Kết quả thu được như sau: Về phân bón: phân bón lá growmore nồng độ 1‰ và dung dịch lục bình ủ nồng độ 10% có tác dụng cao hơn dung dịch bánh dầu ngâm nồng độ 10% đối với động thái, tốc
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ VÀ GIÁ THỂ
PHỔ BIẾN TRÊN LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis)
Họ và tên sinh viên: VÕ THỊ PHƯƠNG XA Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003 - 2007
Tháng 10/2007
Trang 2THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ VÀ GIÁ THỂ
PHỔ BIẾN TRÊN LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis)
Tác giả
VÕ THỊ PHƯƠNG XA
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học
Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ LÊ VĂN DŨ
Tháng 10 năm 2007
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ
cha mẹ, thầy cô, anh chị, bạn bè
Thành kính tri ân :
Cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ tôi tới ngày hôm nay
Chân thành biết ơn :
Thầy : Thạc sĩ Lê Văn Dũ, bộ môn Nông Hóa Thổ Nhưởng, Khoa Nông Học,
Đại học Nông Lâm TP.HCM
Cô : Kỹ sư Nguyễn Thị Thanh Hương, bộ môn Nông Hóa Thổ Nhưởng, Khoa
Nông Học, Đại học Nông Lâm TP.HCM
Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Chân thành cám ơn :
Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Nông Học
Quý thầy cô Khoa Nông Học đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt thời gian theo học tại trường
Các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài
Đại Học Nông Lâm TP.HCM, 10/2007
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thử nghiệm một số loại phân bón lá và giá thể phổ biến trên
lan Hồ Điệp (Phalaenopsis)” được tiến hành tại thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP Hồ
Chí Minh Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10/04/2007 đến 30/08/2007 Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu lô phụ, 3 lần lặp lại Trong đó, phân bón là yếu tố chính, gồm 3 loại phân: phân bón lá growmore (B1), dung dịch lục bình ủ (B2), dung dịch bánh dầu ngâm (B3) Giá thể là yếu tố phụ, gồm 3 loại giá thể : than + dớn (A1), than + dớn + vỏ đậu phộng (A2), than + dớn + vỏ đậu phộng + xác lục bình ủ (A3), với lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi
Kết quả thu được như sau:
Về phân bón: phân bón lá growmore nồng độ 1‰ và dung dịch lục bình ủ nồng
độ 10% có tác dụng cao hơn dung dịch bánh dầu ngâm nồng độ 10% đối với động thái, tốc độ tăng trưởng diện tích lá và số lá của lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi
Về giá thể : giá thể than + dớn + vỏ đậu phộng + xác lục bình ủ cho tác dụng tốt nhất đối với động thái, tốc độ tăng trưởng diện tích lá và số lá của lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi, kế đến là giá thể than + dớn và thấp nhất là giá thể than + dớn + vỏ đậu phộng
Về tương tác giữa phân bón và giá thể: các nghiệm thức sử dụng giá thể than + dớn và dung dịch lục bình ủ, giá thể than + dớn + vỏ đậu phộng + xác lục bình ủ và phân bón lá growmore cho tác dụng tốt nhất đối với động thái, tốc độ tăng trưởng diện tích lá và số lá của lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi, thấp nhất là hai nghiệm thức sử dụng giá thể than + dớn + vỏ đậu phộng và dung dịch lục bình ủ, giá thể than + dớn + vỏ đậu phộng + xác lục bình ủ và dung dịch lục bình ủ
Về tình hình bệnh hại: xuất hiện chủ yếu hai loại bệnh là bệnh thối nhũn và bệnh đốm lá Trong đó, giá thể than + dớn, dung dịch lục bình ủ 10% , các nghiệm thức sử dụng giá thể than + dớn và dung dịch lục bình ủ, giá thể than + dớn và dung dịch bánh dầu ngâm, giá thể than + dớn + vỏ đậu phộng và dung dịch lục bình ủ có tỷ
lệ chậu bệnh ở mức thấp nhất
Trang 5
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i Cảm tạ ii Tóm tắt iii Mục lục iv Danh sách chữ viết tắt vi
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học 3
2.1.3 Điều kiện ngoại cảnh 5
2.1.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lan trên thế giới và trong nước 6
2.2 Sơ lược về cây lan Hồ Điệp 8
2.2.1 Nguồn gốc và phân loại 8
2.2.2 Đặc điểm thực vật học 9
2.2.3 Điều kiện ngoại cảnh 10
2.2.4 Kỹ thuật trồng lan Hồ Điệp 14
2.2.5 Vị trí của lan Hồ Điệp trên thị trường 15
2.3 Sơ lược về các loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm 16
2.3.2 Các loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm 17
Trang 62.4 Sơ lược về các loại giá thể sử dụng trong thí nghiệm 18
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 20
3.2 Khí hậu, thời tiết của khu vực thí nghiệm 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số tính chất của dung dịch lục bình ủ và dung dịch bánh dầu ngâm 25
4.2 Ảnh hưởng của giá thể, phân bón đến động thái và tốc độ 25
tăng trưởng diện tích lá
4.2.1 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến động thái tăng trưởng diện tích lá 26
4.2.2 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến tốc độ tăng trưởng diện tích lá 30
4.3 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến động thái và tốc độ ra lá 33
4.3.1 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến động thái ra lá 33
4.3.2 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến tốc độ ra lá 36
4.4 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến tình hình bệnh hại 38
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận 40 5.2 Đề nghị 40
PHỤ LỤC
Trang 7DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DDBD: dung dịch bánh dầu
DDLB: dung dịch lục bình
NST: ngày sau trồng
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 : Các yếu tố khí hậu, thời tiết khu vực TP.HCM 20
