1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác trả lương ở Công ty Thuốc lá Thăng Long

57 393 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lao động, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng là sự tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người. Dưới góc độ kinh tế chính trị, cũng như kinh tế phát triển, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và phát triển toàn diện đất nước theo yêu cầu hiện đại và bền vững, gắn với đảm bảo an sinh xã hội, trong đó con người luôn là mục tiêu cao nhất và động lực mạnh nhất của phát triển như tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra, thì tiền lương càng trở thành vấn đề tổng hợp, có ý nghĩa kinh tế - xã hội – chính trị chặt chẽ với nhau và có vai trò ngày càng quan trọng trong tạo động lực phát triển cả vĩ mô, lẫn vi mô, gián tiếp – trực tiếp, trước mắt và lâu dài… Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động mà nó còn ảnh hưởng đến cả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi trong doanh nghiệp, tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất – kinh doanh. Mặt khác, tiền lương là thu nhập chính của người lao động, là giá cả sức lao động của họ. Do vậy, người lao động luôn mong muốn nhận được một khoản tiền lương hợp lý, xứng đáng với sự hao phí sức lao động mà mình bỏ ra, để tiền lương không chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của bản thân họ mà còn giúp cho họ có điều kiện học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, vui chơi giải trí và chăm lo đến gia đình. Người lao động khi họ nhận được một mức lương thỏa đáng sẽ là động lực kích thích sự sáng tạo và làm tăng năng suất lao động. Ngược lại, khi họ không nhận được mức lương hợp lý sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề: lãng phí lao động, di chuyển lao động...và còn nảy sinh các mâu thuẫn nội bộ giữa người lao động với nhau, giữa người lao động với các cấp Quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy, việc tổ chức công tác tiền lương phải được đặc biệt quan tâm chú trọng đến. Trong thời gian thực tập tại Công ty Thuốc lá Thăng Long, tìm hiểu thực tế ở Công ty, đặc biệt là công tác trả lương, vấn đề này cũng đang thu hút được sự quan tâm của lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân viên Công ty, mặc dù đang được quan tâm chú trọng hơn nhưng nó vẫn có một số điểm còn bất cập. Trước thực tế như vậy, em đã quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác trả lương ở Công ty Thuốc lá Thăng Long” làm đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập của mình.

1 LỜI MỞ ĐẦU Lao động, một mặt bộ phận của nguồn lực phát triển, đó yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Mặt khác lao động một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng sự tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người. Dưới góc độ kinh tế chính trị, cũng như kinh tế phát triển, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và phát triển toàn diện đất nước theo yêu cầu hiện đại và bền vững, gắn với đảm bảo an sinh xã hội, trong đó con người luôn mục tiêu cao nhất và động lực mạnh nhất của phát triển như tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra, thì tiền lương càng trở thành vấn đề tổng hợp, có ý nghĩa kinh tế - xã hội – chính trị chặt chẽ với nhau và có vai trò ngày càng quan trọng trong tạo động lực phát triển cả vĩ mô, lẫn vi mô, gián tiếp – trực tiếp, trước mắt và lâu dài… Chính sách tiền lương một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động mà nó còn ảnh hưởng đến cả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi trong doanh nghiệp, tiền lương một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất – kinh doanh. Mặt khác, tiền lương thu nhập chính của người lao động, giá cả sức lao động của họ. Do