KHẢO SÁT TỶ LỆ TIÊU CHẢY DO ESCHERICHIA COLI TRÊN HEO CON THEO MẸ

47 387 0
KHẢO SÁT TỶ LỆ TIÊU CHẢY DO ESCHERICHIA COLI TRÊN HEO CON THEO MẸ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TỶ LỆ TIÊU CHẢY DO ESCHERICHIA COLI TRÊN HEO CON THEO MẸ Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tấn Lộc Ngành: Thú Y Niên khóa: 20022007 Tháng 112007 i KHẢO SÁT TỶ LỆ TIÊU CHẢY DO ESCHERICHIA COLI TRÊN HEO CON THEO MẸ Tác giả NGUYỄN TẤN LỘC Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN NGỌC HẢI Tháng 11 năm 2007 ii LỜI CẢM ƠN Con xin cảm ơn ba, mẹ đã khuyến khích, động viên và tạo mọi điều kiện cho con được học tập. Cảm ơn gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con vững vàng bước qua mọi khó khăn. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng tất cả quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tại trường. Em xin chân thành cám ơn thầy TS. Nguyễn Ngọc Hải, người đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em. Cám ơn thầy vì những lời động viên, sự lưu tâm nhỏ nhoi, những cử chỉ ân cần và bình dị trong suốt thời gian thực tập đề tài đó là món quà rất quan trọng đối với em. Một lần nữa em xin chân thành gửi đến thầy lòng biết ơn sâu sắc nhất. Xin cảm ơn TS. Lê Anh Phụng và BSTY Nguyễn Thị Kim Loan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn tất khóa luận này Cảm ơn các bạn trong phòng thực tập vi sinh (Vi, Phi, Linh, Hòa, Thái) đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, khuyến khích mình trong thời gian thực tập. Cảm ơn các bạn cùng lớp đã giúp đỡ mình trong lúc gặp khó khăn cũng như trong thời gian học tập tại lớp. Cảm ơn em đã luôn bên anh trong những lúc khó khăn nhất, cảm ơn em vì tất cả những gì em đã làm cho anh. Chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 11 năm 2007 Nguyễn Tấn Lộc iii TÓM TẮT Nguyễn Tấn Lộc, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh “Khảo sát tỷ lệ tiêu chảy do Escherichia coli trên heo con theo mẹ”. Đề tài được tiến hành tại phòng thí nghiệm vi sinh Khoa Chăn nuôi – Thú y từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2007. Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Hải Đối tượng nghiên cứu là vi khuẩn E. coli được phân lập từ phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy. Qua thời gian khảo sát chúng tôi ghi nhận được những kết quả như sau: + Tỷ lệ tiêu chảy do E. coli chiếm 45% (3680 mẫu). + Tất cả 75 chủng E. coli phân lập đều âm tính khi được thử khả năng gây dung huyết. + Các chủng E. coli phân lập được hầu hết đều kháng với các loại kháng sinh: neomycine (100%), colistine (64%), kanamycine (62,66%), gentamycine (61,33%) và cuối cùng là norfloxacine (26,66%). + Tỷ lệ tiêu chảy giữa các trại không có sự khác biệt nhưng tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập được giữa các trại lại khác biệt rất có ý nghĩa (P < 0.05). iv MỤC LỤC Trang Trang tựa........................................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Tóm tắt ........................................................................................................................... iii Mục lục ........................................................................................................................... iv Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. vii Danh sách các bảng…………………………………………………………………..viii Danh sách các hình và sơ đồ .......................................................................................... ix Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1 1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 2 1.2.1 Mục đích .......................................................................................................... 2 1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................ 2 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3 2.1 Giới thiệu sơ lược về vi khuẩn E. coli ....................................................................... 3 2.1.1 Hệ thống phân loại ........................................................................................... 3 2.1.2 Đặc điểm sinh vật học ...................................................................................... 4 2.1.2.1 Đặc điểm hình thái ............................................................................... 4 2.1.2.2 Đặc điểm nuôi cấy ................................................................................ 4 2.1.2.3 Đặc tính sinh hóa .................................................................................. 4 2.1.2.4 Sức đề kháng ........................................................................................ 5 2.1.2.5 Cấu trúc kháng nguyên ......................................................................... 5 2.1.2.6 Độc tố ................................................................................................... 6 2.1.2.7 Sự kết dính ........................................................................................... 7 2.1.2.8 Tính chất gây bệnh của vi khuẩn E. coli .............................................. 8 2.2 Một số đặc điểm của heo con .................................................................................... 8 2.2.1 Sơ lược về sinh lý heo con ............................................................................... 8 2.2.2 Hệ sinh vật đường ruột ở heo con .................................................................... 9 2.3 Nhiễm trùng đường ruột .......................................................................................... 10 2.3.1 Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ở heo con ..................... 10 v 2.3.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy của E. coli .......................................................... 10 2.3.3 Triệu chứng bệnh tích ................................................................................... 11 2.3.3.1 Triệu chứng ........................................................................................ 11 2.3.3.2 Bệnh tích ............................................................................................ 11 2.3.3.3 Chẩn đoán bệnh .................................................................................. 11 2.4 Phòng và trị bệnh ..................................................................................................... 13 2.4.1 Phòng bệnh..................................................................................................... 13 2.4.1.1 Vệ sinh ................................................................................................ 13 2.4.1.2 Miễn dich............................................................................................ 13 2.4.2 Điều trị ........................................................................................................... 13 2.5 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh tiêu chảy do E. coli .................... 14 Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .................................. 16 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện .............................................................................. 16 3.1.1 Thời gian: ....................................................................................................... 16 3.1.2 Địa điểm: ........................................................................................................ 16 3.2 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 16 3.3 Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm................................................................................ 16 3.4 Nội dung .................................................................................................................. 17 3.5 Phương pháp tiến hành ............................................................................................ 17 3.5.1 Quy trình phân lập và giám định vi khuẩn E. coli ......................................... 17 3.5.1.1 Phân lập vi khuẩn .............................................................................. 17 3.5.1.2 Nuôi cấy trên môi trường chọn lọc .................................................... 18 3.5.1.3 Thử phản ứng sinh hóa ....................................................................... 20 3.5.2 Thử phản ứng dung huyết .............................................................................. 20 3.5.3 Thử tính nhạy cảm của vi khuẩn E. coli đối với một số kháng sinh .............. 21 3.6 Giới thiệu sơ lược về các trại heo lấy mẫu .............................................................. 22 3.7 Tiêu chí đánh giá heo bị tiêu chảy nghi do E. coli .................................................. 23 3.8 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 23 3.9 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 23 Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................................... 24 4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và tỷ lệ tiêu chảy do E. coli ............................... 24 vi 4.2 Kết quả giám định các đặc tính sinh hóa của E. coli ............................................... 26 4.3 Kết quả thử phản ứng dung huyết ........................................................................... 26 4.4 Kết quả kháng sinh đồ ............................................................................................. 27 Chương 5. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 32 5.1 Kết luận .................................................................................................................... 32 5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 33 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 35 vii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT E. coli Escherichia coli E.T.E.C Enterotoxigenic Escherichia coli E.P.E.C Enteropathogenic Escherichia coli E.H.E.C Enterohaemorrhagic Escherichia coli V.T.E.C Verotoxigenic Escherichia coli E.I.E.C Enteroinvasive Escherichia coli A.E.E.C Attaching and Effacing Escherichia coli LT Heat labile enterotoxin ST Heat stable enterotoxin EMB Eosin Methylen Blue Agar KIA Kliger Iron Agar MCK Mac Conkey I Indol MR Methyl Red VP VogesProskauer C Citrate TSA Trypticase Soya Agar viii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ..................................... 10 Bảng 2.2: Chẩn đoán phân biệt các bệnh rối loạn tiêu hóa ở heo con. ......................... 12 Bảng 4.1: Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và tỷ lệ tiêu chảy nghi do E. coli ............ 24 Bảng 4.2: Kết quả giám định các đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân lập ...... 26 Bảng 4.3: Kết quả phản ứng dung huyết ....................................................................... 27 Bảng 4.4: Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng E. coli phân lập được ...................... 28 Bảng 4.5: Tỷ lệ kháng kháng sinh của các trại .............................................................. 29 ix DANH SÁCH CÁC HÌNH TRANG Hình 3.1: Khuẩn lạc điển hình của E. coli chiếm đa số trên EMB................................ 19 Hình 3.2: Kết quả kiểm tra sinh hóa qua môi trường KIA ............................................ 19 Hình 3.3: Kết quả kiểm tra IMViC ................................................................................ 20 Hình 3.4: Kháng sinh đồ ................................................................................................ 21 DANH SÁCH SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 3.1: Phân lập vi khuẩn E. coli từ phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy ................. 18 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cùng với sự đi lên của đất nước, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, người tiêu thụ đòi hỏi thực phẩm không những phải tươi ngon mà còn sạch bệnh. Một trong những thực phẩm của con người sử dụng hàng ngày không thể không kể đến đó là thịt heo. Do đó chăn nuôi heo thật sự trở thành ngành nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ chăn nuôi. Tuy vậy người chăn nuôi luôn gặp khó khăn trong việc điều trị các bệnh trên heo và thường gặp nhất là bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như: bộ máy tiêu hóa của heo con chưa hoàn chỉnh, các yếu tố chăm sóc quản lý chưa hợp lý, sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh...Trong đó bệnh tiêu chảy do E. coli gây ra trên heo con theo mẹ là một trong những tác nhân quan trọng. Bệnh xảy ra lẻ tẻ quanh năm nhưng bùng phát mạnh vào lúc giao mùa, thời tiết không ổn định, bệnh không gây chết cao nhưng làm cho thú trở nên còi cọc, chậm tăng trưởng và là nguyên nhân ảnh hưởng chung đến chất lượng cũng như số lượng của đàn heo. Việc phòng, chống bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ không những phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng mà còn có cả yếu tố căn bệnh. Xuất phát từ tình hình thực tế trên và được sự đồng ý của Bộ môn Vi sinh Truyền nhiễm, Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Ngọc Hải, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tỷ lệ tiêu chảy do Escherichia coli trên heo con theo mẹ” 2 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích Thăm dò tình hình tiêu chảy do E. coli trên heo con theo mẹ và sự nhạy cảm kháng sinh của các chủng E. coli phân lập được nhằm phục vụ cho việc kiểm soát bệnh. 1.2.2 Yêu cầu Phân lập vi khuẩn E. coli từ phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy. Thực hiện kháng sinh đồ các chủng E. coli phân lập được với một số kháng sinh thường dùng. 3 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Giới thiệu sơ lược về vi khuẩn E. coli Vào năm 1885, Theodor Escherich, một bác sĩ khoa nhi người Đức đã phân lập được vi khuẩn E. coli từ một em bé bị tiêu chảy. Ông cho rằng đó là tổ chức mỏng manh dạng sợi và hiện diện trong đường ruột nhưng ông không cho rằng đó là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy. Mãi đến năm 1955, Schofield cùng Davis và nhiều tác giả khác cho là vi khuẩn này có liên quan đến bệnh tiêu chảy ở heo (Wilson, 1986) (trích dẫn bởi Trần Thị Kiều Oanh, 2006). Ban đầu vi khuẩn này có tên là Bacterium coli. Sau đó, Castellani và Chalmer (1919) đã đặt lại tên cho vi khuẩn này là Escherichia coli để tưởng nhớ người đã tìm ra vi khuẩn này (trích dẫn bởi Nguyễn Công Quân, 2004). Vi khuẩn này được tìm thấy trong đường ruột nhưng đa số tồn tại ở hai phần ba đoạn ruột sau, ít khi tìm thấy ở một phần ba đoạn ruột đầu. E. coli là loài phổ biến nhất chúng xuất hiện trong đường ruột chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho đến khi con vật chết. Vi khuẩn E. coli theo phân của gia súc, gia cầm và người ra môi trường bên ngoài do đó chúng có mặt trong đất, nước và ngay cả trong không khí. Loài động vật ăn thịt và loài ăn tạp bài tiết phân ra ngoài chứa nhiều vi khuẩn E. coli hơn loài động vật ăn cỏ. 2.1.1 Hệ thống phân loại Theo hệ thống phân loại của Bergey (1994) vi khuẩn E. coli thuộc: Bộ: Eubacteriales Họ: Enterobacteriaceae Tộc: Escherichiaceae Giống: Escrheichia Loài: Echerichia coli 4 2.1.2 Đặc điểm sinh vật học 2.1.2.1 Đặc điểm hình thái E. coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 0,5 x 1 – 3 μm, hai đầu tròn, một số có giáp mô, không bào tử, tạo giáp mô mỏng, di động nhờ có lông xung quanh tế bào, bắt màu Gram âm, trong bệnh phẩm có khi bắt màu lưỡng cực hai đầu. Trong cơ thể động vật, vi khuẩn thường xuất hiện riêng lẻ nhưng đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. 2.1.2.2 Đặc điểm nuôi cấy Trực khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy nghi, mọc tốt trên các môi trường dinh dưỡng thông thường. Vi khuẩn E. coli có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15 420C và nhiệt độ thích hợp nhất là 370C, pH thích hợp 7,2 7,4. Ở môi trường thạch, E. coli hình thành khuẩn lạc tròn, mặt lồi, bờ đều bóng nhẵn, đường kính khuẩn lạc từ 2 – 3 mm. Ở môi trường canh, sau 4 5 giờ vi khuẩn phát triển làm đục đều tạo cặn ở phần đáy ống, có mùi thối. Để càng lâu càng đục nhiều và sau 3 ngày có thể có váng mỏng trên bề mặt môi trường. Trên môi trường thạch máu một số chủng có khả năng gây dung huyết. Trên môi trường chẩn đoán chuyên biệt: Môi trường EMB: E. coli hình thành những khuẩn lạc có màu tím ánh kim Môi trường MCK: hình thành khuẩn lạc màu đỏ Môi trường Endo: tạo khóm đỏ hồng Môi trường KIA TSI: tạo môi trường màu vàngvàng, sinh hơi, không sinh H2S. 2.1.2.3 Đặc tính sinh hóa Lên men sinh hơi glucose, lactose, fructose, galactose, maltose. Không lên men dextrin, glycogen, không phân hủy urê, làm vón sữa, làm mất màu xanh methylen. Phản ứng IMViC: Indol (+), methyl red (MR +), Voges Proskauer (VP ), citrate (). 5 2.1.2.4 Sức đề kháng E. coli bị diệt ở nhiệt độ 550C1 giờ, 600C15 30 phút, 95% bị diệt ở nhiệt độ đông lạnh trong 2 giờ. Chúng có thể sống ở điều kiện bên ngoài từ vài tuần đến 1 tháng, các chủng độc có thể tồn tại 4 tháng. E. coli bị diệt bởi các chất sát trùng thông thường như: acid phenic, HgCl2, formalin trong 5 phút, có khả năng chịu đựng được các yếu tố lý hóa cao hơn các vi khuẩn khác như Salmonella, Shigella. 2.1.2.5 Cấu trúc kháng nguyên a) Kháng nguyên O: có trên 160 loại, là kháng nguyên thân chịu nhiệt (stableheat), phân bố trên thành tế bào, bao gồm phức hợp lipid, polysaccharide protein, được chia làm 4 nhóm từ O1 O4. Kháng nguyên O không bị hủy ở 100 1200C trong 2 giờ, bền với các chất cồn, với acid HCl nồng độ 1N chịu được 20 giờ nhưng bị hủy bởi formol. Kháng nguyên O rất quan trọng trong chẩn đoán và nghiên cứu dịch tễ học của bệnh do E. coli gây ra. b) Kháng nguyên K: là kháng nguyên bề mặt, có hơn 100 loại, có bản chất là polysaccharide, chịu nhiệt kém, bị hủy ở 1000C trong 1 giờ, một số bị hủy ở 1210C trong 2 giờ. Kháng nguyên K có 4 loại: A, B, L và M  Type A: rất chịu nhiệt, không bị phá hủy khi đun ở 1200C1 giờ, tính kháng nguyên, khả năng liên kết và kết tủa đều giữ nguyên.  Type B: tương đối chịu nhiệt khi đun ở 1000C1 giờ, vẫn giữ được khả năng ngưng kết và kết tủa. Kháng nguyên này thường gặp trong nhóm E. coli gây bệnh đường ruột.  Type L: không chịu nhiệt, bị phá huỷ khi đun ở 1000C1 giờ, mất khả năng ngưng kết, kết tủa và tính kháng nguyên.  