Bảng 3.2 : Quy trình kỹ thuật tiến hành thí nghiệm 23
Bảng 4.1 : pH và nồng độ một số chất dinh dưỡng trong dung dịch lục bình ủ 25
và dung dịch bánh dầu ngâm
Bảng 4.2 : Động thái tăng trưởng diện tích lá 26
Hình 3: Các nghiệm thức A1B1, A1B2, A1B3 sau 120NST 44
Hình 4: Các nghiệm thức A2B1, A2B2, A2B3 sau 120 NST 44
Hình 5: Các nghiệm thức A3B1, A3B2, A3B3 sau 120 NST 44
Trang 9Trong số đó, lan Hồ Điệp là một loại lan mà chúng ta không thể không nhắc đến Lan Hồ Điệp có những đặc điểm như hoa to đẹp, màu sắc đa dạng phong phú lại lâu tàn Đó là tính chất hơn hẳn của lan Hồ Điệp so với các loài lan khác
Trong những năm gần đây, khi mà cuộc sống của con người được nâng cao thì nhu cầu về mặt tinh thần ngày càng được quan tâm nhiều hơn như các hoạt động vui chơi, giải trí, thưởng thức nghệ thuật…Trong vô số các thú chơi nghệ thuật hiện nay thì thú chơi hoa lan ngày càng nở rộ từ thành thị đến nông thôn Vì vậy mà nhu cầu về hoa lan tăng mạnh
Hiện nay, nước ta không ngừng mở rộng diện tích trồng hoa lan trên khắp các tỉnh thành Bên cạnh đó, nước ta có điều kiện khí hậu khá thích hợp cho nhiều loại lan phát triển Đây là điểm thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng lan, một nghề khá mới mẻ với người nông dân, góp phần đem lại lợi nhuận kinh tế cao Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên thì chúng ta cũng gặp phải khá nhiều khó khăn về các vấn đề như giống chưa đa dạng, sâu bệnh phát triển, chi phí sản xuất còn cao, phân bón…Để giải quyết các vấn đề này, ngoài việc tìm tòi ra nhiều giống mới, xây dựng hệ thống nhà lưới đạt tiêu chuẩn, cải tiến kỹ thuật bón phân, tưới nước…, thì các yếu tố
về phân bón và giá thể cũng cần được xem xét, quan tâm nhiều hơn vì đây là hai yếu
tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa lan Chúng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng hoa lan, giảm chi phí sản xuất, tạo điều kiện cho hoa lan Việt Nam có thể cạnh tranh với hoa lan các nước khác
Trang 10Với mục tiêu đó, đề tài tập trung thử nghiệm các loại phân bón hữu cơ, các giá thể phổ biến trên hoa lan nhằm tìm ra nguồn nguyên liệu mới rẻ tiền, dễ kiếm, dễ chế biến trong điều kiện tự nhiên sẵn có của nước ta, đồng thời vẫn đảm bảo được hiệu quả
về mặt kỹ thuật
Xuất phát từ những vấn đề đã nêu và được sự đồng ý của khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM cùng với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Văn Dũ, tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Thử nghiệm một số loại phân bón lá và giá thể phổ
biến trên lan Hồ Điệp (Phalaenopsis)”
1.2 Mục đích, yêu cầu, giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Sử dụng nguồn phân hữu cơ tại chỗ và giá thể phổ biến trên lan Hồ Điệp nhằm tăng cường sinh trưởng và phát triển cho lan Hồ Điệp, đồng thời giảm bớt chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi sinh trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi trồng trên các giá thể than + dớn, than + dớn + vỏ đậu phộng, than + dớn + vỏ đậu phộng + xác lục bình với các loại phân bón lá growmore, dung dịch lục bình ủ, dung dịch bánh dầu ngâm
Trang 11Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây lan
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Cây lan thuộc:
Trên bề mặt của rễ lan được bao bọc bởi một lớp mô hút dày, ẩm, màu xám bạc, giúp cây hấp thu nước và dinh dưỡng tốt hơn
Trang 12b Thân
Thân cây rất ngắn hoặc kéo dài, mang lá hay không mang lá Theo M.E.Pfitzer (1982) lan có 2 loại thân :
-Thân sinh trưởng hợp trục (Dendrobium, Oncidium, Cattleya…) gồm 1 hệ
thống của nhiều nhánh nằm ngang, bò dài trên giá thể hoặc ẩn sâu trong lòng đất Thân
có thể nhẵn, hoặc có nhiều vẩy che phủ (do lá thoái hóa) và một phần mọc thẳng đứng mang lá
-Thân sinh trưởng đơn trục (Vanda, Phalaenopsis…) sự sinh trưởng của trục chính không giới hạn làm cho thân rất dài theo chiều thẳng đứng (Vanda, Mokara…)
Ngoài ra, có một số loài thân rất ngắn và bị che khuất bởi hệ thống lá
(Phalaenopsis ) Loại thân này có hệ rễ phát triển mạnh
Màu sắc lá : thường có màu xanh đậm, nhưng đôi khi ở một số loài hai mặt lá
có màu khác nhau, mặt trên có khảm thêm nhiều màu sắc sặc sở…
d Hoa
Hoa lan thuộc loại hoa mẫu ba Trong đó, 3 cánh hoa ngoài cùng gọi là 3 lá đài Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 lá đài là 3 cánh hoa, 2 cánh bên thường giống nhau, cánh còn lại nằm phía bên trên hay phía dưới của hoa, cánh này thường có màu sắc và hình dạng đặc biệt khác hẳn 2 cánh kia gọi là cánh môi, cánh môi quyết định phần lớn giá trị thẩm mỹ của hoa lan
Ở giữa hoa là phần trụ hoa, đó là bộ phận sinh dục của hoa Trụ ấy gồm cả phần
Trang 13Thời gian hạt chín : khoảng từ 2 – 18 tháng
2.1.3 Điều kiện ngoại cảnh
a Nhiệt độ
Dựa vào nhiệt độ người ta chia lan thành 3 nhóm
- Nhóm cây ưa nóng, gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới
210C, ban đêm không dưới 18,50C Những loài lan này thường có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
- Nhóm cây ưa nhiệt độ trung bình, gồm những loài lan thích hợp với nhiệt độ ban ngày không dưới 14,50C, ban đêm không dưới 13,50C Chúng xuất xứ từ vùng cận nhiệt đới
- Nhóm cây ưa lạnh, gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không quá
140C, ban đêm không quá 130C Chúng thường xuất xứ ở vùng hàn đới, ôn đới và các khu vực núi cao vùng nhiệt đới
b Ánh sáng
Ánh sáng là điều kiện cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lan
Đây cũng là yếu tố quyết định sự trổ hoa của một số loài lan (Cattleya,
Dendrobium…), nếu thiếu sáng cây sẽ không ra hoa được
Dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng loài mà người ta chia cây lan làm 3 nhóm
