1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mỹ thuật trên tiền giấy việt nam giai đoạn 1946 2006

220 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Nếu trong các chuyên ngành đồ họa khác như khắc gỗ, đồ họa tem bưu chính, thiết kế bao bì, logo…người ta có thể dễ dàng tìm được tài liệu nghiên cứu và các sách tham khảo,thì mỹ thuật tr

Trang 1

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Dũng PGS.TS Đoàn Thị Mỹ Hương

Hà Nội – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam giai đoạn 1946-2006 là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những vấn đề nghiên cứu trong bản luận án là trung thực và chƣa công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày / / 2017

Tác giả luận án

Hồ Trọng Minh

Trang 4

MỤC LỤC

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 5

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ

CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 17

1.1.Cơ sở lý luận để nghiên cứu luận án 17

1.2.Khái niệm thuật ngữ 26

1.3.Tiền giấy ở Việt Nam 33

Tiểu kết 52

Chương 2 NHẬN DIỆN YẾU TỐ MỸ THUẬT TRÊN TIỀN GIẤY VIỆT NAM 54 2.1.Hoa văn họa tiết trên tiền giấy Việt Nam 54

2.2.Hình ảnh chủ đề trong tiền giấy Việt Nam 76

2.3.Chân dung trong tiền giấy Việt Nam 87

Tiểu kết 95

Chương 3 ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI PHONG CÁCH MỸ THUẬT TRÊN TIỀN GIẤY VIỆT NAM 97

3.1.Đặc điểm nghệ thuật trang trí trên tiền giấy Việt Nam 97

3.2.Đặc điểm nghệ thuật đồ họa trên tiền giấy Việt Nam 110

3.3.Chuyển biến về các yếu tố mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam 127

3.4.Đóng góp của mỹ thuật trên tiền giấy vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam 140

Tiểu kết 152

KẾT LUẬN 154

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 158

LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 158

TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

Trang 5

- UBTƢ MTDTGPMNVN : Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Dân tộc

Giải phóng miền Nam Việt Nam

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 1.1: Các đợt phát hành tiền giấy tại Việt Nam ……… 40

Bảng 3.1: Các chi tiết mang tính biểu tƣợng trong tiền giấy Việt Nam …… 100 Bảng 3.2: So sánh các công đoạn sáng tạo tác phẩm đồ họa và tiền giấy…… 150 Hình 3.1: Sơ đồ bố cục và trang trí hệ thống tiền Tài chính……… 107 Hình 3.2: Sơ đồ bố cục và trang trí hệ thống tiền giấy phát hành 1951…… 107 Hình 3.3: Sơ đồ bố cục và trang trí hệ thống tiền giấy phát hành 1959…… 108 Hình 3.4: Sơ đồ bố cục và trang trí hệ thống tiền giấy phát hành 1978…… 108 Hình 3.5: Sơ đồ bố cục và trang trí hệ thống tiền giấy phát hành 1985…… 109 Hình 3.6: Sơ đồ bố cục và trang trí bộ tiền polymer ……… 109

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong đời sống thường nhật, mọi người có xu hướng sử dụng đồng tiền với giá trị tiêu dùng chứ ít người quan tâm xem đồng tiền ấy thể hiện gì, hình ảnh trên

nó có ý nghĩa gì, hình ảnh mỹ thuật thế nào

Trên thế giới hiện nay có gần 200 loại tiền giấy của các quốc gia và vùng lãnh thổ được lưu hành Tại Việt Nam, hệ thống tiền giấy của do nước CHXHCN Việt Nam (trước đây là Việt Nam DCCH) được hình thành, phát triển từ năm 1945 tới nay và là hệ thống tiền duy nhất được phép lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam Trong quá trình tìm hiểu về mỹ thuật trên tiền giấy, NCS nhận thấy các công trình nghiên cứu về văn hóa, mỹ thuật của tiền giấy Việt Nam được xuất bản chưa nhiều Một số tác phẩm viết về tiền giấy chủ yếu là các hồi ký về lịch sử ra đời của tiền giấy chứ không bàn luận về giá trị mỹ thuật của tiền giấy Việt Nam

Liệu tiền giấy có giá trị nghệ thuật hay không? Các hoa văn in trên tiền giấy

có phải là những thành tố tạo nên mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam và có vị thế gì trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam?

Nếu trong các chuyên ngành đồ họa khác như khắc gỗ, đồ họa tem bưu chính, thiết kế bao bì, logo…người ta có thể dễ dàng tìm được tài liệu nghiên cứu

và các sách tham khảo,thì mỹ thuật trên tiền giấy vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu về văn hóa và thẩm mỹ tiền giấy Tại đây, cần tách biệt việc nghiên cứu văn hóa mỹ thuật trên tiền giấy ra khỏi việc bảo mật công nghệ và chống giả Giữ bí mật

về công nghệ và bảo an trong tiền giấy là cần thiết nhưng nghiên cứu để làm rõ và quảng bá các giá trị mỹ thuật của tiền giấy là việc cũng phải tiến hành

Do không tồn tại nhiều các công trình nghiên cứu về mỹ thuật trên tiền giấy dẫn tới đòi hỏi về lý thuyết và thực tiễn Về mặt lý luận, giới nghiên cứu khó khăn khi xác định giá trị mỹ thuật của tiền giấy và những đóng góp của nó trong nền mỹ thuật Việt Nam Về mặt thực tiễn, sự hiếm hoi các tài liệu nghiên cứu về mỹ thuật

Trang 8

thẩm mỹ cho thiết kế tiền giấy của quốc gia Mặt khác, việc thiếu các tài liệu nghiên cứu mỹ thuật trên tiền giấy cũng khiến cho các nhà nghiên cứu, sưu tầm và người dân cũng khó lý giải được một số hiện tượng, bản chất cũng của mỹ thuật thuật tiền giấy, cũng như phương pháp xác định tiền thật tiền giả

Dưới góc độ nghiên cứu, có một số vấn đề được đặt ra:

- Mỹ thuật trên tiền giấy có thuộc về ngành đồ họa hay không? Làm thế nào

để xác định được chuyên ngành của mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam hay nó thuộc chuyên ngành mới?

- Đặc trưng thẩm mỹ của mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam là gì?

- Mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam đóng góp gì cho lịch sử mỹ thuật Việt Nam ?

NHNN Việt Nam có bộ phận thiết kế mẫu tiền, các họa sĩ tham gia thiết kế

hệ thống tiền giấy trước đây và hệ thống polymer hiện hành đã về hưu hoặc chuyển công tác khác Việc đặt vấn đề nghiên cứu mỹ thuật trên tiền giấy càng có ý nghĩa thực tiễn trong xây dựng tiêu chuẩn thẩm mỹ, công nghệ cho các hệ thống tiền tương lai của nước ta Đối với giới sưu tầm trên thế giới, tiền giấy Việt Nam được quan tâm và đánh giá cao như hiện vật văn hóa đại diện của quốc gia Các nhóm sưu tầm tiền cổ được hình thành, thực hiện nhiều cuộc giao lưu trao đổi kiến thức, trưng bày tiền cổ thu hút nhân dân tới xem trong đó có nhiều sinh viên Vì vậy những kết quả nghiên cứu về tiền giấy Việt Nam sẽ là công cụ rất quan trọng để nâng cao nhận thức về mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam

Với suy nghĩ đó, là người sưu tầm tiền giấy, đã từng làm việc hơn 10 năm tại Phòng Thiết kế mẫu tiền-Ngân hàng Trung ương và trực tiếp thiết kế nhiều mẫu trong hệ thống tiền polymer, NCS thực hiện đề tài nghiên cứu “Mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam giai đoạn 1946 đến 2006”

Mốc thời gian 1946 được xác lập trên cơ sở thời điểm phát hành tiền giấy lần đầu tiên theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 31/1/1946 về việc phát hành Tiền Tài chính do Bộ tài chính ấn loát và năm 2006 là năm phát hành đồng tiền polymer cuối cùng trong hệ thống tiền hiện hành

Trang 9

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu về tiền giấy Việt Nam, NCS thấy có thể chia ra làm 2 nhóm chính Nhóm thứ nhất là các tài liệu nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ lịch sử, kinh tế và xã hội Nhóm này gồm các sách, báo hoặc hồi ký, tham luận hội thảo do NHNN tổ chức Nhóm thứ hai, là các tài liệu nghiên cứu tiền giấy Việt Nam dưới góc độ kỹ thuật, mỹ thuật và thiết kế in ấn Nhóm này gồm các tài liệu do các công ty tư vấn, thiết bị vật tư ngành in tiền của nước ngoài và hai

luận văn thạc sĩ về tiền giấy

2.1 Nhóm các tài liệu nghiên cứu tiếp cận tiền giấy Việt Nam dưới góc độ lịch sử, kinh tế và xã hội

Nhóm này được hệ thống bởi các tài liệu trong nước và ngoài nước có đối tượng nghiên cứu chủ yếu là tiền giấy Việt Nam trên phương diện lịch sử và các thông tin liên quan Các tài liệu dưới tồn tại ở dạng sách, bài báo, các hồi ký, tham luận hội thảo

Về các tài liệu nước ngoài, năm 1996, cuốn sách tiếng Pháp Les Billets de la Banque de l’Indochine (Tiền giấy của Ngân hàng Đông Dương) do Maurice Kolsky

và Maurice Muszynsky Sách dành một phần dung lượng lớn viết về tiền giấy do Ngân hàng Đông Dương phát hành tại Việt Nam, với các khảo sát kỹ lưỡng về kích thước, hình vẽ, tên họa sĩ sáng tác, tên nhà in [151]

Về các tài liệu trong nước, có một số cuốn viết về lịch sử tiền giấy Việt

Nam dưới dạng tài liệu hoặc hồi ký Năm 1945 có cuốn sách Tiền bạc (Khảo cứu về vấn đề tiền tệ)của Phan Văn Hùm, lược khảo về vấn đề tiền tệ Sách viết về tình hình kinh tế tiền tệ nước ta giai đoạn trước 1945 [42] Năm 1960, cuốn sách Lưu thông tiền tệ ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được viết bởi Trần Dương và

Phạm Thọ, đề cập sơ bộ tới lịch sử tiền tệ tại Việt Nam từ thời thuộc Pháp cho đến hết năm 1959 [27]

Năm 1982, cuốn hồi ký Những năm,tháng thử thách trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954 của tập thể các tác giả viết về các hoạt động từ tiếp

Trang 10

chuyển tiền tệ từ chiến khu Việt Bắc tới các miền vùng khác trong cả nước trong ngày đầu kháng chiến chống Pháp [74]

Năm 1991, cuốn sách Tiền Việt Nam được NHNNViệt Nam phát hành, nhân

dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Đây là cuốn sách đầu tiên tập hợp các tư liệu, hình ảnh về một số mẫu tiền tiêu biểu của nước ta được sắp xếp theo các giai đoạn lịch

sử phát hành Cuốn sách này giới thiệu khái quát tư liệu chứ không có các nghiên

cứu sâu về mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam [75] Sách 40 mùa sen nở là tập hồi ký

về con người và sự nghiệp 40 năm Ngân hàng do NHNN Việt Nam phát hành tháng

5 năm 1991, tập hợp 117 bài viết công phu và các tài liệu quan trọng liên quan tới lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Việt Nam nói chung và đồng tiền

Việt Nam [73] Năm 1994, cuốn sách 100 năm tiền giấy Việt Nam được Hội tem

TP Hồ Chí Minh và Nxb Trẻ phát hành, tập hợp sơ bộ hình ảnh và tư liệu về các đồng tiền giấy tiêu biểu của Việt Nam qua các thời kỳ [40]