Type M: chưa được biết rõ. Phần lớn tác giả cho rằng kháng nguyên K có 2 nhiệm vụ chính: Hỗ trợ phản ứng ngưng kết cùng với kháng nguyên O trong cấu trúc kháng nguyên. Tạo ra hàng rào bảo vệ giúp vi khuẩn chống lại tác động ngoại cảnh và hiện tượng thực bào. 6 c) Kháng nguyên H: có 60 loại từ H1 H60, bản chất là protein chịu nhiệt thấp, bị huỷ bởi cồn, ở nhiệt độ 1000C2 giờ thì mất kháng nguyên. Phần lớn E. coli có chung type kháng nguyên này. Kháng nguyên H là tổng hợp nhiều thành phần kháng nguyên. Kháng nguyên H không quyết định yếu tố độc lực vì không có vai trò bám dính, đồng thời không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh nên ít được quan tâm. Nhưng nó lại có ý nghĩa lớn trong việc xác định giống, loài của vi khuẩn và bảo vệ cho vi khuẩn khỏi bị tiêu diệt trong tế bào đại thực bào. d) Kháng nguyên F: là kháng nguyên khuẩn mao. Kháng nguyên này được phát hiện bởi Houwink và Iterson vào năm 1960. Chúng có dạng hính sợi dài tương đương 4 μm, thẳng hoặc xoắn, đường kính 2,1 – 7 nm. Một số chủng E. coli gây bệnh có lông bám giúp cho vi khuẩn bám chặt lên niêm mạc ruột và tiết độc tố gây bệnh. Các kháng nguyên khuẩn mao liên quan đến bệnh tiêu chảy: F4 (K88) với các dạng ab, ac, ad. F5 (K99) F6 (987 P) F41 F2413P F107 Khuẩn mao liên quan đến E. coli gây bệnh thủy thủng là F107. Theo Thái Quốc Hiếu (2002), việc sản xuất yếu tố kết dính này được điều khiển bởi gen trên nhiễm sắc thể (F41) hay trên plasmid (F4, F5, F6). F5 hay F41 chỉ biểu hiện tốt trong môi trường nuôi cấy có ít glucose hay alanin như môi trường minca. Hầu hết heo con nhạy cảm với ETEC F5, F6, F41 trong những ngày đầu sau khi sanh và sau đó trở nên đề kháng hơn. ETEC F4 thường phân lập trên heo tiêu chảy từ sơ sinh đến cai sữa. Tính nhạy cảm này có liên quan giảm số lượng thụ thể trên tế bào biểu mô ruột theo tuổi của heo. 2.1.2.6 Độc tố E. coli có thể sinh ra 2 loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố a) Nội độc tố (endotoxin): là những độc tố do vi khuẩn sản sinh ra nhưng chỉ được bài xuất ra bên ngoài khi nào vi khuẩn bị dung giải. Thành phần hoá học của nó là một 7 hợp chất gồm: glucid, lipid, protid chịu được nhiệt độ cao. Nội độc tố có thể gây ra tình trạng shock, nếu không được điều trị tích cực dễ dẫn đến tử vong. Nội độc tố không bị mất tính độc ở 1000C30 phút. Nội độc tố có khả năng gây sốt. b) Ngoại độc tố (enxotoxin): là những chất độc do vi khuẩn tiết ra ngoài. Ngoại độc tố có bản chất protein, không chịu nhiệt (60 800C đã bị phá huỷ), dễ bị các phân hóa tố làm mất tác dụng. Ngoại độc tố dễ tan và dễ lan rộng. Nó thường gây hại bằng cách tác động vào tổ chức thần kinh hay vào máu làm tăng huyết cầu. Khả năng tạo độc tố này có thể sẽ mất đi khi các chủng được giữ lâu dài hoặc cấy chuyển nhiều lần trên môi trường dinh dưỡng (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999). Ngoại độc tố gồm 2 loại: độc tố làm tan huyết và độc tố đường ruột enterotoxin. Độc tố đường ruột (enterotoxin): gồm 2 loại chịu nhiệt và không chịu nhiệt Enterotoxin LT (heat labile enterotoxin): là ngoại độc tố không chịu nhiệt (bị vô hoạt ở 600C15 phút), gây tiêu chảy mất nước, gây độc đối với tế bào thần kinh. Độc tố này có bản chất là protein, chia làm 2 phần: LTa và LTb. LT bị mất hoạt tính ở 56 580C và ở pH = 11. Enterotoxin ST (heat stable enterotoxin): bền với nhiệt độ, gây tiêu chảy trên heo con. ST có trọng lượng phân tử thấp (< 20.000 D) và có khả năng gây đáp ứng miễn dịch kém. Còn LT thì ngược lại, nó có trọng lượng phân tử cao (> 100.000 D) và có khả năng gây miễn dịch tốt. Ngoài ra E. coli còn tiết ra một số độc tố khác như Cytotoxins Necrotising Factor (CNF) và Hemolysine (Hly). 2.1.2.7 Sự kết dính Tất cả E. coli gây bệnh đường ruột đều có khả năng kết dính vào vách tế bào thành ruột. Sự kết dính này là do các pili. Có 5 loại kháng nguyên K được thừa nhận là yếu tố kết dính trên cấu trúc pili: F4ab, F4ac, F4ad, F5 và F6. Ba kháng nguyên đầu giúp cho vi khuẩn có khả năng kết dính vào tế bào thượng bì toàn bộ ruột non, còn kháng nguyên F5 và F6 chỉ kết dính vào tế bào thượng bì phần giữa và phần sau của ruột non. Các kháng nguyên F4 và F6 chỉ có ở vi khuẩn E. coli gây bệnh trên heo. Kháng nguyên F5 tìm thấy chủ yếu ở E. coli gây bệnh trên bê nhưng cũng thấy nhiều ở E. coli gây bệnh trên heo con. 8 2.1.2.8 Tính chất gây bệnh của vi khuẩn E. coli Đặc trưng của vi khuẩn E. coli gây bệnh được xác định trong mối quan hệ với phương thức gây bệnh, nơi cư trú và hình thái gây bệnh sau khi đã cảm nhiễm. Theo đặc điểm sinh bệnh, vi khuẩn E. coli được phân thành một số nhóm đại diện như sau: a) ETEC (Enterotoxingenic Escherichia coli): E. coli sinh độc tố đường ruột gây bệnh tiêu chảy trên heo con. b) EPEC (Enteropathogenic Escherichia coli): E. coli gây bệnh đường ruột gây tiêu chảy trên heo cai sữa. c) AEEC (Attaching and Effacing Escherichia coli): E. coli kết dính và phá hủy tế bào thượng bì thừa. d) EHEC (Enterohaemorrhagic Escherichia coli): E. coli gây xuất huyết đường ruột. e) EIEC (Enteroinvasive Escherichia coli): có khả năng xâm nhiễm tế bào. f) VTEC (Verotoxigenic Escherichia coli): gây bệnh phù thủng, sinh độc tố hướng mạch máu. Trên heo, E. coli thường có 3 nhóm gây bệnh là: loại sinh độc tố đường ruột ETEC, loại gây bệnh đường ruột EPEC, loại gây bệnh phù thủng VTEC. Trong đó ETEC được nói đến nhiều nhất và được xem như một nguyên nhân thông thường nhất gây bệnh tiêu chảy ở thú non. 2.2 Một số đặc điểm của heo con 2.2.1 Sơ lược về sinh lý heo con Heo con mới sinh có bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh cả về chức năng và cấu tạo. Sự phân tiết men tiêu hóa ở dạ dày và ruột non rất kém, chỉ đủ để tiêu hóa các loại thức ăn đơn giản. Trước một tháng tuổi, khả năng phân tiết HCl ở dạ dày heo con rất kém, dịch vị không có HCl tự do (Lê Văn Thọ, 1992) (trích dẫn Nguyễn Công Quân, 2004). Thiếu HCl làm cho pH dạ dày cao, vi sinh vật có hại xâm nhập bằng đường miệng có khả năng sống sót trong ống tiêu hóa, phát triển mạnh gây nên bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, lượng HCl ít còn làm cho hoạt động của men pepsin kém, dẫn đến việc tiêu hóa protein gặp khó khăn, heo con hay mắc bệnh ăn không tiêu. 9 Trong những giờ đầu sau khi sinh (24 36 giờ) heo con có khả năng hấp thu một lượng lớn  globulin của heo mẹ truyền qua sữa đầu để tạo miễn dịch thụ động. Ở giai đoạn cai sữa bộ máy tiêu hóa của heo con có sự biến đổi mạnh về cấu trúc hình thái (nhung mao ngắn đi), chức năng sinh lý (giảm tiết các enzyme lactase, glucosidase, protease, tăng tiết maltase) để phù hợp với điều kiện mới của cuộc sống. 2.2.2 Hệ sinh vật đường ruột ở heo con Trong đường tiêu hóa của người và động vật luôn có một quần thể vi sinh vật bao gồm các vi sinh vật có lợi và các vi sinh vật có hại. Theo Đào Trọng Đạt và cộng sự (1995), vi sinh vật tại chỗ trong dạ dày ruột của động vật được phân biệt thành 5 nhóm: 1) Vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus, cư trú ở biểu mô lát phân lớp ở phần trước dạ dày. 2) Nấm men thuộc chi Candida, cư trú ở biểu mô hình trụ, phần dạ dày tuyến. 3) Vi khuẩn hình sợi, cư trú ở biểu mô trên 23 chiều dài ở đoạn cuối ruột non. 4) Vi khuẩn yếm khí tùy nghi và bắt buộc, cư trú ở biểu mô của ruột tịt và ruột kết. 5) Vi khuẩn hình xoắn và Spirochaeta cư trú trong các hốc Lieberkiih của ruột tịt và ruột kết. Trên heo, ngay khi mới sinh ra trong ống tiêu hóa chưa có vi sinh vật. Hệ vi sinh vật trong ống tiêu hóa là kết quả của sự cảm nhiễm từ môi trường bên ngoài. Hệ vi sinh vật này chỉ trở nên hoàn chỉnh ở heo con đã cai sữa. Trong điều kiện sinh lý bình thường, có sự tương tác giữa các vi sinh vật trong ống tiêu hóa bao gồm tương tác đối kháng và tương tác hiệp đồng. Sự tương tác này giúp cho quần thể vi sinh vật đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng động, đồng thời tạo một hàng rào phòng ngự của heo con, chống lại phần lớn các vi sinh vật có hại khác xâm nhập vào ống tiêu hóa bằng đường miệng. Hiện tượng này được gọi là “sự kháng xâm nhiễm”. Nếu sự cân bằng của quần thể vi sinh vật này bị phá vỡ thì “sự kháng xâm nhiễm” bị giảm yếu hoặc mất hoàn toàn. Khi đó các vi sinh vật gây bệnh có sẵn trong ống tiêu hóa hoặc cảm nhiễm từ môi trường bên ngoài sẽ phát triển nhanh và gây bệnh cho đường tiêu hóa. Thường thấy trên heo con theo mẹ là sự tăng nhanh số lượng vi khuẩn E. coli trong dạ dày, ruột gây nên bệnh tiêu chảy. 10 2.3 Nhiễm trùng đường ruột 2.3.1 Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ở heo con Sự nhiễm trùng đường ruột thường xảy ra với các mầm bệnh có sẵn trong chuồng trại, do mầm bệnh từ heo mẹ truyền sang hoặc mầm bệnh có sẵn trong thức ăn nước uống. Bảng 2.1: Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa Tên mầm bệnh Tên bệnh Virus Corona TGE virus Coronavirus Rotavirus Vi trùng Clostridium perfringens type A Clostridium perfringens type C E. coli Salmonella Treponema hyodysenteria Campylobacter coli Nguyên sinh động vật Isospora suis Crytosporidium Balantidium coli Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm Dịch tiêu chảy ở heo con Tiêu chảy do Rotavirus Tràng độc huyết Viêm ruột hoại tử Tiêu chảy do E. coli Phó thương hàn Hồng lỵ Tiêu chảy do Campylobacter Cầu trùng (Nguyễn Như Pho, 1995) 2.3.