1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KHẢO SÁT BỆNH TRÊN HEO NÁI SINH SẢN VÀ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC HIỆP

59 689 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 557,65 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT BỆNH TRÊN HEO NÁI SINH SẢN VÀ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC HIỆP Họ và tên sinh viên : BÙI VĂN CƯỜNG Ngành : Thú Y Niên khóa : 20022007 Tháng 112007 i KHẢO SÁT BỆNH TRÊN HEO NÁI SINH SẢN VÀ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC HIỆP Tác giả BÙI VĂN CƯỜNG Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VĂN PHÁT Tháng 11 năm 2007 ii LỜI CẢM TẠ Mãi mãi khắc ghi: Công ơn sinh thành dưỡng dục của Ba Mẹ và Bác là người đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ con có được như ngày hôm nay. Xin chân thành cảm ơn đến: Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Nội Dược cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học tập tại trường. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Thạc Sĩ: Nguyễn Văn Phát đã tận tình hướng dẫn truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và bảo vệ luận văn. Chân thành cảm ơn: Ban giám đốc, phòng kỹ thuật cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trại heo Phước Hiệp đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Cảm ơn tất cả các bạn lớp Thú Y19 đã động viên, chia sẻ những khó khăn trong suốt thời gian học tập. Bùi Văn Cường iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài được tiến hành từ ngày 220407 đến ngày 220807 tại trại chăn nuôi heo Phước Hiệp với mục đích khảo sát bệnh trên heo nái sinh sản và tiêu chảy trên heo con theo mẹ. Qua khảo sát 83 nái sau khi sinh chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau: Tỷ lệ nái mắc bệnh là 59,03 %. Trong đó, viêm tử cung là 31,32 %, sốt bỏ ăn là 21,68 %, đẻ khó và tiêu chảy là 7,23 %, viêm vú và bệnh trên móng (4,82 %) còn lại là sót nhau 1,20 %. Tỷ lệ heo nái đẻ khó cao nhất ở lứa 1 (16%) và ở lứa 2 là 5,89%, ở lứa 3 và ≥ 4 không có trường hợp nào đẻ khó. Tỷ lệ viêm tử cung cao nhất ở lứa 2 (38,23 %) và thấp nhất ở lứa 3 (14,28 %). Tỷ lệ lên giống lại sau cai sữa nhóm nái không bệnh là 91,17 %, nhóm nái sốt + bỏ ăn là 88,88%, đẻ khó và tiêu chảy là 83,33%, viêm tử cung là 76,92%, viêm vú là 50%. Kết quả điều trị khỏi bệnh viêm tử cung, sốt + bỏ ăn, tiêu chảy có tỷ lệ chữa khỏi là 100%. Viêm vú là 75%. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất ở nhóm nái không viêm đường sinh dục có tỷ lệ là 9,25%. Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa của nhóm nái không viêm đường sinh dục là cao nhất chiếm tỷ lệ (78,6%) thấp nhất là nhóm nái viêm vú (52,38%). Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ở nhóm nái viêm vú và viêm tử cung là 4,4 kgcon, nhóm nái viêm tử cung là 5,23 kgcon, viêm vú là 4,72 kgcon và nhóm nái không viêm đường sinh dục là 5,12 kgcon. Tỷ lệ chết do tiêu chảy là 3,04% và chết do nguyên nhân khác là 12,43%. Thời gian điều trị khỏi tiêu chảy trung bình là 1,75 ngày. iv MỤC LỤC Trang Trang tựa........................................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Tóm tắt ........................................................................................................................... iii Mục lục ........................................................................................................................... iv Danh sách các bảng ....................................................................................................... vii Danh sách các biểu đồ ................................................................................................. viii Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ..................................................................................... 1 1.2.1. Mục đích ................................................................................................................ 1 1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................................. 1 Chương 2. TỔNG QUAN .............................................................................................. 2 2.1.1. Vị trí trại chăn nuôi ................................................................................................ 2 2.1.2. Quá trình hình thành trại........................................................................................ 2 2.1.3. Nhiệm vụ của trại .................................................................................................. 2 2.1.4. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................... 2 2.1.5. Sơ đồ trại chăn nuôi ............................................................................................... 3 2.1.6. Kiểu chuồng........................................................................................................... 4 2.1.7. Cơ cấu đàn ............................................................................................................. 4 2.1.8. Con giống .............................................................................................................. 5 2.1.9. Thức ăn và nước uống ........................................................................................... 5 2.1.10. Chăm sóc và nuôi dưỡng ..................................................................................... 7 2.1.11. Vệ sinh sát trùng .................................................................................................. 8 2.1.12. Lịch chủng ngừa .................................................................................................. 9 2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH DỤC CỦA HEO NÁI .............................. 9 2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu ......................................................................................... 9 2.2.2. Thời gian mang thai ............................................................................................... 9 2.2.3. Sự sinh đẻ ............................................................................................................ 10 2.3. MỘT SỐ CHỨNG VÀ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI SINH SẢN.... 11 v 2.3.1. Viêm tử cung ....................................................................................................... 11 2.3.2. Viêm vú ............................................................................................................... 12 2.3.3. Sót nhau ............................................................................................................... 12 2.3.4. Viêm khớp ........................................................................................................... 13 2.3.5. Tiêu chảy ............................................................................................................. 16 2.3.6. Sốt ........................................................................................................................ 17 2.3.7. Bỏ ăn .................................................................................................................... 18 2.3.8. Đau móng trên heo .............................................................................................. 19 2.4. SINH LÝ BỆNH VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ .................................................................................................... 20 2.4.1. Cơ chế gây tiêu chảy ........................................................................................... 20 2.4.2. Các nguyên nhân gây tiêu chảy ........................................................................... 20 2.4.3. Cách phòng trị ..................................................................................................... 21 2.5. LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.......................................... 22 Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................... 23 3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát ............................................................................... 23 3.2. Đối tượng khảo sát .................................................................................................. 23 3.3. Nội dung khảo sát ................................................................................................... 23 3.4. Dụng cụ khảo sát .................................................................................................... 23 3.5. Phương pháp tiến hành ........................................................................................... 23 3.6. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................... 24 3.6.1. Các chỉ tiêu trên heo nái sinh sản ........................................................................ 24 3.6.2. Các chỉ tiêu theo dõi trên heo con theo mẹ ......................................................... 24 3.7. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 25 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 26 4.1. KHẢO SÁT BỆNH TRÊN NÁI SINH SẢN ......................................................... 26 4.1.1. Tỷ lệ các ca bệnh trên tổng số nái khảo sát ......................................................... 26 4.1.2. Tỷ lệ các ca bệnh xảy ra theo lứa đẻ ................................................................... 27 4.1.3. Tỷ lệ heo nái đẻ khó theo lứa .............................................................................. 28 4.1.4. Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú theo lứa đẻ ............................................................. 29 4.1.5. Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa .................................................... 31 vi 4.1.6. Kết quả điều trị .................................................................................................... 32 4.2. TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ .......................................................... 34 4.2.1. Số heo con sơ sinh trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ ...................................... 34 4.2.2. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo con theo từng nhóm nái (%) .......................... 35 4.2.3. Tỷ lệ chết do tiêu chảy và chết do nguyên nhân khác ......................................... 37 4.2.4. Thời gian điều trị ................................................................................................. 38 4.2.5. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo từng nhóm nái .............................. 40 4.2.6. Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa theo từng nhóm nái ................................... 41 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 43 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 43 5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 44 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 47 vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của heo tập ăn .......................................................... 5 Bảng 2.2: Thành phần thực liệu của heo từ 7 – 15 kg, 15 – 30 kg .................................. 6 Bảng 2.3: Thành phần thực liệu của heo thịt ................................................................... 6 Bảng 2.4: Thành phần thực liệu của heo nái ................................................................... 7 Bảng 4.1: Tỷ lệ các ca bệnh trên tổng số nái khảo sát .................................................. 26 Bảng 4.2: Tỷ lệ các ca bệnh xảy ra theo lứa đẻ ............................................................. 27 Bảng 4.3: Tỷ lệ heo nái đẻ khó theo lứa ........................................................................ 28 Bảng 4.4: Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú theo lứa đẻ ...................................................... 29 Bảng 4.5: Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa .............................................. 31 Bảng 4.6: Kết quả điều trị .............................................................................................. 32 Bảng 4.7: Số heo con sơ sinh trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ ................................ 34 Bảng 4.8: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................... 35 Bảng 4.9: Tỷ lệ chết do tiêu chảy và chết do nguyên nhân khác .................................. 37 Bảng 4.10: Thời gian điều trị khỏi tiêu chảy trung bình ............................................... 38 Bảng 4.11: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo từng nhóm nái ..................... 40 Bảng 4.12: Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa theo từng nhóm nái ........................... 41 viii DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ các ca bệnh trên tổng số nái khảo sát ............................................. 26 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ heo nái đẻ khó theo lứa .................................................................... 28 Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ viêm vú, viêm tử cung theo lứa đẻ .................................................. 30 Biểu đồ 4.4: Kết quả điều trị ......................................................................................... 33 Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ........................................................................... 35 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ chết do tiêu chảy và chết do nguyên nhân khác .............................. 37 Biểu đồ 4.7: Thời gian điều trị khỏi tiêu chảy trung bình ............................................. 39 Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa theo từng nhóm nái ......................... 41 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi heo ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Chăn nuôi heo không chỉ để phục vụ tiêu dùng, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, mà còn tiến tới xuất khẩu với số lượng lớn. Do đó, đòi hỏi các nhà chăn nuôi không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm của mình qua việc cải tiến các vấn đề sản xuất con giống và kỹ thuật chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để năng suất và số lượng đầu heo tăng thì ngoài việc cải tiến về con giống và kỹ thuật nuôi, việc phòng chống bệnh trên heo cũng rất quan trọng. Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái. Những bệnh thường xảy ra trong thời gian sinh sản và nuôi con như: viêm tử cung, viêm vú, mất sữa…bệnh do vi khuẩn và virus là yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh trên heo con theo mẹ, giảm số lượng heo con cai sữa. Ngoài ra, bệnh viêm vú và viêm tử cung cũng liên quan mật thiết đến tiêu chảy trên heo con theo mẹ. Tiêu chảy trên heo con theo mẹ cũng là một trong những vấn đề lo ngại hàng đầu của nhà chăn nuôi vì nó làm giảm khả năng tăng trưởng, trọng lượng cai sữa thấp, tỷ lệ còi cọc tăng từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi heo. Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự đồng ý của bộ môn Nội Dược, khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của Thạc Sĩ Nguyễn Văn Phát chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “khảo sát bệnh trên heo nái sinh sản và tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi heo Phước Hiệp”. 2 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1. Mục đích Tìm hiểu những bệnh xảy ra trong lúc sinh sản và nuôi con của heo nái. Tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ. 1.2.2. Yêu cầu Khảo sát tỷ lệ các bệnh sinh sản của heo nái lúc sinh và nuôi con theo lứa đẻ. Khảo sát tiêu chảy trên heo con theo mẹ, ghi nhận số ngày con tiêu chảy, số heo con chết do tiêu chảy và chết do nguyên nhân khác. Ghi nhận phương pháp điều trị và kết quả điều trị. 2 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO Trại được chia thành hai khu vực: Khu vực 1: được dùng để chăn nuôi heo nái và heo cai sữa. Khu vực 2: được dùng để chăn nuôi heo thịt. Trại được bố trí xây dựng ở giữa khu đất, xung quanh trại được bao bọc bằng lưới B40, có một cổng duy nhất để vào trại. Trại có một xưởng chế biến thức ăn để cung cấp cho toàn bộ heo nuôi trong trại. Xưởng này được bố trí ở gần cổng, kế đến là khu vực 2, khu vực 1 được bố trí phía sau cùng. 2.1.1. Vị trí trại chăn nuôi Trại nằm cách quốc lộ 22 khoảng 2km, thuộc xã Phước Hiệp huyện Củ Chi 2.1.2. Quá trình hình thành trại Trại được hình thành năm 1984 với quy mô khoảng 20 nái sau đó tăng dần và đạt đến 437 nái vào năm 2006. 2.1.3. Nhiệm vụ của trại Mục đích và nhiệm vụ của trại là phát triển quy mô chăn nuôi, sản xuất heo thịt và sản xuất con giống. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức Trại chăn nuôi heo Phước Hiệp có tổng thành viên là 22 người. Cơ cấu nhân sự được phân công gồm: Ban giám đốc 2 người Tổ kỹ thuật 1 người Kế toán 1 người Tổ heo sinh sản 5 người Tổ heo nọc, nái khô và hậu bị 1 người Tổ nái chửa 2 người Tổ heo thịt 2 người 3 2.1.5. Sơ đồ trại chăn nuôi Khu Vực I Dãy nhà C Dãy nhà D Dãy nhà E Dãy nhà B Xưởng cám PKT Phòng hành chính Ao cá Ao cá Ao cá hố sát trùng Phòng kỹ thuật 4 Tổ heo cai sữa 1 người Tổ cám 7 người 2.1.6. Kiểu chuồng Khu vực 1 gồm 4 dãy nhà. Dãy nhà B: nuôi heo nọc, nái khô và heo hậu bị. Có 199 lồng cá thể, diện tích chuồng lồng 2 x 0,6 mcon, 13 ô chuồng nọc có diện tích 3,2 x 1,6 mcon, 2 ô chuồng hậu bị có diện tích 4,4 x 3 m. Dãy nhà B được chia làm 3 dãy, lợp tole 2 mái, có hệ thống phun sương trên nóc. Dãy nhà C: nuôi heo nái chửa, có tất cả 296 lồng, chia làm 4 dãy, lợp tole 2 mái có hệ thống phun sương trên nóc. Dãy nhà D: nuôi heo nái nuôi con và heo nái chờ đẻ có tất cả 108 lồng. Trong đó có 81 chuồng lồng bằng sàn, diện tích mỗi lồng 2 x 1,8 m, sàn cách mặt đất 0,3 0,4 m, toàn bộ sàn chuồng đều bằng sàn sắt, mỗi lồng được trang bị một đèn tròn để úm heo con và 27 ô chuồng để nuôi heo chờ đẻ, diện tích mỗi ô 2 x 2,2 m. Lợp tole 2 mái, có hệ thống phun sương trên nóc, dọc 2 bên chuồng có rèm che. Bên trong có hệ thống quạt gió. Dãy nhà E: nuôi heo cai sữa, có 31 lồng, diện tích mỗi ô chuồng 2 x 5 m, sàn cách nền 0,5 m và có 4 ô chuồng nền có diện tích 5 x 5 m. Dãy nhà E được chia làm hai dãy, lợp tole 2 mái, có hệ thống phun sương trên nóc, có rèm che. Khu vực 2: được dùng để chăn nuôi heo thịt, có tất cả 37 ô chuồng. Diện tích mỗi ô từ 5 x 7 mô chuồng đến 10 x 12 mô chuồng, nền xi măng, lợp tole 2 mái, có hệ thống phun sương trên nóc, có rèm che. 2.1.7. Cơ cấu đàn Tổng đàn heo của trại Phước Hiệp tính đến ngày 070507 là 2698 con. Trong đó: Heo con theo mẹ 409 con Heo cai sữa 684 con Heo thịt 1193 con Heo hậu bị 26 con Nái khô 114 con Nái chửa 202 con Nái đẻ 61 con 5 Nọc hậu bị 2 con Nọc làm việc 7 con 2.1.8. Con giống Trại đang sử dụng heo nái lai hai máu, Yorkshire (Y) Landrace (L), LY và nái lai 3 máu. Heo nọc được sử dụng các giống Duroc, Pietrain, Pi + Du, Landrace. Nái hiện đang được thụ tinh nhân tạo từ các nọc của trại. 2.1.9. Thức ăn và nước uống Về thức ăn: sử dụng thức ăn tự cung cấp của trại phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của heo. Đối với heo con tập ăn thì cho ăn thức ăn dạng viên. Trong một bao 25 kg có các thành phần dinh dưỡng được ghi trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của heo tập ăn Protein thô min 21,00 % Lysine min 1,45 % Béo thô min 4,00 % Xơ thô max 2,75 % Calcium min max 0,5 1 % Phosphorus min 0,6 % Selenium min 0,3 mgkg Zinc min 2,500 mgkg Vitamin A min 11,9 IU Vitamin D3 min 2.600 IU Vitamin E min 250 IU Sau đó heo được cho ăn bằng thức ăn tự trộn của trại 6 Bảng 2.2: Thành phần thực liệu của heo từ 7 – 15 kg, 15 – 30 kg Heo từ 7 – 15 kg Heo từ 15 – 30 kg Đậm đặc Thực liệu kg Thực liệu kg Thực liệu kg Đậm đặc 250 Đậm đặc 67 Đậu nành 100 Đậu nành 160 Mì cháo bún 900 Lysine 10 Mì dầu tốt 250 Bánh tráng 150 Methionin 10 Bún cháo 340 Đậu nành 200 Threonine 4 Tổng 1000 Bột cá 83 DCP 75 Bột thịt 100 Khoáng 30 Tổng 1500 ADE 1 Sò 70 Men tiêu hoá 5 Muối 45 Tổng 350 Bảng 2.3: Thành phần thực liệu của heo thịt Heo từ 30 – 60 kg Đậm đặc heo thịt Thực liệu kg Thực liệu kg Bột bắp lúa mì 300 Bột huyết 75 Đậu phộng 100 Dầu dừa 180 Bánh tráng 100 Bột cá 150 Đậu nành 100 Đậu nành 200 Cùi bắp 100 Bột sò 52 Cá 100 DCP 32 Đậm đặc 200 Lysin 10,5 Tổng 1000 Methionin 4,5 Khoáng 15 Betain 2 Threonine 1 Cholin 1 ADE 0,5 Muối 30 Crom 2 Tổng 755,5 7 Bảng 2.4: Thành phần thực liệu của heo nái Nái nuôi con Nái chửa Đậm đặc Thực liệu kg Thực liệu kg Thực liệu kg Đậu nành 150 Bánh tráng 200 Đậu nành 375 Bột cá 30 Cám gạo 300 Bột thịt 500 Bột thịt 20 Mì 200 Khoáng 30 Cám gạo 100 Bún cháo 145 DCP 240 Cháo bún 140 Bột cá 30 Muối 90 Bột đường 30 Đậm đặc 125 Lysin 10 Bánh tráng 100 Tổng 1000 Methionin 5 Muối nêm 5 ADE 1,5 Đậm đặc 30 Tổng 1251,5 Tổng 605 Nước uống: nước sử dụng cho heo được lấy từ giếng khoan, nước được bơm lên chứa trong bể sau đó theo hệ thống ống đến các núm uống ở các ô chuồng. 2.1.10. Chăm sóc và nuôi dưỡng Nái chửa: nái chửa được nuôi theo từng lồng cá thể và được nuôi bằng thức ăn của nái chửa. Nái vừa cai sữa được đưa lên chuồng cá thể, ngày cai sữa không cho ăn, ngày thứ 2 cho ăn khoảng 1 kgconngày, ngày thứ 3 thì cho ăn tự do để nái mau hồi phục thể trạng và mau lên giống. Nái ở giai đoạn 1 của quá trình mang thai được cho ăn từ 1,8 – 2,2 kgconngày tùy theo mức độ mập ốm. Ở giai đoạn 2 cho ăn tăng lên từ 0,9 – 1,3 kg tùy theo thể trạng của nái để cải thiện trọng lượng heo con sơ sinh. Nái đẻ: 7 – 10 ngày trước khi sinh, nái được đưa sang dãy nhà D và cho ăn thức ăn của nái đẻ. Lúc này nái được cho ăn tới 4 kg thức ănngày. Trong thức ăn của heo nái có trộn thêm “Making – Milk” có thành phần dinh dưỡng có trong 1 kg là: 8 Casein 30.000ng Iodine 27.00 – 3000ng Calcium 1,35 – 1,5 % Phospho 1 % Methionine 1 % Lysine 2 % Vitamin A 500.000 IU Vitamin D 600.000 IU Vitamin E 1.300 IU Vitamin B1 1.600 IU Vitamin B6 800 mg Vitamin B12 1000 mcg Cho heo nái ăn từ khi chuyển sang đến khi được 15 ngày sau khi đẻ. Đối với heo nái sau khi đẻ trong thức ăn còn trộn thêm “Tylan 40 SulfaG” chứa chủ yếu là Tylosin, cho ăn đến khi được 15 ngày sau khi đẻ. Heo nái trước khi chuyển sang được chích AD3E. Một ngày trước khi đẻ giảm khẩu phần ăn của nái xuống còn 2 kg thức ănnáingày. Nái đẻ ngày đầu tiên cho ăn ít, ngày thứ 2 cho ăn tăng dần và sau đó cho ăn theo nhu cầu của nái, khẩu phần ăn này được duy trì cho đến khi cai sữa. Heo con đẻ ra được lau sạch nhớt ở miệng, sau đó lăn bột, ủ ấm và cho bú sữa đầu. Sau 24 giờ bấm nanh và cắt đuôi. Heo con sau 3 ngày chích sắt và cho uống Baycox 5 % để phòng bệnh cầu trùng. Heo đực được thiến vào lúc 7 – 10 ngày tuổi, heo con cai sữa khi được 25 – 28 ngày tuổi. 2.1.11. Vệ sinh sát trùng Công nhân thuộc trại chăn nuôi trước khi vào trại phải tắm rửa sạch sẽ và thay đồ sạch, đi qua hố sát trùng có ở mỗi dãy chuồng. Công nhân làm ở dãy nào thì chỉ ở dãy đó, tránh đi lại qua các dãy chuồng khác sẽ làm tăng sự lây lan bệnh. Heo nái đẻ được vệ sinh bầu vú hàng ngày, đối với dãy chuồng của heo nái đẻ và heo con cai sữa thì sát trùng tuần 2 lần còn các dãy chuồng khác thì định kỳ sát trùng tuần 1 lần. Thuốc sát trùng thường được sử dụng là TH4 và Biocid. 9 2.1.12. Lịch chủng ngừa Ghi chú: T: tuần SC: dưới da DT: dịch tả th: tháng IM: bắp kháng sinh: ceftiofur sodium 2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH DỤC CỦA HEO NÁI 2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu Theo Võ Văn Ninh (2003), lần động dục đầu tiên thường có thể không rõ trên một số con, nhưng nói chung có ít trứng rụng, do đó người chăn nuôi chỉ ghi nhận để dễ phát hiện chu kỳ động dục sắp tới. 2.2.2. Thời gian mang thai Theo Võ Văn Ninh (1999), 21 ngày sau khi phối giống không thấy động dục trở lại xem như đã mang thai. Thời gian mang thai kéo dài từ 114 – 115 ngày. Nếu mang Loại heo Ngày tuổi Phòng bệnh Tên vaccin Nhà sản xuất Liều dùng Đường cấp Heo con theo mẹ 17 21 26 Mycoplasma Dịch tả Các bệnh đường hô hấp Respisure DT heo đông khô EXCENEL (kháng sinh) Pfizer NAVETCO Pfizer 2 ml 1 ml 2 ml IM IM,SC IM Heo cai sữa 47 54 Dịch tả FMD DT heo đông khô Aftopor NAVETCO Merial 1 ml 2 ml IM SC Heo nái tơ (trước đẻ) 5T 4T 3T 2T E.coli 1 FMD Aujeszky E.coli 2 Porcilis Aftopor PR VacPlus Porcilis Intervet Merial Pfizer Intervet 2 ml 2 ml 2 ml 2 ml IM IM IM IM Heo nái rạ (trước đẻ) 4T 3T 2T FMD Aujeszky E.coli Aftopor PR VacPlus Porcilis Merial Pfizer Intervet 2 ml 2 ml 2 ml IM IM IM Nái đẻ 2T 3T Parvovirus Dịch tả PR VacPlus DT heo đông khô Pfizer NAVETCO 2 ml 2 ml IM IM Nọc 6thlần 6thlần Dịch tả FMD DTheo đông khô Aftopor NAVETCO Merial 2 ml 2 ml IM IM 10 thai nhiều con có khả năng sinh từ ngày 113, nếu mang thai ít con có thể sinh từ ngày 114 – 118, nếu heo nái sinh sớm hơn ngày 108 thường heo con rất khó nuôi. Trên cùng một giống thời gian mang thai khác nhau theo từng lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng và tình trạng bệnh tật cũng ảnh hưởng đến thời gian mang thai (Nguyễn Văn Thành, 2000). 2.2.3. Sự sinh đẻ Theo Phạm Hữu Doanh (1995), heo nái chuẩn bị sinh thường có các biểu hiện đi đứng không yên, bồn chồn, lo lắng, kêu la. Xung quanh âm hộ sưng đỏ, tiết dịch nhày, bầu vú căng sữa. Heo nái thường sinh vào ban đêm và sinh nhiều con trong một lứa đẻ. Theo Nguyễn Văn Thành (2004), quá trình sinh đẻ diễn ra gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn chuẩn bị: cơ quan sinh dục sung huyết, mô liên kết nhũ tuyến và đường sinh dục cương lên, âm hộ trương mọng, các dây chằng giãn ra. Các biến đổi này là do tác động của estrogen. Heo mẹ sẽ có biểu hiện bồn chồn, kêu la, làm ổ… + Giai đoạn giãn tử cung: sự co thắt bắt đầu từ phần sừng tử cung, co thắt đẩy bào thai về hướng tử cung và đi vào âm đạo, đến âm môn. Tại đây bọc nước ối vỡ ra, thời gian này kéo dài nhiều giờ. + Giai đoạn trục thai: sự co thắt cơ tử cung và thành bụng vẫn tiếp tục cùng sự hỗ trợ của oxytoxin và relaxin làm giãn các dây chằng, nới rộng xương chậu và đường sinh dục để đẩy bào thai ra ngoài. Theo Trần Thị Dân (2003), sự sinh đẻ thường chia làm 3 giai đoạn: + Tử cung co bóp để đẩy thai và bọc nước đến cổ tử cung giai đoạn này kéo dài từ 2 – 12 giờ. + Giai đoạn trục bào thai khi cổ tử cung giãn ra. Một phần bào thai đi qua cổ tử cung vào âm đạo, đồng thời một hoặc cả hai bọc nước vỡ ra khơi mào cho phản xạ làm các cơ của thành bụng co bóp. Phản xạ co cơ bụng còn do sự hiện diện của một phần thân thể thú con trong âm đạo và trong âm môn thú mẹ. Co bóp của tử cung và của thành bụng đẩy bào thai đi ra. + Giai đoạn trục nhau thai, thường xảy ra ngay sau khi sinh. Thông thường, nhau thai được bài xuất ra ngoài một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh nhưng có thể đi kèm thú con hoặc trong vài trường hợp lại được tống ra trước bào thai. 11 2.3. MỘT SỐ CHỨNG VÀ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI SINH SẢN 2.3.1. Viêm tử cung Nguyễn Văn Thành (2002), viêm là phản ứng của cơ thể khi bị tổn thương. Viêm có nhiều biểu hiện, triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và rối loạn chức năng của cơ quan bị viêm. Đặc điểm của viêm tử cung là dịch viêm tiết ra nhiều và được chia thành các dạng sau: Dạng nhờn: là thể viêm nhẹ thường xuất hiện sau khi sinh 1 – 3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết nhiều dịch nhờn hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh. Thường sau vài ngày dịch tiết giảm dần và đặc lại, heo nái không sốt hoặc sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể dao động từ 39,5 – 400C, heo nái vẫn cho con bú bình thường. Thể viêm này ít ảnh hưởng đến sức khỏe của nái, đàn heo con vẫn phát triển bình thường. Nhưng nếu nuôi dưỡng chăm sóc không tốt, nó sẽ chuyển từ dạng viêm nhờn sang dạng viêm tử cung có mủ. Dịch viêm của heo mẹ rơi trên nền chuồng, heo con liếm phải dẫn đến tiêu chảy (tỷ lệ tiêu chảy có thể tăng cao), từ đó ảnh hưởng đến tăng trọng và sức sống của heo con. Dạng viêm mủ: là dạng viêm nặng, thường xuất hiện ở thú chịu đựng kém. Số lượng vi sinh vật nhiễm tăng cao, cũng có thể do viêm dạng nhờn kế phát. Heo nái thường sốt 40 – 410C, tăng hô hấp, khát nước, kém ăn và thường nằm nhiều. Nái rất mệt, ít cho con bú và rất hay đè con. Khoảng 8 – 10 giờ sau khi có triệu chứng trên, từ trong tử cung mủ sẽ chảy ra, lúc đầu dịch viêm lỏng, trắng đục sau dần dần chuyển sang nhày đặc, có khi lẫn máu, mùi rất hôi tanh và thường kéo dài 3 – 4 ngày. Sau đó, xuất hiện mủ đặc, dính vào âm hộ, thể viêm này nếu không can thiệp kịp thời nó sẽ chuyển sang thể viêm rất nặng. Heo kém ăn hoặc không ăn, sản lượng sữa giảm, thường kéo dài 2 – 4 ngày. Dạng viêm mủ lẫn máu: phản ứng viêm làm tổn thương mao mạch gây chảy máu, sốt ở nhiệt độ cao 40 – 410C, không ăn kéo dài, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, tăng tần số hô hấp, khát nước. Heo nái mệt mỏi hay nằm, kém phản ứng với tác động bên ngoài, đôi khi đè cả con. Heo nái có thể chết do nhiễm trùng máu, dịch viêm có mùi rất tanh. 12 2.3.2. Viêm vú Theo Phùng Thị Văn (2004), nguyên nhân viêm vú do kế phát viêm tử cung, sót nhau. Cơ thể bị nhiễm trùng huyết, do nhiễm trùng từ ngoài vào qua núm vú gây viêm. Do nái ăn nhiều chất đạm, khi đẻ nhiều sữa con bú không hết, sữa tích lại căng cứng gây viêm hoặc chỉ cho con bú một bên, hàng vú bên nền kia cứng sữa gây viêm. Theo Nguyễn Như Pho (1995), dạng viêm thường gặp nhất là viêm có mủ. Nguyên nhân gây viêm mủ thông thường nhất là trầy núm vú do sàn, nền chuồng bị nhám, vi trùng xâm nhập vào tuyến sữa. Hai loại vi trùng gây bệnh chính là Staphylococcus aureus và Streptococcus agalactiae. Các nguyên nhân khác gây viêm vú như: số con quá ít, không bú hết lượng sữa sản xuất, kế phát bệnh viêm tử cung dạng mủ, hoặc do kỹ thuật cạn sữa không hợp lý trong trường hợp cai sữa sớm. Nguyên nhân do chấn thương cơ học hoặc heo con bú không hết sữa, bệnh viêm vú chỉ xuất hiện trên một vài bầu vú. Trường hợp kế phát viêm tử cung hoặc cai sữa không hợp lý, viêm có thể nhiều bầu vú hoặc có khi toàn bộ vú viêm. Triệu chứng biểu hiện rõ tại bầu vú viêm với đặc điểm: bầu vú căng cứng, nóng đỏ, có nhiều biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu, sau 1 – 2 ngày có mủ. Tùy số lượng vú bị viêm, nái sẽ có biểu hiện khác nhau. Trong trường hợp chỉ vài bầu vú viêm, nái sốt nhẹ, ăn ít, lượng sữa giảm, nái ít cho con bú. Nếu nhiều bầu vú hoặc toàn bộ bầu vú viêm, nái sốt cao, bỏ ăn. Nếu được điều trị hợp lý, bệnh sẽ khỏi sau 3 – 4 ngày, việc điều trị không hợp lý sẽ làm xơ hóa và teo bầu vú, sản lượng sữa ở các kỳ sữa sau sẽ giảm. 2.3.3. Sót nhau Sau thời kỳ tống thai sẽ chuyển sang thời kỳ tống nhau thai (gồm có các giai đoạn chuẩn bị, bong nhau, tống nhau và tắc mạch). Khi thai đã được tống ra khỏi tử cung dưới tác dụng gây co bóp và co nhỏ tử cung của oxytocine (phân tiết từ tuyến não thùy sau). Trên các loài động vật, sau khi thai được tống ra qua một khoảng thời gian mà nhau vẫn chưa ra thì được gọi là hiện tượng sót nhau hay sát rau. Bệnh thường xảy ra trên các thú cao sản. Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng bong và tống nhau như: 13 Do tác động bên ngoài: thú thiếu vận động trong thời gian mang thai, thiếu chất dinh dưỡng nhất là các vitamin A, E, khoáng chất Ca, Mg hay Se, thú mẹ bị nhiễm các vi sinh vật gây sảy thai. Do tác động bên trong: thú mẹ đẻ non, sinh nhiều thai, viêm núm tử cung và núm nhau, sức rặn và co bóp của tử cung yếu, nước ối trong thai nhiều hơn bình thường. Sót nhau có thể một phần hay toàn phần: + Sót nhau một phần: thường lá nhau bị rách, quan sát lá nhau và ráp hai mí lại nếu các mạch máu trên lá nhau không liền với nhau thì có khả năng còn tồn một mảnh bên trong tử cung thú mẹ. Mảnh nhau còn sót có thể được tống ra theo những lần rặn đẻ heo con kế tiếp hoặc ra cùng với các lá nhau khác. Phần nhau còn sót lại sẽ bị thối rữa sau 1 2 ngày và tống ra ngoài có mùi hôi thối cùng với dịch nhờn tử cung có màu trắng xám, đôi khi có màu hồng nhạt. Nếu sót mảng nhau lớn hơn 13 lá nhau thì có thể thấy phần nhau thò ra ở âm đạo và cũng tự thối rữa tống ra 1 2 ngày sau. Những trường hợp tống ra chậm hơn 2 ngày thường gây ra cho gia súc dễ bị viêm nhiễm tử cung. Biểu hiện của sót nhau làm cho heo bị sốt, bỏ ăn, gây tái lạnh, sản dịch và nhau thai thối tống ra âm đạo dẫn đến viêm tử cung, mất sữa trong hội chứng MMA (Metritis, Mastitis, Agalactiae). + Sót nhau toàn phần: kiểm tra số con đẻ ra nhiều hơn số nhau tống ra. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp heo mẹ ăn lại nhau. Trong trường hợp này cần theo dõi triệu chứng toàn thân. 2.3.4. Viêm khớp Nguyên nhân: viêm khớp trên heo thường gặp nhất là trên heo con và cả trên heo trưởng thành. Khớp thường mắc bệnh nhất là khớp khuỷu chân, bệnh làm nhiễm trùng khớp và các mô xung quanh bởi vi khuẩn (Mycoplasma…). Ngoài ra, còn có sự tham gia của các yếu tố khác liên quan đến bệnh trên khớp như: sự mất cân bằng về dinh dưỡng hoặc thiếu chất (tỷ lệ CaP không cân xứng, thiếu vitamin D) chấn thương ở chân, thoái hóa xương hoặc có những thay đổi về khớp. (Đặng Hồng Dung, 2000). Viêm khớp do vi khuẩn: nhiều vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm của khớp như: Streptococcus, Staphylococcus, Haemophilus parasuis, Actinobacillus, bệnh dấu 14 son (Erysipelas),… những vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể bằng rốn hoặc vết thương ở da, chân,… sau đó phát triển và gây bệnh. + Do Streptococcus: Streptococcus gây viêm khớp trên heo ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra trên heo con từ 1 – 3 tuần tuổi và được xem là một phần của hội chứng yếu khớp kết hợp với viêm rốn. Mầm bệnh thường có ở dịch âm hộ, dịch đường hô hấp và trong sữa mẹ. Streptococcus suis có thể hiện diện trong hạch amygdale của thú khỏe. Các tác nhân viêm khớp này xâm nhập vào cơ thể bằng đường rốn, vết thương ở da và chân do nền chuồng nhám và gây trầy xước. Heo nhiễm bệnh có biểu hiện như rối loạn vận động, di chuyển khó khăn, khớp sưng to cứng hoặc có mủ và què, thú sụt cân, còi cọc… + Viêm khớp do bệnh dấu son (Erysipelas): bệnh xảy ra trên heo ở mọi lứa tuổi, có thể ở dạng cấp tính và mãn tính. Dạng mãn tính thường gây viêm khớp, viêm cơ tim và viêm van tim. Tác nhân gây bệnh là Erysipelothrix rhusiopathiae làm cho heo ủ rũ, thân nhiệt khoảng 40 410C, kém ăn, què, khó di chuyển. Heo bị viêm khớp thường nằm khó có thể đứng dậy, khớp sưng to, màng hoạt dịch mất màu và mô liên kết tăng sinh đáng kể, có thể lan rộng sang các dây chằng và gân bao bọc quanh khớp. Dịch khớp màu đỏ tới nâu và tăng số lượng. Phần sụn phủ đầu xương ở khớp có thể bị ăn mòn và hoại tử, có sự tăng sinh của xương xung quanh các bờ viền của khớp nên khớp không thể gập lại được. + Viêm khớp kết hợp với nhiễm trùng huyết: nhiễm trùng toàn thân với vi khuẩn Haemophillus parasuis và Actinobacillus suis thường có biểu hiện của viêm khớp. Các dấu hiệu chung của bệnh là gây viêm đa khớp, viêm màng bao tim, viêm màng treo ruột và bệnh lý trên các hạch lâm ba. Viêm khớp với biểu hiện tăng dịch, biến màu các khớp bệnh và viêm sưng các màng bọc quanh khớp. + Viêm khớp kết hợp với cắn đuôi: thường gặp trên heo con cai sữa và trên heo nuôi thịt, trong đó có Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Corynebacterium pyogenes tham gia. Đuôi bị thương nhiễm trực tiếp, sau đó lan rộng sang cột sống gây viêm khớp phần này hoặc gây viêm có mủ ở các hạch bạch huyết dưới đốt sống lưng. 15 Viêm khớp do Mycoplasma: Mycoplasma là tác nhân gây bệnh quan trọng hàng đầu gồm những loài: Mycoplasma hyosynoviae, Mycoplasma hyorhinis, Mycoplasma granularum và một số Mycoplasma khác cũng tham gia gây bệnh. Viêm khớp do Mycoplasma hyosynoviae: bệnh xảy ra trên mọi giống heo và dường như thường xuyên trên dòng heo nhiều nạc và yếu chân. Bệnh gây thoái hóa khớp có thể là tiền đề quan trọng cho bệnh phát triển, stress do di chuyển và thời tiết thay đổi là điều kiện sinh bệnh. Mycoplasma hyosynoviae thường hiện diện ở đường hô hấp trên, hạch amygdale của heo trưởng thành. Mycoplasma hyosynoviae không làm thay đổi gì ở màng bụng, màng phổi, màng bao tim của thú. Triệu chứng của viêm khớp xuất hiện bất ngờ, một số heo què làm chúng đi khập khiễng, khớp sưng to, kèm theo thân nhiệt hơi tăng. Viêm khớp do dinh dưỡng: dinh dưỡng góp phần khá lớn trong việc gây què cho heo, với sự góp mặt của vitamin A, D, Ca và P. Calci và phospho là thành phần cốt yếu trong quá trình tạo khung xương của thú. Nếu thú bị thiếu Calci gây nên còi xương, các khớp sưng to lên dẫn đến thú đi khập khiễng. Ngoài ra, các vitamin cũng góp phần trong việc tạo khung xương, trong đó vitamin D với vai trò là giữ lượng calci và phospho ở mức thích hợp cho sự khoáng hóa của xương và ngăn ngừa sự co giật do thiếu calci. Do vitamin D ảnh hưởng đến sự biến dưỡng calci và phospho, cho nên thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến khung xương của thú làm thú đi khập khiễng giống như triệu chứng thiếu calci và phospho. Vitamin A ngoài vai trò tác động đến niêm mạc và thị lực, nó còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và hoạt động thần kinh, thiếu vitamin A sẽ làm xương kém phát triển, các khớp bị đau nhức, thú đi lại khó khăn… Viêm khớp do yếu tố khác: nền chuồng ẩm ướt, trơn láng nên khi thú vận động đi lại trong chuồng dẫn đến trượt ngã gây chấn thương vùng khớp, hoặc nền chuồng quá nhám thú đi lại gây tổn thương vùng móng, còn ở heo con trong giai đoạn theo mẹ do tựa đầu gối xuống nền chuồng nhám dẫn đến trầy xước, do đó tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có sẵn trong nền chuồng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997). 16 2.3.5. Tiêu chảy Theo Võ Văn Ninh (2001), tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì nhu động của ruột diễn ra bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong lòng ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già chưa hấp thu được nước… tất cả đều bị tống ra hậu môn với thể lỏng hoặc sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể mất nhiều nước, mất nhiều các ion điện giải và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sản sinh ra, con vật suy nhược rất nhanh và có thể chết rất nhanh nếu là thú sơ sinh, gầy ốm, kém sức chịu đựng. Theo Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm (1998), tiêu chảy còn là tình trạng bệnh lý xảy ra trên các loài động vật với các đặc điểm gia tăng lượng phân thải, lượng nước trong phân và gia tăng số lần thải phân. Triệu chứng tiêu chảy xảy ra theo hai cơ chế: Tiêu chảy do các rối loạn chức năng ở đường ruột, rối loạn chức năng tiêu hóa – hấp thu và tiết dịch tiêu hóa: các đại phân tử không được phân giải hoặc được phân giải nhưng không hoàn toàn do thiếu các enzyme tiêu hóa hoặc có enzyme nhưng điều kiện môi trường không phù hợp cho hoạt động xúc tác phản ứng (độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme) thiếu những cầu vận chuyển dưỡng chất từ lòng ruột vào trong tế bào niêm mạc. Rối loạn nhu động ruột: nhu động của ruột được hình thành do những co thắt của những tế bào cơ trơn ở thành ruột. Trong điều kiện bình thường, nhu động ruột lan truyền bắt đầu từ đoạn ruột tiếp nối với hạ vị giảm dần xung động sang ruột già. Sự nhu động của ruột giúp cho thức ăn di chuyển dọc theo đường ống tiêu hoá, tạo điều kiện cho dưỡng chất tiếp xúc với enzyme tiêu hóa và giúp cho các phần tử đơn giản được hấp thu dần dần vào máu. Vì vậy, khi nhu động ruột tăng hoặc giảm sẽ có ảnh hưởng đến tiến trình hấp thu và phần dưỡng chất tồn lưu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển gây ra tiêu chảy. Tiêu chảy do tổn thương lớp niêm mạc ruột: niêm mạc ruột non tạo thành những nếp gấp lồi vào trong ruột (gọi là van ruột), cấu trúc này giúp cho diện tích của niêm mạc tăng lên gấp 2 – 3 lần, phần trên niêm mạc được phủ bởi lớp nhung mao, cấu tạo bởi lớp tế bào biểu mô trụ đơn gồm 3 loại: tế bào mầm khía, tế bào hình đài, tế 17 bào ưa chrome và ưa bạc nằm trên đỉnh của nhung mao có khả năng phân tiết serotonin, có tính kích thích thần kinh làm co mạch và tăng huyết áp. Vì vậy, những tổn thương ở lớp niêm mạc gây nên những xung động và dẫn truyền đến hệ thần kinh sẽ kích thích sự co thắt lớp cơ trơn, gây tăng nhu động ruột, tăng bài tiết nước và chất điện giải, làm giảm hấp thu dưỡng chất… dẫn đến tiêu chảy. Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tuổi con vật có ý nghĩa phán đoán nguyên nhân. Bệnh rất thường gặp trên heo cai sữa, heo con theo mẹ, thỉnh thoảng gặp trên heo nuôi vỗ béo, heo nái. Các nguyên nhân gây bệnh cho heo thường là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột hoặc các nguyên nhân khác như: ẩm độ chuồng nuôi quá cao, háu ăn, chất lượng sữa mẹ thay đổi đột ngột, stress hoặc thay đổi khẩu phần ăn cho heo con một cách đột ngột, thức ăn có nấm mốc và chất độc, khẩu phần ăn quá mặn hoặc thiếu các sinh tố nhóm B hoặc không cân đối CaP, heo mẹ bệnh. Theo Võ Văn Ninh (2001), biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là ổn định môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc đàn heo, hạn chế tối đa sự biến đổi không thuận lợi cho sinh lý cơ thể heo. Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên sẽ có tác dụng hạ đến mức thấp một số vi sinh vật gây bệnh đường ruột nhờ đó có thể đỡ hao tổn phương tiện phòng thủ và thuốc trị liệu sớm có hiệu lực với liều dùng vừa phải. 2.3.6. Sốt Nếu như phản ứng viêm được coi là phản ứng cục bộ đối với thương tích, thì phản ứng sốt là phản ứng toàn bộ của cơ thể để đối phó lại với mầm bệnh (Nguyễn Như Pho, 2000). Theo Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm (1998), sốt là một hiện tượng sinh học biểu hiện tình trạng của cơ thể khi bị rối loạn giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt, hiện tượng sốt được ghi nhận khi thân nhiệt gia tăng ≥ 10C và không trở lại hằng số sinh lý bình thường. Đồng thời, phản ứng sốt còn biểu hiện sự đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố có hại thường là do tác nhân từ bên ngoài như sự nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học. Ngoài ra, sốt còn là phản ứng phản vệ của cơ thể động vật, thể hiện sự đề kháng lại đối với các tác nhân gây bệnh. Sốt có thể tạo ra những điểm lợi và gây ra những biểu hiện xấu cho cơ thể: 18 Điểm lợi: tăng cường các hệ thống phòng vệ của cơ thể, tăng các phản ứng chuyển hóa, tăng sự hoạt động của gan trong việc loại thải và hóa giải độc chất. Biểu hiện xấu: trạng thái cơ thể bị suy yếu, giảm trọng, khả năng sản suất giảm. Thần kinh bị kích thích nên mệt mỏi lười vận động, bài tiết mồ hôi tăng đưa đến việc thiếu hụt chất điện giải. Rối loạn cân bằng hệ thống đệm trong mô bào, trong máu do các sản phẩm biến dưỡng như thể ketone. Theo Nguyễn Văn Khanh (2004), sốt do các nguyên nhân sau: Do nhiễm khuẩn: là một nguyên nhân phổ biến nhất, phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm virus đều có sốt. Trong trường hợp nhiễm khuẩn thì chủ yếu là độc tố của vi khuẩn tác động lên trung tâm điều hòa nhiệt. Không do nhiễm khuẩn: có nhiều loại như: + Protid lạ: có hai loại protid lạ từ ngoài đưa vào như đưa các protid lạ gây sốt để điều trị bệnh, còn lại protid nội sinh do sản phẩm hủy hoại đạm của cơ thể như xuất huyết nội, hoại tử tổ chức (bỏng, gãy xương, dung huyết, hủy hoại bạch cầu). + Muối: có thể gây sốt như tiêm muối vào dưới da hay bắp thịt đều gây sốt, có lẽ do muối làm hủy hoại mô và gây sốt. + Thuốc: một số thuốc có tác dụng kích thích sinh nhiệt như: thyroxin, số khác lại có tác dụng ức chế thải nhiệt như: cafein, adrenalin, phenamin… + Thần kinh: sốt do tổn thương hệ thần kinh như u não, chảy máu não. Tuy phân làm hai loại nguyên nhân như trên, nhưng trong thực tế thì các nguyên nhân gây sốt thường phối hợp với nhau. Chẳng hạn, vi khuẩn là yếu tố bên ngoài thì làm hủy hoại tổ chức lại tạo ra các protid nội sinh. Cả hai đều làm rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt và gây sốt. Sự hiện diện triệu chứng bệnh lý trên cá thể động vật rất đa dạng đối với hiện tượng sốt. Thú thường có biểu hiện ủ rũ, kém ăn, bỏ ăn, mệt mỏi, run, tăng tuần hoàn máu, nhịp tim tăng, có thể gây ra tình trạng suy tim hoặc trụy tim, gây chết cấp tính. Thú thở sâu, ức chế sự tiết dịch tiêu hóa gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón. Hệ tiết niệu rối loạn có biểu hiện tiểu ít, nước tiểu có chất nhầy, có thể có những cặn bệnh lý. 2.3.7. Bỏ ăn Theo Võ Văn Ninh (2001), heo là động vật rất háu ăn, khi đói chỉ cần ngửi mùi cám là vùng dậy chồm lên tường chuồng kêu rống đòi ăn, một khi heo mất đi tập quán 19 thèm ăn là có sự không bình thường trong cơ thể (ngoại trừ nái đang động dục, đực giống đã phát hiện thấy heo cái đang động dục không háu ăn hoặc bỏ ăn). Dấu hiệu bỏ ăn là dấu hiệu đầu tiên cho biết heo cai sữa và heo lứa có bệnh. Đối với nái mới cai sữa còn có thể nhớ con nên lơi ăn nhưng sau đó rất háu ăn, nhất là sau khi phối giống xong. Nái bỏ ăn, lơi ăn là dấu hiệu báo bệnh hoặc tình trạng bất thường, cần phải quan tâm tìm căn nguyên của bệnh hoặc sự bất thường. Tuy nhiên, thay đổi khẩu phần và hương vị thức ăn đột ngột nên nái không quen ăn sẽ bỏ ăn. Trong trường hợp này cần phải trộn thức ăn cũ với thức ăn mới và dần dần thay đổi loại thức ăn cũ thành thức ăn mới chứ không nên thay đổi đột ngột. Cách cho ăn thay đổi cũng làm cho nái bỏ ăn. Trong trường hợp này có thể phân biệt với trạng thái bệnh ở chỗ nái sẽ ủi phá thức ăn vung vãi hoặc tìm thức ăn thích hợp, còn heo bệnh chỉ ngửi thức ăn rồi bỏ đi, dáng đi mệt nhọc uể oải không nhanh nhẩu, gặm phá kêu rên đòi thức ăn khác. Nái què, sưng khớp không dậy đến máng ăn được và nái mới đẻ mệt do mất nhiều năng lượng nên bắp cơ yếu, đi đứng mệt nhọc có thể không đứng dậy đến máng ăn được nên rất dễ lầm với bỏ ăn do bệnh. 2.3.8. Đau móng trên heo Các tổn thương trên móng dẫn đến heo tăng trưởng chậm, tỷ lệ loại thải cao và đi đứng khó khăn. Các bệnh về móng thường có liên quan đến điều kiện vệ sinh, cấu trúc nền chuồng và chế độ dinh dưỡng. Do dinh dưỡng: trong đó có sự góp mặt của Biotine (Vitamin H). Biotine tham gia vào hệ thống enzyme, là một chất cần thiết cho nhu cầu sống của cơ thể, nó tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, mỡ và protein. Nếu thiếu Biotine sẽ gây chậm lớn, giảm tính thèm ăn, da lông xù xì, khô, đổi màu, nứt mũi và móng chân, khả năng sinh sản kém, thai dị hình… Do virus: một số virus thuộc họ Picornaviridae gây viêm móng trên heo, đặc trưng nhất là giống Apthovirus, kế đến là giống Enterovirus gây bệnh bọng nước ở heo. Chúng xâm nhập vào cơ thể gây cho thú triệu chứng sốt, xuất hiện nhiều bọng nước ở lưỡi, nướu răng, mõm, vú và xung quanh vành móng có mủ gây nên long móng làm cho thú đi khập khiễng. Đối với heo bị nhiễm virus này rất nguy hiểm vì chúng có sự lây lan mạnh, lây truyền trực tiếp từ thú bệnh sang thú khoẻ hoặc qua vật chủ trung gian như: người, ruồi, muỗi, thức ăn và chất thải. 20 Ngoài ra nếu trọng lượng của heo nái quá lớn sẽ làm thú đi đứng khó khăn trong thời gian mang thai do trọng lượng dồn lên các chân, làm cho thú đi đứng khó khăn và gặp phải nền chuồng nhám gây tổn thương vùng móng từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào và gây bệnh (Bùi Văn Định, 2005). 2.4. SINH LÝ BỆNH VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ 2.4.1. Cơ chế gây tiêu chảy Tiêu chảy có thể phát sinh bởi vài hoặc phối hợp của 4 cơ chế sau: +) Thú non ăn quá nhiều sữa hoặc chất thay thế sữa khi ấy tiêu chảy do hấp thu kém. Khi lactose không được tiêu hóa ở ruột non và bị lên men ở ruột già thì hệ thống đệm ở ruột già không thể đủ để trung hòa acid. Do đó, pH trong ruột già giảm làm mất khả năng hấp thu nước, kết quả là thú bị tiêu chảy. +) Giảm diện tích hấp thu ở ruột non: tiêu chảy do thay đổi tính thẩm thấu khi ấy tiêu hóa và hấp thu đều kém, chẳng hạn như virus gây viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) làm nhung mao ruột bất dưỡng hậu quả đưa đến tiêu chảy. Tiêu chảy do tiêu hóa hay hấp thu kém có thể giảm đi nếu cho thú nhịn đói. +) Tiêu chảy sẽ trầm trọng hơn khi áp lực thẩm thấu trong ruột tăng lên do phân tiết các ion theo cơ chế tích cực. Tình trạng này gọi là tiêu chảy do phân tiết nhiều. Các chủng E.coli tiết độc tố đường ruột là nguyên nhân thường gặp của loại tiêu chảy này. +) Tăng tính thấm của đường ruột cũng có thể gây tiêu chảy. Tăng tính thấm thường xảy ra trong các trường hợp mà hiện tượng viêm làm tổn thương tế bào ruột gây mất tính hợp nhất của mối nối giữa các tế bào và gia tăng áp lực của lớp đệm trong thành ruột. 2.4.2. Các nguyên nhân gây tiêu chảy Tiêu chảy là hiện tượng thú thải phân với số lần và số lượng trong ngày lớn hơn mức bình thường, đồng thời hàm lượng nước trong phân cũng tăng hơn bình thường. Nguyên nhân tiêu chảy trên heo con rất đa dạng, có thể chia làm 3 nhóm: tiêu chảy do đặc điểm của bộ máy tiêu hóa, do cảm nhiễm vi sinh vật và tiêu chảy do các yếu tố ngoại cảnh tác động vào. 21 Do đặc điểm của bộ máy tiêu hóa: heo con mới sinh bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, khả năng tiết acid chlohydric rất ít không đủ làm tăng độ toan của dạ dày. Do vậy, vi khẩn bất lợi có điều kiện xâm nhập và phát triển trong đường tiêu hóa và sự phân tiết các men tiêu hóa ở dạ dày và ruột non cũng rất kém chỉ đủ tiêu hóa các loại thức ăn đơn giản như sữa. Do cảm nhiễm vi sinh vật Theo Nguyễn Như Pho (2001), một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ở heo gây bệnh tiêu chảy như: viêm dạ dày ruột truyền nhiễm do Coronavirus, tiêu chảy do Rotavirus, Clostridium perfringens type A và type C, E.coli, Salmonella spp, Treponema hyodysenteriae, Camphylobacter coli, Isospora suis. Do các yếu tố ngoại cảnh Không cho heo con bú sữa đầu đầy đủ. Không úm cho heo con hoặc úm không đúng cách làm cho heo con bị lạnh, hệ thống tiêu hóa hoạt động yếu, giảm nhu động ruột, giảm phân tiết dịch tiêu hóa dẫn đến tình trạng không tiêu, viêm ruột, tiêu chảy. Không cấp sắt cho heo con. Do heo mẹ mắc hội chứng M.M.A Điều kiện vệ sinh kém. 2.4.3. Cách phòng trị Hội chứng tiêu chảy thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở heo con với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. +) Phòng Vệ sinh phòng bệnh Giữ chuồng trại khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, thức ăn nước uống phải thật vệ sinh. Cho heo tập ăn sớm ngày từ 6 7 ngày tuổi bằng thức ăn dễ tiêu, mỗi lần ăn một ít, không nên cho ăn quá no. Đảm bảo khẩu phần ăn cho heo mẹ trong giai đoạn mang thai và nuôi con. Sát trùng chuồng trại hàng ngày hoặc sát trùng định kỳ bằng thuốc sát trùng an toàn không gây độc hại cho thú nuôi. Bổ sung vào thức ăn các sản phẩm probiotic như: Lactobacillus, Bacillus, Saccharomyces. Các acid hữu cơ như: acid formic, fumaric, lactic, propionic, citric và phosphoric. 22 +) Điều trị Cách ly những heo tiêu chảy nặng Tiêu chảy do virus không có thuốc đặc trị, chỉ sử dụng vaccin tiêm phòng. Tăng sức đề kháng bằng thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, trợ sức cho thú, cung cấp nước đầy đủ, cân bằng điện giải, bảo vệ niêm mạc ruột. Chích thêm các kháng sinh để tiêu diệt vi trùng cơ hội. 2.5. LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Huỳnh Trần Đạt (2005), khảo sát bệnh viêm tử cung, viêm vú của heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi heo Hưng Việt thời gian từ ngày 3004 đến 300805 kết quả cho thấy: tỷ lệ viêm tử cung là 8,89%, viêm vú là 0%, tỷ lệ ngày con tiêu chảy của nhóm nái viêm tử cung dạng mủ là 19,33%. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ở nái viêm tử cung dạng nhờn là 4,47 kgcon, dạng mủ là 4,47 kgcon, nhóm nái bình thường là 6,25 kgcon. Nguyễn Văn Trung (2005), khảo sát chứng viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long từ ngày 011104 đến 010305 kết quả cho thấy tỷ lệ viêm tử cung là 22,17%, viêm vú là 0,94%. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất ở nhóm nái viêm tử cung là 12,74%. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ở nái viêm tử cung dạng nhờn là 6,6 kgcon, dạng mủ là 6,5 kgcon, nhóm nái viêm vú là 6,5 kgcon và nhóm nái bình thường là 6,7 kgcon. Trần Thị Mỹ Phúc (2005), khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long từ 2504 đến 250805 kết quả cho thấy tỷ lệ ngày con tiêu chảy là 12,60%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 0,81%, tỷ lệ chết do nguyên nhân khác là 4,07%. Trọng lượng bình quân lúc cai sữa là 6,77kg. Trần Hoàng Nghĩa (2005), khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại xí nghiệp chăn nuôi heo Chợ Gạo từ 2502 đến 250605. Kết quả cho thấy tỷ lệ ngày con tiêu chảy là 7,65%, tỷ lệ chết do tiêu chảy không có, tỷ lệ chết do nguyên nhân khác là 5,37%, trọng lượng bình quân lúc cai sữa là 6,89kg và thời gian điều trị trung bình là 2,03 ngày. 23 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát Đề tài được thực hiện từ ngày 220407 đến ngày 220807. Địa điểm: trại chăn nuôi heo Phước Hiệp – xã Phước Hiệp huyện Củ Chi 3.2. Đối tượng khảo sát Heo nái sinh sản 83 con ở các lứa đẻ 1, 2, 3 và ≥ 4 và 756 heo con thuộc các nhóm nái khảo sát. 3.3. Nội dung khảo sát Khảo sát các bệnh của heo nái khi sinh và sau khi sinh. Khảo sát tiêu chảy trên heo con theo mẹ ở nhóm nái khảo sát. Theo dõi hiệu quả điều trị. 3.4. Dụng cụ khảo sát Cân đồng hồ Nhiệt k

