Báo cáo tài chính hàng năm do doanh nghiệp lập được nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp quan tâm. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt, thông tin tài chính trở thành một trong những nhân tố quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp cũng như đối với các quyết định của nhà đầu tư. Những thông tin này cần phải đảm bảo phản ánh một cách trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Do đó hoạt động kiểm toán ra đời và phát triển với mục đích kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý và mức độ tin cậy của thông tin tài chính. Thông qua hoạt động kiểm toán, các doanh nghiệp có thể thấy được những sai sót, yếu kém của mình trong chế độ kế toán cũng như cách điều hành quản lý doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động kiểm toán còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, góp phần làm lành mạnh hoá nền kinh tế quốc gia đồng thời giúp các cơ quan hữu quan xác định đúng trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và đưa các chính sách hợp lý nhằm khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp. Trong các thông tin tài chính, thông tin về doanh thu được đặc biệt quan tâm vì doanh thu là một trong khoản mục trọng yếu trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Song do tính chất phức tạp trong quản lý doanh thu và ảnh hưởng của chính sách thuế, doanh thu là một trong những khoản mục chứa đựng nhiều khả năng sai phạm. Vì vậy, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục này có trách nhiệm khẳng định việc ghi nhận và phản ánh các thông tin trên Báo cáo tài chính là trung thực và hợp lý, để đem lại niềm tin cho người sử dụng. Qua đó, các nhà đầu tư và những người đọc báo cáo tài chính có thể đánh giá được khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Như vậy có thể nói kiểm toán khoản mục doanh thu là một trong những nội dung quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Chính vì vậy mà em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam thực hiện” làm đề tài cho chuyên đề của mình. Chuyên đề của em, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bao gồm những phần chính như sau: Chương 1: Đặc điểm doanh thu ảnh trong kiểm toán tài chính Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán AVA thực hiện Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán bác cáo tài chính do Công ty kiểm toán AVA thực hiện
Chuyên đề thực tập GVHH: TS.Ngô Đức Long LỜI MỞ ĐẦU Báo cáo tài chính hàng năm do doanh nghiệp lập được nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp quan tâm. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt, thông tin tài chính trở thành một trong những nhân tố quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp cũng như đối với các quyết định của nhà đầu tư. Những thông tin này cần phải đảm bảo phản ánh một cách trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Do đó hoạt động kiểm toán ra đời và phát triển với mục đích kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý và mức độ tin cậy của thông tin tài chính. Thông qua hoạt động kiểm toán, các doanh nghiệp có thể thấy được những sai sót, yếu kém của mình trong chế độ kế toán cũng như cách điều hành quản lý doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động kiểm toán còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, góp phần làm lành mạnh hoá nền kinh tế quốc gia đồng thời giúp các cơ quan hữu quan xác định đúng trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và đưa các chính sách hợp lý nhằm khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp. Trong các thông tin tài chính, thông tin về doanh thu được đặc biệt quan tâm vì doanh thu là một trong khoản mục trọng yếu trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Song do tính chất phức tạp trong quản lý doanh thu và ảnh hưởng của chính sách thuế, doanh thu là một trong những khoản mục chứa đựng nhiều khả năng sai phạm. Vì vậy, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục này có trách nhiệm khẳng định việc ghi nhận và phản ánh các thông tin trên Báo cáo tài chính là trung thực và hợp lý, để đem lại niềm tin cho người sử dụng. Qua đó, các nhà đầu tư và những người đọc báo cáo tài chính có thể đánh giá được khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Như vậy có thể nói kiểm toán khoản mục doanh thu là một trong những nội dung quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Chính vì vậy mà em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam thực hiện” làm đề tài cho chuyên đề của mình. Chuyên đề của em, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bao gồm những phần chính như sau: Chương 1: Đặc điểm doanh thu ảnh trong kiểm toán tài chính Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán AVA thực hiện SV: Khương Văn Thành-CQ492453 Lớp: Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập GVHH: TS.Ngô Đức Long Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán bác cáo tài chính do Công ty kiểm toán AVA thực hiện Hoàn thành chuyên đề này, em đã được sự hướng dẫn tận tình của TS.Ngô Đức Long. Em xin chân thành cảm ơn thầy. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Công ty kiểm toán AVA đã chỉ bảo hướng dẫn em trong thời gian em thực tập tại Công ty. Song do những hạn chế của bản thân em như: hạn chế về trình độ cũng như về kinh nghiệm thực tế nên trong chuyên đề tốt nghiệp của em còn nhiều hạn chế, thiếu sót, em rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện Khương Văn Thành SV: Khương Văn Thành-CQ492453 Lớp: Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập GVHH: TS.Ngô Đức Long CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1.1 Đặc điểm kế toán doanh thu Theo chuẩn mực Kế toán số 14, ban hành và công bố theo Quyết định số 49/2001/QĐ/BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính thì doanh thu là tổng giá các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Phân loại doanh thu Căn cứ vào tiêu thức phân loại khác nhau mà doanh thu có thể được phân loại như sau: Theo tiêu thức lĩnh vực hoạt động mà có thể có các loại doanh thu sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Doanh thu hoạt động tài chính. - Doanh thu khác. Theo tiêu thức doanh thu đã thực hiện và chưa thực hiện có thể phân loại thành: - Doanh thu thực hiện. - Doanh thu chưa thực hiện. Các quy định trong hạch toán doanh thu + Tài khoản sử dụng trong hạch toán doanh thu Trong quá trình hạch toán doanh thu, các tài khoản thường hay được sử dụng bao gồm có sáu tài khoản, chia thành 3 nhóm: Nhóm tài khoản 51 – Doanh thu, có 03 tài khoản - Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; - Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ; - Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Nhóm tài khoản 52 - Có 01 tài khoản - Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại. Nhóm tài khoản 53 – Có 02 tài khoản - Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại; SV: Khương Văn Thành-CQ492453 Lớp: Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập GVHH: TS.Ngô Đức Long - Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán. Tài khoản 3387 – Tài khoản doanh thu chưa thực hiện. Ngoài ra, trong quá trình hạch toán doanh thu, kế toán còn sử dụng những loại tài khoản khác liên quan như: Tài khoản phản ánh Hàng tồn kho (TK 152, 153, 155, 156, 157), Giá vốn hàng bán, Thuế GTGT được khấu trừ và thuế GTGT phải nộp,… + Các quy định chung Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính. Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thoả mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia quy định tại Điểm 10, Điều 16, Điều 24 của Chuẩn mực Kế toán số 14 doanh thu và thu nhập khác của Bộ Tài chính và các quy định của chế độ kế toán hiện hành. Khi không thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu không hạch toán vào tài khoản doanh thu. Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu. Doanh thu kể cả doanh thu nội bộ phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng thứ doanh thu, như doanh bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá,… nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Các tài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ. SV: Khương Văn Thành-CQ492453 Lớp: Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập GVHH: TS.Ngô Đức Long Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm hàng hoá đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu tiền. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. - Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán. - Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu). - Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá thì phản ánh vào doanh thu ban hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công. - Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng. - Trường hợp bán hàng theo phương thực trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận. - Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do về chất lượng, về quy cách kỹ thuật,… người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc người mua mua hàng với khối lượng lớn được chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên các Tài khoản 531- hàng bán bị trả lại, hoặc Tài khoản 532 - giảm giá hàng bán, Tài khoản 521 - chiết khấu thương mại. - Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi nhận vào tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” về giá trị hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu. SV: Khương Văn Thành-CQ492453 Lớp: Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập GVHH: TS.Ngô Đức Long - Đối với trường hợp cho thuê tài sản hoạt động, đã nhận trước tiền cho thuê hoạt động nhiều năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định theo nguyên tắc đường thẳng tức lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê tài sản. - Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh bất động sản, doanh thu được ghi nhận là tổng số tiền thu được do bán bất động sản. - Đối với hoạt động kinh doanh cho thuê cơ sở hạ tầng, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi hoàn tất việc bàn giao đất trên thực địa cho khách hàng theo giá trị của diện tích đất đã chuyển giao theo giá trả ngay. Doanh thu hoạt động tài chính - Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên Tài khoản 515 bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền. - Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá bán vào và giá ngoại tệ bán ra. - Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá lớn hơn giá mua, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu (không phản ánh số tiền thu được từ việc bán chứng khoán). - Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ; còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó. Doanh thu chưa thực hiện - Khi bán hàng, hoặc cung cấp dịch vụ theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh thu được ghi nhận theo giá bán trả ngay tại thời điểm ghi nhận doanh thu. Giá bán trả ngay được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Phần lãi bán hàng trả chậm, trả góp là chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay được ghi nhận vào tài khoản “Doanh thu chưa thực hiện”. Doanh thu chưa thực hiện sẽ được ghi nhận là doanh thu của kỳ kế toán theo quy định tại đoạn 25(a) của Chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập khác”. - Khi nhận trước tiền cho thuê tài sản của nhiều năm thì số tiền nhận trước được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. Trong các năm tài chính tiếp sau sẽ ghi nhận doanh thu phù hợp với doanh thu của từng năm tài chính. SV: Khương Văn Thành-CQ492453 Lớp: Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập GVHH: TS.Ngô Đức Long + Điều kiện xác định doanh thu Theo Chuẩn mực Kế toán số 14 quy định các điều kiện để xác định doanh thu như sau: Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được ghi nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. + Sơ đồ tài khoản hạch toán doanh thu Sơ đồ 01: Sơ đồ kế toán tổng quát doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ SV: Khương Văn Thành-CQ492453 Lớp: Kiểm toán 49C TK 33311 Thuế GTGT đầu ra phải nộp về hàng hoá, dịch vụ, lao vụ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ (không có thuế GTGT) TK 3332, 3333 Thuế TTĐB, thuế XK phải nộp về hàng đã tiêu thụ trong kỳ TK 521, 532,531 TK 511 TK 111, 112 TK 911 Kết chuyển các khoản ghi giảm doanh thu Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ lao vụ trong kỳ Chuyên đề thực tập GVHH: TS.Ngô Đức Long Sơ đồ 02: Sơ đồ kế toán tổng quát doanh thu tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 1.2 Đặc điểm của doanh thu trong kiểm toán tài chính Các chỉ tiêu về doanh thu, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác có liên hệ chặt chẽ với các khoản thu bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu… SV: Khương Văn Thành-CQ492453 Lớp: Kiểm toán 49C Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ lao vụ TK 3332, 3333 Thuế TTĐB, thuế XK phải nộp về hàng đã tiêu thụ trong kỳ TK 521, 532,531 TK 911 Kết chuyển các khoản ghi giảm doanh thu tiêu thụ trong kỳ TK 511 TK 33311 Thuế GTGT đầu ra phải nộp TK 1331 Doanh thu của hàng đem đi trao đổi (giá bán không thuế) TK 131 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, vật tư , tài sản, dịch vụ nhận về TK 151, 152, 153, 156 Giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản, dịch vụ đã nhận (ghi theo giá không có thuế GTGT đầu vào) Chuyên đề thực tập GVHH: TS.Ngô Đức Long Chỉ tiêu thu nhập liên quan chặt chẽ với chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối. Các chỉ tiêu doanh thu cũng như các chỉ tiêu chi phí phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có quan hệ với các chỉ tiêu thu, chi tiền mặt, tiền gửi, nhập, xuất vật tư, hàng hoá,… Các chỉ tiêu về doanh thu cùng với các chỉ tiêu chi phí là cơ sở để xác định các chỉ tiêu lợi nhuận và các loại thuế khác nên rất nhạy cảm với các gian lận trong việc xác định mức lợi nhuận, các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. Thông qua việc kiểm tra đối chiếu và thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với các chỉ tiêu doanh thu có thể phát hiện ra những sai sót, gian lận trong việc xác định và hạch toán các chỉ tiêu đó. Đồng thời, kết quả kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính còn là cơ sở, căn cứ để kiểm toán viên thực hiện kiểm toán các khoản mục khác như chỉ tiêu về thuế giá trị gia tăng phải nộp, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, lợi nhuận chưa phân phối, lợi nhuận sau thuế,… 1.2.1. Đặc điểm của doanh thu ảnh hưởng đến công tác kiểm toán Với kiểm toán tài chính có hai cách cơ bản để phân chia các bảng khai tài chính thành các phần hành kiểm toán: Phân theo khoản mục hoặc phân theo chu trình. Từ đó mà có hai cách tiếp cận kiểm toán: kiểm toán theo khoản mục hoặc theo chu trình. Kiểm toán theo chu trình là cách phân chia máy móc từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục theo thứ tự trong Bảng khai vào một phần hành. Cách chia này đơn giản song không hiệu quả do tách biệt những khoản mục ở vị trí khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau như Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán, Doanh thu và các khoản phải thu… Cách tiếp cận kiểm toán theo chu trình là cách chia thông dụng hơn căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành, các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Chẳng hạn các nghiệp vụ về doanh thu, doanh thu trả lại, các khoản thu tiền bán hàng và số dư các khoản phải thu đều nằm trong chu trình tiêu thụ (bán hàng và thu tiền). Cách phân chia này hiệu quả hơn do xuất phát từ mối liên hệ vốn có của các nghiệp vụ và từ đó thu thập được các đầu mối của các mối liên hệ trong kinh tế và trong ghi sổ kế toán chứa đựng trong Bảng khai tài chính. Theo cách phân chia này, kiểm toán Bảng khai tài chính thường bao gồm những phần hành cơ bản sau: Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền (tiêu thụ). Kiểm toán tiền mặt (tại két, tại ngân hàng hoặc đang chuyển). Kiểm toán chu trình mua hàng – trả tiền (cung ứng và thanh toán). SV: Khương Văn Thành-CQ492453 Lớp: Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập GVHH: TS.Ngô Đức Long Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên. Kiểm toán hàng tồn kho. Kiểm toán huy động – hoàn trả vốn. Do doanh thu là khoản mục liên quan đến các khoản mục khác trên báo cáo kết quả kinh doanh, chính vì vậy, khi tiến hành kiểm toán phải kết hợp kết quả kiểm toán các khoản mục liên quan, như vốn bằng tiền, các khoản Phải thu, Nợ phải trả, khoản mục Hàng tồn kho… Và trong hầu hết các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đều thực hiện riêng rẽ khoản mục doanh thu do tính chất quan trọng và phức tạp của khoản mục doanh thu. Trong quá trình kiểm toán doanh thu, kiểm toán viên phải căn cứ vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, bởi lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng ảnh hưởng đến những rủi ro kiểm toán mà kiểm toán viên có thể mắc phải. Những lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán như: Vận chuyển hành khách, vận chuyển hành lý, vận chuyển hàng hoá, thư tín, bán hàng, đồ lưu niệm,… Với những lĩnh vực kinh doanh này, thường có gian lận trong kế toán và thường tiềm ẩn rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đến công tác kiểm toán. 1.2.2 Các sai phạm liên quan đến doanh thu + Ghi giảm doanh thu so với thực tế phát sinh Ghi sổ kế toán thực chất là việc phản ánh, ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do đó việc hạch toán doanh thu thấp hơn so với thực tế chính là việc kế toán đã ghi sổ thiếu những nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng xét về bản chất có thể chia làm hai loại là gian lận và sai sót. Thứ nhất, xét sai xót do gian lận: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến một doanh nghiệp cố tình ghi giảm doanh thu: Cố tình ghi giảm doanh thu để trốn thuế: việc ghi giảm doanh thu sẽ làm cho lợi nhuận trước thuế trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp giảm và do đó thuế phải nộp giảm, tức là dòng tiền ra khỏi doanh nghiệp thấp và lợi nhuận thực tế lớn. Để thực hiện được điều này, kế toán có thể dùng kỹ thuật ghi chép phản ánh sai nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ, hạch toán sai chế độ kế toán. Ví dụ một số trường hợp cụ thể: Phản ánh hoá đơn bán hàng giao cho khách sai lệch với hoá đơn bán hàng của doanh nghiệp cùng một sê ri, chuyển những mặt hàng có thuế suất thấp thành nhóm mặt hàng có thuế suất cao, không hạch toán doanh thu bán hàng trong các trường hợp hàng đổi hàng, trường hợp bán hàng thu ngoại tệ doanh nghiệp đã sử dụng giá thực tế thấp hơn so với quy định, hạch toán các nghiệp vụ bán lẻ theo giá bán buôn, không ghi nhận doanh thu khi bán hàng mà bù trừ thẳng vào giá trị hàng tồn kho hoặc nợi phải trả . SV: Khương Văn Thành-CQ492453 Lớp: Kiểm toán 49C