vậy, người lao động luôn mong muốn nhận được một khoản tiền lương hợp lý, xứng đáng với sự hao phí sức lao động mà mình bỏ ra, để tiền lương không chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của bản thân họ mà còn giúp cho họ có điều kiện học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, vui chơi giải trí và chăm lo đến gia đình. Người lao động khi họ nhận được một mức lương thỏa đáng sẽ động lực kích thích sự sáng tạo và làm tăng năng suất lao động. Ngược lại, khi họ không nhận được mức lương hợp lý sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề: lãng phí lao động, di chuyển lao động .và còn nảy sinh các mâu thuẫn nội bộ giữa người lao động với nhau, giữa người lao động với các cấp Quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy, việc tổ chức công tác tiền lương phải được đặc biệt quan tâm chú trọng đến. 2 Trong thời gian thực tập tại Công ty Thuốc Thăng Long, tìm hiểu thực tế Công ty, đặc biệt công tác trả lương, vấn đề này cũng đang thu hút được sự quan tâm của lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân viên Công ty, mặc dù đang được quan tâm chú trọng hơn nhưng nó vẫn có một số điểm còn bất cập. Trước thực tế như vậy, em đã quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác trả lương Công ty Thuốc Thăng Long” làm đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập của mình. Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận thì gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Thuốc Thăng Long Chương 2: Thực trạng công tác trả lương của Công ty Thuốc Thăng Long Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương Công ty Thuốc Thăng Long Trước khi vào phần chính chuyên đề thực tập này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Th.S Nguyễn Thu Thủy đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua và em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các cô chú, anh chị làm việc tại Công ty Thuốc Thăng Long, đặc biệt các cô chú Phòng tổ chức nhân sự đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Chuyên đề chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THUỐC THĂNG LONG 1.Quá trình ra đời và phát triển của Công ty thuốc Thăng Long 1.1.Lịch sử ra đời công ty Công ty Thuốc Thăng Long- Được thành lập ngày 6/1/1957. Ngày 6/12/2005, thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 318/2005/QĐ-TTg chuyển Nhà máy Thuốc Thăng Long thuộc Tổng công ty Thuốc Việt Nam thành: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THUỐC THĂNG LONG - Tên giao dịch tiếng Việt: CÔNG TY THUỐC THĂNG LONG - Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG TOBACCO LIMITED - Tên viết tắt: VINATABA THĂNG LONG - Địa chỉ: 235 Đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội - Điện thoại: 04.38584441 – 04.38584342 - Fax: 04.38584344 - Email: Thanglongtobacco@vnn.vn - Website: www.vinataba.com Logo: • Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất và kinh doanh thuốc điếu; - Chế tạo, gia công sửa chữa thiết bị chuyên ngành thuốc lá; - Kinh doanh dịch vụ nhà khách, nhà nghỉ; - Kinh doanh dịch vụ ăn uống; - Xuất, nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; - Kinh doanh Bất động sản. • Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Sơn Thủy – Giám đốc • Chủ sở hữu công ty: Tổng công ty thuốc Việt Nam Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra một trang mới cho Thuốc Thăng long trên bước đường phát triển trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. 4 Trong nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Công ty Thuốc Thăng long đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách- từ việc sản xuất thuốc thủ công đến khi xây dựng được một nhà máy hiện đại, trở thành một doanh nghiệp đầu đàn của Tổng công ty Thuốc Việt Nam; có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cán bộ công nhân viên chức Công ty rất tự hào với nhiều phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng. Công ty Thuốc Thăng long luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ vô cùng quý báu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, của Bộ Công Nghiệp, Tổng công ty Thuốc Việt Nam, của khách hàng trong và ngoài nước… 1.2.Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia ra làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn từ 1956 -1975: Đây giai đoạn đầu sau khi Công ty chính thức thành lập, được sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, tất cả cán bộ công nhân Công ty thuốc Thăng Long đều nung nấu một quyết tâm: Phải từng bước khẳng định mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước bằng nỗ lực lao động sáng tạo. Công ty đã rất tự hào khi hoàn thành kế hoạch đầu tiên mà Bộ Công nghiệp giao trước thời hạn 1 tuần: Trong khoảng thời gian chưa đầy 1 tháng ( từ 6/1 – 30/2/1957), công ty đã giao 100.000 bao thuốc Thăng Long cho công ty Phát hành cấp I của Nhà nước. Tháng 4/1957, Nhà nước trang bị cho Công ty 3 máy cuốn điếu của Tiệp Khắc, 1 máy đóng bao Trung Quốc; đầu năm 1958, được cấp thêm 1 máy thái và 1 máy cuốn Tiệp Khắc. Nhờ đó, hoạt động của công ty dần đi vào ổn định. Cuối năm 1958, công ty đã có 905 công nhân. Năm 1958, công ty sản xuất được 29.710.585 bao thuốc lá, về đích kế hoạch trước 48 ngày với sản lượng tăng gấp 3 lần năm 1957; giá trị tổng sản lượng đạt gần 8 triệu đồng, đạt kế hoạch 116,61%. Tháng 9/ 1959, công ty hoàn thành giai đoạn kiến thiết cơ bản. Máy móc thiết bị đã được chuyển từ cơ sở cũ để lắp đặt tại cơ sở mới khu công nghiệp tại khu vực Thượng Đình nằm phía Tây – Nam Hà Nội. Và đến tháng 1/1960, thuốc Thăng Long chính thức hoạt động tại cơ sở mới. Nếu năm 1959, 1 công nhân sản xuất được 90.397 bao thuốc thì năm 1960 đã đạt 117.616 bao. Tổng giá trị sản phẩm năm 1959 đạt 15.939.000 đồng thì năm 1960 đạt 19.447.000 đồng. Năm 1961, toàn công ty có 21 cán bộ, công nhân đạt danh hiệu chiến 5 sĩ thi đua. Với thành tích đó, năm 1960, thuốc Thăng Long đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Năm 1964, đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trong hoàn cảnh chiến tranh, cùng 1 lúc phải giải quyết nhiều nhiệm vụ nhưng công ty thuốc Thăng Long vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao. Trong năm 1965, công ty đã sản xuất được 165.400.000 bao thuốc lá, trong đó xuất khẩu 40.357.500 bao; đạt giá trị tổng sản lượng hơn 39 triệu đồng. Năm 1966, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ mở rộng quy mô trên toàn miền Bắc. Công ty tiến hành việc triển khai thực hiện việc sơ tán, ngoài lực lượng sản xuất chủ yếu và các phương tiện kỹ thuật của công ty vẫn bám trụ tại cơ sở chính Thượng Đình, Hà Nội, một bộ phận được di chuyển lên Lạng Sơn xây dựng hoàn chỉnh khu sản xuất T2. Cơ sở này sau gần 2 năm đã hình thành và hội đủ các tiêu chuẩn của một nhà máy thuốc nên được Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra quyết định thành lập Nhà máy Thuốc Bắc Sơn. Một bộ phận chuyển lên Ba Thá xây dựng cơ sở thứ 2 (gọi T3). Sang năm 1967, Công ty xây dựng thêm cơ sở sản xuất khu lăng Hoàng Cao Khải (T4) và khu T5 tại Kim Anh, Vĩnh Phú. Sau khi thất bại nặng nề cả 2 miền Nam Bắc trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngày 1/11/1968, đế quốc Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc. Lúc này công ty thuốc Thăng Long bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Cuối năm 1968, các bộ phận từ nơi sơ tán dần trở về cơ sở chính của Công ty Thượng Đình, Hà Nội. Từ năm 1970, trên cơ sở hệ thống dây truyền sản xuất đã được củng cố, Công ty đã đề ra mục tiêu phấn đấu mới: Phải cơ khí hóa hầu hết các bộ phận sản xuất. Sau 3 năm phục hồi sản xuất, Công