Một phương trình về hành vi duy lý của con người theo thuyết công cụ, đặc biệt là về mặt kinh tế, tính duy lý đại diện cho một chuẩn mực trong phương pháp tiếp cận chọn lựa mang tính kinh tế hay ma
Trang 1Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 1
The Electronic Journal of Sociology (2003)
ISSN: 1198 3655
Hành vi duy lý của con người
và sự duy lý mang tính kinh tế
Milan Zafirovski University of North Texas milanzafir@yahoo.com
Tóm tắt
Một phương trình về hành vi duy lý của con người theo thuyết công cụ, đặc biệt là về mặt kinh tế, tính duy lý đại diện cho một chuẩn mực trong phương pháp tiếp cận chọn lựa mang tính kinh tế hay mang tính duy lý Thời gian gần đây, người ta ngầm hiểu việc làm rõ và mở rộng quan niệm nội tại về hành vi duy lý cũng như sự duy lý kinh tế của kinh tế học chính thống Quan niệm chính thống định nghĩa tính duy lý kinh tế bằng cách tối ưu hóa những mục tiêu theo chủ nghĩa duy vật cá biệt, cụ thể như lợi nhuận của nhà sản xuất và tính thỏa dụng của người tiêu dùng Phương pháp chọn lựa duy lý ứng dụng quan điểm này rất rõ ràng vào tất cả các hành vi duy lý và hành vi của con người, do vậy sự duy lý kinh tế được hiểu vốn đã tự tồn tại trong chính bản thân nó Bài báo này tranh luận về hành vi duy lý của cá nhân so với tính thỏa dụng –
và tối ưu hóa lợi nhuận cố định, do đó không thể tự động giảm sự duy lý kinh tế Tranh luận quan trọng nhất là hành vi không chỉ duy lý trên nền
Trang 2Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 2
tảng kinh tế mà còn trên nền tảng phi kinh tế Do vậy, hành vi con người
có thể là phi duy lý trong kinh tế và chưa duy lý trong những mảng kinh
tế đặc biệt, nghĩa là phi duy lý về mặt kinh tế và duy lý phi kinh tế
Giới thiệu
Mục đích của bài báo này dùng để kiểm chứng quan điểm hành vi duy lý thường gặp trong xu hướng kinh tế học và xã hội học chọn lựa duy
lý (một bài phê bình chung gần đây về lý thuyết chọn lựa duy lý, Archer
và Tritter 2000) Bài báo này cố gắng minh chứng quan điểm này không thích đáng cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm Bài này đề xuất một quan điểm thay thế có các đặc điểm vượt trội hoặc có thể giảm bớt thuyết công
cụ của quan niệm hành vi duy lý, đặc biệt là về kinh tế, và như thế đóng góp vào hệ thống phương pháp tiếp cận vấn đề này đầy đủ hơn Phổ biến nhất thì hành vi duy lý được định nghĩa là sự kết hợp duy lý, tự nhiên và thiết thực hoặc sự thích nghi giữa mục tiêu và ý nghĩa cho mục đích đạt được đó, theo quan điểm của Pareto về cách xử thế hợp lý, tương đương với hành động hướng tới sự duy lý và hành động định hướng mục tiêu của Weber, (Boudon 1982) Sự kết hợp đó đặc trưng cho hành vi duy lý
bị ràng buộc, chủ quan (Simon 1982) đến khi sự kết hợp ấy được nhận thức bởi các hành động hợp lý, công cụ hoặc hàm số để đạt được mục đích được tìm kiếm những gì mà yếu tố này có được Nói cách khác, diễn biến hành động được cho trước đại diện cho hành vi duy lý tổng quát trong chừng mực mà các cá thể có những lý do tốt hay lý do hợp lý cho những hành động như vậy (Boudon 1989)
Mặc khác, sự kết hợp giữa mục đích – ý nghĩa cũng dẫn đến hành
vi duy lý khách quan trong phạm vi/hay mức độ của sự quan sát/sự thay
Trang 3Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 3
đổi theo bản ngã, ví dụ như xem sự kết hợp hợp lý hay hàm số được quy vào những mục tiêu, lý do hay những ý nghĩa cụ thể, chúng có thể được hiểu theo lý lẽ của Verstehen hoặc sự thấu cảm, dù không cần thiết phải tán thành hay đồng cảm với nó Nói một cách tổng quát nhất, những hành
vi duy lý được quyết định bởi mức độ tương quan chặt nhất định giữa ý nghĩa chủ quan hay lý do có ý nghĩa của người tham gia và mục đích khách quan đặc trưng bởi những người tham gia khác hay của những người quan sát Theo ý định của WEber, điều này hàm ý tính tương đương trong sự xác định rõ hành động có chủ định trước hay có chủ định sau giữa người tham gia và môi trường xã hội, mà không loại trừ những điểm không kết hợp khác nhau giữa các hành động duy lý khách quan bởi những lý do hợp lý và duy lý chủ quan hiệu chỉnh bởi những mục đích đã được tính toán hay đã được chứng minh Nói tóm lại, hành vi duy lý được nhận thức hay được trải nghiệm bởi những người tham gia không nhất thiết là những gì được quan sát hay được đặc trưng bởi các đối tác khác,
và ngược lại (Boudon 1982; Simon 1982)
Do vậy, hành vi xã hội thiếu những đặc điểm như thế, ví dụ như sự kết hợp logic giữa mục đích và ý nghĩa, sẽ chứng tỏ sự phi duy lý hay bất hợp lý, dù không nhất thiết là phi duy lý, vấn đề chỉ là bất cứ phẩm hạnh nào của con người, duy lý hay không cũng vẫn thể hiện sự phi luân lý mà không hẳn là trái đạo lý Trong tác phẩm của Pareto “varnish of logic”, phạm vi ảnh hưởng của hành vi phi duy lý như thế không bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng của con người đối với những lý do hay các nhân tố cơ bản được quan sát khách quan hay quan sát bên ngoài những hành động phi duy lý/không thể chấp nhận được, mà chúng dùng để tìm ra nguồn gốc hay sự giải thích duy lý, bao gồm sự nghiên cứu về tư tưởng các
Trang 4Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 4
thành viên trong xã hội, để làm cho những hành vi như thế lại hiện ra theo tính duy lý hay có thể chấp nhận được
Tuy nhiên, những gì gây rủi ro ở thời điểm này không còn là vấn
đề về phạm vi ảnh hưởng và sự thích hợp của các hành vi duy lý trong đời sống xã hội hay khả năng để xây dựng lý thuyết xã hội học về duy lý cũng như phi duy lý (Boudon 1982) Thay vào đó, vấn đề được đưa vào gắn liền với việc xây dựng một quan niệm đúng đắn về hành vi duy lý chẳng hạn như để định nghĩa những hành vi duy lý là gì trong bối cảnh hành động xã hội và cấu trúc xã hội Để đạt được điều này, bài báo có những phần tổng quan sau đây Phần I xác định sự sai lầm của thuyết mục đích về quyết định mục đích nào trong kinh tế học hiện thời hay quan niệm cứng nhắc về hành vi duy lý và đề xuất hiệu chỉnh Trong phần II chứng minh rằng phương pháp chọn lựa duy lý hay kinh tế là mô hình tốt nhất của hành vi con người được nghiên cứu cẩn thận và được gợi ý những mô hình phi duy lý có thể thay thế nhau Cũng được nghiên cứu lại trong phần III, chứng minh rằng lựa chọn duy lý thực sự đại diện cho mô hình hợp nhất bằng cách chỉ ra hướng cơ bản giữa sự hà tiện và chủ nghĩa hiện thực Phần IV phân loại các chiến lược có thể thay thế nhau cho việc xây dựng các lý thuyết bổ sung trong xã hội học dựa trên tầm quan trọng được giả định của hành vi duy lý Phần V kiểm tra lại khả năng mà các quan niệm rộng hay hẹp về hành vi duy lý thỏa mãn đối tác hẹp hay cứng nhắc Bài báo bao gồm việc tổng quan lại những đặc tính so sánh của quan niệm hiện thời về hành vi duy lý và những quan niệm có thể thay thế nó được
Trang 5kỳ về lý thuyết hành vi duy lý trong việc xác định rõ những mục đích này
là kinh tế tiên nghiệm, công cụ, vị kỷ và cá nhân, chẳng hạn như độ thỏa dụng, lợi nhuận, tối ưu hóa sự giàu có, tìm kiếm vị lợi, tối thiểu hóa chi phí, tính toán chi phí - lợi ích, và những thứ tương tự thế, do đó quy tất cả những điều này thành 1 lớp riêng Những giả thuyết cơ bản về phương thức này có nghĩa là chỉ các mục đích, các hành động tương ứng và những chọn lựa như thế là duy lý và phi duy lý hay bất hợp lý khác
Nhắc lại thuyết vị lợi xa xưa, lý thuyết chọn lựa duy lý hiện thời trong xã hội học và kinh tế học định nghĩa hành vi duy lý là sự duy lý vốn
có trong thuật ngữ công cụ, cũng như hành vi duy lý về mặt kinh tế hay tính toán vị lợi Gộp tất cả các mục đích, lý do và động cơ hành động thành công cụ, vị kỷ hay chủ nghĩa khoái lạc, ví dụ, theo đuổi mức thỏa dụng, lợi ích cá nhân hay sự thỏa mãn, và tránh việc không thỏa dụng hay phải chịu đựng khó khăn để làm điều này Do đó, một hình thức đặc biệt
về tính duy lý - như công cụ, vị lợi, vị kỷ hay sự khoái lạc - được đúc kết
Trang 6Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 6
với hành vi duy lý một cách toàn diện Về mặt nhận thức, phương thức này dựa vào giả thiết “vị kỷ duy lý” (Hechter và Kanazawa 1997) và dẫn đến thuyết vị lợi hay chủ nghĩa đế quốc kinh tế thông qua việc mở rộng nguyên lý tối ưu hóa độ thỏa dụng đối với toàn bộ đời sống xã hội, thường được kết hợp với quan niệm cân bằng thị trường Tóm lại, “ giả định về tối ưu hóa độ thỏa dụng và cân bằng trong hành vi nhóm là nền tảng truyền thống của phân tích chọn lựa duy lý và phương pháp tiếp cận kinh tế học theo hành vi” (Becker and Murphy 2000:5)
Tôi cố gắng chỉ ra rằng phân tích hành vi duy lý/phương pháp tiếp cận kinh tế - tiền đề trong định nghĩa về tính duy lý là tối đa hóa độ thỏa dụng – là không có căn cứ về thực nghiệm và không hoàn thiện theo logic Trước tiên, nó dính đến sai lầm trong việc đơn giản hóa xã hội học bằng cách hòa trộn tất cả các hành động xã hội - bao gồm đạo lý duy lý - thành một loại hành vi công cụ đơn giản được ví dụ trong việc tối đa hóa
độ thỏa dụng (Alexander 1990; Barber 1993) Do vậy, tôi tranh luận về việc vượt quá độ thỏa dụng tối đa (Stote 1989) đến một quan niệm rộng hơn, mạnh hơn về hành vi duy lý hơn là sự tối đa hóa (Bonham 1992) và thậm chí thỏa mãn thiên về độ thỏa dụng hay lý thuyết gắn với sự duy lý, như thế đã nằm ngoài quan niệm công cụ về hành vi duy lý(Gerard 1993) Nói tóm lại, những gì cần được thừa nhận là “mở rộng lý thuyết duy lý hơn hình dạng cụ thể về sự duy lý được sử dụng bởi lý thuyết chọn lựa duy lý (Boudon 1998:824)
Không giống như kinh tế học tân cổ điển và lý thuyết chọn lựa duy
lý xã hội học tìm kiếm sự tổng quát và mở rộng sang hiện tượng phi kinh
tế, một phương pháp tiếp cận để lựa chọn đối với hành vi xã hội bao gồm
cả tính duy lý hay công cụ và “chiều lý thuyết chọn lựa phi duy lý của
Trang 7Tựu chung lại, lý thyết chọn lựa hành vi duy lý xã hội học (Kiser and Hechter 1998; Hechter and Kanazawa, 1997) hoặc lý thuyết hành động duy lý về xã hội học thực hiện không hơn kiểu “đưa chuyên đề tân
cổ điển hạn hẹp để trình diễn trong những lĩnh vực khác (Ackerman 1997:662) Trong khi phát triển đến một mức độ độc lập về kinh tế học,
lý thuyết chọn lựa duy lý về xã hội học đã trở thành “thí dụ nổi bật nhất
về việc sử dụng kinh tế học để suy luận trong xã hội học” (Kalleberg 1995) Nói ngược lại, mô hình chọn lựa duy lý bác bỏ hầu hết các giả thiết xã hội học truyền thống và dường như mâu thuẫn với lý thuyết xã hội học cổ điển, bao gồm cả lý thuyết Weber
Thí dụ như lý thuyết chọn lựa duy lý của Coleman được thừa nhận
“dựa trên sự tổng quát hóa lý thuyết cân bằng kinh tế học thông thường” (Fararo 2001:272) Theo lẽ này, lý thuyết chọn lựa duy lý có vẻ được thừa nhận như ăn theo (Coleman 1986; Elster 1989; Fararo 2001) mặc dù vài tiêu chuẩn và khoảng cách gần đây (Coleman 1994; Goldthorpe, 1998; Hechter and Kanazawa, 1997) liên quan đến “quan hệ tân cổ điển” (Kiser and Hechter 1998) hơn là luận thuyết hợp trội tự trị hay chương trình nghiên cứu mới (Abell 2000; Kiser and Hechter 1991) Phương thức hòa
Trang 8Sự khác nhau theo nguyên tắc giữa lý thuyết chọn lựa duy lý quy ước và lý thuyết có thể thay thế hợp lý hơn được tổng quát như sau Trong khi vấn đề trước cho rằng lựa chọn duy lý chỉ là lựa chọn về kinh tế/công cụ hẹp – độ thỏa dụng, lợi nhuận hay tối đa hóa sự giàu có - những vấn đề sau lại tranh luận lựa chọn cũng là chọn lựa phi công cụ, theo đuổi chức năng hay mục tiêu khách quan rạch ròi, ví dụ như sức mạnh, uy tín, sự công bằng, hạnh phúc tôn giáo, sự hoàn hảo về đạo đức, đặc điểm nhận dạng về tôn giáo, độ thuần khiết về tư tưởng hay sự hài lòng về thẩm mỹ Lý thuyết mở rộng hơn cho rằng loại hành vi duy lý thứ hai không quy được về cái đầu tiên, do vậy bác bỏ sự đơn giản điển hình của lý thuyết chọn lựa duy lý hẹp mà hòa trộn mọi thứ thành độ thỏa dụng và chủ nghĩa vị kỷ Không có gì ngạc nhiên khi hàm thỏa dụng hầu như trở nên vô nghĩa khi kết quả của thuyết chọn lựa duy lý trở thành lý thuyết được giả định gồm tất cả mọi thứ (Hodgson 1998:168), bao gồm mọi thứ và không có những thứ gì đặc biệt cả, do đó “giải thích mọi thứ xảy ra đồng thời và do vậy là không có gì cả” (Smelser 1992:403; also Ackerman 1997:663) Thậm chí những nhà lý luận chọn lựa duy lý không hài lòng với tình trạng này, họ phàn nàn về việc không có nội dung thực nghiệm bên ngoài tồn tại trong hàm thỏa dụng được tối đa hóa bởi nhà
Trang 9Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 9
kinh tế học Hàm thỏa dụng trở thành công cụ tiện ích bởi cách hành xử theo hành vi duy lý được xem như tối ưu hóa hay thỏa mãn thiên về độ thỏa dụng, đặc biệt là trong thủ thuật toán học Phải thừa nhận sự bất hợp
lý trong việc định nghĩa hành động xã hội duy lý là tối đa hóa vài hàm thỏa dụng(Margolis 1982:16) Sự thừa nhận cơ bản về phương pháp tiếp cận kinh tế đối với hành vi con người hoặc lý thuyết chọn lựa duy lý công
cụ mà các người tham gia là những người tối đa hóa độ thỏa dụng duy lý trong hành vi kinh tế cũng như hành vi xã hội của họ, ví dụ, trong tất cả các khả năng thuộc về hành vi được cư xử bắt nguồn từ bối cảnh thực tế hoặc có ý nghĩa triết học (Buchanan) Hầu như không thể minh chứng thỏa đáng bằng thực nghiệm (Lea 1994:71-5)
Ví dụ, với sự tuân thủ theo chuẩn mực xã hội, lý thuyết chọn lựa duy lý hẹp cho rằng quy trình này là nền tảng trong việc tính toán lợi ích – chi phí phù hợp bởi những người ích kỷ duy lý (Hechter 1990) Trái lại, phiên bản mở rộng về vấn đề này yêu cầu thiết lập các nhân tố khác nhau hay các khả năng khác nhau rõ ràng của những công cụ hợp lý Về phương diện chuẩn mực xã hội không vụ lợi thuần khiết thường là động lực chính cho một quy chuẩn phù hợp, trong việc kết hợp với uy tín mà
nó tạo ra, không phân biệt lợi nhuận trực tiếp với hành vi này (Bourdieu 1988:19-22) Những người tham gia không tuân theo chuẩn mực xã hội
vì sự cân nhắc về kinh tế hay công cụ, và cũng vì cân nhắc phi công cụ, được diễn đạt trong sự chủ quan của các chuẩn mực cũng như là một quy trình tự trị không lệ thuộc vào sự tính toán giữa chi phí – lợi nhuận Những sự cân nhắc về công cụ như thế có tầm quan trọng thứ cấp, vì không có độ thỏa dụng hay sự tăng cường ngoại lai nào khác được tối đa hóa bằng những quyết định phi duy lý hay phi công cụ liên quan đến việc
Trang 10Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 10
xem xét quy luật và giá trị chủ quan (Kreps 1997) Tóm lại, hành động xã hội được hành xử theo hướng dẫn bởi tính duy lý kinh tế cũng như các cân nhắc thỏa đáng hơn là bởi các vấn đề trước đó, và với vấn đề đó, được thừa nhận bởi lý thuyết chọn lựa duy lý, và bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng thông thường, hoặc bởi các vấn đề sau đó được thừa nhận bằng các quan điểm của những nhà văn hóa
Điểm chung của phiên bản mở rộng và hạn hẹp về lý thuyết chọn lựa duy lý là định đề chung của hành vi duy lý trong xã hội loài người Trái với sự quả quyết của người trình bày, những đặc trưng khác nhau hay sự thuận lợi tương đối của lý thuyết chọn lựa duy lý công cụ không giả định và cho phép hành vi duy lý trong đời sống xã hội chưa được đề cập đến, không giống như những lý thuyết về xã hội học khác như thuyết chức năng Thay vào đó lý thuyết chọn lựa duy lý như thế làm giảm sự lựa chọn này sang một biến công cụ hẹp khác Có thể nói, để tranh luận hành vi duy lý trong toàn bộ xã hội không tương đương với lý thuyết chọn lựa duy lý hành động mà lựa chọn này cần những đặc tính hạn định như vậy Nếu người ta giả định bằng cách ứng dụng nguyên lý khoan dung của hành vi duy lý (Elster 1979 : 116-7), lựa chọn công cụ đó có khắp mọi nơi trong xã hội, cũng giống như được cho theo giá trị và chuẩn mực xã hội, ví dụ: những thói quen và những quy luật thuộc về văn hóa khác có khắp mọi nơi trong hành động của con người (Hodgson 1997:663)- định nghĩa và diễn đạt những nguyên lý mẫu của những lựa chọn này (Barber 1993:359) Do vậy, các nhà kinh tế học thấy rằng:
“kinh tế tân cổ điển hay kinh tế học hành vi cung cấp một lượng các nền tảng về các thói quen hay các quy luật” (Hodgson 1997:663)
Trang 11và những thứ khác đều không thể chấp nhận giống nhau được Vì liên quan đến sự mâu thuẫn hay sự ép buộc, trái ngược với quan hệ kinh tế trong kinh tế thị trường chẳng hạn như sự chủ động có thể đoán được, quyền lực và những mối quan hệ về chính trị khác đi đôi với mức độ hành động trong lĩnh vực lý thuyết xã hội riêng biệt, do đó nó không được quy về cấp lý thuyết chọn lựa duy lý (Munch 1992:139-41) Việc không thể quy quyền lực chính trị sang của cải hay quyền lực kinh tế ít nhất được chứng minh là hợp lý bởi sự thật rằng, trong tác phẩm của Parson, vấn đề trước đó đã được phân cấp và định tính, vấn đề sau đó là tuyến tính và định lượng Thậm chí một số nhà lý luận duy lý thừa nhận rằng quyền lực thị trường và sự giàu có khác biệt với quyền lực chính trị, mặc dù vấn đề sau đó có thể đạt được bởi những vấn đề trước đó không
kể đến những yếu tố khác (Coleman 1986:281-3)
Đây chính xác là những gì mà hầu hết những nhà kinh tế học đương thời và những nhà lý luận chọn lựa duy lý có thiên hướng thực
Trang 12Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 12
hiện bằng cách hòa trộn tất cả các hành động xã hội, các giá trị, các mục tiêu thành những loại công cụ Phương pháp tiếp cận này được đặc trưng bởi việc quy lựa chọn duy lý điển hình của tính vị tha và hành động duy
lý có giá trị thành dạng nghịch đảo của tính vị kỷ và hành động duy lý công cụ Tuy nhiên, bằng cách xem xét hành vi vị tha khi bị cuốn theo động cơ lợi ích cá nhân, lý thuyết chọn lựa duy lý chẳng khác gì cách diễn giải rời rạc, thất bại và không gây ấn tượng với mọi người (Sugden 1991) Không có gì ngạc nhiên khi những sự rút gọn/sự quy tụ như thế bị bác bỏ bới những nhà lý luận về chọn lựa duy lý phải chăng (Boudon 1998; Elster 1998) Về mặt này, người ta đề nghị rằng lý thuyết chọn lựa duy lý đầy đủ trong xã hội học chỉ được xây dựng bởi cách đi quá tính khắt khe của các giả định về phương pháp tiếp cận kinh tế học (Willer 1992) Do đó, quan niệm công cụ hẹp về hành vi duy lý có nền tảng dựa trên các giả định bị thay thế bởi quan niệm công cụ rộng hơn về hành vi duy lý cho phép công cụ và phi công cụ, bao gồm tính duy lý về giá trị và nhận thức (Boudon 1998) Phải thừa nhận là, đời sống xã hội hầu như khá
vị lợi, và loài người không tối đa hóa độ thỏa dụng thông qua tính toán lợi ích-chi phí một cách chính xác và phù hợp (Homans 1990:77)
Do đó, hành vi duy lý bao gồm không chỉ các kết quả công cụ thuần túy như độ thỏa dụng, lợi nhuận hay sự giàu có, mà còn các hành động xã hội – hành động chỉ duy lý nếu nó hướng đến “không chỉ mục tiêu kinh tế mà còn mục tiêu xã hội, sự đồng thuận, địa vị và sức mạnh” (Granovetter 1985: 509-10) Đây là sai lầm cơ bản của lý thuyết chọn lựa duy lý hiện thời khi gộp tất cả các mục đích hành động thành chỉ một dạng (kinh tế), thông qua lý luận loanh quanh để thực hiện các vấn đề sau
đó một cách toàn diện nhưng lại vô nghĩa về mặt lý thuyết và vô dụng về
Trang 13Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 13
mặt thực tiễn (Knole 1988) Để làm được như vậy, phải quan sát thực tế không chỉ về lợi ích vật chất mà còn lợi ích lý tưởng cấu thành nền tảng của hành động xã hội duy lý, bao gồm hành động kinh tế, cũng như được minh chứng kinh điển vởi Weber Trong ngữ cảnh này, Weber phân biệt giữa hành động duy lý - giá trị xuất phát từ lợi ích duy tâm như tôn giáo, chính trị, giá trị đạo đức hay ý thức và hành động được tạo ra bởi xúc cảm dễ thay đổi, cũng như hành động logic và không logic của Pareto được gây ra bởi sự thặng dư tương ứng Điều này có giá trị đúng trong sự phân biệt giữa hành động duy lý – giá trị và hành động xã hội duy lý – công cụ được thấy lần lượt như được thúc đẩy bởi các lợi ích về vật chất
Do đó, những lợi ích này không có nghĩa là nghiên cứu mọi mặt các nhân
tố chủ chốt của hành động xã hội duy lý, bao gồm các mô hình kinh tế của nó Điều này hàm ý rằng tính duy lý về kinh tế và hệ thống kinh tế đi ngược lại với sự tự tham chiếu đối với hành vi duy lý và toàn bộ hệ thống
xã hội Những sự lựa chọn về kinh tế và công cụ chỉ là tập con của hành
vi duy lý mà cũng có thể là sự chọn lựa phi kinh tế hay phi công cụ Không phải tất cả các hành động duy lý xã hội được quy về hành động hay các nguyên lý kinh tế, như Weber đã tranh luậnh kinh điển Sự quy tụ này được nhìn nhận một cách nghi ngờ không chỉ bởi các nhà xã hội học
cổ điển mà còn các nhà kinh tế học đương thời và nhà kinh tế học tân cổ điển chống lại thuyết vị lợi từ Mill, Jevons, Walras đến Pareto và Marshall đến Schumpeter và Keneys ngoại trừ Spencer Tuy nhiên, sự quy tụ này được thực hiện điển hình theo phương pháp tiếp cận chọn lựa duy lý hoặc kinh tế đối với hành vi con người Thảo luận trước đó chỉ ra tính xác thực và tính nổi bật của đa số tính duy lý trong hành vi xã hội của con người theo ánh sáng của vô số mục đích hoặc thuyết mục đích,
Trang 14Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 14
không chỉ là kinh tế - công cụ vững chắc, và với vấn đề đó, hành vi duy
lý xác nhận vượt quá mục đích duy nhất như tính thỏa dụng, được giả định bởi lý thuyết chọn lựa duy lý Bảng 1 tổng quát lại nhiều hình thức của hành vi duy lý liên quan đến sự phức tạp của thuyết mục đích trong đời sống xã hội
Trang 15về hành vi con người đồng nhất, nhưng có một vấn đề khác hơn đó là mô hình chọn lựa duy lý Tuy nhiên, vấn đề đặt ra tăng lên khi người ta đặt câu hỏi liệu hành vi duy lý có thực sự hay ít nhất là mô hình hợp nhất tốt nhất không hoặc có phải là lý thuyết tổng quát về hành vi xã hội không Vấn đề có thể được làm rõ hơn đối với kết quả của các lý thuyết về hành
vi phi duy lý liệu có thể đại diện cho mô hình đầy đủ và hợp nhất của các hành động xã hội hơn là những vấn đề duy lý khác không Vấn đề này được lồng ghép vào sau đó bằng cách rà soát lại những tranh luận và các loại hình của các mô hình hợp nhất phi duy lý của các hành động xã hội
Tranh luận về những mô hình phi duy lý hợp nhất của hành động