Năm 1995, sách Một thời không quên, là cuốn hồi ký 2 tập của nhiều tác giả

về Sở ấn loát Tài chính Trung Bộ in và phát hành giấy bạc Cụ Hồ (giấy bạc do Bộ tài chính phát hành trong thời đầu của kháng chiến chống Pháp từ năm 1946-1952

[86, 87] Năm 1998, tài liệu Hội thảo Tiền tệ 300 năm Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh,

bao gồm 20 bài tham luận của giới chức ngành Ngân hàng, các nhà nghiên cứu lịch

sử và các nhà sưu tầm tiền cổ Năm 2006, cuốn sách Tiền Việt Nam – Xưa và nay,

tài liệu do Trường đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh biên soạn, giới thiệu “sưu tầm và biên tập dưới dạng sử ký nhằm cung cấp kiến thức phổ thông để mọi người trong các tầng lớp xã hội khác nhau ai cũng đọc được, hiểu được” [114]

Năm 2006, tài liệu kỷ yếu hội thảo Tiền Việt Nam - Các giá trị lịch sử kinh tế

và xã hội Hội thảo do NHNN Việt Nam tổ chức ngày 22 tháng 4 năm 2006 tại Hà Nội Năm 2009, có cuốn Sưu tập tiền giấy tiêu biểu Việt Nam và Quốc tế, do tác giả

Thiên Kim Nội dung của sách chủ yếu giới thiệu hình ảnh của một số đồng tiền của

102 nước trên thế giới Trong cuốn này, tác giả có dành một số trang giới thiệu hình

ảnh tiền giấy Việt Nam [58] Năm 2009, cuốn sách Tiền cổ Việt Nam do Lục Đức

Thuận và Võ Quốc Ky viết về lịch sử tiền cổ Việt Nam trải qua các triều đại phong

Trang 11

kiến đến hết thế kỷ XIX [106] Năm 2010, cuốn sách 1000 năm tiền tệ Thăng Long

do tác giả Nguyễn Thanh Châu và Ngô Hướng viết giới thiệu tiền tệ nói chung và tiền giấy nói riêng

Cuốn sách đáng chú ý Tiền Việt Namđược nhóm tác giả Lê Việt Cường, TS

Đào Minh Tú, ThS Ngô Quang Lương, Nguyễn Mạnh Tùng được xuất bản 2011 Cuốn sách đã liệt kê các đồng tiền Việt Nam trong các triều đại phong kiến cũng như các hệ thống tiền của nước ta từ 1945 trở lại đây và đề cập sơ lược tới tình hình

kinh tế xã hội có liên quan tới các hệ thống [24] Cùng năm này, cuốn tài liệu 60 năm Ngân hàng Việt Nam – Tư liệu và Hình ảnh do Ban biên soạn của NHNN Việt

Nam với Chủ biên là Nguyễn Đồng Tiến (Phó Thống đốc NHNN Việt Nam) Sách

có nhiều ảnh minh họa và các nội dung liên quan tới các mốc quan trọng trong lịch

sử 60 năm xây dựng và trưởng thành của NHNN Việt Nam [70]

Một số bài báo tiêu biểu viết về tiền tệ như các bài báo của tác giả Nguyễn Thanh Châu như “Sự hóa thân của đồng tiền”,“Vài nét về tiền tệ 300 năm Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh”, “Năm mươi năm giấy bạc Ngân hàng ra đời và phát triển” Năm 2012, bài báo “Hiện tượng độc đáo trong lịch sử tiền tệ Việt Nam: Hàng chục loại tiền cùng lưu hành” của nhà nghiên cứu sưu tầm tiền Nguyễn Anh Huy

2.2 Nhóm tài liệu nghiên cứu tiền giấy Việt Nam dưới góc độ kỹ thuật,

Năm 2001, tài liệu nghiệp vụ Thuyết trình cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam của hãng sản xuất mực in và các yếu tố chống giả, có nội dung phân tích và

xây dựng tiêu chuẩn cho thiết kế chống giả với từng cấp độ Năm 2002, tài liệu

Trang 12

nghiên cứu về hiện trạng hệ thống tiền giấy cotton (năm 1987-2010) đưa ra các cấp

độ nhận biết chống giả

Năm 2002, tài liệu nghiệp vụ Sản xuất tiền Polymer được viết bởi Danny

Reid và Neil Burnham là 2 kỹ sư và thiết kế chính của hãng PolyTeQ Service – Úc

và được giảng dạy cho các họa sĩ thiết kế mẫu tiền liên quan tới đề án thiết kế tiền Polymer của NHNN Việt Nam vào tháng 1 năm 2002

Năm 2008, có cuốn sách Kỹ thuật nhận biết tiền thật tiền giả do TS Phan

Văn Tính (chủ biên) Nội dung của sách chỉ đề cập thuần túy tới vấn đề kỹ thuật sản xuất tiền giấy, hoàn toàn không bàn tới vấn đề mỹ thuật, văn hóa của tiền giấy

Năm 2013, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Tố Uyên, tiêu đề“Nghệ thuật thiết kế mẫu tiền giấy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” chuyên ngành Lý luận và

Lịch sử mỹ thuật ứng dụng, bảo vệ tháng 12 năm 2013 tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội Luận văn được trình bày với 104 trang, trong đó toàn bộ phần nội dung có liên quan tới đề tài chủ yếu nằm trong chương 2 Ở chương này, Nguyễn Thị Tố Uyên đã khái quát vấn đề lý thuyết của thiết kế tiền giấy như bố cục, màu sắc, kỹ thuật trong 17 trang của phần đầu chương này Trong 25 trang của phần sau, Nguyễn Thị Tố Uyên giới thiệu sơ bộ lịch sử ra đời của tiền giấy Việt Nam từ năm 1945 tới nay với 8 hệ thống tiền khác nhau Như vậy, nội dung mỗi bộ tiền chỉ được đề cập từ lịch sử, phân loại tiền giấy Việt Nam và phần phân tích đặc điểm trong khoảng 2,5 trang NCS cho rằng dung lượng như vậy là ít và sơ lược NCS nhận thấy, các nội dung được đề cập trong phần 2 đều đã được đề cập tới trong các sách hoặc tài liệu ngành Ngân hàng xuất bản trước đó và/hoặc xuất hiện trên các trang thông tin điện tử Luận văn chưa đi vào phân tích sâu về mỹ thuật của bất kỳ một đồng tiền nào để làm nổi bật lên vẻ đẹp văn hóa và giá trị nghệ thuật của nó

Năm 2014, Luận văn thạc sỹ Mỹ thuật của Trần Tuấn Nam, chuyên ngành

Mỹ thuật tạo hình được bảo vệ tại Trường Đại học mỹ thuật Việt Nam Luận văn có

tên là Bố cục theo chủ đề trong trang trí tiền giấy Việt Nam từ 1946 đến 2006 Luận

văn có độ dài 66 trang, bao gồm 3 chương Nội dung chủ yếu của luận văn này là bố cục và chủ đề của các đồng tiền giấy Việt Nam Luận văn có đưa ra một số vấn đề

Trang 13

về bố cục tiền giấy theo các chủ đề, tuy nhiên còn rất sơ lược Khảo sát các nội dung được đề cập tới trong luận văn, NCS nhận thấy Trần Tuấn Nam đã ở liệt kê mốt số dạng bố cục thường thấy ở tiền giấy và mô tả các hình ảnh xuất hiện trong các bộ tiền Việt Nam, không phân tích nguyên nhân, diễn biến tình hình kinh tế chính trị, văn hóa mỹ thuật và công nghệ để dẫn tới cách thiết kế và bố cục đó NCS nhận thấy còn nhiều điểm sai sót về mặt thông tin chung, các phần phân tích bình luận về bố cục, chủ đề đều thiếu các phân tích chính xác, cụ thể về mặt thiết kế, mỹ thuật và chưa nêu được tính đặc sắc về mỹ thuật của các dạng bố cục chủ đề

2.3 Đánh giá chung kết quả nghiên cứu các công trình

Đánh giá chung các công trình liên quan tới đề tài, NCS nhận thấy các công trình trên có những điểm chung như sau:

- Về đối tượng nghiên cứu: Ngoài các tài liệu kỹ thuật in ấn tiền giấy, các

công trình trên thường có đối tượng chủ yếu là tiền xu hoặc cổ tiền gắn liền lịch sử hình thành hoặc các sự kiện có liên quan tới các hệ thống tiền xu hoặc tiền giấy (theo dạng hồi ký về sự kiện) chứ không đề cập tới giá trị nghệ thuật thiết kế của tiền giấy Việt Nam Một số tài liệu viết về tiền giấy (bao gồm cả hai luận văn thạc sĩ

đã kể ở trên) vẫn mang tính liệt kê sơ bộ về phương pháp in ấn hoặc bố cục mà có ít

sự phân tích liên hệ tới nghệ thuật

- Hướng tiếp cận nghiên cứu: Các bài viết thường sử dụng phương pháp tiếp

cận lịch sử Các tài liệu hướng dẫn chuyên ngành thiết kế tiền giấy thì thuần túy dùng phương pháp tiếp cận của các ngành khoa học kỹ thuật Các luận văn viết về thiết kế tiền giấy của Nguyễn Thị Tố Uyên và Trần Tuấn Nam ít sử dụng phương pháp luận thiết kế hoặc lấy tiêu chí mỹ thuật để nghiên cứu Như vậy hướng nghiên cứu tiền giấy Việt Nam dưới góc độ mỹ thuật chưa đủ dung lượng cần thiết, thiếu các phân tích bình luận về trang trí và mỹ thuật để làm rõ giá trị mỹ thuật của tiền giấy Việt Nam Đây chính là phần mà NCS sẽ thực hiện trong luận án này

- Phần nội dung: Các công trình trên cho biết nhiều thông tin hữu ích liên

quan chủ yếu tới các vấn đề tiền cổ (tiền xu Việt Nam qua các triều đại) và một

Trang 14

nhiều từ các công trình nghiên cứu, nhà sưu tầm về kiến thức tiền tệ và nghiên cứu lịch sử thông qua tiền tệ

NCS cũng kế thừa ở các chuyên gia thiết kế, các tài liệu kỹ thuật về thiết kế tiền giấy những thông tin về cách trang trí, phương pháp thiết kế tiền giấy trên thế giớivà coi đó như các luận cứ quan trọng trong đề tài của mình

NCS nhận thấy trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề liên quan tới mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam, chưa có tài liệu nào nêu được đặc trưng của thẩm mỹ tiền giấy Việt Nam, phân tích các hình thức trang trí trên tiền giấy Việt Nam cũng như giá trị của mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam Đây chính là khoảng trống nghiên cứu

NCS thực hiện hướng tìm riêng của mình là nghiên cứu về mỹ thuật trên tiền giấy với các yếu tố như hình thức trang trí, để qua đó thấy được yếu tố văn hóa và thẩm mỹ thời đại cũng như những đóng góp của mỹ thuật trên tiền giấy vào nền nghệ thuật của nước ta

3 Mục đích nghiên cứu

3.1 Mục đích tổng quát

Đề tài làm xác định đồ họa tiền giấy Việt Nam như một phần của lịch sử mỹ thuật Việt Nam, làm sáng rõ nhận thức về giá trị mỹ thuật trên tiền giấy cũng như các đóng góp của mỹ thuật trên tiền giấy vào nền mỹ thuật Việt Nam

