, địa mạo

Thành phố Thái Bình cũng là một vùng đất bằng phẳng, có cao độ 2,6m, vớisông Trà Lý chảy qua với chiều dài 6,7 km, có hệ thống sông đào đã được nâng cấp,kè bờ Chất đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ các cồn và bãi cát biển nhưng đượcbồi đắp phù sa.

2.1.3 Đặc điểm về khí tượng, thủy văn

- Khí tượng:

Thành phố Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, tiểu vùng khíhậu duyên hải Thành phố có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa nóng ẩm mưa nhiều kéodài từ tháng 4 đến tháng 10, còn lại là mùa khô hanh ít mưa Nhiệt độ trung bình ởđây là 23 độ C, lượng mưa trung bình từ 1.500-1.900mm, độ ẩm không khí giaođộng 70-90%, số giờ nắng khoảng 1.600-1.800 giờ mỗi năm.

Trang 20

Tổng số có 146 dự án đầu tư của 135 doanh nghiệp (bao gồm cả 03 dự ánkinh doanh hạ tầng KCN) còn hiệu lực, trong đó hiện có 128 của 116 doanh nghiệpđang hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể:

+ Số dự án đầu tư trong nước (DDI) là: 80 doanh nghiệp;

Trang 21

+ Số dự án đầu tư nước ngoài (FDI) là: 36 doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu côngnghiệp cơ bản ổn định.

2.1.5 Kinh tế, xã hội:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) của các doanh nghiệpkhu công nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 thực hiện ước đạt 6.258 tỷ đồng, trong đógiá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI ước đạt 3.434 tỷ đồng; giá trịsản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 2.673 tỷ đồng.

+ Doanh thu hàng hóa, dịch vụ 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 9.280 tỷ đồng,trong đó doanh thu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 4.598 tỷ đồng; doanh thu củacác doanh nghiệp trong nước ước đạt 4.682 tỷ đồng.

+ Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 240 triệu USD, trongđó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 124,66 triệu USD; kimngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 115,34 triệu USD.

+ Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 200 triệu USD, trongđó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 123,15 triệu USD; kimngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 76,85 triệu USD.

+ Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt208 tỷ đồng, trong đó thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước của các doanhnghiệp FDI ước đạt 120,96 tỷ đồng; thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước củacác doanh nghiệp trong nước ước đạt 87,04 tỷ đồng.

+ Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp 6tháng đầu năm 2015 ước đạt 52.383người, trong đó lao động làm việc trong cácdoanh nghiệp FDI ước đạt 29.790 người, bằng 57% tổng số lao động của các doanhnghiệp khu công nghiệp; số lao động đóng BHXH là 42.780 người; lương thu nhậpbình quân ước đạt 3,6 triệu đồng/người/tháng.

Trang 22

2.2 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu:

Hình 2.1: Địa điểm khu công nghiệp Phúc Khánh

- Địa điểm: phạm vi không gian địa điểm nghiên cứu là khu vực khu côngnghiệp Phúc Khánh – thành phố Thái Bình Khu công nghiệp Phúc Khánh rộng 120ha, với hơn 50 doanh nghiệp hiện đang sản xuất tại đây.

- Đối tượng nghiên cứu: chất thải rắn công nghiệp, công tác quản lý chất thảirắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh - tỉnh Thái Bình.

2.3 Phạm vi nghiên cứu (phạm vi nội dung nghiên cứu):

- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung vào nghiên cứu hiện trạng chất thảirắn và công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh – tỉnh TháiBình

2.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp luận (tiếp cận hệ thống, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp ứng):

Tiếp cận đa ngành để nghiên cứu các áp lực (Pressures), hiện trạng (Status)

(hoạt động đổ thải, chất lượng môi trường, công tác quản lý môi trường,…) từ đó

phân tích các tác động (Impacts) tới môi trường, tới phát triển kinh tế - xã hội và đểđưa ra biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp hiệu quả hơn(Responses) Ở đây,

đối tượng áp dụng của phương pháp này chủ yếu là mô hình quản lý chất thải rắncủa KCN Phúc Khánh hiện nay.

Trang 23

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu:

2.4.2.1 Phương pháp kế thừa các thông tin, từ các nguồn tài liệu sẵn có (thuthập số liệu thứ cấp):

Quá trình thu thập thông tin từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xâydựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết Cụ thể, số liệu được sử dụng từ 5năm trở lại đây.

Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, các số liệu thứ cấp thu thập từ Trungtâm quan trắc của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, Sở Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Phòng Tài nguyên và Môi trườngthành phố Thái Bình.

2.4.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:

Triển khai điều tra, khảo sát, lấy mẫu xác định chất lượng môi trường trầmtích và nước khu vực khu công nghiệp Phúc Khánh – thành phố Thái Bình – tỉnhThái Bình Các phương pháp điều tra khảo sát, đo đạc và lấy mẫu tuân thủ các quyđịnh hiện hành Phương pháp này giúp kiểm tra, đánh giá hiện trạng và các tác độngcủa chất thải rắn công nghiệp tới môi trường địa phương.

Về điều tra hiện trạng bùn thải, việc thực hiện lấy mẫu phải tuân thủ các quy định của Việt Nam, theo thông tư số : 32/2013/TT-BTNMT, và phải nằm trong KCN Phúc Khánh:

Trước tiên, xác định không gian (vị trí lấy mẫu – là các bãi bùn từ quá trình xử lí nước tại KCN Phúc Khánh) Thời gian và tần suất:

“Lấy mẫu vào ít nhất 03 ngày khác nhau, thời điểm lấy mẫu của mỗi ngày phải khácnhau (đầu, giữa và cuối của một ca hoặc mẻ hoạt động).

Phải khuấy, trộn đều trước khi lấy mẫu bùn thải; lấy ít nhất 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau” (trích: thông tư số: 32/2013/TT-BTNMT, trang 11)[5].

Về điều tra các hoạt động ảnh hưởng (loại hoạt động, các nguồn thải và côngtác quản lý) sử dụng phiếu điều tra, cần các thông tin như: Loại chất thải rắn, lượngthải, tình hình phân loại chất thải rắn, lưu giữ, xử lý chất thải, ý thức bảo vệ môi

Trang 24

trường của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các CSSX tại KCN Phúc Khánh.Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:

+ Lượng CTR phát sinh từ sinh hoạt

+ Việc nộp lệ phí thu gom CTR của các đối tượng được tiến hành thu gom+ Ý kiến của công nhân trong KCN Phúc Khánh về vấn đề môi trường+ Mức độ hài lòng đối với dịch vụ thu gom

+ Đối tượng phỏng vấn: công nhân tại KCN

+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn công nhân tại KCN Phúc Khánh, + Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra

Tiến hành phỏng vấn điều tra các công nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời cósự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp.

+ Đối tượng được phỏng vấn: công nhân làm việc tại các CSSX, công nhântrực tiếp tham gia thu gom CTR, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vựcmôi trường

Kết quả của đề tài phụ thuộc phần nhiều vào kết quả khảo sát thực địa, thuthập thông tin, cập nhật các dữ liệu về điều tra hiện trạng và diễn biến phát sinh, cáchoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường như: Hoạt động xả thải, các hoạt động xửlý,

2.4.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp thông tin số liệu:

Sử dụng một số phần mềm word, excel để tổng hợp, phân tích các kết quảnghiên cứu của khu vực có liên quan đến đề tài.

Trang 25

Khung logic nghiên c uứu

Xác định áplực làm giatăng chất thảirắn

Tổng quan chất thảirắn và ô nhiễm CTRtrên thế giới, ViệtNam

Thu thập thôngtin, số liệu thứcấp

Nắm được cơ bản vềchất thải rắn và ô nhiễmCTR trên thế giới, ViệtNam

Đặc điểm vùng khucông nghiệp PhúcKhánh –TP Thái Bình- tỉnh Thái Bình.

Thu thập thôngtin, số liệu thứcấp

Làm rõ được vị trí, địahình, thủy văn và tàinguyên khu vực nàyHoạt động phát sinh

chất thải rắn (nguồnthải), thành phần,khối lượng,

Phát phiếu điềutra, đối với cáccơ sở sản xuất,ban quản lý

Xác định được các hoạtđộng chính, mức độ ảnhhưởng đến môi trườnghiện tại và tương lai

Nắm đượchiện trạng chất

Hiện trạng chất thảirắn tại khu côngnghiệp Phúc Khánh

Quan trắc,phân tích môitrường

Hiện trạng lưu lượngchất thải rắn tại khucông nghiệp Phúc Khánh- TP Thái Bình - tỉnhThái Bình.