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH TRÊN HEO NÁI SINH SẢN VÀ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI

CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC HIỆP

Họ và tên sinh viên : BÙI VĂN CƯỜNG Ngành : Thú Y

Niên khóa : 2002-2007

Tháng 11/2007

Trang 2

KHẢO SÁT BỆNH TRÊN HEO NÁI SINH SẢN VÀ TIÊU CHẢY TRÊN

HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC HIỆP

Tác giả

BÙI VĂN CƯỜNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Bác Sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:

ThS NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 11 năm 2007

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Mãi mãi khắc ghi:

Công ơn sinh thành dưỡng dục của Ba Mẹ và Bác là người đã tạo mọi điều kiện và

giúp đỡ con có được như ngày hôm nay

Xin chân thành cảm ơn đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Nội Dược cùng toàn thể quý thầy

cô đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học tập tại trường

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

Thạc Sĩ: Nguyễn Văn Phát đã tận tình hướng dẫn truyền đạt những kiến thức,

kinh nghiệm quí báu và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và

bảo vệ luận văn

Chân thành cảm ơn:

Ban giám đốc, phòng kỹ thuật cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trại

heo Phước Hiệp đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian

thực tập tốt nghiệp

Cảm ơn tất cả các bạn lớp Thú Y19 đã động viên, chia sẻ những khó khăn trong

suốt thời gian học tập

Bùi Văn Cường

Trang 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài được tiến hành từ ngày 22/04/07 đến ngày 22/08/07 tại trại chăn nuôi heo

Phước Hiệp với mục đích khảo sát bệnh trên heo nái sinh sản và tiêu chảy trên heo con

theo mẹ

Qua khảo sát 83 nái sau khi sinh chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:

Tỷ lệ nái mắc bệnh là 59,03 % Trong đó, viêm tử cung là 31,32 %, sốt bỏ ăn là

21,68 %, đẻ khó và tiêu chảy là 7,23 %, viêm vú và bệnh trên móng (4,82 %) còn lại là

sót nhau 1,20 %

Tỷ lệ heo nái đẻ khó cao nhất ở lứa 1 (16%) và ở lứa 2 là 5,89%, ở lứa 3 và ≥ 4

không có trường hợp nào đẻ khó

Tỷ lệ viêm tử cung cao nhất ở lứa 2 (38,23 %) và thấp nhất ở lứa 3 (14,28 %)

Tỷ lệ lên giống lại sau cai sữa nhóm nái không bệnh là 91,17 %, nhóm nái sốt +

bỏ ăn là 88,88%, đẻ khó và tiêu chảy là 83,33%, viêm tử cung là 76,92%, viêm vú là

Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa của nhóm nái không viêm đường sinh dục

là cao nhất chiếm tỷ lệ (78,6%) thấp nhất là nhóm nái viêm vú (52,38%)

Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ở nhóm nái viêm vú và viêm tử cung là

4,4 kg/con, nhóm nái viêm tử cung là 5,23 kg/con, viêm vú là 4,72 kg/con và nhóm nái

không viêm đường sinh dục là 5,12 kg/con

Tỷ lệ chết do tiêu chảy là 3,04% và chết do nguyên nhân khác là 12,43%

Thời gian điều trị khỏi tiêu chảy trung bình là 1,75 ngày

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các bảng vii

Danh sách các biểu đồ viii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1

1.2.1 Mục đích 1

1.2.2 Yêu cầu 1

Chương 2 TỔNG QUAN 2

2.1.1 Vị trí trại chăn nuôi 2

2.1.2 Quá trình hình thành trại 2

2.1.3 Nhiệm vụ của trại 2

2.1.4 Cơ cấu tổ chức 2

2.1.5 Sơ đồ trại chăn nuôi 3

2.1.6 Kiểu chuồng 4

2.1.7 Cơ cấu đàn 4

2.1.8 Con giống 5

2.1.9 Thức ăn và nước uống 5

2.1.10 Chăm sóc và nuôi dưỡng 7

2.1.11 Vệ sinh sát trùng 8

2.1.12 Lịch chủng ngừa 9

2.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH DỤC CỦA HEO NÁI 9

2.2.1 Tuổi phối giống lần đầu 9

2.2.2 Thời gian mang thai 9

2.2.3 Sự sinh đẻ 10

Trang 6

2.3.1 Viêm tử cung 11

2.3.2 Viêm vú 12

2.3.3 Sót nhau 12

2.3.4 Viêm khớp 13

2.3.5 Tiêu chảy 16

2.3.6 Sốt 17

2.3.7 Bỏ ăn 18

2.3.8 Đau móng trên heo 19

2.4 SINH LÝ BỆNH VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ 20

2.4.1 Cơ chế gây tiêu chảy 20

2.4.2 Các nguyên nhân gây tiêu chảy 20

2.4.3 Cách phòng trị 21

2.5 LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 22

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 23

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát 23

3.2 Đối tượng khảo sát 23

3.3 Nội dung khảo sát 23

3.4 Dụng cụ khảo sát 23

3.5 Phương pháp tiến hành 23

3.6 Các chỉ tiêu theo dõi 24

3.6.1 Các chỉ tiêu trên heo nái sinh sản 24

3.6.2 Các chỉ tiêu theo dõi trên heo con theo mẹ 24

3.7 Phương pháp xử lý số liệu 25

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 KHẢO SÁT BỆNH TRÊN NÁI SINH SẢN 26

4.1.1 Tỷ lệ các ca bệnh trên tổng số nái khảo sát 26

4.1.2 Tỷ lệ các ca bệnh xảy ra theo lứa đẻ 27

4.1.3 Tỷ lệ heo nái đẻ khó theo lứa 28

4.1.4 Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú theo lứa đẻ 29

4.1.5 Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa 31

Trang 7

4.1.6 Kết quả điều trị 32

4.2 TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ 34

4.2.1 Số heo con sơ sinh trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ 34

4.2.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo con theo từng nhóm nái (%) 35

4.2.3 Tỷ lệ chết do tiêu chảy và chết do nguyên nhân khác 37

4.2.4 Thời gian điều trị 38

4.2.5 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo từng nhóm nái 40

4.2.6 Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa theo từng nhóm nái 41

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43

5.1 KẾT LUẬN 43

5.2 ĐỀ NGHỊ 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 47

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của heo tập ăn 5

Bảng 2.2: Thành phần thực liệu của heo từ 7 – 15 kg, 15 – 30 kg 6

Bảng 2.3: Thành phần thực liệu của heo thịt 6

Bảng 2.4: Thành phần thực liệu của heo nái 7

Bảng 4.1: Tỷ lệ các ca bệnh trên tổng số nái khảo sát 26

Bảng 4.2: Tỷ lệ các ca bệnh xảy ra theo lứa đẻ 27

Bảng 4.3: Tỷ lệ heo nái đẻ khó theo lứa 28

Bảng 4.4: Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú theo lứa đẻ 29

Bảng 4.5: Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa 31

Bảng 4.6: Kết quả điều trị 32

Bảng 4.7: Số heo con sơ sinh trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ 34

Bảng 4.8: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 35

Bảng 4.9: Tỷ lệ chết do tiêu chảy và chết do nguyên nhân khác 37

Bảng 4.10: Thời gian điều trị khỏi tiêu chảy trung bình 38

Bảng 4.11: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo từng nhóm nái 40

Bảng 4.12: Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa theo từng nhóm nái 41

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ các ca bệnh trên tổng số nái khảo sát 26

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ heo nái đẻ khó theo lứa 28

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ viêm vú, viêm tử cung theo lứa đẻ 30

Biểu đồ 4.4: Kết quả điều trị 33

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 35

Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ chết do tiêu chảy và chết do nguyên nhân khác 37

Biểu đồ 4.7: Thời gian điều trị khỏi tiêu chảy trung bình 39

Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa theo từng nhóm nái 41

Trang 10

Để năng suất và số lượng đầu heo tăng thì ngoài việc cải tiến về con giống và

kỹ thuật nuôi, việc phòng chống bệnh trên heo cũng rất quan trọng Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái Những bệnh thường xảy ra trong thời gian sinh sản và nuôi con như: viêm tử cung, viêm vú, mất sữa…bệnh do vi khuẩn và virus là yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh trên heo con theo mẹ, giảm số lượng heo con cai sữa Ngoài ra, bệnh viêm vú và viêm tử cung cũng liên quan mật thiết đến tiêu chảy trên heo con theo mẹ Tiêu chảy trên heo con theo mẹ cũng là một trong những vấn đề lo ngại hàng đầu của nhà chăn nuôi vì nó làm giảm khả năng tăng trưởng, trọng lượng cai sữa thấp, tỷ lệ còi cọc tăng từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi heo

Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự đồng ý của bộ môn Nội Dược, khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng

dẫn của Thạc Sĩ Nguyễn Văn Phát chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “khảo sát bệnh trên heo nái sinh sản và tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi heo Phước Hiệp”

Trang 11

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1 Mục đích

Tìm hiểu những bệnh xảy ra trong lúc sinh sản và nuôi con của heo nái

Tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ

1.2.2 Yêu cầu

Khảo sát tỷ lệ các bệnh sinh sản của heo nái lúc sinh và nuôi con theo lứa đẻ Khảo sát tiêu chảy trên heo con theo mẹ, ghi nhận số ngày con tiêu chảy, số heo con chết do tiêu chảy và chết do nguyên nhân khác