ty đã đạt được những kết quả đáng tự hào: Năm 1971, giá trị tổng sản lượng đạt 33.389.686 đồng và sản xuất được 135.174.000 bao thuốc lá. Gần 20 năm qua, trong đó có 10 năm chiến tranh ác liệt, ngành công nghiệp Thuốc xã hội chủ nghĩa miền Bắc đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu của xã hội, trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân. - Giai đoạn 1975 – 1986: Đại thắng mùa Xuân 1975 đã đưa nước ta bước sang một thời kỳ mới. Ngành thuốc Việt Nam bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển sản xuất trên phạm vi cả nước. Kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 – 1980), Công ty có 14 tổ lao động xã hội chủ nghĩa, 50 chiến sỹ thi đua, sản xuất đạt bình quân 103, 78%. Tháng 6/1981, Bộ Công nghiệp thực phẩm ra quyết định thành lập Xí nghiệp Liên hiệp thuốc I. Công ty thuốc Thăng Long trở thành đơn vị trực thuộc và được Xí 6 nghiệp Liên hiệp Thuốc I tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình khắc phục khó khăn về vật tư, máy móc thiết bị nhằm tạo ra một bước chuyển mới trong sản xuất. Phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật dấy lên rộng khắp, tạo nên không khí lao động sản xuất vô cùng sôi động. Công ty phối hợp với Xí nghiệp Quốc phòng cải tạo hệ thống máy sấy lại nâng năng suất sấy thuốc loại tốt tăng 2 lần, sấy thuốc mới lên 3 lần. Công nhân tổ lò hơi đã có sáng kiến lắp thêm 1 lò sấy trực tiếp vào hệ thống sấy điếu, giảm lưu thuốc trong lò nên đã nân sản lượng từ 600.000 điếu/ngày lên 800.000 điếu/ngày. Việc cải tiến máy đóng bao hình bình hành thành máy dán bóng kính của Phân xưởng 3 đã giải quyết được tình trạng ứ đọng khâu này và nâng năng suất lên 20.000 – 25.000 bao/ca, so với việc dán thủ công đã tăng 625%. Trong những năm 1980 nét nổi bật của hoạt động sản xuất tại công ty kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với khoa học kỹ thuật và công nghệ. Sự kết hợp này tạo ra bước đột phá mạnh mẽ của Thuốc Thăng Long trong sản xuất đồng thời điều kiện cần thiết giúp công ty dần hoàn thiện quy trình sản xuất để phát triển. Trong thời gian 1981 – 1985, cán bộ công nhân công ty thuốc Thăng Long đã đề xuất hàng nghìn sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trong đó, 314 sáng kiến đã được áp dụng, làm lợi cho công ty gần 2,4 triệu đồng. Các loại sản phẩm sản xuất đạt mức bình quân 200 triệu bao/năm, riêng năm 1985 đã đạt mức sản xuất khá cao: 235.890.000 bao thuốc lá. Sản phẩm công ty đa dang về chủng loại, đảm bảo về chất lượng đáng tin cậy. Các sản phẩm đầu lọc ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Quãng thời gian 30 năm ( 1957 – 1986), Công ty Thuốc Thăng Long không ngừng phát triển và dần trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường Việt Nam và được nhiều quốc gia trên thế giới tín nhiệm. - Giai đoạn 1986 – nay: Từ sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, Đảng khởi xướng chuyển sang nền kinh tế thị trường, xóa bỏ chế độ độc quyền phân phối thuốc từ năm 1987 làm cho thị trường có nhiều thay đổi và biến đổi lớn. Làm xuất hiện ạt các xí nghiệp thuốc tại các tỉnh, thành phố thậm chí cả các quận, huyện, ban ngành trong cả nước. Bên cạnh đó thuốc nhập lậu cũng ngày càng nhiều (ước tính từ 150 – 200 triệu bao/năm). Công ty thuốc Thăng Long gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Nguyên liệu tồn kho của công ty chủ yếu phẩm cấp thấp lại phân tán các kho. Vụ thu mua trong năm 1986 đạt thấp, chỉ bằng 40% kế hoạch do các vùng trồng nguyên liệu gặp bão lụt. Chất lượng nguyên vật liệu đạt kém, phương tiện vận chuyển cũng đạt khó khăn. Có 7 những thời điểm công ty phải hoạt động cầm chừng, máy móc không chạy hết công suất. Năm 1987, công ty xác định năm khoa học kỹ thuật và tiết kiệm. Các hoạt động của công ty đi vào chiều sâu, lấy khoa học kỹ thuật làm then