Hiện trạng hoạt độngquản lý chất thải rắn

Phát phiếu điềutra

Đánh giá ưu điểm,nhược điểm công tácquản lý chất thải rắn Tác động của

chất thải rắntới môi trường

Tác động tới môitrường, sinh thái vàkinh tế - xã hội

Phân tích tổnghợp thông tinsố liệu

Xác định được môitrường, sinh thái và kinhtế - xã hội bị tác độngtốt hay xấu

Tìm được cácgiải pháp nângcao hiệu quả

Diễn biến và xu thếlưu lượng chất thảirắn tại khu côngnghiệp Phúc Khánh -

Phân tích tổnghợp thông tinsố liệu ; Suydiễn

Diễn biến lưu lượngchất thải rắn trong 05năm qua và ’’bứctranh’’ xu thế chất thải

Trang 26

Mục tiêu NCNội dung NCPhương pháp

TP Thái Bình - tỉnhThái Bình.

rắn của khu vực trongtương lai

Nghiên cứu và đềxuất giải pháp nângcao hiệu quả quản lýchất thải rắn tại khucông nghiệp PhúcKhánh – thành phốThái Bình – tỉnh TháiBình

Thống kê, quynạp

Các biện pháp khả thinâng cao hiệu quả quảnlý chất thải rắn

Trang 27

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1 Hiện trạng chất thải rắn:

3.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Với hàng chục doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp lớn, vừa và nhỏ đang hoạtđộng tại khu công nghiệp Phúc Khánh, mọi công tác sản xuất tại đây đều phát sinhchất thải rắn công nghiệp, tương tự là các hoạt động sinh hoạt từ khối văn phòngcủa các cơ sở sản xuất này

Như vậy, chất thải rắn công nghiệp tại Phúc Khánh chủ yếu phát sinh từ hainguồn chính, đó là: khối sản xuất và khối văn phòng.

Trong hoạt động sản xuất thì sẽ phát sinh hai dạng chất thải rắn chính đó làchất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn nguy hại, còn trong hoạtđộng phục vụ công tác sản xuất, hay còn là hoạt động sinh hoạt tại các cơ sản xuấtsẽ phát sinh ra chất thải rắn sinh hoạt, xét về đặc tính chất thải rắn thì chất thải rắnsinh hoạt cũng chứa hai dạng chính đó là chất thải rắn thông thường và chất thải rắnnguy hại

3.1.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn trong quá trình sản xuấta, Sự phát sinh chất thải rắn nguy hại

Các hoạt động thương mại và sinh hoạt trong cuộc sống, hay các hoạt độngsản xuất công nghiệp và nông nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từnhiều nguồn khác nhau Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay dotrình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý Tuỳ theo cáchnhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chiacác nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau:

- Hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dungmôi methyl chloride, xi mạ sử dụng xyanua, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dungmôi là toluen hay xylene )

- Hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độchại)

Trang 28

- Hoạt động thương mại (quá trình nhập - xuất các hàng hoá độc hại khôngđạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng )

- Sinh hoạt (ví dụ việc sử dụng gìn, ắc quy ) Trong các nguồn thải nêu trênthì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụthuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp So với các nguồn phát sinh khác, đâycũng là nguồn phát sinh mang tính thường xuyên và ổn định nhất Các nguồn phátsinh từ dân dụng hay từ thương mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đốinhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân Cácnguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây lànguồn phát sinh chất thải nguy hại rất khó kiểm soát Lượng chất thải nguy hại phátsinh từ các hoạt động nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũngnhư trình độ dân trí của người dân trong khu vực.

b, Sự phát sinh chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phát sinh từ các cơ sở sản xuấtcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ví dụ như nguyên, nhiên liệu dư thừa, hay phếthải trong quá trình công nghệ (phế phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang), cácloại bao bì đóng gói nguyên vật liệu và sản phẩm, những loại xỉ sau quá trình đốt,bùn từ hệ thống xử lý nước thải cũng là một nguồn phát sinh chất thải rắn thôngthường.

Trang 29

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí tại KCN

3.1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn trong quá trình phục vụ công tác sản xuất

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình phục vụ công tác sản xuất chủ yếu làchất thải rắn sinh hoạt được thải loại từ khối văn phòng, sinh hoạt trong các cơ sởsản xuất Chất thải rắn sinh hoạt từ các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, thương mạicủa các cơ sở, xí nghiệp, nhà máy sản xuất trong khu vực khu công nghiệp PhúcKhánh – tỉnh Thái Bình.

Chất thải rắn sinh hoạt thường được phát sinh từ các khu vực công nghiệp,sinh hoạt, dịch vụ thương mại, công sở, văn phòng và sinh hoạt của công nhân trongkhu công nghiệp Phúc Khánh

Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trong KCN Phúc Khánh thường daođộng trong khoảng 0,3 – 0,8 kg/người/ngày Hiệu suất thu gom đạt khoảng 40% -67% (theo tính toán dựa trên kết quả điều tra của tác giả)

Trang 30

Thành phần chất thải rắn rất đa dạng tùy thuộc vào quy mô sản xuất, điềukiện kinh tế cũng như một số yếu tố khác

Ngoài các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt kể ở trên, thì một số nhân tốkhác như các cơ sở sản xuất trong quá trình xây dựng cũng là một yếu tố khiến giatăng lượng chất thải rắn công nghiệp Xây dựng, sửa chữa các cơ sở sản xuất haytháo dỡ, đập phá cũng đã để chất thải rắn trong khu công nghiệp

Hình 3.2: Công ty Nien Hsing đang trong quá trình xây dựng, sửa chữa

3.1.2 Lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Lượng phát sinh chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh đang gia tăngmột cách chóng mặt và diễn ra vô cùng phức tạp, trong khi thực trạng phát sinh chấtthải rắn chung trên cả nước là 204 tấn/ha/năm, theo báo cáo quan trắc môi trườngĐài Tín năm 2015, thì khu công nghiệp Phúc Khánh đã thải ra gần 127 tấn/ha/năm,trong đó chất thải rắn nguy hại chiếm gần 13% và chất thải rắn thông thường chiếm66%, tuy thấp hơn so với số liệu chung cả nước, tuy nhiên khu công nghiệp PhúcKhánh hiện nay vẫn chưa được lấp đầy, cụ thể thì mới chỉ có 23 CSSX chính thứchoạt động, tỷ lệ chưa chiếm tới 50% số dự án được phê duyệt Như vậy, PhúcKhánh là một trong những khu công nghiệp trong tương lai sẽ có thải lượng lớn hơnso với bình quân cả nước, nếu như công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp khôngđược chú trọng thì khả năng xảy ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cảnh quan đôthị là rất lớn Do đó, cần có những biện pháp quản lý thích hợp, kết hợp thúc đẩy

Trang 31

giảm thiểu chất thải, mới đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường Dưới đây làbảng số liệu lượng chất thải rắn phát sinh của từng CSSX tại khu công nghiệp PhúcKhánh.

Thải lượng của mỗi CSSX tại khu công nghiệp Phúc Khánh được tính toánbằng cách lấy tổng lượng phát sinh chất thải rắn chia cho diện tích của CSSX đó,(đơn vị: tấn/ha/tháng)

Trang 32

Bảng 3.1: Lượng chất thải rắn phát sinh tại KCN Phúc Khánh

Thải lượng(tấn/ha/tháng)

Trang 33

20 Công ty TNHH công nghiệp Tactician 62,4 0,2 5,5 82784 8,22

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường Đài Tín)

Trang 34

3.1.3 Đặc điểm và thành phần chất thải rắn:

Căn cứ vào phân loại chất thải rắn, thì tại khu công nghiệp Phúc Khánh gồmcó: chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất và chất thải rắn phát sinh trongquá trình sản xuất Tuy nhiên, trong cả hai nguồn phát sinh đó đều phát sinh ra chấtthải rắn nguy hại và chất thất thải rắn thông thường.

3.1.3.1 Đặc điểm, thành phần chất thải rắn nguy hại

Theo thống kê, chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Phúc Khánh chiếm tới13% tổng chất thải rắn của toàn khu công nghiệp, chất thải nguy hại đa dạng vềchủng loại và rất phức tạp về thành phần.

Chất thải rắn nguy hại thường có chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy,dễ nổ, dễ gây độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác, hoặctương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.Chất thải nguy hại có 1 trong 4 đặc tính sau: cháy, ăn mòn, phản ứng, độc

Chất thải rắn nguy hại bao gồm các thành phần: - Chất lỏng dễ cháy

- Tác nhân oxy hóa - Chất độc

- Chất dễ cháy nổ

- Chất dễ cháy, khí không cháy, không độc - Chất phóng xạ

- Chất ăn mòn

Trang 35

Bảng 3.2: Thành ph n ch t th i r n nguy h i t i KCN Phúcần chất thải rắn nguy hại tại KCN Phúcất thải rắn nguy hại tại KCN Phúcải rắn nguy hại tại KCN Phúc ắn nguy hại tại KCN Phúcại tại KCN Phúc ại tại KCN PhúcKhánh

nguy hại

Số lượngCSSX

Tỷ lệ thải lượng

Công nghiệp hóa chất(acquy, pin hóa học,hóa chất các loại, mựcin, vecni, sơn, các sảnphẩm nhựa, dượcphẩm, công nghệ vậtliệu mới)

- Bao bì, thùng chứa hóa chất,dung môi, sơn

- Hóa chất, dung môi, sơn, chấttẩy rửa, nhựa

- Cao su, nhựa phế thải

- Bùn, cặn lắng hóa chất hoặc từhệ thống xử lý nước thải

Dệt nhuộm (dệt, may,nhuộm)

- Sứ vụn, thủy tinh

- Bao bì, thùng chứa hóa chấtgốm sứ

- Bùn từ hệ thống xử lý nước thải- Cặn lắng, bùn, cặn sơn, keo dán- Phế phẩm

Các sản phẩm gỗ (gỗxây dựng, gỗ giadụng)

- Cặn lắng, bùn thải, cặn sơn,vecni, keo dán

- Mạc cưa, gỗ vụn, bao bì, giấyphế phẩm

Công nghệ giấy và bộtgiấy (giấy viết, giấyvệ sinh, giấy vàng mã,

- Bao bì, thùng đựng hóa chất - Bùn từ hệ thống xử lý nước thải

Trang 36

các loại bao bì bằnggiấy)

Luyện kim,(luyệnkim, xi mạ)

- Các loại tạp chất vô cơ trơn,gạch phế thải

- Gạch ngói vụn, gạch men phếthải, xà bần, tro, bùn từ hệ thốngxử lý nước thải

Chế tạo máy (linhkiện điện tử, sản xuấtphụ tùng xe máy)

- Mảnh vụn kim loại, các chấtthải nhiễm dầu, xi hàn chì,bản mạch điện loại, bùn từ hệthống xử lý nước thải.

(Nguồn:Tổng hợp số liệu thống kê điều tra)

- Chất thải nguy hại trong đó có chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinhtừ các đơn vị công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung và các khu côngnghiệp nói riêng rất đa dạng và phức tạp Nguồn phát sinh chủ yếu từ các xí nghiệpsản xuất giày da, may mặc, điện tử, ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, cơ khí, Trong đóngành cơ khí, giày da, điện - điện tử, may mặc chiếm tỷ lệ rất lớn, cụ thể như:

- Chất thải chứa kim loại phát sinh chủ yếu từ các ngành sản xuất cơ khí,điện tử trong đó có 2 loại chất thải chính là xỉ, vụn kim loại, chứa chì, kẽm trongđó xỉ chì phát sinh chủ yếu từ nhà máy sản xuất ắc quy, tấm lợp mạ kẽm và từ côngđoạn hàn chì của các nhà máy sản xuất linh kiện điện và điện tử, loại này hàm lượngtạp chất ít và có khả năng tái sinh Loại 2 là bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải

Ngày đăng: 12/12/2017, 16:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • LỜI CAM ĐOAN

  • DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Đặt vấn đề

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3. Nội dung nghiên cứu của đề tài

  • 4. Bố cục luận văn

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • 1.1. Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp trên thế giới

    • 1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

    • 1.3. Quản lý chất thải rắn tại tỉnh Thái Bình

    • CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • 2.1. Khu vực nghiên cứu

        • 2.1.1. Vị trí địa lý

        • 2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo

        • 2.1.2.1. Về địa chất

        • 2.1.2.2. Về địa hình, địa mạo

        • 2.1.3. Đặc điểm về khí tượng, thủy văn

        • 2.1.4. Tài nguyên

        • 2.1.4.1. Khoáng sản:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan