KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho mỗi ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cùng với việc đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng thì hoạt động tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro cao nhất. Không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng nhằm hạn chế, ngăn ngừa rủi ro. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăng theo cũng như đời sống của họ luôn được cải thiện. Cùng với đó, sự phát triển nhanh chóng thị trường hàng tiêu dùng của các công ty nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam đã thúc đẩy các công ty Việt Nam năng động hơn trong việc cạnh tranh. Chính điều này tạo nên một thị trường hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhưng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Thu nhập gia tăng đồng hành với thị trường hàng hoá đa dạng thì chắc chắn sẽ tạo nên xu hướng tiêu dùng tăng. Đây là xu hướng chung của các nước đang phát triển trên thế giới. Cho vay tiêu dùng không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà còn hữu dụng đối với người tiêu dùng. Chính vì vậy, khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra chủ trương kích cầu bằng gói sản phẩm cho vay tiêu dùng thông qua các ngân hàng thương mại thì nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người tiêu dùng. Từ đó vấn đề nghiên cứu về rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng nhằm kiểm soát rủi ro thật sự trở thành vấn đề được quan tâm trong hệ thống ngân hàng. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đak tô tỉnh Kon Tum” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. Lợi ích lớn nhất của Ngân hàng điện tử là sự tiện lợi và giảm đến mức tối thiểu chi phí cũng như thời gian thực hiện giao dịch ngân hàng. Với ngân hàng trực tuyến, chưa bao giờ người thực hiện giao dịch ngân hàng có được sự thuận tiện và dễ dàng đến thế: Chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, truy vấn thông tin tài khoản, mua hàng trực tuyến... chỉ trong vòng vài phút từ máy tính hay thiết bị cầm tay có nối mạng, không bị gián đoạn bởi thời gian (247) và giới hạn bởi không gian. Hơn nữa, khách hàng còn nhận được những lợi ích gia tăng như chiết khấu lớn hơn khi mua hàng trực tuyến, đặt dịch vụ khách sạn, du lịch online..Người sử dụng vô cùng phấn khích với xu hướng phát triển Internet Banking ở Việt Nam. Trên thế giới, Thương mại điện tử được coi là một xu hướng tất yếu để phát triển ngân hàng bán lẻ, mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, duy trì và mở rộng khách hàng. Dịch vụ Ngân hàng điện tử tạo ra kênh giao dịch thay thế, giảm chi phí cho ngân hàng cũng như khách hàng, nâng cao hiệu quả quay vòng vốn. Dịch vụ Ngân hàng điện tử được khuyến khích bởi góp phần đáng kể tạo nên nền kinh tế không dùng tiền mặt. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đắk Tô mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử đơn giản như chuyển tiền, thanh toán online. Còn các dịch vụ ở mức cấp cao hơn như liên kết ví điện tử, “Tiết kiệm trực tuyến” và “Tín dụng trực tuyến” cho phép khách hàng chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm, hay đề nghị cho vay và cho vay trực tuyến….chưa được phổ biến rộng rãi. Phần lớn khách hàng biết đến dịch vụ là những người trẻ, Ngân hàng chưa khai thác được hết tiềm năng thị trường tại KonTum, do đó, chưa phát huy hết tính năng của dịch vụ, nhiều khách hàng vẫn chưa đến dịch vụ này của Ngân hàng, có những khách hàng đã biết nhưng không sử dụng là do không tin tưởng được nguồn tài sản của mình được bảo mật, điều này cho thấy Ngân hàng vẫn chưa thật sự nỗ lực trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng, sự tiếp thị, trao đổi để khách hàng hiểu rõ về dịch vụ chưa có chiều sâu. Để từ đó góp phần thúc đẩy thương mại điện tử của Việt Nam phát triển, hạn chế dần việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các phương thức giao dịch hiện đại từ thành quả ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ ngân hàng và hoà mình vào xu thế chung của nền kinh tế thế giới. Tác giả đã đưa ra nhiều biện pháp giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đắk Tô.
Trang 1NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Đà Nẵng – Năm 2016
Trang 2NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNGNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG TÙNG
Đà Nẵng – Năm 2016
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Dung
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 13
MỞ ĐẦU 1
1 T ÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2 M ỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 3 Đ ỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : 2 4 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 6 B Ố CỤC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3 7 T ỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1.1 K HÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 7 B P HÂN LOẠI CHO VAY 7 - C ĂN CỨ VÀO THỜI HẠN CHO VAY 7 - C ĂN CỨ VÀO MỤC ĐÍCH CHO VAY 7 + Đ ỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG : N GUỒN TÀI TRỢ TỪ N GÂN HÀNG CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG QUA CVTD MỚI ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NHỮNG YÊU CẦU TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG M ẶT KHÁC , HÌNH THỨC TÍN DỤNG NÀY CÒN LÀM TĂNG SỰ CẠNH TRANH CỦA CÁC NHÀ SẢN XUẤT VỚI NHAU , LÀM CHO HỌ PHẢI CHÚ TRỌNG HƠN ĐẾN CHỦNG LOẠI HÀNG HOÁ , MẪU MÃ , CHẤT LƯỢNG VÀ CẢ GIÁ CẢ CỦA HÀNG HOÁ 10 1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10 1.2.1 K HÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG 10 1.2.2 Đ ẶC ĐIỂM RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG 11 - Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của NHTM Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được, nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng 12
1.2.3 P HÂN LOẠI RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG 12 b Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 15
c.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng 15
c.2 Đo lường rủi ro tín dụng 16
c.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng 17
c.4 Tài trợ rủi ro tín dụng 18
1.3 KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM 19 1.3.1 K HÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG 19 a Khái niệm 19
Trong thời gian trước đây, có khá nhiều ngân hàng ở Việt Nam vẫn xem nhẹ việc kiểm soát RRTD, xem đây chỉ là hoạt động hỗ trợ trong tổng thể hoạt động của ngân hàng Thực sự đây là một quan điểm sai lầm đã được minh chứng qua cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, khi các NHTM coi nhẹ công tác kiểm soát RRTD sẽ dẫn đến những hậu quả rất lớn 19
Trang 5Hiện nay, công tác kiểm soát RRTD đã được đánh giá là một phần gắn kết với các hoạt động của NHTM khi đặt những kế hoạch, chiến lược kinh doanh hay là các mục tiêu tăng trưởng Bởi NHTM đó cần xác định được những rủi ro của mình, mức giới hạn rủi ro mà bản thân NHTM sẵn sàng chấp nhận, để từ đó đề ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài sản của mình 19 Chính vì vậy, hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của NHTM chính là các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai khi NHTM biết cách cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và an toàn trong hoạt động tín dụng 19 Như vậy, kiểm soát RRTD là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, trung hoà, chuyển giao nhằm giới hạn mức độ thiệt hại tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra 19
b Đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng: 20
- Kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay: Nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng, yêu cầu quan trọng nhất là CBTD cần phải kiểm soát thường xuyên và liên tục trong toàn bộ quá trình vay vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn CBTD nhất thiết phải thực hiện đầy đủ, thường xuyên một cách chặt chẽ các giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay 20 + Kiểm tra, kiểm soát trước khi cho vay: Nắm rõ các thông tin liên quan đến khách hàng tiêu dùng làm
cơ sở cho việc thẩm định và quyết định cho vay 20 + Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay: Giúp cho chi nhánh cho vay đúng đối tượng, kiểm chứng được nhu cầu vay của hộ tiêu dùng Việc kiểm chứng này thực hiện thông qua kiểm tra chứng từ giải ngân 20 + Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Nhằm biết chắc rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đánh giá được hiệu quả thực hiện phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của hộ vay tiêu dùng 20
- Trong kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xem xét lựa chọn mục tiêu kiểm soát rủi ro trong quan
hệ với mục tiêu tăng trưởng cho vay và các mục tiêu khác: trong kiểm soát RRTD ngân hàng cần xem xét đến mục tiêu cụ thể của mình trong từng giai đoạn để đưa ra những chiến lược và chính sách cho vay phù hợp Cần phải xem xét trong từng giai đoạn, nếu ngân hàng đang cần tăng trưởng tín dụng thì cần phải nới lỏng kiểm soát rủi ro để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, ngược lại nếu ngân hàng đang hướng tới mục tiêu nâng cao chất lương tín dụng, giảm thiểu nợ xấu thì cần phải thắt chặt kiểm soát RRTD Nói tóm lại, đây là một bài toán đòi hỏi các ngân hàng phải có sự tính toán cẩn thận, chấp nhận đánh đổi sao cho phù hợp và nằm trong khả năng chịu đựng của ngân hàng 20
So với doanh nghiệp thì việc thu thập thông tin của khách hàng CVTD khó hơn nhiều, khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn thật sự nên dễ phát sinh rủi ro tín dụng trong tương lai 21 Đối tượng của cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình và quy mô món vay thường nhỏ nhưng số lượng món vay lại lớn nên rủi ro trong loại hình cho vay này là rất lớn Bên cạnh đó, vì nguồn thu nhập chính của khách hàng CVTD từ lương nên khả năng phòng ngừa rủi ro khó hơn doanh nghiệp bởi tiềm lực tài chính của đối tượng vay yếu hơn Đồng thời, đặc thù nguồn trả nợ từ lương nên trước những biến động của nền kinh tế, việc làm cũng như nguồn thu nhập bị tác động dẫn đến khả năng trả nợ cũng bị ảnh hưởng 21
1.3.2 Q UAN ĐIỂM VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG 21
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là hoạt động mà ngân hàng đưa ra nhằm phòng ngừa
để giảm thiểu khả năng xuất hiện rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng và đưa ra các biện pháp xử lý giảm tổn thất khi rủi ro tín dụng đã xảy ra trong CVTD Ngân hàng không né tránh rủi ro tín dụng mà hạn chế nó ở mức chấp nhận được và hạn chế nguy cơ xảy ra tổn thất do hoạt động tín dụng tiêu dùng gây ra Nói cách khác, kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là quá trình mà ngân hàng sử dụng tổng hợp những công cụ, biện pháp đa dạng nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng trong CVTD và đạt được mục tiêu giảm tổn thất do hậu quả bất lợi của khoản vay tiêu dùng gây nên mà vẫn bảo đảm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và sinh lời của ngân hàng 21
1.3.3 N ỘI DUNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG 21
Trang 6Xét theo phương thức kiểm soát RRTD, nội dung kiểm soát RRTD được chia thành 5 phương thức như sau: Né tránh rủi ro; Ngăn ngừa rủi ro; Giảm thiểu rủi ro; Chuyển giao rủi ro; Đa dạng hóa danh mục
cho vay 21
1.3.4 M ỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG 24 Để đánh giá kết quả công tác kiểm soát tín dụng trong CVTD, ngân hàng có thể sử dụng một số tiêu chí sau: 24
a Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng 24
Dư nợ xấu CVTD 24
Tỷ lệ nợ xấu = X 100% 24
Tổng dư nợ CVTD 24
Tỉ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ xấu, nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, rủi ro của Ngân hàng lúc này cao Tổng nợ xấu của Ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh… Chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại 24
b Sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ 24
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này 26
c Kiểm soát tỷ lệ trích lập dự phòng 26
Quy định cụ thể về 5 nhóm nợ (gồm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốn và nợ có khả năng mất vốn) và tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mỗi nhóm 26
d Tỷ lệ xoá nợ ròng 26
+ Tỷ lệ xoá nợ ròng 27
Xóa nợ ròng 27
Tỷ lệ xóa nợ ròng = x 100% 27
Tổng dư nợ 27
+ N GUỒN THÔNG TIN DO KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG CUNG CẤP THƯỜNG BẤT ĐỐI XỨNG VỚI THÔNG TIN CỦA NGÂN HÀNG THU THẬP ĐƯỢC 29 CHƯƠNG 2 32
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK ĐAK TÔ32 2.1 TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK ĐAK TÔ 32 2.1.1 L ỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẠI A GRIBANK Đ AK T Ô 32 2.1.2 C Ơ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG TẠI A GRIBANK Đ AK T Ô 34 2.1.3 T ÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI A GRIBANK Đ AK T Ô 34 2.2 T H Ự C TR Ạ NG KIỂM SOÁT R Ủ I RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG C Ủ A A GRIBANK ĐAK TÔ 41 2.2.1 Đ ẶC ĐIỂM CHUNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA A GRIBANK Đ AK T Ô 41 - Khó khăn do cơ chế chính sách của địa phương: Như quy hoạch sản xuất nông, lâm, và quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương không ổn định, chưa mang tính thực tiễn; cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất kinh doanh nhiều nơi còn thấp kém không đáp ứng được yêu cầu Giá cả nông sản hàng hoá không ổn định, thường xuyên biến động điều này làm suy giảm các nguồn thu của khách hàng 41
- Trong cho vay tiêu dùng, khi chạy lương hằng tháng, CB Kế toán vẫn tự động trích tiền gốc và lãi theo thỏa thuận đã ký với khách hàng Tuy nhiên do việc thu nợ hạch toán thủ công, vì vậy nếu Cán bộ thu nợ chưa kịp hạch toán gạch nợ sẽ xảy ra trường hợp khách hàng rút tiền trước khi hạch toán Mặc dù tình trạng này xảy ra trong thời gian đầu là nhiều nhưng đối với một số khách hàng ù lì thì trường hợp này vẫn xảy ra Điều này dẫn đến món vay của khách hàng sẽ bị nhảy lên nhóm 2 41
- Khi CBTD nhập mã tổ vay vốn cho khách hàng để phục vụ cho việc theo dõi và thu nợ hàng tháng, vẫn còn tình trạng CBTD nhập thiếu mã khách hàng vào tổ vay vốn Vì thế dẫn đến tình trạng khi đến kỳ thu nợ, CB Kế toán sẽ thu sót khách hàng đó 42
Trang 7- Việc ký kết thỏa thuận đối với các đơn vị trả lương ngân sách chưa được thực hiện nghiêm túc Khi khách hàng chuyển đơn vị công tác, vẫn còn trường hợp chưa thanh toán hết nợ cho Ngân hàng mà thủ trưởng đơn vị vẫn ký quyết định đồng ý cho Cán bộ thuyên chuyển Vì thế điều này gây khó khan trong việc thu nợ cho Ngân hàng Đặc biệt đối với trường hợp khách hàng ù lì, thiếu thiện chí trả nợ 42
2.2.2 T HỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA A GRIBANK Đ AK T Ô : 42
b.1 Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Agribank Đak Tô giai đoạn 2013 - 2015 46 Mục tiêu của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong giai đoạn này là: 46
- Điều hành tăng trưởng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung gia tăng tín dụng với các khách hàng tốt Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng gắn với kiểm soát rủi ro nằm trong mức an toàn cho phép 46
- Thực hiện thu nợ, giám sát khoản vay, không để phát sinh nợ quá hạn; Kiểm soát chặt chẽ từng khoản vay, không để nợ nhóm 2, nợ xấu phát sinh 46
- Kiểm soát và xử lý cương quyết, kịp thời các khoản nợ xấu khi phát sinh Tích cực thu hồi nợ nhóm 2,
