1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VẬT LÝ 8-NHIỆT NĂNG

1 529 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 22 KB

Nội dung

Bài 21. NHIỆT NĂNG A. CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 2. Nhiệt năng của một vật có thể biến đổi bằng hai cách: thực hiện công lên vật hoặc truyền nhiệt cho vật. 3. Nhiệt lượng là độ đo phần nhiệt năngvật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt cho vật Đơn vò của nhiệt năng và nhiệt lượng đều là jun (J) B. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP 21.1. Vì sao cọ sát hai vật vào nhau, hai vật sẽ nóng lên? 21.2. Khi nói: “Mọi vật đều có nhiệt năng” là đúng hay sai? Giải thích. 21.3. Vì sao nhiệt năng của một vật có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ của vật? 21.4. Khi xì đầu van xe đạp, lúc bánh xe đạp đang căng, thì đầu van sẽ nóng lên hay lạnh đi? 21.5. Tại sao khi bơm xe đạp đầu van xe lại nóng lên? 21.6. Nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì nhiệt năng của hai vật đó có bằng nhau không? Giải thích C. PHẦN ĐỌC THÊM Năng lượng, công và nhiệt lượng a) Một vật ở một độ cao h sẽ có thế năng là E t = mgh; Tương tự một vật có vận tốc v sẽ có động năng là 2 1 2 đ E mv= ; Và một vật ở nhiệt độ T sẽ có nhiệt năng là U. Thế năng, động năng, nhiệt năng đều là năng lượng của vật. Khi độ cao h, vận tốc v và nhiệt độ T của vật thay đổi thì năng lượng của vật thay đổi. b) Khi một xe hơi tăng tốc từ vận tốc v 1 , ứng với động năng E đ1 lên vận tốc v 2 , ứng với động năng E đ2 thì động cơ của xe đã thực hiện một công A và theo đònh luật bảo toàn năng lượng: A = E đ2 – E đ1 = E đ (1) trong đó E đ là độ tăng động năng của xe. Vậy công A xuất hiện khi năng lượng của vật biến đổi và theo (1) thì công là độ đo mức độ biến đổi năng lượng của vật. c)Khi ta đốt nóng một vật ở nhiệt độ T 1 ứng với nhiệt năng của vật là U 1 lên nhiệt độ T 2 ứng với nhiệt năng U 2 tức là ta đã truyền cho vật một nhiệt lượng Q (làm tăng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật) Theo đònh luật bảo toàn năng lượng thì Q = U 2 – U 1 = U (2) trong đó U là độ tăng nhiệt năng của vật. Vậy nhiệt lượng Q xuất hiện khi nhiệt năng của vật biến đổi và theo (2) thì nhiệt lượng là độ đo mức độ biến đổi nhiệt năng của vật. d)Vậy công và nhiệt lượng chỉ xuất hiện khi có quá trình biến đổi năng lượng của vật, chúng không phải là năng lượng (mặc dù chúng cũng được đo bằng đơn vò jun (J)) e) Việc thực hiện công và truyền nhiệt là hai hình thức truyền năng lượng khác nhau. Thực hiện công là hình thức truyền năng lượng giữa các vật, gắn với sự chuyển dời có hướng của vật (xem mục b) còn truyền nhiệt là hình thức truyền năng lượng thông qua việc làm tăng hoặc giảm chuyển động hỗn độn của các phân tử tạo thành vật (xem mục c). . Bài 21. NHIỆT NĂNG A. CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 2. Nhiệt năng của một vật có thể. thế năng là E t = mgh; Tương tự một vật có vận tốc v sẽ có động năng là 2 1 2 đ E mv= ; Và một vật ở nhiệt độ T sẽ có nhiệt năng là U. Thế năng, động năng,

Ngày đăng: 26/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w