Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế đang trên đà suy thoái, năm 2008 là một năm thất bại toàn cầu, là năm mà nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nó bắt đầu từ nước Mỹ rồi lan sang các nước khác. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. Sau hơn hai năm khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO (World Trade Organization), Việt Nam đã có những bước tiến triển khá tốt trong nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chiếm chủ đạo trong nền kinh tế. Tuy nhiên cũng năm 2008 nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của sự suy thoái từ nền kinh tế Mỹ. Để nền kinh tế vững chắc thì đòi hỏi được đặt ra là phải có đội ngũ quản lý có kiến thức xâu rộng, để có thể phân tích được các diễn biến của thị trường, sau đó có những quyết định táo bạo và có những hướng đi tốt để phát triển hơn nữa nền kinh tế Việt Nam. Quản trị Kinh doanh Thương mại là một trong những chuyên ngành lớn mạnh của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân cũng như của đất nước, là một sinh viên đang theo học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại này, em đã được tiếp cận và trang bị cho mình về lý luận, các học thuyết kinh tế và các bài giảng của thầy cô về các vấn đề tài chính, nhân sự, marketing, sản xuất, kinh doanh, kho vận, hậu cần…Tuy nhiên, để khỏi bỡ ngỡ trước khi ra trường, nhà trường đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận với thực tế, từ đó kết hợp với lý thuyết mình đã học có nhận thức khách quan đối với các vấn đề xoay quanh những kiến thức đã học về Quản trị Doanh nghiệp Thương mại. Thực tập chính là cơ hội cho em được tiếp cận với thực tế, được áp dụng những lý thuyết mình đã học trong nhà trường, phát huy những ý tưởng mà trong quá trình học mình chưa thực hiện được. Trong thời gian này, em được tiếp cận với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như có thể quan sát học tập phong cách và kinh nghiệm làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những sinh viên sắp ra trường như em. Sau đây em xin trình bày những nét tổng quát chung về công ty TNHH Nông Việt nơi mà em đang thực tập thông qua phần nội dung gồm ba vấn đề chính.
Báo cáo thực tập tổng hợp Mục Lục Lời mở đầu 3 Phần I. Khái quát về công ty TNHH Nông Việt .5 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Nông Việt .5 1.1. Tổng quan về công ty TNHH Nông Việt .5 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Nông Việt 6 2.1. Chức năng .6 2.2. Nhiệm vụ 7 3. Bộ máy quản lý của công ty TNHH Nông Việt .7 3.1. Tổ chức bộ máy của công ty TNHH Nông Việt 7 3.2. Mô hình tổ chức bộ máy tiêu thụ theo thị trường 9 3.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý vật tư theo quy trình 10 Phần II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nông Việt 11 1. Môi trường kinh doanh vĩ mô 11 1.1.Yếu tố chính trị và pháp luật .11 1.2. Các yếu tố kinh tế .11 1.3. Yếu tố kỹ thuật – công nghệ .11 1.4. Điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và các yếu tố về văn hóa xã hội 12 2. Môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp 12 2.1. Khách hàng .12 2.2. Đối thủ cạnh tranh 12 2.3. Người cung ứng 13 2.4. Trung gian thương mại .14 3. Lĩnh vực hoạt động và đặc điểm sản phẩm của công ty TNHH Nông Việt .15 3.1. Danh mục sản phẩm kinh doanh của công ty TNHH Nông Việt .15 4. Năng lực kinh doanh của công ty TNHH Nông Việt .16 Phần III. Thực trạng kinh doanh của công ty TNHH Nông Việt .17 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nông