nợ xấu, hạn chế đến mức thấp nhất việc xử lý rủi ro bằng các nguồn trích lập dự phòng, đảm bảo lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh Tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ ngoại bảng còn nợ đọng kéo dài để hoàn thành kế hoạch giao 46
- Trích đúng và trích đủ quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng nhà nước; đảm bảo đủ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp rủi ro tín dụng Nhằm mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo hướng bền vững, giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro, cũng như hạn chế tối đa thiệt hại một khi rủi ro tín dụng xảy ra 46
- Kiểm soát chặt chẽ và triệt để thu lãi treo 47 b.2 Các biện pháp mà Ngân hàng đã triển khai để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 47 b.2.1 Biện pháp né tránh rủi ro 47
* Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro 49
- Đối với các khoản nợ xấu nhưng có khả năng thu hồi: Chi nhánh chỉ đạo cán bộ bám sát đơn vị, thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, xuống cơ sở để thúc giục và quản lý khách hàng Khi xuất hiện khoản thu sẽ tiến hành thu nợ 49
- Đối với các khoản nợ xấu có dấu hiệu khó đòi: Chi nhánh đã trực tiếp cử cán bộ tham gia cùng với lãnh đạo để tìm ra biện pháp giải quyết hàng hóa tồn đọng, các khoản công nợ lâu ngày, tận dụng các nguồn thu khác…để trả nợ ngân hàng 49 Nhận xét: 51
- Nhìn chung chi nhánh đã áp dụng các biện pháp đa dạng hóa danh mục cho vay, tuy nhiên vẫn chủ yếu tập trung vào các danh mục cho vay cơ bản như: mua xe, mua sắm vật dụng gia đình, vay thấu chi… Tại chi nhánh vẫn chưa có hình thức cho vay đồng tài trợ 51
2.2.3 K ẾT QUẢ KIỂM SOÁT RRTD TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI A GRIBANK Đ AK T Ô 51
a Biến động cơ cấu nhóm nợ và mức giảm tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 51 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tại Agribank Đak Tô 2013-2015) 52 Nguyên nhân nợ quá hạn hiện nay của Agribank Đak Tô tồn tại dưới hai dạng, nợ quá hạn do chủ quan của ngân hàng và nợ quá hạn nguyên nhân từ phía khách hàng Xét theo tiêu chí nguyên nhân này thì 100% các khoản nợ quá hạn do từ phía khách hàng Đây là tín hiệu tốt về chất lượng tín dụng hay trình
độ phân tích, thẩm định của cán bộ cho vay ngày càng đươc củng cố và nâng cao 52 Nhóm nợ quá hạn này không phải là nợ xấu và sẽ sớm được chuyển lại nợ trong hạn khi Agribank Đak
Tô nhận được đầy đủ tiền trả nợ 53
b Về tỷ lệ nợ xấu 53 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tại Agribank Đak Tô 2013-2015) 53 Qua số liệu ở Bảng 2.8, cho thấy trong 3 năm 2013-2015, Chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với khách hàng vay tiêu dùng số tiền là 400 triệu đồng 54 ĐVT: Tỷ đồng; % 54 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tại Agribank Đak Tô 2013-2015) 55
Trang 8Đ ỐI VỚI TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI A GRIBANK Đ AK T Ô , MỨC TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RRTD LÀ THẤP DO TỶ LỆ NỢ XẤU CHIẾM TỶ TRỌNG KHÁ THẤP TRONG TỔNG DƯ NỢ , ĐIỀU NÀY CHO THẤY CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CN LÀ HIỆU QUẢ 55 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
a Hạn chế 56 Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh đã bộc lộ những hạn chế sau: 56
- Kết quả tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 đã giảm dần qua các năm nhưng vẫn ở mức cao, đặc biệt là đối với
nợ nhóm 2 56
- Chưa phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp cũng như những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của chi nhánh Chỉ đến khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và các rủi ro khác xảy ra mới bắt đầu truy tìm nguyên nhân và tìm cách khắc phục hậu quả Để đánh giá được các nguy cơ về sai phạm đạo đức nghề nghiệp khi chưa xảy ra hậu quả là công việc rất khó khăn, đòi hỏi phải nắm được các dấu hiệu bất thường của CBTD, dù chỉ là dấu hiệu nhỏ nhất Đồng thời các nguy cơ này cũng khó ngăn chặn vì nhiều nguyên nhân, có thể do nể nang, ngại va chạm…Vì vậy, đòi hỏi lãnh đạo cũng như tất cả cán bộ nhân viên phải nâng cao trách nhiệm, sáng suốt, công minh cũng như không ngừng rèn luyện để nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp 56
- Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH chưa hoàn thiện Bên cạnh đó, việc chấm điểm khách thường chỉ được tiến hành chấm vào thời điểm vay vốn đầu tiên Định kì hàng quý vẫn tiến hành chấm điểm nhưng chủ yếu là đối với những khách hàng có dư nợ cao 56
- Công tác kiểm tra KH trước, trong và sau khi vay cũng như việc giám sát các khoản vay có vấn đề, công tác xử lý nợ khó đòi chưa được quan tâm đúng mức, thường xuyên Việc kiểm tra sau giải ngân của CBTD còn mang nhiều tính đối phó, thực hiện cho đủ thủ tục theo quy định của ngân hàng chứ CBTD vì nhiều lý do khác nhau không báo cáo, đánh giá hết các rủi ro trong giai đoạn này Trong khi
đó, nếu việc kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân được thực hiện nghiêm túc, CBTD có thể nhận thấy được dễ dàng việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không, các nguồn thu của khách hàng ra sao, phát hiện sớm các rủi ro trong việc thực hiện phương án, ngăn chặn kịp thời các hành vi tẩu tán tài sản bảo đảm… qua đó việc thu hồi nợ sẽ thực hiện dễ dàng hơn, đồng thời giúp ngân hàng chắc chắn sẽ có các biện pháp kịp thời để kiểm soát các rủi ro và tổn thất tín dụng trong tương lai 56
- Việc định giá tài sản còn sơ sài, chưa phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp và các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của chi nhánh Những sai sót do định giá tài sản bảo đảm vẫn xảy ra thường xuyên nhưng công tác thẩm định tài sản bảo đảm của chi nhánh vẫn chưa được quan tâm đúng mức Hiện nay, việc quyết định cấp tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào giá trị của tài sản bảo đảm thì việc đánh giá, thẩm định tài sản bảo đảm có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đối với khả năng thu hồi các khoản nợ nếu khách hàng mất khả năng thanh toán Tuy nhiên, hiện nay tại chi nhánh công tác thẩm định giá trị tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập và cần có sự chấn chỉnh kịp thời Việc triển khai biện pháp đảm bảo TS còn nhiều hạn chế, giá của TS đảm bảo chưa đúng với giá thị trường, định kỳ còn chưa kiểm tra, định giá lại TSBĐ để tránh trường hợp mất mát, xuống giá… 57
- Kết quả thẩm định tín dụng chưa phản ánh đúng tình hình khách hàng để có quyết định tín dụng đúng đắn Kết quả thẩm định tín dụng không phản ánh đúng quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và khả năng quản lý tài chính, uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng để làm nền tảng cho một quyết định tín dụng đúng đắn Bước tìm hiểu, khai thác thông tin khách hàng trong quy trình tín dụng có thời gian thực hiện quá ngắn, không đủ thời gian cho bộ phận tín dụng tìm kiếm, phân tích
Trang 9- Công tác thu thập thông tin phòng ngừa RRTD chưa cao 58
- Chất lượng công tác dự báo RRTD chưa tốt 58
- Việc sử dụng các biện pháp chuyển giao rủi ro chỉ mới được thực hiện gần đây thông qua bảo hiểm tiền vay và chưa được áp dụng đầy đủ Bên cạnh đó, mức mua bảo hiểm còn thấp so với khoản vay, thủ tục nhận bảo hiểm khi xảy ra rủi ro còn khó khăn Bên cạnh đó, khi xảy ra rủi ro để khách hàng nhận được số tiền bảo hiểm còn qua nhiều thủ tục rườm rà 58
- Công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn 58
b Nguyên nhân 58
- Nguyên nhân bên ngoài: 58
+ Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn khó khăn, chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới Có nhiều yếu tố biến động phức tạp, tình trạng lạm phát cao, giá cả leo thang, tỷ giá tăng mạnh, giá dầu và giá vàng tăng kéo theo giá cả các mặt hàng khác tăng theo, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản ngưng trệ làm cho nền kinh tế phát triển chậm, tiêu dùng giảm, đời sống khách hàng gặp nhiều khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ ngân hàng trở nên khó khăn hơn 58
