1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng phát triển của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt

26 268 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 267 KB

Nội dung

Một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế đó chính là ngân hàng. Không chỉ đóng vai trò là nơi thu hút tiền từ mọi thành phần để cho vay đối với các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, ngân hàng còn đóng vai trò là công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Mười năm trước đây, số lượng ngân hàng hoạt động tại Việt Nam không kém là bao so với hiện nay. Năm 1997, cả nước có bốn ngân hàng quốc doanh, 51 ngân hàng cổ phần (bao gồm ngân hàng cổ phần nông thôn) và 23 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (kể cả ngân hàng liên doanh). Đến nay khi mà Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO (tháng 12/2006). Việc gia nhập WTO tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam và chịu ảnh hưởng sâu sắc đó chính là hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen như vậy, các ngân hàng sẽ đưa ra những chiến lược gì để tồn tại? Nhìn thấy được tầm quan trọng của các ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay cùng với những khó khăn, bất cập mà ngân hàng cần giải quyết, em một sinh viên năm cuối của trường Kinh tế Quốc dân mong muốn tìm hiểu thêm 1 phần nào về những vấn đề mà các ngân hàng trong nước đang gặp phải. Ngân hàng liên doanh Lào-Việt là địa điểm mà em chọn tới thực tập và tìm hiêu. Được thành lập ngày 27/3/2000, Chi nhánh Hà Nội là Chi nhánh đầu tiên của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt. Bên cạnh vai trò là cầu nối thanh toán, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Lào, Chi nhánh thực hiện chức năng kinh doanh đa năng tổng hợp của một ngân hàng thương mại tiên tiến với công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Trong thời gian đến thực tập tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội, được trực tiếp tiếp xúc và làm việc với các cán bộ phòng khách hàng doanh nghiệp, em đã nắm rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh và nhận thức được những thuận lợi cũng như khó khăn, hạn chế trong những hoạt động đó. Trong quá trình học tập tại trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các giảng viên trong khoa Quản trị kinh doanh, đã trang bị cho em kiến thức chuyên môn về quản trị kinh doanh .Và trong thời gian thực tập tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt, em đã học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức thực tế làm cơ sở cho em tốt nghiệp cuối khóa và tích lũy thêm kinh nghiệm quản trị sau này. Em xin chân thành cảm ơn Ths. Ngô Thị Việt Nga cùng các anh chị trong phòng giao dịch – Ngân hàng liên doanh Lào-Việt đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này. Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm những nội dung sau: Chương I: Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Lào-Việt Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt trong những năm qua Chương III: Phương hướng phát triển của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt

LỜI MỞ ĐẦU Một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế đó chính là ngân hàng. Không chỉ đóng vai trò là nơi thu hút tiền từ mọi thành phần để cho vay đối với các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, ngân hàng còn đóng vai trò là công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Mười năm trước đây, số lượng ngân hàng hoạt động tại Việt Nam không kém là bao so với hiện nay. Năm 1997, cả nước có bốn ngân hàng quốc doanh, 51 ngân hàng cổ phần (bao gồm ngân hàng cổ phần nông thôn) và 23 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (kể cả ngân hàng liên doanh). Đến nay khi mà Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO (tháng 12/2006). Việc gia nhập WTO tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam và chịu ảnh hưởng sâu sắc