- Nhóm cây ưa sáng : đòi hỏi ánh sáng nhiều, khoảng 100% ánh sáng trực tiếp
(Vanda lá hình trụ, Renanthera…)
- Nhóm cây ưa sáng trung bình : đòi hỏi nhu cầu ánh sáng khoảng 50% - 80%
(Cattleya, Dendrobium…)
Trang 14- Nhóm cây ưa sáng yếu : đòi hỏi nhu cầu ánh sáng khoảng 30% (Phalaenopsis,
độ ẩm, lượng nước bốc hơi lớn cây cũng dễ héo, kém phát triển
2.1.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lan trên thế giới và trong nước
a Tình hình thế giới
Thị trường phong lan ngày nay đã trở thành một mặt hàng lớn trên thế giới, thu được nhiều ngoại tệ Một cây lan quý trị giá khoảng 400 đô la, một cành hoa cắt cành trị giá khoảng 2 đô la, một cây lan rừng trị giá khoảng 1 đôla
Trang 15Tại Mỹ: năm 1994 nhập từ Thái Lan 16,4 triệu cành, từ Singapore 289000 cành
lan Dendrobium
Hà Lan là quốc gia duy nhất ở Châu Âu có công nghệ trồng lan xuất khẩu Do
trồng trong nhà kính nên Hà Lan có thể xuất khẩu hoa quanh năm nhất là Cymbidium
Ngược lại, Ý là quốc gia nhập khẩu lan nhiều nhất ở Châu Âu Chủ yếu là từ các nước: Thái Lan 64 triệu cành, Hà Lan 10 triệu cành, Singapore 0,75 triệu cành vào năm 1993
Đức và Pháp là hai quốc gia nhập khẩu lan đứng thứ 2 và thứ 3 Châu Âu
Ở Châu Á, Nhật là quốc gia nhập khẩu đứng đầu thế giới, chủ yếu là lan
Dendrobium, Oncidium, Phalaenopsis, Cymbidium từ Malaysia, Singapore và Thái
Lan Tuy nhiên, Thái Lan vẫn là nước có diện tích trồng lan nhiều nhất vùng Đông Nam Á, với giá trị kim ngạch hàng năm lên đến hàng chục triệu đô la
b Tình hình trong nước
Phong lan là giống cây trồng có đặc điểm sinh trưởng rất phù hợp với điều kiện
tự nhiên và khí hậu của Việt Nam Với khoảng hơn 755 loại lan hiện có cùng rất nhiều giống lan mới được lai tạo từ công nghệ nuôi cấy mô, Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành nước sản xuất lan lớn trong khu vực
Tuy nhiên, một thực tế còn tồn tại hiện nay là mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng để nhập phong lan từ các nước láng giềng để đáp ứng nhu cầu nội địa Trong những tháng đầu năm 2007, mặc dù kim ngạch nhập khẩu lan cắt cành đã giảm đáng kể so với những tháng trước những vẫn ở mức khá cao Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu phong lan cắt cành qua đường chính ngạch của nước ta trong tháng 02/2007 là 26,515 nghìn USD, giảm 20,17% so với tháng 01/2007 nhưng vẫn tăng 51,76% so với tháng 12/2006 Thị trường nhập khẩu lan cắt cành chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan với gần 100% lượng lan cắt cành
Theo thống kê, hiện nhu cầu tiêu thụ hoa lan của Việt Nam là khá cao Chỉ tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 doanh thu từ kinh doanh hoa lan và cây cảnh mới chỉ đạt 200 - 300 tỷ đồng thì đến quý I năm 2006, con số này đã tăng lên mức 400 tỷ đồng Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh hoa lan, cây cảnh cũng tăng từ 264
Trang 16cơ sở năm 2003 lên trên 1000 cơ sở, với lượng phong lan tiêu thụ trung bình mỗi năm lên tới 1 triệu cây
Trên thực tế, tình hình sản xuất phong lan hiện nay ở Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng Qua khảo sát, hiện mới chỉ có một số công ty lớn, trong đó có những công ty nước ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích khoảng 50 - 60 ha/doanh nghiệp Một vài địa phương khác cũng tiến hành trồng phong lan nhưng mới dừng ở quy mô gia đình, trên diện tích từ vài mét vuông đến vài nghìn mét vuông, cá biệt có vài hộ trồng trên 1 - 2 ha chứ chưa có các vùng quy hoạch trồng lan tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại
Mặc dù trong thời gian qua, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cũng đã bước đầu thành công trong việc nuôi cấy mô tạo giống phong lan theo công nghệ được chuyển giao từ Thái Lan Một số địa phương khác như Sa Pa, Phú Yên đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu phương pháp nhân giống, hoàn thiện quy trình sản xuất phong lan Song để phát huy tối đa tiềm năng của ngành phong lan trong nước, đáp ứng nhu cầu nội địa và hướng ra xuất khấu ngành công nghiệp hoa lan của Việt Nam cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề về tạo giống, công nghệ sản xuất, canh tác, công nghệ sau thu hoạch, đóng gói, kiểm dịch và đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng Đó cũng chính là những vấn đề đặt ra cho ngành phong lan nước ta được đề cập trong đề án phát huy tiềm năng xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 do Bộ Thương mại chủ trì đã và đang được triển khai thực hiện
2.2 Sơ lược về cây lan Hồ Điệp
2.2.1 Nguồn gốc và phân loại
a Nguồn gốc
Lan Hồ điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác
định dưới tên là Angraecum album Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidendrum
amabile và 1825, Blume, một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl., và tên đó được dùng cho đến ngày nay Tên có nguồn gốc
từ chữ Hy Lạp: phalaina là con bướm, opsis là giống như Có nghĩa là hoa của chúng giống như con bướm nên gọi là Hồ Điệp
Trang 17Lan Hồ Điệp có nguồn gốc ở Đông Nam Á (bán đảo Malaysia, Indonesia, Philippin), các tỉnh phía đông Ấn Độ và Châu Úc Mọc ở độ cao 200 m – 400 m, khí hậu ẩm, nhiệt độ từ 200C – 300C
b Phân loại
Lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis amabilis, thuộc họ phụ
Vandoideae, tông Vandeae Giống Phalaenopsis gồm 60 giống nguyên chủng, 21 loài
lan phát sinh và hơn 40000 loài lai tạo
2.2.2 Đặc điểm thực vật học
