1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Bài dự thi nếp sống văn hóa

12 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 425 KB

Nội dung

Thành Xương Giang cũng được xây dựng trong thời gian này.Năm 1407, nhà Minh thành lập Xương Giang Vệ và đây trở thành trị sở của phủ Lạng Giang, bao gồm các huyện Lạng Giang Bảo Lộc cũ,

Trang 1

Không biết tự khi nào môn Lịch sử đã cuốn hút tôi, phải chăng đó là sở thích

mà ông nội kính yêu đã khơi dậy trong tâm hồn non nớt của tôi từ những ngày còn thơ bé qua những câu chuyện không có hồi kết Có lẽ cái dấu ấn thuở vàng son của một dân tộc anh hùng từ thời đại Hùng Vương, thời đại của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…đến thời đại Hồ Chí Minh bất khuất, kiên trung đánh đuổi hai tên đế quốc, thực dân sừng sỏ trong từng lời của một con người

đã đi qua hai cuộc chiến tranh, đã tích lũy trong mình cả một vốn kiến thức vô giá

đã đưa tôi biết ý nghĩa của lịch sử như thế nào

Tôi vốn có sở thích khác hẳn bạn bè cùng trang lứa, đó là đi đến những di tích lịch sử ở địa phương để tìm hiểu và bồi dưỡng thêm cho kiến thức cũng như cái thú riêng của mình Tôi mới chỉ là đứa học trò lớp tám nhưng biết sở thích của tôi, cha mẹ tôi không ngần ngại tạo điều kiện cho tôi được đi và tìm hiểu những di tích và danh lam thắng cảnh, có khi ở rất xa, ở các tỉnh lân cận Tôi không nhớ hết những nơi đã đến cùng ông nội và cha mẹ, có những nơi tôi đến mấy lần, đặc biệt

là những di tích lịch sử ở địa phương Nhưng có lẽ kỉ niệm khó quên nhất là là lần trở lại trở lại thăm di tích lịch sử thành Xương Giang cùng với người bạn thân nhất của mình

Kí ức về cái tên thành Xương Giang lịch sử hiện lên đậm nét trong kí ức của tôi qua những câu chuyện kể của người ông nội đã khuất, qua những bài giảng của thầy cô Cái tên Xương Giang ấy nhắc nhớ về một ngôi thành cổ nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Bắc Giang, cách cầu sông Thương 3 km Xưa kia thành Xương Giang thuộc xã Đông Nham, tổng Thọ Xương Do nằm ở vị trí cuối xã nên thành Xương Giang về phía Đông Bắc giáp xã Tân Dĩnh (huyện Lạng Giang); phía Đông Nam giáp xã Dĩnh Kế (thành phố Bắc Giang), phía Tây là cánh đồng Và và đồng Sân Đu, phía Bắc là làng Thành cùng xã Xương Giang

Dấu tích thành Xương Giang(st)

Trang 2

Theo dòng lịch sử, các tài liệu và thư tịch đã đưa tôi về một thời qua khứ oai hùng của dân tộc đó là khi nhà Minh xâm lược nước ta, chúng lập các sở vệ và cho xây dựng các thành luỹ ở khắp các nơi xung yếu với mục đích phòng thủ Thành Xương Giang cũng được xây dựng trong thời gian này.Năm 1407, nhà Minh thành lập Xương Giang Vệ và đây trở thành trị sở của phủ Lạng Giang, bao gồm các huyện Lạng Giang (Bảo Lộc cũ), Yên Dũng, Yên Thế, Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang, Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn Đây được coi là thành luỹ kiên cố nhất của giặc,

nó án ngữ trên con đường dịch trạm nối Quảng Tây (Trung Quốc) với Đông Quan Đây là ngôi thành khá lớn được xây dựng trên một vùng đất cao mà dưới chân các ngọn đồi thấp là những dòng chi lưu của sông Thương, mang tên sông Cầu Đỏ, sông Cầu Thảo Thành được đắp bằng đất hình chữ nhật Chiều dài nằm theo hướng đông tây đo được 600m, chiều rộng nằm theo hướng bắc nam đo được 450m Diện tích chừng 27 ha (tương đương gần 70 mẫu Bắc bộ) Tường thành đắp bằng đất cao

và dày Bốn góc đắp bốn pháo đài cao hơn mặt thành khoảng 4m Phía ngoài thành

có hào sâu bao bọc Hiện nay còn dấu tích thành mà chân thành phía Đông Bắc vẫn còn rộng đến 25m Mặt thành còn lại có chỗ rộng tới 20m và cao hơn mặt ruộng tới 4m Riêng bờ thành phía Tây hầu như bị san lấp hoàn toàn Dãy hào bao bọc quanh thành hiện đã bị san lấp làm ruộng gần hết Tuy nhiên, dấu vết còn lại vẫn rộng tới 15m và sâu tới 1m Thành gồm bốn cửa trông theo 4 hướng Cửa chính trông về hướng Tây, nay chỉ còn lại cửa phía Đông Ở mỗi cửa có một ruộng tròn, rộng tới hơn 1 sào, sâu đến ngang vai, nhân dân vẫn gọi là "đấu đong quân" Đường thoát nước của thành chảy qua cửa phía Nam và cửa phía Tây

Trang 3

Một đoạn mương nằm trong thành Xương Giang

Trong thành phân chia ra từng khu vực, sở chỉ huy, doanh trại, kho lương, trại giam… Trong khu nội thành hiện nay vẫn còn lại nhiều gò đất cao thấp khác nhau, cao hơn cả là khu "đồi quân (hay Vua) Ngô" nằm hơi chếch về phía Đông Bắc Chu vi chừng 300m thuộc đất của làng Hà Vị (được chia sau khi giải phóng thành) Các kho lương thực vũ khí, trại quân được xây dựng quanh khu "đồi quân Ngô" sát bờ thành phía Bắc Điều này được xác định bởi trong quá trình canh tác, nhân dân địa phương còn đào được khá nhiều thóc gạo cháy thành than, những chân đá tảng lớn, những viên đạn đá các loại với những kích thước to nhỏ khác nhau, đường kính từ 3cm đến 12cm Những hiện vật này đang được Bảo tàng địa phương lưu giữ Đạn đá tìm được nhiều nhất ở góc Đông Bắc và Tây Bắc của thành, nằm lẫn trong đám than tro ngay cạnh chân thành Cùng với những viên đạn

đá còn phát hiện những hòn kê chân cột cũng bằng đá Số lượng hòn kê khá nhiều xếp thành hàng lối, bao gồm nhiều loại to nhỏ khác nhau Những hòn kê làm bằng

đá muối hoặc đá vôi hình hộp chữ nhật có kích thước chiều dài từ 60 cm đến 100

cm, chiều rộng 40 - 50 cm, dày 30 - 40 cm Ngoài ra, trong thành còn khá nhiều hiện vật bằng đất nung như gạch, ngói, sành, sứ…

Trang 4

Gạch để xây thành(st)

Gạch tìm thấy khá nhiều trên mặt thành, trong tường thành và cả ở những lớp đất trong ngoài thành Những viên gạch tìm thấy gồm nhiều loại to nhỏ khác nhau, hình dạng cũng khác nhau, thường có màu đỏ hoặc màu sám Các viên gạch thường không có hoa văn Những viên gạch này thuộc thời Lê, thường tìm thấy ở các di tích Lam Sơn (Thanh Hóa), Chi Lăng (Lạng Sơn) Những viên gạch tìm thấy trong thành Xương Giang chính là của các công trình kiến trúc được xây dựng trong thành

Phế thành Xương Giang(st)

Trang 5

Những dấu tích còn lại đó chỉ là những điều nhỏ bé tôi tìm hiểu và biết được nhưng cũng đủ cho tôi hiểu vì sao thành Xương Giang lại là một di tích lịch sử quan trọng đáng được bảo tồn và tôn tạo Nơi đây trước khi có thành đã là một điểm hội cư lớn từ thời đại Lý - Trần với những dinh thự đã bị phá hủy Ngoài ra, nhiều di vật khác cho thấy ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên và suốt thời gian thống trị nước ta, bọn phong kiến phương Bắc đã chiếm giữ vùng Xương Giang Đến khi quân Minh xâm lược, chúng đã cho xây dựng ngôi thành ngay trên khu phế tích xưa của thời Lý - Trần Và lớp đất cư trú thời Lý - Trần đã được đào xới lên để đắp thành dẫn đến hiện tượng các hiện vật thuộc nhiều thời đại nằm chồng chất lên nhau Mặc dù vậy dấu vết ngôi thành cùng với những di vật được tìm thấy là những chứng tích về một thời kỳ lịch sử oanh liệt: “Thời kỳ vây hãm, hạ thành Xương Giang tiến lên tiêu diệt toàn bộ đạo viện binh của nhà Minh năm 1427 Kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng đất nước đầu thế kỷ XV của dân tộc ta

Về thăm lại thành Xương Giang trong một ngày đẹp trời, tôi đắm mình vào không khí tĩnh lặng của đền Xương Giang, trong cái khói hương thơm nhẹ mêng mang mà các cô chú trong ban quản lý vẫn thắp lên mỗi ngày để thấy lòng mình chợt dâng lên những dòng cảm xúc khó tả Kí ức về trận đánh Xương Giang oai hùng theo dòng lịch sử ùa về trong từng lời, từng chữ mà tôi kể cho bạn mình nghe

Trận Xương Giang là trận đánh giữa quân khởi nghĩa Lam Sơn và quân nhà Minh tại thành Xương Giang năm 1427 Trận đánh kéo dài gần 1 năm và kết thúc bằng thắng lợi của quân Lam Sơn Việc hạ thành Xương Giang giúp quân Lam Sơn

gỡ bỏ được một cứ điểm quan trọng trên đường hành quân từ biên giới Lạng Sơn đến thành Đông Quan của viện binh nhà Minh sắp sang cứu ứng cho đại quân Vương Thông đang bị vây hãm Tháng 8 năm 1426, quân khởi nghĩa Lam Sơn đã làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa trở vào Thuận Hóa Quân Minh tại khu vực này phải co cụm vào cố thủ trong các thành Thủ lĩnh quân Lam Sơn là Lê Lợi sai các tướng chia làm ba đạo tiến quân ra bắc Các cánh quân Lam Sơn liên tiếp thắng trận, làm chủ nhiều vùng đất Bắc Bộ, buộc quân Minh rút vào thành Tháng 10 âm lịch năm 1426, đạo quân của Vương Thông (gồm cả viện binh và quân cũ đóng

ở Giao Chỉ) bị quân khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại một trận lớn ở Tốt Động, Chúc Động Vương Thông phải rút vào cố thủ trong thành Đông Quan Tháng chạp năm 1426 (tức đầu năm 1427), Lê Lợi sai các tướng Lê Sát, Lê Thụ, Nguyễn Lý và

Lê Lãnh mang quân các lộ Khoái Châu, Lạng Giang đi đánh thành Xương Giang Thành này có vị trí rất quan trọng, nằm trên con đường ngàn dặm, có các dịch trạm nối suốt từ Quảng Tây với Đông Quan

Các tướng nhà Minh trấn giữ thành Xương Giang là Kim Dận, Lý Nhậm, Mã Trí, Lưu Nhuận, Lưu Tử Phụ và Cố Phúc Trong đó Lý Nhậm là viên tướng mới đến nhận chức tại đây Các tướng Minh rất chú trọng việc giữ thành làm điểm tựa trên con đường rút lui và cho viện binh tiến sang Thấy Vương Thông bại trận, quân

Trang 6

Lam Sơn mạnh và đông hơn, các tướng Minh rút vào thành phòng giữ Lê Lợi cũng đặc biệt chú trọng tới thành Xương Giang Ông ra lệnh cho các trấn đã nằm dưới quyền kiểm soát của quân Lam Sơn vận chuyển lương thực cung cấp cho lực lượng đánh thành Xương Giang Tháng 2 năm 1427, tướng giữ thành Nghệ An là đô đốc Thái Phúc đầu hàng quân Lam Sơn, nộp thành Lê Lợi sai Thái Phúc đến dưới thành Xương Giang kêu gọi Lý Nhậm đầu hàng Lý Nhậm không chịu, mắng và định lấy súng bắn Thái Phúc Quân Lam Sơn bèn mang Thái Phúc đi Các tướng Lam Sơn bèn tập trung quân đánh thành Trong quân có cả voi, dùng hàng rào rùa đen, xe Lã công, thang mây vây đánh Lý Nhậm và Cố Phúc trong thành cho những người già, phụ nữ và thiếu niên ở lại giữ thành, tự mình mang quân tinh nhuệ mở cửa thành xông ra Quân Lam Sơn hơi lùi, quân Minh bèn tiêu hủy những chiến cụ đánh thành Sau đó quân Minh yếu thế hơn lại phải rút vào thành Quân Lam Sơn đắp lũy bên ngoài, dùng pháo bắn đạn rót vào trong thành Lý Nhậm và Cố Phúc nhân lúc đêm tối lại mang quân ra đánh vào trại quân Lam Sơn Hai bên giằng co không phân thắng bại Lê Sát và Nguyễn Lý lại dùng cách sai quân đào địa đạo, muốn đi ngầm vào thành Lý Nhậm cho đào hào chắn ngang và ném đá xuống, nên những binh sĩ Lam Sơn đột nhập đều tử trận Quân Lam Sơn tấn công suốt sáu tháng Hai bên giao tranh hơn ba mươi trận, quân Minh trong thành chết hơn một nửanhưng quân Lam Sơn vẫn không hạ được thành Tại nhiều thành trì khác bị vây hãm, thành đã bị hạ hoặc quân Minh ra hàng Đến mùa thu năm 1427, viện binh của Minh Tuyên Tông điều động do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy chia làm hai cánh sắp tiến sang Lê Lợi lo lắng, điều thêmTrần Nguyên Hãn (mới được phong Thái úy) mang thêm quân tiếp viện cho Lê Sát và Nguyễn Lý, giục phải đánh hạ gấp thành Xương Giang Được dân địa phương ủng hộ, các tướng Lam Sơn dùng kế khuếch trương lực lượng, dựng thành giả đối diện với thành Xương Giang để quân Minh tưởng lực lượng bên ngoài rất áp đảo Quân Lam Sơn chặt tre

và nứa trong những vùng lân cận và cùng dân hợp sức dựng thành Dân làng Đông Nham dựng thành, còn dân làng Nam Xương vẽ hình gạch xây thành Chỉ qua một đêm, thành dựng xong Hôm sau, quân Minh trong thành nhìn ra xa đã thấy tòa thành dựng xong rất ngạc nhiên, suy giảm tinh thần chiến đấu Trần Nguyên Hãn và Lê Sát đốc quân đánh thành gấp Có lực lượng đông đảo, các tướng chia quân ra bốn mặt, cùng lúc dùng các chiến cụ và khí giới hiện có như hỏa pháo, thang mây, tên lửa, nỏ cứng; lại đào địa đạo lần nữa, cùng lúc đánh từ bốn mặt thành Trong lực lượng đào hào xuyên thành có cả sự tham gia của dân địa phương Trong thành, quân Minh giao tranh liên tục 9 tháng, lực lượng bị mất mát, tướng sĩ mỏi mệt, lương thực không còn đủ dùng Sau một giờ giao tranh, quân Lam Sơn trèo thang mây đánh lên, cuối cùng chiếm được cửa thành Lý Nhậm cố sức đốc suất quân lính ra đánh để chiếm lại cửa thành, bị quân Lam Sơn đánh lui Lý Nhậm lại đốc quân tiến đánh lần nữa nhưng vẫn bị đánh bật lại Ba lần Lý Nhậm tiến ra đều bị quân Lam Sơn đẩy lùi Lúc đó các tướng Lam Sơn ở phía sau dùng voi trận

và huy động thêm quân tiến vào Trước thế mạnh của quân Lam Sơn, Lý Nhậm, Kim Dận và Cố Phúc chống không nổi, đều tự vẫn Viên quan văn là Mã Trí, chỉ

Trang 7

huy Lưu Thuận, tri phủ Lưu Tử Phụ cũng thắt cổ chết Mấy ngàn quân Minh cùng dân không hàng bị giết Chiếm được thành, Lê Lợi hạ lệnh mang ngọc lụa và con gái trong thành thưởng hết cho tướng sĩ Tổng binh Vương Thông ở Đông Quan nghe tin, làm hai bài văn tế các tướng sĩ nhà Minh tử trận tại đây Sử cũ ghi nhận ngày 8 tháng 9 năm Đinh Mùi (1427), thành Xương Giang bị hạ Thời điểm đó, sử Việt ghi nhận cách chỉ 10 ngày trước khi cánh quân cứu viện của Liễu Thăng tiến sang; sử Trung Quốc lại ghi nhận thời điểm thành bị hạ chỉ cách hai ngày Liễu Thăng vào cửa Ải Lưu Biết quân Minh sẽ tiến đến vùng này, Lê Lợi hạ lệnh cho dân các xứ Lạng Giang, Bắc Giang, Tàm Đái, Tuyên Quang, Quy Hóa dời vợ con của quân sĩ đi xa để tránh địch

Hạ được thành Xương Giang, quân Lam Sơn đã chiếm được cứ điểm rất quan trọng trên đường hành quân từ Trung Quốcđến Đông Quan của viện binh nhà Minh tiếp ứng cho Vương Thông Quân Lam Sơn hạ thành sát ngày viện binh tiến sang khiến tin tức không thông Viện binh nhà Minh vẫn tin tưởng thành Xương Giang còn giữ được Vì vậy, ngay cả khi các tướng trụ cột như An Viễn hầu Liễu Thăng, Bảo Định bá Lương Minh và Thượng thư Bộ Binh là Lý Khánh đã chết, các tướng còn lại vẫn cùng Đô đốc Thôi Tụ cùng Thượng thư Bộ Công Hoàng Phúc cố sức chỉ huy quân sĩ chiến đấu, đánh lui nhiều đợt vây hãm và chặn đánh của quân Lam Sơn để tiến từ ải Chi Lăng về phía thành Xương Giang Thôi Tụ và Hoàng Phúc hy vọng nếu vào được thành Xương Giang, cánh quân này có chỗ trú an toàn, tạm tránh được sự uy hiếp của quân Lam Sơn đông đảo và mạnh mẽ để tìm cách liên lạc với Vương Thông ở Đông Quan Nhưng khi đến gần thành, quân Minh mới biết thành đã bị hạ, tướng sĩ đều rất sợ hãi, không dám tiến lên nữa Thôi Tụ buộc phải đóng quân ở ngoài cánh đồng Xương Giang trống trải giữa lúc mưa to gió lớn, kết quả không lâu sau bị quân Lam Sơn vây áp bốn mặt, tổng tấn công tiêu diệt và bắt sống toàn bộ Cuộc tổng tấn công này diễn ra ở cánh đồng ngoài thành Xương Giang Việc hạ thành Xương Giang trước ngày viện binh tiến sang góp phần đẩy nhanh hơn quá trình tiêu diệt cánh quân viện binh của Liễu Thăng, Thôi Tụ, làm tan giã ý chí chiến đấu của cánh quân viện binh của Mộc Thạnh (đi đường Vân Nam)