đó chính là hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen như vậy, các ngân hàng sẽ đưa ra những chiến lược gì để tồn tại? Nhìn thấy được tầm quan trọng của các ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay cùng với những khó khăn, bất cập mà ngân hàng cần giải quyết, em một sinh viên năm cuối của trường Kinh tế Quốc dân mong muốn tìm hiểu thêm 1 phần nào về những vấn đề mà các ngân hàng trong nước đang gặp phải. Ngân hàng liên doanh Lào-Việt là địa điểm mà em chọn tới thực tập và tìm hiêu. Được thành lập ngày 27/3/2000, Chi nhánh Hà Nội là Chi nhánh đầu tiên của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt. Bên cạnh vai trò là cầu nối thanh toán, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Lào, Chi nhánh thực hiện chức năng kinh doanh đa năng tổng hợp của một ngân hàng thương mại tiên tiến với công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Trong thời gian đến thực tập tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội, được trực tiếp tiếp xúc và làm việc với các cán bộ phòng khách hàng doanh nghiệp, em đã nắm rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh và nhận thức được những thuận lợi cũng như khó khăn, hạn chế trong những hoạt động đó. Trong quá trình học tập tại trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các giảng viên trong khoa Quản trị kinh doanh, đã trang bị cho em kiến thức chuyên môn về quản trị kinh doanh .Và trong thời gian thực tập tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt, em đã học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức thực tế làm cơ sở cho em tốt nghiệp cuối khóa và tích lũy thêm kinh nghiệm quản trị sau này. Em xin chân thành cảm ơn Ths. Ngô Thị Việt Nga cùng các anh chị trong phòng giao dịch – Ngân hàng liên doanh Lào-Việt đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này. 1 Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm những nội dung sau: Chương I: Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Lào-Việt Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt trong những năm qua Chương III: Phương hướng phát triển của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO-VIỆT TẠI HÀ NỘI 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội 1.1. Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Lào-Việt Tên ngân hàng: Ngân hàng liên doanh Lào-Việt Tên giao dịch: LAO-VIET BANK Tên viết tắt: LVB Logo: Hội sở chính: Số 44 - Đại lộ Lane Xang - Thủ đô Viêng Chăn - CHDCND Lào Ngày thành lập: 22/06/1999 Vốn điều lệ: 15 triệu USD Tháng 6 năm 1999, tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào diễn ra một sự kiện thể hiện sự hợp tác và tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Laò đó là việc Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt khai trương và đi vào hoạt động theo Hiệp định Hợp tác Kinh tế- Văn hóa-Khoa học Kỹ thuật giữa hai chính phủ Việt Nam-Lào. Thời gian này, nền kinh tế Lào đang chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á, nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát, hàng hóa càng trở nên khan hiếm, hoạt động ngân hàng tài chính trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt vẫn được hình thành thể hiện sự quyết tâm vượt qua khó khăn của cả hai ngân hàng đối tác BIDV và BCEL trong việc đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân hai nước. Với mục tiêu ban đầu chủ yếu là giải quyết vướng mắc trong khâu thanh toán giữa Việt Nam và Lào, nhiệm vụ cơ bản của Lào-Việt Bank là thực hiện chuyển tiền thanh toán thương mại, viện trợ đầu tư; đại lý giải ngân các dự án viện trợ đầu tư; chuyển đổi và lưu thông tiền LAK và VND. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thực hiện nhiệm vụ được giao gặp nhiều khó khăn từ điều kiện môi trường kinh doanh khó khăn đến vấn đề nội bộ mà nổi cộm lên là vấn đề ổn định tổ chức và nhân sự trong điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của anh em can bộ Việt Nam xa nhà còn nhiều bỡ ngỡ… Đặc biệt, khó khăn lớn nhất lúc bấy giờ là vướng mắc trong vấn đề thanh toán. Trong bối cảnh nền kinh tế của Lào đang lạm phát thì việc cung ứng tiền Kíp được kiểm soát chặt chẽ, cho nên có lúc Lao-Viet Bank không có đủ tiền Kíp để thanh toán. Trong khi đó, các dự án Việt Nam đầu tư sang Lào, các nguồn vốn Chính phủ Việt Nam hỗ trợ cho Lào, các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Lào, công nhân làm việc tại Lào…có nhu 3 cầu đổi tiền Kíp sang tiền Việt. BIDV, ngân hàng hợp tác với ngân hàng Ngoại thương Lào thành lập Ngân hàng liên doanh Lào-Việt, lúc ấy luôn phải xin phép để chuyển tiền đồng Việt Nam sang Lào bằng đường bộ rất vất vả cũng không an toàn. Tuy nhiên với sự giúp đỡ của Chính phủ hai nước Việt Nam-Lào và hai Ngân hàng mẹ cùng sự nỗ lực vượt khó của cán bộ công nhân viên của Ngân hàng sau gần 3 năm khai trương hoạt động, LVB đã đạt được những kết quả tốt đẹp trong việc góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định tài chính tiền tệ CHDCND Lào, tăng cường mối quan hệ kinh tế, thanh toán, thương mại Việt Nam - Lào. Hoạt động của LVB đã tạo được niềm tin trong các doanh nghiệp khách hàng và. được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 2 nước đánh giá cao. Thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, LVB đã mở rộng mạng lưới chi nhánh để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Đến nay đã có thêm 2 chi nhánh tại Hà Nội và tỉnh Champasak được khai trương hoạt động và đang chuẩn bị khai trương chi nhánh thứ 3 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng liên doanh Lào - Việt sẽ là cầu nối cho quan hệ thanh toán, kinh tế, thương mại đầu tư giữa 2 nước Lào - Việt. Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào – Việt Nguồn: Ngân hàng liên doanh Lào – Việt 1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội 1.2.1. Thông tin chung Tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt tại Hà Nội Tên tiếng Anh: LAO – VIET BANK, HANOI BRANCH 4 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH HÀ NỘI BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO (BCEL) CÁC CHI NHÁNH TẠI LÀO CHI NHÁNH TẠI TP.HỒ CHÍ MINH Tên viết tắt: LVB Hà Nội Thành lập ngày 27/03/2000 theo giấy phép hoạt động số 05/GP-NHNN Địa chỉ: 452 Phố Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, CHXHCN Việt Nam Điện thoại: +84.4.3.5737688/5737684 Website: www.laovietbank.vn 1.2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Từ thực tế hoạt động, bên cạnh những thuận lợi, LVB còn gặp rất nhiều thách thức do khó khăn của nền kinh tế Lào, lại bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi LVB phải có bước đột phá thực sự từ phát huy tốt lợi thế riêng có nhờ tình hữu nghị, quan hệ hợp tác đặc biệt giữa hai nước. Đặc biệt là phải giải quyết được bài toán thanh toán, đầu tư tín dụng…để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và kiềm chế lạm phát của nước bạn Lào. Trong hoạt động, LVB phải thu hút được nhiều khách hàng, nhiều dự án, tạo lập và phát triển nhiều mối quan hệ giữa các đơn vị kinh tế không chỉ trong phạm vi nước Lào mà trên tất cả các bình diện, tạo ra sự hỗ trợ đắc lực và thông thương về thị trường cũng như lĩnh vực tài chính-tiền tệ ở cả hai nước. Từ những phân tích đó, BIDV đã có đề xuất với chính phủ hai nước sớm mở một chi nhánh của LVB tại Hà Nội. Trong mô hình tổ chức hoạt động của một ngân hàng thương mại, việc mở và đưa vào hoạt động chi nhánh cơ sở là việc thường làm. Nhưng với LVB, Khi mở chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội là một tiền lệ quá nhiều đặc thù chưa từng có trước đó. Đây là việc làm hết sức khó khăn và nhận được rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ, nhất là sự đồng tình ủng hộ của các bộ ngành và Ngân hàng Nhà nước ở hai nước; sự tích cực, chủ động của BIDV cũng như sự hợp tác chặt chẽ của BCEL và sự nỗ lực vượt bậc của LVB,chỉ 9 tháng sau khi LVB đi vào hoạt động, ngày 27 tháng 3 năm 2000, Phó thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và Phó thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Somsavat Lengsavad đã cùng mở bảng khai trương chi nhánh LVB đầu tiên tạo Hà Nội, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng liên doanh Lào-Việt cũng như lịch sử hợp tác đăc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào. Chặng đường hơn 10 năm qua là chặng đường LVB Hà Nội vượt khó đi lên, từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh khốc liệt tị Việt Nam. Là một chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hoạt động của LVB Hà Nội gặp rất nhiều thách thức. Hơn nữa kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh gay gắt nên việc thâm nhập và mở rộng thị trường hết sức khó khăn. Đối mặt với những thử thách, Chi nhánh đã luôn tranh thủ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Trung ương hai nước Lào-Việt Nam; sự hỗ trợ về mọi mặt của hai ngân hàng mẹ. Cùng 5 với sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc, tập thể cán bộ, nhân viên Chi nhánh đã đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu, phát huy sáng tạo, chủ động đổi mới tư duy kinh doanh theo nhu cầu thị trường để tận dụng các cơ hội, từng bước đi lên. Sau hơn mười năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, Chi nhánh ngân hàng liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng hoạt động; hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh tế, chính trị được giao, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư hai nước, từng bước khẳng định vị trí và uy tín trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tổng tài sản đến cuối năm 2009 đạt trên 70 triệu USD. Công tác huy động đạt được những thành tựu đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hoạt động của Chi nhánh; hoạt động tín dụng đã đạt được kết quả tốt cả về số lượng và chất lượng, cụ thể: tốc độ tăng trưởng ổn định, tuân thủ giới hạn tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, định hướng hoạt động của toàn hệ thống, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện; danh mục cho vay ngày càng mở rộng cả về ngành nghề và đối tượng khách hàng. Hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng ngày càng hiện đại hóa, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, việc Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội đi vào hoạt động được ví như một nhịp cầu để khơi thông dòng chảy về vốn, thanh toán chuyển tiền… giữa hai nước, có ý nghĩa rất quan trọng để LVB hoàn thành nhiệm vụ và phát triển bền vững, hiệu quả. 1.2.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh Chi nhánh kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực Ngân hàng như: • Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức. • Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác • Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm mục đích phát triển kinh tế nông thôn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh; làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng, 1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội Nhiệm vụ - Tăng cường mối quan hệ kinh tế, thanh toán, thương mại Việt Nam – Lào - Giúp các cá nhân và doanh nghiệp thuận lợi trong buôn bán hàng hóa, thúc đẩy và tăng cường quan hệ mậu dịch chính ngạch giữa hai quốc gia Giá trị hướng tới - Khách hàng là trung tâm, là mục tiêu hoạt đông kinh doanh - Quản trị rủi ro là nền tảng của quản trị điều hành toàn hệ thống - Nhân sự và công nghệ là nhân tố quyết định sự thành công của LVB 6 Phương châm hoạt động - An toàn, gia tăng giá trị tài chính và tiện ích tối ưu cho khách hàng - Bảo toàn và phát triển giá trị của người gửi tiền - Vì quan hệ Lào – Việt Nam, phát triển vốn chủ sở hữu, lợi ích của người lao động 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy Ngân hàng liên doanh Lào - Việt tại Hà Nội Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban - Ban giám đốc: Quản trị điều hành chung mọi hoạt động