Ai đã từng chơi cây cảnh hay kiểng, thì hiểu rất rõ về nghệ thuật uốn cành cây.
Nhân cách – Cách sống tốt đẹp của con người Ai đã từng chơi cây cảnh hay kiểng, thì hiểu rất rõ về nghệ thuật uốn cành cây. Muốn uốn cành đẹp, phải uốn khi cành còn non yếu. Người chơi kiểng phải chăm sóc, cắt tỉa và chăm bón từng cành rất cẩn thận. Uốn cảnh là một nghệ thuật. Cây cảnh sẽ phát triển theo ý của người chơi kiểng. Có những cây cảnh quý đáng giá tiền ngàn và cả tiền triệu. Người chăm sóc kiểng phải rất kiên nhẫn trong thời gian và không gian. Chúng ta biết rằng dục tốc bất đạt. Thiên Chúa trao ban cho con người có quyền trên tất cả mọi loài. Con người có quyền thuần hóa (to tame) các con vật để chúng trở nên nhu mì, dễ dậy. Những con ngựa hoang, người ta có thể thuần hóa nên ngựa thuần tính kéo xe hay chạy đua. Người ta có thể huấn luyện chó dữ trở thành những con chó săn tốt. Người ta thuần hóa những con vật hoang dã để giúp vào công việc sản xuất như trâu bò, ngựa voi và các thú vật nuôi trong nhà. Các người chuyên môn còn có khả năng huấn luyện các con vật để làm trò, như chó, khỉ, chim, mèo, chuột…Các con vật sẽ lập đi lập lại các động tác làm trò khi có đủ điều kiện kích thích. Chúng ta thường gọi những người sống nơi rừng rú hoặc ăn lông ở lỗ, là những người sơ khai. Còn có những người trong các bộ lạc ở rừng sâu, sống theo bản năng tự nhiên. Đôi khi cách sống của họ còn man rợ. Họ sinh sống theo những đòi hỏi thiên về thể xác hơn là tinh thần. Tuy nhiên, trong bất cứ cộng đồng thô sơ nào, họ cũng có những kỷ luật và cách thế tổ chức riêng theo tục lệ. Ngắm nhìn cách ăn mặc, nhà cửa, ăn uống, chia sẻ và sống chung, có nhiều khác biệt. Những người sơ khai ăn mặc đơn sơ trần trụi. Nhà cửa là những túp lều bằng cây lợp lá. Họ thường ăn tươi, nuốt sống các thú vật bẫy được. Uống nước suối thiên nhiên trên nguồn. Chữa bệnh bằng hoa quả lá rừng. Họ sống rất đơn sơ và thanh bạch. Cử xử với nhau rất thân tình. Biết chia sẻ vui buồn trong cùng bộ lạc. Họ có tinh thần tương thân tương ái. Từng bước từ các bộ lạc, nhóm nhỏ dân cư, các tiền nhân đã tổ chức thành dòng họ, làng mạc và thành dân tộc. Tổ tiên của con người nhìn xa trông rộng, đã có những hướng đi cho giống nòi. Những bậc tài trí đã ghi khắc những hoa trái thành quả tình thần qua nền văn hóa riêng. Những anh hùng kiệt xuất nên gương sáng cho cho thế hệ con cháu qua cách ứng xử, khuất phục thiên nhiên và con người. Cha ông nói rằng: Ba năm, trồng cây, trăm năm, trồng người. Để trở thành người hữu ích cho dân tộc và xã hội, con người phải đi vào khuôn phép. Sống trong môi trường xã hội và được giáo dục là điều rất quan trọng. Câu truyện một cô bé tên Rơ Châm H’Pnhiên, 8 tuổi, đi lạc vào rừng. Cô là Việt kiều Campuchia. Ông Ksor, cha cô bé, kể: Gia đình thuộc dân tộc Giơ-rai, gốc xã Ia Do, Huyện Đức Cơ. Ngày 12 tháng 4, 1989. Cô bé học lớp Hai, mải đi tìm bò lạc, em đã đi sâu vào rừng và không biết đường về. Dân làng tìm kiếm 3 ngày không thấy. Đành bỏ cuộc. Tháng 1 năm 2007, một nhóm người địa phương ở khu vực, đi làm rẫy. Họ phát hiện phần cơm trưa bị bốc ăn vụng. Nhóm người này quyết định rình để bắt thủ phạm. Trưa ngày 13 tháng 1, 2007. Họ bắt được ‘người rừng’. Lúc bắt gặp, ai cũng sợ hãi, không tin vào mắt mình. Một hình người con gái đen đúa, không mảnh vải che thân, tóc dài chấm gót rối bù, miệng chỉ ú ớ. Người địa phương đưa ‘người rừng’ về xóm và báo công an. Ông Ksor Lu có mặt. Ông không cầm được nước mắt khi phát hiện người rừng, chính là con gái mình đã bị lạc cách đây 18 năm. Ông Ksor Lu định ôm con vào lòng, nhưng nó sợ quá, cào rách cả mặt và chỉ chực chạy trốn. Phải vất vả lắm, hai vợ chồng ông Ksor Lu mới làm quen và giữ được cô để cắt tóc, móng tay, móng chân, tắm gội và mặc quần áo. Phải mất một thời gian khá dài để cô được thuần hóa và học nói tiếng người . Con người không được giáo dục, sẽ trở thành con người hoang. Bởi thế, sự kết tụ và sống chung với nhau đã nẩy sinh ra những điều tốt đẹp, gọi là văn hóa. Tiếp theo bước tiến văn minh, mọi dân tộc đã đóng góp vào kho tàng văn hóa của nhân loại, rất nhiều điều hay, lẽ phải, để giúp con người sống tốt và hữu ích cho xã hội. Mỗi thư viện đều có một gia sản tinh thần, gọi là Tủ sách Học Làm Người. Như thế, muốn nên người, phải học làm người. Nếu không được giáo dục và huấn luyện, con người sẽ trở thành nửa người, nửa ngượm, nửa đười ươi. Muốn nên người tốt, chúng ta phải được học, trau đồi trí đức và được huấn luyện. Kinh nghiệm cho thấy những thành quả giáo dục rất tốt của người Nhật Bản. Qua cuộc động đất và sóng thần xảy ra tại Sendai, Japan, vào ngày 11 tháng 3, 2011, trên thế giới, người ta đã đánh giá dân tộc Nhật Bản là một dân tộc có kỷ luật và tự trọng. Quan sát trên màn ảnh truyền hình về những sự cố xảy ra trong những ngày qua, người dân Nhật rất bình tĩnh, can đảm, kiên nhẫn và sức chịu đựng mãnh liệt, bầy tỏ tinh thần kỷ luật rất cao. Cho dù khổ đau, họ luôn nghĩ đến tha nhân. Họ nghĩ đến và giúp đỡ người khác trước các nhu cầu của mình. Họ sống tinh thần cộng đồng chia sẻ. Ai cũng có thể nhận thấy sự kiên cường này. Đó là bản chất của một dân tộc văn minh kỹ thuật. Công việc giáo dục thì rất quan trong. Giáo dục áp dụng cho mọi lứa tuổi. Học làm người, là phải học và chịu sự huấn luyện từng ngày. Hoàng đế Napoléon của Pháp Quốc, khi tiếp kiến các mệnh phụ phu nhân, đã hỏi: “Các bà sinh con, các bà nghĩ phải dạy con khi nào?” Có một bà mau mắn thưa: “Tôi nghĩ phải dạy con từ thuở lên ba”. Napoléon nói: “Không phải.” Một bà khác lên tiếng: “Thưa hoàng đế, người ta nói dậy con khi chúng còn trong lòng mẹ.” Napoléon nói tiếp: “Không phải”. Lúc ấy, các bà không biết trả lời sao. Một bà lên tiếng: “Xin hoàng đế cho biết là phải dậy con khi nào?” Napoléon nói: “Phải dậy con 20 năm trước khi nó sinh ra.” Mọi người ngỡ ngàng. Lúc đó mới thấy Napoleon trả lời thật tuyệt vời. Dậy con 20 năm trước, có nghĩa là dậy cha mẹ nó trước. Cha mẹ tốt thì con cái mới tốt. Cây tốt thì sinh trái tốt. Con người cần phải rèn, phải uốn và phải giáo dục cho nên người. Dạy con, phải dạy ngay tuổi còn thơ. Con người được sinh ra đời, phát triển theo thời gian và phải học làm người, mới trở nên người hữu dụng cho xã hội. Xã hội văn minh cần có học đường để giáo dục con người về mọi ngành nghề. Lễ giáo rất là quan trọng. Cha ông của chúng ta đã tiên liệu dậy rằng: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ nghĩa đi đầu. Người ta thường nói: Lời chào cao hơn mâm cỗ. Lời nói và thái độ xử thế sẽ đi vào lòng người. Cái nết đánh chết cái đẹp. Không phải chỉ các người trẻ, mới cần cái nết. Trong mọi lứa tuổi, cái nết đều là tinh hoa của cuộc sống. Đừng để người đời dè bửu: Già mà không nên nết. Mỗi người có một nhân cách (personality) khác nhau. Chúng ta có nhiều cách diễn tả tâm tình và bộc lộ ước muốn, lời nói. Thái độ (attitude, manner) được tỏ lộ qua diện mạo và cách cư xử. Người ta thường nói đến thái độ trung hậu, hiền hòa, nhũn nhặn, đơn sơ, tự trọng, trầm tĩnh và cảm mến. Đây là những biểu tỏ tích cực, gây nhiều thiện cảm trong cuộc sống. Ngược lại, còn có những thái độ cộc cằn, nóng nảy, hung ác và dữ tợn. Những thái độ này thường gây mất cảm tình và bị người đời xa tránh. Chúng ta có thể tự nhận rằng tính của tôi là thế. Đúng thật, cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Mỗi người một tính khí khác nhau. Người đời có thể nhìn xét con người qua tư cách (aptitude) của họ. Sự biểu tỏ nóng giận với người khác, là trở về với chính bản năng tự nhiên chưa thuần. Người ta thường nói: Một sự nhịn bằng chín sự lành. Nóng giận thì mất khôn. Hành xử khi chúng ta nóng giận, là chúng ta tự tỏ rõ bản chất cộc cằn và thô lỗ của chúng ta. Sự nóng giận bày tỏ qua cử chỉ, lời nói, hành động và tư cách con người của chúng ta. Khi đó, chúng ta tự thua chúng ta trước khi thắng người khác. Thắng mình thì khó hơn thắng vạn quân, là thế. Kìm hãm được cơn giận dữ của mình, chúng ta mới thắng được mình và thắng được người. Chúng ta phải học để tự khắc phục chính mình, vì thường bản năng thú tính vẫn tồn tại trong mỗi người. Cho nên người ta thường nói: Tính nào tật đó, hay ngựa quen lối cũ. Nếu không được thường xuyên nhắc bảo và chỉ dậy, chúng ta sẽ dễ buông xuôi theo cách sống tự nhiên. Người xưa, khi chưa có đủ quần áo và phương tiện dệt vải, nên người ta ở trần. Ngày nay, có quần áo dư giả, gười ta lại thích trở về thời hoang dã, chỉ muốn bớt chút quần, chút áo để hở hang. Hở hang của thời nay là đưa con người ngược dòng trở về với bản năng thú tính của người tiền cổ. Cha ông luôn nhắc nhở con cái cháu chắt hãy ngoan hiền, thành thực và nhu mì. Những lời nhắn nhủ rất tâm tình: Con đừng học thói chua ngoa. Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười. Chúng ta được thừa hưởng kho tàng văn hóa bao la từ nhiều nguồn. Chúng ta học hỏi từ nguồn văn hóa đẹp của dân tộc Việt. Chúng ta lãnh nhận những lời khôn ngoan trong Kinh Thánh. Chúng ta trau dồi những tư tưởng của các danh nhân trên thế giới. Chúng ta nhận lãnh từ sự giáo dục trong gia đình, học đường và xã hội. Tất cả những tinh hoa trí đức của con người sẽ giúp chúng sống nên người hơn. Bổn phận của mỗi người chúng ta là phải thành nhân, thành thánh và thành con của Chúa nữa. Con người cần có giáo dục. Có uốn nắn và có sự dạy dỗ, thì con người mới nên người. Ai cũng phải học. Ông 70 học ông 71. Học ở trường lớp và học ở trường đời. Càng học, chúng ta càng cảm thấy mình còn quá nhiều thiếu sót. [...].. .Nhân cách – Cách sống tốt đẹp của con người Ai đã từng chơi cây cảnh hay kiểng, thì hiểu rất rõ về nghệ thuật uốn cành cây. Muốn uốn cành đẹp, phải uốn khi cành còn non yếu. Người chơi kiểng phải chăm sóc, cắt tỉa và chăm bón từng cành rất cẩn thận. Uốn cảnh là một nghệ thuật. Cây cảnh sẽ phát triển theo ý của người chơi kiểng. Có những cây cảnh quý đáng giá tiền ngàn và cả tiền triệu. Người. .. các thú vật ni trong nhà. Các người chun mơn cịn có khả năng huấn Con người không được giáo dục, sẽ trở thành con người hoang. Bởi thế, sự kết tụ và sống chung với nhau đã nẩy sinh ra những điều tốt đẹp, gọi là văn hóa. Tiếp theo bước tiến văn minh, mọi dân tộc đã đóng góp vào kho tàng văn hóa của nhân loại, rất nhiều điều hay, lẽ phải, để giúp con người sống tốt và hữu ích cho xã hội. Mỗi... rằng dục tốc bất đạt. Thiên Chúa trao ban cho con người có quyền trên tất cả mọi lồi. Con người có quyền thuần hóa (to tame) các con vật để chúng trở nên nhu mì, dễ dậy. Những con ngựa hoang, người ta có thể thuần hóa nên ngựa thuần tính kéo xe hay chạy đua. Người ta có thể huấn luyện chó dữ trở thành những con chó săn tốt. Người ta thuần hóa những con vật hoang dã để giúp vào công việc sản xuất... đều có một gia sản tinh thần, gọi là Tủ sách Học Làm Người. Như thế, muốn nên người, phải học làm người. Nếu không được giáo dục và huấn luyện, con người sẽ trở thành nửa người, nửa ngượm, nửa đười ươi. Muốn nên người tốt, chúng ta phải được học, trau đồi trí đức và được huấn luyện. Kinh nghiệm cho thấy những thành quả giáo dục rất tốt của người Nhật Bản. Qua cuộc động đất và sóng thần xảy ra... của người Nhật Bản. Qua cuộc động đất và sóng thần xảy ra tại Sendai, Japan, vào ngày 11 tháng 3, 2011, trên thế giới, người ta đã đánh giá dân tộc Nhật Bản là một dân tộc có kỷ luật và tự trọng. Quan sát trên màn ảnh truyền hình về những sự cố xảy ra trong những ngày qua, người dân Nhật rất bình tĩnh, can đảm, kiên nhẫn và . đức của con người sẽ giúp chúng sống nên người hơn. Bổn phận của mỗi người chúng ta là phải thành nhân, thành thánh và thành con của Chúa nữa. Con người. Nhân cách – Cách sống tốt đẹp của con người Ai đã từng chơi cây cảnh hay kiểng, thì hiểu rất rõ về nghệ thuật uốn cành cây. Muốn uốn cành đẹp,