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy của E. coli E. coli là vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hóa. Bình thường vi khuẩn không gây tác hại trên ký chủ. Khi mật số tăng lên cao nó sẽ gây bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa qua miệng, đi qua dạ dày dễ dàng vì pH dạ dày vẫn còn trung tính ở lợn con mới sinh và đến ruột non. Vi khuẩn E. coli gây bệnh chống lại được tác động của nhu động ruột nhờ khả năng bám dính vào tế bào thượng bì nhung mao bởi các lông bám, tác động lên nhung mao ruột bằng cách nhân 11 lên và tiết độc tố đường ruột. Lông bám và độc tố đường ruột là 2 tác nhân sinh bệnh chính của vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ. Các cơ quan tiếp nhận đặc hiệu (specific receptor) trên các tế bào thượng bì niêm mạc ruột tiếp nhận các phân tử độc tố đường ruột. Các độc tố sẽ kích thích các enzyme adenyl cyclase dẫn đến tăng hàm lượng cAMP (cyclic 3’, 5’ adenosine monophosphate) và enzyme guanyl cyclase cGMP (cyclic 3’, 5’ guanosine monophosphate) ở trong tế bào. Kết quả sự hoạt hóa này làm tăng sự vận chuyển bicarbonate, sodium và nước từ tế bào vào ống ruột. Khi sự hấp thụ nước và các chất điện giải mất cân bằng sẽ làm cho thú tiêu chảy, mất nước và chết. 2.3.3 Triệu chứng bệnh tích 2.3.3.1 Triệu chứng Heo con đi phân lỏng như nước, có bọt trắng hoặc vàng nhạt, mùi hôi khó chịu. Một số heo bệnh có thể ói mửa, bụng thót lại, mắt lõm sâu, da tím tái. Heo bệnh bị mất nước nhanh, lông xù, suy yếu, bỏ bú và có thể chết sau 24 48 giờ. 2.3.3.2 Bệnh tích Không có bệnh tích đặc trưng Dạ dày chứa sữa đông vón hoặc thức ăn không tiêu hóa được Ruột non xung huyết (Nguyễn Như Pho, 1995) 2.3.3.3 Chẩn đoán bệnh Chứng viêm ruột ỉa chảy ở heo con do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo Bergeland (1980) chỉ có khoảng 50% trường hợp ỉa chảy ở heo con theo mẹ do E. coli gây ra, Isospora suis chiếm 23%, Rotavirus 20,9% và TGE chiếm 11,2% (trích dẫn Nguyễn Công Quân, 2004). Để chẩn đoán phân biệt, bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng về giải phẩu bệnh lý, cần được chẩn đoán phòng thí nghiệm. Bước đầu tiên trong chẩn đoán phân biệt là phải xác định được pH của phân là kiềm hay acid. Dịch ỉa chảy do E. coli có pH kiềm, trong khi đó dịch ỉa chảy do kém hấp thụ (mal absorption) là acid. Do vậy, viêm ruột do E. coli gây ra phân có pH kiềm, còn do virus thì phân có pH là acid. 12 Bước tiếp theo là phải phân lập vi khuẩn E. coli và kiểm tra sự hiện diện của kháng nguyên F4, F5 và enterotoxin. Đồng thời kiểm tra tổ chức học niêm mạc ruột non xem các nhung mao có bị teo hay không. Bảng dưới đây nêu sự chẩn đoán phân biệt các bệnh gắn liền với triệu chứng rối loạn tiêu hóa của heo con. Bảng 2.2: Chẩn đoán phân biệt các bệnh rối loạn tiêu hóa ở heo con. Nguyên nhân Tuổi mắc bệnh Tình trạng phân Bệnh tích đại thể Bệnh tích vi thể Phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm 1. Escherichia coli Sơ sinh sau cai sữa Lỏng, có màu trắng hoặc vàng Dưỡng trấp lỏng màu trắng Không có Phân lập vi khuẩn 2. TGE Sơ sinh trưởng thành Lỏng Thành ruột non mỏng, dưỡng trấp trong Teo nhung mao rõ rệt Phân lập virus 3. Rotavirus Sơ sinh sau cai sữa Lỏng hoặc nhão Dưỡng trấp lỏng Teo nhung mao vừa phải Phân lập virus 4. Isospora suis 5 – 15 ngày Lỏng, trắng hoặc vàng Chất chứa lỏng, màng giả ở ruột non Hoại tử fibrin mức độ khác nhau Nhuộm tiêu bản niêm dịch, giám định cầu trùng 5. Clostridium perfringens type C 1 – 14 ngày Phân lỏng lẫn máu Xuất huyết hoại tử nhiều bọt khí Hoại tử, niêm mạc xuất huyết Nhuộm tiêu bản, phân lập vi khuẩn gram (+) 6. Treponema hyodysenteriae 7 ngày trưởng thành Nhầy lẫn máu Màng giả ở ruột già Sưng và bào mòn niêm mạc Phân lập vi khuẩn, nhuộm tiêu bản niêm mạc 7. Strongyloides ransomi 7 ngày sau cai sữa Lỏng Viêm ruột non Dày niêm mạc ruột non Giám định ký sinh trùng 13 2.4 Phòng và trị bệnh 2.4.1 Phòng bệnh Để phòng bệnh do E. coli gây ra có hiệu quả cần thực hiện các biện pháp tổng hợp một cách có hệ thống với phương châm tăng cường tốt khả năng miễn dịch của heo con và giảm đến mức thấp nhất sự tiếp xúc với vi khuẩn này 2.4.1.1 Vệ sinh Kết cấu chuồng trại có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng vi khuẩn E. coli trong môi trường, do vậy phải cố gắng thiết kế nền chuồng sao cho thoát phân và nước tiểu heo nái ra khỏi nền chuồng nhanh nhất. Môi trường ấm và khô không những sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn E. coli tồn tại ở trong chuồng mà còn làm giảm sự thoát nhiệt của heo con. Sự mất nhiệt cơ thể là nguyên nhân dẫn đến stress chủ yếu đối với heo con sơ sinh, làm giảm sức đề kháng của chúng. Cần phải kiểm soát sự xuất nhập heo ở trại chặt chẽ để tránh du nhập các serotype E. coli khác hoặc các tác nhân gây bệnh khác vào trại. Bên cạnh đó, có thể cho heo mẹ ăn thức ăn có trộn kháng sinh để giảm tạm thời số lượng vi khuẩn E. coli trong đường ruột. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thức ăn có kháng sinh trước và sau khi đẻ. Sử dụng kháng sinh kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh, do đó sẽ làm giảm hiệu lực điều trị của chúng. 2.4.1.2 Miễn dich Tiêm chủng vaccin cho heo nái là một biện pháp hữu hiệu để làm giảm thiệt hại do E. coli gây ra. Vaccin E. coli có hiệu lực thông dụng phải chứa đủ 5 thành phần kháng nguyên: F4ab, F4ac, F5, F6 và LT. Tóm lại, để giảm tổn thất do E. coli gây ra cần thực hiện một hệ thống biện pháp tổng hợp, trong đó chú ý quản lý chăm sóc tốt heo nái trong thời kỳ mang thai và heo con sơ sinh. (Nguyễn Công Quân, 2004) 2.4.2 Điều trị Trong công tác điều trị cần chú ý tổng hợp triệu chứng điển hình của bệnh tiêu chảy là mất nước và chất điện giải vì đây là nguyên nhân chính làm giảm khả năng sinh trưởng và tăng tỷ chết của heo con. Để điều trị bệnh đạt được kết quả tốt chúng ta 14 phải phối hợp các nhóm thuốc một cách hợp lý để tạo ra tác động đồng bộ tiêu diệt bệnh triệt để và nhanh chóng. Chúng ta cần làm kháng sinh đồ để xem độ nhạy của vi khuẩn đối với kháng sinh. Các loại kháng sinh thường sử dụng như gentamycine, colistine, norfloxacine, streptomycine... Các vitamin dùng để tăng cường sức đề kháng và khả năng chịu đựng của cơ thể như vitamin A, vitamin C và vitamin B. Bổ sung nước và các chất điện giải, cung cấp năng lượng cho cơ thể như truyền glucose. Cung cấp vi sinh vật có lợi vào cơ thể để chúng cạnh tranh, lấn áp các vi khuẩn độc hại, tái lập sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột như Saccharomyces, Lactobacillus. 2.5 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh tiêu chảy do E. coli  Trong nước Nguyễn Văn Lượng (1963) ( trích dẫn Trần Thị Kiều Oanh, 2006) phân lập 500 mẫu phân heo con tiêu chảy đã xác định được các serotype E. coli: O26, O55, O86, O111, O19. Theo Đào Trọng Đạt và cộng tác viên (1995), tỷ lệ phân lập được E. coli ở heo bệnh cao hơn heo khỏe. Tác giả cho rằng E. coli giữ vai trò kế phát trong nguyên nhân gây bệnh. Vũ Văn Ngữ và Lê Kim Thao (1982) (trích dẫn Nguyễn Công Quân, 2004) cho rằng có nhiều yếu tố gây loạn khuẩn do E. coli đặc biệt là khí hậu, thời tiết, chế độ ăn uống từ heo mẹ... Trần Sỹ Trung (2000) điều tra 2 trại ở TP. HCM là trại Nam Hòa và trại Đồng Hiệp có sự hiện diện của các serotype O149, O147, O139, O138, O137. Nguyễn Công Quân (2004) phân lập 90 mẫu phân heo con bị tiêu chảy đã xác định được 77 mẫu phân nghi ngờ do E. coli chiếm 85,55%. Kết quả định type kháng nguyên dương tính (51%) trong đó nhóm kháng nguyên đa giá 2N (36%), đa giá 1N (33%), F4 (6%), F5 (5%). Các vi khuẩn nhạy cảm với các loại kháng sinh như: cephalexine (97%), norloxacine (92%), gentamycine (70%). 15 Đinh Thị Hồng Ngọc (2005) số vi khuẩn E. coli trung bình có trong 1 gram phân heo con bị tiêu chảy cao gấp 219 lần số lượng vi khuẩn E. coli trung bình trong 1 gram phân bình thường.  Nước ngoài Nossle (1912) (trích dẫn Nguyễn Công Quân, 2004) cho rằng ở đường ruột người và gia súc có một loại vi khuẩn E. coli có tính đối kháng cao với các loại vi sinh vật khác rất mạnh. Dxbiozek và M.Trusbinxkii (1972) (trích dẫn Trần Thị Kiều Oanh, 2006) khi xét nghiệm 325 chủng vi khuẩn đường ruột từ heo bệnh tại Balan đã xác định rằng 225 chủng E. coli thuộc nhóm O149. Tại Ấn Độ theo tài liệu Xboel và Malik, trong bệnh do trực khuẩn E. coli ở heo, type kháng nguyên thường xuyên phân lập được là type O8. (trích dẫn Nguyễn Công Quân, 2004). Gordon và cộng sự (1974) (trích dẫn Trần Thị Kiều Oanh, 2006) cho rằng heo con bị nhiễm khuẩn E. coli tự nhiên trong đại bộ phận các trường hợp có thể phân lập được các type O8, O116, O147, O149 và ít khi thấy O9, O15, O117, O108. 16 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 3.1.1 Thời gian: Từ 052007 đến 082007 3.1.2 Địa điểm: Địa điểm lấy mẫu: tiến hành lấy mẫu tại 4 điểm khảo sát + Trại chăn nuôi Tiger ấp Gò Công phường Long Thạnh Mỹ Quận 9 TP. HCM + Trại thực nghiệm trường Trung học Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP. HCM ấp Cây Dầu phường Tân Phú Quận 9 TP. HCM + Trại Hoa Phượng 1 ấp Cây Xoài xã Tân An huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai + Trại Hoa Phượng 2 ấp Bình Trung xã Tân An huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Địa điểm thực hiện: đề tài được tiến hành tại phòng thí nghiệm Vi sinh, Khoa Chăn nuôi – Thú y trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng lấy mẫu: heo con theo mẹ bị tiêu chảy nghi ngờ do E. coli và chưa được điều trị bằng kháng sinh. Số lượng mẫu: 80 mẫu Sơ đồ bố trí khảo sát Tên trại THKTNN TP.HCM Tiger Hoa Phượng 1 Hoa Phượng 2 Số lượng mẫu 20 20 20 20 3.3 Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm Tủ ấm, tủ lạnh, kính hiển vi, que cấy, đèn cồn, ống nghiệm, đĩa Petri Tăm bông vô trùng, lọ đựng mẫu vô trùng Môi trường vận chuyển bảo quản: nước muối sinh lý 17 Môi trường chuyên biệt EMB Môi trường KIA, môi trường TSA Môi trường Indol, methyl red, Voges Proskauer, citrat, thuốc thử Kowacs, KOH,  naphtol Môi trường thạch máu dê, môi trường Muller Hinton Đĩa giấy kháng sinh colistine, gentamycine, norloxacine, neomycine, kanamycine 3.4 Nội dung Khảo sát tỷ lệ tiêu chảy nghi do vi khuẩn E. coli từ mẫu phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy Đánh giá mức độ kháng kháng sinh của các chủng E. coli phân lập được 3.5 Phương pháp tiến hành Lấy mẫu và bảo quản mẫu: sát trùng quanh vùng hậu môn heo con bị tiêu chảy bằng bông gòn thấm cồn, dùng tăm bông tiệt trùng ngoáy nhẹ vào trực tràng heo bệnh sau đó lấy ra và nhúng ngập tăm bông này vào môi trường bảo quản, đậy nút bông cẩn thận. Mẫu được để trong thùng có chứa nước đá và được vận chuyển nhanh về phòng thí nghiệm. 