3.2 Mục đích cụ thể

- Làm rõ mỹ thuật trên tiền giấy như một dạng đồ họa độc đáo

- Làm rõ yếu tố mỹ thuật của tiền giấy, nghiên cứu sự tồn tại của mỹ thuật trên tiền giấy Trong đó nhấn mạnh tới nghệ thuật trang trí cũng như việc sử dụng,

kế thừa mỹ thuật truyền thống trong thiết kế tiền giấy và nghiên cứu đặc trưng đồ họa độc đáo của tiền giấy là tạo bản mẫu bằng nét vẽ

- Làm rõ những đặc điểm về mỹ thuật và hiệu quả thẩm mỹ bởi phương pháp in

ấn độc đáo của tiền giấy Việt Nam

Trang 15

- Nghiên cứu sự liên hệ giữa mỹ thuật trên tiền giấy và mỹ thuật Việt Nam,

sự chuyển biến trong phong cách mỹ thuật trên tiền giấy theo tiến trình lịch sử, bao gồm các yếu tố như sử dụng hình tượng nghệ thuật, phong cách trang trí, đồ họa

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là đặc trưng của mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam Trong đó có các yếu tố như nghệ thuật sử dụng nét, nghệ thuật trang trí và ứng dụng mỹ thuật truyền thống trong mỹ thuật tiền giấy Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi được giới hạn trong các hệ thống tiền giấy do nhà nước Việt Nam DCCH, nay là CHXHCN Việt Nam phát hành từ năm 1946 đến năm 2006 trên lãnh thổ nước Việt Nam

Tuy nhiên, để làm rõ các vấn đề của đối tượng nghiên cứu, đề tài có liên hệ tới các hệ thống tiền giấy đã từng phát hành tại Việt Nam như:

- Bộ tiền giấy lưu thông tại Nam bộ (được gọi là Tiền Nam Bộ) và tín phiếu Trung Bộ (liên khu V)…được phát hànhtrong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và

2 bộ tiền do UBTƯMTDTGP MNVN phát hành ở miền Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và bộ tiền phát hành vào miền Nam sau ngày thống nhất 30/4/1975 (để thay thế tiền Ngân hàng Quốc gia do VNCH)

- Hệ thống tiền giấy của Ngân hàng Đông Dương, hệ thống tiền do Ngân hàng Quốc gia thuộc chính quyền VNCH phát hành tại Miền Nam trước 30/4/1975

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tiền giấy ra đời trong các bối cảnh xã

hội cụ thể, như tình hình kinh tế chính trị và sự ảnh hưởng của văn hóa dân tộc Vì thế, việc nghiên cứu mỹ thuật trên tiền giấy cần phương pháp nghiên cứu liên ngành lịch sử, chính trị, văn hóa và mỹ thuật

- Phương pháp khảo sát, đo đạc ghi chép: các tư liệu là hiện vật như tiền

giấy, bản in tiền bằng kẽm…Phương pháp này cho phép NCS có được các số liệu

Trang 16

trích dẫn khác Ngoài ra với kinh nghiệm và kiến thức trong nghề thiết kế tiền giấy, NCS có thể phát hiện, phân tích và trình bày giá trị nghệ thuật của từng mẫu tiền, từng phương pháp in ấn cũng như giá trị thiết kế của cả hệ thống

- Phương pháp so sánh: Luôn cần sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ

các giá trị nghệ thuật của tiền giấy Việt Nam cũng như nêu được sự biến chuyển của

mỹ thuật trên tiền giấy trong tiến trình lịch sử

- Phương pháp khảo sát tham dự: NCS có hơn 10 năm làm việc tại Tổ họa,

sau đổi tên thành Phòng Thiết kế mẫu tiền, NHNN Việt Nam, trực tiếp tham gia thiết kế nhiều mẫu ngân phiếu thanh toán và một số mệnh giá tiền polymer cũng như tiền xu nên Điều này cho phép NCS có điều kiện tiếp xúc với các cán bộ thiết

kế, công nhân xưởng in cũng như các chuyên gia nước ngoài, đồng thời có những kiến thức cần thiết trong nghề thiết kế tiền giấy

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu, phi cấu trúc hay

bán cấu trúc thường được xem là phương pháp định tính Ở đề tài này, phương pháp phỏng vấn được NCS thực hiện đối với các nhà thiết kế tiền giấy, các nhà sưu tầm

và một số cá nhân khác nhằm làm rõ các giá trị của tiền giấy Việt Nam như tính nhận biết, vẻ đẹp và các giá trị văn hóa khác…

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Đối với ngành nghệ thuật nói chung

và mỹ thuật nói riêng, người ta thông qua việc phân tích một vài trường hợp cụ thể điển hình rồi hệ thống hóa, so sánh với các trường hợp khác để tìm ra các nét tương đồng và khái quát hóa thành các bản chất chung của hiện tượng Trong đề tài nghiên cứu này, việc sử dụng nghiên cứu trường hợp là hợp lý khi mà số lượng mẫu khảo sát có tới hàng trăm mẫu

6 Đóng góp của luận án

6.1 Những đóng góp về mặt khoa học

- Đề tài đóng góp vào hiểu biết chung của ngành lý luận lịch sử mỹ thuật về một đối tượng nghiên cứu mới

Trang 17

- Kết quả của đề tài sẽ xác định vị trí của mỹ thuật trên tiền giấy vào loại nghệ thuật đồ họa đặc biệt Đây là vấn đề hiện nay chưa có tài liệu nào chứng minh hoặc xác nhận mẫu tiền giấy là tác phẩm nghệ thuật

- Kết quả của đề tài sẽ làm rõ ngôn ngữ mỹ thuật trên tiền giấy và giá trị của

nó trong nền mỹ thuật Việt Nam

- Góp phần nâng cao nhận thức về mỹ thuật truyền thống và vai trò của hoa văn dân tộc trong thiết kế tiền giấy

7 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

7.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam là loại thể nào? Tiền giấy Việt Nam có giá trị nghệ thuật hay không?

- Đặc trưng của mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam như thế nào? Phong cách

mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam có sự thay đổi như thế nào?

- Ngôn ngữ mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam là gì, đóng góp gì trong lịch sử

mỹ thuật Việt Nam?

7.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Mỹ thuật trang trí trên tiền giấy Việt Nam có giá trị nghệ thuật đặc sắc, là dạng đồ họa đặc biệt, thuộc loại hình mỹ thuật ứng dụng

- Mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam là sản phẩm kết hợp giá trị văn hóa, mỹ thuật, trang trí truyền thống cùng với các yếu tố đặc trưng cho ngôn ngữ đồ họa của tiền giấy Hoa văn dân tộc kết hợp hoa văn lưới, hình ảnh chủ đề và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là các thành tố chủ yếu tạo nên diện mạo của tiền giấy Việt Nam

Trang 18

- Cùng dòng chảy lịch sử mỹ thuật Việt Nam, mỹ thuật trên tiền giấy cũng có nhưng biến đổi phong cách qua các giai đoạn lịch sử

- Với ngôn ngữ đồ họa nét và cách trang trí độc đáo, mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam có vị trí nhất định trong tiến trình phát triển của mỹ thuật Việt Nam

8 Bố cục luận án

Ngoài phần mở đầu (9 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (10 trang), phụ lục (75 trang), nội dung của đề tài được chia thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan các vấn đề có liên quan tới luận án (37 trang)

- Chương 2: Nhận diện yếu tố mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam (43 trang)

- Chương 3: Đặc trưng nghệ thuật và sự biến đổi của phong cách mỹ thuật trên

tiền giấy Việt Nam (57 trang)

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ

CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 1.1 Cơ sở lý luận để nghiên cứu luận án

1.1.1 Cơ sở lý thuyết

Trên thế giới đã tồn tại thuật ngữ The Art of Money (Nghệ thuật tiền giấy),

trong đó đề cập tới các chủ đề trong tiền giấy cũng như cách in ấn Tuy nhiên,

những tài liệu coi tiền giấy như một thực thể mỹ thuật thì chưa nhiều Cuốn sách

đáng chú ý nhất hiện nay là cuốn The Art of Money của David Standish viết năm

2000 cũng chưa đi vào nghiên cứu lý luận tiền giấy và chưa thực sự phân tích tiền

giấy như thực thể mỹ thuật mà chỉ dừng lại ở việc giới thiệu lịch sử tiền giấy và các

chủ đề cơ bản cũng như một số hình ảnh tiền giấy tiêu biểu trên thế giới [134]

Đề cập đến chức năng của tiền tệ nói chung và tiền giấy nói riêng, hầu hết

chúng ta đều thống nhất với nhau ở 3 chức năng cơ bản là: Phương tiện trao đổi,

thước đo giá trị và cất trữ giá trị [38, tr.9] Tuy nhiên, tiền giấy còn là sản phẩm do

con người tạo ra và ghi dấu các giá trị về văn hóa và thẩm mỹ trên đó Như vậy, tiền

giấy có thể được xem xét dưới góc độ là sản phẩm của nghệ thuật tạo hình Việc

này tạo cơ sở để đề tài nghiên cứu đi đúng hướng và điều kiện tiên quyết để các

điểm mới khác được tồn tại Việc biện luận cho quan điểm này được thực hiện trên

cả cơ sở lý thuyết và thực tiễn

Theo quan điểm về phân loại các loại hình nghệ thuật của M Cagan được

trình bày trong cuốn Hình thái học của nghệ thuật, nghệ thuật có thể chia thành

nghệ thuật hai chức năng (nghệ thuật và vụ lợi) và nghệ thuật một chức năng (nghệ

thuật thuần túy) [67, tr.431] Ông cho rằng: “Trong quá trình phát triển lịch sử của

nghệ thuật, do ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau, đan chéo nhau, đã bắt đầu

diễn ra ngày càng tích cực hơn “phản ứng phân rã” của những phức thể nghệ thuật

tổng hợp cổ xưa nhất là nghệ thuật văn nghệ và nghệ thuật kỹ thuật” [67, tr.431]

Theo sơ đồ phân loại nghệ thuật tại bảng số 25 của cuốn sách, ta có thể khái quát

Trang 20

xu hướng “kỹ thuật phức tạp” và “văn nghệ phức tạp”, từ nghệ thuật có xu hướng

kỹ thuật phức tạp, theo nhánh phân hóa “sản xuất nghệ thuật” mà trở thành có 2 loại

là “Sáng tạo theo kiến trúc” và “sáng tạo theo miêu tả”, từ nhóm sáng tạo theo kiến trúc cùng với môi trường tồn tại và sự phát triển của khoa học mà tạo thành các thể nghệ thuật có tính kiến trúc, trong đó có “nghệ thuật ứng dụng”[67, tr.324] Như vậy, ta có thể rút ra quan điểm là thiết kế đồ họa in ấn là chuyên ngành của mỹ thuật, thiết kế tiền giấy cũng sử dụng các phương pháp của thiết kế đồ họa in ấn nhưng ở tầm mức cao hơn với việc thiết kế cho nhiều phương pháp in ấn khác nhau

Tờ tiền lưu lại các hình ảnh, hoa văn họa tiết và ngôn ngữ của mỹ thuật nên bản thân nó là sản phẩm mỹ thuật

Nhà nghiên cứu tiền giấy nổi tiếng thế giới Hans de Heij không chỉ cho là Thiết kế tiền giấy là chuyên ngành của Thiết kế đồ họa in ấn, mà ông còn coi đó là

“is a specific of graphic design” (dạng đặc biệt của Thiết kế đồ họa) [137, tr.9]

Theo ông, nhà thiết kế tiền cần thông thạo 37 yếu tố cấu thành của tiền giấy [137, tr.62] cùng với sự hiểu biết về đặc tính kỹ thuật của giấy in tiền, của các yếu tố chống giả, kỹ thuật của nhiều phương pháp in ấn khác nhau Như vậy, nhà thiết kế mẫu tiền hoàn toàn khác biệt so với nhà thiết kế đồ họa in ấn thông thường, hoạt động thiết kế tiền cũng hoàn toàn khác biệt so với hoạt động thiết kế đồ họa in ấn

Sự khác biệt này thể hiện ở tính tầm mức, trình độ của hoạt động thiết kế Nếu việc thiết kế đồ họa in ấn chỉ thiết kế cho 1 phương pháp in thì thiết kế mẫu tiền tích hợp trong đó nhiều công nghệ in ấn khác nhau Ngược lại, nếu đồ họa in ấn có muôn hình cách thể hiện thì tiền giấy chỉ có cấu trúc hình thức khá cố định với 3 yếu tố chính là (1) hoa văn họa tiết trang trí, (2) nội dung hình ảnh chủ đề và (3) chân dung cách nhân vật lịch sử Với đối tượng sử dụng lớn, số lượng bản in cực lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tiền giấy là sản phẩm đồ họa đặc biệt mà theo M Cagan, việc phát triển của nghệ thuật ứng dụng luôn song hành cùng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật [67, tr.324]

Ngày 12 tháng 2 năm 1996, Viện nghiên cứu Tiền tệ Châu Âu đã đưa ra các tiêu chí cho việc thiết kế đồng tiền châu Âu trong Phụ lục phần 1 trong văn bản

Trang 21

“Chỉ dẫn thiết kế cho hệ thống tiền giấy Châu Âu” (Annex, Part 1, Design brief for

the design of a series of Euro Banknotes) Với cơ sở này, Viện nghiên cứu tiền tệ châu Âu đã tổ chức cuộc thi thiết kế tiền giấy cho châu Âu vào năm 1995 và tổ chức lựa chọn mẫu thiết kế vào năm 1996 Văn bản này có các nội dung chính như sau:

- Về tiêu chí chính cho thiết kế tiền giấy, được đề cập ngay ở phần đầu của

tài liệu này Nội dung của các tiêu chí đánh giá cho tiền giấy là: “Viện tiền tệ Châu

Âu mong muốn tổ chức cuộc thi thiết kế bộ tiền giấy thể hiện di sản văn hóa Châu

Âu [135, tr.1] Việc thiết kế hệ thống tiền giấy mới sẽ là sự liên hệ, hợp thành giữa yếu tố bảo an và tính nghệ thuật Các tiêu chí được đặt ra là: Dễ dàng nhận biết; khả năng bảo an chống làm giả; có thẩm mỹ hấp dẫn

- Về tính thẩm mỹ và văn hóa của tiền giấy, có yêu cầu đối với mẫu thiết kế:

“Mẫu thiết kế tiền giấy cần rõ ràng và đặc trưng của Châu Âu cũng như nên thể hiện

rõ ràng văn hóa và các thông điệp chính trị được công dân Châu Âu chấp nhận” đồng thời xác định “để có thể đạt được sự cân bằng giữa yêu cầu kỹ thuật và thẩm

mỹ, bản chỉ dẫn thiết kế này nhắm tới việc mô tả các yếu tố cần thiết của thiết kế trong khi vẫn bảo đảm cho nhà thiết kế sự tự do tối đa” [135, tr.1]

- Về chân dung trên tiền giấy: Các chân dung nên xuất hiện ở mặt trước

(mặt A) của tờ tiền và được in lõm, “cả hai mắt cần được nhìn thấy trên chân dung”

- Về các yếu tố chống giả: Sự quan hệ giữa vị trí và kích thước các yếu tố

chống giả cần thống nhất trong tất cả các mệnh giá Yếu tố chống giả cho nhận biết của công chúng không nên tập trung ở một vùng duy nhất mà nên bố trí phân tán trên toàn bộ bề mặt tờ tiền Nó nên là một bộ phận của thiết kế chung và nên dễ dàng nhận biết Vị trí và kích thước của bóng chìm cũng như foil chống giả được chỉ dẫn trên bản thiết kế

- Về màu sắc chủ đạo của tiền giấy: Trong phụ lục 3, Viện Nghiên cứu tiền

tệ châu Âu đã đưa ra những quy định về màu sắc như sau: “Để dễ dàng phân biệt tiền giấy châu Âu cho mỗi mệnh giá cần có màu sắc chủ đạo riêng biệt”[135, tr.7] Màu sắc của các mệnh giá khác nhau được gợi ý sử dụng nhằm phân biệt được tốt

Trang 22

một màu sắc chủ đạo của cả hai mặt tờ tiền, “màu của phần in lõm không nên quá sáng hoặc quá nhạt” Sự lựa chọn màu sắc đặc trưng cho các mệnh giá khác nhau

thể hiện sự cần thiết trong quan điểm về bảo an

- Về các hình tượng nghệ thuật: Tiền giấy Euro sử dụng hình tượng Cổng ở

mặt trước mà hình tượng Cầu ở mặt sau Các công trình kiến trúc này phải mang phong cách đặc trưng cho kiến trúc châu Âu ở mỗi thời kỳ Các hình tượng trên có

ý nghĩa biểu tượng và văn hóa đặc trưng của châu Âu Cái cổng là sự chào đón và hình tượng Cái cầu là sự liên hệ giao lưu giữa các nước, các nền văn hóa để mở ra thời đại mới So sánh thực tế hình tượng trong hệ thống tiền giấy châu Âu với bộ tiêu chí thiết kế đưa ra ban đầu, ta thấy rằng nhà thiết kế và hội đồng chấm chọn đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

Tuy chưa có những nghiên cứu về mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam nhưng tiền giấy Việt Nam đã được xuất hiện trong dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và đã được một số nhà nghiên cứu nhắc tới

Năm 2002, trong Kỷ yếu hội thảo Đồ họa ứng dụng, ông Vũ Đình Nhâm,

trong đề cương Hội thảo đồ họa ứng dụng Việt Nam đã đề cập tới Giấy bạc như một đối tượng nghiên cứu của đồ họa ứng dụng [85, tr.8] Cũng trong hội thảo này, họa

sĩ Lê Huy Tiếp trong bài “Một số khái niệm về các thể loại của nghệ thuật đồ họa”

đã nhắc tới tiền giấy như một sản phẩm của đồ họa ứng dụng: “Ngày nay nếu chúng

ta ngoảnh lại xem tất cả đồ dùng hàng ngày từ bao diêm, tem thư, giấy bạc, đến sách vở, báo chí, biển giao thông, nhãn máy vv…Ta đều thấy chúng là sản phẩm nghệ thuật đồ họa” [85, tr.79]

Nhà nghiên cứu Lê Thị Hoài Linh trong bài Đồ họa ứng dụng trước thiên niên kỷ mới – Một cơ hội phát triển mới đã nhắc tới việc “Năm 1396, Hồ Quý Ly

cho in tiền giấy vẽ tứ linh (rồng, phượng, lân, rùa), mây sóng Để có được lượng tiền lớn, có thể phải dùng ván khắc in theo kỹ thuật đồ họa” [85, tr.81] Tiếp đó, tác giả có đề cập tới vẽ tiền như “một thể loại thuộc lĩnh vực đồ họa ứng dụng” và được xếp ngang hàng với vẽ tranh cổ động, tranh truyện thiếu nhi, vẽ tem… Dù chưa

Trang 23

chứng minh được sự tồn tại của tiền giấy như một thể loại của thiết kế đồ họa in ấn nhưng Lê Thị Hoài Linh đã có xu hướng liên hệ giữa tiền giấy và đồ họa in ấn

Cùng quan điểm này, tác giả Hoàng Minh Phúc trong cuốn Đồ họa in khắc gỗ hiện đại Việt Nam cho rằng tiền giấy thời nhà Hồ cũng là sản phẩm của đồ họa in ấn, và

giai đoạn này nghề in khắc đã phổ biến, có nhiều người có khả năng khắc những hoa văn chi tiết và tinh xảo trên tiền giấy [92, tr.29, 30] Luận văn thạc sỹ mỹ thuật ứng dụng của Nguyễn Thị Tố Uyên tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội [115] và luận văn thạc sỹ mỹ thuật của Trần Tuấn Nam tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam [69] đều có đối tượng nghiên cứu liên quan tới tiền giấy

Như vậy dù ít hay nhiều các họa sỹ, nhà nghiên cứu mỹ thuật đều coi tiền giấy là sản phẩm đồ họa in ấn Trong lĩnh vực thiết kế tiền giấy, giấy bạc được tạo

ra theo một quy trình với các công đoạn có sự giúp đỡ của máy tính và máy in màu nhằm tạo ra một mẫu thiết kế (dạng ma-ket) Sau đó qua một tiến trình chế bản phức tạp và khâu cuối cùng để tạo ra hàng loạt các sản phẩm là công nghệ in ấn So với quan điểm của nhà nghiên cứu mỹ thuật E.V.Cher-me-vit “tạo ra một bản mẫu rồi dùng công nghệ nhân lên hàng loạt bằng bất kỳ phương tiện truyền thông”, hoạt động sản xuất tiền giấy gắn liền với công nghệ in ấn, vì vậy ta có thể xếp việc thiết

kế tiền giấy là thiết kế đồ họa in ấn

Tại Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ hai (2009) tại Hà Nội, họa sĩ Lê Hoàng Từ (họa sĩ thiết kế mẫu tiền, NHNN Việt Nam hiện ở tại 17 phố Hàng Ngang- Hà Nội) có trưng bày bức vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nét, phỏng theo bức chân dung Bác trên tờ 10.000 đ tiền giấy phát hành năm 1990

Tại Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng Toàn quốc lần thứ ba (2014) diễn ra tại

Hà Nội, bản thân NCS đã trưng bày hai tác phẩm là bản thiết kế mẫu tiền được phóng to đi kèm các chú thích về thiết kế và ý tưởng trên khuôn khổ 60 x 90cm

Đó là bản in mặt sau của tiền polymer mệnh giá 500.000đ và cả hai mặt của tiền polymer mệnh giá 10.000đ Để có thể được tham gia trưng bày, theo yêu cầu của Ban tổ chức về bản quyền tác giả, NCS đã phải cung cấp cho đơn vị tổ chức bản

Trang 24

Nam cấp Việc gửi các mẫu tiền tham gia triển lãm mỹ thuật vừa là việc làm khẳng định các thành tựu mỹ thuật trên tiền giấy, vừa góp phần vào làm phong phú các hoạt động mỹ thuật của Việt Nam Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, tiền giấy đã được trưng bày trân trọng trong Triển lãm quốc gia

Với hình thức là sản phẩm mỹ thuật được thực hiện bằng in ấn, dựa trên cơ

sở của lý thuyết Hình thái học nghệ thuật của M.Cagan cũng như các quan điểm lý

luận của các nhà nghiên cứu khác và cơ sở thực tiễn, tiền giấy Việt Nam là sản phẩm đồ họa đặc biệt của mỹ thuật Việt Nam Mặt khác, những lý thuyết cơ bản của Viện nghiên cứu Tiền tệ châu Âu đưa ra nhằm thiết kế đồng Euro như tính thẩm mỹ

và văn hóa, màu sắc, chân dung hoặc các yếu tố kỹ thuật trên tiền giấy là phù hợp với nghiên cứu mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam

1.1.3 Sơ lược lịch sử tiền giấy

Tiền tệ ra đời và phát triển cùng với nền kinh tế và gắn chặt với kinh tế hàng hóa Nhiều quan điểm đồng ý rằng “tiền tệ là phạm trù kinh tế, đồng thời cũng là phạm trù lịch sử” [114, tr.8], bên cạnh bản chất kinh tế, tiền tệ có có bản chất lịch

sử và văn hóa Tính đến đầu thập kỷ này thì trên thế giới có khoảng 170 loại tiền của khoảng hơn 180 nước và vùng lãnh thổ khác nhau Trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu, có 18 nước đã sử dụng chung đồng tiền EURO Đồng Đô-la Mỹ là đồng tiền có khả năng chuyển đổi lớn nhất trên thế giới và có hình thức ổn định, tính nhận biết cao Một số tên gọi của đồng tiền các nước sử dụng chung như đô-la (dollar) và gắn với tên nước phát hành được nhiều nước sử dụng, ví dụ như Đô-la

Mỹ, Đô-la Singapore, Đô-la Hồng Kông, Đô-la Úc…Tên gọi Pê-sô được sử dụng nhiều ở Tây Ban Nha, cùng các nước khu vực Mỹ La tinh (là thuộc địa trước đây của Tây Ban Nha), tên gọi Phơ-răng (Franc) được dùng ở Thụy sĩ, Pháp (trước khi châu Âu sử dụng đồng tiền chung EURO)…

Trên thế giới tồn tại các dạng chính là tiền kim loại, tiền giấy và thẻ thanh toán Dạng tiền nhựa chưa trở thành phương tiện thanh toán phổ thông nên thực tế chất liệu được sử dụng là kim loại và giấy Trong tiền kim loại hiện nay có các chất liệu như đồng, sắt mạ ni-ken, nhôm…còn tiền giấy chủ yếu có hai chất liệu chính là

Trang 25

giấy cotton và giấy polymer Việt Nam là nước sử dụng cả hai chất liệu kim loại và giấy, tuy nhiên tiền kim loại được phát hành từ 2003 nhưng không được hưởng ứng trong tiêu dùng nên NHNN Việt Nam đã dừng phát hành thêm

Thời sơ sử, các dạng tiền tệ đã từng xuất hiện cổ nhất là dạng vật chất hiếm

có sự tạo tác, gia công của con người như vỏ ốc, tảng đá, chuỗi hạt…Ở một số hòn đảo tại Thái Bình Dương, người ta đã phát hiện ra dạng tiền tệ với hình dáng đặc biệt là những đĩa đá hay cuộn lông dài tới hàng chục mét dùng để thanh toán và giải quyết các tranh chấp xã hội Đĩa lớn nhất có đường kính tới 4mét [52, tr.8, 10] Joe Cribb, nhà sáng lập nên phòng Tiền kim loại Keeper ở Bảo tàng Anh (2003-2010)

và chủ tịch Hội tiền cổ Hoàng gia (2004-2009) là tác giả của rất nhiều sách về lịch

sử tiền tệ thế giới cùng với Catherine Eagleton và Jonathan Williams cũng như nhiều nhà nghiên cứu lịch sử tiền tệ khác đã cho rằng một dạng tiền cổ xưa nhất bằng kim loại đã xuất hiện ở Mesopotamia (nằm ở khu vực Lưỡng Hà, Trung Đông)

và Ai Cập khoảng 3000 năm trước công nguyên [52, tr.4,5], [132, tr.16] Các văn bia này ghi lại việc người ta thanh toán với nhau bằng bạc, người ta đã dùng đến cân

để xác định lượng bạc Có lẽ chính vì thế, để thuận tiện hơn, người ta đã tạo ra các đồng xu bằng kim loại mà giá trị của nó được xác định bởi trọng lượng của khối

kim loại ấy Trong cuốn The Arts of Money, tác giả David Standish đã đề cập tới nghiên cứu dài 800 trang của Glyn Davies tại cuốn Lịch sử tiền tệ về các dạng trao

đổi có yếu tố tiền tệ của thời cổ xưa như chiếu, hổ phách, ngọc, trứng, cái cồng, ngà voi, cái cuốc, thạch anh, vòng đồng, rượu vodka, da thú, cuộn sợi, bơ và trứng cá [134, tr.13], [PL-MH 1.1] Joe Cribb cũng cho rằng những đồng tiền kim loại đầu tiên được tìm thấy ở Vương quốc Lidia (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) vào thế kỷ VII trước công nguyên với hình dạng là đồng kim loại được đóng dấu [52, tr.12]

Tại Trung Quốc, lịch sử tiền tệ được ghi chép khá cụ thể dưới dạng văn khố

và trải qua thời kỳ lịch sử rất dài Từ thời nhà Hạ có dạng tiền vỏ ốc, thời nhà Chu, chiến quốc có dạng hình lưỡi đao (còn gọi là Đao Tiền), hay bố tiền (hình lưỡi thuổng), hoàn tiền (hình tròn, lỗ tròn)… Sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy

Trang 26

Hoàng cấm dùng các đồng tiền thời trước và đưa ra đồng tiền Bán lạng (hình tròn,

lỗ vuông) tượng trưng cho Trời và Đất [24, tr.14]

Ở Việt Nam, dạng được cho là có bản chất tiền tệ đầu tiên được phát hiện trong Văn hóa Phùng Nguyên, là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm Các nhà nghiên cứu của NHNN Việt Nam đã cho rằng, tiền tệ ở thời kỳ này xuất hiện như dạng chuỗi ốc biển, chuỗi hạt bằng đá [75, tr.6] Đến đầu thiên niên kỷ thứ nhất, các dạng tiền tệ bằng kim loại đã xuất hiện ở Việt Nam Đồng tiền xu được xác định là đồng tiền đầu tiên của Việt Nam xuất hiện ở thời nhà Đinh là đồng Thái Bình Hưng Bảo, được Đinh Tiên Hoàng cho đúc khoảng năm 970 [24, tr.15], [PL-MH 1.2]

Các đồng tiền kim loại ở Việt Nam được phát hành trong suốt thời kỳ phong kiến Các triều đình phong kiến Việt Nam thường tạo dấu ấn lịch sử và kinh tế qua việc phát hành tiền nên xuất hiện nhiều loại tiền xu trong một triều đại Dưới thời nhà Hồ (1400-1407), ngoài việc phát hành tiền giấy Thông Bảo Hội Sao, Hồ Quý

Ly còn phát hành đồng Thánh Nguyên Thông Bảo, thời Hồ Hán Thương phát hành đồng Thiệu Thành (1401-1402) và Khai Đại (1403 – 1407) [89, tr.63,65] Ngoài việc triều đình phát hành tiền đồng, ở nước ta còn xuất hiện các tiền xu của các nhà buôn lớn như đồng tiền Vạn Lịch hoặc tiền của Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ đúc ở thời nhà Lê ở Hà Tiên (lúc này Chúa Nguyễn trị vì ở đàng trong) Về tiền của Mạc Cửu và

Mạc Thiên Tứ, sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn còn chép rằng “Họ Mạc đúc tiền gián nhỏ, có hai chữ Thái Bình, An Pháp…” [24, tr.36] Ngoài ra còn có dạng tiền

thưởng cho các người có công [PL-MH 1.3]

Ngày nay các đồng tiền này trở thành hiện vật vô cùng quý hiếm, được các nhà sưu tầm và bảo tàng trân trọng bởi giá trị lịch sử và vẻ đẹp của nghệ thuật chế tác

Người ta cho rằng dạng tiền giấy xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc Từ thế

kỷ X, triều đình nhà Bắc Tống đã phát hành các đồng xu bằng sắt khá nặng nhưng lại không có giá trị tiêu dùng cao Vì thế các cửa tiệm đã để lại tiền kim loại và trao đổi với nhau bằng các văn tự viết tay có thể đổi ra tiền Đầu thế kỷ XI, triều đình nhận thấy cần thâu tóm các văn tự này nên đã cho khắc in các văn tự có thể được sử

Trang 27

dụng chính thức Tiếp đến, các văn tự này được ghi rõ mệnh giá để dễ dàng quy đổi sang hàng hóa hoặc tiền kim loại Hiện nay không còn các bản gốc về loại văn tự này nên không thể suy xét về tính chất tiền giấy của nó

Đồng tiền giấy đầu tiên trên thế giới được phát hiện ở Trung Quốc, thời nhà Minh khoảng năm 1380 Đây là tờ giấy rộng 222mm, dài 333 cm, được khắc gỗ in nổi văn tự ghi giá trị tiền tương đương 1000 đồng xu, trên đó có hình 8 quan tiền đồng [152, tr.9] Tuy nhiên, những tờ văn tự này có tính chất giống tờ ngân phiếu hơn là tiền mặt vì giá trị của nó quá lớn Một tờ có trị giá tương đương với 1000 đ, tính quy đổi sang lượng tiền kim loại nặng khoảng 3,5kg [52, tr.17], [PL-MH 1.4]

Tại châu Âu, năm 1661, xuất hiện đồng tiền giấy đầu tiên do Ngân hàng Thụy Điển phát hành với mệnh giá 100 Daler Vào cuối thế kỷ XVII, tiền giấy được phát hành tại Anh Người ta còn lưu lại đồng tiền ghi năm phát hành là 1723, có mệnh giá tính theo tiền của Scotland (12 bảng Scotland tương đương 1 bảng Anh) Tại Pháp, nhà tài chính nổi tiếng người Scotland là John Law đã được vua Pháp cho phát hành tại Paris những đồng tiền giấy từ năm 1718 Về phía Giáo hội Thiên Chúa giáo, ngân hàng Holy Spirit được Giáo Hoàng Paul V thành lập ở Roma năm 1605 Đây là ngân hàng đầu tiên của Châu Âu Đến năm 1786, ngân hàng này phát hành tiền giấy dưới thời trị vì của Giáo hoàng Pius VI [PL-MH 1.5] Đồng tiền của Nga hoàng phát hành đầu thế kỷ XX có kích thước rất lớn, trang trí, in ấn công phu [PL-

MH 1.6] Anh là quốc gia có đồng tiền được ra đời khá sớm ở châu Âu và có giá trị

ổn định cao Đồng tiền 1 bảng có thiết kế rất cầu kỳ và trang nhã, tạo được các chuẩn mực của tiền giấy [PL-MH 1.7]

Tại Mỹ, khi nước Anh không đủ tiềm lực để vận chuyển bằng đường biển sang Mỹ những đồng tiền kim loại, dựa trên kinh nghiệm đã thực hiện ở châu Âu về phát hành tiền giấy, chính phủ Anh đã cho phát hành ở thuộc địa của mình tại Bắc

Mỹ tiền giấy (bill) [52, tr.18, 19]

Tại Việt Nam, lịch sử đã ghi lại việc phát hành tiền giấy thời nhà Hồ với tiền giấy Thông Bảo Hội Sao Theo sử sách ghi lại, những đồng tiền giấy này được phát

Trang 28

thực hiện dưới chỉ đạo của Hồ Quý Ly lúc đó đang giữ chức Nhập nội phụ chính, Thái sư, Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc Đại vương [46, tr.215] Sau đó gần 500 năm, dưới sự xâm chiếm của Pháp, Ngân hàng Đông Dương phát hành những đồng tiền giấy trên lãnh thổ Việt Nam, mở đầu cho một giai đoạn tiền giấy của nhiều thể chế trên lãnh thổ Việt Nam Hiện nay, tiền giấy Việt Nam có 2 loại chính là tiền giấy cotton (các mệnh giá 100đ, 200đ, 500đ, 1000đ, 2000đ, 5.000đ) và tiền polymer (mệnh giá 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ, 200.000đ, 500.000đ) Đồng tiền mệnh giá 500.000đ đang là đồng có giá trị lớn nhất trong hệ thống tiền tệ Việt Nam do họa sĩ Trần Tiến thiết kế mặt trước,