chốt. Công ty đã tổ chức học tập và thực hiện quy trình công nghệ chặt chẽ, áp dụng phương pháp sơ chế nguyên liệu theo 5 cấp… Kết quả trong năm 1987, công ty đã sơ chế được 3.800 tấn và lên men được 3.000 tấn nguyên liệu. Việc bảo quản nguyên liệu từ khâu thu mua đến quá trình sơ chế, bảo quản, đưa vào sản xuất và công tác tiết kiệm nguyên liệu…được chấn chỉnh. Kết quả chất lượng sản phẩm được ổn định. Năm 1990, mặc dù gặp nhiều khó khăn, công ty vẫn phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu mà Liên hiệp thuốc Việt Nam giao cho. Với sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên Công ty thuốc Thăng Long đã vượt qua được các thử thách khó khăn, đồng thời theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, công ty đã nhập hàng loạt các thiết bị mới do vậy số lượng sản phẩm sản xuất tăng lên nhanh chóng. Năm 1992 130,646 triệu bao, năm 1994 156,345 triệu bao, tỷ lệ thuốc đầu lọc năm 1992 47,77% đến năm 1994 82%. Sự nỗ lực vượt bậc đã đưa thuốc Thăng Long trở thành một trong những cơ sở sản xuất năng động và có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Năm 1991, doanh thu của công ty 150 tỷ đồng trong đó nộp ngân sách 52,74 tỷ đồng, năm 1995 doanh thu đã lên 526,827 tỷ đồng trong đó nộp ngân sách 215,645 tỷ đồng. Đến năm 2000, doanh thu đạt 583,904 tỷ đồng (nộp ngân sách 227,024 tỷ đồng), năm 2001 doanh thu đạt 616,000 tỷ đồng (nộp ngân sách 227,500 tỷ đồng). Trong những năm 2001 – 2005, Công ty thuốc Thăng Long cũng như các công ty thành viên khác của tổng công ty thuốc Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Công ty tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư chiều sâu như đầu tư khoa học kỹ thuật, máy móc, thiết bị giúp năng suất lao động tăng lên. Từ năm 2006 – 2010, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy và lãnh đạo Tổng công ty thuốc Việt Nam, công ty thuốc Thăng long đã không ngừng, phấn đấu xây dựng chương trình hành động với những giải pháp cụ thể, đưa công ty phát triển, lớn mạnh về tất cả các mặt hoạt động : Sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống tinh thần và chất cho người lao động và hoạt động xã hội, từ thiện… Với tầm nhìn chiến lược, giai đoạn này, Đảng ủy, lãnh đạo công ty đã xây dựng hàng loạt kế hoạch , biện pháp đồng bộ nhằm thực hiện 6 chương trình lớn của công ty trong giai đoạn mới ( sắp xếp lại bộ máy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, tập 8 trung công tác nghiên cứu, phối chế sản phẩm mới, tăng cường giám sát việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, triển khai dự án đầu tư dây chuyền sản xuất mới, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác tiếp thị, mở rộng thị trường). Và liên tục không ngừng đổi mới để phát triển, mở rộng thị trường… 1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc Thăng Long công ty 100% vốn Nhà nước, hoạt động theo cơ chế thị trường, vì vậy công ty rất linh hoạt trong cơ chế thị trường để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Trên cơ sở đó một số nhiệm vụ của công ty được cụ thể hóa như sau: - Tổ chức tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao - Từng bước củng cố phát triển thị trường không những trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. - Từng bước nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên để nắm bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. - Bảo toàn và phát triển số vốn được giao. - Bảo đảm hạch toán kinh tế phù hợp với chế độ tài chính và kế toán Nhà nước. - Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý vốn, tài sản, lao động tiền lương. MỘT SỐ GIẢI THƯỞNG CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1) Năm 2000: Huân chương lao động hạng Ba về thành tích hoạt động Công đoàn… 2) Năm 2001: Huân chương Độc lập hạng Ba… 3) Năm 2002: Huân chương Chiến công hạng Ba về công tác Quốc phòng… 4) Năm 2003: 992 cán bộ, nhân viên công ty được tặng Huy chương “Vì sự nghiệp Công nghiệp Việt Nam”. 