và ý chí kháng cự của mười vạn quân Minh của Vương Thông ở thành Đông Quan Chiến thắng kịp thời ở Xương Giang góp phần đẩy nhanh thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn Do dân các làng địa phương góp công đánh hạ thành, sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ chia đất trong thành Xương Giang cũ cho năm làng cày cấy không phải nộp thuế gọi là “điền thành” Ruộng này gồm 25 héc ta, được dân địa phương duy trì đến tận năm 1955 Khi tiến hành cải cách ruộng đất, số ruộng trên mới không còn là "công điền" nữa mà xung vào hợp tác xã

Trang 8

Biểu tượng của chiến thắng Xương Giang(st)

Tôi mải mê kể chuyện lịch sử cho bạn mình mà không hề để ý đến xung quanh đã có các cô chú trong ban quản lý khu di tích đứng xung quanh nghe, tôi được khen là hiểu biết lịch sử, tôi chỉ khiêm tốn nói rằng những gì mình biết đâu bằng công sức của bao con người trong lịch sử đã dày công bảo vệ, tôn tạo để thành Xương Giang có được diện mạo khang trang như ngày hôm nay, để nơi đây trở thành chốn tụ hội văn hóa đáng tự hào của thành phố Bắc Giang thân yêu của tôi Tôi dắt tay bạn mình đi qua từng ban thờ trong đền Xương Giang, lòng lại thêm niềm hứng khởi, cô Hoa hướng dẫn viên của khu di tích Xương Giang lại tiếp lời giới thiệu về ngôi đền cho chúng tôi nghe

Các dấu tích và sử sách ghi chép cho thấy Thành Xương Giang nằm trên 1

gò đồi thấp, được đắp bằng đất, có sông nhỏ và các thửa ruộng trũng bao quanh Để xây Thành quân nhà Minh bắt hầu hết người dân từ 16 đến 60 tuổi ở khắp vùng Lạng Giang đều phải đến đây lao dịch, đào hào, khoét đồi lấy đất đắp thành Biết bao dân phu đã phải chôn mình trong quá trình xây dựng Thành hiện lên chất ngất Trước đây Thành Xương Giang có 1 ngôi đền cổ nằm ở phía Tây Bắc trong thành, nhưng cho đến những năm 1970-1980 ngôi đền đã bị đổ nát Sau này người dân địa phương có dựng lại một ngôi đền nhỏ khoảng 6m2 trên nền đất cũ Nhưng hiện nay

do ngôi đền nằm ở vị trí không đắc địa, phải đi qua đường sắt và diện tích ngôi đền nhỏ nên dấu tích không đáng kể Với mục đích tôn thờ, ca ngợi đức cao tổ hoàng đế

Lê Lợi và vinh danh những vị hiền thần đã có công trong chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang Sau nhiều đợt khảo sát và qua nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học địa điểm chiến thắng Thành Xương Giang, UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt quyết định xây dựng ngôi Đền Xương Giang tại địa điểm hiện nay Theo đó, tổng diện tích khu di tích địa điểm chiến thắng Thành Xương Giang là 10 ha Tất cả các hạng

Trang 9

mục công trình tính từ ngoài vào trong theo trục dọc đăng đối, cân xứng, trong khuôn viên cây xanh thoáng mát, đẹp đẽ bao gồm: Cổng tam quan; Nghi môn, bình phong; Tả vu, hữu vu; Lầu chuông, lầu trống; Sân chính; Tòa tiền tế, tòa thiêu hương, Tòa chính cung Ngôi đền tọa Đông Nam hướng Tây Bắc Phía trước ngôi đền là cổng tam quan với ba lối đi chính rồi đến nghi môn và bình phong Nghi môn được xây dựng theo lối tứ trụ kình thiên, uy nghi trầm mặc giữa đất trời Nghi môn được khắc câu đối với dòng chữ quốc ngữ, có lẽ đây chính là điểm đặc biệt của ngôi đền, Bởi lẽ ngôi đền thờ vị vua anh hùng áo vải nên khi thiết kế công trình, các nhà khoa học, sử học đã quyết định tất cả các câu đối trong đền đều được viết bằng chữ quốc ngữ để nhân dân có thể hiểu được Và để phục vụ dân chúng dù người già trẻ, lành lặn hay khiếm khuyết cũng có thể tới thăm đền, Hai bên phải và trái có lối đi dành riêng cho người khuyết tật Phía bên trái sân là tả vu và lầu chuông, phía bên phải sân là hữu vu và lầu trống Qua nghi môn là sân hội lớn lát

đá vuông Nơi ấy tụ nhiều nhân khí, thịnh vượng Người xưa có câu tụ nhân như tụ thủy Đền Xương Giang phía lưng gối đầu vào một gò đồi cao, xa xa là núi ông Trạng làng Kế Như vậy có thể nói Đền Xương Giang có thế cục: đầu gối sơn, chân đạp thủy Tấm bảng tự Đền Xương Giang được giáp hoàn toàn bằng vàng Khi màn đêm buông xuống ba chữ vàng nổi lên trên nền đỏ rực rỡ cả một vùng Lầu chuông, lầu trống là sự thể hiện cho hào khí Xương Giang đời đời bất diệt Tả vu, hữu vu là tượng trưng cho bá quan văn võ về chầu vào các dịp thiết triều Ba tòa đền chính được thiết kế theo hình chữ Vương, tả vu, hữu vu theo lối chữ nhất Lầu chuông, lầu trống theo lối ngoại vi, nội vi, công trình nghi môn theo lối bộ chấm hỏa và hai

hồ nước hai bên tượng trưng cho chữ thủy Vì vậy Đền Xương Giang hội đủ năm hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Tòa Tiền tế Khu vực tòa Tiền Tế là nơi vào các dịp lễ, ngày tế, ngày hội, quan viên ban tế nhà đền là lễ tế các anh hùng nghĩa sĩ của Nghĩa quân Lam Sơn Gian giữa là hương án ban công đồng, nơi thắp hương các vị thổ công, thành hoàng, anh hùng nghĩa sĩ chung cho cả khu vực bản đền Tòa Tiền

tế là công trình kiến trúc kết hợp giữa đá và gỗ hài hòa, ăn khớp với nhau Hệ thống cột hiên được tạo tác bằng đá xanh, trạm khắc rồng mây uốn lượn mềm dẻo mà vẫn

uy nghi Bên trong hai phía hai gian có một con ngựa trắng và trống, một con ngựa hồng và giá chiêng Mỗi dịp tế thần trống và chiêng được dùng làm lễ tế thánh và các anh hùng Nghĩa sĩ Lam Sơn Đền Xương Giang còn lưu giữ những Di vật vô cùng quý giá được lấy về từ đền Lam Kinh - Kinh đô đầu tiên của nhà Lê sau khi thống nhất đất nước lập ra nhà nước Đại Việt, đó là một viên gạch từ thế kỷ XV hiện được đặt trong tòa đền chính Đất long mạch tại đền Lam Kinh được trải dưới nền đất thổ ngôi đền Nước lấy từ giếng ngọc được đổ vào hai giếng mắt rồng đền Xương Giang và chân hương từ đền Lam Kinh thờ vua Lê Lợi Như lời chấp thuận của Đức Cao tổ Hoàng Đế Lê Lợi cho nhân dân tỉnh Bắc Giang được thờ phụng ngài Tất cả kiến trúc tòa Thiêu Hương được làm bằng gỗ lim Hệ thống xà ngang,

xà dọc được chạm khắc hoa văn rồng mây, hoa lá theo phong cách thời Lê, thanh thoát, khỏe khắn Nơi đây có đặt một đỉnh đồng cỡ lớn mang ý nghĩa thần khí linh