xã hội như các lý thuyết chung về hành vi phi duy lý có thể làm nền tảng cho nhận thức luận và bản thể luận chính thống Về mặt nhận thức luận, không có lý do nào ưu tiên để làm theo mô hình duy lý hợp nhất của hành động xã hội và bác bỏ những vấn đề tương tự phi duy lý khác Các mô hình hợp nhất phi duy lý của hành động xã hội không cần thiết tuân theo phương pháp luận như hành vi duy lý Điều hợp lý để tranh luận là khi hành vi con người “luôn luôn hợp lý và duy lý bất cứ nơi đâu”, do đó người ta giả thiết rằng hầu hết tính phi duy lý hay duy lý có trong thuật ngữ vị lợi về kinh tế Ví dụ, mô hình hợp nhất về hành động xã hội phi duy lý về mặt thói quen và thể chế (Hodgson 1998) được thừa nhận là
Trang 16Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 16
chính thống về phương pháp luận cũng như đạo lý duy lý khắt khe, điển hình là “tính toán hành vi tối đa hóa độ thỏa dụng tổng quát” (Stigler và Becker 1977) Quan trọng hơn là những mô hình hợp nhất phi duy lý về hành động xã hội lúc nào cũng không hợp pháp về mặt bản thể hay về mặt thực nghiệm lại có vẻ giống như mô hình hợp nhất duy lý Hơn thế nữa, mô hình hợp nhất phi duy lý của hành vi con người khôn ngoan trong sự cân bằng duy lý về tính đúng đắn của bản thể học hoặc liên quan đến thực nghiệm như xã hội, thậm chí bao gồm kinh tế, đời sống là duy
lý thuộc bản thể học – được thừa nhận bởi những nhà kinh tế học tân cổ điển (Schumpeter 1991: 337) Chí ít cũng được thừa nhận trong thuật ngữ của Pareto, có thể phi logic hoặc bán duy lý (Thaler 1994)
Thiết lập sự đúng đắn về nhận thức luận và bản thể luận, các mô hình phi duy lý hợp nhất về hành vi con người có thể được phân loại tống quát thành các nhóm sau Một nhóm bao gồm các mô hình hợp nhất về hành vi giá trị tăng thêm Ví dụ một trường hợp cụ thể như quan niệm của Weber về hành động giá trị duy lý – như duy lý về kinh tế và phi duy
lý về kinh tế - được tạo ra bởi nguyên lý các mục đích thuần túy, đơn cử như loại quan niệm về doanh nghiệp tư bản Protestant, sau đó là tôn giáo đương thời của Pareto (Schumpeter 1991:336),… Nhóm khác liên quan đến các mô hình hợp nhất của những gì mà Weber gọi là “hành vi quy tắc
- tự trị” Ví dụ các mô hình về “phương diện quy tắc thống trị” (Hayek 1991:368) của hành vi con người là các quan niệm của Weber về hành động truyền thống, quan niệm của Veblen về phẩm chất thói quen hay theo phong tục, cũng như quan niệm của Dukheim về tư chất đạo đức và những thứ tương tự như vậy Các hành vi phi duy lý hợp nhất là những hành vi biểu cảm và theo cảm xúc bao gồm trong nhóm khác Những mô
Trang 17Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 17
hình như thế được thí dụ bởi loại hành động theo cảm xúc của Weber, khái niệm của Pareto về thặng dư và việc tìm ra nguồn gốc, điển hình như các nhà kinh tế tân cổ điển như Wieser đặt tên là “sức mạnh của niềm vui
để sáng tạo” cho lợi ích của mình hay niềm vui để sáng tạo (Chumper 1949:93) và “tinh thần sôi nổi” của Keynesian phản ánh đa dạng tâm lý không khoái lạc của các tác nhân kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp Nhóm tiếp theo hợp thành mô hình sức mạnh về hành vi hợp nhất thừa nhận rằng con người tìm kiếm sức mạnh không chỉ có ý nghĩa về mục đích kinh tế mà theo Weber còn là vì lợi ích cá nhân Quan niệm của Weber về sức mạnh, sự thống trị hay uy quyền là ví dụ cho những mô hình phi duy lý hợp nhất như thế Hơn nữa, sức mạnh hợp nhất, tính duy
lý phi kinh tế và phi duy lý kinh tế, mô hình hành vi của con người đầy
đủ về mặt bản thể hơn là về sự cân bằng duy lý và kinh tế đối với phạm trù theo đuổi mục đích vật chất được thừa nhận “rào cản vô tội (Mueller 1996:346) bằng cách so sánh để tìm kiếm sức mạnh Một lớp đặc biệt nói
về các mô hình phi duy lý của hành vi con người liên quan đến những cái làm tiền đề để tìm kiếm vị thế xã hội hay sự đồng thuận của nhóm (Frank 1996) Một trường hợp khác là quan niệm của Veblen về việc tìm kiếm
uy tín thông qua quy mô nhiều hoạt động mở rộng, ví dụ như sự tiêu dùng nổi bật, sự giải trí và giáo dục, …cũng như quan niệm của Weber về nhóm vị thế được phân biệt trên nền tảng danh vọng xã hội Và chỉ là công cụ tối đa hóa sự giàu có cũng như là “sự thừa nhận giá trị điển hình” của mô hình chọn lựa duy lý (Hechter 1994), vị thế xã hội thường là mục tiêu cơ bản hay hợp nhất của xã hội, bao gồm hành động kinh tế gắn với sức khỏe trở nên có ý nghĩa cùng với mục tiêu đó Các mô hình có tính chất lịch sử hợp nhất của hành vi con người cũng được xem là loại riêng
Trang 18Trái với những minh chứng của nhà lý luận lựa chọn hành vi, nghiên cứu trước đó cho thấy rằng không lý do có căn cứ về nhận thức hoặc phương pháp luận và về bản thể hay thực nghiệm lý luận tại sao mô hình về hành vi con người hợp nhất chỉ nên là loại duy lý Các mô hình hợp nhất phi duy lý tồn tại hay được xây dựng theo trạng thái tương tự như tính cân bằng duy lý Về mặt nhận thức, cả hai loại mô hình hợp nhất đều hợp lý như nhau để xây dựng – không có tranh luận gì về phương pháp luận đúng đắn được viện dẫn cho các mô hình chỉ có duy lý và ngược lại là mô hình phi duy lý Ở điểm này, sự dẫn chứng của nhà lý luận chọn lựa duy lý về “nguyên lý lòng khoan dung” của tính duy lý được cho là đúng đắn – những người tham gia có duy lý” – không đúng đắn hơn việc chuyển nguyên lý đó thành cái để chỉ dẫn theo hình thức giả định tính phi duy lý mà “đời sống là phi duy lý” hay ít nhất là bán duy lý Tóm lại, để chứng minh chọn lựa duy lý chỉ là mô hình hợp nhất có sẵn hay tối ưu về hanh vi con người là không hợp lý về phương pháp luận
Về mặt bản thể học, mô hình hợp nhất duy lý và phi duy lý của hành vi con người chính đáng đối với phạm vi mà chúng có mức độ thích hợp về giá trị thực nghiệm Do đó, nếu các mô hình phi duy lý hợp nhất thực hiện thích hợp với những phương diện liên quan đến tính xác thực của hành động xã hội, chúng vừa có mô hình chính thống cũng như duy lý về mặt bản thể học, chúng cũng được thừa nhận về lòng khoan dung Hơn
Trang 19Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 19
nữa, hành vi duy lý chứng minh là mô hình hợp nhất tốt nhất về hành vi con người trong phạm vi bằng chứng quan sát và có hệ thống biểu thị tính phi duy lý về bản thể học nhiều hơn là tính duy lý, như được gợi ý bên trên (Chumpeter 1991:336-7) Trong phần này cung cấp những sự lưu ý đặc biệt và những gì được kỳ vọng của nhiều nhà kinh tế cũng như nhà tâm lý học có tư tưởng mở rộng, điển hình như Marshall, Pareto, Schumpeter, Parson, Weber Đây là đường hướng từ nhận thức ban đầu
về tính duy lý sang bản thể cuối cùng của tính phi duy lý, như những gì Weber chỉ định về tính duy lý Nói cách khác, đường hướng bắt đầu từ giả định về tính duy lý trong hành động xã hội, và mục đích cùng với những phát hiện may mắn về tính cân bằng thực tế của hành vi phi duy lý hay bán duy lý ngẫu nhiên có những mục đích là công cụ trong chuyển biến của nhiều nhà kinh tế học thành nhà xã hội học, như Pareto, Parsons, Weber,…Tuy nhiên, lý thuyết chọn lựa duy lý đương thời khi bắt đầu từ giả định tính duy lý tương đồng hoặc nguyên lý lòng khoan dung chưa đạt đến sự “đột phá” dù có vài gợi ý hướng dẫn điều này (Boudon 1998; Elster 1998)
Ngoài ra, có nhiều tranh luận về mô hình đơn lẻ hay duy nhất về hành vi con người bị đặt nghi vấn – tính duy lý hay phi duy lý Nếu có thể thì cả hai mô hình duy lý và phi duy lý liên quan đến sự giải thích đơn nguyên thiếu tin tưởng và khá hà tiện, nó thừa nhận những sai lầm theo lý thuyết nhất nguyên Cụ thể là, những sai lầm như thế đưa ra những đòi hỏi kiểm tra lại nếu không bác bỏ quy luật hà tiện (Hirchman 1984) Do vậy, những mô hình này là đa chiều, phức tạp và cung cấp sự giải thích thực tế được ưa thích hơn giải thích 1 khía cạnh, đơn giản, phi thực tế và bủn xỉn Do đó, về mặt lý thuyết đa nguyên được ưa thích hơn thuyết
Trang 20Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 20
nhất nguyên cho trước về tính phức tạp và tính vô tỷ của thế giới thực (Arrow 1997:765) Phần tiếp theo kiểm tra lại lựa chọn duy lý là mô hình hợp nhất
III Có phải chọn lựa duy lý thực sự là mô hình hợp nhất?
Giữa sự hà tiện/sự đơn giản hóa và chủ nghĩa hiện thực/ ad-hocism Lựa chọn duy lý không chỉ chứng minh đó là mô hình hành động hợp nhất tốt nhất bị đặt nghi vấn mà còn chứng minh mô hình là hợp nhất như sự gắn kết chặt chẽ nội hàm Được đề cập trước đó, sự biện minh chọn lựa duy lý chuẩn mực của mô hình hợp nhất về hành vi xã hội mà con người giải quyết “những người tham gia như nhau” liệu có phân tích hành động trong lĩnh vực kinh tế thị trường hoặc trong phạm vi phi kinh
tế Ngoài ra, lựa chọn duy lý cung cấp mô hình đơn như thế dựa trên nền tảng giả định về hành vi duy lý phổ quát đáng tin cậy trong thực tiễn, bằng cách ứng dụng nguyên tắc khoan dung duy lý về việc làm sáng tỏ hành vi xã hội Tuy nhiên, chọn lựa duy lý khi kiểm tra cho thấy quá trình nghịch lý mâu thuẫn trực tiếp và gián tiếp và làm yếu đi sự đoàn kết và gắn kết của mô hình Tựu chung lại, đây là hành trình từ một mô hình thống nhất bên ngoài của hành động xã hội sang vài mô hình khác nhau,
mô hình ẩn hoặc mô hình hiện Một thí dụ đặc biệt hơn về chu kỳ khá lạ này được ghi bên dưới
(a) Từ “phương pháp kinh tế toàn diện sang hành vi con người” (Becker 1976:3) giải thích “không chỉ là hành vi thị trường bình thường
mà còn là thị trường ngầm” (Becker và Murphy 2000:5) sang một mô hình về tính vị kỷ về hành động trong kinh tế thị trường và mô hình khác
về tính vị tha và liên quan đến lĩnh vực phi kinh tế (Becker 1991;
Trang 21Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 21
Demsetz 197) Người ta tự hỏi điều gì xảy ra khi mô hình đơn ban đầu quy tất cả các hành vi con người có vươn đến tính hiện thực và tính phức tạp thông qua giả định được cho trước, chẳng hạn như sự vị tha thông qua hình thức đảo ngược của sự vị kỷ, và chi phí của sự bủn xỉn, đơn giản hóa
và giải thích/dự đoán duy nhất
(b) Từ mô hình phổ biến về giá trị và lý do công cụ/vị lợi, điển hình như tối đa hóa sự giàu có, tính toán lợi ích – chi phí chuyển sang một mô hình đặc biệt về giá trị và hành động mang tính công cụ có mục tiêu và những giá trị/hành động mang tính phi công cụ hay giá trị được định hướng bao gồm tính nội tại (Boudon 1996; Hechter 1994; Goldthorpe 1998; Kiser và Hechter 1998) Ví dụ, thứ nhất, lựa chọn duy
lý hoặc mô hình lợi ích chi phí được xác định theo ý nghĩa chặt chẽ và thứ hai là mô hình giá trị và nhận thức (Boudon 1998) Một lần nữa người ta tự hỏi điều gì xảy ra đối với mô hình đơn lẻ ban đầu của hành vi con người hay lý thuyết xã hội chung chung (Abell 2000) dựa trên các biến chỉ thuộc về công cụ sau khi tăng giả định trước về hai mô hình khác nhau của “người tham gia như nhau”
(c) Từ mô hình đơn về chọn lựa duy lý mang tính cá nhân được chuyển thành hai mô hình khác nhau: thứ nhất là các cá nhân và hành vi duy lý về mặt kinh tế và hai là những cá nhân tuân theo quy luật (Hayek 1991; Goldthore 1998) Đây là lối đi đáng chú ý từ nguyên lý tổng quát của kinh tế học hiện thời được cho là có giá trị tổng hòa đến việc phân chia thành hai mảng, một là những hành động thực hiện chọn lựa duy lý
cá nhân và hai là cho các tác nhân theo quy luật chung của xã hội mang tính chủ quan Đơn giản hơn khi kinh tế học hiện thời bị hòa trộn với xã hội học đương thời (Boudon 1981) mà sự hòa trộn gây tò mò này thỉnh
Trang 22Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 22
thoảng thiên về kinh tế xã hội học đương thời Quan niệm hành động này cho thấy sự hợp lý về thực tiễn hơn về phương diện hành động và hành vi nhân tố đời sống thực tế, nhưng một vấn đề nữa đặt ra là điều gì xảy ra đối với những hành động đơn nhất hay tương đồng – kinh tế học đương thời đưa ra chọn lựa duy lý – với mô hình chọn lựa duy lý bắt đầu từ ai Dường như có một người tham gia đưa ra chọn lựa duy lý kiên định thông qua tính toán chi phí – lợi ích chính xác và hành động khác gắn kết với hành vi quy luật thống trị Trong khi mô hình chọn lựa duy lý đơn
lẻ ban đầu giả định những cá nhân theo quy luật xã hội vì lý do lợi ích – chi phí, mô hình phức tạp hơn cho phép hành vi quy luật thống trị không thể luôn luôn được giải thích về mặt tính toán duy lý (Boudon 1998; Hechter 1994), cũng như Durkheim, Weber và những nhà xã hội học cổ điển đã tranh luận một thời gian dài Rõ ràng là, theo cách thức giả định trước thì phải mất một thời gian để những nhà lý luận chọn lựa duy lý hiện đại cuối cùng mới có thể cấu thành những tranh luận về xã hội then chốt này, và như vậy thực hiện những lý thuyết thực tế hơn Sử dụng thuật ngữ chọn lựa duy lý, sự hợp nhất này tạo ra lợi ích nhiều hơn chi phí, chưa tính đến chi phí không quá vô nghĩa trong phạm vi cho phép từ
mô hình hợp nhất ban đầu được khẳng định trên cá nhân đơn lẻ tương đồng về cách ngôn, ví dụ như “sự thiếu máu, kinh tế học đơn nhất hiện thời” (Bowles 1998:78)
(d) Từ mô hình chọn lựa duy lý chung dựa trên nguyên lý lợi ích – chi phí thành 2 mô hình được đề nghị khác nhau: một là duy trì lý do để hành động cho loại lợi ích – chi phí và loại khác bao gồm các tác nhân liên quan đến nhận thức và giá trị (Boudon 1996) Có lẽ vấn đề đầu tiên gắn liền với hành vi kinh tế phong phú, điển hình như hành động duy lý
Trang 23Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 23
có mục tiêu, và vấn đề thứ hai theo hướng phi kinh tế, đặc biệt là hành động duy lý định hướng Tương tự vấn đề trước, kết quả có một số nghịch lý – từ lập trường về mô hình ban đầu – kết hợp với xã hội học và kinh tế học hiện thời (Boudon 1981) Không còn nghi ngờ gì nữa, chủ nghĩa hiện thực ngày càng gia tăng, nhưng dù được dự định trước sự hòa trộn hoặc biến đổi một cách rõ ràng nhưng vẫn vượt quá nhận thức về mô hình hợp nhất ban đầu được nhìn thấy theo “ niềm tự hào và niềm vui” bởi hầu hết những nhà lý luận chọn lựa duy lý
(e) Từ mô hình chọn lựa duy lý bao quát dựa trên lợi ích cá nhân chuyển sang sự hòa trộn thành một mô hình vị kỷ duy lý và một mô hình khác về giá trị đạo đức, dưới ảnh hưởng rất rõ ràng của Adam Smith phân biệt giữa sự ích kỷ và ý thức đạo đức, bao gồm sự đồng cảm (Lindenberg 1989) Điều này hàm ý sự chuyển biến rộng hơn từ mô hình đơn lẻ của các động cơ kinh tế hay các mục đích vật chất (Mueller 1996) thành hai
mô hình cho hai lớp đối tượng riêng biệt: một cho những động cơ do tác động bên ngoài như lợi nhuận, sự giàu có và một cho những động cơ do tác động bên trong bao gồm đạo đức và trách nhiệm công dân (Frey và Oberholzer-Gee 1997) Một lần nữa, những điều trên đưa ra mô hình chọn lựa duy lý thực tế hơn, nhưng thông qua mục đích sắp đặt trước và với cái giá của sự phân chia mô hình hợp nhất căn nguyên được dự báo dựa trên sự theo đuổi bất biến của lợi ích cá nhân và động cơ ngoại lai khác Do đó, bộ phận tương đồng đầu tiên bây giờ được chia thành vị kỷ duy lý biết được giá cả kinh tế của mọi thứ và giá trị phi kinh tế chẳng của cái gì cả (Hechter và KanazawA 1997), và tiêu chuẩn (đặc biệt là đạo đức) cũng như người hành động bị chi phối bởi cảm xúc đang hành động
Trang 24Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 24
(Etzioni 1999) – ngay cả khi nhiều nhà kinh tế nhận ra không phải chỉ vì tiền bạc hay lợi nhuận (Frey và Oberholzer-Gee 1997)
Những điều trên gợi ra rằng chính chọn lựa duy lý nhận thấy giữa
sự hà tiện/vận dụng suy diễn dễ dàng và sự đúng đắn theo thực nghiệm/chủ nghĩa hiện thực, ví dụ như giữa Scylla của việc đơn giản hóa
và Charybdis của sự phức tạp có chủ định trước Một phương thức nằm ngoài tình huống này có thể là mô hình hành động hợp nhất duy lý – phi duy lý cũng như tính đúng đắn đến mô hình chỉ duy lý cũng như phi duy
lý Mô hình hợp nhất như thế hợp lý trên nền tảng nhận thức luận và bản thể học Được gợi ý từ trước, tính đúng đắn về nhận thức luận trong đó bao gồm cả phương pháp luận, có thể bắt đầu với hành vi phi duy lý cũng như hành vi duy lý, do vậy nguyên lý phi duy lý không nhất thiết là ít hợp
lý về mặt nhận thức luận hơn là tính hợp lý về hành vi duy lý cũng như các nhà lý luận về chọn lựa duy lý chứng minh Lý tưởng nhất thì cả hai nguyên lý có thể được hợp thành một mô hình hành vi duy lý hợp nhất/phi duy lý, trong khi thoạt nhìn thì ít hà tiện, dễ vận dụng và phức tạp hơn hoặc một trong hai nguyên lý phải được ưa thích đối với mỗi nguyên lý bởi vì thuyến đa nguyên hay đa chiều, cũng có thể nói là phân tích hồi quy đa bội phải được chọn nhiều hơn hồi quy đơn giản trong trường hợp đa biến và mối quan hệ phức tạp giữa chúng Trái lại, tính duy lý về bản thể học với mô hình phi duy lý/mô hình duy lý hợp nhất được cung cấp bởi các thực tế được quan sát mà bao gồm cả xã hội học