3.5.1 Quy trình phân lập và giám định vi khuẩn E. coli 3.5.1.1 Phân lập vi khuẩn Việc phân lập vi khuẩn E. coli được thực hiện theo sơ đồ 3.1 18 Sơ đồ 3.1: Phân lập vi khuẩn E. coli từ phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy 3.5.1.2 Nuôi cấy trên môi trường chọn lọc Môi trường EMB: rút tăm bông từ môi trường bảo quản cấy phân lập trên đĩa môi trường EMB, đem ủ ấm các đĩa này ở 370C trong 24 giờ; khuẩn lạc E. coli thường có dạng tròn, gọn, đường kính 1 1,5 mm, màu tím ánh kim. Môi trường vận chuyển Môi trường EMB Môi trường KIA Môi trường TSA Trắc nghiệm IMViC(++) Phân heo con tiêu chảy 370C, 24 giờ khuẩn lạc tròn, gọn, tím ánh kim 370C, 24 giờ Vàngvàng, sinh hơi, H2S 370C, 24 giờ 19 Hình 3.1: Khuẩn lạc điển hình của E. coli chiếm đa số trên EMB A: Khuẩn lạc E. coli chiếm đa số trên môi trường EMB B: Khuẩn lạc E. coli không chiếm đa số trên môi trường EMB Môi trường KIA: từ đĩa EMB, chọn 3 khuẩn lạc điển hình cấy sang môi trường KIA, đem ủ ấm ở 370C trong 24 giờ. Chọn những ống cho kết quả: vàngvàng, sinh hơi, không sinh H2S. Hình 3.2: Kết quả kiểm tra sinh hóa qua môi trường KIA (): Kết quả KIA âm tính (+): Kết quả KIA dương tính B A + + _ 20 Từ môi trường KIA cho kết quả dương tính tiếp tục cấy sang môi trường TSA, ủ ấm ở 370C trong 24 giờ để thực hiện trắc nghiệm IMViC, làm kháng sinh đồ, thử khả năng dung huyết. 3.5.1.3 Thử phản ứng sinh hóa Trắc nghiệm IMViC: Indol dương tính (Vòng nhẫn đỏ) Methyl Red dương tính (Đỏ) VP âm tính (Vàng) Citrat âm tính (Xanh lục) Hình 3.3: Kết quả kiểm tra IMViC 3.5.2 Thử khả năng dung huyết Môi trường thạch máu: dùng que cấy vòng, bằng thao tác vô trùng lấy một ít khuẩn lạc từ môi trường TSA cấy thành vệt lên đĩa môi trường thạch máu. Đem ủ ấm ở 370C. Sau 24 giờ xem kết quả: + Có vòng trong hay hơi xanh xung quanh vệt cấy: Phản ứng dung huyết dương tính 21 + Không có vòng trong hay hơi xanh xung quanh vệt cấy: Phản ứng dung huyết âm tính 3.5.3 Thử tính nhạy cảm của vi khuẩn E. coli đối với một số kháng sinh Kháng sinh đồ: từ những chủng đã thử phản ứng IMViC, chọn ngẫu nhiên 75 chủng đại diện cho 4 trại để tiến hành thử tính nhạy cảm của vi khuẩn E. coli đối với một số kháng sinh thường dùng bằng phương pháp Kirby – Bauer. Từ khuẩn lạc trên môi trường TSA tạo huyễn dịch sao cho độ đục huyễn dịch tương đương độ đục của ống McFarland 0,5. Dùng tăm bông tiệt trùng cho vào ống nghiệm đã tạo huyễn dịch, sau đó ép cho bớt dịch vi khuẩn ở tăm bông rồi phết đều trên đĩa Mueller Hinton. Dùng kẹp vô trùng gắp từng đĩa giấy kháng sinh đặt lên bề mặt của đĩa môi trường. Khoảng cách giữa các đĩa giấy tẩm kháng sinh khoảng 25 35 mm và khoảng cách giữa các đĩa giấy kháng sinh và thành đĩa khoảng 10 15 mm. Sau đó đem đặt các đĩa này trong tủ ấm ở 370C trong 24 giờ. Đo đường kính vòng vô khuẩn, so sánh với bảng tiêu chuẩn, ghi kết quả. Hình 3.4: Kháng sinh đồ 22 3.6 Giới thiệu tình hình quản lý và chăm sóc heo con Trại thực nghiệm trường Trung học Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP. HCM Thức ăn tập ăn cho heo con: An Phú bắt đầu lúc 7 ngày tuổi Nước uống: hệ thống nước uống tự động Chuồng trại: chuồng sàn Tiêm phòng: không tiêm vaccine ngừa bệnh E. coli Những kháng sinh thường dùng: genta tylosine, enrofloxacine Tiêm sắt: 3 và 10 ngày tuổi cho heo con Trại Tiger Thức ăn tập ăn cho heo con: Cargill 1012 bắt đầu lúc 7 ngày tuổi Nước uống: hệ thống nước uống tự động Chuồng trại: chuồng sàn Tiêm phòng: không tiêm vaccine ngừa bệnh E. coli Những kháng sinh thường dùng: genta tylo, tylo DC Tiêm sắt: 3 và 10 ngày tuổi cho heo con Trại Hoa Phượng 1 Thức ăn tập ăn cho heo con: Cargill 1012 bắt đầu lúc 7 ngày tuổi Nước uống: hệ thống nước uống tự động Chuồng trại: chuồng sàn Tiêm phòng: tiêm vaccine ngừa bệnh E. coli cho heo nái 1 tháng trước khi sinh Những kháng sinh thường dùng: colistine, tylosine Tiêm sắt: 3 và 10 ngày tuổi cho heo con Trại Hoa Phượng 2 Thức ăn tập ăn cho heo con: Cargill 1012 bắt đầu lúc 7 ngày tuổi Nước uống: hệ thống nước uống tự động Chuồng trại: chuồng sàn Tiêm phòng: tiêm vaccine ngừa bệnh E. coli cho heo nái 1 tháng trước khi sinh Những kháng sinh thường dùng: genta tylo, lincomycine Tiêm sắt: 3 và 10 ngày tuổi cho heo con 23 3.7 Tiêu chí đánh giá heo bị tiêu chảy nghi do E. coli Mẫu xét nghiệm khi cấy phân lập trên EMB có khuẩn lạc điển hình của E. coli chiếm đa số trên mặt thạch (80% số lượng khuẩn lạc trên đĩa) Mẫu xét nghiệm phải có 23 hoặc 33 chủng vi khuẩn được lấy có tính chất sinh hóa của E. coli theo trắc nghiệm IMViC Heo bệnh thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn trên được kết luận là bị tiêu chảy nghi do E. coli 3.8 Các công thức tính  Tỷ lệ tiêu chảy do E. coli = (tổng số mẫu tiêu chảy do E. coli tổng số mẫu tiêu chảy khảo sát) x 100  Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh = (tổng số chủng nhạy cảm kháng sinh tổng số chủng làm kháng sinh đồ) x 100 Tỷ lệ vi khuẩn E. coli có khả năng gây dung huyết = (tống số chủng gây dung huyết tổng số chủng khảo sát trên môi trường thạch máu) x100 3.9 Phương pháp xử lý số liệu Tất cả các số liệu thu thập điều được xử lý bằng trắc nghiệm 2 phần mềm Minitab 12.21. 24 Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và tỷ lệ tiêu chảy do E. coli Qua thời gian tiến hành chúng tôi đã thu được kết quả khảo sát như sau: Bảng 4.1: Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và tỷ lệ tiêu chảy nghi do E. coli Trại heo THKTNN TP. HCM Trại Tiger Trại Hoa Phượng 1 Trại Hoa Phượng 2 Tổng cộng n=20 % n=20 % n=20 % n=20 % n=80 % Mẫu có khuẩn lạc điển hình của E. coli chiếm đa số (>80%) trên EMB 6 30 10 50 11 55 13 65 40 50 Mẫu có 23 33 chủng phân lập cho kết quả vàngvàng, sinh hơi, H2S trên KIA 4 20 10 50 11 55 13 65 38 47,5 Mẫu có 23 33 chủng phân lập cho kết quả trắc nghiệm IMViC (++) 4 20 10 50 11 55 11 55 36 45 Tỷ lệ tiêu chảy nghi do E. coli 4 20 10 50 11 55 11 55 36 45 Ghi chú: THKTNN TP. HCM: Trường Trung học Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP. HCM Từ 80 mẫu phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy, bằng phương pháp vi sinh vật học chúng tôi đã xác định được 36 mẫu có khuẩn lạc điển hình chiếm đa số (>80%) 25 trên EMB và có 23 33 chủng vi khuẩn phân lập có tính chất sinh hóa của E. coli cấy trên môi trường KIA, trắc nghiệm IMViC (++), đạt tỷ lệ 45%. Với kết quả như trên chúng tôi xác định tỷ lệ tiêu chảy nghi do E. coli trên 80 mẫu phân heo con theo mẹ khảo sát được là 45%. Trong đó mẫu khảo sát thuộc trại thực nghiệm Trường Trung học Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP. HCM chiếm tỷ lệ 20%, kế đến là trại Tiger với tỷ lệ là 50%, trại Hoa Phượng 1 và Hoa Phượng 2 là 55%. Chúng tôi thấy kết quả này thấp hơn so với Trần Sĩ Trung (2000), đã phân lập được 176 mẫu dương tính trên tổng số 200 mẫu phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 88%. Nguyễn Thụy Hải (2001), đã phân lập được 229 mẫu dương tính trên tổng số 249 mẫu phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy chiếm 91,9%. Và Nguyễn Công Quân (2004), đã phân lập được 77 mẫu dương tính trên tổng số 90 mẫu phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy chiếm 85,55%. Tỷ lệ nhiễm E. coli trên heo con theo mẹ của chúng tôi thấp hơn có thể là do cách chăm sóc, tình hình vệ sinh, sát trùng chuồng trại của chúng tôi tốt hơn, bên cạnh đó việc nuôi dưỡng khi nái mang thai tốt cũng góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy do E. coli gây ra. Theo Nguyễn Như Pho (1995), trong thời gian mang thai nếu khẩu phần của heo mẹ thiếu dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng... sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào thai cũng như việc sản xuất sữa kém. Heo con sinh ra còi cọc, yếu ớt, sức đề kháng kém dễ mắc bệnh, nhất là bệnh đường tiêu hóa. Theo Đào Trọng Đạt và cộng tác viên (1999), đa số các trường hợp tiêu chảy trên heo con theo mẹ là do nhiễm E. coli, ở lứa tuổi heo con theo mẹ ngoài E. coli còn có virus, cầu trùng... Do vậy, kết quả 55% số mẫu phân tiêu chảy âm tính với E. coli có thể do nhiễm các nguyên nhân gây bệnh khác như virus, cầu trùng, thú bị rối loạn tiêu hóa... mà chúng tôi chưa có điều kiện để khảo sát. Qua Bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tiêu chảy trên heo con theo mẹ giữa các trại có sự khác biệt nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05. Các trại Hoa Phượng 1 và Hoa Phượng 2 tuy được tiêm phòng vaccine ngừa E. coli cho heo mẹ nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh vẫn cao có thể là do trại kiểm soát mầm bệnh 26 không tốt, chuồng trại dơ bẩn, lạnh, sát trùng chuồng trại không kỹ, chế độ dinh dưỡng cho heo khi mang thai không đầy đủ hoặc vaccine có hiệu quả thấp nên chưa tạo được miễn dịch cho heo con. Do đó, nếu có tiêm vaccine đầy đủ nhưng các vấn đề mà chúng tôi vừa nói đến ở trên không thực hiện được thì khả năng nhiễm bệnh do E. coli vẫn có thể xảy ra. Muốn phòng bệnh E. coli có hiệu quả thì cần thiết nhất là ta phải kiểm soát được mầm bệnh, sát trùng chuồng trại thật kỹ, chuồng trại phải luôn sạch sẽ và khô ráo, không khí phải khô và ấm, heo mẹ phải được chủng