Ghi nhận phương pháp điều trị và kết quả điều trị

Trang 12

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO

Trại được chia thành hai khu vực:

Khu vực 1: được dùng để chăn nuôi heo nái và heo cai sữa

Khu vực 2: được dùng để chăn nuôi heo thịt

Trại được bố trí xây dựng ở giữa khu đất, xung quanh trại được bao bọc bằng lưới B40, có một cổng duy nhất để vào trại Trại có một xưởng chế biến thức ăn để cung cấp cho toàn bộ heo nuôi trong trại Xưởng này được bố trí ở gần cổng, kế đến là khu vực 2, khu vực 1 được bố trí phía sau cùng

2.1.1 Vị trí trại chăn nuôi

Trại nằm cách quốc lộ 22 khoảng 2km, thuộc xã Phước Hiệp- huyện Củ Chi

2.1.2 Quá trình hình thành trại

Trại được hình thành năm 1984 với quy mô khoảng 20 nái sau đó tăng dần và đạt đến 437 nái vào năm 2006

2.1.3 Nhiệm vụ của trại

Mục đích và nhiệm vụ của trại là phát triển quy mô chăn nuôi, sản xuất heo thịt

và sản xuất con giống

Tổ heo sinh sản 5 người

Tổ heo nọc, nái khô và hậu bị 1 người

Tổ nái chửa 2 người

Trang 13

2.1.5 Sơ đồ trại chăn nuôi

Khu Vực

Trang 14

Tổ heo cai sữa 1 người

Dãy nhà C: nuôi heo nái chửa, có tất cả 296 lồng, chia làm 4 dãy, lợp tole 2 mái

có hệ thống phun sương trên nóc

Dãy nhà D: nuôi heo nái nuôi con và heo nái chờ đẻ có tất cả 108 lồng Trong

đó có 81 chuồng lồng bằng sàn, diện tích mỗi lồng 2 x 1,8 m, sàn cách mặt đất 0,3- 0,4

m, toàn bộ sàn chuồng đều bằng sàn sắt, mỗi lồng được trang bị một đèn tròn để úm heo con và 27 ô chuồng để nuôi heo chờ đẻ, diện tích mỗi ô 2 x 2,2 m Lợp tole 2 mái,

có hệ thống phun sương trên nóc, dọc 2 bên chuồng có rèm che Bên trong có hệ thống quạt gió

Dãy nhà E: nuôi heo cai sữa, có 31 lồng, diện tích mỗi ô chuồng 2 x 5 m, sàn cách nền 0,5 m và có 4 ô chuồng nền có diện tích 5 x 5 m Dãy nhà E được chia làm hai dãy, lợp tole 2 mái, có hệ thống phun sương trên nóc, có rèm che

Khu vực 2: được dùng để chăn nuôi heo thịt, có tất cả 37 ô chuồng Diện tích mỗi ô từ 5 x 7 m/ô chuồng đến 10 x 12 m/ô chuồng, nền xi măng, lợp tole 2 mái, có hệ thống phun sương trên nóc, có rèm che

2.1.7 Cơ cấu đàn

Tổng đàn heo của trại Phước Hiệp tính đến ngày 07/05/07 là 2698 con

Trong đó: Heo con theo mẹ 409 con

Heo cai sữa 684 con

Heo hậu bị 26 con

Trang 15

Nọc hậu bị 2 con Nọc làm việc 7 con

2.1.8 Con giống

Trại đang sử dụng heo nái lai hai máu, Yorkshire (Y) - Landrace (L), LY và nái lai 3 máu Heo nọc được sử dụng các giống Duroc, Pietrain, Pi + Du, Landrace Nái hiện đang được thụ tinh nhân tạo từ các nọc của trại

2.1.9 Thức ăn và nước uống

Về thức ăn: sử dụng thức ăn tự cung cấp của trại phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của heo Đối với heo con tập ăn thì cho ăn thức ăn dạng viên Trong một bao

25 kg có các thành phần dinh dưỡng được ghi trong bảng 2.1

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của heo tập ăn

Protein thô min 21,00 %

Lysine min 1,45 %

Béo thô min 4,00 %

Xơ thô max 2,75 %

Calcium min- max 0,5- 1 %

Trang 16

Bảng 2.2: Thành phần thực liệu của heo từ 7 – 15 kg, 15 – 30 kg

Bảng 2.3: Thành phần thực liệu của heo thịt

Trang 17

Bảng 2.4: Thành phần thực liệu của heo nái

Thực liệu kg Thực liệu kg Thực liệu kg

2.1.10 Chăm sóc và nuôi dưỡng

Nái chửa: nái chửa được nuôi theo từng lồng cá thể và được nuôi bằng thức ăn của nái chửa Nái vừa cai sữa được đưa lên chuồng cá thể, ngày cai sữa không cho ăn, ngày thứ 2 cho ăn khoảng 1 kg/con/ngày, ngày thứ 3 thì cho ăn tự do để nái mau hồi phục thể trạng và mau lên giống Nái ở giai đoạn 1 của quá trình mang thai được cho

ăn từ 1,8 – 2,2 kg/con/ngày tùy theo mức độ mập ốm Ở giai đoạn 2 cho ăn tăng lên từ 0,9 – 1,3 kg tùy theo thể trạng của nái để cải thiện trọng lượng heo con sơ sinh

Nái đẻ: 7 – 10 ngày trước khi sinh, nái được đưa sang dãy nhà D và cho ăn thức

ăn của nái đẻ Lúc này nái được cho ăn tới 4 kg thức ăn/ngày Trong thức ăn của heo nái có trộn thêm “Making – Milk” có thành phần dinh dưỡng có trong 1 kg là:

Trang 18

Cho heo nái ăn từ khi chuyển sang đến khi được 15 ngày sau khi đẻ Đối với heo nái sau khi đẻ trong thức ăn còn trộn thêm “Tylan 40 Sulfa-G” chứa chủ yếu là Tylosin, cho ăn đến khi được 15 ngày sau khi đẻ Heo nái trước khi chuyển sang được chích AD3E Một ngày trước khi đẻ giảm khẩu phần ăn của nái xuống còn 2 kg thức ăn/nái/ngày Nái đẻ ngày đầu tiên cho ăn ít, ngày thứ 2 cho ăn tăng dần và sau đó cho

ăn theo nhu cầu của nái, khẩu phần ăn này được duy trì cho đến khi cai sữa Heo con

đẻ ra được lau sạch nhớt ở miệng, sau đó lăn bột, ủ ấm và cho bú sữa đầu Sau 24 giờ bấm nanh và cắt đuôi Heo con sau 3 ngày chích sắt và cho uống Baycox 5 % để phòng bệnh cầu trùng Heo đực được thiến vào lúc 7 – 10 ngày tuổi, heo con cai sữa khi được 25 – 28 ngày tuổi

2.1.11 Vệ sinh sát trùng

Công nhân thuộc trại chăn nuôi trước khi vào trại phải tắm rửa sạch sẽ và thay

đồ sạch, đi qua hố sát trùng có ở mỗi dãy chuồng Công nhân làm ở dãy nào thì chỉ ở dãy đó, tránh đi lại qua các dãy chuồng khác sẽ làm tăng sự lây lan bệnh Heo nái đẻ được vệ sinh bầu vú hàng ngày, đối với dãy chuồng của heo nái đẻ và heo con cai sữa thì sát trùng tuần 2 lần còn các dãy chuồng khác thì định kỳ sát trùng tuần 1 lần Thuốc sát trùng thường được sử dụng là TH4 và Biocid

Trang 19

2.1.12 Lịch chủng ngừa

Ghi chú: T: tuần SC: dưới da DT: dịch tả

th: tháng IM: bắp kháng sinh: ceftiofur sodium

2.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH DỤC CỦA HEO NÁI

2.2.1 Tuổi phối giống lần đầu

Theo Võ Văn Ninh (2003), lần động dục đầu tiên thường có thể không rõ trên một số con, nhưng nói chung có ít trứng rụng, do đó người chăn nuôi chỉ ghi nhận để

dễ phát hiện chu kỳ động dục sắp tới

2.2.2 Thời gian mang thai

Theo Võ Văn Ninh (1999), 21 ngày sau khi phối giống không thấy động dục trở

Loại heo Ngày

tuổi Phòng bệnh Tên vaccin Nhà sản xuất

Liều dùng

Đường cấp Heo con

2 ml

1 ml

2 ml

IM IM,SC

DT heo đông khô Aftopor

NAVETCO Merial

1 ml

2 ml

IM

SC Heo nái

Porcilis Aftopor PR- VacPlus Porcilis

Intervet Merial Pfizer Intervet

Aftopor PR- VacPlus Porcilis

Merial Pfizer Intervet

3T

Parvovirus Dịch tả

PR- VacPlus

DT heo đông khô

Pfizer NAVETCO

2 ml

2 ml

IM

IM Nọc 6

th/lần

6th/lần

Dịch tả FMD

DTheo đông khô Aftopor

NAVETCO Merial

2 ml

2 ml

IM

IM

Trang 20

thai nhiều con có khả năng sinh từ ngày 113, nếu mang thai ít con có thể sinh từ ngày

114 – 118, nếu heo nái sinh sớm hơn ngày 108 thường heo con rất khó nuôi Trên cùng một giống thời gian mang thai khác nhau theo từng lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng và tình trạng bệnh tật cũng ảnh hưởng đến thời gian mang thai (Nguyễn Văn Thành, 2000)

2.2.3 Sự sinh đẻ

Theo Phạm Hữu Doanh (1995), heo nái chuẩn bị sinh thường có các biểu hiện

đi đứng không yên, bồn chồn, lo lắng, kêu la Xung quanh âm hộ sưng đỏ, tiết dịch nhày, bầu vú căng sữa Heo nái thường sinh vào ban đêm và sinh nhiều con trong một lứa đẻ

Theo Nguyễn Văn Thành (2004), quá trình sinh đẻ diễn ra gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn chuẩn bị: cơ quan sinh dục sung huyết, mô liên kết nhũ tuyến và đường sinh dục cương lên, âm hộ trương mọng, các dây chằng giãn ra Các biến đổi này là do tác động của estrogen Heo mẹ sẽ có biểu hiện bồn chồn, kêu la, làm ổ… + Giai đoạn giãn tử cung: sự co thắt bắt đầu từ phần sừng tử cung, co thắt đẩy bào thai về hướng tử cung và đi vào âm đạo, đến âm môn Tại đây bọc nước ối vỡ ra, thời gian này kéo dài nhiều giờ

+ Giai đoạn trục thai: sự co thắt cơ tử cung và thành bụng vẫn tiếp tục cùng sự

hỗ trợ của oxytoxin và relaxin làm giãn các dây chằng, nới rộng xương chậu và đường sinh dục để đẩy bào thai ra ngoài

Theo Trần Thị Dân (2003), sự sinh đẻ thường chia làm 3 giai đoạn:

+ Tử cung co bóp để đẩy thai và bọc nước đến cổ tử cung giai đoạn này kéo dài

từ 2 – 12 giờ

+ Giai đoạn trục bào thai khi cổ tử cung giãn ra Một phần bào thai đi qua cổ tử cung vào âm đạo, đồng thời một hoặc cả hai bọc nước vỡ ra khơi mào cho phản xạ làm các cơ của thành bụng co bóp Phản xạ co cơ bụng còn do sự hiện diện của một phần thân thể thú con trong âm đạo và trong âm môn thú mẹ Co bóp của tử cung và của thành bụng đẩy bào thai đi ra

+ Giai đoạn trục nhau thai, thường xảy ra ngay sau khi sinh Thông thường, nhau thai được bài xuất ra ngoài một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh nhưng có thể

đi kèm thú con hoặc trong vài trường hợp lại được tống ra trước bào thai

Trang 21

2.3 MỘT SỐ CHỨNG VÀ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI SINH SẢN 2.3.1 Viêm tử cung

Nguyễn Văn Thành (2002), viêm là phản ứng của cơ thể khi bị tổn thương Viêm có nhiều biểu hiện, triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và rối loạn chức năng của cơ quan bị viêm Đặc điểm của viêm tử cung là dịch viêm tiết ra nhiều và được chia thành các dạng sau:

- Dạng nhờn: là thể viêm nhẹ thường xuất hiện sau khi sinh 1 – 3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết nhiều dịch nhờn hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh Thường sau vài ngày dịch tiết giảm dần và đặc lại, heo nái không sốt hoặc sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể dao động từ 39,5 – 400C, heo nái vẫn cho con bú bình thường Thể viêm này ít ảnh hưởng đến sức khỏe của nái, đàn heo con vẫn phát triển bình thường

Nhưng nếu nuôi dưỡng chăm sóc không tốt, nó sẽ chuyển từ dạng viêm nhờn sang dạng viêm tử cung có mủ Dịch viêm của heo mẹ rơi trên nền chuồng, heo con liếm phải dẫn đến tiêu chảy (tỷ lệ tiêu chảy có thể tăng cao), từ đó ảnh hưởng đến tăng trọng và sức sống của heo con

- Dạng viêm mủ: là dạng viêm nặng, thường xuất hiện ở thú chịu đựng kém Số lượng vi sinh vật nhiễm tăng cao, cũng có thể do viêm dạng nhờn kế phát Heo nái thường sốt 40 – 410C, tăng hô hấp, khát nước, kém ăn và thường nằm nhiều Nái rất mệt, ít cho con bú và rất hay đè con Khoảng 8 – 10 giờ sau khi có triệu chứng trên, từ trong tử cung mủ sẽ chảy ra, lúc đầu dịch viêm lỏng, trắng đục sau dần dần chuyển sang nhày đặc, có khi lẫn máu, mùi rất hôi tanh và thường kéo dài 3 – 4 ngày Sau đó, xuất hiện mủ đặc, dính vào âm hộ, thể viêm này nếu không can thiệp kịp thời nó sẽ chuyển sang thể viêm rất nặng Heo kém ăn hoặc không ăn, sản lượng sữa giảm, thường kéo dài 2 – 4 ngày