Việt 17 2. Hoạt động Marketing của công ty 18 3. Hoạt động kênh phân phối của công ty 19 Phần IV. Đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty TNHH Nông Việt 22 1. Những mặt mạnh của công ty TNHH Nông Việt 22 2. Những điểm yếu của công ty TNHH Nông Việt .23 3. Những cơ hội của công ty TNHH Nông Việt 23 4. Những thách thức của công ty TNHH Nông Việt .24 Phần V. Phương hướng phát triển của công ty TNHH Nông Việt 24 Kết luận .26 Danh mục tài liệu tham khảo 27 Nguyễn Thị Thủy 1 ` QTKD Thương Mại 47A Báo cáo thực tập tổng hợp Danh mục bảng biểu, sơ đồ Hình 1. Tổ chức bộ máy của công ty TNHH Nông Việt 7 Hình 2. Mô hình tổ chức bộ máy tiêu thụ theo thị trường .9 Hình 3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý vật tư theo quy trình .10 Hình 4. Kênh phân phối của công ty TNHH Nông Việt 19 Hình 5. Kênh phân phối trực tiếp .20 Hình 6. Kênh phân phối gián tiếp .21 Hình 7. Kênh phân phối hỗn hợp 22 Bảng1. Danh mục các sản phẩm phân bón cao cấp và thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng của Agriviet Co., Ltd 15-16 Bảng 2. Báo cáo kinh doanh của công ty TNHH Nông Việt 17 Nguyễn Thị Thủy 2 ` QTKD Thương Mại 47A Báo cáo thực tập tổng hợp Lời mở đầu Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế đang trên đà suy thoái, năm 2008 là một năm thất bại toàn cầu, là năm mà nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nó bắt đầu từ nước Mỹ rồi lan sang các nước khác. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. Sau hơn hai năm khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO (World Trade Organization), Việt Nam đã có những bước tiến triển khá tốt trong nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chiếm chủ đạo trong nền kinh tế. Tuy nhiên cũng năm 2008 nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của sự suy thoái từ nền kinh tế Mỹ. Để nền kinh tế vững chắc thì đòi hỏi được đặt ra là phải có đội ngũ quản lý có kiến thức xâu rộng, để có thể phân tích được các diễn biến của thị trường, sau đó có những quyết định táo bạo và có những hướng đi tốt để phát triển hơn nữa nền kinh tế Việt Nam. Quản trị Kinh doanh Thương mại là một trong những chuyên ngành lớn mạnh của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân cũng như của đất nước, là một sinh viên đang theo học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại này, em đã được tiếp cận và trang bị cho mình về lý luận, các học thuyết kinh tế và các bài giảng của thầy cô về các vấn đề tài chính, nhân sự, marketing, sản xuất, kinh doanh, kho vận, hậu cần…Tuy nhiên, để khỏi bỡ ngỡ trước khi ra trường, nhà trường đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận với thực tế, từ đó kết hợp với lý thuyết mình đã học có nhận thức khách quan đối với các vấn đề xoay quanh những kiến thức đã học về Quản trị Doanh nghiệp Thương mại. Thực tập chính là cơ hội cho em được tiếp cận với thực tế, được áp dụng những lý thuyết mình đã học trong nhà trường, phát huy những ý tưởng Nguyễn Thị Thủy 3 ` QTKD Thương Mại 47A Báo cáo thực tập tổng hợp mà trong quá trình học mình chưa thực hiện được. Trong thời gian này, em được tiếp cận với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như có thể quan sát học tập phong cách và kinh nghiệm làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những sinh viên sắp ra trường như em. Sau đây em xin trình bày những nét tổng quát chung về công ty TNHH Nông Việt nơi mà em đang thực tập thông qua phần nội dung gồm ba vấn đề chính. I. Khái quát về công ty TNHH Nông Việt II. Thực trạng