vaccine phòng bệnh, chế độ dinh dưỡng khi mang thai phải đầy đủ có như vậy thì mới giảm được tỷ lệ tiêu chảy do E. coli. 4.2 Kết quả giám định các đặc tính sinh hóa của E. coli Từ 40 mẫu có khuẩn lạc điển hình của E. coli chiếm đa số trên EMB, chúng tôi chọn ra 120 chủng vi khuẩn để giám định các đặc tính sinh hóa của E. coli. Kết quả giám định được trình bày qua Bảng 4.2 Bảng 4.2: Kết quả giám định các đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân lập Trại heo THKTNN TP. HCM Trại Tiger Trại Hoa Phượng 1 Trại Hoa Phượng 2 Tổng cộng n=18 % n=30 % n=33 % n=39 % n=120 % Số chủng vi khuẩn cho kết quả IMViC (++) 9 50 26 86,7 29 87,9 26 66,7 90 75 Qua Bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy có 90 chủng vi khuẩn có tính chất sinh hóa phù hợp với đặc tính sinh hóa của vi khuẩn E. coli. 4.3 Kết quả thử phản ứng dung huyết Từ 90 chủng vi khuẩn thu được qua Bảng 4.2 chúng tôi lấy ngẫu nhiên 75 chủng vi khuẩn thuộc 4 trại để tiến hành thử khả năng dung huyết. Kết quả được trình bày qua Bảng 4.3 27 Bảng 4.3: Kết quả phản ứng dung huyết Trại heo THKTNN TP.HCM Trại Tiger Trại Hoa Phượng 1 Trại Hoa Phượng 2 Tổng cộng n % n % n % n % n % Số chủng vi khuẩn thử phản ứng dung huyết 5 100 24 100 21 100 25 100 75 100 Số chủng vi khuẩn không dung huyết 5 100 24 100 21 100 25 100 75 100 Qua kết quả ở Bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy 100% các chủng không gây phản ứng dung huyết. Kết quả này tương đối phù hợp so với kết quả của Đặng Xuân Bình Và Trần Xuân Hạnh (2002), 100% các chủng E. coli phân lập được trên heo con theo mẹ bị tiêu chảy đều không gây dung huyết. Qua những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy khả năng gây dung huyết có thể chưa phải là yếu tố quyết định độc lực của vi khuẩn. Trần Đình Từ (2002) nhận định rằng khả năng tạo hemolysin không ảnh hưởng đến độc lực và khả năng gây bệnh của vi khuẩn E. coli; nhiều chủng E. coli không có độc lực gây dung huyết và một số chủng E. coli có độc lực gây bệnh cũng gây dung huyết. Do đó việc khảo sát khả năng gây dung huyết của vi khuẩn E. coli chỉ mang tính tham khảo. 4.4 Kết quả kháng sinh đồ Từ 75 chủng đã thử phản ứng dung huyết, chúng tôi tiến hành khảo sát sự nhạy cảm của các chủng vi khuẩn E. coli đối với một số loại kháng sinh thường sử dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ. Kết quả được trình bày qua Bảng 4.4 28 Bảng 4.4: Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng E. coli phân lập được Số chủng làm kháng sinh đồ Loại kháng sinh Nr Ge Ka Co Ne 75 2075 4675 4775 4875 7575 Tỷ lệ (%) 26,66 61,33 62,66 64 100 Chú thích: Nr: norfloxacine Ka: kanamycine Ne: neomycine Ge: gentamycine Co: colistine Qua Bảng 4.4 chúng tôi nhận thấy các chủng vi khuẩn E. coli đề kháng mạnh nhất với neomycine (100%), kế đến là colistine (64%), kanamycine (62,66%), gentamycine (61,33%) và cuối cùng là norfloxacine (26,66%). Nhìn chung, qua kết quả kháng sinh đồ của chúng tôi, mức độ nhạy cảm của vi khuẩn E. coli đối với các loại kháng sinh trên là rất thay đổi. Vi khuẩn E. coli đề kháng với từng loại kháng sinh là rất khác nhau, hiện tượng này theo Tô Minh Châu (1996) do nhiều yếu tố như: nồng độ, bản chất kháng sinh, thời gian sử dụng, cơ chế tác dụng của kháng sinh và bản chất của vi sinh vật (khả năng biến chủng). Mức độ nhạy cảm kháng sinh còn phụ thuộc vào cách sử dụng trong phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn ở từng vùng, từng trại, do đó chúng tôi tiến hành phân tích mức độ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli từng trại. Kết quả được trình bày qua Bảng 4.5 29 Bảng 4.5: Tỷ lệ kháng kháng sinh của các trại Trại heo THKTNN TP.HCM Trại Tiger Trại Hoa Phượng 1 Trại Hoa Phượng 2 Tổng cộng n=5 % n=24 % n=21 % n=25 % n=75 % Nr 0 0 2 8,33 7 33,33 11 44 20 26,66 P < 0.05 Ge 0 0 13 54,16 14 66,66 19 76 46 61,33 P < 0.05 Kn 0 0 14 58,33 14 66,66 19 76 47 62,66 P < 0.05 Co 1 20 22 91,66 5 23,8 20 80 48 64 P < 0.05 Ne 5 100 24 100 21 100 25 100 75 100 Qua Bảng 4.5 chúng tôi nhận thấy: Ở trại thực nghiệm trường Trung học Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP.HCM thì 100% các chủng vi khuẩn đề kháng với neomycine, kế đến là colistine (20%), các kháng sinh còn lại thì 100% các chủng vi khuẩn nhạy cảm. Như vậy kháng sinh có hiệu quả nhất để điều trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại này là norfloxacine, gentamycine, kanamycine. Ở trại Tiger thì kháng sinh có hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ là norfloxacine, ngoài ra tất cả các kháng sinh còn lại đều kháng như: neomycine (100%), colistine (91,66%), kanamycine (58,33%) và gentamycine (54,16%). 30 Ở trại Hoa Phượng 1, tỷ lệ đề kháng với các loại kháng sinh lần lượt là: neomycine (100%), gentamycine và kanamycine là (66,66%), norfloxacine (33,33%) và cuối cùng là colistine (23,8%). Ở trại Hoa Phượng 2, kết quả khảo sát được như sau: neomycine (100%), colistine (80%), gentamycine và kanamycine là (76%), norfloxacine (44%). Vi khuẩn E. coli có tỷ lệ kháng thuốc cao như vậy có thể do một số nguyên nhân sau: các loại kháng sinh này đã được sử dụng để bổ sung vào trong thức ăn, kháng sinh được dùng điều trị trong thời gian dài hoặc do di truyền của vi khuẩn. Điều này cho thấy việc điều trị bệnh tiêu chảy do E. coli sẽ khó khăn nếu không có sự lựa chọn kháng sinh phù hợp. Cũng qua Bảng 4.5 chúng tôi nhận thấy: trong cùng một trại nhưng mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn đối với các loại kháng sinh là khác nhau và trên cùng một loại kháng sinh thì mức độ kháng của các chủng E. coli phân lập được ở các trại cũng khác nhau và sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,05. Có thể giải thích sự khác biệt giữa các trại này như sau: + Thuốc kháng sinh được dùng để phòng và trị bệnh cho gia súc, nhưng phần lớn thuốc được sử dụng như những chất kích thích tăng trưởng. Thuốc kháng sinh được trộn vào thức ăn hỗn hợp với những nồng độ thật thấp để giúp thú mau lớn và tăng trọng nhanh nhưng chính điều đó đã làm cho vi khuẩn ngày càng đề kháng với thuốc hơn. + Sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng cách, không tôn trọng thời gian trị liệu cũng dẫn đến nguy cơ kháng thuốc. + Dùng các chất diệt khuẩn, sát trùng quá thường xuyên, không đúng chỉ định cũng có thể giúp sản sinh ra những dòng vi khuẩn có tính kháng thuốc. + Sử dụng kháng sinh để điều trị những bệnh không phải do vi khuẩn gây ra. + Để tiết kiệm kinh tế nên các trại tự ý pha trộn thức ăn, lập công thức riêng cho mình, trong quá trình pha trộn thức ăn có thể đã trộn thêm kháng sinh vào trong thức ă

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TỶ LỆ TIÊU CHẢY DO ESCHERICHIA COLI TRÊN HEO CON THEO MẸ Họ tên sinh viên: Nguyễn Tấn Lộc Ngành: Thú Y Niên khóa: 2002-2007 Tháng 11/2007 KHẢO SÁT TỶ LỆ TIÊU CHẢY DO ESCHERICHIA COLI TRÊN HEO CON THEO MẸ Tác giả NGUYỄN TẤN LỘC Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp Bác sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: TS NGUYỄN NGỌC HẢI Tháng 11 năm 2007 i LỜI CẢM ƠN Con xin cảm ơn ba, mẹ khuyến khích, động viên tạo điều kiện cho học tập Cảm ơn gia đình chỗ dựa tinh thần vững cho vững vàng bước qua khó khăn Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y, tất quý Thầy Cô truyền đạt kiến thức cho em suốt trình học trường Em xin chân thành cám ơn thầy TS Nguyễn Ngọc Hải, người truyền đạt kiến thức quý báu cho em Cám ơn thầy lời động viên, lưu tâm nhỏ nhoi, cử ân cần bình dị suốt thời gian thực tập đề tài quà quan trọng em Một lần em xin chân thành gửi đến thầy lòng biết ơn sâu sắc Xin cảm ơn TS Anh Phụng BSTY Nguyễn Thị Kim Loan tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn tất khóa luận Cảm ơn bạn phòng thực tập vi sinh (Vi, Phi, Linh, Hòa, Thái) nhiệt tình giúp đỡ, động viên, khuyến khích thời gian thực tập Cảm ơn bạn lớp giúp đỡ lúc gặp khó khăn thời gian học tập lớp Cảm ơn em ln bên anh lúc khó khăn nhất, cảm ơn em tất em làm cho anh Chân thành cảm ơn TP Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 11 năm 2007 Nguyễn Tấn Lộc ii TĨM TẮT Nguyễn Tấn Lộc, Khoa Chăn ni – Thú y, Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh “Khảo sát tỷ lệ tiêu chảy Escherichia coli heo theo mẹ” Đề tài tiến hành phòng thí nghiệm vi sinh Khoa Chăn ni – Thú y từ tháng đến tháng năm 2007 Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Hải Đối tượng nghiên cứu vi khuẩn E coli phân lập từ phân heo theo mẹ bị tiêu chảy Qua thời gian khảo sát ghi nhận kết sau: + Tỷ lệ tiêu chảy E coli chiếm 45% (36/80 mẫu) + Tất 75 chủng E coli phân lập âm tính thử khả gây dung huyết + Các chủng E coli phân lập hầu hết kháng với loại kháng sinh: neomycine (100%), colistine (64%), kanamycine (62,66%), gentamycine (61,33%) cuối norfloxacine (26,66%) + Tỷ lệ tiêu chảy trại khơng có khác biệt tỷ lệ kháng kháng sinh vi khuẩn E coli phân lập trại lại khác biệt có ý nghĩa (P < 0.05) iii MỤC LỤC Trang Trang tựa i Lời cảm ơn .ii Tóm tắt iii Mục lục iv Danh sách chữ viết tắt .vii Danh sách bảng………………………………………………………………… viii Danh sách hình sơ đồ ix Chương MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục đích yêu cầu 1.2.1 Mục đích 1.2.2 Yêu cầu Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN .3 2.1 Giới thiệu sơ lược vi khuẩn E coli .3 2.1.1 Hệ thống phân loại 2.1.2 Đặc điểm sinh vật học 2.1.2.1 Đặc điểm hình thái .4 2.1.2.2 Đặc điểm nuôi cấy 2.1.2.3 Đặc tính sinh hóa 2.1.2.4 Sức đề kháng 2.1.2.5 Cấu trúc kháng nguyên .5 2.1.2.6 Độc tố 2.1.2.7 Sự kết dính 2.1.2.8 Tính chất gây bệnh vi khuẩn E coli 2.2 Một số đặc điểm heo 2.2.1 Sơ lược sinh lý heo .8 2.2.2 Hệ sinh vật đường ruột heo 2.3 Nhiễm trùng đường ruột 10 2.3.1 Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa heo .10 iv 2.3.