- Dạng viêm mủ lẫn máu: phản ứng viêm làm tổn thương mao mạch gây chảy máu, sốt ở nhiệt độ cao 40 – 410C, không ăn kéo dài, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, tăng tần số hô hấp, khát nước Heo nái mệt mỏi hay nằm, kém phản ứng với tác động bên ngoài, đôi khi đè cả con Heo nái có thể chết do nhiễm trùng máu, dịch viêm

có mùi rất tanh

Trang 22

Staphylococcus aureus và Streptococcus agalactiae Các nguyên nhân khác gây viêm

vú như: số con quá ít, không bú hết lượng sữa sản xuất, kế phát bệnh viêm tử cung dạng mủ, hoặc do kỹ thuật cạn sữa không hợp lý trong trường hợp cai sữa sớm

Nguyên nhân do chấn thương cơ học hoặc heo con bú không hết sữa, bệnh viêm

vú chỉ xuất hiện trên một vài bầu vú Trường hợp kế phát viêm tử cung hoặc cai sữa không hợp lý, viêm có thể nhiều bầu vú hoặc có khi toàn bộ vú viêm Triệu chứng biểu hiện rõ tại bầu vú viêm với đặc điểm: bầu vú căng cứng, nóng đỏ, có nhiều biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu, sau 1 – 2 ngày có mủ Tùy số lượng vú bị viêm, nái sẽ có biểu hiện khác nhau Trong trường hợp chỉ vài bầu vú viêm, nái sốt nhẹ, ăn ít, lượng sữa giảm, nái ít cho con bú Nếu nhiều bầu vú hoặc toàn bộ bầu vú viêm, nái sốt cao, bỏ ăn Nếu được điều trị hợp

lý, bệnh sẽ khỏi sau 3 – 4 ngày, việc điều trị không hợp lý sẽ làm xơ hóa và teo bầu vú, sản lượng sữa ở các kỳ sữa sau sẽ giảm

2.3.3 Sót nhau

Sau thời kỳ tống thai sẽ chuyển sang thời kỳ tống nhau thai (gồm có các giai đoạn chuẩn bị, bong nhau, tống nhau và tắc mạch) Khi thai đã được tống ra khỏi tử cung dưới tác dụng gây co bóp và co nhỏ tử cung của oxytocine (phân tiết từ tuyến não thùy sau)

Trên các loài động vật, sau khi thai được tống ra qua một khoảng thời gian mà nhau vẫn chưa ra thì được gọi là hiện tượng sót nhau hay sát rau Bệnh thường xảy ra trên các thú cao sản

Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng bong và tống nhau như:

Trang 23

Do tác động bên ngoài: thú thiếu vận động trong thời gian mang thai, thiếu chất dinh dưỡng nhất là các vitamin A, E, khoáng chất Ca, Mg hay Se, thú mẹ bị nhiễm các

vi sinh vật gây sảy thai

Do tác động bên trong: thú mẹ đẻ non, sinh nhiều thai, viêm núm tử cung và núm nhau, sức rặn và co bóp của tử cung yếu, nước ối trong thai nhiều hơn bình thường

Sót nhau có thể một phần hay toàn phần:

+ Sót nhau một phần: thường lá nhau bị rách, quan sát lá nhau và ráp hai mí lại nếu các mạch máu trên lá nhau không liền với nhau thì có khả năng còn tồn một mảnh bên trong tử cung thú mẹ Mảnh nhau còn sót có thể được tống ra theo những lần rặn

đẻ heo con kế tiếp hoặc ra cùng với các lá nhau khác Phần nhau còn sót lại sẽ bị thối rữa sau 1 - 2 ngày và tống ra ngoài có mùi hôi thối cùng với dịch nhờn tử cung có màu trắng xám, đôi khi có màu hồng nhạt Nếu sót mảng nhau lớn hơn 1/3 lá nhau thì có thể thấy phần nhau thò ra ở âm đạo và cũng tự thối rữa tống ra 1 - 2 ngày sau Những trường hợp tống ra chậm hơn 2 ngày thường gây ra cho gia súc dễ bị viêm nhiễm tử cung Biểu hiện của sót nhau làm cho heo bị sốt, bỏ ăn, gây tái lạnh, sản dịch và nhau thai thối tống ra âm đạo dẫn đến viêm tử cung, mất sữa trong hội chứng MMA (Metritis, Mastitis, Agalactiae)

+ Sót nhau toàn phần: kiểm tra số con đẻ ra nhiều hơn số nhau tống ra Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp heo mẹ ăn lại nhau Trong trường hợp này cần theo dõi triệu chứng toàn thân

2.3.4 Viêm khớp

Nguyên nhân: viêm khớp trên heo thường gặp nhất là trên heo con và cả trên heo trưởng thành Khớp thường mắc bệnh nhất là khớp khuỷu chân, bệnh làm nhiễm

trùng khớp và các mô xung quanh bởi vi khuẩn (Mycoplasma…) Ngoài ra, còn có sự

tham gia của các yếu tố khác liên quan đến bệnh trên khớp như: sự mất cân bằng về dinh dưỡng hoặc thiếu chất (tỷ lệ Ca/P không cân xứng, thiếu vitamin D) chấn thương

ở chân, thoái hóa xương hoặc có những thay đổi về khớp (Đặng Hồng Dung, 2000)

- Viêm khớp do vi khuẩn: nhiều vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm của khớp

như: Streptococcus, Staphylococcus, Haemophilus parasuis, Actinobacillus, bệnh dấu

Trang 24

son (Erysipelas),… những vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể bằng rốn hoặc vết

thương ở da, chân,… sau đó phát triển và gây bệnh

+ Do Streptococcus: Streptococcus gây viêm khớp trên heo ở mọi lứa tuổi,

nhưng thường xảy ra trên heo con từ 1 – 3 tuần tuổi và được xem là một phần của hội chứng yếu khớp kết hợp với viêm rốn Mầm bệnh thường có ở dịch âm hộ, dịch đường

hô hấp và trong sữa mẹ Streptococcus suis có thể hiện diện trong hạch amygdale của

thú khỏe Các tác nhân viêm khớp này xâm nhập vào cơ thể bằng đường rốn, vết thương ở da và chân do nền chuồng nhám và gây trầy xước

Heo nhiễm bệnh có biểu hiện như rối loạn vận động, di chuyển khó khăn, khớp sưng to cứng hoặc có mủ và què, thú sụt cân, còi cọc…

+ Viêm khớp do bệnh dấu son (Erysipelas): bệnh xảy ra trên heo ở mọi lứa

tuổi, có thể ở dạng cấp tính và mãn tính Dạng mãn tính thường gây viêm khớp, viêm

cơ tim và viêm van tim

Tác nhân gây bệnh là Erysipelothrix rhusiopathiae làm cho heo ủ rũ, thân nhiệt

khoảng 40 - 410C, kém ăn, què, khó di chuyển Heo bị viêm khớp thường nằm khó có thể đứng dậy, khớp sưng to, màng hoạt dịch mất màu và mô liên kết tăng sinh đáng kể,

có thể lan rộng sang các dây chằng và gân bao bọc quanh khớp Dịch khớp màu đỏ tới nâu và tăng số lượng Phần sụn phủ đầu xương ở khớp có thể bị ăn mòn và hoại tử, có

sự tăng sinh của xương xung quanh các bờ viền của khớp nên khớp không thể gập lại được

+ Viêm khớp kết hợp với nhiễm trùng huyết: nhiễm trùng toàn thân với vi

khuẩn Haemophillus parasuis và Actinobacillus suis thường có biểu hiện của viêm

khớp

Các dấu hiệu chung của bệnh là gây viêm đa khớp, viêm màng bao tim, viêm màng treo ruột và bệnh lý trên các hạch lâm ba Viêm khớp với biểu hiện tăng dịch, biến màu các khớp bệnh và viêm sưng các màng bọc quanh khớp

+ Viêm khớp kết hợp với cắn đuôi: thường gặp trên heo con cai sữa và trên heo

nuôi thịt, trong đó có Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Corynebacterium pyogenes tham gia Đuôi bị thương nhiễm trực tiếp, sau đó lan rộng sang cột sống gây

viêm khớp phần này hoặc gây viêm có mủ ở các hạch bạch huyết dưới đốt sống lưng

Trang 25

- Viêm khớp do Mycoplasma: Mycoplasma là tác nhân gây bệnh quan trọng hàng đầu gồm những loài: Mycoplasma hyosynoviae, Mycoplasma hyorhinis, Mycoplasma granularum và một số Mycoplasma khác cũng tham gia gây bệnh

Viêm khớp do Mycoplasma hyosynoviae: bệnh xảy ra trên mọi giống heo và

dường như thường xuyên trên dòng heo nhiều nạc và yếu chân Bệnh gây thoái hóa khớp có thể là tiền đề quan trọng cho bệnh phát triển, stress do di chuyển và thời tiết thay đổi là điều kiện sinh bệnh

Mycoplasma hyosynoviae thường hiện diện ở đường hô hấp trên, hạch amygdale của heo trưởng thành Mycoplasma hyosynoviae không làm thay đổi gì ở

màng bụng, màng phổi, màng bao tim của thú

Triệu chứng của viêm khớp xuất hiện bất ngờ, một số heo què làm chúng đi khập khiễng, khớp sưng to, kèm theo thân nhiệt hơi tăng

- Viêm khớp do dinh dưỡng: dinh dưỡng góp phần khá lớn trong việc gây què cho heo, với sự góp mặt của vitamin A, D, Ca và P Calci và phospho là thành phần cốt yếu trong quá trình tạo khung xương của thú Nếu thú bị thiếu Calci gây nên còi xương, các khớp sưng to lên dẫn đến thú đi khập khiễng Ngoài ra, các vitamin cũng góp phần trong việc tạo khung xương, trong đó vitamin D với vai trò là giữ lượng calci

và phospho ở mức thích hợp cho sự khoáng hóa của xương và ngăn ngừa sự co giật do thiếu calci Do vitamin D ảnh hưởng đến sự biến dưỡng calci và phospho, cho nên thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến khung xương của thú làm thú đi khập khiễng giống như triệu chứng thiếu calci và phospho

Vitamin A ngoài vai trò tác động đến niêm mạc và thị lực, nó còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và hoạt động thần kinh, thiếu vitamin A sẽ làm xương kém phát triển, các khớp bị đau nhức, thú đi lại khó khăn…

- Viêm khớp do yếu tố khác: nền chuồng ẩm ướt, trơn láng nên khi thú vận động đi lại trong chuồng dẫn đến trượt ngã gây chấn thương vùng khớp, hoặc nền chuồng quá nhám thú đi lại gây tổn thương vùng móng, còn ở heo con trong giai đoạn theo mẹ do tựa đầu gối xuống nền chuồng nhám dẫn đến trầy xước, do đó tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có sẵn trong nền chuồng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997)

Trang 26

2.3.5 Tiêu chảy

Theo Võ Văn Ninh (2001), tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì nhu động của ruột diễn ra bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong lòng ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già chưa hấp thu được nước… tất cả đều bị tống ra hậu môn với thể lỏng hoặc sền sệt Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể mất nhiều nước, mất nhiều các ion điện giải và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sản sinh ra, con vật suy nhược rất nhanh và có thể chết rất nhanh nếu là thú sơ sinh, gầy ốm, kém sức chịu đựng

Theo Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm (1998), tiêu chảy còn là tình trạng bệnh lý xảy ra trên các loài động vật với các đặc điểm gia tăng lượng phân thải, lượng nước trong phân và gia tăng số lần thải phân Triệu chứng tiêu chảy xảy ra theo hai cơ chế:

Tiêu chảy do các rối loạn chức năng ở đường ruột, rối loạn chức năng tiêu hóa – hấp thu và tiết dịch tiêu hóa: các đại phân tử không được phân giải hoặc được phân giải nhưng không hoàn toàn do thiếu các enzyme tiêu hóa hoặc có enzyme nhưng điều kiện môi trường không phù hợp cho hoạt động xúc tác phản ứng (độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme) thiếu những cầu vận chuyển dưỡng chất từ lòng ruột vào trong tế bào niêm mạc

Rối loạn nhu động ruột: nhu động của ruột được hình thành do những co thắt của những tế bào cơ trơn ở thành ruột Trong điều kiện bình thường, nhu động ruột lan truyền bắt đầu từ đoạn ruột tiếp nối với hạ vị giảm dần xung động sang ruột già Sự nhu động của ruột giúp cho thức ăn di chuyển dọc theo đường ống tiêu hoá, tạo điều kiện cho dưỡng chất tiếp xúc với enzyme tiêu hóa và giúp cho các phần tử đơn giản được hấp thu dần dần vào máu Vì vậy, khi nhu động ruột tăng hoặc giảm sẽ có ảnh hưởng đến tiến trình hấp thu và phần dưỡng chất tồn lưu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

vi sinh vật có hại phát triển gây ra tiêu chảy

Tiêu chảy do tổn thương lớp niêm mạc ruột: niêm mạc ruột non tạo thành những nếp gấp lồi vào trong ruột (gọi là van ruột), cấu trúc này giúp cho diện tích của niêm mạc tăng lên gấp 2 – 3 lần, phần trên niêm mạc được phủ bởi lớp nhung mao, cấu tạo bởi lớp tế bào biểu mô trụ đơn gồm 3 loại: tế bào mầm khía, tế bào hình đài, tế