Lan Hồ Điệp là loại cây đơn thân nhưng rất ngắn, có ít lá mọc khít nhau nên không thấy lóng Lá tương đối dày mập, thường rộng ở phần trên hẹp dần ở bên dưới Phát hoa ở nách lá, thòng hay đứng, có thể phân nhánh Hoa nhỏ hay khá to, mỗi hoa bền gần hai tháng, đầu cành hoa vẫn có thể tiếp tục tạo ra hoa theo từng đợt kế tiếp nhau, vì vậy cả cành hoa nở liên tiếp hơn nữa năm Lá đài và cánh hoa gần như nhau, đôi khi cánh hoa hơi lớn hơn, nhưng đáng chú ý là môi Môi gắn vào chân của trụ và không có cựa ở đáy, 3 thùy với phụ bộ hay cục u ở đáy thùy giữa hay thùy bên Một trong những phụ bộ ấy là 2 sợi râu của môi hay 2 phiến nhỏ dựng đứng ở thùy môi Trụ tương đối dài và nhỏ, 2 phấn khối tròn hay hình trứng, vỉ phấn khá dài, rộng ở trên, hẹp ở dưới, gót dẹp Nhiều loài thường cho cây con trên cọng phát hoa Nhiều loài có vân màu trên lá
Lan Hồ Điệp tuy đa dạng về di truyền nhưng chúng đều có những đặc tính chung về cơ quan dinh dưỡng và sinh sản
* Cơ quan dinh dưỡng
Bao gồm các trục đơn thân, tạo ra bởi một đỉnh sinh trưởng hoạt động liên tục,
có hai hàng lá cách nhau bởi những đốt lá ngắn, không có giả hành
Lá hơi mọng nước, hình dạng đơn giản (elip, thuôn dài, ngọn giáo…) có bẹ lá
ôm thân, lá dưới cùng héo rụng thì lá mới mọc lên từ ngọn Một cây có từ 4 – 5 lá hoạt động
Rễ bất định khí sinh được mọc ra từ gốc thân xuyên qua bẹ lá Rễ rất nhiều và phân nhánh Sự phân nhánh này tùy thuộc vào sự sinh trưởng của cây Rễ bám chặt vào giá thể
Trang 18Cây hút nước trong không khí và những khoáng chất từ những cây mà nó bám sống trên đó, màu xanh của rễ cho thấy chúng có hoạt động quang hợp
* Cơ quan sinh sản
Sự xuất hiện của đầu trục phát hoa tạo ra những khe thẳng xuyên ra bao vỏ lá, trục phát hoa bên, đơn giản hay phân nhánh, mang hoa ở 2 bên, hoa đính vào trục nhờ cuống hoa
Trong giai đoạn trổ hoa, sự phát triển của cơ quan dinh dưỡng có phần chậm lại nhưng nếu cây được tưới nước và dinh dưỡng đầy đủ thì cây vẫn sinh trưởng tốt
2.2.3 Điều kiện ngoại cảnh
a Nhiệt độ
Lan Hồ Điệp là cây ưa mát, nhiệt độ lý tưởng tối thiểu từ 220C – 250C vào ban ngày và 180C vào ban đêm Tuy nhiên Hồ Điệp là loài lan chịu nóng hơn đa số các loài lan khác, do đó nó có thể tăng trưởng khá tốt ở bất cứ nơi nào có nhiệt độ cao hơn tối
đa 350C vào ban ngày và 250C vào ban đêm Điều lưu ý là nhiệt độ tối thiểu của ngày
và đêm là các giới hạn quan trọng của lan Hồ Điệp Theo nghiên cứu của De Vries
(1953), cây Phalaenopsis schilleriana ở Indonesia chỉ trổ hoa khi nhiệt độ ban đêm
xuống dưới 210C Theo kết quả báo cáo của bà Trần Thanh Vân (1974), 2 loài
Phalaenopsis amabilis và P schilleriana dưới một năm tuổi trổ hoa trong khí hậu dài
với điều kiện nhiệt độ 230C vào ban ngày và 170C vào ban đêm
và thường xuyên trong suốt năm
Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý, Hồ Điệp tuy cần ẩm độ cao nhưng chúng vẫn rất sợ úng, nhất là vào ban đêm Vì rất dễ tạo điều kiện cho bệnh thối rữa phát triển
Do đó, khi tưới nên đảm bảo cây khô ráo khi trời tối
Trang 19c Ánh sáng
Hồ Điệp là loại lan có biên độ biến thiên khá rộng về ánh sáng, khoảng 800 –
1500 F.C (foot candles), ánh sáng hữu hiệu là 30% Vì thế với giàn che có độ che sáng 70% là thích hợp Đây là loài lan duy nhất chịu được ánh sáng yếu, nhưng thực tế nhu cầu ánh sáng của chúng cao hơn nhiều, vì thế không nên đặt lan Hồ Điệp vào chỗ quá râm mát Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và trổ hoa Hồ Điệp với một bộ
lá màu xanh đậm chưa phải là một cây lý tưởng cho việc ra hoa, hơn nữa cây trồng trong điều kiện này có khả năng kháng bệnh kém Cây lan được đặt nơi có ánh sáng khuyếch tán vừa phải với bộ lá màu xanh có ánh nhẹ màu vàng là tốt nhất
d Độ thông thoáng
So với các loài lan khác, sự thông gió ở lan Hồ Điệp là tối cần thiết Đây cũng
là yếu tố có liên hệ đến các bệnh thối rữa thường gặp ở loài lan này Sự thông thoáng càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới Tuy nhiên, sự thông gió quá mạnh dễ làm cho cây mất nước và chuồn lá Gió với tốc độ 10 – 15 km/h tương đương với cấp số 3 và 4 của Beaufort là tốt nhất
e Một số sâu bệnh phổ biến ở lan Hồ Điệp
A.Sâu hại
1 Rệp son: là loại rệp có vỏ màu nâu Loài rệp này thường bám vào lá để hút nhựa và thải ra chất độc làm hại cây Do đó phải phòng trừ thường xuyên để hạn chế khả năng sinh sản của chúng ( loài này sinh sản rất nhanh và gây hại lớn cho vườn lan) Phòng trừ bằng cách tiêu diệt bằng tay hoặc dùng các thuốc như regent, lannate, supracide theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì, phun 1 tuần 1 lần cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn
2 Bọ trĩ: thường xuất hiện trong các giá thể có cấu tạo bằng xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: bánh dầu, phân bò có thể dùng các loại thuốc như bassa nồng độ 20 ml/8 lít, confidor nên phun ngừa thường xuyên 2 lần/ tháng
3 Ốc sên: thường phá hoại ăn hết các rễ non và tiết ra những chất làm thối các chồi mới mọc Cần rải thuốc diệt sên nhớt vào những khi có thời tiết quá ẩm
Trang 204 Nhện đỏ: là loại côn trùng rất nhỏ, không dài hơn ½ mm, dưới kính lúp quan sát có dạng như con rệp, có 8 chân, thường có màu vàng lúc non rồi chuyển thành màu
đỏ khi trưởng thành, nó thường chui trong bẹ lá của cây, nằm kín ở phần gốc lá, gây hại làm lá héo và rụng Xuất hiện nhiều vào mùa khô, ít hơn vào mùa mưa Nhện đỏ sinh sôi và phát triển rất nhanh, khi phát hiện phải diệt trừ ngay nếu không cây sẽ ngừng phát triển Phải dùng thuốc thường xuyên và liên tục để diệt cả trưởng thành và trứng, các thuốc thường dùng là: commite, nissorun, polytrin dùng theo liều lượng khuyến cáo và xịt thường vào lúc 8 - 9 giờ sáng khi có nắng thì hiệu quả tiêu diệt cao
B Bệnh do nấm:
1 Bệnh thối đen: Thường gặp vào mùa mưa ở những vườn có độ ẩm cao hoặc tưới nước quá nhiều Bệnh này thường gây thiệt hại nghiêm trọng Cây thường chết nhiều và nhanh chóng, nhất là đối với cây con
Triệu chứng : bệnh thường xuất hiện ở gốc, rễ rồi lan dần lên thân cây Ban đầu phát sinh ở chồi non làm chồi thối thành màu nâu, khi cầm vào thì rời khỏi thân dễ dàng, mềm nhũn và đầy nước
Nguyên nhân: do nấm Collectotrichum sp và Phytophthora sp nhưng phần lớn
là do nấm Phytophthora sp gây ra Việc bón phân hoà tan không hết khi tưới cho cây
sẽ làm cây bầm ngọn và làm nấm bệnh dễ gây hại Ngoài ra trong mùa mưa, nếu tưới phân có hàm lượng đạm cao cũng là nguyên nhân gây bệnh
Phòng trừ : ở cây con thường dễ bị bệnh hơn, nên tách cây bị bệnh ra riêng và
sử dụng thuốc ngừa cho những cây còn lại bằng cách phun hay nhúng cả cây vào dung dịch thuốc nấm Ở cây lớn thì cắt bỏ phần bị thối, nếu thối đọt thì rút bỏ đọt và phun thuốc nấm vào Các thuốc diệt nấm có thể sử dụng là: kasumin, topsinM, cuzateM8, score, super tilt theo nồng độ khuyến cáo của thuốc
2 Bệnh đốm vòng :
Triệu chứng : lá có chấm tròn màu nâu đỏ, nâu cháy rồi lan rộng ra thành nhiều vòng tròn đồng tâm, sau cùng sẽ khô cháy Dấu vết to nhỏ tuỳ theo từng loại lan và tuỳ theo từng môi trường mà nấm phát triển, nếu mưa nhiều thì lá sẽ bị thối ngay
Nguyên nhân : do nấm Glocosporium sp và Collectotrichum sp gây ra
Trang 21Phòng trừ: bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa nên phải phòng ngừa trước, thường xử lý bằng cách cắt bỏ lá bị bệnh và phun các loại thuốc như : mancozep, dithal, vicaben theo nồng độ khuyến cáo
C.Bệnh do vi khuẩn:
1 Bệnh thối mềm:
Triệu chứng: Từ một chấm nhỏ bắt nguồn từ một dấu bầm trên ngọn lá do giọt nước mưa quá mạnh gây ra rồi lan nhanh thành màu nâu như bị phỏng nước sôi, chỉ cần sờ tay vào một tí đã thấy dính tay, sau đó sẽ thối hết cả chồi
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây nên, thường gặp những
vườn có độ ẩm cao, chăm sóc không đầy đủ và phát triển mạnh vào mùa mưa Thường
vi khuẩn này làm hại cây do các vết thương hoặc do sâu bọ cắn, bệnh này lây lan rất mạnh, cây có thể chết sau 2 - 3 ngày nhiễm bệnh
Phòng trừ: Cắt phần bị thối rồi đem cả cây ngâm vào dung dịch kasumin 5 g/lít
trong vòng 10 phút hoặc dùng agrimycin hay dung dịch 1gam thuốc tím pha trong 10 lít nước Ngưng tưới nước 2 - 3 ngày sau khi phun thuốc Trong trường hợp bị bệnh nặng, nên lấy cây ra khỏi chậu rồi ngâm vào nước thuốc trên, sau đó chuyển sang trồng vào chậu mới Giá đựng chậu lan bị bệnh dùng dung dịch foocmol tỉ lệ 1: 50 pha với nước và lau sạch Sau đó cần phun xịt lại để vườn lan hoàn toàn hết bệnh
2 Bệnh thối nâu:
Triệu chứng: Xuất hiện những chấm màu xanh đậm trên lá, tròn, lan rộng rất nhanh Tế bào ở nơi đó biến thành màu nâu hay đen, mềm nhũn và chứa đầy nước Nếu để lâu các vết bệnh này sẽ lan ra cả cây rất nhanh
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Phytomonas gây ra cộng với sự tổn thương cơ học
trong mùa mưa
Phòng trừ: Hạn chế các nguyên nhân gây tổn thương cơ học cho cây trong mùa
mưa, giữ cho vườn lan không bị quá ẩm Dùng kháng sinh trong nông nghiệp như agrimycin phun cho cả vườn và ngưng tưới nước 2 - 3 ngày Có thể dùng 1gam streptomycin + 2 viên tetracylin 500 hoà tan vào 1,5 lít nước để trị bệnh cho cây Có thể dùng theo cách trị bệnh như bệnh thối mềm ở trên
Trang 222.2.4 Kỹ thuật trồng lan Hồ Điệp
Hiện nay phong trào trồng lan đang phát triển mạnh vì đây là một nghề đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao Tuy nhiên, cây lan Hồ Điệp rất khó tính, đòi hỏi một số yêu cầu sinh thái khắt khe, người trồng phải hiểu biết và kỹ thuật cao mới có thể thành công được
Điều kiện để trồng Hồ Điệp thành công: lan Hồ Điệp là cây rất khó tính do đó khâu đầu tiên là phải chuẩn bị nhà trồng để có thể khống chế được các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong Tuy nhiên để có được nhà phù hợp cho sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa đúng thời vụ cần rất nhiều điều kiện do đó cần phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị tăng nhiệt, thiết bị giảm nhiệt, thiết bị điều chỉnh ánh sáng
Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có
khả năng giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn đã được xử
lý an toàn nấm bệnh
Chuẩn bị chậu: Yêu cầu của chậu trồng lan Hồ Điệp phải là chậu không sâu,
nhỏ, màu trắng và trong suốt thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5 cm, sau 4 - 6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12 cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3 cm Sau giai đoạn trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18 cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12 cm
Kỹ thuật trồng cây vào chậu: Khi mua cây giống về trồng cần chú ý đến các cỡ
của cây được phân cấp như sau: 2 lá cách nhau lớn hơn 5 cm gọi là cỡ đặc cấp được trồng vào chậu có đường kính 7 cm Nếu chiều dài 2 lá cách nhau từ 3 đến 5cm là cỡ cấp 1 trồng vào chậu đường kính 5 cm Nếu 2 lá cách nhau 1,2 - 3 cm gọi là cỡ cấp 2 thì trồng vào các khay ươm cây con
Chăm sóc: Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 230C, không được thấp hơn 200C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích hợp Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau: Mùa hè giảm bớt từ 80% - 90% lượng ánh sáng bình thường, mùa đông từ 60% - 70% Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK với tỷ lệ
30 -10 -10 pha với nồng độ 30 - 40 mg/1 lít nước để phun cách 7 - 10 ngày/lần
Thay chậu lần thứ nhất: Sau khi trồng được từ 4 - 6 tháng, lúc này khoảng cách
Trang 23bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ Dưới đáy chậu nên lót 1 - 2 miếng xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng Lan Hồ Điệp sinh trưởng chậm, phải mất tới 40 ngày trong điều kiện chăm sóc tốt mới mọc thêm 1 lá hoàn chỉnh Khi cây có trên 4 lá mới
có khả năng phân hoá mầm hoa Để chăm sóc cho cây sau khi thay chậu lần 1, phải phun dung dịch diệt khuẩn Trong từ 3 - 5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn phải giữ ẩm cho cây cũng như môi trường xung quanh Sau khoảng 10 ngày tưới nước trở lại kết hợp bón phân Lượng phân bón là đạm, lân, kali theo tỷ lệ 30 - 10 - 10 nồng
độ 40 mg/1lít nước Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như komix
Thay chậu lần 2: Lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng được xác
định khi cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18 cm Lúc này cây được từ 16 - 20 tháng, đường kính chậu chuyển sang phải đạt 12 cm Cách thay chậu lần này tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng dao, kéo sắc cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại Chú ý trong giai đoạn này chế độ che sáng như sau: Ánh sáng mùa hè giảm từ 60% - 70%, mùa đông giảm 40% - 50%, nhiệt độ từ 200C - 280C, độ ẩm từ 70% - 85% Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 từ 5 - 6 tháng cây có từ 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 180C - 250C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 80C - 100C Lan Hồ Điệp có hoa liên tục do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn Nếu nhiệt độ trên 250C thì không thể phân hoá hoa và dưới 150C thì không ra nụ, ra hoa Khi thấy cây lan nhú hoa tưới phân NPK 6 - 30 - 30 pha nồng độ 2 g/lít nước, thời gian phun 7 - 10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn Ngoài ra, để cho hoa được bền lâu, khoảng 1 - 2 tháng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 200C -
250C, ánh sáng che bớt 70% Đặc biệt khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ làm hoa bị úng hoặc cháy Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30 - 10 - 10 để dưỡng cây
2.2.5 Vị trí của lan Hồ Điệp trên thị trường
Trên thị trường hoa lan hiện nay thì Hồ Điệp nổi bật hơn cả vì hoa đa dạng, màu sắc phong phú lại lâu tàn, trung bình hoa có thể giữ tươi 3 – 4 tháng (Broy, 1982)
Trang 24Trục phát hoa dài, đường kính hoa lớn mang nhiều hoa to, nên trang trí rất đẹp
và có thể cắt cành xuất khẩu Hồ Điệp có giá trị xuất khẩu cao hơn một số giống lan khác, nếu biết dùng một số biện pháp kỹ thuật canh tác thúc đẩy việc ra hoa sớm thì rất
có lợi trong kinh doanh
Hồ Điệp không chỉ phổ biến ở Nam Mĩ, trong những năm gần đây, Hồ Điệp trở thành loại hoa trồng chậu có giá trị nhất trong ngành công nghiệp trồng hoa ở Hà Lan Chúng còn là những món quà xa xỉ ở các nước Châu Á đặc biệt là Nhật Bản
Ngày nay, hoa lan cắm chậu đã trở nên khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới Người ta có thể thấy Hồ Điệp ở mọi nơi, trên truyền hình, trong nhà, trong vườn, tạp chí thậm chí nơi làm việc Chứng tỏ, càng ngày con người càng nhận thức được tầm quan trọng của những chậu hoa trong cuộc sống thường nhật của mình Lan Hồ Điệp là một loài lan có độ bền bông cao trong điều kiện thích hợp, cũng là một loài cây rất thích hợp để trồng trong nhà, dễ ra hoa Hồ Điệp rất được ưa chuộng và được trồng ở nhiều nơi Trước đây, Hồ Điệp có giá khá cao, nên được xem là một loại hàng hoá cao cấp trên thị trường Trong 20 năm trở lại đây, công nghệ hiện đại và các nghiên cứu đã giúp cho loại sản phẩm này trở nên phổ biến với người tiêu dùng, đặc biệt là trong các ngày lễ Thêm vào đó, công nghệ lai giống và gieo hạt ngày càng tạo nên nhiều chủng loại giống mới, nổi bật về màu hoa, kích thước hoa… Điều này làm cho người tiêu dùng rất thích thú với thú chơi lan và tạo nên những cơn sốt hoa lan trên thị trường thế giới
2.3 Sơ lược về các loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm
2.3.1 Vài nét về phân bón lá
a Khái niệm
Phân bón lá là loại phân cung cấp các hợp chất dinh dưỡng, gồm các nguyên tố
đa lượng, trung lượng, vi lượng được hòa tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thu qua lá hoặc ngấm vào đất để cây hấp thu qua rễ
Trang 25b Ưu điểm và nhược điểm của phân bón lá
* Ưu điểm
- Cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng ngay trong vài giờ sau khi phun và còn
có thể hấp thu vài ngày sau (Weinbaun, 1985)
- Tránh được cấc yếu tố bất lợi khi cung cấp dinh dưỡng qua đất (Weinbau, 1985; Embleton và John, 1974)
- Một lần phun có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây
- Giảm công vận chuyển, công bón phân và phun thuốc
- Tốc độ thấm sâu vào lá giảm khi kích thước phân tử của các chất hoà tan gia tăng (Cutler và ctv, 1982; Mefalene và Berry, 1973)
- Dưỡng chất và những chất cung cấp qua lá có thể không chuyển vị đến những mục tiêu ở xa như rễ và các cơ quan sinh trưởng mới sinh sản sau khi phun thuốc (Kanvan, 1980; Numan và Prinz, 1975)
- Dung dịch phun bám dính vào những nơi không đúng mục đích gây thiệt hại
- Tính thấm của biểu bì lá có thể thay đổi theo tuổi lá, môi trường, giống Vì vậy, mà gây trở ngại cho việc dự đoán tốc độ, số lượng hấp thu các chất hoà tan được phun ra (Leece, 1976; Flore và Backer, 1979)
2.3.2 Các loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm
a Phân bón lá Growmore 30 – 10 – 10
Sản phẩm của Hoa Kỳ, ở dạng bột, thành phần gồm 30% N, 10% P2O5, 10%
K2O và 6 nguyên tố vi lượng kép gồm: B (0,02%), Cu (0,05%), Fe (0,1%), Mn (0,05%), Mo (0,0005%), Zn (0,05%) Giúp tăng sức sống của cây, giúp đâm chồi, đẻ nhánh nhiều, bộ lá cây xanh và quang hợp mạnh Gia tăng sức đề kháng của cây,