Hồ Trọng Minh (tác giả luận án) thiết kế mặt sau

1.2 Khái niệm thuật ngữ

1.2.1 Nhóm khái niệm thuật ngữ liên quan tới tiền giấy

- Tiền giấy: Theo Luật NHNN Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN

Việt Nam thông qua, quy định tại điều 4 mục 8 về “Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước”, thì NHNN Việt Nam có nhiệm vụ “Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại” Tiền giấy và tiền kim loại do NHNN Việt Nam phát hành là đồng tiền pháp định, được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam” [98] Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định tại mục 4, điều 55: “Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia” [99]

Như vậy, khái niệm tiền giấy Việt Nam được xác định là giấy bạc được in trên các chất liệu giấy (nhằm phân biệt với tiền kim loại) do Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (trước đây là Việt Nam DCCH) phát hành và được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam

Vì đối tượng của luật là NHNN Việt Nam, phạm vi điều chỉnh là tiền giấy do đại diện của chính phủ Việt Nam (NHNN) phát hành nên khái niệm tiền giấy Việt Nam không bao gồm những đồng tiền giấy đã được phát hành trên lãnh thổ Việt Nam như giấy bạc do Ngân hàng Đông Dương phát hành; tiền giấy do chính phủ

Trang 29

Việt Nam Cộng hòa (VNCH) phát hành phía Nam vĩ tuyến 17 (từ năm 1955 đến 1975) và các hệ thống tiền giấy do quân đội các nước khác sử dụng khi có mặt ở nước ta trong giai đoạn trước 1975 Tuy nhiên trong luận án có liên hệ và phân tích một số loại tiền trên để làm sáng tỏ thêm các luận điểm

- Tiền cổ/ cổ tiền: Các cuốn sách viết về tiền cổ Việt Nam như cuốn Tiền cổ Việt Nam của Đỗ Văn Ninh, Lịch sử tiền tệ Việt Nam của Nguyễn Anh Huy và các

nghiên cứu khác đều đề cập tới tiền kim loại được phát hành bởi các triều đại phong kiến nước ta cho, từ thời Đinh tới thời Nguyễn mà không hề có tiền giấy hoặc tiền kim loại của chính phủ Việt Nam DCCH phát hành từ sau 1945 Thuật ngữ này mang tính chuyên môn của giới nghiên cứu sưu tầm tiền cổ, chứ không hoàn toàn nằm trong khung khái niệm về cổ vật như trong mục 6 điều 4 của Luật Di sản văn hóa

- Hệ thống tiền: Là nhiều mẫu tiền được phát hành của một chủ thể nhất

định, thành 1 hoặc nhiều đợt, với quy định về giá trị, mệnh giá và các quy định nghiệp vụ phát hành tiền Trong hệ thống tiền có thể có 1 hoặc nhiều bộ tiền, vó thể bao gồm cả tiền giấy và tiền kim loại Ví dụ: Trong hệ thống tiền 1985 có bộ tiền

xu, bộ tiền giấy, bộ tiền polymer …

- Bộ tiền: Là 1 bộ phận trong hệ thống tiền, được nhận biết với chất liệu hoặc

mốc thời gian xác định cụ thể; các mẫu trong bộ tiền có nhiều điểm chung về nội dung và hình thức cũng như có các tiêu chuẩn kỹ thuật Với cách tiếp cận nghệ thuật, khái niệm “Bộ tiền” được sử dụng khi muốn nhấn mạnh tính tổng thể, coi đó như một bộ tranh, nhóm tượng, bộ sưu tập…Các tờ tiền trong bộ tiền là các tác phẩm riêng lẻ, độc lập Tại luận án này, thuật ngữ bộ tiền nhằm để chỉ bộ tiền in trên giấy và polymer

- Thiết kế tiền giấy: Mẫu thiết kế đồng tiền là bản vẽ mẫu tiền, gồm: Mẫu

nghiên cứu, mẫu dự phòng và mẫu tiền mới để phát hành vào lưu thông [79]

Do sản phẩm đầu ra của công đoạn thiết kế tiền giấy mang nhiều yếu tố mỹ thuật và được tạo mẫu bởi họa sĩ với công cụ là bút lông, bút chì và màu nên người

ta còn gọi là vẽ tiền Việc thiết kế mẫu tiền chính là hoạt động sáng tạo của một

Trang 30

lớn Cũng giống như hoạt động của nghệ thuật tạo hình, người họa sĩ khi thiết kế tiền giấy cũng cần quan tâm tới các vấn đề: Hình ảnh chủ đề - ý tưởng; Hình tượng nghệ thuật; Nghệ thuật bố cục và mảng hình; Nghệ thuật trang trí; Nghệ thuật sử dụng màu sắc, mẫu đồ họa đặc trưng tiền giấy

- Mẫu thiết kế đồng tiền là bản vẽ mẫu tiền, gồm mẫu nghiên cứu, mẫu dự

phòng và mẫu tiền mới để phát hành vào lưu thông [79] Dưới góc độ mỹ thuật, các

mẫu này đóng vai trò là phác thảo Mẫu thiết kế chính thức là mẫu thiết kế đồng tiền

mới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dưới góc độ mỹ thuật, mẫu thiết kế chính thức đóng vai trò là phác thảo chính thứcđể chế bản và sản xuất tiền giấy hoặc tiền kim loại [79]

- Giấy bạc/tờ bạc: Là cách gọi theo lối cũ để chỉ tiền giấy nhằm phân biệt với

tiền kim loại (tiền xu) và thẻ thanh toán

- Mẫu in, đúc chuẩn là mẫu in, đúc thử đơn hình hoặc mẫu in thử đa hình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định [79] Bản in gốc, khuôn đúc gốc

là bản in, khuôn đúc của mẫu in, đúc chuẩn đơn hình đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Thống đốc) phê duyệt và nghiệm thu [79]

(Tổng hợp thuật ngữ kỹ thuật của tiền giấy Việt Nam xem phụ lục 1.1)

1.2.2 Nhóm khái niệm thuật ngữ liên quan tới nghệ thuật

- Nghệ thuật: Từ điển Triết học [84, tr 380] mục từ “Nghệ thuật” được viết

là: “Nghệ thuật – hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của hoạt động con người; phản ánh hiện thực dưới những hình tượng nghệ thuật; là một trong những phương

pháp quan trọng nhất để nắm bắt thế giới bằng thẩm mỹ” Theo Từ điển thuật ngữ

mỹ thuật phổ thông khái niệm “nghệ thuật” được xác định là các “phương pháp tiến

hành để làm ra các sản phẩm chứng tỏ tài khéo léo, suy nghĩ, trí tưởng tượng, cảm xúc và sự sáng tạo của con người” [72, tr.110] Mỹ thuật là “sự sáng tạo của con người thông qua cảm xúc nghệ thuật, sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo”,

“ngày nay, nhờ những công nghệ mới, nhất là kỹ thuật máy tính, người ta đã tạo nên nhiều hình thức mỹ thuật mới trong nhiếp ảnh, điện ảnh, mỹ thuật và ấn loát” [72,

Trang 31

tr.110] Như vậy, một thực thể mỹ thuật được tạo thành nhờ 3 yếu tố là cảm xúc, quan sát và khả năng thực hiện

- Tác phẩm nghệ thuật: Hê-ghen cho rằng các quan niệm chung về tác phẩm

nghệ thuật, gồm 3 loại (1) Tác phẩm nghệ thuật do con người tạo ra, (2) nó được tạo

ra vì con người và hướng về tình cảm, (3) nó có mục đích nào đó ở bản thân [34, tr.89] Với cuốn Mỹ học cơ bản nâng cao, tác giả Ốp-Xi-An-Nhi-Cốp cho rằng tác phẩm nghệ thuật cần có 3 yếu tố là (1) sản phẩm do con người tạo ra, (2) là hoạt động đặc thù của lao động nghệ thuật, (3) có khả năng tác động tới thẩm mỹ của công chúng Tùy từng loại hình nghệ thuật mà ngôn ngữ nghệ thuật để tạo ra tác

phẩm khác nhau Tại tác phẩm Nghệ thuật học, TSKH Đỗ Văn Khang cho rằng

nghệ thuật tồn tại dưới dạng một tác phẩm cụ thể Tác phẩm chính là đơn vị của nghệ thuật Ông cho rằng, tác phẩm nghệ thuật có cấu trúc gồm 4 lớp, xung quanh hạt nhân là hình tượng [56 tr.226] Trong thiết kế in ấn tiền giấy, các công đoạn kéo dài với sự tham gia của nhiều người, nhiều bộ phận Tiền giấy với tính chất là tác phẩm đồ họa chỉ có thể là những đồng tiền sau khi đã in và được đóng dấu “tiền mẫu” hoặc “specimen” Những đồng tiền tiêu dùng hàng ngày, giữ vai trò là những phiên bản Mẫu tiền do họa sĩ vẽ ban đầu chính là bản phác thảo

- Tác giả của mẫu tiền giấy: Cũng giống như tác giả của bức tranh là người

trực tiếp thực hiện, tác giả của mẫu tiền cũng là người trực tiếp vẽ hình thức của tờ tiền Trong việc thiết kế in ấn tiền giấy Việt Nam, tác giả được gọi là họa sĩ thiết kế mẫu tiền, là người quyết định hình thức, giải pháp kỹ thuật cho tờ tiền Ở Việt Nam, họa sĩ trực tiếp thực hiện bản vẽ mẫu phác thảo, (sau khi được phê duyệt) tác giả tiếp tục theo dõi, tham gia các công đoạn chế bản, in ấn để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng như ý đồ của phác thảo Khi có công nghệ thông tin hỗ trợ, các họa sĩ thường được các họa viên đồ họa máy tính hỗ trợ thể hiện nhưng các họa sĩ là người quyết định và chịu trách nhiệm về hình thức của tờ bạc

- Nghệ thuật trang trí: Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông định nghĩa

“trang trí là nghệ thuật làm đẹp, phục vụ cho đời sống vật chất tinh thần của con

Trang 32

trị sử dụng.” [72, tr.134] Trong cuốn Mỹ học cơ bản nâng cao, tác giả

Ốp-Xi-An-Nhi-Cốp cho rằng “trong hàng ngũ nghệ thuật, thì nghệ thuật trang trí chiếm vị trí chính giữa kiến trúc và nghệ thuật tạo hình” Nghệ thuật trang trí có thể chuyển các vật có công năng thành các tác phẩm trang trí và có thể tác động qua lại với không gian xung quanh Có ba dạng trang trí chính là (1) trang trí gắn với kiến trúc, (2) trang trí ứng dụng để tạo ra tác phẩm hàng loạt hoặc đơn lẻ, (3) trang trí trưng bày

để trang hoàng, sử dụng trong các hoạt động sự kiện văn hóa-xã hội, thể thao

So sánh với các dạng này thì nghệ thuật trang trí trong tiền giấy thuộc về dạng thứ hai Trong đó, trang trí tiền giấy không phải là thêm thắt các chi tiết mà là biểu hiện của tính quy luật và là phương tiện cơ bản để xây dựng hình thức nghệ thuật trên cơ sở sắp xếp hoa văn hình vẽ và các yếu tố đặc trưng khác thành tác phẩm riêng biệt là tiền giấy

- Hình ảnh chủ đề: Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông giải thích khái

niệm “hình tượng” với từ tương đương tiếng Anh là “Image” Đó là “hình ảnh các

sự vật, trọng tâm là người, vật và phong cảnh thông qua sự ghi chép thực tế hoặc trí nhớ của hoạ sĩ” và “từ hình tượng có ý nghĩa sâu sắc và đặc trưng gạn lọc từ các hình ảnh dễ thấy” [72] Như vậy từ hình tượng ở đây có nghĩa tương đối gần với từ hình ảnh Trong tiền giấy, các hình ảnh xuất hiện ngoài hoa văn, chữ, chân dung còn

có mảng hình vẽ lớn thể hiện phong cảnh thiên nhiên, con người và các công trình kiến trúc xây dựng Mảng hình vẽ này thường được thể hiện với phong cách tả thực

Trong phòng thiết kế mẫu tiền, các họa sĩ thường gọi mảng này là “phong cảnh nội dung” nhưng NCS cho rằng như vậy không bao hàm hết hình ảnh ngoài phong cảnh trên tiền giấy Tại đây, nhằm thuận lợi cho nghiên cứu, NCS gọi các hình ảnh với nội dung trên thể hiện trên tờ tiền giấy là hình ảnh chủ đề

- Thiết kế: Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông định nghĩa Thiết kế (tiếng

Anh và tiếng Pháp đều là Design) “là sự sáng tạo ra mẫu theo ý tưởng của các nhà

mĩ học bằng bản vẽ, phác họa, mô hình nhằm đạt tới mức hoàn thiện để có thể áp

dụng vào sản xuất công nghiệp” [72] Trong cuốn Thiết kế, John Heskett cho rằng thuật ngữ “thiết kế” (tiếng Anh là Design) cũng đang được hiểu với nhiều khía cạnh

Trang 33

và góc độ hoàn toàn khác nhau Có thể nói “thiết kế” là khái niệm nghề nghiệp khá rộng rãi và rất lỏng lẻo để xếp nó vào một chuyên ngành cụ thể Từ “thiết kế” có

quá nhiều tầng ý nghĩa khiến cho tự thân nó đã là một điều dễ gây nhầm lẫn” Ông đưa ra một khái niệm về Thiết kế: “Design is to design a design to produce a design” (Thiết kế là thiết kế một thiết kế để sản xuất ra một thiết kế) [53, tr.11] Theo tác giả Lê Huy Văn – Trần Văn Bình, “danh từ Design có gốc La- tinh là Disegno, có từ thời Phục Hưng, có nghĩa là phác thảo, thuật vẽ (drawing), thiết kế, bản vẽ, là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sáng tạo” [120, tr.8] Vào những năm 80 của thế kỷ XX, diễn đàn design tại Áo đã tổ chức nhiều cuộc bàn luận nhằm xác định giới hạn của design với mỹ thuật, nghệ thuật thủ công Do không tìm được mẫu số chung, các khái niệm trên vẫn thường bị lẫn với nhau

PGS.TS Nguyễn Ngọc Dũng đề cập tới khái niệm “design” với quan điểm

để nguyên phiên âm và cách viết của tiếng Anh/tiếng Pháp trong ngôn ngữ mà không phiên âm hoặc chuyển hóa thành tiếng Việt Theo ông từ “design” có thể ghép với các ngành khác với nghĩa là “để lên kế hoạch tiến hành công việc” hoặc với nghĩa là “hình vẽ, bản vẽ, bản lược đồ phác thảo” [26, tr.13] Tác giả khẳng định “Song, design vẫn là ngành nghệ thuật, cũng như bất kỳ ngành nghệ thuật nào,

nó biểu hiện chân lý, bằng cách cung cấp hình thể cho bản chất sự vật và nhờ sự cung cấp này hình thành” [26, tr.13]

Như vậy, tại đây ta có khái niệm thiết kế/design là hoạt động tạo ra các phác thảo, bản vẽ, là bước đầu tiên để lập trình thực hiện một công việc, một sản phẩm nào đó Khi nó gắn với hoạt động ngành nghề nào thì trở thành tính định hướng của ngành nghề đó Tại đây, hoạt động vẽ mẫu tiền để in ấn cũng có bản chất như là thiết kế tiền giấy đều là cách thức để tạo nên tác phẩm

- Đồ họa và thiết kế đồ họa: Tác giả Nguyễn Trân trong Các thể loại và loại

hình Mỹ thuật, có quan điểm cho rằng “nhờ tiếng nói giản dị mà tinh tế, thiết thực

của đồ họa, nhờ khả năng tiện lợi có thể sản xuất ra hàng loạt, nên đồ họa được áp dụng nhiều trong các ngành thông tin, tuyên truyền” [109, tr.86] Tiếp đó, Nguyễn

Trang 34

đen - trắng để dựng nên các hình tượng” [109, tr.86] Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông giải thích: “Đồ họa (tiếng Anh: Graphic Art, tiếng Pháp: Art graphique)

Một ngành vẽ, trong đó người ta sử dụng kỹ thuật in ấn để thể hiện tác phẩm, sản xuất hàng loạt bản để có thể phổ biến rộng rãi” Mặt khác, do được in với số lượng lớn nên” đồ họa có nhiều bản gốc” Từ điển giải thích thêm “Đồ họa có nhiều loại,

kể cả loại vẽ trên máy tính Ở Việt Nam, việc dùng thuật ngữ đồ họa là tương đối, bởi việc đặt tên các thuật ngữ là dựa trên ý nghĩa sử dụng của nó” [72, tr.67]

Như vậy cùng với việc giải thích từ thiết kế ở phần trên, ta có thể xác định khái niệm thiết kế đồ họa là chỉ hoạt động sử dụng công nghệ máy tính hoặc thủ công nhằm tạo nên bản mẫu (sau khi đã nghiên cứu các vấn đề liên quan như công năng, thói quen sử dụng, thị hiếu thẩm mỹ, vật liệu và công nghệ in ấn…) với mục đích nhân bản và phát hành rộng rãi bằng phương pháp in ấn

1.2.3 Khái niệm mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam

- Cái đẹp

Kant quan niệm về cái đẹp rằng cái đẹp là cái ta cho là đẹp, trong đó khả năng để đánh giá dựa trên thú vui cảm giác thường được gọi là sở thích “Nó không phụ thuộc vào một quan niệm nào hết (vì phán đoán thẩm mỹ không cho ta một tri thức nhưng cho ta một cảm tưởng)” [31, tr.319] Cái đẹp của Kant có 4 phương diện, với ý chủ đạo: cái đẹp là cái làm ta thích thú (mà không vị lợi) với mọi giác quan khi nhìn thấy/nghe thấy…đó là thứ làm ta vui thỏa mà không cần khái niệm [31, tr.321] Cái đẹp mà Hê-ghen nói tới là “cái đẹp bên ngoài có hình thức trừu tượng” với 3 tiêu chí là tính đều đặn, tính phù hợp quy luật, tính hài hòa [34, tr 246-257] Bên cạnh đó “cái đẹp cần được quan niệm như một sự thống nhất trừu tượng của chất liệu cảm quan”, nghĩa là các chất liệu để cảm quan (trong mỹ thuật

là màu sắc, đường nét, hình dáng…) cần phối hợp để tạo thành tổng thể thống nhất

Từ điển triết học định nghĩa cái đẹp phản ánh hiện thực và đem lại cho con

người khoái cảm thẩm mỹ, “biểu hiện dưới hình thức cảm tính”, “cái đẹp là hình thức nắm bắt thực tế một cách tích cực cơ bản về mặt thẩm mỹ Trong đó lý tưởng

thẩm mỹ thể hiện một cách trực tiếp” [84, tr.170] Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ

Trang 35

thông định nghĩa cái đẹp là cái có khả năng thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con

người Cái đẹp trước tiên đập vào mắt người xem do hình thức, nhưng nếu hình thức đó bao hàm một tình cảm tế nhị, một ý tưởng sâu sắc làm xúc động lòng người thì cái đẹp đó càng có giá trị [72, tr.62]

- Mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam

Từ các quan điểm về tiền giấy, nghệ thuật, đồ họa và trang trí, NCS đưa ra khái niệm về mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam: Mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam là tổng hòa của nghệ thuật trang trí, in ấn đồ họa, ứng dụng trên chất liệu giấy, điểm nhấn là sự kết hợp hoa văn dân tộc với hoa văn đặc trưng của tiền giấy với các yếu

tố tạo hình khác, nằm trong loại hình mỹ thuật Ngôn ngữ đặc thù của mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam là nét (nét vẽ hoặc nét khắc), được thực hiện với phương pháp in

ấn cao cấp, mang dấu ấn của quốc gia và phổ biến trong toàn quốc

Như vậy, cái đẹp của mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam chính là vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí được đánh giá trên tiêu chí hình thức các yếu tố đồ họa (hoa văn, đường nét, màu sắc, hình ảnh, kỹ thuật in ấn…), phù hợp với nội dung hình ảnh, trong tổng thể của mẫu tiền, của bộ tiền mà quốc gia đó phát hành Cần nhấn mạnh rằng, cái đẹp của “hình thức trừu tượng” này cần đạt tới độ thống nhất, hài hòa với với vẻ đẹp tinh thần của quốc gia mà tờ tiền đó đại diện (một đồng tiền làm giả không được coi là đồng tiền đẹp vì nó thiếu đi cái đẹp tinh thần mà nó đại diện)

1.3 Tiền giấy ở Việt Nam

1.3.1 Tiền giấy thời nhà Hồ

1.3.1.1 Bối cảnh lịch sử

Giới sưu tầm và công chúng thường cho rằng những đồng tiền giấy đầu tiên

của nước ta được in ấn, phát hành dưới triều Hồ (1400-1407) Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Nhập nội hành khiển tả ty Vương Nhữ Chu đề ra ý tưởng dùng tiền giấy

thay cho tiền đồng, trình vào năm 1396 và Hồ Quý Ly (Lê Quý Ly) đang giữ chức Nhập nội phụ chính, Thái sư, Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc Đại vương chấp thuận và cho khắc in rồi phát hành Tiếc rằng hiện nay không còn

Trang 36

1.3.1.2 Các đồng tiền phát hành

Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng

“Mùa hạ, tháng 4, bắt đầu phát hành đồng tiền giấy “Thông bảo hội sao” In xong, ra lệnh cho người đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy Thể thức: tờ 10 đồng vẽ rong, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu Cấm tuyệt tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho Ngao Trì ở kinh thành và trị

sở các xứ Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội như làm tiền giả” [46, tr.217] Như vậy là đồng tiền giấy đầu tiên của nước ta được phát hành vào tháng 4, năm Bính Tý, niên hiệu Quang Thái thứ 9 (1396) đời Trần Thuận Tông Thông bảo Hội sao được lưu hành và sử dụng ít nhất cũng được 11 năm, tính từ khi được phát hành cho đến tháng 6 năm Đinh Hợi (1407) sau khi giặc Minh xâm lược bắt được Thái thượng hoàng Hồ Quý Ly và vua Hồ Hán Thương

Xét hoàn cảnh lịch sử về sự ra đời của tiền giấy Thông Bảo Hội Sao cũng như quá trình tồn tại của nó thấy có rất nhiều thăng trầm, có lúc có giá trị lớn, bị từ chối sử dụng, có lúc bị làm giả, triều đại nhà Lê thì coi đó như biểu hiện của sự giả dối Khi nói về những đồng tiền giấy đầu tiên, chúng ta cũng cần nhắc đến “ông tổ” làm tiền giả Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Kỷ Mão, Kiến Tân năm thứ 2 (1399)…, tháng 8, tên cướp Nguyễn Nhữ Cái trốn vào núi Thiết Sơn làm giả tiền giấy tiêu dùng” [46, tr.217]

