1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG môn PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học (NÂNG CAO)

5 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

Mô tả môn học Phân tích và đưa ra cách thức giải quyết vấn đề kinh tế là một trong những kỹ năng cần thiết đối với học viên cao học ngành kinh tế.. Môn học phương pháp nghiên cứu kh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

———————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

————————

ĐỀ CƯƠNG MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (NÂNG CAO)

1 Tên môn học

 Tiếng Việt: Phương pháp nghiên cứu khoa học

 Tiếng Anh: Research Methods

 Mã số môn học: RME502

2 Bậc đào tạo Cao học

3 Thời lượng: 45 tiết (03 tín chỉ)

4 Mô tả môn học

Phân tích và đưa ra cách thức giải quyết vấn đề kinh tế là một trong những kỹ năng cần thiết đối với học viên cao học ngành kinh tế Môn học phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ giúp học viên viên nhận dạng, xây dựng và phát triển vấn đề nghiên cứu, chuyển vấn đề thành câu hỏi nghiên cứu, thiết kế một khung nghiên cứu, thu thập

và phân tích số liệu để để giải quyết vấn đề nghiên cứu và cuối cùng là viết báo cáo nghiên cứu Học viên sẽ được giới thiệu nhiều cách tiếp cận khác nhau để tiến hành triển khai một hoạt động nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu

5 Vị trí của môn học trong chương trình đào tạo

Môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học (nâng cao) được được phân bổ giảng dạy trong gia đoạn đầu của chương trình đào tạo thạc sỹ, nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức về các phương pháp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học với các hình thức và cấp độ nghiên cứu khác nhau

6 Mục tiêu

6.1 Kiến thức

Trang 2

Môn học được xây dựng để cung cấp cho người học những kiến thức về các phương pháp tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học một cách có hệ thống và mang tính khoa học bao gồm: Bản chất của quá trình nghiên cứu; Các bước thiết kế nghiên cứu; Cách thức thu thập và xử lý số liệu; Cách thức viết báo cáo nghiên cứu Nắm vững quy trình và cách thức vận dụng các kiến thức từ các môn học khác trong hoạt động nghiên cứu khoa học

6.2 Kỹ năng

Vận dụng các kiến thức từ các môn học khác để thực hiện được một hoạt động nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác nhau, cụ thể: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu phù hợp với yêu cầu; (2) Thiết lập đề cương nghiên cứu khoa học trong khoa học kinh tế; (3) Áp dụng các kiến thức thống kê để hình thành các phương pháp tính toán; (4) Kỹ năng thu thập, xử lý dữ liệu; (5) Kỹ năng viết báo cáo nghiên cứu;(6) Kỹ năng bảo vệ luận điểm khoa học từ kết quả nghiên cứu Thực hiện một nghiên cứu khoa học thực tế

là cách tốt nhất để học môn học này

6.3 Thái độ

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học Nhìn nhận, đánh giá một vấn đề trên quan điểm khoa học

7 Phương pháp giảng dạy:

Môn học sẽ giới thiệu tất cả các nội dung có liên quan đến quá trình nghiên cứu khoa học kinh tế, trong đó:

 Giảng trên lớp: các nội dung lý thuyết được giảng trong 30 tiết trên lớp Các bài giảng cụ thể trên lớp được thiết kế phù hợp với thời lượng giảng lý thuyết và thực hành, bao gồm các bài sau: Bài 1 Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu khoa học; Bài 2 Xác định vấn đề, mục tiêu, câu hỏi và giả thiết nghiên cứu; Bài 3 Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu; Bài 4 Viết đề cương nghiên cứu; Bài 5 Thu thập, đo lường và xử lý dữ; Bài 6 Viết báo cáo nghiên cứu Giảng viên sẽ giới thiệu các bước chủ yếu trong nghiên cứu khoa học kinh tế giới thiệu cách thức tiếp cận và có thể áp

2

Trang 3

dụng để thực hiện một đề tài nghiên cứu Học viên sẽ tham gia thảo luận, phát triển kỹ năng phương pháp cho riêng mình đối với các bước trong quy trình nghiên cứu dựa trên các phương pháp, kỹ năng đã được giới thiệu

 Phần thực hành của học viên Bao gồm 15 tiết cho học viên tự làm bài tập nhóm, các phần học thực hành được thiết kế lồng ghép với các nội dung lý thuyết đã học để hỗ trợ học viên xây dựng ý tưởng nghiên cứu, đề cương nghiên cứu Ở nội dung thực hành, học viên sẽ được chia thành nhóm Mỗi nhóm có từ 3 - 5 học viên Nhiệm vụ tổng quát của nhóm là: (1) xác định một vấn đề nghiên cứu; (2) dựa trên chủ đề nghiên cứu để thiết kế đề cương nghiên cứu; (3) trình bày đề cương nghiên cứu

8 Đánh giá:

1 Đánh giá quá trình

1.1 Bài tập nhóm 1.2 Mức độ tham gia các buổi học 1.3 Thảo luận, phản biện ý kiến

20

2 Đánh giá cuối kỳ Thi kết thúc học phần (dạng bài tự luận)

 Bài tiểu luận cá nhân (20%) Học viên sẽ lựa chọn 01 trong 02 nhiệm vụ sau:

 Xây dựng 01 đề cương nghiên cứu Tiêu chí đánh giá gồm: Vấn đề nghiên cứu

có quan trọng và phù hợp hay không? Đặt vấn đề có viết rõ ý, thể hiện thuyết phục hay không? Mục tiêu, câu hỏi, giả thiết nghiên cứu có cụ thể, rõ ràng và phù hợp với tên đề tài? Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước có áp dụng hay không? Phương pháp phân tích áp dụng về mức độ phù hợp và tin cậy của phương pháp Hình thức đề cương

có phù hợp với hình thức quy định hay không

 Viết 01 bài nghiên cứu Tiêu chí đánh giá tuỳ thuộc mức độ công bố: Xuất sắc nếu bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học có chỉ số ISSN; Tốt nếu công bố trong hội thảo khoa học

Trang 4

 Bài thi hết môn: (60%) Hình thức Tự luận, thời lượng 90 phút

9 Tài liệu

1) Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục,

Hà Nội;

2) Trần Tiến Khai (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Lao

động - Xã hội;

3) Nguyễn Thị Cành (2007), Giáo trình phương pháp & phương pháp luận nghiên

cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh;

4) D Cooper and P Schindler (2006) Business Research Methods McGraw-Hill Irwin;

10 Nội dung môn học

Chương 1 Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

1.1 Phương pháp nghiên cứu khoa học

1.2 Quy trình nghiên cứu khoa học

Chương 2 Xác định vấn đề nghiên cứu, thiết lập câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

2.1 Xác định vấn đề nghiên cứu

2.2 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

2.3 Mục tiêu nghiên cứu

Chương 3 Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu

3.1 Cơ sở lý thuyết

3.2 Tổng quan tài liệu

Chương 4 Viết đề cương nghiên cứu

4.1 Đề cương nghiên cứu

4.2 Cấu trúc đề cương nghiên cứu

4

Trang 5

4.3 Viết đề cương nghiên cứu

Chương 5 Thu thập, đo lường và xử lý dữ liệu

5.1 Dữ liệu

5.2 Đo lường dữ liệu

5.3 Thu thập và xử lý dữ liệu

Chương 6 Viết báo cáo nghiên cứu

6.1 Cấu trúc của các báo cáo nghiên cứu

6.2 Trích dẫn khoa học

Lãnh đạo Khoa

TS Cung Thị Tuyết Mai

Người biên soạn

TS Nguyễn Thế Bính

Ngày đăng: 11/12/2017, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w