+ Môi trường cung cấp thông tin chưa minh bạch: Chưa xây dựng được hệ thống cung cấp thông tin về khách hàng hữu hiệu, các thông tin mà chi nhánh có được từ mối quan hệ quen biết về khách hàng của CBTD Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin tín dụng kịp thời Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Ngân hàng về khách hàng 58
+ Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Chi nhánh hoạt động trong điều kiện hệ thống pháp lý nước ta vừa thiếu ổn định, đôi khi lại không rõ ràng hoặc có luật nhưng chưa có văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện, việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ còn chưa hiệu quả và mất thời gian khá lâu 59
Một số chủ trương chính sách của Nhà nước liên quan đến hệ thống ngân hàng luôn bị thay đổi Môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện và thiếu sự ổn định là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 59
+ Nhiều khách hàng tiêu dùng sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trả nợ Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, do thiếu sự phối hợp nên trong cho vay đời sống, một số giáo viên chưa trả hết nợ cho ngân hàng nhưng vẫn được hiệu trưởng kí giấy đồng ý cho chuyển trường 59
- Nguyên nhân bên trong: 59
+ Xếp hạng tín dụng nội bộ chưa phản ánh đúng tình hình khách hàng 59
Cán bộ tiến hành xếp hạng tín dụng nội bộ là cán bộ tín dụng, là người đề xuất tín dụng nên ý muốn chủ quan bị chi phối trong quá trình chấm điểm 59
Bên cạnh đó, thông tin đầu vào cung cấp dữ liệu cho việc xếp hạng tín dụng nội bộ chưa chính xác, vì vậy không phản ánh đúng tình hình khách hàng dẫn đến phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chưa đúng với tình hình thực tế 59
Chưa xây dựng được hệ thống cung cấp thông tin về khách hàng hữu hiệu, các thông tin mà chi nhánh có được đa phần do khách hàng cung cấp, CBTD phải thu thập thêm thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp người vay do đó phần nhiều còn mang nặng cảm tính của CBTD, thiếu khách quan và tính chính xác không cao 60
+ Nhân sự cho bộ phận tín dụng còn mỏng và thiếu so với yêu cầu thực tế 60
Sự quá tải trong công việc, áp lực chỉ tiêu kế hoạch nên thiếu thời gian ho công tác giám sát nợ vay, làm cho việc phát hiện và xử lý nợ nhóm 2, nợ xấu trở nên thụ động Trung bình mỗi cán bộ tín dụng quản lý dư nợ khoảng 70 tỉ với hơn 400 khách hàng nên không tránh khỏi việc lơ là trong việc quản lí khoản vay 60
Trang 10+ Cán bộ tín dụng còn hạn chế về chuyên môn, chưa được đào tạo bài bản về công tác thẩm định, đôi lúc chủ quan dựa vào TSBĐ mà không thẩm định kỹ về năng lực tài chính và bỏ qua một số quy trình tín dụng Đây cũng là một bất cập trong công tác thẩm định giá trị tài sản bảo đảm, CBTD không được đào tạo về công tác thẩm định giá, trong định giá có nhiều trường hợp không sát với thực tế, có những trường hợp quá cao hoặc quá thấp so với giá thị trường do định giá theo chủ quan và cảm tính của CBTD 60 + Trong việc thực hiện quy trình cho vay báo cáo thẩm định còn mang tính hình thức, đánh giá rủi ro khoản vay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chủ quan của cán bộ tín dụng và tập trung vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, chưa phản ánh đúng tình hình khách hàng để có quyết định tín dụng đúng đắn Bước tìm hiểu, khai thác thông tin của khách hàng trong quy trình tín dụng có thời gian thực hiện quá ngắn, không đủ thời gian cho bộ phận tín dụng tìm kiếm, phân tích và sử dụng trong công tác tín dụng 60 + Công tác giám sát nợ vay chưa được chú trọng thể hiện qua những yếu tố: 60
Sự sao lẵng của CBTD trong việc kiểm tra vốn vay, trong hồ sơ có đầy đủ biên bản kiểm tra vốn vay nhưng thật ra đây chỉ là việc làm mang tính hình thức, đối phó của CBTD, CBTD rất chủ quan, tin tưởng vào uy tín của khách hàng, không kiểm tra tình hình thực tế cũng như mục đích sử dụng vốn nên không giám sát được khách hàng Hằng tháng, vẫn chưa sao kê dư nợ nhằm rà soát các món nợ đến hạn, nợ quá hạn để đôn đốc thu hồi 61 Việc sử dụng vốn sau khi giải ngân của khách hàng phụ thuộc nhiều vào ý thức và trách nhiệm của khách hàng trong việc tiếp tục tuân thủ các điều kiện tín dụng Nếu khách hàng có hành vi sử dụng vốn không đúng múc đích, điều này rất khó khăn cho CBTD trong việc kiểm tra vốn vay 61
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả Nguyên nhân nằm trong kế hoạch chỉ đạo hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ từ cấp trên chưa quyết liệt và nghiêm minh Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ có thực hiện nhưng chưa quyết liệt và triệt để, chưa phản ánh hết thực trạng hoạt động của chi nhánh 61
- Do áp lực đòi hỏi phát triển kinh doanh nên đối với các khoản vay còn có nhiều rủi ro 61
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU
3.1 ĐỊ NH HU Ớ NG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG C Ủ A
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
3.2.1 N HÓM GIẢI PHÁP NÉ TRÁNH RỦI RO TÍN DỤNG 65
Bất kỳ hoạt động quản lý nào ngày nay cũng cần có sự hỗ trợ của công nghệ, kiểm soát rủi ro tín dụng cũng vậy Nếu NH đầu tư hơn vào việc xây dựng các phần mềm, công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác kiểm soát RRTD thì hiệu quả đạt được sẽ tăng lên 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79
Trong chương này tác giả cũng nêu lên một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, Hội sở Agribank Kon Tum để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của NHTM, tạo điều kiện để Agribank Đak Tô nói riêng nâng cao chất lượng kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng, góp phần vào hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của Agribank Đak Tô và của hệ thống Ngân hàng 79
KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 12Kon Tum Chi nhánh tỉnh Kon Tum
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
Trang 13bảng Tên bảng Trang
1.1 Những hạng mục và điểm số tín dụng trong tín dụng tiêu
1.2 Khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số 25
1.3 Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor 26 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Agribank Đak Tô 44 2.2 Tình hình huy động vốn tại Agribank Đak Tô 45 2.3 Tình hình cho vay tại Agribank Đak Tô 47 2.4 Kết quả kinh doanh tại Agribank Đak Tô 49 2.5 Phân loại nợ theo quyết định 493 của NHNN VN 50 2.6 Phân nhóm nợ trong cho vay tiêu dùng 61 2.7 Tỷ lệ nợ xấu tín dụng tiêu dùng của Agribank Đak Tô 63 2.8 Tỷ lệ trích lập dự phòng tín dụng tiêu dùng của Agribank Đak
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, đem lại lợi nhuận chủ yếu chomỗi ngân hàng thương mại Tuy nhiên, cùng với việc đem lại lợi nhuận đáng
kể cho ngân hàng thì hoạt động tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro cao nhất.Không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biệnpháp để hạn chế rủi ro tín dụng nhằm hạn chế, ngăn ngừa rủi ro
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăngtheo cũng như đời sống của họ luôn được cải thiện Cùng với đó, sự phát triểnnhanh chóng thị trường hàng tiêu dùng của các công ty nước ngoài đầu tư sảnxuất tại Việt Nam đã thúc đẩy các công ty Việt Nam năng động hơn trong việccạnh tranh Chính điều này tạo nên một thị trường hàng tiêu dùng phong phú,
đa dạng nhưng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao Thu nhập gia tăng đồnghành với thị trường hàng hoá đa dạng thì chắc chắn sẽ tạo nên xu hướng tiêudùng tăng Đây là xu hướng chung của các nước đang phát triển trên thế giới.Cho vay tiêu dùng không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà cònhữu dụng đối với người tiêu dùng Chính vì vậy, khi Ngân hàng Nhà nước đưa