1.3.1.3 Đặc điểm

Tiền giấy thời nhà Hồ được cho là in bằng phương pháp in khắc gỗ một mặt trên giấy bản khổ lớn như cách in kinh Phật rất thịnh hành thế kỷ XIII-XIV Việc xuất hiện những tiền giấy với hình thức và chất liệu giấy hoàn toàn mới là một việc tất yếu nhằm đáp ứng tình trạng thiếu tiền mặt lúc bấy giờ, nhưng lại quá lạ lẫm đối với quan niệm về thẩm mỹ và giá trị của nhân dân thời đó Nếu nhìn vào hệ thống hình tượng của tiền giấy thời nhà Hồ (từ mệnh giá nhỏ tới mệnh giá lớn) là Rong, Sóng, Mây, Rùa, Lân, Phượng, Rồng thì ngoài bộ Tứ linh thường xuất hiện như các

Trang 37

biểu tượng quyền lực và linh thiêng thì hình tượng Rong, Sóng, Mây thể hiện rõ văn hóa của cư dân lúa nước Xem xét thời điểm phát hành Thông Bảo Hội Sao là năm

1396, những năm của thời Trần thì hình ảnh Rong, Sóng, Mây thể hiện rõ gốc tích

từ vùng biển của nhà Trần, từ đó NCS cho rằng các nghệ nhân “vẽ tiền” có ngầm ý khẳng định những đồng tiền này được làm ở triều Trần (chứ không phải thời Hồ), hoặc chăng gửi gắm ở đó tư tưởng về nguồn gốc triều Trần đi từ vùng biển, với thân phận bình dân như ngọn cỏ Rong (in trên tờ tiền mệnh giá nhỏ nhất) qua nhiều sóng gió thăng trầm để biến thành Rồng (bậc Đế Vương) Đặc biệt hình ảnh Long, Phượng, Lân, Quy là tứ linh, tượng trưng cho sự trường tồn chắc cũng là tâm tư mong mỏi của Vương Nhữ Chu, người ăn lộc nhà Trần nhưng đang chứng kiến cảnh nhà Trần suy vong

1.3.2 Tiền giấy Ngân hàng Đông Dương

1.3.2.1 Bối cảnh lịch sử

Giữa thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã thúc đẩy các nước tư bản phương Tây tìm kiếm và giành giật thuộc địa Các quốc gia phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đã trở thành nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh đó Ngày 31/8/1858, Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng mở đầu cho cuộc chiếm đóng của Pháp ở Việt Nam

Ngày 24/6/1863, Quốc hội Pháp ban hành luật về phát triển Ngân hàng tại các xứ sở thuộc địa [24, tr.42] Ngày 21/1/1875 ban hành sắc lệnh về thành lập Ngân hàng Đông Dương (Banque de L’Indochine) được ký bởi Tổng thống Pháp là Maréchal de Mac – Mahon Điều lệ ghi Ngân hàng Đông Dương có hoạt động với thời hạn ban đầu là 20 năm và có 2 chi nhánh chính tại Sài Gòn và Pondichéry nhưng có thể lập các văn phòng tại tất cả các điểm trên toàn vùng viễn đông thuộc Pháp [151, tr.10, 11]

Với nhiều chi nhánh và việc phát hành tiền giấy trong liên tục hơn 80 năm, vị trí Ngân hàng Đông Dương trở thành một thế lực tài chính lớn Năm 1875 ngân hàng được thành lập với số vốn 8 triệu France, năm 1900 tăng gấp 3 lần, 1910 tăng

Trang 38

Ngân hàng Đông Dương đã đầu tư và kiểm soát nhièu ngành công nghiệp trong các Quốc gia thuộc địa [27, tr.25]

1.3.2.2 Các mẫu tiền giấy được phát hành

Trong hơn 90 tồn tại của mình, Ngân hàng Đông Dương đã thực hiện nhiều đợt phát hành tiền giấy trên lãnh thổ các nước Đông Dương cũng như một số vùng lãnh thổ khác Từ lần phát hành lần đầu tới những năm trước Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, tiền giấy được in ấn tại Nhà in Viễn Đông (IDEO) tại Hà Nội, sau đó được in ở Nhật Bản trong thời nhật tạm chiếm nước ta (1941-1945) Tiền giấy Đông Dương cũng được đặt hàng từ Mỹ và Anh nhưng chỉ được phát hành sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 [151, tr.17, 93]

1.3.2.3 Đặc điểm

Trong hầu hết các tờ tiền giấy mặt trước luôn có biểu tượng nước Pháp và hình ảnh của địa phương Toàn bộ hình tượng chính trong hệ thống tiền giấy Đông Dương phát hành trước 1945 chủ yếu là các biểu tượng của nước Pháp (như Marianne) còn các hình ảnh, con người, phong cảnh và hoa văn trang trí truyền thống là nét chủ đạo xuyên suốt trong nghệ thuật trang trí tiền giấy thời kỳ này Mặt sau là biểu tượng Rồng và hoa văn trang trí kèm chữ Trung Quốc

Về hình tượng tượng trưng cho sự thống trị của Pháp tại Việt Nam, hình tượng Marianne cầm giáo tượng trưng cho chiến đấu, Marianne đội mũ sắt kiểu La

mã, Marianne đội mũ vòng Nguyệt quế tượng trưng cho chiến thắng, Marianne và cậu bé đội vòng nguyệt quế, Marianne cầm trái táo và cành ô-liu (thể hiện tinh thần bác ái), Marianne và phụ nữ Việt Nam (thể hiện tinh thần bình đẳng)…Trên mẫu 1 piastre, thể hiện hình tượng Marianne (biểu tượng nước Pháp) dang tay che cho người đàn ông Việt mặc áo gấm, mang thẻ bài tri huyện, ngồi tựa vào đầu gối của Marianne và ngước mắt nhìn lên

Về hình ảnh của xứ thuộc địa, hình tượng chủ đạo là rồng và hoa văn rồng kèm theo các dòng chữ Trung Quốc Đôi khi ta bắt gặp hình ảnh của Việt Nam, Lào, Campuchia trên mặt trước của tờ tiền nhưng ở vị trí sát mép dưới hoặc có diện tích nhỏ Hoặc ta có thể thấy các biểu tượng quyền lực của Việt Nam được đặt ở vị

Trang 39

trí thấp, lẫn cùng các họa tiết trang trí chứ không được đặt tại các vị trí trang trọng tại mặt trước Kể từ đầu thế kỷ XX, xuất hiện các đồng tiền mà mặt sau có in hình ảnh công trình kiến trúc, di tích văn hóa cổ của người bản xứ như hình cổng chào của kinh thành Huế, hình tượng thần 4 mặt ở tháp Bayon của Ăng-co…

Phong cách trang trí của tiền giấy ngân hàng Đông Dương mang đậm cách trang trí Tân Cổ điển của châu Âu nhưng có sử dụng các họa tiết bản xứ Các hoa văn của Việt Nam, Campuchia thường được ưa chuộng sử dụng Các hình tượng trang trí của triều đình Huế như rồng, lư đỉnh (đồng 5 Piastre được gọi là đồng Độc lư), tứ linh cũng được ứng dụng nhiều trong trang trí, trong đó Phụng được chuyển hóa thành Công (mẫu 5 piastre) Các hoa văn chữ triện, hoa văn vẩy cá, hoa văn hoa

lá được xuất hiện nhiều Đường nét thể hiện rất sắc nét nhưng trang nhã, hài hòa và

sử dụng nhiều các hoa văn trang trí truyền thống.Các mảng trang trí theo hình học

rõ ràng, thường được chọn là hình chữ nhật hoặc hình tròn

Mỹ thuật trên tiền giấy của bộ tiền này đã đạt tới giá trị thẩm mỹ đặc sắc trong việc sử dụng màu sắc, hình vẽ và đặc biệt là cách thể hiện các nhân vật Phong cách trang trí và sử dụng hoa văn trong tiền giấy do Ngân hàng Đông Dương phát hành thời kỳ này được coi là có thẩm mỹ rất cao Về kỹ thuật in ấn, các mẫu tiền giấy này đều có sự pha trộn phong cách thiết kế của Pháp và văn hóa bản địa tạo thành nét độc đáo riêng biệt, được in với công nghệ in litho (in phẳng) chứ không phải công nghệ intaglio (in lõm) như tiền giấy của Mỹ cùng thời [PL-MH 1.9, 1.10]

1.3.3 Tiền giấy của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa

1.3.3.1 Bối cảnh lịch sử xã hội

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền Tại phía nam vĩ tuyến 17, Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, công bố Hiến pháp mới tại Dinh Độc Lập, thành lập chính phủ VNCH Chính phủ này có chủ trương tách Việt Nam thành 2 quốc gia riêng và thực hiện phá hoại Hiệp định, lấy vĩ tuyến

17 làm giới tuyến ngăn cách Ngày 01/01/1955, theo thỏa thuận với Pháp, Ngân hàng Trung ương Việt- Miên- Lào tách làm 3 Ngân hàng Quốc gia Trung ương của

Trang 40

ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do ông Dương Tấn Tài làm Thống đốc Song song với các hành động về chính trị, quân sự, xã hội, tuyên truyền, chính quyền VNCH đã tổ chức phát hành tiền giấy với sự giúp đỡ và in ấn tại Mỹ Việc phát hành này đã đánh dấu chấm hết cho Tiền giấy ngân hàng Đông Dương lúc này đang phát hành với tên gọi Viện Phát hành

1.3.3.2 Các mẫu tiền phát hành

Sau khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (của VNCH) được hình thành và phát hành tiền giấy (từ năm 1955-1975), tiền giấy VNCH được phát hành theo 2 giai đoạn chính, tương đương với 2 thể chế chính trị là Đệ nhất cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống (1955-1963) và Đệ nhị cộng hòa do Nguyễn Văn Thiệu cùng một số người tiếp theo làm Tổng thống (1964-1975) Về biểu tượng nhà nước, các mẫu tiền đều không có Quốc huy, Quốc hiệu mà chỉ có dòng chữ tiêu đề “Ngân- hàng Quốc-gia Việt-Nam” Tiền giấy VNCH không sử dụng chân dung các nhân vật đương thời trong in ấn mà sử dụng chân dung nhân vật lịch sử nổi tiếng của Việt Nam như Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Văn Duyệt Các hình ảnh thường xuất hiện là phong cảnh, công trình kiến trúc, thú vật… [PL-MH 1.11]

1.3.3.3 Đặc điểm

Tiền giấy VNCH có đặc điểm là mặt trước và mặt sau của tờ bạc đều có tiêu

đề “Ngân- hàng Quốc- gia Việt- Nam”, không có in Quốc hiệu, Quốc huy, chân dung nhân vật đương thời Hình tượng chủ yếu trên tiền giấy VNCH là phong cảnh, con người miền Nam Việt Nam (có 1 mẫu dùng hình tượng anh lính VNCH) và có

3 mẫu cuối cùng có hình tượng nhân vật lịch sử là Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Văn Duyệt Ngoài ra, ở đợt phát hành cuối cùng, mặt sau của tiền giấy VNCH còn

có bộ tiền sử dụng các hình ảnh động vật quý như con ngựa, nai, trâu, bò tót (con min), báo gấm, hổ, voi Đây thực sự là bộ tiền rất đẹp trong tổng thể tiền giấy của VNCH Về kỹ thuật in ấn, các bộ tiền này được in ấn với công nghệ cao của thời đó: in lõm kết hợp với in in ốp-xét có sử dụng cách sắc ở giữa của tờ bạc Giấy in của toàn bộ tiền giấy VNCH có chất lượng rất tốt, dai và thấm mực Đây là loại giấy bảo an (không phát quang dưới ánh sáng cực tím)

Ngày đăng: 01/12/2017, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w