kinh doanh của công ty TNHH Nông Việt III. Đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty TNHH Nông Việt Nguyễn Thị Thủy 4 ` QTKD Thương Mại 47A Báo cáo thực tập tổng hợp Phần I. Khái quát về công ty TNHH Nông Việt 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Nông Việt 1.1. Tổng quan về công ty TNHH Nông Việt Tên công ty viết bằng tiếng Việt Nam CÔNG TY TNHH NÔNG VIỆT Tên công ty viết bằng tiếng Anh AGRICULTURE VIET COMPANY LIMITED Tên công ty viết tắt Agriviet Co.,Ltd. Địa chỉ trụ sở chính Số 3, 53/20 Vũ Xuân Thiều, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam. Văn phòng giao dịch 197 Vũ Xuân Thiều, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam. Tel (84) 4.3875 9216 Fax (84) 4.3875 9217 Website http://agriviet.com.vn 1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Nông Việt Công ty TNHH Nông Việt được hình thành trên nhu cầu sử dụng phân bón cao cấp của khách hàng, bà con nông dân và các xí nghiệp vườn hoa cây cảnh trên toàn miền Bắc. Công ty hình thành nhằm cung cấp phân bón cao cấp, giống cây trồng, thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu tới toàn dân, trên đồng ruộng, chăm sóc cây cảnh, các khu vực khách sạn, Resort, . Tạo ra hình ảnh màu xanh của thiên nhiên. Công ty TNHH Nông Việt được ra đời trên xu thế này. Được thành lập từ năm 2004, đến nay công ty đã bước đầu đi vào ổn định sản xuất kinh doanh, với vùng thị trường rộng trải đều khắp các tỉnh miền Bắc, đặc biệt việc phát triển của công ty đã giúp cho người dân được tiếp xúc với loại phân bón và các kỹ thuật chăm sóc cây trồng tốt đạt hiệu quả năng suất cao. Nguyễn Thị Thủy 5 ` QTKD Thương Mại 47A Báo cáo thực tập tổng hợp Đến nay công ty đã có trên 15 nhân viên, bao gồm giám đốc thư ký, quản lý nhân sự. Đặc thù của công ty phát triển về ngành kinh doanh nhưng có yêu cầu cao về kỹ thuật trồng trọt, chính vì vậy công ty đã dẫn đầu về nhân sự có kỹ thuật cao, là các kỹ sư nông nghiệp, các cử nhân kinh tế của trường Đại Học Nông Nghiệp I - Hà Nội và các trường đại học kinh tế khác trên toàn quốc. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Nông Việt 2.1. Chức năng 2.1.1.Tổ chức các quá trình nghiệp vụ, kỹ thuật kinh doanh thương mại bao gồm: - Tổ chức nghiên cứu thị trường, khai thác thị trường và phân vùng, mở rộng kênh phân phối. - Tổ chức khai thác các mặt hàng phân bón chất lượng cao, nhập hàng và đóng gói sản phẩm theo quy trình kỹ thuật mà công ty đã được cấp phép. - Tổ chức mua sắm các yếu tố sản xuất từ nhà cung cấp, dự trữ bảo quản hàng hóa, và tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng. - Tổ chức tuyên truyền giới thiệu hàng hóa, trực tiếp đến các đại lý và người tiêu dùng, để giúp người tiêu dùng hiểu rõ cách thức tiêu dùng sản phẩm. - Tổ chức bán hàng và phục vụ khách hàng nhanh gọn, chu đáo. - Tổ chức đào tạo giám sát nhân viên kinh doanh. 2.1.2.Quản lý mọi mặt của doanh nghiệp. - Quản lý kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. - Quản lý về việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Quản lý sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Nguyễn Thị Thủy 6 ` QTKD Thương Mại 47A Báo cáo thực tập tổng hợp - Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật. - Quản lý về kế toán các nghiệp vụ kinh doanh. 2.2. Nhiệm vụ 2.2.1.Thực hiện mục đích thành lập doanh nghiệp - Kinh doanh theo đúng ngành nghề, theo mặt hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh. 2.2.2.Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Phục vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời kinh doanh có lãi. - Đóng góp đầy đủ thuế, các nghĩa vụ tài chính cho ngân sách Nhà nước. 2.2.3.Tổ chức quản lý tốt lao động trong Doanh nghiệp. - Đào tạo các kỹ năng cho nhân viên kinh doanh - Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật 3. Bộ máy quản lý của công ty TNHH Nông Việt 3.1. Tổ chức bộ máy của công ty TNHH Nông Việt 3.1.1. Mô hình Hình 1. Tổ chức bộ máy của công ty TNHH Nông Việt 3.1.2. Nhiệm vụ của các bộ phận Giám đốc Giám đốc có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 điều 55 Luật doanh nghiệp 2005. Nguyễn Thị Thủy 7 ` QTKD Thương Mại 47A Giám Đốc Phòng Vật Tư Phòng Tiêu thụ Phòng kinh doanh và tài chính Báo cáo thực tập tổng hợp Điều 55. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc 1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. 2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây: a) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty; h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên; i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; k) Tuyển dụng lao động; l) Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên. Phòng tiêu thụ - Nghiên cứu và tổng hợp kịp thời các đơn sản xuất và cung ứng các sản phẩm trong kỳ kế hoạch. - Kiểm tra các đơn hàng - Lập kế hoạch bán hàng - Xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng tháng và triển khai thực hiện kế hoạch Nguyễn Thị Thủy 8 ` QTKD Thương Mại 47A Báo cáo thực tập tổng hợp - Tham gia công việc quảng cáo tiếp thị sản phẩm cho doanh nghiệp Phòng vật tư - Xác định nhu cầu vật tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lập kế hoạch mua sắm vật tư hàng năm, quý, tháng. - Tổ chức tiếp nhận vật tư về số lượng và về chất lượng và thực hiện bảo quản tốt vật tư - Tổ chức đảm bảo vật tư theo hạn mức - Thực hiện hạch toán vật tư và báo cáo tình hình bảo đảm vật tư của doanh nghiệp 3.2. Mô hình tổ chức bộ máy tiêu thụ theo thị trường 3.2.1. Mô hình Hình 2. Mô hình tổ chức bộ máy tiêu thụ theo thị trường Theo mô hình này, mỗi bộ phận trong phòng tiêu thụ của công ty TNHH Nông Việt sẽ chịu trách nhiệm về việc tổ chức tiêu thụ trên một khu vực địa lý nhất định. Ví dụ như một bộ phận sẽ phụ trách các huyện tỉnh Hải Dương một bộ phận sẽ phụ trách các huyện thị tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Thị Thủy 9 ` QTKD Thương Mại 47A Phòng tiêu thụ Khu vực thị trường A Khu vực thị trường B Khu vực thị trường C Khu vực thị trường B3 Khu vực thị trường B2 Khu vực thị trường B1 Báo cáo thực tập tổng hợp 3.2.2. Nhiệm vụ Phòng tiêu thụ có nhiệm vụ kết hợp vơi các văn phòng chức năng khác để tổ chức tiêu thụ các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh, trên một khu vực địa lý nhất định 3.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý vật tư theo quy trình 3.3.1. Mô hình Hình 3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý vật tư theo quy trình Theo hình thức này, các bộ phận của phòng vật tư công ty TNHH Nông Việt được tổ chức theo trình tự của quá trình tổ chức mua sắm và quản lý vật tư. Mỗi bộ phận trong cơ cấu này chỉ thực hiện một số công việc liên quan đến quá trình mua sắm và quản lý vật tư. 3.3.2. Nhiệm vụ Phòng vật tư có nhiệm vụ bảo đảm sự đồng bộ, kịp thời, đầy đủ . hàng hóa dịch vụ cho quá trình kinh doanh. Mỗi bộ phận trong cơ cấu tổ chức này chỉ thực hiện một số công việc liên quan đến quá trình mua sắm quản lý vật tư. Nguyễn Thị Thủy 10 ` QTKD Thương Mại 47A Dự báo nhu cầu và kế hoạch Phòng Vật Tư Mua sắm Quản lý vật tư nội bộ Kho Vận