Trang 26chống hạn, bệnh, sự khủng hoảng lúc cây sinh sản và sau khi thu hoạch Chuyên dùng trên cây ăn trái, các loại rau cải, bông hoa, cây cảnh
b Phân bánh dầu ngâm
Là xác của hạt đậu phộng được giữ lại sau khi đã ép dầu Loại phân này có tỷ lệ đạm khá cao, có thể ngâm bánh dầu vào nước,do quá trình phân giải, phân sẽ tạo nên một mùi rất thối Sau một thời gian ủ, phân đã hết mùi, lúc ấy dùng bánh dầu ngâm pha loãng để tưới, lan sẽ phát triển rất tốt
c Dung dịch lục bình ủ
Nguyên liệu là cây lục bình Cây lục bình là cây sống lan tràn, mạnh mẻ khắp các ao hồ của nước ta Toàn bộ gốc, thân, rễ, lá của lục bình được ủ để làm phân bón hữu cơ thay cho phân hoá học, năng suất cây trồng được nâng cao, môi trường ít bị ô nhiễm, chi phí đầu vào thấp, hạ giá thành sản phẩm, giúp có thêm nhiều nguồn rau quả sạch
2.4 Sơ lược về các loại giá thể sử dụng trong thí nghiệm
a Dớn
Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ, là loại cây mọc nhiều ở vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt Dớn được chọn vì không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt Tuy nhiên, nếu chất trồng toàn dớn thì không có độ thoáng
Có 2 loại dớn
- Dớn sợi: là loại dớn già hoá mộc
- Dớn vụn: là phần còn lại của cây sau khi đã lấy loại dớn sợi Loại dớn vụn là những phần non của thân cây, loại này được dùng trồng lan rất tốt ở vùng lạnh vì độ hút ẩm cao, thiếu thoáng khí, nên nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài Do đó, dớn tạo một độ ẩm nhất định thuận lợi cho sự phát triển của rễ Trái lại do điều kiện sinh thái ở thành phố có khác, nên tuyệt đối không nên dùng dớn vụn, vì nhiệt độ cao và ẩm
độ thấp, nên phải tưới nước nhiều, dớn vụn bị bít dễ làm thối rễ lan Ngoài ra, điều kiện nóng ẩm rất thuận lợi cho một số loại côn trùng và nấm bệnh chọn dớn làm mục
Trang 27b Than gỗ
Được dùng với mục đích giữ ẩm Than là một chất trồng tốt nhất không có mầm bệnh, không bị mục và có khả năng giữ nước Vì thế than sẽ hấp thu dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải ra dần qua sức hút rất mạnh của rễ lan
Trang 28Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành từ 10/04/2007 đến 30/08/2007, tại thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh
3.2 Khí hậu, thời tiết của khu vực thí nghiệm
Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu, thời tiết khu vực TP HCM
Tháng
Nhiệt độ trung bình Lượng mưa
Ẩm độ không khí Số giờ nắng
Lượng nước bốc hơi
(Nguồn : Viện khí tượng thuỷ văn Trung Ương, trạm Tân Sơn Nhất)
Qua số liệu khí tượng thuỷ văn của bảng 3.1 ta thấy điều kiện khí hậu thời tiết trong giai đoạn tiến hành thí nghiệm khá phù hợp cho lan Hồ Điệp phát triển Tuy nhiên, vào tháng 7 lượng mưa cao, ẩm độ không khí cao làm cây dễ phát sinh nhiều bệnh hơn, nhất là bệnh thối nhũn lá
Trang 293.3 Vật liệu thí nghiệm
Giống cây: lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi
Giá thể: than, dớn, vỏ đậu phộng, xác lục bình đã ủ
Phân bón:
Phân bón lá growmore 30 – 10 – 10
Trong thí nghiệm này ta sử dụng nồng độ 1‰ (1gam/1lít), liều lượng phun 1 lít/72 chậu, phun định kì 7 ngày/lần Phun đều trên lá, thân cây và quanh gốc Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa
Dung dịch lục bình ủ
Cách thức ủ: dùng thân, lá, rễ của lục bình băm nhỏ, ủ với chế phẩm Adaptogel hiệu BAEM trong thùng kín, thời gian ủ 3 tháng Sử dụng dung dịch trong hỗn hợp ủ
đó làm thí nghiệm phun lên lan
Cách dùng và liều lượng: pha dung dịch lục bình ủ với nước, ở nồng độ 10%, liều lượng 1 lít/72 chậu, phun đều trên lá, thân cây và quanh gốc Phun định kì 7 ngày/ lần Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa
Dung dịch bánh dầu ngâm
Cách thức ngâm: dùng bã đậu phộng ép khô ngâm với nước kết hợp với chế phẩm Adaptogel hiệu BAEM, thời gian ủ 15 ngày Sau đó, khi hết mùi thối, lọc lấy phần nước trong này tưới cho lan
Cách dùng và liều lượng: pha dung dịch bánh dầu ngâm với nước, ở nồng độ 10%, liều lượng 1 lít/72 chậu, phun đều trên lá, thân cây và quanh gốc Phun định kì 7 ngày/ lần Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa
Các vật liệu khác: chậu gạch đường kính 12 cm, nhà lưới, bình phun xịt, thước, nước tưới, ống đong
Trang 30A2: Than + dớn + vỏ đậu phộng
A3: Than + dớn + vỏ đậu phộng + xác lục bình
* Yếu tố chính (B: phân bón) được bố trí ngẫu nhiên trên lô phụ
B1: Phân bón lá growmore
B2: Dung dịch lục bình ủ
B3: Dung dịch bánh dầu ngâm
Mỗi ô thí nghiệm gồm 8 chậu (đường kính chậu là 12 cm) Số ô thí nghiệm là
27 ô, số chậu dùng trong thí nghiệm là 216 chậu Kích thước mỗi ô khoảng 0,5 m2,
A1 A2 A3 B1 B3 B1 B2 B1 B3 B3 B2 B2
A2 A1 A3 B3 B1 B2 B2 B3 B1 B1 B2 B3
A3 A2 A1 B2 B1 B3 B1 B2 B1 B3 B3 B2
Trang 31kính 12 cm Đánh số kí hiệu cho chậu
Gỡ bỏ dớn củ bao quanh rễ
mới vào chậu Tưới Nước + 1‰ chế
phẩm BAEM + 1%
dung dịch lục bình
Phun ngay sau khi mới vào chậu, đặt trong mát
0 – 15
Tưới Nước Buổi sáng
Nước + 1‰ chế phẩm BAEM + 1%
dung dịch lục bình
Buổi chiều
15
Cho thêm giá thể vào chậu Cho theo nghiệm
thức Phun phân Phun theo nghiệm
Tưới nước Tưới sáng, chiều
Trang 323.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
a.Các chỉ tiêu theo dõi
- Phân tích hàm lượng dinh dưỡng của dung dịch lục bình ủ và xác bánh dầu ngâm Gồm:
pH H2O, pH KCl sử dụng pH kế
% N theo phương pháp Kjeldhal
N dễ tiêu theo phương pháp Nessler
% P2O5 theo phương pháp Truog Meyer
P2O5 dễ tiêu theo phương pháp Bray N0 - 1
K2O dễ tiêu, % K2O tổng số theo phương pháp quang phổ kế ngọn lửa
Ca2+ , Mg2+ theo phương pháp Complexon – Trilion B
- Chỉ tiêu nông học