và kinh tế học, hành vi được đặc trưng không chỉ phức tạp bởi tính duy lý
mà có lẽ còn có tính phi duy lý Những vấn đề trên đề ra những chiến lược có thể thay thế để xây dựng mô hình, đặc biệt là xây dựng lý thuyết
Trang 25Trong phần này nhấn mạnh đến việc xây dựng lý thuyết trọng yếu, phân biệt với sự chính thống của nó Trong sự liên kết này, độ phù hợp của lý thuyết trọng yếu thường được khẳng định trong kinh tế học tân cổ điển bởi quan điểm cho rằng nội dung tranh luận độc lập với tính đại diện chính thống của nó, bao gồm cả về toán học (Marshall 1996), cũng như những tranh luận từ các lý do cốt lõi trong xã hội học cổ điển (Pareto 1963) Các chiến lược có thể có để xây dựng lý thuyết trọng yếu trong xã hội học có thể được phân loại theo các tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm hành vi duy lý, chủ nghĩa cá nhân, thể chế cơ quan,…Sử dụng tính duy lý
về kinh tế là tiêu chuẩn đặc biệt để phân loại, chiến lược thay thế của việc xây dựng lý thuyết trọng yếu liên quan đến các lý thuyết duy lý tổng quát, các lý thuyết phi duy lý tổng quát và các lý thuyết trộn lẫn tổng quát
Trước tiên thì các lý thuyết duy lý tống quát thường dựa trên mô hình đơn và nguyên lý của hành vi duy lý Trong thuật ngữ của Weber, đây là mô hình (hay quan niệm) về hành động xã hội duy lý – công cụ và quan niệm về tính duy lý kinh tế hay tính duy lý chính thống Nói các khác, nguyên lý kinh tế hiện thời được giả định thực hiện không chỉ trong ngành kinh tế, ví dụ như sản xuất và tiêu thụ hàng hóa hữu hình, mà còn trong tất cả các xã hội được nhìn nhận như thị trường tổng quát
Trang 26Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 26
Các lý thuyết phi duy lý chung có thể chọn lựa dựa trên mô hình tổng quát và nguyên lý về sự phi duy lý Theo ngữ cảnh của Weber, mô hình này liên quan đến loại phi duy lý kinh tế của hành động xã hội, ví dụ như giá trị-duy lý, truyền thống và cảm xúc, cũng như tính duy lý thực thể hay tính duy lý phi kinh tế Do vậy, tương tự với việc kết hợp của kinh tế hiện thời và hành vi duy lý, xã hội học đương thời đại diện cho nguyên lý chung hay quan niệm về tính phi duy lý kinh tế hay duy lý phi kinh tế Mọt vài nguyên lý hoặc lý thuyết về tính phi duy lý đặc thù bao gồm những điều sau (theo thuật ngữ của Schumpeter 1991:336-7):
a/ Tôn giáo hiện thời, đạo đức hiện thời,…diễn tả động thái giá trôi nổi hoặc tính duy lý thực thể;
trị-b/ Thói quen hiện thời được diễn đạt như là hành vi truyền thống
Trang 27Nguyenngocmytien@yahoo.com Page 27
cứu về tư tưởng và thuyết không tưởng và được thực hiện bởi Weber trong nền kinh tế và xã hội trước đó Chính xác hơn thì theo Weber Mannheim (1936:114,n3) phân biệt giữa hai loại mà ông ấy gọi là “phạm
vi duy lý” Loại thứ nhất được gọi là “phương pháp tiếp cận duy lý, về mặt lý thuyết” dựa trên việc tính toán cơ học, tình huống này là phương pháp kỹ thuật được tính toán và quyết định theo duy lý Do đó, loại này được xem như đại diện tính duy lý về kỹ thuật, chức năng và theo hình thức theo lẽ mà Weber gọi là “sự tính toán hay sự nghiên cứu định lượng” mà có thể làm về mặt kỹ thuật và ứng dụng vào thực tế Loại thứ hai được gọi là sự duy lý, được xem như một quy trình mà trong đó hệ quả của các sự kiện đặc trưng cho “quá trình diễn biến được kỳ vọng (xác suất) theo quy tắc” và được minh họa bởi các chuẩn mực xã hội như quy ước, cách sử dụng hoặc phong tục được trình bày như các giá trị bền vững Như thế thì loại này đại diện tính duy lý thực thể hay tính duy lý về
xã hội theo lý lẽ của Weber về hành động đảm bảo “ dưới một số tiêu chuẩn” về giá trị cuối cùng Ở điểm mấu chốt này, trong “dự báo về thời gian” Mannheim khám phá ra một số mức độ mâu thuẫn giữa tính duy lý
về chức năng và tính duy lý về thực thể trong xã hội tư bản Ví dụ, ông ấy quan sát đời sống kinh tế hiện thời trong khi “tính duy lý bao quát về mặt
kỹ thuật” và “có thể tính toán” đến một mức độ giới hạn không đại diện được cho “nền kinh tế đã hoạch định” và tính duy lý về thực thể (Mannheim 1936:115) Cũng theo hướng như vậy, Mannheim chú ý rằng
sự mâu thuẫn về mặt chính trị giữa “tính duy lý về hình thức” của các phe đối lập về chính trị thông qua nghị viện và thiếu đi giải pháp có giá trị đối với những mâu thuẫn này Ông ấy đề nghị “xã hội tư sản” thay vì
Trang 28lý thiết thực (theo lý lẽ của tính duy lý về công cụ của Weber” (Mises 1966:19) Một giả định có thể thay thế đó là loại động thái xã hội đơn nhất này không duy lý mà cũng không phải phi duy lý cố định (như Pareto và Freud ngụ ý) về mặt kinh tế học mà kết hợp theo tỷ lệ khác nhau các yếu tố duy lý và phi duy lý (như Parsons tranh luận)
Nói một cách đơn giản hơn, hành động của con người là hợp nhất nhưng cũng phức tạp cả về mặt duy lý và về mặt phi duy lý Theo lý luận của Weber, không có 4 loại hành động mà tất cả các hành động pha trộn với nhau theo những thành phần kết hợp khác nhau hoặc các khía cạnh hành động công cụ-mục tiêu cũng như hành động định hướng theo niềm tin, hành vi theo cảm xúc và hành động truyền thống Theo lý luận của Pareto, không có hai mô hình hành động riêng biệt, một thiên về kinh tế (duy lý) và một thiên về xã hội (phi duy lý), nhưng tất cả các hành vi kết hợp các yếu tố duy lý – logic và phi logic Giả định thứ hai trái ngược với những gì được hàm ý trong lý thuyết duy lý tổng quát cũng như lý thuyết phi duy lý tổng quát Do đó, lý thuyết mixed tổng quát khá chính xác theo quan niệm về sự phức tạp hiện thời được nhận thức cấu thành bới kinh tế