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy E coli 10 2.3.3 Triệu chứng- bệnh tích 11 2.3.3.1 Triệu chứng 11 2.3.3.2 Bệnh tích 11 2.3.3.3 Chẩn đoán bệnh 11 2.4 Phòng trị bệnh .13 2.4.1 Phòng bệnh 13 2.4.1.1 Vệ sinh 13 2.4.1.2 Miễn dich 13 2.4.2 Điều trị 13 2.5 Một số nghiên cứu nước bệnh tiêu chảy E coli 14 Chương NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 16 3.1 Thời gian địa điểm thực 16 3.1.1 Thời gian: .16 3.1.2 Địa điểm: 16 3.2 Đối tượng nghiên cứu 16 3.3 Dụng cụ vật liệu thí nghiệm 16 3.4 Nội dung 17 3.5 Phương pháp tiến hành 17 3.5.1 Quy trình phân lập giám định vi khuẩn E coli 17 3.5.1.1 Phân lập vi khuẩn 17 3.5.1.2 Nuôi cấy môi trường chọn lọc 18 3.5.1.3 Thử phản ứng sinh hóa .20 3.5.2 Thử phản ứng dung huyết 20 3.5.3 Thử tính nhạy cảm vi khuẩn E coli số kháng sinh 21 3.6 Giới thiệu sơ lược trại heo lấy mẫu 22 3.7 Tiêu chí đánh giá heo bị tiêu chảy nghi E coli 23 3.8 Các tiêu theo dõi 23 3.9 Phương pháp xử lý số liệu .23 Chương KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 24 4.1 Kết phân lập vi khuẩn E coli tỷ lệ tiêu chảy E coli .24 v 4.2 Kết giám định đặc tính sinh hóa E coli .26 4.3 Kết thử phản ứng dung huyết 26 4.4 Kết kháng sinh đồ .27 Chương KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 32 5.1 Kết luận 32 5.2 Đề nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 PHỤ LỤC .35 vi DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT E coli Escherichia coli E.T.E.C Enterotoxigenic Escherichia coli E.P.E.C Enteropathogenic Escherichia coli E.H.E.C Enterohaemorrhagic Escherichia coli V.T.E.C Verotoxigenic Escherichia coli E.I.E.C Enteroinvasive Escherichia coli A.E.E.C Attaching and Effacing Escherichia coli LT Heat labile enterotoxin ST Heat stable enterotoxin EMB Eosin Methylen Blue Agar KIA Kliger Iron Agar MCK Mac Conkey I Indol MR Methyl Red VP Voges-Proskauer C Citrate TSA Trypticase Soya Agar vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa .10  Bảng 2.2: Chẩn đoán phân biệt bệnh rối loạn tiêu hóa heo .12  Bảng 4.1: Kết phân lập vi khuẩn E coli tỷ lệ tiêu chảy nghi E coli 24  Bảng 4.2: Kết giám định đặc tính sinh hóa chủng vi khuẩn phân lập 26  Bảng 4.3: Kết phản ứng dung huyết .27  Bảng 4.4: Tỷ lệ kháng kháng sinh chủng E coli phân lập 28  Bảng 4.5: Tỷ lệ kháng kháng sinh trại 29  viii DANH SÁCH CÁC HÌNH TRANG Hình 3.1: Khuẩn lạc điển hình E coli chiếm đa số EMB 19  Hình 3.2: Kết kiểm tra sinh hóa qua mơi trường KIA 19  Hình 3.3: Kết kiểm tra IMViC 20  Hình 3.4: Kháng sinh đồ 21  DANH SÁCH SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 3.1: Phân lập vi khuẩn E coli từ phân heo theo mẹ bị tiêu chảy 18 ix 3.7 Tiêu chí đánh giá heo bị tiêu chảy nghi E coli - Mẫu xét nghiệm cấy phân lập EMB có khuẩn lạc điển hình E coli chiếm đa số mặt thạch (80% số lượng khuẩn lạc đĩa) - Mẫu xét nghiệm phải có 2/3 3/3 chủng vi khuẩn lấy có tính chất sinh hóa E coli theo trắc nghiệm IMViC - Heo bệnh thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn kết luận bị tiêu chảy nghi E coli 3.8 Các cơng thức tính  Tỷ lệ tiêu chảy E coli = (tổng số mẫu tiêu chảy E coli / tổng số mẫu tiêu chảy khảo sát) x 100  Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh = (tổng số chủng nhạy cảm / kháng sinh / tổng số chủng làm kháng sinh đồ) x 100 Tỷ lệ vi khuẩn E coli có khả gây dung huyết = (tống số chủng gây dung huyết / tổng số chủng khảo sát môi trường thạch máu) x100 3.9 Phương pháp xử lý số liệu Tất số liệu thu thập điều xử lý trắc nghiệm 2 phần mềm Minitab 12.21 23 Chương KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 4.1 Kết phân lập vi khuẩn E coli tỷ lệ tiêu chảy E coli Qua thời gian tiến hành thu kết khảo sát sau: Bảng 4.1: Kết phân lập vi khuẩn E coli tỷ lệ tiêu chảy nghi E coli THKTNN Trại heo TP HCM Trại Tiger n=20 % 30 10 50 20 10 20 20 Trại Hoa Trại Hoa Phượng Phượng n=20 % n=20 Tổng cộng % n=20 % n=80 % 11 55 13 65 40 50 50 11 55 13 65 38 47,5 10 50 11 55 11 55 36 45 10 50 11 55 11 55 36 45 Mẫu có khuẩn lạc điển hình E coli chiếm đa số (>80%) EMB Mẫu có 2/3 - 3/3 chủng phân lập cho kết vàng/vàng, sinh hơi, H2S- KIA Mẫu có 2/3 - 3/3 chủng phân lập cho kết trắc nghiệm IMViC (++ ) Tỷ lệ tiêu chảy nghi E coli Ghi chú: THKTNN TP HCM: Trường Trung học Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP HCM Từ 80 mẫu phân heo theo mẹ bị tiêu chảy, phương pháp vi sinh vật học chúng tơi xác định 36 mẫu có khuẩn lạc điển hình chiếm đa số (>80%) 24 EMB có 2/3 - 3/3 chủng vi khuẩn phân lập có tính chất sinh hóa E coli cấy mơi trường KIA, trắc nghiệm IMViC (++ ), đạt tỷ lệ 45% Với kết xác định tỷ lệ tiêu chảy nghi E coli 80 mẫu phân heo theo mẹ khảo sát 45% Trong mẫu khảo sát thuộc trại thực nghiệm Trường Trung học Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP HCM chiếm tỷ lệ 20%, trại Tiger với tỷ lệ 50%, trại Hoa Phượng Hoa Phượng 55% Chúng thấy kết thấp so với Trần Sĩ Trung (2000), phân lập 176 mẫu dương tính tổng số 200 mẫu phân heo theo mẹ bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 88% Nguyễn Thụy Hải (2001), phân lập 229 mẫu dương tính tổng số 249 mẫu phân heo theo mẹ bị tiêu chảy chiếm 91,9% Và Nguyễn Công Quân (2004), phân lập 77 mẫu dương tính tổng số 90 mẫu phân heo theo mẹ bị tiêu chảy chiếm 85,55% Tỷ lệ nhiễm E coli heo theo mẹ thấp cách chăm sóc, tình hình vệ sinh, sát trùng chuồng trại chúng tơi tốt hơn, bên cạnh việc ni dưỡng nái mang thai tốt góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy E coli gây Theo Nguyễn Như Pho (1995), thời gian mang thai phần heo mẹ thiếu dinh dưỡng protein, vitamin, khống làm rối loạn q trình trao đổi chất bào thai việc sản xuất sữa Heo sinh còi cọc, yếu ớt, sức đề kháng dễ mắc bệnh, bệnh đường tiêu hóa Theo Đào Trọng Đạt cộng tác viên (1999), đa số trường hợp tiêu chảy heo theo mẹ nhiễm E coli, lứa tuổi heo theo mẹ ngồi E coli có virus, cầu trùng Do vậy, kết 55% số mẫu phân tiêu chảy âm tính với E coli nhiễm nguyên nhân gây bệnh khác virus, cầu trùng, thú bị rối loạn tiêu hóa mà chúng tơi chưa có điều kiện để khảo sát Qua Bảng 4.1 nhận thấy tỷ lệ tiêu chảy heo theo mẹ trại có khác biệt Tuy nhiên, khác biệt khơng có ý nghĩa mặt thống kê với P > 0,05 Các trại Hoa Phượng Hoa Phượng tiêm phòng vaccine ngừa E coli cho heo mẹ tỷ lệ nhiễm bệnh cao trại kiểm sốt mầm bệnh 25 không tốt, chuồng trại bẩn, lạnh, sát trùng chuồng trại không kỹ, chế độ dinh dưỡng cho heo mang thai khơng đầy đủ vaccine có hiệu thấp nên chưa tạo miễn dịch cho heo Do đó, có tiêm vaccine đầy đủ vấn đề mà chúng tơi vừa nói đến khơng thực khả nhiễm bệnh E coli xảy Muốn phòng bệnh E coli có hiệu cần thiết ta phải kiểm soát mầm bệnh, sát trùng chuồng trại thật kỹ, chuồng trại phải khơ ráo, khơng khí phải khơ ấm, heo mẹ phải chủng vaccine phòng bệnh, chế độ dinh dưỡng mang thai phải đầy đủ có giảm tỷ lệ tiêu chảy E coli 4.2 Kết giám định đặc tính sinh hóa E coli Từ 40 mẫu có khuẩn lạc điển hình E coli chiếm đa số EMB, chọn 120 chủng vi khuẩn để giám định đặc tính sinh hóa E coli Kết giám định trình bày qua Bảng 4.2 Bảng 4.2: Kết giám định đặc tính sinh hóa chủng vi khuẩn phân lập THKTNN Trại heo TP HCM Trại Tiger Trại Hoa Trại Hoa Phượng Phượng Tổng cộng n=18 % n=30 % n=33 % n=39 % n=120 % 50 26 86,7 29 87,9 26 66,7 90 75 Số chủng vi khuẩn cho kết IMViC (++ ) Qua Bảng 4.2 nhận thấy có 90 chủng vi khuẩn có tính chất sinh hóa phù hợp với đặc tính sinh hóa vi khuẩn E coli 4.3 Kết thử phản ứng dung huyết Từ 90 chủng vi khuẩn thu qua Bảng 4.2 lấy ngẫu nhiên 75 chủng vi khuẩn thuộc trại để tiến hành thử khả dung huyết Kết trình bày qua Bảng 4.3 26 Bảng 4.3: Kết phản ứng dung huyết THKTNN Trại heo Số chủng vi khuẩn thử phản ứng dung huyết Số chủng vi khuẩn không dung huyết TP.HCM Trại Tiger Trại Hoa Trại Hoa Phượng Phượng Tổng cộng n % n % n % n % n % 100 24 100 21 100 25 100 75 100 100 24 100 21 100 25 100 75 100 Qua kết Bảng 4.3 nhận thấy 100% chủng không gây phản ứng dung huyết Kết tương đối phù hợp so với kết Đặng Xuân Bình Và Trần Xuân Hạnh (2002), 100% chủng E coli phân lập heo theo mẹ bị tiêu chảy không gây dung huyết Qua kết trên, nhận thấy khả gây dung huyết chưa phải yếu tố định độc lực vi khuẩn Trần Đình Từ (2002) nhận định khả tạo hemolysin không ảnh hưởng đến độc lực khả gây bệnh vi khuẩn E coli; nhiều chủng E coli khơng có độc lực gây dung huyết số chủng E coli có độc lực gây bệnh gây dung huyết Do việc khảo sát khả gây dung huyết vi khuẩn E coli mang tính tham khảo 4.4 Kết kháng sinh đồ Từ 75 chủng thử phản ứng dung huyết, tiến hành khảo sát nhạy cảm chủng vi khuẩn E coli số loại kháng sinh thường sử dụng điều trị bệnh tiêu chảy heo theo mẹ Kết trình bày qua Bảng 4.4 27 Bảng 4.4: Tỷ lệ kháng kháng sinh chủng E coli phân lập Số chủng làm Loại kháng sinh kháng sinh đồ Nr Ge Ka Co Ne 75 20/75 46/75 47/75 48/75 75/75 Tỷ lệ (%) 26,66 61,33 62,66 64 100 Chú thích: Nr: norfloxacine Ka: kanamycine Ge: gentamycine Co: colistine Ne: neomycine Qua Bảng 4.4 nhận thấy chủng vi khuẩn E coli đề kháng mạnh với neomycine (100%), colistine (64%), kanamycine (62,66%), gentamycine (61,33%) cuối norfloxacine (26,66%) Nhìn chung, qua kết kháng sinh đồ chúng tôi, mức độ nhạy cảm vi khuẩn E coli loại kháng sinh thay đổi Vi khuẩn E coli đề kháng