Theo dõi tổng diện tích lá trưởng thành, tổng số lá trong từng giai đoạn
- Tình hình sâu bệnh
b Phương pháp theo dõi
- Theo dõi 2 chậu/1 ô thí nghiệm Thời gian theo dõi 2 tuần/ lần
- Cách đo lá: chiều dài lá (đo từ cổ lá đến chóp lá), chiều rộng lá (đo chiều rộng lớn nhất trên bề mặt lá)
- Tính diện tích lá bằng phương trình tương quan tuyến tính y = ax + b Cụ thể: Diện tích lá = (dài lá*rộng lá*0,701373) – 2,7617
Ghi chú: phương trình tương quan được trình bày chi tiết ở phần phụ lục 3
3.4.4 Phương pháp xử lý:
Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel và xử lý thống kê bằng phần mềm MSTATC
Trang 33Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số tính chất của dung dịch lục bình ủ và dung dịch bánh dầu ngâm
Bảng 4.1: pH và nồng độ một số chất dinh dưỡng trong dung dịch lục bình ủ và dung
dịch bánh dầu ngâm (ppm)
DDLB ủ 7,2 374 20,3 238,4 10,5 17,8 52,5 14,5 44,5 DDBD ngâm 6,3 1371 1774,5 386,5 20,5 52,3 15,7 451,5 48,3
(Phân tích tại phòng thí nghiệm Nông Hoá Thổ Nhưỡng, khoa Nông Học, trường
ĐHNL TP.HCM)
Từ bảng 4.1 ta có nhận xét sau:
-Về pH: dung dịch lục bình ủ có pH trung tính rất thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nói chung và cây lan nói riêng Dung dịch bánh dầu ngâm có pH ở mức acid nhẹ, nhưng nhìn chung vẫn ở ngưỡng thích hợp cho cây phát triển
-Về hàm lượng các chất dinh dưỡng: dung dịch bánh dầu ngâm có hàm lượng
các chất dinh dưỡng cao hơn hẳn so với dung dịch lục bình ủ
4.2 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến động thái và tốc độ tăng trưởng diện tích lá
Diện tích lá phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của cây lan Thật vậy, khi tổng diện tích lá trên cây cao thì khả năng quang hợp, khả năng hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây sẽ được tăng cường, góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng
Trang 344.2.1 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến động thái tăng trưởng diện tích lá
Bảng 4.2 : Động thái tăng trưởng diện tích lá (cm2 lá/cây) NST Phân bón Giá thể A1 A2 A3 TB yếu tố phân bón
0
B1 B2 B3
TB yếu tố giá thể
29,223 ns35,337 ns35,120 ns33,227 ns
30,260ns30,377 ns26,317 ns28,984 ns
36,373ns34,750 ns36,403 ns35,842 ns
31,952 ns33,488 ns32,613 ns
30
B1 B2 B3
TB yếu tố giá thể
43,847 ns56,317 ns42,123 ns
47,429 ns
46,007 ns43,840 ns39,223 ns
43,023 ns
48,180 ns51,130 ns51,597 ns
TB yếu tố giá thể
57,090 ns67,970 ns63,683 ns62,914 ns
57,263 ns55,070 ns50,703 ns54,346 ns
67,693 ns60,477 ns64,040 ns64,070 ns
60,682 ns61,172 ns59,476 ns
90
B1 B2 B3
TB yếu tố giá thể
81,400 ns93,577 ns71,667 ns82,214 ns
70,357 ns59,720 ns54,080 ns61,386 ns
95,027 ns75,563 ns71,887 ns80,826 ns
82,261 a 76,287 ab65,878 b
120
B1 B2 B3
TB yếu tố giá thể
97,633 bc119,157ab
77,793 cde
98,194 ns
82,293 cd65,467 de
57,717 e
68,492 ns
121,240 a86,217 cd
83,603 cd
97,020 ns
100,389 a 90,280 ab
* Về ảnh hưởng của yếu tố giá thể:
Trong suốt quá trình thí nghiệm động thái tăng trưởng diện tích lá giữa các giá thể có sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó:
Giai đoạn từ 0 – 60 NST, giá thể than + dớn + vỏ đậu phộng + xác lục bình ủ (A3) có tổng diện tích lá cao nhất, biến động từ 35,842 cm2 lá/cây (0 NST) lên 64,070
cm2 lá/cây (60 NST), thấp nhất là giá thể than + dớn + vỏ đậu phộng (A2) có tổng diện
Trang 35Giai đoạn từ 90 – 120 NST, giá thể than + dớn (A1) có tổng diện tích lá cao nhất biến động từ 82,214 cm2 lá/cây (90 NST) lên 98,194 cm2 lá/cây (120 NST), thấp nhất là giá thể than + dớn + vỏ đậu phộng (A2) có tổng diện tích lá chỉ biến động từ 61,386 cm2 lá/cây (90 NST) lên 68,492 cm2 lá/cây
Như vậy, qua thời gian thí nghiệm chúng ta thấy, trong giai đoạn đầu (0 – 60 NST), tổng diện tích lá/cây của giá thể than + dớn+ vỏ đậu phộng + xác lục bình ủ (A3) cao nhất, nhưng đến các giai đoạn sau (90 – 120 NST) thì tổng diện tích lá/cây của giá thể than + dớn (A1) lại cao hơn và thấp nhất trong suốt quá trình thí nghiệm là tổng diện tích lá/cây của giá thể than + dớn + vỏ đậu phộng (A2)
* Về ảnh hưởng của yếu tố phân bón:
Giai đoạn 0 NST, tổng diện tích lá/cây giữa các loại phân bón có sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó, tổng diện tích lá/cây của dung dịch lục bình ủ (B2) cao nhất đạt 33,488 cm2 lá/cây, thấp nhất là tổng diện tích lá/cây của phân bón lá growmore chỉ đạt 31,952 cm2 lá/cây
Giai đoạn từ 30 – 60 NST, tổng diện tích lá/cây giữa các loại phân bón có sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê Trong giai đoạn này, tổng diện tích lá/cây của dung dịch lục bình ủ (B2) cao nhất, biến động từ 50,429 cm2 lá/cây (30 NST) lên 61,172 cm2 lá/cây (60 NST), thấp nhất là tổng diện tích lá/cây của dung dịch bánh dầu ngâm (B3) chỉ đạt 44,314 cm2 lá/cây (30 NST) lên 59,476 cm2 lá/cây (60 NST)
Giai đoạn 90 – 120 NST, tổng diện tích lá/cây giữa các loại phân bón có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó, tổng diện tích lá/cây của phân bón lá growmore (B1) biến động từ 82,261cm2 lá/cây(90 NST) lên 100,389 cm2 lá/cây (120 NST) và dung dịch lục bình ủ (B2) biến động từ 76,287cm2 lá/cây (90 NST) lên 90,280
cm2 lá/cây(120 NST) cao hơn có ý nghĩa so với tổng diện tích lá/cây của dung dịch bánh dầu ngâm (B3) chỉ biến động từ 65,878 cm2 lá/cây (90 NST) lên 73,038 cm2 lá/cây (120 NST)
Như vậy, kết quả cho thấy dung dịch lục bình ủ (B2) trong giai đoạn đầu (0 –
60 NST) có tác dụng tốt đến động thái tăng trưởng diện tích lá/cây, có tổng diện tích lá/cây luôn ở mức cao nhất Nhưng đến các giai đoạn sau (90 –120 NST) thì phân bón
lá growmore (B1) lại vượt trội hơn so với dung dịch lục bình ủ (B2), còn dung dịch