1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phong cách lãnh đạo

33 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 63,98 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 3. Các phương pháp nghiên cứu 2 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2 5. Cấu trúc đề tài 2 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 3 1.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo 3 1.1.1 Phong cách 3 1.1.2 Lãnh đạo 4 1.1.3 Phong cách lãnh đạo 5 1.2 Dấu hiệu của phong cách lãnh đạo 7 1.3 Các mô hình phong cách lãnh đạo 7 1.3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền 8 1.3.2 Phong cách lãnh đạo bàn giấy 9 1.3.3 Phong cách lãnh đạo dân chủ 10 1.3.4 Phong cách lãnh đạo tự do 11 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 13 2.1 Tổng quan về doanh nghiệp (Tập đoàn coffee Trung Nguyên) 13 2.1.1 Vài nét chính về công ty 13 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và niềm tin 14 2.1.2.1 Tầm nhìn 14 2.1.2.2 Sứ mạng 14 2.1.2.3 Giá trị cốt lõi và giá trị niềm tin 14 2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển 14 2.2 Phong cách lãnh đạo của ông Đặng Lê Nguyên Vũ 16 2.2.1 Giới thiệu về ông Đặng Lê Nguyên Vũ 16 2.2.2 Phong cách lãnh đạo 17 2.3 Thành công mà công ty đạt được 20 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, GIẢI PHÁP VÀ XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO MỚI 22 3.1 Đánh giá phong cách lãnh đạo của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ 22 3.1.1 Ưu điểm 22 3.1.2 Nhược điểm 22 3.2 Giải pháp 23 3.2.1 Theo thâm niên công tác 23 3.2.2 Theo các giai đoạn phát triển của tập thể 23 3.2.3 Dựa vào trình độ, độ tuổi, giới tính, tính khí của nhân viên 24 3.2.4 Trong những tình huống gây hoang mang, sảy ra bất đồng hay bất trắc 24 3.2.5 Tình huống cần và nên 24 3.2.6 Đối với bản thân người lãnh đạo 24 3.2. Xây dựng phong cách lãnh đạo mới 25 3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo 25 3.2.2 Nội dung xây dựng phong cách lãnh đạo mới 26 3.2.2.1 Loại bỏ phong cách lãnh đạo quan liêu 26 3.2.2.2 Xây dựng cho mỗi người phong cách làm việc mới 27 KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “phong cách lãnh đạo” là công trình nghiên cứu

của riêng tôi trong thời gian qua Mọi dữ liệu và thông tin trong bài tiểu luận đềuchính xác, trung thực và đảm bảo độ tin cậy Tôi xin chịu trách nhiệm về dữ liệu

đã viết trong đề tài này

Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Quản trịvăn phòng đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiếnthức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học nội

vụ Hà Nội Và đặc biệt hơn, trong kỳ học này, khoa đã tổ chức cho chúng tôiđược tiếp cận với môn học rất hữu ích đối với sinh viên Khoa Quản trị vănphòng Đó chính là môn: “Quản trị học” Qua môn học này giúp chúng tôi có cáinhìn thực tế và sâu sắc hơn về công tác quản trị của một người lãnh đạo trongmọi hoạt động của cơ quan, tổ chức Ở bất kỳ một cơ quan hay tổ chức nào côngtác quản trị cũng đều có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến sự phát triểncủa tổ chức

Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy THS.Nguyễn Viết Thành đãtận tình hướng dẫn, giảng dạy chúng tôi qua từng buổi học trên lớp Nhờ sự góp

ý, hướng dẫn, dạy bảo của thầy chúng tôi có được những kiến thức cơ bản gópphần thực hiện và hoàn thiện tốt nhất bài tiểu luận này

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành bài tiểuluận, tuy nhiên với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và thời gian khảo sát thực tế

có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những

ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô và các bạn học cùng lớp để bổ sunghoàn thiện kiến thức của tôi về môn họ và trang bị cho mình hành trang quý giátrong công việc thực tế sau này

Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2017

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã mang theo những biến đổi to lớn mangtính toàn cầu chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi sự biến đổi diễn ramột cách nhanh chóng trên mọi phương diện: khoa học, kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội, và nhất là sự phát triển của công nghệ thông tin… Đây chính là cơhội và cũng là một thách thức to lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dântộc nói chung và Việt Nam nói riêng

Trong bối cảnh đất nước đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới,

để có được một đất nước thật sự phát triển, thì đòi hỏi ở một người lãnh đạo cần

có cái nhìn thực tế, linh động, nhạy bén, quyết đoán trong hoạt động quản lý tại

cơ quan, tổ chức của mình Họ sẽ phải khai thác được tối đa nguồn lực về conngười (như năng lực, trí tuệ và long nhiệt thành…) ở xung quanh Để đạt đượcđiều đó thì người lãnh đạo, quản lý cần phải nắm được trong tay mình một thứ

vũ khí vô cùng quan trọng đó chính là phong cách lãnh đạo không thể phủ nhậnmột số nhà lãnh đạo, quản lý ở một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở nước tahiện nay còn có tư tưởng áp đặt, độc đoán, quát tháo hoặc quá dễ dãi trong quản

lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tổ chức Vì vậy, việc học hỏi,tham khảo ở cách quản lý tại các nước có nền kinh tế phát triển, qua đó nhìn lạicách quản lý tại cơ quan, doanh nghiệp của mình đang thực hiện, rút ra kinhnghiệm và cần có sự thay đổi phù hợp

Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừađáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sứcmạnh cá nhân và tập thể trong tổ chức

Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Phong cách lãnh đạo” để làm bàitiểu luận của mình

2 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Để cơ quan, tổ chức ngày càng phát triển hơn đòihỏi người lãnh đạo cần có phong cách lãnh đạo của riêng mình Vì vậy, cầnnghiên cứu về phong cách lãnh đạo để tìm ra những quy luật chung, những yếu

Trang 5

tố tác động và xây dựng phong cách lãnh đạo mới.

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, đánh giá về tầm quan trọng của phongcách lãnh đạo để tìm ra những phong cách lãnh đạo chuẩn mực phù hợp nhất đốivới tốc độ phát triển của đất nước và rút ra bài học kinh nghiệm

Nhiệm vụ nghiên cứu: tìm hiểu, đánh giá về tầm quan trọng trong phongcách lãnh đạo

3 Các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, Phươngpháp phân tích, Phương pháp duy vật biện chứng, Phương pháp so sánh, Phươngpháp lịch sử

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Đề tài giúp tìm hiểu sâu hơn về những phong cách lãnh đao Giúp nhận ranhững mặt ưu điểm và hạn chế của mỗi phong cách lãnh đạo riêng, rút ra bàihọc kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo

Là nguồn dữ liệu thực tiễn và các tư liệu, tài liệu cung cấp thêm thông tin

dữ liệu cho sinh viên các khóa học tập và nghiên cứu

5 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được kết cấu gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phong cách lãnh đạo

Chương 2: Thực trạng về phong cách lãnh đạo

Chương 3: Đánh giá, Giải pháp và xây dựng phong cách lãnh đạo mới

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo

Trong hoạt động quản lý, người quản lý trong quá trình tác động đến đốitượng của mình đều có nhứng cách thức, biện pháp, lề lối ứng xử, xử lý các tìnhhuống nhất định nào đó Sự định hướng về mục tiêu, lề lối ứng xử hay cách thức

ra quyết định được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên ổn định và tạo nên một kiểuhoạt động hay một phong cách lãnh đạo, quản lý

Phong cách lãnh đạo ở đây được tạo nên từ hai cụm từ phong cách và lãnhđạo vậy để hiểu hơn ta nên bắt đầu tìm hiểu về hai cụm từ trên bằng các kháiniệm cụ thể

Ở trong một cơ quan, tổ chức hay công ty tất cả mọi người đều làm việcmột cách năng động, trật tự, có khoa học, nhân viên hòa đồng, chấp hành tốt mọinội quy, quy định của cấp trên Đó được gọi là phong cách làm việc hay có cáchgọi khác là phong cách công sở

Phong cách làm việc ở mối nơi đều có sự khác biệt phân theo vị trí địa lý,phong tục tập quán, nghành nghề hay ngay cả việc mà cấp trên đề ra nhằm tạo

sự khác biệt trong phong cách đối với các đối thủ cạnh tranh của mình

Ngoài ra, để tạo ấn tượng đầu tiên khi gặp đối tác trong công việc hay khiđến phỏng vấn tại một công ty, để tạo sự tự tin khi tới cơ quan công sở để làm

Trang 7

việc, hội họp hay tụ tập bạn bè thì không thể thiếu được sự chỉnh chu về trangphục cần có sự kết hợp hoài hòa, bắt mắt, có phong thái thì mọi việc sẽ trở nên

dễ dàng và có động lực hơn Đó được gọi là phong cách thời trang hay còn gọi

là phong cách ăn mặc

Nói tóm lại, phong cách mang tính phổ quát và ổn định về mặt cách thức

để thực hiện một hoạt động nào đó Mỗi một cá nhân, tổ chức hay một nhómngười khi thực hiện một hoạt động nào đó đều có một phong cách nhất định Ởmỗi tình huống khác nhau, con người đều có xu hướng theo một lối ứng xử nhấtđịnh mà chính bản thân họ đã định hướng rõ ràng riêng cho mình để thực hiệncác mục tiêu và dần dần trở thành một lối sống của riêng họ, từ đó tạo ra mộtphong cách riêng biệt

1.1.2 Lãnh đạo

Lãnh đạo là một thuật ngữ được dùng khi đối tượng quản lý là con người.chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý là con người thì đây được gọi làquá trình quản lý xã hội hay còn được gọi là lãnh đạo

Lãnh đạo là việc đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách, mục tiêu, mụcđích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống và tổ chức động viênthực hiện trong những điều kiện, môi trường nhất định

Mục đích: chính là những mục tiêu dài hạn có tính định hướng lâu dài mà

tổ chức hướng đến và phấn đấu đạt được trong tương lai

Nguồn lực ngoài con người

Môi trường (hoàn cảnh)

Lãnh đạo còn là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoahọc về tổ chức - nhân sự:

Trang 8

Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìmkiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức Lãnhđạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm ngườinhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến mộtnhóm theo hướng thực hiện các mục tiêu, cung cấp những chỉ dẫn, hỗ trợ nhânviên, tạo động lực cho nhân viên để thực hiện mục tiêu đã xác định, tạo môitrường làm việc hợp tác, giải quyết các xung đột.

Tóm lại, lãnh đạo chính là một quá trình nó diễn biến tùy thuộc vào cácmối quan hệ và cách xử lý các yếu tố: người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, mụcđích, môi trường, các nguồn lực Trong quá trình đó người lãnh đạo thông quaquyền lực và ảnh hưởng của mình để tạo ra bộ máy và thực hiện các hoạt độngquản lý

Hoạt động lãnh đạo còn là một hoạt động quan trọng của xã hội, chính vìvậy, mỗi một nhà lãnh đạo cần có cách thức làm việc của riêng mình để tạo nênmột phong cách lãnh đạo riêng

1.1.3 Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là một yếu tố quyết định đến sự thành bai của ngừilãnh đạo quản lý Trong một tập thể, phong cách của người lãnh đạo chính làphản ứng đầu tiên của mọi người đối với việc quản lý Phương pháp, cách thứccủa một người lãnh đạo giúp họ xác định được mục đích chung, tác động họtham gia vào các hoạt động chung Tạo ra sự đoàn kết, khuyến khích họ tích cựcnâng cao bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Nhận thức được tầm quan trọng củaphong cách lãnh đạo, đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm ra những đặctrưng, biểu hiện của nó, đồng thời lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạophù hợp nhất

Trải qua nhiều thập kỷ, đã xuất hiện rất nhiều quan điểm khách nhau vềphong cách lãnh đạo điển hình như:

Theo tác giả Trần Ngọc Khuê: phong cách lãnh đạo là nói đến hệ thốnghành vi cá nhân của người lãnh đạo, quản lý trong việc sử dụng quyền lực,quyền hạn, trí thức và trách nhiệm được giao

Fiedler cho rằng phong cách lãnh đạo của một cá nhân là chìa khóa dẫntới sự thành công của nhà lãnh đạo Một cá nhân thường có phong cách lãnh đạo

Trang 9

cố định hoặc lấy con người làm trọng tâm hoặc lấy công việc làm trọng tâm.

Theo A.I.Panov: phong cách là hệ thống những biện pháp mà người tathực hiện trong hoạt động hàng ngày Những phẩm chất cần có ở cá nhân mộtngười lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc của người lãnhđạo đó Khi nhắc tới phong cách lãnh đạo thì trong đó có bao gồm cả nguyên tắc

Phong cách lãnh đạo hay còn gọi là kiểu lãnh đạo hoặc lối làm việc củangười lãnh đạo, được giải thích như một hệ thống các mục đích phương pháp màngười lãnh đạo sử dụng trong công tác quản lý

Xét từ góc độ thực tiễn tâm lý học hay lý luận Phong cách lãnh đạo đượcnhắc đến nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học và khái niệm về phongcách lãnh đạo được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau như:

Nó gắn liền với kiểu người lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo và quản lý conngười, do đó nó được coi là một nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động củangười lãnh đạo, quản lý

Phong cách lãnh đạo không chỉ dừng lại ở mặt chỉ thể hiện tính khoa họchay tổ chức lãnh đạo, quản lý mà nó còn thể hiện tài năng hay chí hướng, nghệthuật chỉ đạo, lãnh đạo, điều khiển, tác động đến người khác của một nhà lãnhđạo

Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện

và sự kết hợp nhân đôi giữa cá tính và môi trường xung quanh Nó chính là hệthống các dấu hiệu đặc trưng về hoạt động quản lý của một người lãnh đạo,được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ

Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của một nhà lãnh đạo

Qua những định nhĩa trên có đã phản ánh được các mặt điển hình và cácđặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo Nhưng các định nghĩa trên chỉchú trọng đến việc nhấn mạnh về mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạochứ chưa chú ý đề cập đến mặt hoạt động của một phong cách lãnh đạo tuy

Trang 10

nhiên để có thể biết được mặt hoạt động đó diễn ra như thế nào còn phải phụthuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường xã hội bên trong đó có sự ảnh hưởng của

hệ tư tưởng hay nền văn hóa…

Như vậy phong cách lãnh đạo có thể được hiểu theo định nghĩa sau:phong cách lãnh đạo là một kiểu hoạt động đặc thù của một nhà lãnh đạo đượchình thành dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữahai yếu tố tâm lý chủ quan của nhà lãnh đạo và môi trường xã hội trong hệ thốngquản lý của tổ chức

1.2 Dấu hiệu của phong cách lãnh đạo

Nói đến phong cách thì một con người cụ thể chính là một hệ thống cácdấu hiệu hoạt động đặc trưng cụ thể, được quy định bởi chính các đặc điểm nhâncách cá nhân của họ

Vậy phong cách lãnh đạo đươc thể hiện ở những dấu hiệu sau:

Nó là hệ thống các phương pháp hay thủ thuật phản ánh hành động tươngđối ổn định bền vững của mỗi cá nhân Hay là hệ thống phương pháp thủ thuậtquy định điểm khác biệt giữa mỗi cá nhân khác nhau

Để thể hiện sự linh hoạt, cơ động mềm dẻo của các phương pháp thửthuật, cách ứng xử của người lãnh đạo thì cần có một hệ thống phương tiện hiệuqur giúp mỗi cá nhân thích nghi tốt với môi trường xã hội

1.3Các mô hình phong cách lãnh đạo

Có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, bao gồm: phong cách quyếtđoán, độc đoán chuyên quyền, tổng thể, thủ lĩnh, đối tác, điều khiển, trực tiếp,

ủy thác, tự do, ủng hộ, định hướng, nhóm Nhưng tóm lại có bốn phong cáchlãnh đạo chính sau: phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền (Autocratic),phong cách lãnh đạo bàn giấy (Bureaucratic), phong cách lãnh đạo dân chủ(Democratic), phong cách lãnh đạo tự do (Hands-off)

Các mô hình phong cách lãnh đạo giúp cho việc phân loại và tìm ra nhữngphương thức, những phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo trên thế giới nóichung và ở Việt Nam nói riêng từ đó tìm ra những quy luật phát triển về khoahọc quản lý

Trang 11

1.3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền

Là nhà lãnh đạo ra quyết định một cách đơn phương, hạn chế sự tham giacủa cấp dưới; quyền hạn được tập trung tối đa vào nhà lãnh đạo Không thamvấn nhân viên, không cho phép có ý kiến Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấpthông tin tối thiểu, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ Các quyết định, mệnh lệnhđược đưa ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của người lãnh đạo, không quantâm đến cấp dưới Người dưới quyền phải chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnh mộtcách tập trung, chính xác, người lãnh đạo kiểm tra nghiêm ngặt các hành vi củangười dưới quyền Giao nhiệm vụ bằng mệnh lệnh, chờ đợi sự phục tùng Giámsát chặt chẽ quá trình thực hiện các quyết định Quản lý bằng thưởng phạt

Nhà lãnh đạo chuyên quyền sẽ dựa trên sự đe dọa và thưởng phạt để gâyảnh hưởng đến nhân viên; họ thường không tin tưởng và không cho phép nhânviên có ý kiến

Ưu điểm: Phong cách này giúp việc giải quyết công việc một cách nhanhchóng do chỉ dựa trên kinh nghiệm, ý chí của cá nhân người lãnh đạo, sẽ không

có sự tham gia của tập thể Do đó, không phải mất nhiều thời gian để giải quyếtnhững ý kiến bất đồng khác nhau

Nhược điểm: Do việc không để cấp dưới, tập thể tham gia vào quá trìnhbàn bạc hay quyết đinh nên phong cách này sẽ vấp phải nhiều sai lầm, không tậptrung được sự sáng tạo, kinh nghiệm của nhân viên cấp dưới, dẫn đến hiệu quảcông việc không cao, sẽ không kích thích được mọi người cố gắng, phấn đấutrong tổ chức thực hiện công việc

Nguyên nhân: Phong cách lãnh đạo này được nhà lãnh đạo sử dụng có thể

là do xuất phát từ sự tự tin hay tự chủ, cũng có thể do họ quá cứng nhắc, máymóc trong công tác lãnh đạo của mình

Phong cách này nên được sử dụng tùy từng trương hợp như: Khi tập thểmới được hình thành, chưa có sự thống nhất về quan điểm chung, có hiệnthượng kết bè phái trong tập thể Hoặc khi nhân viên chưa được đào tạo, khôngbiết nhiệm vụ hay quy trình phải làm Hoặc khi có những mệnh lệnh, chỉ dẫncần thiết Hoặc thời gian ra quyết định bị hạn chế Hoặc quyền lực của người

Trang 12

lãnh đạo bị đe dọa hoặc cần có sự phối hợp giữa các bộ phận Tuy nhiên, trongtrương hợp, tập thể đã trưởng thành, các nguyên tắc quy tắc trong tập thể đãđược công nhận thì phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền biểu hiện ởchỗ các quyết định do người lãnh đạo đưa ra không thể triển khai thực hiệnđược.

Bên cạnh đó, có những người lãnh đạo họ bắt buộc phải lựa chọn phongcách lãnh đạo độc đoán do trình độ, năng lực quản lý thấp Nếu trong tập thểthiếu đi sự chuyên môn và mục tiêu rõ ràng thì các mối quan hệ qua lại trongquản lý dẫn đến điều tất yếu là phải độc đoán Do đó, ta thấy được trình độ pháttriển của các mối quan hệ trong tập thể cúng đóng góp một vai trò vô cùng quantrọng trong việc lựa chọn phong cách lãnh đạo

1.3.2 Phong cách lãnh đạo bàn giấy

Quản lý bằng văn bản, giấy tờ

Công việc thực hiện theo quy trình hoặc chính sách

Những công việc chưa có hướng dẫn thì chuyển lên cấp trên

Tăng cường các nguyên tắc

Ưu điểm: Phù hợp với công việc cần sự chi tiết, tiêu chuẩn

Nhược điểm: Quá tập trung vào khuôn mẫu, cứng nhắc, chỉ có nhân viên

đã quen với công việc và hiểu được các quy trình chuẩn mực mới có thể thựchiện tốt công việc được giao Hay nhân viên chỉ biết làm các công việc được chỉđịnh, không còn hứng thú trong công việc và làm việc với đồng nghiệp

Do đó để mang lại hiệu quả tốt cho công việc phong cách lãnh đạo bàngiấy cần được thực hiện một cách hợp lý phù hợp tránh việc cứng nhắc và khuônmẫu quá mức

Trang 13

1.3.3 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách này giúp người lãnh đạo thu hút đông đảo người lao độngtham gia vào thảo luận và lựa chọn các phương án quyết định hay giải quyết cácnhiệm vụ của tập thể Khuyến khích cấp dưới tích cực tham gia vào việc raquyết định, thông tin đến cấp dưới mọi thông tin liên quan đến họ và chia sẻ quátrình ra quyết định, phân quyền Khuyến khích cấp dưới tự quyết định mục tiêu

và phương pháp, sử dụng thông tin phản hồi để huấn luyện nhân viên

Công việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự thamgia của tập thể Người lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình, góp ýcủa mọi người để tự điều chỉnh chương trình, kế hoạch và hành vi của mình

Ưu điểm: Phong cách này khai thác được tối đa những kiến thức kinhnghiệm của nhân viên cấp dưới, tạo ra sự thoải mái, được tham gia vào việc raquyết định và sự sáng tạo cũng được phát huy tối đa nhất, bầu không khí làmviệc trong tổ chức tốt, môi trường làm việc tích cực tạo ra hiệu quả công việccao

Nhược điểm: Có thể thấy được quá trình dân chủ gây tốn kém về mặt thờigian Rất nhiều trường hợp, mất rất nhiều thời gian để bàn bạc nhưng đạt đượckết quả cuối cùng trong khi việc giải quyết nhiệm vụ phải hoàn thành trong thờigian không được kéo dài Ví dụ như: gần đây nhất dự án về việc giảm ùn tắcgiao thông trong giờ cao điểm tại Hà nội, luôn vấp phải những ý kiến trái chiềukhông thống nhất, đồng tình nên việc đưa ra quyết định thực hiện chưa đi đếnmột kết quả tốt nhất Ở nhiều cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay,việc các cuộc họp kéo dài tốn rất nhiều thời gian và kinh phí vẫn còn là một vấnnạn

Phong cách này nên được sử dụng trong những trường hợp cần thiết vàphù hợp như: khi muốn nhân viên được thông tin về mọi vấn đề có ảnh hưởngđến họ Muốn nhân viên chia sẻ công việc ra quyết định và thực hiện Muốn tạo

cơ hội cho nhân viên phát triển và thăng tiến và tạo sự thích thú trong công việc

Có nhiều vấn đề cần giải quyết đòi hỏi sự tham gia của nhiều người Muốnkhuyến khích nhiên viên làm việc theo nhóm

Nó không phù hợp khi: không đủ thời gian để huy động ý kiến của mọingười Ra quyết định đại khái, đơn giản Nhà lãnh đạo cảm thấy bị đe dọa với

Trang 14

phong cách lãnh đạo này.

là phù hợp Họ là người cung cấp thông tin và đầu mối liên hệ với bên ngoài

Mọi công việc của tập thể đều được đem ra tự do bàn bạc trong ban lãnhđạo, biểu quyết để tránh khiếm khuyết cá nhân

Ưu điểm: Phong cách trên tạo nên bầu không khí thoải mái trong tổ chức,thúc đẩy nhân viên phát huy tối đa nhất về năng lực và sự sáng tạo…

Nhược điểm: Do không có mặt sự hướng dẫn, chỉ đạo của người lãnh đạo

sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn dẫn đến năng suất, hiệu quả công việc không cao

Phong cách này được sử dụng phù hợp khi: nhân viên có kiến thức, kinhnghiệm, kỹ năng cao Hoặc khi có sử dụng chuyên gia bên ngoài hoặc tư vấn

Nó không thích hợp khi nhà quản trị không có khả năng đánh giá tốt vềcông việc của nhân viên Hoặc khi nhà quản trị không hiểu được trách nhiện củamình cần thực hiện và mong muốn của nhân viên

Từ những phong cách trên, ta thấy được nguời lãnh đạo khi đứng trướcmột điều kiện, một tình huống cần có sự lựa chọn một phong cách làm việc mộtcách thông minh, phù hợp và hiệu quả Không thể khẳng định phong cách nào làphù hợp nhất, điều đó còn phụ thuộc vào một tình huống cụ thể, chứ không chỉdựa vào một phong cách cụ thể Để phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người lãnhđạo và nhân viên, thì việc kết hợp hài hòa, linh động giữa các phong cách là mộtđiều hết sức cần thiết

Trang 15

Tiểu kết

Như vậy, từ những phong cách trên cho ta thấy được, mỗi phong cáchlãnh đạo đều có những mặt ưu điểm và hạn chế riêng Đòi hỏi ở người lãnh đạocần có sự linh hoạt trong quá trình quản lý của mình Những vẫn đề trên chính là

cơ sở lý luận, căn cứ và nền tảng triển khai những nội dung tiếp theo trong bàitiểu luận

Trang 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Trên thực tế có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau được mỗi nhà lãnhđạo lựa chọn để sử dụng phù hợp trong hoạt động quản lý của mình, tạo ra mộtphong cách lãnh đạo có đặc thù riêng Tuy nhiên, ở mỗi một phong cách đó đềutồn tại những mặt ưu điểm và nhược điểm, do vậy tùy thuộc vào tình tính chất,đặc điểm, sự linh hoạt, tính cách, trình độ chuyên môn hay bản lĩnh của một nhàlãnh đạo họ lại chọn cho mình một phong cách lãnh đạo riêng biệt, phù hợp nhấtvới bản thân và công việc Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về thực trạng phong

cách lãnh đạo qua ví dụ cụ thể về phong cách lãnh đạo điển hình như: Phong cách lãnh đạo của ông Đặng Lê Nguyên Vũ Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn coffe Trung Nguyên.

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp (Tập đoàn coffee Trung Nguyên) 2.1.1 Vài nét chính về công ty

Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ

của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thươnghiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước

Công ty Trung Nguyên có tên quốc tế là Trung Nguyên Group Vào ngày16/06/1996, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cùng với sự hợp tác của ba người bạn, đãlập nên “Hãng caffe Trung Nguyên”, bấy giờ chỉ là một cơ sở rang xay nho nhỏ,với một chiếc máy rang bằng tay đã cũ kỹ, một quán caffe nhỏ ở Buôn Ma Thuột

và công việc rang xay cà phê cho các quán khác

Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ càphê Buôn Mê Thuột Đến nay, công ty nằm tại trụ sở chính ở Đ/C: 82-84 BùiThị Xuân, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Trung Nguyên đã trỗi dậy, vượtqua không ít khó khăn, thử thách để vươn lên trở thành một tập đoàn hùng mạnhvới 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần càphê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổphần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway(VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà,

Ngày đăng: 10/12/2017, 21:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Quản trị học, NXB Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị học
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
7. John C.Maxwell, Phát triển kỹ năng lãnh đạo, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kỹ năng lãnh đạo
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
1. Charismatic Leader, Các phong cách lãnh đạo Khác
2. Nguyễn Ngọc Hạnh, Giáo trình môn quản trị học Khác
3. TS. Lê Thị Thu Thủy, Bài giảng Kỹ năng lãnh đạo Khác
4. TS. Phạm Thị Bích Ngọc, Bài giảng Lãnh đạo và quyền lực Khác
5. Vũ Quang Huy, Bài giảng Lựa chọn Phong cách lãnh đạo Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w