của Ngân hàng - Phòng Tín dụng: Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, ủy thác, bảo lãnh… - Phòng Kế toán tài chính: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán của Ngân hàng, kế toán giao dịch, kế toán tổng hợp… - Tổ kiểm tra nội bộ: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, việc tuân thủ pháp luật và quy định của Ngân hàng nhà nước cũng như quy định của cơ quan về hoạt động ngân hàng - Văn phòng: thực hiện công việc hành chính, nhân sự… Bộ máy quản trị của Chi nhánh được tổ chức theo chức năng tại đó mỗi chức năng được cơ cấu trong một bộ phận và mỗi chức năng do một trưởng bộ phân phụ trách. Điều này tạo ra sự chuyên môn hóa cao do các cán bộ công nhân viên được sử dụng đúng theo chuyên môn đào tạo. Các nhân viên có điều kiện thuận lợi để học hơi kinh nghiệm và kiến thức của những nhân viên khác trong cùng bộ phận. Sử dụng và phát huy có hiệu quả các tài năng chuyên môn. Dễ dàng tuyển dụng nhân viên và chuyên gia cho từng chức năng. Tuy nhiên cũng có những khó khăn trong việc hợp tác và thông tin giữa các bộ phận chức năng. Giám đốc sẽ mất thời gian giải quyết những xung đột, tạo ra sự khó khăn trong việc kiểm soát và đánh giá kết quả, dễ xảy ra việc không công bằng trong đánh giá và đãi ngộ. 7 Ban giám đốc Chi nhánh Phòng tín dụng Phòng nguồn vốn Phòng kế toán Tổ kiểm tra nội bộ Văn phòng 8 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO-VIỆT TẠI HÀ NỘI 1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội 1.1. Đăc điểm dịch vụ của Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao và tiện ích nhất như: sản phẩm tiền gửi, sản phẩm tín dụng, bảo lãnh & tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn đầu tư & tài chính…cụ thể là: Dịch vụ ngân hàng trong nước  Dịch vụ tiền gửi  Mở tài khoản ngân hàng  Quản lý doanh nghiệp  Đóng tài khoản  Nộp tiền vào tài khoản  Rút tiền từ tài khoản  Chuyển tiền đi  Chuyển tiền đến  Tra soát theo yêu cầu khách hàng  Cung cấp thông tin tiền gửi và tiền vay  Dịch vụ về séc, các giấy tờ có giá khác, nhờ thu  Dịch vụ ngân quỹ  Phí kiểm đếm tiền mặt VND tại trụ sở LVB Hà Nội  Phí kiểm đếm ngoại tệ tại trụ sở LVB Hà Nội  Đổi tiền mặt VND, tiền VND không đủ tiêu chuẩn lưu thông  Đổi ngoại tệ  Kiểm định ngoại tệ  Mượn lại hồ sơ thế chấp theo yêu cầu khách hàng Dịch vụ ngân hàng quốc tế  Chuyển tiền quốc tế  Chuyển tiền đến từ nước ngoài  chuyển tiền đi từ nước ngoài  Nhờ thu  Nhờ thu đi  Nhờ thu gửi đến  Tín dụng chứng từ (L/C)  L/C nhập khẩu  L/C xuất khẩu 9  Bảo lãnh quốc tế  Bảo lãnh nhận hàng (trường hợp chưa có vận đơn gốc)  Thông báo bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài  Đòi tiền hộ khách hàng trong nước theo thư bảo lãnh đã thông báo của ngân hàng nước ngoài  Dịch vụ khác  Chuyển tiếp điện cho ngân hàng nước ngoài  Các dịch vụ khác theo yêu cầu khách hàng  Điều hành tài khoản từ xa 1.2. Đặc điểm cơ sở vật chất, máy móc thiết bị Cơ sở vật chất của chi nhánh là trụ sở tại số 452 phố Xã Đàn, Đống Đa, HN Máy móc thiết bị bao gồm: thiết bị hoạt động nghiệp vụ: máy chủ, máy tính… Thiết bị văn phòng: ô tô, xe máy, các thiết bị văn phòng khác… 1.3. Đặc điểm vốn Trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thì một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của ngân hàng liên doanh nói chung và Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào- Việt tại Hà Nội nói riêng chính là hoạt động huy động vốn. Huy động vốn giúp cho ngân hàng tạo ra nguồn vốn để kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn, Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội đã không ngừng tăng khả năng huy động nguồn vốn bằng nhiều phương thức từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển. Nhờ có hoạt động huy động vốn mà cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trở nên đa dạng và được sử dụng một cách hiệu quả nhất.Tình hình cơ cấu vốn được thể hiện qua bảng số liệu: 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w