Trang 27

bào ưa chrome và ưa bạc nằm trên đỉnh của nhung mao có khả năng phân tiết serotonin, có tính kích thích thần kinh làm co mạch và tăng huyết áp Vì vậy, những tổn thương ở lớp niêm mạc gây nên những xung động và dẫn truyền đến hệ thần kinh

sẽ kích thích sự co thắt lớp cơ trơn, gây tăng nhu động ruột, tăng bài tiết nước và chất điện giải, làm giảm hấp thu dưỡng chất… dẫn đến tiêu chảy

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tuổi con vật có ý nghĩa phán đoán nguyên nhân Bệnh rất thường gặp trên heo cai sữa, heo con theo mẹ, thỉnh thoảng gặp trên heo nuôi vỗ béo, heo nái Các nguyên nhân gây bệnh cho heo thường là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột hoặc các nguyên nhân khác như: ẩm độ chuồng nuôi quá cao, háu ăn, chất lượng sữa mẹ thay đổi đột ngột, stress hoặc thay đổi khẩu phần ăn cho heo con một cách đột ngột, thức ăn có nấm mốc và chất độc, khẩu phần ăn quá mặn hoặc thiếu các sinh tố nhóm B hoặc không cân đối Ca/P, heo mẹ bệnh

Theo Võ Văn Ninh (2001), biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là ổn định môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc đàn heo, hạn chế tối đa sự biến đổi không thuận lợi cho sinh lý cơ thể heo Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên sẽ

có tác dụng hạ đến mức thấp một số vi sinh vật gây bệnh đường ruột nhờ đó có thể đỡ hao tổn phương tiện phòng thủ và thuốc trị liệu sớm có hiệu lực với liều dùng vừa phải

2.3.6 Sốt

Nếu như phản ứng viêm được coi là phản ứng cục bộ đối với thương tích, thì phản ứng sốt là phản ứng toàn bộ của cơ thể để đối phó lại với mầm bệnh (Nguyễn Như Pho, 2000)

Theo Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm (1998), sốt là một hiện tượng sinh học biểu hiện tình trạng của cơ thể khi bị rối loạn giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt, hiện tượng sốt được ghi nhận khi thân nhiệt gia tăng ≥ 10C và không trở lại hằng

số sinh lý bình thường Đồng thời, phản ứng sốt còn biểu hiện sự đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố có hại thường là do tác nhân từ bên ngoài như sự nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học Ngoài ra, sốt còn là phản ứng phản vệ của cơ thể động vật, thể hiện sự

đề kháng lại đối với các tác nhân gây bệnh Sốt có thể tạo ra những điểm lợi và gây ra

Trang 28

Điểm lợi: tăng cường các hệ thống phòng vệ của cơ thể, tăng các phản ứng chuyển hóa, tăng sự hoạt động của gan trong việc loại thải và hóa giải độc chất

Biểu hiện xấu: trạng thái cơ thể bị suy yếu, giảm trọng, khả năng sản suất giảm Thần kinh bị kích thích nên mệt mỏi lười vận động, bài tiết mồ hôi tăng đưa đến việc thiếu hụt chất điện giải Rối loạn cân bằng hệ thống đệm trong mô bào, trong máu do các sản phẩm biến dưỡng như thể ketone

Theo Nguyễn Văn Khanh (2004), sốt do các nguyên nhân sau:

- Do nhiễm khuẩn: là một nguyên nhân phổ biến nhất, phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm virus đều có sốt Trong trường hợp nhiễm khuẩn thì chủ yếu là độc tố của vi khuẩn tác động lên trung tâm điều hòa nhiệt

- Không do nhiễm khuẩn: có nhiều loại như:

+ Protid lạ: có hai loại protid lạ từ ngoài đưa vào như đưa các protid lạ gây sốt

để điều trị bệnh, còn lại protid nội sinh do sản phẩm hủy hoại đạm của cơ thể như xuất huyết nội, hoại tử tổ chức (bỏng, gãy xương, dung huyết, hủy hoại bạch cầu)

+ Muối: có thể gây sốt như tiêm muối vào dưới da hay bắp thịt đều gây sốt, có

lẽ do muối làm hủy hoại mô và gây sốt

+ Thuốc: một số thuốc có tác dụng kích thích sinh nhiệt như: thyroxin, số khác lại có tác dụng ức chế thải nhiệt như: cafein, adrenalin, phenamin…

+ Thần kinh: sốt do tổn thương hệ thần kinh như u não, chảy máu não Tuy phân làm hai loại nguyên nhân như trên, nhưng trong thực tế thì các nguyên nhân gây sốt thường phối hợp với nhau Chẳng hạn, vi khuẩn là yếu tố bên ngoài thì làm hủy hoại tổ chức lại tạo ra các protid nội sinh Cả hai đều làm rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt và gây sốt

Sự hiện diện triệu chứng bệnh lý trên cá thể động vật rất đa dạng đối với hiện tượng sốt Thú thường có biểu hiện ủ rũ, kém ăn, bỏ ăn, mệt mỏi, run, tăng tuần hoàn máu, nhịp tim tăng, có thể gây ra tình trạng suy tim hoặc trụy tim, gây chết cấp tính Thú thở sâu, ức chế sự tiết dịch tiêu hóa gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón Hệ tiết niệu rối loạn có biểu hiện tiểu ít, nước tiểu có chất nhầy, có thể có những cặn bệnh lý

2.3.7 Bỏ ăn

Theo Võ Văn Ninh (2001), heo là động vật rất háu ăn, khi đói chỉ cần ngửi mùi cám là vùng dậy chồm lên tường chuồng kêu rống đòi ăn, một khi heo mất đi tập quán

Trang 29

thèm ăn là có sự không bình thường trong cơ thể (ngoại trừ nái đang động dục, đực giống đã phát hiện thấy heo cái đang động dục không háu ăn hoặc bỏ ăn) Dấu hiệu bỏ

ăn là dấu hiệu đầu tiên cho biết heo cai sữa và heo lứa có bệnh Đối với nái mới cai sữa còn có thể nhớ con nên lơi ăn nhưng sau đó rất háu ăn, nhất là sau khi phối giống xong Nái bỏ ăn, lơi ăn là dấu hiệu báo bệnh hoặc tình trạng bất thường, cần phải quan tâm tìm căn nguyên của bệnh hoặc sự bất thường Tuy nhiên, thay đổi khẩu phần và hương vị thức ăn đột ngột nên nái không quen ăn sẽ bỏ ăn Trong trường hợp này cần phải trộn thức ăn cũ với thức ăn mới và dần dần thay đổi loại thức ăn cũ thành thức ăn mới chứ không nên thay đổi đột ngột Cách cho ăn thay đổi cũng làm cho nái bỏ ăn Trong trường hợp này có thể phân biệt với trạng thái bệnh ở chỗ nái sẽ ủi phá thức ăn vung vãi hoặc tìm thức ăn thích hợp, còn heo bệnh chỉ ngửi thức ăn rồi bỏ đi, dáng đi mệt nhọc uể oải không nhanh nhẩu, gặm phá kêu rên đòi thức ăn khác Nái què, sưng khớp không dậy đến máng ăn được và nái mới đẻ mệt do mất nhiều năng lượng nên bắp cơ yếu, đi đứng mệt nhọc có thể không đứng dậy đến máng ăn được nên rất dễ lầm với bỏ ăn do bệnh

2.3.8 Đau móng trên heo

Các tổn thương trên móng dẫn đến heo tăng trưởng chậm, tỷ lệ loại thải cao và

đi đứng khó khăn Các bệnh về móng thường có liên quan đến điều kiện vệ sinh, cấu trúc nền chuồng và chế độ dinh dưỡng

Do dinh dưỡng: trong đó có sự góp mặt của Biotine (Vitamin H) Biotine tham gia vào hệ thống enzyme, là một chất cần thiết cho nhu cầu sống của cơ thể, nó tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, mỡ và protein Nếu thiếu Biotine sẽ gây chậm lớn, giảm tính thèm ăn, da lông xù xì, khô, đổi màu, nứt mũi và móng chân, khả năng sinh sản kém, thai dị hình…

Do virus: một số virus thuộc họ Picornaviridae gây viêm móng trên heo, đặc trưng nhất là giống Apthovirus, kế đến là giống Enterovirus gây bệnh bọng nước ở

heo Chúng xâm nhập vào cơ thể gây cho thú triệu chứng sốt, xuất hiện nhiều bọng nước ở lưỡi, nướu răng, mõm, vú và xung quanh vành móng có mủ gây nên long móng làm cho thú đi khập khiễng Đối với heo bị nhiễm virus này rất nguy hiểm vì chúng có

sự lây lan mạnh, lây truyền trực tiếp từ thú bệnh sang thú khoẻ hoặc qua vật chủ trung

Ngày đăng: 04/12/2017, 11:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Chính, 2000. Hướng dẫn thực tập phần mềm Minitab 12.21 for Window. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực tập phần mềm Minitab 12.21 for Window
2. Trần Thị Dân, 2003. Giáo trình sinh lý gia súc (phần 2). Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, 3 – 101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý gia súc (phần 2)
3. Phạm Hữu Doanh, 1995. Kỹ thuật chăn nuôi heo nái lai ngoại, thuần chủng. Tạp chí chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 26 – 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi heo nái lai ngoại, thuần chủng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
4. Đặng Hồng Dung, 2000. Bước đầu khảo sát bệnh viêm khớp, đau móng trên heo nái hậu bị, nái sinh sản và heo con tại trại Vĩnh An. Luận văn tốt nghiệp BSTY.Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu khảo sát bệnh viêm khớp, đau móng trên heo nái hậu bị, nái sinh sản và heo con tại trại Vĩnh An
5. Đặng Đào Thuỳ Dương, 2006. Tình hình viêm tử cung, viêm vú trên nái sau khi sinh và tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại Bàu Lâm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.Luận văn tốt nghiệp BSTY. Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình viêm tử cung, viêm vú trên nái sau khi sinh và tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại Bàu Lâm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
6. Lê Thị Đậm, 2005. Khảo sát một số bệnh thường xảy ra trên heo tại trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp BSTY. Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh thường xảy ra trên heo tại trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
7. Huỳnh Trần Đạt, 2005. Khảo sát viêm tử cung, viêm vú và tiêu chảy trên heo con theo mẹ. Luận văn tốt nghiệp BSTY. Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát viêm tử cung, viêm vú và tiêu chảy trên heo con theo mẹ
8. Bùi Văn Định, 2005. Khảo sát một số bệnh trên heo thường xẩy ra ở trại chăn nuôi heo Nguyễn Lục; xã Xà Bàng, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu. Luận văn tốt nghiệp BSTY. Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh trên heo thường xẩy ra ở trại chăn nuôi heo Nguyễn Lục; xã Xà Bàng, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu
9. Mai Ngọc Hiếu, 2005. Khảo sát bệnh trên heo nái trong thời gian mang thai và sự liên quan đến một số chỉ tiêu trên heo con sơ sinh của xí nghiệp chăn nuôi heo huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Luận văn tốt nghiệp BSTY. Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh trên heo nái trong thời gian mang thai và sự liên quan đến một số chỉ tiêu trên heo con sơ sinh của xí nghiệp chăn nuôi heo huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang
10. Nguyễn Văn Khanh, 2004. Thú y bệnh học đại cương. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thú y bệnh học đại cương
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
11. Nguyễn Quốc Anh Kiệt, 2005. Khảo sát các bệnh của heo nái trong thời gian mang thai và một số chỉ tiêu trên heo con sơ sinh. Luận văn tốt nghiệp BSTY.Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát các bệnh của heo nái trong thời gian mang thai và một số chỉ tiêu trên heo con sơ sinh
12. Huỳnh Thị Sao Ly, 2006. Tình hình viêm tử cung trên nái và chỉ tiêu sinh trưởng trên heo con theo mẹ tại trại heo Phước Thọ thuộc trung tâm giống Nông Nghiệp Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp BSTY. Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình viêm tử cung trên nái và chỉ tiêu sinh trưởng trên heo con theo mẹ tại trại heo Phước Thọ thuộc trung tâm giống Nông Nghiệp Vĩnh Long
13. Trần Hoàng Nghĩa, 2005. Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại xí nghiệp chăn nuôi heo Chợ Gạo. Luận văn tốt nghiệp BSTY. Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại xí nghiệp chăn nuôi heo Chợ Gạo
16. Bùi Trọng Nhân, 2006. Khảo sát bệnh viêm tử cung, viêm vú heo nái sau khi sinh và tình trạng heo con theo mẹ tại trại heo huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp BSTY. Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh viêm tử cung, viêm vú heo nái sau khi sinh và tình trạng heo con theo mẹ tại trại heo huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
17. Nguyễn Như Pho, 2000. Giáo trình Nội Chẩn. Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nội Chẩn
18. Nguyễn Như Pho, 2001. Bệnh tiêu chảy ở heo. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 3 – 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tiêu chảy ở heo
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
19. Trần Thị Mỹ Phúc, 2005. Khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long. Luận văn tốt nghiệp BSTY. Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long
20. Nguyễn Thị Mai Phương, 2005. Khảo sát chứng viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh và chậm động dục sau cai sữa tại xí nghiệp heo giống Đông Á. Luận văn tốt nghiệp BSTY. Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát chứng viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh và chậm động dục sau cai sữa tại xí nghiệp heo giống Đông Á
21. Nguyễn Văn Thành, 2004. Giáo trình sản khoa gia súc. Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại Học nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sản khoa gia súc
22. Nguyễn Văn Thành, Đỗ Hiếu Liêm, 1998. Chứng tiêu chảy và bệnh viêm ruột. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật Nông Lâm Ngư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng tiêu chảy và bệnh viêm ruột

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w