Như chúng ta đã biết, với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là chủ đạo, học mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học”, trẻ rất hiếu động tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình, trẻ thực sự học trong khi chơi để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Đặc biệt, với trẻ mẫu giáo lớn các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện nhưng mới ở dạng sơ khai. Trong mỗi một giai đoạn phát triển, ở mỗi một lứa tuổi trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng, sự phát triển của trẻ trong một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Vào lớp 1 là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như tinh thần, bé phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ “làm việc” một cách thực sự, phải tập trung chú ý trong cả một tiết học dài đó là một việc không hề đơn giản với trẻ Chính vì thế việc chuẩn bị cho trẻ 56 tuổi vào lớp 1 là quá trình lâu dài, quá trình này bắt đầu xuất hiện từ những tháng ngày tuổi nhà trẻ cho đến khi đủ điều kiện vào lớp 1 và chỉ có ở trường mầm non mới thực hiện được điều này, mới giúp trẻ làm quen với các hoạt động học tập, thể lực, lao động, mối quan hệ xã hội. Trong quá trình đó giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động có mục đích học tập, giúp trẻ phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ , tư duy, thẩm mỹ, kỹ năng, giao tiếp, từng bước giúp trẻ nhận thức và hòa nhập dần với cách sinh hoạt và phương pháp dạy học của giáo viên lớp 1 nhằm giúp trẻ không bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ sệt và trẻ sẽ tiếp thu kiến thức ở trường Tiểu học một cách tốt nhất. Để thực hiện được điều đó, nhà trường và gia đình cùng phối hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và một số giáo viên đã sai lầm cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán làm ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập của trẻ. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương về thực trạng chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và chuẩn bị một cách toàn diện cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1. Đây là một yêu cầu cần thiết có tính cấp bách phải nghiên cứu chu đáo để đưa ra các biện pháp có tính khả thi cao. Nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 ở trường Mầm non xã Noong Luống huyện Điện Biên” với mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ của mình đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non vào lớp một.
Trang 1PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Như chúng ta đã biết Bác Hồ đã nói:
“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Quả đúng là như vậy trẻ em như búp non trên cành nếu được chăm sóc cẩnthận thì chồi non đó sẽ phát triển Cũng như con người nếu được chăm sóc ngay từkhi mới sinh ở trong gia đình cho đến khi đứa trẻ đó được tới trường, tới lớp được
sự chăm sóc chu đáo của cô giáo mầm non thì đứa trẻ đó sẽ phát triển toàn diện về
"Đức, trí, thể, mỹ"
Với lứa tuổi mầm non, chúng ta cần quan tâm nhất là trẻ lứa tuổi mẫu giáolớn vì trẻ lứa tuổi này chuẩn bị bước vào lớp 1, một bước ngoặt vô cùng quan trọngđối với trẻ Trẻ mẫu giáo lớn chuyển lên lớp 1 rất non nớt, bởi vì trẻ đang sốngtrong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo mầm non về cả dạy
dỗ và nuôi dưỡng, được các cô chăm sóc chu đáo nhiệt tình như người mẹ thứ haicủa mình Cho nên trẻ ở trong một môi trường hoàn toàn mới lạ trẻ sẽ khó tiếp cận
và thích nghi ngay được Nhiệm vụ của nhà trường, của các cô giáo mầm non làphải tạo cho trẻ mẫu giáo lớn một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp 1 đểtrẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến
thức tốt ở bậc học tiểu học đạt hiệu quả nhất
2 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là chủ đạo, học
mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học”, trẻ rất hiếu động tò mò, ham muốn
học hỏi, tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình, trẻ thực sự học trong khichơi để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học Đặc biệt,với trẻ mẫu giáo lớn các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện nhưng mới ởdạng sơ khai Trong mỗi một giai đoạn phát triển, ở mỗi một lứa tuổi trẻ đều mangnhững đặc điểm đặc trưng, sự phát triển của trẻ trong một giai đoạn nhất định vừa
là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạntiếp theo Vào lớp 1 là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ,
Trang 2đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như tinh thần, bé phảichuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ “làm việc” một cách thực sự, phải tập trungchú ý trong cả một tiết học dài đó là một việc không hề đơn giản với trẻ Chính vìthế việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 là quá trình lâu dài, quá trình này bắtđầu xuất hiện từ những tháng ngày tuổi nhà trẻ cho đến khi đủ điều kiện vào lớp 1
và chỉ có ở trường mầm non mới thực hiện được điều này, mới giúp trẻ làm quenvới các hoạt động học tập, thể lực, lao động, mối quan hệ xã hội Trong quá trình
đó giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiểnmọi hoạt động có mục đích học tập, giúp trẻ phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ, kỹ năng, giao tiếp, từng bước giúp trẻ nhận thức và hòa nhậpdần với cách sinh hoạt và phương pháp dạy học của giáo viên lớp 1 nhằm giúp trẻkhông bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ sệt và trẻ sẽ tiếp thu kiến thức ở trường Tiểu học mộtcách tốt nhất Để thực hiện được điều đó, nhà trường và gia đình cùng phối hợp đểchăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và một sốgiáo viên đã sai lầm cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là dạy cho trẻ biết đọc, biếtviết, biết làm toán làm ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập của trẻ
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương về thực trạng chuẩn bị cho trẻvào lớp một, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có giải pháp để nâng cao chất lượnggiáo dục và chuẩn bị một cách toàn diện cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1 Đây làmột yêu cầu cần thiết có tính cấp bách phải nghiên cứu chu đáo để đưa ra các biện
pháp có tính khả thi cao Nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 ở trường Mầm non xã Noong Luống huyện Điện Biên” với mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ của mình đối với
việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi ởtrường mầm non vào lớp một
Trang 3Áp dụng và thực hiện tại trường Mầm non xã Noong Luống - huyện ĐiệnBiên năm học 2016-2017 cho 03 nhóm lớp học sinh khối mẫu giáo 5- 6 tuổi với 83trẻ.
4 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình thực tế của việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ởtrường mầm non nơi tôi công tác để đưa ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm gópphần giúp giáo viên nhà trường có được các biện pháp hiệu quả trong công tácchuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 và giúp cho các cấp quản lý biết được thực trạng
để có các giải pháp thực hiện tốt hơn trong công tác giáo dục mầm non nói chung
và chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 nói riêng
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra- khảo sát thực trạng
Phương pháp nắm dư luận xã hội
Phương pháp qui nạp
Phương pháp hội thảo
Phương pháp tham khảo ý kiến của đồng nghiệp
6 Sơ lược điểm mới của vấn đề nghiên cứu
Nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non, phụ huynh và toàn xã hội biếtđược tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1
Giúp trẻ được học một cách bài bản, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứatuổi để các em tự tin, vui vẻ, có hứng thú, ham thích đi học ở các trường phổ thông;
Tạo niềm tin cho phụ huynh có con nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 Tạo sự tin tưởngcủa xã hội về Ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng
Giúp các nhà quản lý giáo dục biết được thực trạng của việc chuẩn bị cho trẻ
5 tuổi vào lớp 1 hiện nay để có những giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời
PHẦN II: NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là mục tiêu của Giáo dục mầm non và là mụcđích đầu tiên ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi Đây là giai đoạn vôcùng quan trọng đối với trẻ Tâm lý sẵn sàng đi học của mỗi trẻ phụ thuộc vào sự
Trang 4chuẩn bị đúng đắn của trường mầm non và đặc biệt là quan niệm của các bậc phụhuynh.
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị cho trẻ toàn diện về thể lực, nhậnthức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập bằngphương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự phối hợp thống nhấtgiữa gia đình và trường mầm non
Thể lực: Là chuẩn bị cho trẻ chiều cao, cân nặng, năng lực hoạt động bền bỉ,dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của hệ thần kinh
Phát triển trí tuệ: Là rèn cho trẻ các thao tác trí tuệ, kích thích những hứngthú với hoạt động trí óc
Phát triển ngôn ngữ: Là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ,tiếp thu kiến thức học tập ở trường phổ thông
Tình cảm xã hội: Là dạy trẻ biết cách ứng xử với người xung quanh, lễ phép,kính trọng người lớn, yêu quý bạn bè, biết thông cảm và ứng xử phù hợp
Ngoài ra để đạt được kết quả, trẻ cần tích cực hứng thú tham gia hoạt động,
sự phối hợp giữa các bậc phụ huynh với cô giáo cùng có quan điểm đúng về việcchuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học
2 Thực trạng thực hiện biện pháp và hình thức tổ chức nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1 ở trường mầm non xã Noong Luống - huyện Điện Biên
a Đặc điểm chung:
Trường Mầm non xã Noong Luống là trường chuẩn quốc gia mức độ I Nhàtrường có bề dày thành tích, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiêntiến, năm học 2015 – 2016 trường được công nhận tập thể lao động xuất sắc,trường có nhiều lượt giáo viên dạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.Năm học 2016 – 2017 Nhà trường có13 lớp và số trẻ là 357 trẻ Riêng trẻ 5 tuổi có
83 trẻ trên 3 lớp
b Thuận lợi:
* Về giáo viên: 6/6 giáo viên đứng lớp đều có trình độ chuyên môn vững vàng, có
năng lực sư phạm, yêu nghề mến trẻ luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy cũng nhưlàm đồ dùng đồ chơi và thiết kế giáo án điện tử cho các hoạt động
Trang 5Giáo viên dạy lớp 5 tuổi được đào tạo chính quy, 6/ 6 GV là giáo viên dạygiỏi các cấp, nắm chắc phương pháp tổ chức, hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ và
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Bộ GD&ĐT
Bản thân tôi được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ phụ trách chính chuyên môncủa toàn trường
* Về phía nhà trường:
Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi và chuyênmôn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầmnon, tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới
độ tuổi của con em mình
Ngay trên địa bàn xã có một vài giáo viên về hưu mở lớp dạy cho các cháu 5tuổi dạy trước chương trình lớp 1, khiến nhiều phụ huynh hoang mang, con mìnhkhông đi học sẽ không theo kịp bạn
Trang 6Kết quả:
Cần thiết Không cần thiết
ít phụ huynh chọn Với kết quả khảo sát, nắm bắt được tâm lý của phụ huynh chưathấy sự cần thiết chuẩn bị toàn diện cho trẻ về thể lực, phát triển trí tuệ, phát triểnngôn ngữ, tình cảm xã hội, tâm lý và các kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tậpcủa trẻ để chuẩn bị vào lớp 1, non tôi tiến hành một số biện pháp sau:
3 Các biện pháp cơ bản
3.1 Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh:
Cha mẹ là người đầu tiên đặt nền móng cho nhận thức của trẻ, tác động phầnlớn đến suy nghĩ và hành động của con em mình, nhiều phụ huynh mải đi làmkhông quan tâm đến con em mình phó mặc con cho cô giáo ở, vì thế cần phải tuyêntruyền cho cha mẹ trẻ, giúp cha mẹ hiểu tâm sinh lý, hiểu rõ điều gì cần nhất chocon trẻ trong giai đoạn này, giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1 và phải chuẩn bị nhữnggì?
Ngay từ đầu năm học, tôi đã kết hợp giáo viên dạy lớp 5 tuổi tổ chức họpphụ huynh để trao đổi, thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung, phương pháp,biện pháp, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 với cách làm như sau
- Thông qua kế hoạch chăm sóc, nuôi - Giúp phụ huynh nắm bắt và biết trẻ
Trang 7dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường,
của lớp Tuyên truyền các phụ huynh
cùng phối kết hợp với nhà trường để trẻ
được giáo dục một cách hiệu quả nhất
được tham gia và học những gì thông qua các hoạt động tại trường
- Giới thiệu với phụ huynh về Bộ
chuẩn phát triển 5 tuổi của Sở
- Phụ huynh nắm bắt được những yêucầu cần đạt được ở trẻ qua 5 mặt pháttriển nhận thức, phát triển ngôn ngữ,phát triển thẩm mỹ, phát triển thểchất, phát triển quan hệ tình cảm xãhội ở mỗi chủ đề nhánh
- Giải thích cho phụ huynh hiểu tác hại
của việc cho trẻ 5-6 tuổi học viết, làm
toán trước Và giải thích cho phụ huynh
biết cần kết hợp cô giáo để chuẩn bị cho
trẻ sẵn sàng vào lớp 1 là chuẩn bị về thể
lực, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và
các kỹ năng, tâm lý cần thiết cho trẻ
- Giúp phụ huynh thoải mái tư tưởng
và không còn lo lắng về việc có chocon đi học trước chương trình lớp 1hay không
- Phụ huynh hiểu để chuẩn bị cho convào lớp 1 là phải làm gì và kết hợpvới cô giáo
Kết quả: Phụ huynh nhận thức được cần chuẩn bị cho con mình những gì là tốt
nhất để vào lớp 1 Có thái độ hợp tác với cô giáo của con trong năm học để chămsóc, giáo dục trẻ
Trang 8chuẩn bị về chất như rèn luyện cho trẻ sự bền bỉ, dẻo dai, khéo léo, kiên trì, sự hoạtđộng của các nhóm cơ lớn là tiền đề giúp trẻ phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ởtrường Tiểu học, xác định được tầm quan trọng của vấn đề nên tôi thực hiện cácyêu cầu sau:
a Chăm sóc sức khỏe trẻ:
* Theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ:
Ngay từ tháng đầu tiên của lớp mẫu giáo lớn, tôi đã kết hợp với giáo viênchủ nhiệm, nhân viên y tế mời Y sỹ của trạm y tế xã Noong Luống, khám sức khỏeđịnh kỳ cho trẻ để kiểm tra sức khỏe, ghi kết quả khám sức khỏe cụ thể, trao đổivới phụ huynh về tình hình sức khỏe của từng trẻ
Trong năm học, cứ 3 tháng cô giáo kết hợp y tế kiểm tra chiều cao, cân nặngcủa trẻ, qua kết quả kiểm tra cô giáo và phụ huynh cùng kết hợp để có biện pháp chămsóc trẻ tốt hơn, đối với các cháu kênh Suy dinh dưỡng cô cần quan tâm, động viên,tuyên dương để trẻ ăn thêm, ăn hết xuất, cô trao đổi phụ huynh nấu cơm thay đổi thựcđơn, nấu món trẻ thích để trẻ thích ăn và thấy ngon miệng
b Tổ chức tốt giờ ăn, ngủ:
Với thực đơn phong phú của nhà trường thay đổi theo mùa, theo tháng, thựcphẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trẻ ăn đủ lượng, đủ chất, tỷ lệ các chấtdinh dưỡng hợp lý đảm bảo cho sự phát triển của trẻ Khi trẻ ăn cô giáo luôn độngviên, khuyến khích cả lớp, đặc biệt các cháu lười ăn
VD: Cô thấy hôm nay rất nhiều bạn ăn giỏi, ngoan ăn hết xuất giúp cho cáccon da trắng, môi đỏ, con ăn nhiều cho cao lớn, xinh đẹp, được cô thưởng béngoan, được vào học lớp 1 thì sau này con mới được làm thầy cô giáo, bác sĩ, chú
bộ đội, chú phi công…con có thích không nào?
Được cô động viên trẻ sẽ ăn rất nhanh, thi đua ăn hết xuất và cảm thấy vôcùng phấn khởi vì mình sẽ xinh, sẽ lớn, sẽ được học lớp 1 như các anh chị và đặcbiệt là được làm nghề mà trẻ đang ao ước được tập làm
Trong giờ ngủ, cô chăm sóc trẻ chu đáo, đảm bảo trẻ ngủ thoáng mát có,quạt, giường, chiếu, gối vào mùa hè, mùa đông có chăn ấm cho trẻ Luôn theo dõiđộng viên kịp thời các cháu khó ngủ để toàn bộ trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc là mộttrong những điều kiện giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát tăng cân
Trang 93.3 Tổ chức thực hiện các nội dung phát triển vận động:
a Trong giờ thể dục sáng:
Hoạt động thể dục sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáodục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn Buổi sáng, ngaysau khi ngủ dậy, bé đến trường tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảngkhoái cho hoạt động khác diễn ra trong ngày.Tập luyện thường xuyên như vậy, cơthể của trẻ nâng cao thể lực, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cầnthiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng Trong hoạt động thể dục sáng,
để gây hứng thú cho trẻ thực hiện vận động phát triển các nhóm cơ, hô hấp, tay,bụng, chân, bật, cô cho trẻ tập kết hợp có nhạc cùng với các dụng cụ như hoa đeotay, gậy,vòng phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ hứng thú thamgia thực hiện cácvận động
VD: Với chủ đề Thế giới thực vật, để tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng giúp trẻ hứng thú tham gia vận động, trau chuốt kỹ năng các động tác hô hâp, tay, bụng,chân, bật, giáo viên đã dùng nhạc bài hát: Em yêu cây xanh, Vườn cây của ba, màu hoa có giai điệu vui tươi, nhí nhảnh kết hợp đạo cụ là hoa đeo tay Qua đó, trẻ thíchthú tập các động tác cùng cô chứ không có cảm giác gò bó, uể oải
b Trong hoạt động thể dục:
Đối với trẻ mầm non, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng dù khi trẻhọc hay trẻ chơi, trẻ lĩnh hội kiến thức thông qua các đồ dùng trực quan sinh động Trong giờ thể dục, để trẻ tiếp thu và lĩnh hội bài tập với hiệu quả cao nhất ngoài các
Trang 10đồ dùng, dụng cụ có sẵn của nhà trường tôi đã làm một số đồ dùng tự tạo trong các giờ thể dục nhằm phát các vận động thô và vận động tinh cho trẻ theo đúng chươngtrình giáo dục mầm non Khi có đồ dùng đẹp, mới lạ trẻ tham gia vào giờ học tích cực hơn.
c Ở góc vận động:
Ngoài các trò chơi vận động như: Mèo đuổi chuột, kéo co, Chim sẻ và ô tôgiáo viên còn tăng cường cho trẻ một số bài tập rèn luyện thể lực cho trẻ thông quacác trò chơi ở góc vận động như tập tạ, đá bóng, cầu lông, chơi với lốp ô tô, bóng
rổ, bóng đá, đu xà giúp toàn bộ các trẻ trong lớp được tham gia vận động, trẻ thíchthú chơi trò chơi, phát triển các nhóm cơ, phát triển tính nhanh nhạy, hoạt bát,nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ để rèn luyện sức khỏe, rèn tính kiên trì, mạnh dạn,năng động trong các hoạt động tiếp theo
Kết quả: 100% trẻ tăng cân đều, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tích cực tham gia
hoạt động, trẻ ít ốm tỷ lệ chuyên cần của lớp đạt 97%, không nhiễm dịch bệnh sởi,thủy đậu, trẻ thừa cân giảm so với đầu năm, trẻ thực hiện tốt các bài tập vận động,trò chơi vận động trong chương trình và của cô giao cho
3.4 Chuẩn bị phát triển về mặt trí tuệ, phát triển ngôn ngữ:
Ở trường tiểu học, hoạt động chủ yếu của trẻ là hoạt động học, trẻ phải tậptrung, chú ý trong giờ học và đòi hỏi duy trì sự chú ý của trẻ trong thời gian khádài, do vậy khi ở trường mầm non phải tập cho trẻ sự chú ý trong khoảng thời giannhất định phù hợp với độ tuổi Những hoạt động ở trường mầm non như hoạt động
âm nhạc, làm quen với toán, làm quen chữ cái, tạo hình, văn học, khám phá khoahọc, khám phá xã hội, hoạt động góc, hoạt động lao động…nhằm phát triển trí tuệ,ngôn ngữ cho trẻ Thông qua các môn học, trẻ có kỹ năng tự tin, mạnh dạn và duytrì sự chú ý của trong thời gian dài Vì thế, cô giáo cần thực hiện đầy đủ và tổ chứctốt, linh hoạt, sáng tạo hình thức lên lớp trong các hoạt động học ở từng chủ đềkhác nhau để trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng cần thiết cho độ tuổi
a Trong hoạt động học:
* Hoạt động làm quen với toán:
Hoạt động làm quen với toán là hoạt động rất khô khan và cứng nhắc Đặc
biệt, hoạt động hình thành các biểu tượng về số lượng và phép đếm thường lặp đi
Trang 11lặp lại nhiều lần các tiết học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng, nếu lặplại khi học trẻ thường nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ Tuynhiên, hoạt động làm quen với toán lại là một hoạt động giúp trẻ phát triển hết khảnăng tư duy, ghi nhớ, rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những hoạt động trí
óc của trẻ và nó cũng là hoạt động vô cùng quan trọng khi trẻ vào lớp 1 Vì vậy, khi
ở trường mầm non để giúp trẻ tiếp thu kiến thức mà cô truyền tải, cô giáo phải luônsáng tạo hình thức lên lớp, sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, thiết kế bài giảngpowerpoint để dạy trẻ, sáng tạo một số trò chơi, và việc sử dụng lời nói đầu dẫn dắtvào bài mới lạ, gây ấn tượng thì mới thu hút được sự chú ý của trẻ, làm cho trẻhứng thú, tinh thần thoải mái khi học
VD: Dạy bài khối vuông khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ Phần giới thiệu
bài cô nói: “ Các cầu thủ bóng đá của lớp ta vừa đi thi đấu về, sau đây là lễ trao giải”, tiếng nhạc nổi lên, hai đội đi ra giơ tay vẫy “Giải quả bóng vàng trao cho cầu thủ A, các con thấy bạn A nhận được quả bóng như thế nào? Vào giờ học
xung quanh chủ đề thể thao, hay cho trẻ xếp gôn bằng các khối và tập lăn bóngbằng các khối cầu.Trẻ rất hứng thú chơi nhưng không biết mình đang học một tiếttoán về các khối
Trò chơi toán học là một dạng của trò chơi học tập Trẻ phải giải quyếtnhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái, làm trẻ dễ dàng vượtqua những khó khăn trở ngại nhất định Vì vậy, giáo viên phải luôn cố gắng suynghĩ sáng tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi hoạtđộng chống sự chán nản, mệt mỏi, làm cho trẻ có hứng thú hoạt động
*Hoạt động làm quen chữ cái:
Đây là một hoạt động không thể thiếu để chuẩn bị cho trẻ có kiến thức, tự tinvào lớp 1 Với hoạt động này, trẻ được làm quen 29 chữ cái, trẻ được phát âm, đọc
từ và tìm các chữ cái có trong từ có nghĩa Để giúp trẻ hứng thú, học tốt hoạt độnglàm quen chữ cái cô giáo cần phải sáng tạo hình thức lên lớp, kết hợp làm bài giảngpowerpoint, sáng tạo trong các trò chơi trong các tiết làm quen chữ cái và tiết ônchữ cái tạo cho trẻ cảm giác thích thú, năng động, tích cực trong tiết học, phát triển
tư duy, ngôn ngữ, tình cảm, trẻ mạnh dạn tham gia phát biểu, trẻ phát âm chính xác,
Trang 12nhớ các chữ cái, tìm và đọc chuẩn các chữ cái có trong từ, tên góc chơi, tên các đồdùng và đó cũng là yêu cầu đầu tiên để trẻ tự tin bước vào lớp 1.
VD: Trong tiết làm quen chữ cái i, t, c cô giáo sử dụng các phần mềm đã họcPower point, Plast và các phần mềm bổ trợ khác như Kid Prition, Happy kid,Kismast, để làm giáo án điện tử phục vụ cho giảng dạy,thiết kế bài giảngpowerpoint với các slide theo trình tự cho trẻ làm quen từng chữ cái, trẻ tích cựctham gia vào giờ học và chăm chú quan sát trên màn hình, trẻ phải dùng ngôn ngữ
và diễn đạt để trả lời câu hỏi của cô như: con có nhận xét gì về đặc điểm của chữ i,lúc này yêu cầu trẻ phải tư duy và dùng khả năng ghi nhớ có chủ định để trả lời cô.Sau khi cho trẻ làm quen chữ cái i, để củng cố kiến thức cho trẻ sang phần trò chơi
cô yêu cầu trẻ tìm những chú vịt có chữ i lại gần với vịt mẹ, trẻ được lên dùngchuột, nhấn chuột kết hợp vận dụng kiến thức của mình để tìm các chú vịt có chứachữ i, đếm và chọn thẻ số tương ứng
Ngoài làm quen chữ cái còn có tiết ôn các chữ cái có tác dụng giúp trẻ ônluyện, củng cố, ghi nhớ các kiến thức đã học Khi trẻ được củng cố kiến thức thôngqua các trò chơi trẻ vừa hứng thú chơi vừa học bài một cách nhẹ nhàng, nên tôi đãsáng tạo một số trò chơi để có thể dùng trong các tiết làm quen chữ cái, ôn chữ cáihay các tiết khác ở từng chủ đề khác nhau và cho giáo viên thực hiện
VD: Sáng tạo trò chơi “Bảng học đa năng”
Mục đích: + Ôn luyện kiến thức cũ về các chữ cái đã học
+ Trẻ được đọc, phát âm các chữ cái, các từ có nghĩa
+ Trẻ xếp các chữ cái theo quy tắc1.1, 1.2, xếp xen kẽ…
Ngoài ra còn phục vụ một số môn học khác Chuẩn bị: Bảng học đa năng, các chữ cái phù hợp với chủ đề
Cách chơi :
Cách 1: Bấm công tắc kim đồng hồ sẽ chạy, kim đồng hồ chạy chỉ vào hìnhảnh nào trẻ phải nói tên hình ảnh đó, đọc thẻ từ và xếp các thẻ chữ rời giống từ bên dưới hình ảnh
Cách 2: Hoặc với bảng này cô có thể cho 2 trẻ thi đua xếp chữ cái theo quy tắc, xếp xen kẽ theo yêu cầu và đọc được tên các chữ cái đó