với loại kháng sinh khác nhau, tượng theo Tô Minh Châu (1996) nhiều yếu tố như: nồng độ, chất kháng sinh, thời gian sử dụng, chế tác dụng kháng sinh chất vi sinh vật (khả biến chủng) Mức độ nhạy cảm kháng sinh phụ thuộc vào cách sử dụng phòng trị bệnh nhiễm khuẩn vùng, trại, chúng tơi tiến hành phân tích mức độ nhạy cảm kháng sinh vi khuẩn E coli trại Kết trình bày qua Bảng 4.5 28 Bảng 4.5: Tỷ lệ kháng kháng sinh trại THKTNN Trại TP.HCM Trại Tiger Trại Hoa Trại Hoa Phượng Phượng Tổng cộng heo n=5 % n=24 % n=21 % n=25 % n=75 % 0 8,33 33,33 11 44 20 26,66 66,66 19 76 46 61,33 66,66 19 76 47 62,66 23,8 20 80 48 64 100 25 100 75 100 Nr P < 0.05 Ge 0 13 54,16 14 P < 0.05 Kn 0 14 58,33 14 P < 0.05 Co 20 22 91,66 P < 0.05 Ne 100 24 100 21 Qua Bảng 4.5 nhận thấy: - Ở trại thực nghiệm trường Trung học Kỹ Thuật Nơng Nghiệp TP.HCM 100% chủng vi khuẩn đề kháng với neomycine, colistine (20%), kháng sinh lại 100% chủng vi khuẩn nhạy cảm Như kháng sinh có hiệu để điều trị tiêu chảy heo theo mẹ trại norfloxacine, gentamycine, kanamycine - Ở trại Tiger kháng sinh có hiệu việc điều trị bệnh tiêu chảy heo theo mẹ norfloxacine, tất kháng sinh lại kháng như: neomycine (100%), colistine (91,66%), kanamycine (58,33%) gentamycine (54,16%) 29 - Ở trại Hoa Phượng 1, tỷ lệ đề kháng với loại kháng sinh là: neomycine (100%), gentamycine kanamycine (66,66%), norfloxacine (33,33%) cuối colistine (23,8%) - Ở trại Hoa Phượng 2, kết khảo sát sau: neomycine (100%), colistine (80%), gentamycine kanamycine (76%), norfloxacine (44%) Vi khuẩn E colitỷ lệ kháng thuốc cao số nguyên nhân sau: loại kháng sinh sử dụng để bổ sung vào thức ăn, kháng sinh dùng điều trị thời gian dài di truyền vi khuẩn Điều cho thấy việc điều trị bệnh tiêu chảy E coli khó khăn khơng có lựa chọn kháng sinh phù hợp Cũng qua Bảng 4.5 nhận thấy: trại mức độ kháng kháng sinh vi khuẩn loại kháng sinh khác loại kháng sinh mức độ kháng chủng E coli phân lập trại khác khác biệt có ý nghĩa mặt thống kê với P < 0,05 Có thể giải thích khác biệt trại sau: + Thuốc kháng sinh dùng để phòng trị bệnh cho gia súc, phần lớn thuốc sử dụng chất kích thích tăng trưởng Thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn hỗn hợp với nồng độ thật thấp để giúp thú mau lớn tăng trọng nhanh điều làm cho vi khuẩn ngày đề kháng với thuốc + Sử dụng kháng sinh bừa bãi, không cách, không tôn trọng thời gian trị liệu dẫn đến nguy kháng thuốc + Dùng chất diệt khuẩn, sát trùng thường xuyên, khơng định giúp sản sinh dòng vi khuẩn có tính kháng thuốc + Sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh vi khuẩn gây + Để tiết kiệm kinh tế nên trại tự ý pha trộn thức ăn, lập cơng thức riêng cho mình, q trình pha trộn thức ăn trộn thêm kháng sinh vào thức ăn + Do trại có cách nhận thức, quan niệm cách điều trị, cách sử dụng thuốc, phân bố chủng E coli trại lấy mẫu khác nên dẫn đến khác biệt 30 Riêng kháng sinh Ne (neomycine), trại không sử dụng tất kháng với tỷ lệ cao (100%) Có thể thời gian trước trại sử dụng bị đề kháng Do việc xác định tính mẫn cảm với kháng sinh chủng vi khuẩn E coli phân lập cách kiểm tra kháng sinh đồ cần thiết để làm sở cho việc lựa chọn hay nhiều loại kháng sinh để điều trị thích hợp, có hiệu Như kháng sinh có hiệu việc điều trị bệnh tiêu chảy heo theo mẹ qua 80 mẫu phân khảo sát norfloxacine, kháng sinh lại có hiệu tác dụng vi khuẩn đề kháng với loại kháng sinh 31 Chương KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận * Qua thời gian khảo sát xác định tỷ lệ tiêu chảy nghi E coli chiếm 45% (36/80 mẫu) * Khả dung huyết chủng E coli phân lập yếu tố quan trọng vai trò gây bệnh tiêu chảy (75 chủng âm tính) * Các chủng E coli phân lập hầu hết kháng với loại kháng sinh trên: neomycine (100%), colistine (64%), kanamycine (62,66%), gentamycine (61,33%) cuối norfloxacine (26,66%) * Tỷ lệ tiêu chảy trại khơng có khác biệt tỷ lệ kháng kháng sinh vi khuẩn E coli phân lập trại lại khác biệt có ý nghĩa Qua vấn đề nêu chứng tỏ E coli đóng vai trò quan trọng bệnh tiêu chảy heo theo mẹ tình trạng E coli đề kháng với kháng sinh vấn đề phổ biến 5.2 Đề nghị Qua thời gian thực tập chúng tơi có đề nghị sau: - Nên tiếp tục nghiên cứu đề tài nhiều địa điểm năm để có đánh giá tồn diện mức độ tiêu chảy E coli gây - Các trại nên thay đổi kháng sinh điều trị như: ofloxacine, ciprofloxacine kết hợp loại kháng sinh với để nâng cao hiệu điều trị - Nên thử kháng sinh đồ để chọn lựa kháng sinh phù hợp điều trị - Các trại nên thường xuyên sát trùng chuồng trại, giữ chuồng trại khơ thống, Tiêm vaccine cho heo mẹ, cho heo bú đầy đủ sữa đầu, chế độ dinh dưỡng đầy đủ nái mang thai Trong thời gian điều trị nên cách ly thú, cho ăn hạn chế, ăn thức ăn dễ tiêu bổ sung thêm men tiêu hóa vào thức ăn 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Như Pho – Võ Thị Trà An, 2001 Dược lý thú y Tủ sách Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Tơ Minh Châu – Trần Thị Bích Liên, 2001 Vi khuẩn nấm gây bệnh thú y Tủ sách Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Trần Sỹ Trung, 2000 Phân lập giám định vi khuẩn E coli heo theo mẹ tiêu chảy thử khả nhạy cảm chúng với kháng sinh Luận văn tốt nghiệp ngành Thú y, Đại học Nơng Lâm, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Trần Thị Kiều Oanh, 2006 Phân lập giám định vi khuẩn E coli gây bệnh tiêu chảy heo sau cai sữa Thử khả nhạy cảm số kháng sinh Luận văn tốt nghiệp ngành Thú y, Đại học Nơng Lâm, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Nguyễn Công Quân, 2004 Khảo sát vi khuẩn E coli gây tiêu chảy bệnh tiêu chảy heo theo mẹ Luận văn tốt nghiệp ngành Thú y, Đại học Nơng Lâm, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Đào Trọng Đạt ctv, 1995 Bệnh đường tiêu hóa lợn tập I, nhà xuất Hà Nội Thái Quốc Hiếu, 2002 Ảnh hưởng việc bổ sung kháng sinh chế phẩm sinh học vào thức ăn phòng tiêu chảy E coli heo tỉnh Tiền Giang Luận văn thạc sĩ Khoa học Nơng Nghiệp, Đại học Nơng Lâm, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Nguyễn Xuân Đào, 2005 Phân lập giám định vi khuẩn E coli (K88, K99, 987P, F18) gây tiêu chảy heo theo mẹ trại thuộc huyện Châu Thành tỉnh Long An Luận văn tốt nghiệp ngành Thú y, Đại học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Đinh Thị Hồng Ngọc, 2005 Khảo sát vi khuẩn Escherichia coli bệnh tiêu chảy heo theo mẹ Luận văn tốt nghiệp ngành Thú Y, Đại học Nơng Lâm, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam 10 Đào Trọng Đạt ctv, 1999 Bệnh tiêu chảy lợn nái lợn Tủ sách Đại học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh 11 Đặng Xuân Bình Trần Thị Hạnh, 2001 Khả gây dung huyết chủng E coli Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y 33 12 Trần Thanh Phong, 1996 Bệnh truyền nhiễm vi trùng heo Tủ sách Trường Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh 13 Nguyễn Như Pho, 1995 Giáo trình nội chẩn Tủ sách Trường Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh 14 Nguyễn Thụy Hải, 2001 Phân lập giám định vi khuẩn E coli gây bệnh tiêu chảy heo theo mẹ trại TP Hồ Chí Minh – tỉnh Bình Dương Long An Luận văn tốt nghiệp ngành Thú y, Đại học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam 15 Trần Đình Từ, 2002 Bệnh nhiễm khuẩn E coli lợn Trung tâm nghiên cứu thuốc thú y trung ương II 16 Tô Minh Châu, 1996 Vi sinh vật học đại cương Tủ sách Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh 34 PHỤ LỤC KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ TỶ LỆ TIÊU CHẢY DO E COLI GIỮA CÁC TRẠI Dương Âm Total THKTNN TIGER HP1 HP2 10 11 11 9.00 9.00 9.00 9.00 Total 36 16 11.00 10 11.00 11.00 11.00 44 20 20 20 20 80 Chi-Sq = 2.778 + 0.111 + 0.444 + 0.444 + 2.273 + 0.091 + 0.364 + 0.364 = 6.869 DF = 3, P-Value = 0.076 TỶ LỆ KHÁNG NR (norfloxacine) GIỮA CÁC TRẠI Kháng Nhạy Total THKTNN 1.33 TIGER HP1 6.40 5.60 3.67 22 17.60 14 15.40 24 21 HP2 11 6.67 Total 20 14 18.33 55 25 75 Chi-Sq = 1.333 + 3.025 + 0.350 + 2.817 + 0.485 + 1.100 + 0.127 + 1.024 = 10.261 DF = 3, P-Value = 0.016 35 TỶ LỆ KHÁNG GE (gentemycine) GIỮA CÁC TRẠI Kháng Nhạy Total THKTNN TIGER HP1 HP2 13 14 19 3.07 14.72 12.88 15.33 Total 46 1.93 11 9.28 8.12 9.67 29 24 21 25 75 Chi-Sq = 3.067 + 0.201 + 0.097 + 0.877 + 4.864 + 0.319 + 0.154 + 1.391 = 10.970 DF = 3, P-Value = 0.012 TỶ LỆ KHÁNG KN (kanamycine) GIỮA CÁC TRẠI Kháng Nhạy Total THKTNN 3.13 TIGER 14 15.04 HP1 14 13.16 HP2 Total 19 47 15.67 1.87 10 8.96 7.84 9.33 28 24 21 25 75 Chi-Sq = 3.133 + 0.072 + 0.054 + 0.709 + 5.260 + 0.121 + 0.090 + 1.190 = 10.629 DF = 3, P-Value = 0.014 36 TỶ LỆ KHÁNG CO (colistine) GIỮA CÁC TRẠI Kháng Nhạy Total THKTNN 3.20 TIGER HP1 22 15.36 13.44 HP2 20 16.00 Total 48 1.80 8.64 16 7.56 9.00 27 24 21 25 75 Chi-Sq = 1.513 + 2.870 + 5.300 + 1.000 + 2.689 + 5.103 + 9.422 + 1.778 = 29.675 DF = 3, P-Value = 0.000 TỶ LỆ KHÁNG NE (neomycine) GIỮA CÁC TRẠI - 100% chủng thử kháng sinh đồ kháng với neomycine 37 ... thực đề tài Khảo sát tỷ lệ tiêu chảy Escherichia coli heo theo mẹ 1.2 Mục đích yêu cầu 1.2.1 Mục đích Thăm dò tình hình tiêu chảy E coli heo theo mẹ nhạy cảm kháng sinh chủng E coli phân lập... nghiên cứu vi khuẩn E coli phân lập từ phân heo theo mẹ bị tiêu chảy Qua thời gian khảo sát ghi nhận kết sau: + Tỷ lệ tiêu chảy E coli chiếm 45% (36/80 mẫu) + Tất 75 chủng E coli phân lập âm tính...KHẢO SÁT TỶ LỆ TIÊU CHẢY DO ESCHERICHIA COLI TRÊN HEO CON THEO MẸ Tác giả NGUYỄN TẤN LỘC Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu

Ngày đăng: 04/12/2017, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan