1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ôn thi kiến thức chuyên ngành dùng cho tuyển viên chức giảng dạy tiểu học 2017

17 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 169,19 KB

Nội dung

- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển

Trang 1

TÀI LIỆU ÔN THI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (DÙNG CHO TUYỂN VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TIỂU HỌC)

I Kế hoạch bài dạy ( Giáo án)

1 Các bước thiết kế một giáo án

- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu

về thái độ trong chương trình Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đó là thước đo kết quả quá trình dạy học Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kỹ năng; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì)

- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những

nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành

và phát triển ở học sinh; xác định trình tự logic của bài học

Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác Trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học Mỗi GV không chỉ có kỹ năng tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có kỹ năng định hướng cách chọn, đọc tư liệu cho học sinh GV nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và GV tin cậy Việc đọc SGK, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo

án có thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng và dụng

ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng

Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ kiến thức, kỹ năng của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của học sinh

và điều kiện dạy học Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc

đi quá những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng Nếu nắm vững nội dung bài học,

GV sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài một cách thích hợp

- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định

những kiến thức, kỹ năng mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, GV không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu học sinh để lựa chọn phương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, GV phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh Nói cách khác, tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của học sinh, được xuất phát từ : những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có một cách chắc chắn, vững bền; những kiến thức, kỹ năng mà học sinh chưa có hoặc có thể quên; những khó khăn có thể nảy sinh

Trang 2

trong quá trình học tập của các em Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, GV đã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của học sinh với những biểu hiện rất đa dạng Do vậy, dù mất công nhưng mỗi GV nên dành thời gian để xem qua bài soạn của học sinh trước giờ học kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cực vốn kiến thức, kỹ năng đã có của các em

- Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy

học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng

và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh Trong thực tiễn dạy học hiện nay, các GV vẫn quen với lối dạy học đồng loạt với những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lực học tập của từng đối tượng học sinh Đổi mới phương pháp dạy học sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này, phát huy thế mạnh tổng hợp của các phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đối tượng học sinh trong giờ học

- Bước 5: Thiết kế giáo án.

Đây là bước người GV bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GVvà hoạt động học tập của học sinh

2 Cấu trúc giáo án

Tiết thứ: Tên bài

Ngày soạn:

A Mục tiêu: 1 Kiến thức

2 Kỹ năng

3 Thái độ

B Chuẩn bị của GV, HS (tài liệu, phương tiện, thiết bị )

1 Chuẩn bị của GV:

2 Chuẩn bị của HS:

C Phương pháp – Phương tiện

D Tiến trình dạy học:

* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ

3 Bài mới (Giới thiệu)

*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

*HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập

* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng

* HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi và mở rộng

Có thể trình bày theo cách chia giáo án thành 2 hoặc 3 hoặc 4 cột tùy theo kịch bản sư phạm của mỗi giáo viên

Trang 3

Ví dụ

Thời lượng Nội dung kiến thức Hoạt động của

* Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà

3 Các bước thực hiện giờ dạy học (triển khai giáo án khi lên lớp).

Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

a Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

- Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những KT, KN đã học có liên quan đến bài mới

- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết)

Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới

b Tổ chức dạy và học bài mới

- GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS

- GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp

c Luyện tập, củng cố

GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau

d Đánh giá

- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn

- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học

e Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà

- GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, )

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới

II Phương pháp dạy học tích cực

1 Phương pháp dạy học tích cực là gì?

PPDH tích cực là một thuật ngữ để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa

với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực

2 Những dấu hiệu nào biểu hiện tính tích cực nhận thức?

Tính tích cực nhận thức thể hiện ở những dấu hiệu sau:

- Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên

- Bổ sung các câu trả lời của bạn

- Thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra

Trang 4

- Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ.

- Chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới

- Tập trung chú ý vào vấn đề đang học

- Kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…

3. PPDH truyền thống và PPDH tích cực khác nhau như thế nào?

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

TRUYỀN THỐNG

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

TÍCH CỰC

1) Tập trung vào hoạt động của giáo viên 1) Tập trung vào hoạt động của HS

2) GVtruyền đạt kiến thức đã chuẩn bị

3) HS lắng nghe lời giảng của giáo viên,

ghi chép và học thuộc

3) HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng dưới sự hướng dẫn của thầy

4) GVhuy động vốn hiểu biết của mình để

giúp HS tiếp thu bài

4) GV huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của HS để xây dựng bài

5) Quan hệ học tập: Thầy chủ động – trò

bị động 5) Quan hệ học tập: Chủ đạo của thầy tạo sựchủ động, tự tin ở trò 6) Khống chế sự tranh luận vì sợ cháy

giáo án 6) Khuyến khích HS tranh luận, không sợcháy giáo án 7) Dạy học theo mẫu: GV đưa ví dụ, HS

làm theo tương tự 7) Khuyến khích sự sáng tạo, giải quyết theoquan điểm riêng 8) Yêu cầu HS nghe và ghi đầy đủ 8) Nghe và ghi theo nhu cầu

9) SGK là pháp lệnh, lời thầy là chân lí,

kiểm tra, thi cử phải đúng như thế 9) SGK chỉ là phương tiện, lời thầy chỉ là gợiý, kiểm tra, thi cử linh hoạt, gắn với thực tiễn 10) HS không có cơ hội bày tỏ nguyện

vọng, tham gia tranh luận

11) …

10) HS có cơ hội bày tỏ nguyện vọng và tham gia tranh luận

11) …

4 Đặc trưng của các PPDH tích cực

a Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS

Trong PPDH tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học":

- Được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GVtổ chức và chỉ đạo, thông qua đó

tự lực khám phá những điều mình chưa rõ

- Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình

- Được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo

Dạy theo cách này thì GVkhông chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động (dạy cách học)

b Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ

là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà c ̣n là một mục tiêu dạy học

Trang 5

- Sự bùng nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật khiến chúng ta không thể nhồi nhét vào đầu óc HS khối lượng kiến thức ngày càng nhiều mà đòi hỏi phải quan tâm dạy cho HS

PP học

- Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động: tự học ở nhà sau bài lên lớp; tự học trong tiết học

có sự hướng dẫn của giáo viên

c Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường Hình thức dạy học phổ biến là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người

Dạy học hợp tác có tác dụng:

- Làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn

- Làm mất đi hiện tượng ỷ lại;

- Tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn

- Phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ

d Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trong dạy học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy

- Dạy học truyền thống, GVgiữ độc quyền đánh giá HS

- Dạy học tích cực, GVphải hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh gia lẫn nhau để tự điều chỉnh cách học

5 Một số phương pháp dạy học tích cực

5.1 Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề

a Cấu trúc bài học

Cấu trúc một bài học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường bao gồm các bước sau:

- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức:

+ Tạo tình huống có vấn đề;

+ Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;

+ Phát hiện vấn đề cần giải quyết

- Giải quyết vấn đề đặt ra:

+ Đề xuất cách giải quyết;

+ Lập kế hoạch giải quyết;

+ Thực hiện kế hoạch giải quyết

- Kết luận:

+ Thảo luận kết quả và đánh giá;

+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;

+ Phát biểu kết luận;

+ Đề xuất vấn đề mới

b Các mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề

Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:

Trang 6

- Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên GV đánh giá kết quả làm việc của HS

- Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần GV và HS cùng đánh giá

- Mức 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp HS thực hiện cách giải quyết vấn đề GV và HS cùng đánh giá

- Mức 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết HS giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả,

có ý kiến bổ sung của GV khi kết thúc

Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, chuẩn bị năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh

5.2 Phương pháp hoạt động nhóm (cùng tham gia)

a Khái niệm

Hoạt động nhóm là phương pháp tổ chức hoạt động học của HS bằng cách chia lớp

học thành từng nhóm Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau

b Các cách chia nhóm

- Theo số điểm danh

- Theo màu sắc

- Theo tên loài hoa

- Theo mùa trong năm

- Theo biểu tượng

- Theo hình ghép

- Theo sở thích

- Theo tháng sinh

- Theo trình độ, giới tính

- Chia ngẫu nhiên

c Một số đặc điểm của tổ chức hoạt động nhóm

- Trong nhóm mỗi người được phân công một phần việc;

- Mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn

- Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác

- Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp

- Nhóm cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp

d Cách tiến hành

1/ Làm việc chung cả lớp:

+ Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

Trang 7

+ Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.

+ Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm

2/ Làm việc theo nhóm:

+ Phân công trong nhóm

+ Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm + Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm

3/ Tổng kết trước lớp:

+ Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

+ Thảo luận chung

+ GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài

e Ưu điểm của PP tổ chức hoạt động nhóm

- Giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới

- Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau

g Hạn chế của PP tổ chức hoạt động nhóm

- Đòi hỏi không gian lớp học phải rộng

- Đòi hỏi thời gian nhiều

- GVphải biết tổ chức hợp lý, HS quen với phương pháp này thì mới có kết quả

h Yêu cầu

- Tư duy tích cực của HS phải được phát huy

- Phải rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động

- Tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ PPDH càng đổi mới

5.3 Phương pháp đóng vai

a Khái niệm

Đóng vài là phương pháp tổ chức cho HS thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định

b Ưu điểm

- HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn

- Gây hứng thú và chú ý cho HS

- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của HS

- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị - xã hội

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn

c Cách thực hiện

- GV chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai: xây dựng kịch bản, phân công, tập luyện,…

- Các nhóm lên đóng vai

- GV phỏng vấn HS đóng vai:

Trang 8

+ Vì sao em lại ứng xử như vậy?

+ Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách ứng

xử (đúng hoặc sai)

- Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao?

- GV kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống

d Yêu cầu

- Tình huống nên để mở, không cho trước “Kịch bản”, lời thoại

- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai

- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề

- Nên khích lệ cả những HS nhút nhát tham gia

- Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai

5.4 Phương pháp động não

a Khái niệm

Động não là phương pháp giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó

Thực hiện phương pháp này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận

b Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm

- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt

- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp

- Phân loại ý kiến

- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý

5.5 Phương pháp trò chơi

a Khái niệm

Trò chơi là phương pháp tổ chức hoạt động trò chơi cho HS để giải quyết một hoặc một số nội dung bài học Phương pháp trò chơi thu hút được nhiều HS vào học tập, tạo

sự chú ý cho tất cả HS, có khả năng gây hứng thú và lây lan hứng thú học tập đến mọi HS

b Cách tiến hành

- Nêu yêu cầu, ý nghĩa, tác dụng

- Phổ biến luật chơi, cách tính điểm, khen thưởng,…

- Quán triệt tinh thần, thái độ

- Tổ chức, phân công

- Tiến hành hoạt động chơi

- Công bố kết quả, nhận xét, đánh giá, khen thưởng

c Các phương pháp trò chơi

1/ Trò chơi ghép hình: lựa chọn các mảnh ghép để hoàn thành một hình nào đó mà việc lựa chọn phải dựa vào sự trả lời các câu hỏi

2/ Trò chơi mở mảnh ghép: Mỗi nhóm hoàn thành một nhiệm vụ tìm hiểu vấn đề nào đó của bài học thì mảnh ghép lựa chọn được mở ra

Trang 9

3/ Trò chơi ô chữ: để đoán được các chữ trong các ô hàng nganh, các đội chơi phải giải quyết các câu hỏi tương ứng

4/ Trò chơi xanh - đỏ: mỗi đội được phát hai lá cờ: xanh và đỏ Các đội chơi lựa chọn các phương án trả lời cho các câu hỏi đúng - sai để đem về số cờ đỏ nhiều nhất (đúng) và số cờ xanh ít nhất (sai)

5/ Trò chơi truyền điện: các thành viên trong từng đội chơi phải đảm bảo nhanh nhạy để chuyển tiếp các phương án trả lời cho người của phe mình trong thời gian qui định để đóng góp nhiều nhất vào một nội dung nào đó, hoặc hoàn thành một nội dung nào đó

6/ Trò chơi giải mật mã: các đội xây dựng phương án để tìm ra chỗ sai của một vấn

đề và lí giải nó

III Một số kĩ thuật dạy học

Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học

Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH Ví

dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm,

kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép

1 Kĩ thuật chia nhóm

Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp Dưới đây là một số cách chia nhóm:

- Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loại hoa, các mùa trong năm…

+ Giáo viên yêu cầu học sinh điểm danh từ 1 đến 4,5,6… (tùy theo số nhóm, giáo viên muốn có là 4, 5, hay 6 nhóm…), điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng…), điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc…), điểm danh theo các mùa (xuân, hạ, thu, đông…)

+ Yêu cầu các học sinh có cùng một số điểm danh hoặc cùng một màu, cùng một loài hoa, cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm

- Chia nhóm theo hình ghép:

+ Giáo viên cắt một số bức hình ra thành 3,4,5… mảnh khác nhau, tùy theo số học sinh muốn có là 3,4,5… học sinh trong mỗi nhóm Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà giáo viên muốn có

+ Học sinh bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt

+ Học sinh phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại một tấm hình hoàn chỉnh

+ Những học sinh có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm

- Chia nhóm theo sở thích: giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm có cùng

sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em (nhóm họa sĩ, nhóm nhà thơ, nhóm hùng biện…)

- Chia nhóm theo tháng sinh: các học sinh có cùng tháng sinh sẽ làm thành một

nhóm Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính…

2 Kĩ thuật giao nhiệm vụ

Trang 10

- Giao nhiệm vụ phải cụ thể và rõ ràng:

+ Giao nhiệm vụ cho cá nhân, nhóm nào?

+ Nhiệm vụ là gì?

+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?

+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?

+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?

+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?

+ Cách trình bày đánh giá sản phẩm như thế nào?

- Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ học sinh, thời gian,

không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị

3 Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, giáo viên thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kỹ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của học sinh Học sinh cũng phải sử dụng các câu hỏi

để hỏi lại, hỏi thêm giáo viên và các học sinh khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ

- Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên - học sinh

và học sinh - học sinh Kỹ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của học sinh càng nhiều, học sinh sẽ học tập tích cực hơn

- Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để:

+ Kích thích, dẫn dắt học sinh suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình dạy học

+ Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh và sự quan tâm hứng thú của học sinh đối với nội dung học tập

+ Thu thập mở rộng thông tin, kiến thức

- Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học

+ Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

+ Đúng lúc, đúng chỗ

+ Phù hợp với trình độ học sinh

+ Kích thích suy nghĩ của học sinh

+ Phù hợp với thời gian thực tế

+ Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

+ Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích

+ Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc

4 Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

- Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 - 6 người Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn như là một chiếc khăn trải bàn

- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tùy theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người)

- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình (về một vấn đề nào đó

mà giáo viên yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “ khăn trải bàn”.

Ngày đăng: 09/12/2017, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w