Trang 10

thông, tượng trưng cho sự uy nghiêm của nơi thờ tự Vào ngày lễ, nhà đền đốt hương trầm để hương thơm lan tỏa tạo nên không gian linh thiêng, thuần khiết Đỉnh đồng được đặt trên chiếu đá, chiếu đá được chạm hoa văn tinh xảo, phía dưới

có lỗ thông âm dương hòa hợp Mặt trước của Đỉnh Đồng có khắc ba di sản văn hóa của miền đất Bắc Giang: Cây dã hương nghìn năm tuổi ở huyện Lạng Giang, Chùa Vĩnh Nghiêm cổ tự và Mộc bản Kinh phật - di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương Cũng từ nơi này khách hành hương đi theo các hướng

có thể tới thăm những địa danh có các di sản của miền đất Bắc Giang Mặt sau của Đỉnh Đồng khắc lên toàn cảnh Lễ hội Xương Giang ngày hội toàn thắng của quân

và dân Đại Việt sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc Lễ hội Xương Giang là một trong những điểm nhấn quan trọng của quần thể di tích chiến thắng thành Xương Giang Nơi tòa Thiêu Hương chính là ranh giới ấn định địa phận của người trần với địa phận thờ các anh linh anh hùng nghĩa sĩ Người xưa có câu: “ linh hồn người thường tồn tại hàng ngàn năm, nhưng anh linh của các vị anh hùng

có công với đất nước tồn tại hàng vạn năm” Vì vậy cửa chính cung ngày thường không mở, tòa thiêu hương là chỗ dừng chân trước cung cấm Nhưng trong dịp lễ hội đầu xuân, khách dâng hương có thể tự do chiêm bái Đền Xương Giang Tòa Chính cung có ba gian thờ chính Ban thờ Hoàng đế Lê Lợi đặt ở giữa gian Tại ban thờ này là tượng Hoàng đế Lê Lợi đúc bằng đồng ở tư thế ngồi, tượng được đặt trên

bệ đá Tượng Hoàng đế Lê Lợi được đúc theo cơ sở mẫu tượng thờ vua Lê ở nhà Thái Miếu nhà Lê tại thành phố Thanh Hóa Dáng tượng uy nghiêm lẫm liệt của một vị tướng mà vẫn nhân từ đức đạo của một đấng quân vương Tiếp theo là hai gian ban thờ chia hai bên tả, hữu gian giữa Ban thờ thờ 17 vị tướng lĩnh tham gia trực tiếp vào trận đánh Xương Giang năm 1427 và 17 vị tướng không đúc tượng đồng mà lập bài vị để thờ Kế đó là ban thờ tiền quân và hậu quân Nghĩa quân Lam Sơn trong trận quyết chiến năm 1427 Ban thờ này có tính chất công đồng liệt vị, tưởng niệm tri ân các nghĩa sĩ Lam Sơn đã hy sinh vì đất nước Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, Chiến thắng Xương Giang được ghi danh với những chiến công oanh liệt Nơi đây đã diễn ra trận công thành của Nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt hàng vạn quân Minh Thực hiện chủ chương “vây thành diệt viện”, từ cuối năm 1426,nghĩa quân Lam Sơn đã cho vây hãm thành, quyết tâm hạ thành trước khi viện binh của địch kéo sang Nghĩa quân Lam Sơn đã cho đào hầm

từ ngoài vào trong rồi tiến hành nội công ngoại kích Sau hơn chín tháng chiến đấu, thành Xương Giang đã bị hạ Chiến thắng Xương Giang là điển hình của nghệ thuật quân sự “lấy ít thắng nhiều, lấy yếu đánh mạnh” Là biểu tượng của sức mạnh tinh thần và ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam Chiến thắng Xương Giang là niềm

tự hào của quân và dân cả nước, góp phần chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh đối với Đại Việt Mở ra những trang mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước vinh quang của dân tộc ta Cũng từ chiến thắng ấy Vua Lê Lợi lập nên một triều đại mới

Ngày đăng: 29/11/2017, 23:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w