ra chủ trương kích cầu bằng gói sản phẩm cho vay tiêu dùng thông qua cácngân hàng thương mại thì nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người tiêudùng Từ đó vấn đề nghiên cứu về rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùngnhằm kiểm soát rủi ro thật sự trở thành vấn đề được quan tâm trong hệ thốngngân hàng
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Kiểm soát
rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đak tô tỉnh Kon Tum” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình
Trang 152 Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kiểm soát rủi ro tín dụng trongcho vay tiêu dùng
- Đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vaytiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Đak tô tỉnh Kon Tum
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi rotín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn huyện Đak tô tỉnh Kon Tum
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu: Là lý luận và thực tiễn công tác kiểm soát rủi
ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn huyện Đak tô tỉnh Kon Tum
* Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêudùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyệnĐak tô tỉnh Kon Tum – một nội dung của công tác quản trị rủi ro nhằm phòngngừa và xử lý có hiệu quả, hạn chế tổn thất của Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn huyện Đak tô tỉnh Kon Tum
Về không gian: chỉ nghiên cứu phạm vi tại Chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn huyện Đak tô tỉnh Kon Tum
Về thời gian: giai đoạn 2013 – 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thực tế về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vaytiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Đak tô tỉnh Kon Tum; đánh giá những thành công, hạn chế cùngnguyên nhân; từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu
Trang 16quả công tác này tại chi nhánh
Trong luận văn, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: diễn dịch,quy nạp những cơ sở lý luận và thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích số liệuthực tế để đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùngtại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đak tôtỉnh Kon Tum
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần nghiên cứu những lý luận cơ bản về kiểm soát rủi ro tín dụngtrong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Sử dụng phương phápluận để phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tronghoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn huyện Đak tô tỉnh Kon Tum, từ đó đề xuất một số giải phápphòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng nhằm kiểm soátrủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Đak tô tỉnh Kon Tum
6 Bố cục của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêudùng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùngtại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đak tô
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụngtrong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn huyện Đak tô
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu thực tiễn liên quan đến đềtài kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương
Trang 17mại, hiện nay cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu lĩnh vực này và những đềtài nghiên cứu tương tự Cụ thể các công trình đã nghiên cứu về quản trị rủi rotín dụng gồm:
Luận văn thạc sĩ “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Liên Chiểu, Tp Đà nẵng ” của Phạm Thị Thu Vân năm 2014 tại Đại học kinh
tế Đà Nẵng Luận văn đã trình bày khá đầy đủ và rõ ràng những nội dung cơbản của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Bêncạnh đó, luận văn cũng phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằmtăng cường hiệu quả của công tác kiểm soát rủi ro phù hợp với tình hình tạiđơn vị Tuy nhiên tác giả đưa vào luận văn nhiều nội dung không cần thiếtdẫn đến trùng lắp, trong phần nội dung của công tác kiểm soát rủi ro tín dụngchưa có phân nhóm rõ ràng
Luận văn thạc sĩ “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ngũ Hành Sơn” của Hồ Kiều Thúy Vy - năm 2015 tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Trong luận văn cũng đã làm rõ những đặc điểm và nội dung của công táckiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Luận văn đã tập trungđánh giá thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh, từ đó đưa ranhững giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụngtrong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh
Luận văn thạc sĩ của Đỗ Vinh Hân: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum” năm
2012 tại Đại học kinh tế Đà Nẵng Nội dung chính của đề tài là khái quát vềnhững vấn đề cơ sở lý luận rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, phântích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đồng thời tác giả củaluận văn nói trên đã đưa ra một số giải pháp về công tác quản trị rủi ro tín
Trang 18dụng Mặt được của đề tài là đã nêu ra các nội dung quy trình trong công tácquản trị rủi ro tín dụng, đề tài đã đề cập khá rộng về vấn đề nhận diện nhữngrủi ro cũng như chính sách quản trị rủi ro và tài trợ rủi ro Tuy nhiên, đề tàitrong nội dung công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa đưa ra những phươngpháp cụ thể để đo lượng những rủi ro đây là hạn chế lớn nhất của đề tài, đolường rủi ro của đề tài mang tính chất định tính, chưa có phương pháp địnhlượng cụ thể, chưa khoa học, chưa đi sâu cách thức xác định mức độ rủi ro tíndụng trong nội dụng đo lường rủi ro tín dụng; nội dung tài trợ rủi ro của đề tàichỉ đề cấp đến khía cạnh xử lý nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro thông qua phânloại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, chưa đề cấp đến các công cụ, biện phápkhác như tăng cường công tác xử lý nợ xấu, sử dụng công cụ bảo hiểm để bùdắp phần tổn thất rủi ro có thể xảy ra Mặc dù vậy, đề tài đã giúp tác giả hiểu
rõ hơn về các công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Kon Tum trongbối cảnh hiện nay
Luận văn thạc sĩ “ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại
ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn”
của Nguyễn Thị Minh Trang năm 2015 tại Đại học kinh tế Đà Nẵng Nội dungchính của đề tài là khái quát về những vấn đề cơ sở lý luận hạn chế rủi ro tíndụng trong cho vay tiêu dùng, phân tích đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tíndụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh đồng thời tác giả của luận vănnói trên đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay tiêudùng
Luận văn thạc sĩ “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đà Nẵng” của Nguyễn
Trường An năm 2014 tại Đại học kinh tế Đà nẵng Luận văn đã hệ thống hóa
cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM.Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân
Trang 19hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng Bên cạnh đó cũng đề xuất các giải phápnhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ÁChâu – CN Đà Nẵng.
Luận văn thạc sĩ “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Đà Nẵng” của Nguyễn Thị
Hằng Nga - năm 2015 tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng Các nội dung trình bàytrong luận văn khá logic, phần phân tích thực trạng công tác kiểm soát rủi rotín dụng khá cụ thể Bên cạnh đó, phần giải pháp cũng gắn với tình hình thực
tế của chi nhánh, khắc phục được những hạn chế trong phần thực trạng kiểmsoát rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh
Luận văn thạc sĩ “ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh
doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Eakpam Đak Lak ” của Nguyễn Tuấn Anh năm 2015 tại Đại học kinh tế Đà Nẵng.
Luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sơ lý luận về kiểm soát rủi ro trongcho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại Đánh giá thực trạng kiểmsoát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh, từ đó đưa ranhũng giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại chi nhánh
Qua tham khảo một số đề tài đã giúp tác giả hiểu rõ hơn về công táckiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong bối cảnh hiện nay
Tác giả, trong quá trình nghiên cứu đã thống kê được số liệu liên quanđến hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh, kết hợp cơ sở lý luận và thựctrạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh từ đó tác giả xác định củanhững tồn tại và mặt chưa làm được, xác định nguyên nhân của những hạnchế, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn
Trang 201.1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của NHTM
a Khái niệm hoạt động cho vay
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc camkết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác địnhtrong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cảgốc và lãi
b Phân loại cho vay
- Căn cứ vào thời hạn cho vay
+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm Mụcđích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sảnlưu động
+ Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm Mụcđích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản
cố định
+ Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đíchcủa loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào các dự án đầutư
- Căn cứ vào mục đích cho vay
+ Cho vay đầu tư dự án
+ Cho vay vốn lưu động
+ Cho vay tiêu dùng
Trang 21+ Cho vay đầu tư bất động sản
+ Cho vay đầu tư chứng khoán
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…
- Căn cứ vào bảo đảm của tín dụng:
+ Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp,cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng vay vốn để quyết định cho vay
+ Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm chotiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba
- Căn cứ vào phương thức cho vay:
+ Cho vay theo hạn mức: ngân hàng và khách hàng xác định và thỏathuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầuvay vốn thường xuyên
+ Cho vay từng lần: đặc điểm của phương thức cho vay từng lần là mỗilần vay vốn khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và
ký hợp đồng tín dụng
1.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM
a Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêucủa người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là một nguồn tàichính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng giađình và xe cộ Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và dulịch cũng có thể được tài trợ bởi CVTD
b Phân loại cho vay tiêu dùng
b1 Căn cứ vào mục đích vay gồm:
- Cho vay tiêu dùng bất động sản
Trang 22- Cho vay tiêu dùng thông thường
b2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả gồm:
- Cho vay tiêu dùng trả góp
- Cho vay tiêu dùng trả một lần
b3 Căn cứ vào phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn gồm:
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp
b4 Căn cứ vào phương thức bảo đảm tiền vay gồm:
- Cho vay cầm cố
- Cho vay thế chấp lương
- Cho vay có tài sản đảm bảo hình thành từ tiền vay
c Đặc điểm và vai trò của cho vay tiêu dùng
- Đặc điểm:
+ Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ của nền kinh tế cao + Quy mô cho vay tiêu dùng nhỏ nhưng số lượng món vay thì rất lớn + Cho vay tiêu dùng ít nhạy cảm với lãi suất
+ Chất lượng thông tin khách hàng cung cấp không cao
+ Nguồn trả nợ không ổn định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố
+ Rủi ro trong cho vay tiêu dùng thường cao
+ Lãi suất của khoản cho vay tiêu dùng cao
- Vai trò
+ Đối với ngân hàng: CVTD giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với
khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi hay các sảnphẩm đi kèm khác cho ngân hàng Mở rộng CVTD tạo điều kiện cho ngânhàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh từ đó làm tăng lợi nhuận và phân tánrủi ro cho ngân hàng CVTD cũng giúp cho đội ngũ nhân viên Ngân hàng
Trang 23hoàn thiện kiến thức nghiệp vụ, và kỹ năng giao tiếp với khách hàng từ đó cóthể làm tăng uy tín và hình ảnh của ngân hàng
+ Đối với người tiêu dùng: Nguồn tài trợ từ Ngân hàng cho người tiêudùng thông qua CVTD mới đáp ứng được những yêu cầu tiêu dùng của ngườitiêu dùng Mặt khác, hình thức tín dụng này còn làm tăng sự cạnh tranh củacác nhà sản xuất với nhau, làm cho họ phải chú trọng hơn đến chủng loạihàng hoá, mẫu mã, chất lượng và cả giá cả của hàng hoá
+ Đối với nền kinh tế: Bằng cách hỗ trợ người tiêu dùng chi tiêu hiệntại nhưng chi trả trong tương lai, CVTD đã “kích cầu”, làm gia tăng nhu cầu
về hàng hoá dịch vụ trong dân cư Để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng ngàymột tăng lên, các nhà máy mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng vềmẫu mã và chủng loại CVTD góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển hànghoá, dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đời sống ngườidân được cải thiện, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm và bản chất rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng củangân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặctrả nợ không đúng hạn cho ngân hàng
Căn cứ vào Khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, theo Quyết định số NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN thì: “Rủi ro tín dụng tronghoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất tronghoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, do khách hàng không thực hiệnhoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
493/2005/QĐ-Vì các tổn thất thực tế do hậu quả của rủi ro tín dụng không chỉ là sự
Trang 24giảm sút trong lợi nhuận và giá trị sổ sách mà cả sự giảm sút trong giá trị thịtrường của các tài sản đầu tư trong danh mục cấp tín dụng nên Rủi ro tín dụngcòn được định nghĩa là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá củavốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.
Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng có thểxuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà kháchhàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụnghĩa trả nợ khi đến hạn Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công
cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanhtoán của ngân hàng Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi rosai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngânhàng
1.2.2 Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặcđiểm của rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích Rủi ro tín dụng trong chovay tiêu dùng có những đặc điểm cơ bản sau:
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rủi ro tín dụng xảy ra sau khingân hàng giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của kháchhàng Do tình trạng thông tin bất cân xứng nên thông thường ngân hàng ở vàothế bị động, ngân hàng thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin khôngchính xác về những khó khăn, thất bại của khách hàng và do đó thường cónhững ứng phó chậm trễ
- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểuhiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tíndụng do đặc trưng NH là NH trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ Do đókhi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro,xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có
Trang 25biện pháp phòng ngừa phù hợp.
- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liềnvới hoạt động tín dụng của NHTM Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạtđộng ngân hàng Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựatrên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợiích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mứcrủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được, nằm trong phạm
vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng
1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích,yêu cầu nghiên cứu Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tíndụng thành các loại khác nhau Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi
ro tín dụng được phân chia thành các loại sau đây:
a Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt chovay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi rođảm bảo và rủi ro nghiệp vụ:
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến đánh giá và phân tích tín
dụng khi NH lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết địnhcho vay
+ Rủi ro đảm bảo: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề
Trang 26- Rủi ro danh mục: là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn
chế trong quản lý danh mục cho vay của NH, được phân thành rủi ro nội tại
và rủi ro tập trung
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng bên trong của
mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểmhoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng vay
+ Rủi ro tập trung: là trường hợp NH tập trung cho vay quá nhiều đối
với một số khách hàng, cho vay quá nhiều khách hàng hoạt động trong cùngmột ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định,
b Căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro
- Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiêntai, địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến kháclàm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độchính sách
- Rủi ro chủ quan: do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay vàngười cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý dochủ quan khác
c Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tíndụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợvay Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi đượcvốn vay
- Rủi ro do không có khả năng trả nợ: Là rủi ro xảy ra trong trường hợpkhách hàng đi vay mất khả năng chi trả, ngân hàng phải thanh lý TSĐB củakhách hàng để thu nợ
1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Trang 27a Đối với nền kinh tế
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, các nguồn vốn trong xã hội sẽ không thểluân chuyển một cách liên tục dẫn đến giảm khả năng cung cấp vốn cho nềnkinh tế Rủi ro tín dụng càng lớn thì nguồn vốn trong nền kinh tế không đượcphân bổ hợp lý, hiệu quả sử dụng vốn thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển củanền kinh tế nói chung
b Đối với ngân hàng thương mại
- Giảm thu nhập ròng ngân hàng
- Giảm giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu của Ngân hàng
- Gia tăng các loại rủi ro khác đối với Ngân hàng như rủi ro thanhkhoản, rủi ro lãi suất, rủi ro vỡ nợ
- Gia tăng chi phí vay vốn của ngân hàng
- Làm giảm uy tín của ngân hàng
c Đối với khách hàng
Rủi ro tín dụng làm khách hàng vay mất uy tín dẫn đến mất nguồn tàitrợ các ngân hàng, thiếu vốn các doanh nghiệp phải chấp nhận để các cơ hộikinh doanh bị trôi qua Bên cạnh đó khách hàng phải đối mặt với nguy cơ phásản, giải thể vì các khoản tài sản bảo đảm có thể bị tịch thu hoặc phát mãi
1.2.5 Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
a Khái niệm và mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng
* Khái niệm:
Là quá trình quản trị có hệ thống với bốn hoạt động cơ bản: nhận diệnrủi ro; đo lường rủi ro; kiểm soát rủi ro; và tài trợ rủi ro Kết quả của mỗikhâu trước sẽ là tiền đề cho các khâu sau
QTRRTD là quá trình ngân hàng hoạch định, tổ chức triển khai thựchiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng nhằm tối đa hóa lợinhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận
Trang 28* Mục tiêu của quản trị rủi ro
Đảm bảo an toàn cho các hoạt động của Ngân hàng, góp phần làm giatăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng nếu quản lý và đánh giátốt rủi ro
b Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Quản trị rủi ro tín dụng không những có vai trò rất quan trọng tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại mà còn quan trọng đối vớinền kinh tế
Công tác quản trị RRTD có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngânhàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung Việc đánh giá, thẩm định
và quản lý tốt các khoản cấp tín dụng sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng màngân hàng sẽ gặp phải, giảm nợ xấu cho ngân hàng
c Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Theo cách tiếp cận của quản trị rủi ro hiện đại, nội dung chính của hoạtđộng quản trị rủi ro gồm có bốn bước là nhận diện rủi ro; đo lường rủi ro;kiểm soát rủi ro; và tài trợ rủi ro
Là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản
lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả vàbền vững, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế nợ xấu, nợ quá hạntrong kinh doanh tín dụng, từ đó làm tăng doanh thu và giảm chi phí nâng caochất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
c.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thốngtrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhận diện rủi ro tín dụng baogồm các công việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tíndụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cảcác rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được
Trang 29những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đềxuất các giải pháp đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng phù hợp
Dấu hiệu rủi ro
Nhóm 1: Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng Nhóm 2: Nhóm dấu hiện liên quan tới quản lý của khách hàng
Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán c.2 Đo lường rủi ro tín dụng
Hiện nay các Ngân hàng thường đánh giá và đo lường rủi ro tín dụngnhằm lượng hóa các rủi ro cũng như biết được xác xuất khi xảy ra rủi ro, mức
độ tổn thất và khả năng chấp nhận được rủi ro của ngân hàng để từ đó đưa rađược các quyết định hợp lý nhất
Đo lường rủi ro tín dụng là xác định mức rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu
về định tính và định lượng, là căn cứ để xác định giới hạn cấp tín dụng tối đacho một khách hàng Đây là việc xây dựng mô hình thích hợp để đo lườngmức độ rủi ro từ phía khách hàng mang lại Từ đó xác định phần trích lập dựphòng rủi ro hợp lý
Các mô hình lượng hóa RRTD
Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s
RRTD hay rủi ro không hoàn được vốn trái phiếu của công ty thườngđược thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu Những đánh giá này được chuẩn
bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody’s và Standard &Poor’s là những dịch vụ tốt nhất
Bảng 1.3 Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor
Trang 30Nguồn Xếp hạng Tình trạng
Standard & Poor
Aaa Chất lượng cao, rủi ro thấp nhất
Aa Chất lượng cao
A Chất lượng trên trung bìnhBaa Chất lượng trung bình
Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ
B Chất lượng dưới trung bìnhCaa Chất lượng kém
Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ
C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấuMoody
AAA Chất lượng cao, rủi ro thấp nhất
AA Chất lượng cao
A Chất lượng trên trung bìnhBBB Chất lượng trung bình
BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ
B Chất lượng dưới trung bìnhCCC Chất lượng kém
CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ
C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu
c.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng là sử dụng các biện pháp, các kỷ thuật, cáccông cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặcgiảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy rađối với ngân hàng
Phòng tránh rủi ro: Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được xác định ngân
hàng có thể phòng tránh rủi ro bằng cách hạn chế cho vay đối với nhữngkhoản cho vay được xác định là mức độ rủi ro cao
Ngăn ngừa rủi ro: Căn cứ mức độ rủi ro đã được xác định ngân hàng có
Trang 31thể khắc phục được rủi ro, có thể phòng ngừa được rủi ro thông qua việc thẩmđịnh cho vay, giám sát và kiểm soát khoản cho vay một cách chặt chẽ.
Giảm thiểu rủi ro: Thực thi các biện pháp để giảm thiểu khả năng xảy
ra rủi ro hoặc giảm thiểu những tác động và chi phí khắc phục rủi ro nếu nóxảy ra Đảm bảo tiền vay là một công cụ quan trọng để giảm thiểu rủi ro nếutrong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi, ngân hàng
có thể bán tài sản bảo đảm để bù lại tổn thất của mình do món vay gây nên
Phân tán rủi ro: Nhằm tránh những tổn thất ngoài tầm kiểm soát ngân
hàng không tập trung cho vay vào một khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế córủi ro cao Để phân tán rủi ro cho vay, ngân hàng thường sử dụng các biệnpháp: đa dạng hóa dư nợ cho vay theo khách hàng, ngành nghề, các loại hìnhcho vay
c.4 Tài trợ rủi ro tín dụng
Tài trợ rủi ro tín dụng là để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra,làm lành mạnh hóa tài chính ngân hàng, chứ không phải là xóa hoàn toàn nợvay cho khách hàng Cũng như đối với các loại rủi ro khác, kỹ thuật tài trợ rủi
ro tín dụng bao gồm các phương án: tự khắc phục; chuyển giao rủi ro; trung
hòa rủi ro.
* Trích lập quỹ dự phòng rủi ro:
Đây là phương pháp mà Ngân hàng thương mại bị rủi ro cho vay tựmình phán đoán các biện pháp Nguồn phần bù đắp rủi ro cho vay là nguồnvốn tự có của ngân hàng và thu nhập ngân hàng Định kỳ hàng quý Ngânhàng thương mại thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Dự phòng rủi rotín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thểxảy ra
* Bảo hiểm rủi ro tín dụng
Ngân hàng thương mại yêu cầu doanh nghiệp phải có một khoản chi
Trang 32phí phụ thêm cho việc mua bảo hiểm nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp trongtrường hợp phá sản Khi rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho doanh nghiệp, Ngânhàng vẫn thu được nợ từ tiền của các công ty bảo hiểm.
Ngoài ra Ngân hàng thương mại còn thể áp dụng một số phương phápkhác như là thanh lý tài sản bảo đảm cũng được xem là nguồn thu để ngânhàng giảm bớt gánh nặng về mặt tài chính
1.3 KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM
1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
a Khái niệm
Trong thời gian trước đây, có khá nhiều ngân hàng ở Việt Nam vẫn xemnhẹ việc kiểm soát RRTD, xem đây chỉ là hoạt động hỗ trợ trong tổng thể hoạtđộng của ngân hàng Thực sự đây là một quan điểm sai lầm đã được minhchứng qua cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, khi các NHTM coi nhẹ côngtác kiểm soát RRTD sẽ dẫn đến những hậu quả rất lớn
Hiện nay, công tác kiểm soát RRTD đã được đánh giá là một phần gắn kếtvới các hoạt động của NHTM khi đặt những kế hoạch, chiến lược kinh doanhhay là các mục tiêu tăng trưởng Bởi NHTM đó cần xác định được những rủi rocủa mình, mức giới hạn rủi ro mà bản thân NHTM sẵn sàng chấp nhận, để từ đó
đề ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài sản của mình
Chính vì vậy, hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng củaNHTM chính là các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những tổn thất có thểxảy ra trong tương lai khi NHTM biết cách cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận
và an toàn trong hoạt động tín dụng
Như vậy, kiểm soát RRTD là quá trình ngân hàng vận dụng các biệnpháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn
Trang 33ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, trung hoà, chuyển giao nhằm giới hạnmức độ thiệt hại tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra
b Đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng:
- Kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện thường xuyên và xuyên suốttrước, trong và sau khi cho vay: Nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro tín dụngtrong cho vay tiêu dùng, yêu cầu quan trọng nhất là CBTD cần phải kiểm soátthường xuyên và liên tục trong toàn bộ quá trình vay vốn của khách hàngnhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn CBTD nhất thiết phải thực hiện đầy đủ,thường xuyên một cách chặt chẽ các giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay
+ Kiểm tra, kiểm soát trước khi cho vay: Nắm rõ các thông tin liênquan đến khách hàng tiêu dùng làm cơ sở cho việc thẩm định và quyết địnhcho vay
+ Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay: Giúp cho chi nhánh cho vayđúng đối tượng, kiểm chứng được nhu cầu vay của hộ tiêu dùng Việc kiểmchứng này thực hiện thông qua kiểm tra chứng từ giải ngân
+ Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Nhằm biết chắc rằng vốn vayđược sử dụng đúng mục đích và đánh giá được hiệu quả thực hiện phương ánkinh doanh, khả năng trả nợ của hộ vay tiêu dùng
- Trong kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xem xét lựa chọn mụctiêu kiểm soát rủi ro trong quan hệ với mục tiêu tăng trưởng cho vay và cácmục tiêu khác: trong kiểm soát RRTD ngân hàng cần xem xét đến mục tiêu cụthể của mình trong từng giai đoạn để đưa ra những chiến lược và chính sáchcho vay phù hợp Cần phải xem xét trong từng giai đoạn, nếu ngân hàng đangcần tăng trưởng tín dụng thì cần phải nới lỏng kiểm soát rủi ro để phục vụ chomục tiêu tăng trưởng, ngược lại nếu ngân hàng đang hướng tới mục tiêu nângcao chất lương tín dụng, giảm thiểu nợ xấu thì cần phải thắt chặt kiểm soátRRTD Nói tóm lại, đây là một bài toán đòi hỏi các ngân hàng phải có sự tính
Trang 34toán cẩn thận, chấp nhận đánh đổi sao cho phù hợp và nằm trong khả năngchịu đựng của ngân hàng.
So với doanh nghiệp thì việc thu thập thông tin của khách hàng CVTDkhó hơn nhiều, khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn thật sự nên dễ phát sinhrủi ro tín dụng trong tương lai
Đối tượng của cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình và quy mômón vay thường nhỏ nhưng số lượng món vay lại lớn nên rủi ro trong loạihình cho vay này là rất lớn Bên cạnh đó, vì nguồn thu nhập chính của kháchhàng CVTD từ lương nên khả năng phòng ngừa rủi ro khó hơn doanh nghiệpbởi tiềm lực tài chính của đối tượng vay yếu hơn Đồng thời, đặc thù nguồntrả nợ từ lương nên trước những biến động của nền kinh tế, việc làm cũng nhưnguồn thu nhập bị tác động dẫn đến khả năng trả nợ cũng bị ảnh hưởng
1.3.2 Quan điểm về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là hoạt động mà ngânhàng đưa ra nhằm phòng ngừa để giảm thiểu khả năng xuất hiện rủi ro tíndụng trong cho vay tiêu dùng và đưa ra các biện pháp xử lý giảm tổn thất khirủi ro tín dụng đã xảy ra trong CVTD Ngân hàng không né tránh rủi ro tíndụng mà hạn chế nó ở mức chấp nhận được và hạn chế nguy cơ xảy ra tổnthất do hoạt động tín dụng tiêu dùng gây ra Nói cách khác, kiểm soát rủi rotín dụng trong cho vay tiêu dùng là quá trình mà ngân hàng sử dụng tổng hợpnhững công cụ, biện pháp đa dạng nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng trongCVTD và đạt được mục tiêu giảm tổn thất do hậu quả bất lợi của khoản vaytiêu dùng gây nên mà vẫn bảo đảm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và sinhlời của ngân hàng
1.3.3 Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Xét theo phương thức kiểm soát RRTD, nội dung kiểm soát RRTD
Trang 35được chia thành 5 phương thức như sau: Né tránh rủi ro; Ngăn ngừa rủi ro;Giảm thiểu rủi ro; Chuyển giao rủi ro; Đa dạng hóa danh mục cho vay.
a Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM
Né tránh RRTD là né tránh những hoạt động làm phát sinh tổn thất dokhách hàng vay vốn không trả nợ đúng hạn như đã cam kết
- Từ chối cho vay: Dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối vớikhách hàng, NHTM sẽ từ chối cho vay đối với các khách hàng không đủ điềukiện vay vốn, không đáp ứng được các tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng
b Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM
Ngăn ngừa RRTD là việc các NHTM thực hiện các hoạt động nhằmngăn cản khả năng xảy ra RRTD trong cho vay tiêu dùng nhằm giảm thiểu tổnthất cho NH
- Thẩm định khoản vay đúng theo quy trình và thực thi quy trình chovay chặt chẽ, thường xuyên thực hiện kiểm tra trước, trong và sau cho vay:Xây dựng quy trình cho vay tương ứng mức rủi ro tín dụng, thực hiện giámsát chặt chẽ và thường xuyên quá trình vay vốn của khách hàng Tăng cườngkiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng tiêu dùng
- Áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng: ngânhàng phải soạn thảo hợp đồng tín dụng một cách cẩn trọng, đảm bảo các điềukiện pháp lý chặt chẽ, thuận lợi cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ
c Giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM.
Giảm thiểu RRTD là việc chủ động giảm mức độ thiệt hại cũng nhưtổn thất do rủi ro mang lại nếu như rủi ro xảy ra
- Định giá các khoản vay có phần bù rủi ro: Phần bù rủi ro được ápdụng tùy theo mức độ rủi ro mà khách hàng đạt được theo hệ thống chấmđiểm xếp hạng tín dụng của NH Lãi suất cho vay theo mức rủi ro tín dụngnhằm giúp cho NH bù rủi ro tín dụng và tạo động lực cho khách hàng vay vốn
Trang 36luôn phấn đầu nâng cao năng lực tài chính, trình độ quản lý để được NHTMnâng hạng tín dụng.
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay: Đối với tài sản đảm bảotiền vay cần được định giá đúng giá thị trường; chọn lọc tài sản đảm bảo phải
có tính thanh khoản; định kỳ NHTM phải kiểm tra, định giá lại TSĐB đểtránh trường hợp mất mát, xuống giá…
- Xác định hạn mức và các điều kiện cho vay phù hợp với từng kháchhàng
- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: trên cơ sở đánh giá lại hoạtđộng kinh doanh, dòng tiền và khả năng trả nợ của khách hàng, nếu xét thấychưa phù hợp với thời hạn và kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận thì NHTM có thểgia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho phù hợp với điều kiện thực tế của kháchhàng, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ đúng hạn
- Trích lập dự phòng rủi ro: Đây là hình thức được xem là tự bảo hiểmrủi ro của NHTM
d Chuyển giao rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM.
Chuyển giao rủi ro là chuyển giao tài sản và hoạt động có rủi ro đếnmột người hoặc một nhóm người khác
- Mua bảo hiểm tín dụng: Là một biện pháp góp phần chuyển giao rủi
ro cho công ty bảo hiểm Các NHTM thưởng yêu cầu hoặc khuyến khích cáckhách hàng mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sảnđảm bảo vốn vay
- Bán nợ: Trong quá trình giám sát khoản vay, NHTM thấy khoản vay
đã giải ngân có dấu hiệu RRTD và được đánh giá có khả năng xảy ra tổn thất,hoặc khoản vay đó làm cho danh mục cho vay của NH rủi ro hơn, thì NHTM
sẽ tiến hành bán nợ
e Đa dạng hóa danh mục trong cho vay tiêu dùng của NHTM.
Trang 37Đa dạng hóa danh mục tín dụng cho vay nói chung và danh mục tíndụng cho vay têu dùng nói riêng nhằm hạn chế rủi ro đặc thù, rủi ro dao độngphụ thuộc vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực Vì vậy để hạn chế rủi ro,NHTM cần chủ động cho vay theo nguyên tắc sau:
- Cho vay với nhiều loại sản phẩm tiêu dùng khác nhau, không tậptrung cho vay quá nhiều vào các khách hàng có mục đích tiêu dùng giốngnhau nhằm phân tán rủi ro
- Thực hiện cho vay đồng tài trợ: Cho vay đồng tài trợ là hình thức cácNHTM cùng cho vay một dự án, cùng chia sẻ rủi ro tín dụng trong cho vaytiêu dùng đối với những dự án có quy mô lớn
1.3.4 Một số tiêu chí đánh giá kết quả của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Để đánh giá kết quả công tác kiểm soát tín dụng trong CVTD, ngânhàng có thể sử dụng một số tiêu chí sau:
a Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng
Dư nợ xấu CVTD
Tỷ lệ nợ xấu = X 100%
Tổng dư nợ CVTD
Tỉ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng
nợ xấu, nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, rủi ro của Ngânhàng lúc này cao Tổng nợ xấu của Ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợkhoanh… Chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượngtín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng củangân hàng trong khâu cho vay Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tíndụng của ngân hàng càng kém và ngược lại
b Sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ
Theo Quyết định Số: 22/VBHN-NHNN của NHNN Việt Nam về “ Banhành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi rotín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” ngày 04/06/2015
Trang 38quy định thì dư nợ cho vay của các TCTD được chia thành 5 nhóm như sau:
* Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năngthu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là
có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãiđúng thời hạn còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2Điều này
* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng làdoanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng
về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lầnđầu);
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3Điều này
* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điềuchỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm bKhoản này;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3Điều này
* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Trang 39- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3Điều này
* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trởlên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa
bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:
Trang 401.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG
Công tác kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởirất nhiều nhân tố khác nhau, theo đó có thể phân chia các nhân tố này thànhhai loại nhân tố chính như sau:
1.4.1 Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng
- Chính sách tín dụng nói chung và chính sách cho vay tiêu dùng nóiriêng: Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của NHTM về hoạt độngtín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ NHTMtrong việc cấp tín dụng cho khách hàng thông qua các nội dung cụ thể vềnguyên tắc cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, mức bảođảm cho mỗi khoản tín dụng Bên cạnh đó, NHTM căn cứ vào chính sách tíndụng đã định, đưa ra chính sách cho vay đối với hộ vay tiêu dùng tuỳ theo đặc