5) Năm 2004: Bằng khen của Bộ Công nghiệp. 6) Năm 2005: Huân chương lao động hạng Nhì về thành tích trong hoạt động Công đoàn giai đoạn 2000 – 2004… 7) Năm 2006: Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì. 8) Năm 2008: Huân chương Lao động hạng Nhất về thành tích trong hoạt động Công đoàn giai đoạn 2004 – 2008. 9) Năm 2009: Cờ Thi đua của Chính phủ về thành tích thực hiện Chỉ thị 31/2004/CT – TTg… 9 10)Năm 2011: Huân chương Độc lập hạng Nhất, do đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 2. Các đặc điểm chủ yếu của Công ty Thuốc Thăng Long 2.1. Cơ cấu bộ máy quản trị công ty Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Ghi chú: mối quan hệ  Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban Các phòng, ban bao gồm: Phòng hành chính, phòng kế hoạch vật tư, phòng xuất nhập khẩu, phòng tổ chức nhân sự, phòng tài chính kế toán, phòng thị trường, phòng tiêu thụ, phòng kỹ thuật công nghệ, phòng quản lý chất lượng, phòng kỹ thuật cơ điện, ban bảo vệ. Trách nhiệm quyền hạn của Chủ tịch, giám đốc công ty được quy định tại “Quyết định về việc phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc Thăng Long” đã được Chủ tịch Hội đông quản trị Tổng công ty thuốc Việt Nam phê duyệt số 123/QĐ-TLVN ký ngày 28/12/2005. Chủ tịch Giám đốc Phó GĐ thị trường - tiêu thụ sản phẩm Phó GĐ kỹ thuật - SX - hệ thống quản lý chất lượng Phó GĐ pháp chế - PCCN – AT - VSLĐ - Lao động tiền lương Các phân xưởngCác phòng, ban 10 Các vị trí lãnh đạo công ty, các đơn vị bộ phận có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau: 1- Phó giám đốc kỹ thuật – sản xuất - Trách nhiệm: Quản lý kỹ thuật các hệ thống nhà xưởng, thiết bị, máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý hệ thống điện, hơi, nước. Giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về: + Điều hành công việc thuộc lĩnh vực của công ty. người đại diện chất lượng, thay mặt giám đốc điều hành công tác chất lượng toàn công ty. + Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Trực tiếp tổ chức, điều hành hoạt động, duy trì hệ thống chất lượng có hiệu quả… - Quyền hạn: + Ký văn bản trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo ủy quyền giám đốc. Báo cáo trực tiếp giám đốc về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động cải tiến hệ thống chất lượng. + Có quyền kiểm tra tổ chức các khâu trong công ty về đảm bảo chất lượng. + Có quyền yêu cầu các trưởng phòng, ban, chánh phó quản đốc phân xưởng báo cacos các công việc liên quan đến phần chức năng, nhiệm vụ mình phụ trách. 2- Phó giám đốc phụ trách thị trường, tiêu thụ sản phẩm - Trách nhiệm: Giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về: + Xây dựng chính sách, chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng mạng lưới các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm trên cả nước. Duy trì phát triển, mở rộng thị phần, thị trường. + Cùng phó giám đốc kỹ thuật thường xuyên đánh giá, phân tích, đo lường sự thỏa mãn khách hàng đề ra các mục tiêu thực hiện nhằm tạo sự ổn định, tăng trưởng, hợp tác. - Quyền hạn: + Ký các văn bản trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo ủy quyền giám đốc. + Có quyền kiểm tra tất cả các khâu trong công ty về đảm bảo chất lượng, thỏa mãn khách hàng. + Có quyền yêu cầu các trưởng phòng, phó phòng, ban chức năng, chánh phó quản đốc phân xưởng báo cáo các công việc liên quan tới phần chức năng, nhiệm vụ mình phụ trách. 3- Phó giám đốc pháp chế - Lao động tiền lương

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:36

Xem thêm: Hoàn thiện công tác trả lương ở Công ty Thuốc lá Thăng Long

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w