1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ SẢN XUẤT TẠI CHỖ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis)

82 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 824,69 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ SẢN XUẤT TẠI CHỖ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis) Họ và tên sinh viên : ĐỖ VĂN CHÁNH Ngành : NÔNG HỌC Niên khóa :20032007 Tháng 102007 i THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ SẢN XUẤT TẠI CHỖ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis) Tác giả ĐỖ VĂN CHÁNH Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư nông nghiệp ngành Nông học Giáo viên hướng dẫn Th.S LÊ VĂN DŨ Tháng 10 năm 2007 ii LỜI CẢM TẠ Xin thành kính khắc ghi công ơn trời biển của các đấng sinh thành dưỡng dục đã suốt đời tận tụy vì con để con có được ngày hôm nay. Cũng xin được nhớ mãi Thạc sĩ Lê Văn Dũ, người thầy đã tận tình dìu dắt và chỉ dạy tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn: Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Ban Chủ Nhiệm khoa Nông Học đã tạo môi trường học tập thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường. Quý thầy cô trong khoa Nông Học cùng quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong 4 năm học vừa qua. Cô Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong công việc tại phòng phân tích của Bộ môn Nông hóa – Thổ nhưỡng. Các anh chị khoa Nông Học, cùng các bạn trong lớp Nông Học 29 đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Những người bạn thân thiết luôn gửi lời thăm hỏi, chia sẻ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tp. HCM, tháng 10 năm 2007. Sinh viên Đỗ Văn Chánh iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Thử nghiệm một số loại phân bón hữu cơ sản xuất tại chỗ đến sự sinh trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp (Phalaenopsis)” được tiến hành tại Thị trấn Củ Chi – Huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ ngày 1042007 đến ngày 1592007. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 2 yếu tố, 3 lần lặp lại. Trong đó, yếu tố phân bón gốc gồm có 3 loại: NPK chậm tan (A1), xác lục bình ủ (A2), hỗn hợp NPK chậm tan và xác lục bình ủ (A3); yếu tố phân bón lá gồm có 3 loại phân: phân bón lá Growmore (B1), dung dịch lục bình ủ (B2), dung dịch bánh dầu ngâm (B3); trên lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi. Kết quả thu được như sau: Về sinh trưởng: Dùng phân bón gốc là xác lục bình ủ cho kết quả tương tự so với các loại phân bón gốc hóa học trong thí nghiệm. Hiệu quả của phân bón lá Growmore 1‰ là cao nhất và khác biệt so với dung dịch lục bình 10%. Ảnh hưởng của tương tác giữa các loại phân bón gốc với các loại phân bón lá lên sinh trưởng của lan Hồ Điệp khác nhau không nhiều. Trong đó, nghiệm thức A1B1 (phân bón gốc NPK chậm tan + phân bón lá Growmore 1‰) có phần vượt trội hơn cả.. Về sâu bệnh hại: Bệnh hại chủ yếu tập trung ở các nghiệm thức được xử lý bởi phân bón lá Growmore 1‰ và dung dịch bánh dầu 10%, trong đó có bệnh thối nâu và bệnh thối mềm là hai bệnh nguy hiểm nhất của lan Hồ Điệp. Còn ở các nghiệm thức được xử lý bởi dung dịch lục bình, cây lan có sức đề kháng rất tốt, tỷ lệ cây bị sâu bệnh không đáng kể. MỤC LỤC iv Trang Trang tựa .................................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii Tóm tắt ..................................................................................................................... iii Mục lục ..................................................................................................................... iv Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... vii Danh sách các hình ................................................................................................. viii Danh sách các bảng .................................................................................................. ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2 Mục đích và yêu cầu ........................................................................................... 2 1.2.1 Mục đích .......................................................................................................... 2 1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................ 3 1.2.3 Giới hạn đề tài ................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1 Vài nét về cây hoa phong lan ............................................................................. 4 2.2 Tổng quan về cây lan Hồ Điệp ........................................................................... 5 2.2.1 Nguồn gốc và phân bố ..................................................................................... 5 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ......................................................................... 5 2.2.3 Các thách thức trong quá trình phát triển của ngành hoa lan Việt Nam .......... 7 2.2.4 Đặc điểm thực vật học ..................................................................................... 8 2.2.5 Một số giống lan Hồ Điệp hiện có ở Việt Nam .............................................. 10 2.2.6 Điều kiện ngoại cảnh ...................................................................................... 10 2.2.7 Kỹ thuật trồng lan Hồ Điệp ............................................................................ 12 2.3 Phân bón cho cây lan Hồ Điệp .......................................................................... 15 2.3.1 Dinh dưỡng cho lan ........................................................................................ 15 2.3.2 Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây ............................................................ 16 2.3.3 Bón phân qua lá .............................................................................................. 17 2.3.3.1 Ưu điểm của bón phân qua lá ....................................................................... 17 2.3.3.2 Nhược điểm của bón phân qua lá ................................................................ 18 v 2.3.3.3 Cách tưới phân bón lá cho cây lan .............................................................. 18 2.3.4 Sơ lược về một số loại phân bón được dùng trong thí nghiệm ...................... 19 2.3.4.1 Các loại phân bón lá vô cơ .......................................................................... 19 2.3.4.2 Các loại phân bón lá hữu cơ ........................................................................ 19 2.3.4.3 Phân bón gốc dùng trong thí nghiệm ........................................................... 22 2.3.5 Sơ lược về chế phẩm BAEM .......................................................................... 22 CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................... 23 3.1 Thời gian và địa điểm ........................................................................................ 23 3.1.1 Thời gian ......................................................................................................... 23 3.1.2 Địa điểm ......................................................................................................... 23 3.2 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................ 23 3.3 Phương pháp thí nghiệm .................................................................................... 24 3.3.1 Kiểu thí nghiệm .............................................................................................. 24 3.3.2 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 24 3.3.3 Quy trình kỹ thuật ........................................................................................... 25 3.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 27 3.3.4.1 Chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................... 27 3.3.4.2 Phương pháp theo dõi .................................................................................. 27 3.3.4.3 Xử lý số liệu ................................................................................................ 27 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 28 4.1 Điều kiện khí hậu ............................................................................................... 28 4.2 Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng chứa trong các dung dịch phân bón lá hữu cơ sản xuất tại chỗ ........................................................................ 29 4.3 Một số tính chất ban đầu của lan Hồ Điệp trước khi tiến hành thí nghiệm ................................................................................................ 30 4.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái và tốc độ ra lá của lan Hồ Điệp ..................................................................................... 31 4.4.1 Động thái ra lá ................................................................................................ 31 4.4.2 Tốc độ ra lá ..................................................................................................... 34 4.5 Ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái và vi tốc độ tăng trưởng tổng diện tích lá của lan Hồ Điệp............................................... 37 4.5.1 Động thái tăng trưởng tổng diện tích lá .......................................................... 37 4.5.2 Tốc độ tăng trưởng tổng diện tích lá .............................................................. 41 4.6 Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tốc độ ra rễ của lan Hồ Điệp ................ 45 4. 7 Tình hình sâu bệnh hại ..................................................................................... 49 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 51 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 51 5.2 Đề nghị .............................................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 53 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 56 DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vii BD: Bánh dầu. BPQL: Bón phân qua lá. DD: Dung dịch. CV: Coefficient of variation. LB: Lục bình. LLL: Lần lặp lặp. NST: Ngày sau trồng. NT: Nghiệm thức. PBG: Phân bón gốc. PBL: Phân bón lá. TB A: Trung bình A. TB B: Trung bình B. TĐTTDTL: Tốc độ tăng trưởng diện tích lá. TĐRL: Tốc độ ra lá. TĐRR: Tốc độ ra rễ. DANH SÁCH CÁC HÌNH viii Hình Trang Hình 6.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm ....................................................................... 55 Hình 6.2: Lan Hồ Điệp 15 NST ............................................................................... 55 Hình 6.3: Lan Hồ Điệp 45 NST ............................................................................... 55 Hình 6.4: Lan Hồ Điệp 75 NST ............................................................................... 55 Hình 6.5: Lan Hồ Điệp 105 NST ............................................................................. 56 Hình 6.6: Lan Hồ Điệp 135 NST ............................................................................. 56 Hình 6.7: Bệnh thối mềm do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra .......................... 56 Hình 6.8: Sâu róm Euproctis sp. ăn lá ...................................................................... 56 DANH SÁCH CÁC BẢNG ix Bảng Trang Bảng 2.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên khoảng thời gian nở hoa của lan Hồ Điệp ........................................................................................... 11 Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng từ phân lục bình ủ ............................................ 21 Bảng 2.3: Thành phần các chất dinh dưỡng có trong xác lục bình ủ ...................... 22 Bảng 4.1: Điều kiện khí hậu, thời tiết tại huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh từ tháng 42007 đến tháng 72007 ........................................................................... 28 Bảng 4.2: pH và nồng độ các chất dinh dưỡng có trong các loại phân bón lá hữu cơ sản xuất tại chỗ ........................................................................ 29 Bảng 4.3: Số rễ, số lá và tổng diện tích lá của lan Hồ Điệp tại thời điểm vô chậu ............................................................................................... 30 Bảng 4.4: Động thái ra lá của lan Hồ Điệp (lácây) ................................................ 32 Bảng 4.5: Tốc độ ra lá của lan Hồ Điệp (lácây30 ngày) ....................................... 34 Bảng 4.6: Tốc độ ra lá của lan Hồ Điệp (lácây120 ngày) ..................................... 36 Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng tổng diện tích lá của lan Hồ Điệp (cm2 lácây) .................................................................................... 38 Bảng 4.8: Tốc độ tăng trưởng tổng diện tích lá của lan Hồ Điệp (cm2 lácây30 ngày) ............................................................................ 41 Bảng 4.9: Tốc độ ra rễ non của lan Hồ Điệp (rễcây30 ngày) ................................ 46 Bảng 4.10: Sâu bệnh hại trên lan Hồ Điệp (%) ....................................................... 49 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Thưởng thức lan là một trong những thú vui tao nhã đã có từ ngàn xưa. Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người, hoa lan được người Á châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa. Với vẻ đẹp quyến rũ mang nét quý phái, thanh lịch và hương thơm tao nhã, hoa lan đã làm “say lòng” biết bao người. Trồng và chăm sóc những giò lan cũng như thưởng thức những giá trị thẩm mỹ của nó là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với những ai trót đã “nặng tình” với loại hoa này. Đa dạng về chủng loại, tinh tế từ dáng cây đến ngọn lá, độc đáo cả cấu trúc lẫn sắc màu, hòa quyện với hương thơm thoảng nhẹ đượm mùi “vương giả”, là những điều kiện giúp hoa lan trở nên nổi bật và ngày càng thu hút sự quan tâm của những người yêu hoa. Trong đó, Hồ Điệp là loại lan có kiểu dáng tao nhã, hoa to, đẹp, phong phú về màu sắc (nhất là các giống lai), lại lâu tàn và thích nghi được với điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam. Đó là những tính chất hơn hẳn của lan Hồ Điệp so với các loài lan khác. Hiện nay, loại lan này không chỉ dừng lại ở giá trị thẩm mỹ mà còn được thương mại hóa để trở thành một ngành kinh tế có giá trị, thu được nhiều ngoại tệ. Ở nước ta, chơi lan cũng là một mốt thời thượng và phong trào này ngày càng lan rộng. Với điều kiện khí hậu khá thuận lợi, Việt Nam rất có triển vọng trong việc trồng và kinh doanh xuất khẩu lan. Giá trị kinh tế do hoa lan đem lại có thể cải thiện một cách đáng kể đời sống của người nông dân. Thực tế hiện nay, một số địa phương đã gia tăng diện tích và quy mô sản xuất phong lan. Tuy nhiên, việc phát triển này còn gặp nhiều trở ngại như: giống, phân bón, sâu bệnh, chi phí sản xuất,…. nên số lượng và chất lượng hoa còn kém, chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Do đó, việc giảm chi phí sản xuất nhưng tăng đáng kể về số lượng và chất lượng của 2 cây lan là nhu cầu bức thiết cho người trồng lan hiện nay nói chung và người trồng lan Hồ Điệp nói riêng. Trong các điều kể trên thì phân bón cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, chất lượng hoa, và chi phí sản xuất. Hiện nay, đa số nhà vườn đều sử dụng phổ biến phân hóa học để làm nguồn dinh dưỡng cung cấp chủ yếu cho lan. Điều này sẽ phần nào dẫn đến những nguy cơ sau: cây lan dễ bị ngộ độc nếu sử dụng phân vô cơ thiếu hợp lý, sinh trưởng phát triển của cây không cân đối làm chất lượng hoa kém phẩm chất và mau tàn, đồng thời làm giảm khả năng chống chịu của cây trước những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh cũng như trước sự tấn công của nấm bệnh. Vả lại, các loại phân bón hóa học cho cây lan giá cả còn cao trên thị trường trong khi vốn đầu tư của người nông dân còn nhiều hạn chế. Vì thế, việc tìm tòi ra những loại phân hữu cơ sử dụng cho phong lan mà có thể sản xuất được một cách dễ dàng từ những nguồn nguyên liệu rẻ tiền và có sẵn tại chỗ là một việc làm cần thiết. Trên tất cả cơ sở đó, được sự phân công của khoa Nông học trực thuộc trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của Th.S Lê Văn Dũ, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thử nghiệm một số loại phân bón hữu cơ sản xuất tại chỗ đến sự sinh trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp (Phalaenopsis)”. 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích Thử nghiệm một số loại phân bón hữu cơ sản xuất tại chỗ trên lan Hồ Điệp nhằm tăng cường sinh trưởng, phát triển và phẩm chất của cây lan, đồng thời giảm bớt chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2.2 Yêu cầu Xác định hàm lượng dinh dưỡng có trong các loại phân bón lá hữu cơ được ngâm ủ tại chỗ (dung dịch lục bình và dung dịch xác bánh dầu ủ). Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp. Tìm hểu sự tương quan giữa các loại phân bón gốc và các loại phân bón lá ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lan Hồ Điệp. 3 1.2.3 Giới hạn đề tài Thời gian thực hiện đề tài ngắn trong khi thời gian sinh trưởng phát triển của lan Hồ Điệp khá dài, nên chưa nguyên cứu được sự ảnh hưởng của các loại phân bón lên toàn bộ đời sống của cây lan về lâu về dài. Kinh phí thực hiện đề tài hạn chế, điều kiện và thiết bị làm việc còn thiếu nên đề tài còn nhiều khiếm khuyết. Chỉ sử dụng vài loại phân: Phân bón gốc (NPK chậm tan, xác lục bình ủ) và phân bón lá (growmore, dung dịch lục bình, dung dịch bánh dầu). Chỉ sử dụng cây lan lấy từ nguồn lan nuôi cấy mô đã được 6 tháng tuổi. Trong thời gian thực hiện đề tài, có vài giai đoạn trời mưa nhiều làm ảnh hưởng đến tác dụng của phân bón (nhất là phân bón gốc vì phân bón lá có thể phun vào thời điểm tránh mưa trong ngày). Kinh nghiệm trồng trọt còn hạn chế; kiến thức cũng có hạn trong việc tổng hợp tài liệu, xử lý số liệu và đánh giá kết quả. 4 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Vài nét về cây phong lan Tên khoa học: Orchid sp. Ngành: Angiospermatophyta (Hiển hoa bí tử) Lớp: Monocotyledonae (Đơn tử diệp) Bộ: Orchidales Họ: Orchidaceae Họ phong lan là họ lớn nhất trong lớp một lá mầm, phân bố từ 680 vĩ bắc đến 560 vĩ nam, tức là từ gần cực bắc như Thụy Điển, Alaska xuống tận các đảo cuối cùng ở cực nam của Australia, tập trung chủ yếu ở hai vùng nhiệt đới là châu Mỹ và các nước Đông Nam Á với 250 chi và 6800 loài. Đến nay người ta biết được 750 chi với khoảng 25000 loài nhỏ trong tự nhiên và đã bổ sung thêm vào danh sách 75000 loài lan thông qua quá trình chọn lọc và lai tạo. (Saprorhx – Teahultum, 1953; Camphell, 1964). Mỗi loài lan có một cách phân bố và phát triển rất riêng biệt cho kiểu dáng và kích cỡ khác nhau rất nhiều, đặc trưng cho từng loài. Sự khác biệt đó không chỉ vì xuất xứ từ các lục địa khác nhau mà còn có khi ở ngay trong một vùng địa lý vài kilomet vuông. Các giống phong lan được trồng phổ biến trên thế giới: Cattaleya (Cát lan hoặc Cát lệ lan), Dendrobium (Đăng lan), Phalaenopsis (Hồ Điệp), Oncidium (Vũ nữ), Vanda (Vân lan), Arachnis (Lan Bò cạp), Cymbidium (Địa lan), Rhynchostylis, Paphiopedilum (Lan hài), … 5 2.2 Tổng quan về lan Hồ Điệp 2.2.1 Nguồn gốc và phân bố Tên khoa học: Phalaenopsis sp. Họ (family): Orchidaceae Họ phụ (subfamily): Vandoideae Tông (tribus): Vandeae Giống (genus): Phalaenopsis (Rasmussen, 1985). Lan Hồ Điệp được biết đến vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidendrum amabile và 1825, Blume, một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl., và tên đó được dùng cho đến ngày nay. Tên này có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp, Phalaina nghĩa là con bướm (Điệp), còn Opsis là giống như, tựa như (Hồ), hợp từ lại nghĩa là loài hoa giống tựa con bướm. Lan Hồ Điệp có chừng 60 giống nguyên chủng, 21 loài phát sinh và hiện nay có trên 40000 loài lai tạo. Loại lan này phân bố từ dãy Hymalaya đến suốt châu Á và sang cả Úc châu. Việt Nam có chừng 7 8 giống, trong đó có khoảng 56 loài Hồ điệp thuần, bao gồm Phalaenopsis gibbosa Sweet, Phalaenopsis mannii Rchob.f, Phalaenopsis braceana (Hook.f), Phalaenopsis lobbii (Rchob.f), Phalaenopsis fuscata Rchob.f... Hầu hết đều có hoa nhỏ nhưng màu sắc sặc sỡ và hương thơm độc đáo. Cây có thể mọc ở xứ nhiệt đới và đồi núi cao 2000 mét nên vừa chịu được khí hậu ẩm nóng, vừa chịu được khí hậu mát mẻ, nhiệt độ từ 25 350C. 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Trên thị trường hoa lan hiện nay, Hồ Điệp là nổi bật hơn cả vì hoa đa dạng, màu sắc phong phú, lâu tàn, trung bình một hoa có thể giữa tươi 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, cây lan hồ điệp rất khó tính, đòi hỏi một số yêu cầu sinh thái khắt khe, người trồng phải hiểu biết và có kỹ thuật cao mới có thể thành công được. Nhắc đến Hồ Điệp là nhắc đến Đài Loan, một quốc gia có kỹ thuật trồng lan hàng đầu thế giới với khả năng trồng Hồ Điệp cắt cành, điều khiển ra hoa, … và bộ sưu tập giống cực kỳ đồ sộ. Kỹ thuật điều khiển ra hoa Hồ Điệp hiện là bí quyết công 6 nghệ của người Đài Loan. Chỉ với phương pháp điều khiển nhiệt độ, họ có thể kích thích Hồ Điệp tạo phát hoa với hiệu quả gần như tuyệt đối. Ở Tây phương, người ta cho rằng Hồ Điệp là loài lan thông dụng và dễ trồng nhất cho những người mới bắt đầu chơi lan vì chúng tăng trưởng gọn chắc, dễ ra hoa, mùa hoa kéo dài, nhiều màu sắc, chịu đựng cao với ánh sáng yếu. Với vẻ đẹp tuyệt vời, chúng là phần thưởng cho những người trồng lan kinh nghiệm. Người Việt Nam thì ngược lại, dù là nhà vườn có nhiều năm kinh nghiệm đều quan niệm rằng đây là giống khó trồng nhất trong họ lan. Phải nhận thấy rằng, ở phương Tây, người ta trồng lan trong nhà kính, các điều kiện môi trường sống của cây là tương đối lý tưởng. Quê hương của lan Hồ điệp là các nước của vùng Đông Nam Á. Rừng Việt Nam không có loài Phalaenopsis amabilis mà chỉ có 5 loài Hồ Điệp tương tự như đã nói ở trên, nhưng không thấy chúng được trồng phổ biến. Căn cứ vào đó, ta có thể kết luận rằng, điều kiện khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp. (Nguyễn Công Nghiệp, 2006). Tuy nhiên, trong khi nước láng giềng là Thái Lan và Đài Loan đã rất thành công trong ngành công nghiệp hoa lan của họ thì người Việt Nam vẫn chỉ làm kinh tế với hoa lan một cách thụ động. Nghĩa là họ chỉ chờ hoa nở, nếu như gần dịp lễ thì trúng, còn nếu trong những ngày bình thường mà hoa nở quá nhiều thì không thể bán kịp. Đặc biệt là đối với lan Hồ Điệp, một loại lan có giá trị thương mại cao, nhưng lại rất khó trồng và kiểm soát. Ở nước ta, lan Hồ Điệp không trồng được tại các vùng lạnh như Đà Lạt song với đặc tính vừa chịu khí hậu nóng ẩm lại vừa chịu khí hậu mát nên điều kiện tự nhiên của Di Linh được xem là địa điểm lí tưởng để nuôi trồng lan Hồ Điệp. Tại đây toàn bộ lan Hồ Điệp đều nuôi trồng trong nhà kính bằng nguồn giống cấy mô và được trang bị lưới che, hệ thống quạt gió… để chủ động điều chỉnh lượng ánh sáng và nhiệt độ thích hợp trong từng giai đoạn tăng trưởng, phát triển cụ thể của cây. Một trong những địa chỉ chuyên nuôi trồng lan Hồ Điệp với qui mô lớn, chuyên nghiệp và đã khá thành công với loài hoa này là Trang trại Rinsun Cty TNHH Hoa Lan Lâm Thăng với 10.000 m2 diện tích nuôi trồng, hiện tại trang trại cung cấp bình quân 400.000 chậu lan Hồ điệp mỗi năm. Ngoài tiêu thụ trong nước, lan Hồ Điệp của đơn vị còn được xuất sang Mỹ, Nhật, Châu Âu và các nước Đông Nam Á. 7 Như vậy, nuôi trồng lan Hồ Điệp không quá khó như chúng ta vẫn nghĩ. Loài hoa này vẫn có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên nhiều vùng canh tác khác nhau của nước ta. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bất cứ ai, bất cứ nơi nào cũng có thể thuần dưỡng thành công loài hoa này, bởi trên thực tế lan Hồ Điệp vẫn là loài phong lan khó thích nghi và phức tạp trong chăm sóc, nuôi trồng so với những loài phong lan khác đã và đang được trồng đại trà ở nước ta như Mokara, Dendrobium…Vì thế, để có thể trồng thành công lan Hồ Điệp, người trồng cần phải có sự đam mê, chịu khó nghiên cứu, kiên trì thử nghiệm, đồng thời phải biết học hỏi, am hiểu đặc tính sinh học cũng như nhu cầu, kĩ thuật cơ bản để có thể chăm sóc lan Hồ điệp phù hợp, đúng cách. 2.2.3 Các thách thức trong quá trình phát triển của ngành hoa lan Việt Nam Hiện nay, hoa lan Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, song ngành công nghiệp hoa lan vẫn còn non trẻ, đằng sau các cơ hội là những thách thức, cụ thể là: Sản xuất lai tạo giống lan trong nước bằng phương pháp nuôi cấy mô chưa có đột phá mới. Phần lớn các phòng cấy mô chỉ cấy chuyền các giống nhập từ nước ngoài ở dạng chồiphôi, do đó ngành kinh doanh lan Việt Nam luôn bị động và có xu hướng nhập khẩu là chính. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng còn cao nên việc mở rộng diện tích trồng lan cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức tín dụng. Chưa có công nghệ sản xuất tiên tiến để có thể canh tác hoa lan ổn định, không theo mùa vụ, giúp bình ổn giá hoa trên thị trường ... Công nghệ sau thu hoạch và kỹ thuật đóng gói phù hợp chưa sẵn sàng. Chi phí lao động có kỹ thuật tăng cao. Một số dịch vụ tại các cảng xuất hàng còn yếu kém như chưa có kho mát tại sân bay. Các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu hoa trong khi Việt Nam chưa có hệ thống và biện pháp kiểm tra hoa nhập khẩu từ các nước khác. Hệ thống thông tin, tiếp thị hầu như chưa có nên rất khó khăn trong việc hoạch định sản xuất theo nhu cầu thị trường. Công nghiệp hoa lan chưa được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền. (Nguồn: ) 8 2.2.4 Đặc điểm thực vật học a. Rễ Rễ khí sinh bất định được mọc ra từ gốc thân xuyên qua bẹ lá. Rễ rất nhiều và phân nhánh. Sự phân nhánh này tùy thuộc vào sự sinh trưởng của cây. Hệ rễ lan càng phát triển thì khả năng gạn lọc và hấp thu các muối khoáng, các chất dinh dưỡng trong nước mưa hay sương mai càng cao. Phần rễ được tiếp xúc với ánh sáng thì có màu xanh và quang hợp được. Trên bề mặt rễ lan có một kết cấu rất đặc biệt: chất nhung tơ (Vélamen) thường có màu trắng có lúc như phớt ni có lúc óng ánh như xà cừ. Nhờ nó, nước được hút nhanh nhất và nhiều nhất qua rễ lan. Khi rễ tiếp xúc với vỏ cây hay giá thể, cũng nhờ có kết cấu này hình thành một lớp chất kết dính để cố định cây lan thật vững chắc trên giá thể hay giá đỡ. Trạng thái của bộ rễ cũng thể hiện trạng thái cây lan có phát triển tốt hay không. Nếu không còn lớp vỏ nhung tơ nữa thì chứng tỏ cây lan già yếu. Nếu điều đó xảy ra khi cây lan chưa già cỗi thì chứng tỏ cây đã có những sự chịu đựng quá đáng, có thể là: tưới quá nhiều; bón phân không thích hợp; sự phân hủy của giá thể. b. Lá Lá to, dày, hơi mọng nước, nhiều hình dạng (elip, thuôn dài, ngọn giáo, …), có bẹ lá ôm thân, mọc sát vào nhau, kích thước và màu sắc thay đổi theo loài. Lá dưới cùng héo rụng thì lá mới mọc lên từ ngọn. Một cây có từ 4 – 5 lá hoạt động. Lan Hồ Điệp sinh trưởng chậm, phải mất tới 40 ngày trong điều kiện chăm sóc tốt mới mọc thêm một lá hoàn chỉnh. Cây phải có trên 4 lá thì mới có khả năng phân hóa mầm hoa. Việc quan sát hàng ngày mọi biểu hiện của lá cây đối với người nuôi trồng , có ý nghĩa quan trọng hàng đầu vì tình trạng sinh trưởng của cây lan được biểu hiện qua sự biến đổi của lá. Thường thì khi cây dư ánh sáng thì lá sẽ biến đổi qua màu vàng, thiếu ánh sáng thì biểu hiện màu xanh nhợt nhạt. Tình trạng dinh dưỡng của cây thì ít được biểu hiện qua lá, rất khó nhận biết, một phần là do nhu cầu về dinh dưỡng của cây lan không nhiều. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến vấn đề sâu bệnh hại lá, để có thể lường trước mọi biểu hiện gây thiệt hại đến bộ lá. 9 c. Thân Cây đơn thân nhưng rất ngắn, bao gồm các trục đơn thân, tạo ra bởi một đỉnh sinh trưởng hoạt động liên tục, có hai hàng lá cách nhau bởi những đốt lá ngắn, không có giả hành. d. Hoa Hoa nhỏ hay khá to, phát hoa dài, mọc từ nách lá, thẳng đứng, nằm ngang hoặc thỏng xuống. Chùm hoa nở từng cái, 3 đài to tròn, 2 cánh xòe rộng kín, lá đài và cánh hoa gần như nhau. Màu sắc hoa có nhiều loại: trắng, đỏ, vàng , sọc, đốm… tùy thuộc vào giống. Môi hoa cong dẹp có hai râu dài nên cả đóa hoa trông giống như con bướm. Môi gắn vào chân trụ và có cựa ở đáy. Trụ có hình bán nguyệt, tương đối dài và nhỏ; 2 phần khối u lên có hình tròn hay hình trứng; vỉ phấn khá dài, rộng ở trên, hẹp ở dưới và chứa đầy phấn hoa. Hai hàng hoa xếp đều đặn 2 bên cành, khẽ đong đưa như đàn bướm xinh xắn đang chập chờn bay lượn. Thời kỳ nở hoa thay đổi tùy theo loài, thường nở trong vài tháng nên được cho là loài hoa nở khá lâu. Trong quá trình trổ hoa, sự phát triển của cơ quan dinh dưỡng có phần chậm lại nhưng nếu được tưới nước và dinh dưỡng đầy đủ thì cây vẫn sinh trưởng tốt. e. Quả và hạt Sau khi thụ phấn, bầu noãn phình lên tạo thành quả. Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc. Quả lan chứa rất nhiều hạt li ti. Trọng lượng toàn bộ hạt trong một quả chỉ bằng 11000 đến 110 miligam. Hạt chỉ cấu tạo bởi một lớp chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 – 18 tháng và được phát tán nhờ gió. Những hạt giống không chứa các chất dinh dưỡng, để nảy mầm được, cần có nấm cộng sinh (địa y) hỗ trợ các chất cần thiết, đặc biệt là ở đầu các giai đoạn phát triển. 10 2.2.5 Một số giống lan Hồ Điệp hiện có ở Việt Nam Phalaenopsis amabilis, Phalaenopsis cornuservi, Phalaenopsis fuscata, Phalaenopsis gibbosa, Phalaenopsis lobbii, Phalaenopsis manii, Phalaenopsis parishii, Phalaenopsis petelotii. Trong đó, Phalaenopsis amabilis là giống được trồng phổ biến nhất. 2.2.6 Điều kiện ngoại cảnh a. Ánh sáng Hồ Điệp thích ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trong quá trình phát triển của lan Hồ Điệp vào khoảng 5001500 foot candles (1 fc = 10,8 lux), thuộc loại tương đối cao so với đa số các loài lan khác. Dù vậy cây không chịu được ánh sáng trực tiếp. Ánh sáng hữu hiệu cho loài này ở 30%. Vì thế với giàn che có độ che sáng 70% là thích hợp. Đây là loài lan duy nhất, chịu được ánh sáng yếu nhưng thực tế nhu cầu về ánh sáng của chúng cao hơn nhiều vì thế không nên đặt lan Hồ điệp vào chỗ quá râm mát. Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và trổ hoa. Tuy nhiên, so với nhiệt độ, ánh sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của Hồ Điệp không nhiều bằng, mà thiên nhiều về tích lũy dinh dưỡng thông qua quang hợp và ảnh hưởng đến đặc tính quang hướng động của hoa. Hồ Điệp với bộ lá màu xanh đậm chưa phải là một cây lý tưởng cho việc ra hoa. Hơn nữa, cây trồng trong điều kiện này có khả năng kháng bệnh kém. Cây lan được đặt nơi có ánh sáng khuếch tán vừa phải với bộ lá màu xanh có ánh nhẹ màu vàng là tốt nhất. (Nguyễn Công Nghiệp, 2006). b. Nhiệt độ Hồ Điệp ưa khí hậu mát, nhiệt độ lý tưởng tối thiểu từ 22 – 25oC vào ban ngày và 18oC vào ban đêm. Tuy nhiên, Hồ Điệp là loài lan chịu nóng hơn đa số loài lan khác, do đó, nó cũng có thể tăng trưởng khá tốt ở bất cứ nơi nào có nhiệt độ cao hơn, tối đa 35ºC vào ban ngày và 25ºC vào ban đêm. Điều lưu ý là nhiệt độ tối thiểu của ngày và đêm là giới hạn quan trọng của lan Hồ điệp. Theo nghiên cứu của De Vries (1953), cây Phalaellopsis schilleriana ở Indonesia chỉ trổ hoa khi nhiệt độ ban đêm 11 xuống dưới 21ºC. Theo kết quả báo cáo của bà Trần Thanh Vân (1974), 2 loài Phalaenopsis amabilis và P. sehilleriana dưới một năm tuổi trổ hoa trong khí hậu dài với điều kiện nhiệt độ 20ºC vào ban ngày và 17ºC vào ban đêm. (Nguyễn Công Nghiệp, 2006). Trong suốt quá trình tạo phát hoa, nếu nhiệt độ vượt quá 260C có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên phát hoa, làm chột đỉnh hoặc giảm số lượng hoa. Sau đây là ảnh hưởng của nhiệt độ lên khoảng thời gian trung bình để nở hoa. Bảng 2.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên khoảng thời gian nở hoa của lan Hồ Điệp Nhiệt độ Thời gian từ khi phát hoa xuất hiện đến khi hoa đầu tiên nở (0C) (ngày) 14 266 17 133 20 87 23 68 26 52 (Nguyễn Hữu Hoàng, 2006) c. Độ ẩm Lan Hồ Điệp chịu ẩm nhưng không chịu nước. Câu thần chú của nó là: “Don’t overwater”. Nếu nước nhiễu từng giọt trên lá, lá sẽ dễ bị thối. Khi có nước đọng trên lá, lá sẽ có nhiều đốm đen rồi thối nhũn. Lan Hồ Điệp dễ bị bệnh, bị nấm khi cây bị mưa đêm quá ẩm ướt. Nhiều nhất là bệnh thối nhũn, lúc đầu có một đốm đen trên lá sau đó ăn lan rất nhanh. Bệnh nấm thường thấy ở mặt dưới của lá do tưới trễ về đêm, cũng như bệnh thối đọt làm cho cây cụt đọt. Nói chung, ẩm độ không khí khoảng 60 – 75%, và độ ẩm trong giá thể khoảng 70 – 80% là điều kiện tốt cho Hồ Điệp phát triển. d. Độ thông thoáng Độ thông thoáng là yếu tố rất cần thiết giúp cây lan sinh trưởng. Nó liên quan mật thiết đến độ ẩm (ẩm độ vườn, ẩm độ chậu). 12 Nếu lượng giá thể trong chậu quá nhiều dẫn đến ẩm độ trong giá thể luôn cao, sẽ làm bộ rễ bị úng, hư thối, và dễ bị các bị về rễ. Ngược lại, khi chậu quá thoáng thì không đảm bảo đủ lượng nước cho cây sinh trưởng tốt. Nếu vườn lan không thông thoáng nhất là khi nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng, lan dễ bị nhiễm bệnh ở lá. Ngược lại, nếu vườn quá thông thoáng, gió nhiều làm giảm độ ẩm, lượng nước bốc hơi cao, cây cũng dễ héo và kém phát triển. So với các loài lan khác, sự thông gió ở lan Hồ điệp là tối cần thiết. Đây cũng là một yếu tố có liên hệ đến các bệnh thối rữa thường gặp ở loài lan này. Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, một sự thông gió quá mạnh dễ làm cho cây mất nước và chuồn lá. 2.2.7 Kỹ thuật trồng lan Hồ Điệp a. Chuẩn bị chậu Một cách trồng chung nhất cho các loại lan đơn thân là chậu thật thoáng, càng thoáng càng tốt, có thể hạn chế đến mức chỉ dùng chậu như giá thể duy nhất, tuy nhiên chỉ áp dụng cho nơi nào có điều kiện ẩm độ ổn định, sự thông gió không đổi và nhất là, tiểu khí hậu thật điều hòa. Do đó chậu phải thật sạch, không có dấu vết của bất kỳ một loài rêu nào bám trên thành chậu. Thêm nữa, yêu cầu của chậu trồng lan Hồ Điệp lý tưởng phải là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng và trong suốt thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp. b. Chuẩn bị giá thể Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước (như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn hoặc rêu Chi Lê nhập nội đã được xử lý an toàn nấm bệnh). Thường các nhà trồng lan dùng than, gạch, dớn làm giá thể cho Hồ điệp. c. Kỹ thuật trồng cây vào chậu Khi mua cây giống về trồng cần chú ý đến các cỡ của cây được phân cấp như sau: 2 lá cách nhau lớn hơn 5 cm gọi là cỡ đặc cấp được trồng vào chậu có đường kính 7 cm. Nếu chiều dài 2 lá cách nhau từ 3 5 cm là cỡ cấp 1 trồng vào chậu đường kính 5cm. Nếu 2 lá cách nhau 1,2 3 cm gọi là cỡ cấp 2 thì trồng vào các khay ươm cây con. (Trần Văn Bảo, 1999). 13 d. Thay chậu và giá thể Khi trồng lan Hồ Điệp trên các giàn treo nên tăng thêm ít chất liệu giữ ẩm. Phalaenopsis là giống phát triển thẳng đứng không giống như Cattleya nên không cần thay chậu. Một lẽ khác là rễ rất yếu lại bám dính vào thành chậu nên thay chậu dễ làm hư hại hơn là để nguyên. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường (cây quá chật chội, giá thể hư mục, rễ thoái hóa, trong chậu quá bí ẩm độ quá cao, …) thì phải kịp thời xử lý, nếu cần thiết thì có thể thay chậu trong khoảng 6 tháng đối với cây con và 2 năm đối với cây trưởng thành. Nhưng phải luôn chú ý đến thời điểm tiến hành công việc này, có thể là mùa ra hoa, hoặc có thể là thời điểm cuối xuân sang hè. Có thể thay chậu một cách đơn giản bằng cách đập bỏ những phần chậu cũ có rễ bám hoặc để nguyên chậu cũ vào chậu mới lớn hơn. Nếu muốn tiết kiệm chậu, ta có thể nhúng vào dung dịch hỗn hợp nước với một loại thuốc ngừa rêu. e. Tưới nước Hồ Điệp là loài đơn thân, không có giả hành nên không dự trữ nước, hơn nữa diện tích bốc hơi của bản lá khá lớn và chúng không có mùa nghỉ vì thế phải cung cấp cho cây một lượng nước đầy đủ và thường xuyên trong suốt năm. Trong mùa mưa, mỗi ngày phải tưới cho chúng 2 lần, trừ những ngày có mưa, một lần vào 9 giờ sáng, một lần vào 3 giờ chiều. Tưới như vậy sẽ đảm bảo cây khô ráo khi trời tối vì đọng nước ở nách lá suốt đêm có thể gây ra sự thối rữa. Vào mùa nắng nên tưới cho chúng 1 ngày 3 lần. Điều kiện thoát nước là tối quan trọng. Hồ Điệp không thể chịu được một độ ẩm lắng đọng nhất là ban đêm, vì rất đễ tạo điều kiện cho bệnh thối rữa phát triển. Tốt nhất cứ ba ngày ta nên pha Dithane M45, Maneb, Captan vào trong nước tưới với nồng độ 1400 để ngừa chứng bệnh nói trên. Nên biết, Hồ điệp là loài lan với giá thể và nước tưới có pH khá thấp (pH = 5,2). e. Chăm sóc Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 230C, không được thấp hơn 200C, đảm bảo sự thông gió tốt, độ ẩm thích hợp. Trong giai đoạn đầu, chế độ che sáng như sau: Mùa hè giảm bớt từ 80 90% lượng ánh sáng bình thường, mùa đông từ 60 70%. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK với tỷ lệ 301010 pha với nồng độ 30 40 mg1 lít nước để phun cách 7 10 ngàylần. Hồ Điệp cần được bón phân trong suốt năm. Phân phải được bón định kỳ và đều đặn, ít nhất là 2 tuần 1 lần. 14 f. Nhân giống Ngoài việc nhân giống Hồ Điệp bằng phương pháp nuôi cấy mô, còn có 3 phương pháp nhân giống sau: Phương pháp cơ học: Đây là phương pháp dễ dàng nhất. Khi cây đạt một kích thước mong muốn, ta sẽ cắt ngọn với một ít rễ đem trồng vào chậu mới, phần gốc còn lại sau một thời gian sẽ mọc lên vài ba chồi nữa. Phương pháp kích thích tố: Với dung dịch kích thích tố pha sẵn phun sương vào lá và rễ , chỉ 1 tháng sau có dấu hiệu của sự mọc chồi. Có thể phun 2 lần cách nhau 5 ngày sẽ có kết quả chắc chắn. Chất được dùng là Cytokinin nồng độ 5 ppm. Phương pháp tạo cây con trên phát hoa cũ: Sau khi cây Hồ điệp trổ hoa xong, cắt bỏ phần ngọn của phát hoa chỉ chừa lại 34 mắt phía gốc rồi bôi Ianohn có trộn 50mgml acid Cinnamic + 5mgml 6 Benzyl aminopurine. Sau 48 tuần lễ, cây con sẽ mọc ở vị trí mỗi mắt và rễ sẽ tạo lập khi cây con lớn dần. Lúc này có thể cắt bỏ phát hoa và đem cây con trồng vào trong chậu. g. Sâu bệnh hại thường gặp: Chủ yếu là các bệnh thối mềm (Soft rot) và thối nâu (Brown rot). Bệnh thối mềm: Do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra, thường gặp ở vườn có ẩm độ cao, chăm sóc không đầy đủ, phát triển mạnh vào mùa mưa. Các vi khuẩn này thường xâm nhập vào cây qua vết thương trên lá (do chăm sóc, sâu bọ cắn) hoặc theo các giọt nước tưới mà bắn sang các cây khác lây lan. Dấu hiệu của bệnh là: từ một chấm nhỏ bắt nguồn từ dấu bầm trên lá non do giọt nước mưa rơi quá mạnh gây ra, rồi lan nhanh thành màu nâu như bị phỏng nước sôi, chỉ cần sờ tay vào một tí là đã thấy dính tay. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ thối hết cả chồi. Chữa trị bệnh bằng cách: Cắt bỏ phần bị thối đen rồi đem ngâm cây vào nước có thuốc Kasai 20wp tỷ lệ 2:2000, ngâm trong 1 – 2 giờ. Ngưng tưới trong 1 – 2 ngày. Bệnh thối nâu: Vết bệnh phát sinh từ các chấm có màu xanh đậm, tròn lan rộng rất nhanh. Tế bào ở nơi đó sẽ bị biến thành nâu hay đen, mềm nhũn và chứa đầy nước. Nếu để lâu, chúng lan ra cả cây rất nhanh. Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas cattleya gây ra do khi tưới hoặc hạt mưa rơi quá mạnh làm bầm từng chấm, sau đó bệnh phát sinh. Có thể điều trị bằng cách dùng các loại kháng sinh như Agrimycin, cũng có thể dùng 1 g Streptomycin + 2 viên Tetracylin 500 hòa vào 1,5 lít nước để trị bệnh. 15 Ngoài ra, một loại bệnh khác cũng có những triệu chứng tương tự như bệnh thối mềm và thối nâu là bệnh thối đen. Tuy nhiên, bệnh này lại do nấm Phytophthora sp. gây ra và rất dễ nhiễm đối với cây con. Việc bón phân hòa tan không hết sẽ làm cây bầm ngọn và làm nấm bệnh dễ gây hại. Thêm vào đó, nếu tưới phân có hàm lượng đạm cao trong mùa mưa cũng là nguyên nhân gây bệnh. Có thể dùng kasumin, topsin M, score, super tilt… để phòng trị hiệu quả loại bệnh này. Kinh nghiệm của một số nhà vườn là tưới nước trà loãng cho lan Hồ điệp hàng ngày, ngoài tác động kích thích (vì trà có chất cafein), nó còn có tác dụng diệt những mầm khuẩn bệnh do chất tanin có trong nước trà. Hồ điệp vẫn bị một số loài côn trùng cắn phá. Bên cạnh những loài dễ nhận thấy như các loại sâu ăn lá, châu chấu, …, còn có nhiều loài gây hại rất nhỏ. Khi nhìn mặt trên lá màu xanh mướt có lốm đốm màu rỉ sét, sần sùi mặt trên và dưới, nhiều người lầm lẫn cây bị nhiễm nấm hay virus. Thực tế, triệu chứng đó là do loài nhện Tetranychus sp. nhỏ đến nỗi mắt thường không phân biệt được gây ra. Với kính lúp có độ phóng đại lớn, ta sẽ thấy được chúng có màu hơi đỏ, nhỏ xíu. Ngoài ra, một loài rệp có đốm và vảy u với kích thước lớn hơn cũng gây ra một tác hại đáng kể. Dùng Sherpa điều trị sẽ có kết quả chắc chắn. (Nguyễn Công Ngiệp, 2006). Sâu và bệnh là 2 lãnh vực khác nhau, nếu lầm lẫn sẽ không trị liệu thích đáng. 2.3 Phân bón cho cây lan Hồ Điệp 2.3.1 Dinh dưỡng cho lan Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với cây lan nói chung. Yêu cầu về số lượng tuy không nhiều nhưng đòi hỏi phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng mà nhu cầu dinh dưỡng có khác nhau. Khi đầy đủ dinh dưỡng, cây lan tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Thành phần dinh dưỡng của hoa lan được chia ra làm các nhóm như sau: Nhóm các nguyên tố trong không khí: Bao gồm các nguyên tố carbon (C), hydro (H), oxy (O) đây là các nguyên tố cơ bản đối với cây lan, nó quyết định khả năng tăng sinh khối. Các nguyên tố này thường có sẵn trong không khí và nước được cây sử dụng thông qua quá trình quang hợp. 16 Nhóm các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng: bao gồm đạm (N), lân (P), kali (K). Ba nguyên tố này đóng vai trò hết sức cần thiết đối với cây lan, chúng chiếm tỷ lệ khá cao trong cây từ 10 – 50 gkg (theo chất khô). Nhóm các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng: bao gồm các nguyên tố lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magie (Mg). Chúng chỉ chiếm khoảng từ 1 4 gkg trong cây (theo chất khô). Nhóm các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng: bao gồm các nguyên tố sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), bo (B), molypden (Mo)… Cây cần các nguyên tố vi lượng với liều lượng rất nhỏ (từ vài ppm cho đến vài trăm ppm) nhưng không thể thiếu được, thường thì chúng có sẵn trong nước tưới, nhưng cũng cần phải cung cấp thêm thông qua việc bón phân miễn sao chúng không đủ ở mức gây hại cho cây. Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn. 2.3.2 Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây Theo Romheld và ElFouly (1999), sự hấp thu dinh dưỡng qua lá có 5 bước được tóm lược như sau: Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch phân bón: Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có đặc tính chống thấm nước rất mạnh. Để việc hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng, ta có thể bỏ thêm các chất phụ gia vào phân bón lá để làm giảm sức căng bề mặt. Sự thâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của vách tế bào: Khi phun phân bón qua lá lên bề mặt của lá cây, sự hấp thu có thể xảy ra theo ba cách sau đây: + Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào. + Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào. + Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ. 17 Sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây. Sự hấp thu chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào: Những nguyên tắc chung về việc hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không bào vào bên trong từng tế bào lá cũng giống như sự hấp thu từ rễ. Sự phân bố chất dinh dưỡng trong lá và chuyển dịch chúng ra ngoài: Sự phân bổ từng chất dinh dưỡng riêng biệt bên trong và chuyển dịch chúng ra khỏi lá tới các bộ phận khác của cây (nơi có nhu cầu dinh dưỡng cao) sau khi phun phân bón thì tùy thuộc vào từng mô libe và tính cơ động của hệ mao dẫn. 2.3.3 Bón phân qua lá Bón phân qua lá có một vai trò ngày càng gia tăng trong dinh dưỡng cây trồng và đã được nông dân áp dụng từ nhiều năm nay khắp nơi trên thế giới, mặc dù thông tin về lãnh vực này trên các tài liệu khoa học còn hạn chế. Đây là một phương pháp dễ áp dụng và hiệu quả để gia tăng năng suất và chất lượng nông sản dẫn đến gia tăng lợi nhuận cho nhà nông nếu được áp dụng đúng cách. Sự hiểu biết đầy đủ về bón phân qua lá sẽ tránh được các lầm lẫn và sẽ làm cho người sản xuất thỏa mãn hơn. Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng. 2.3.3.1 Ưu điểm của bón phân qua lá Hiệu chỉnh hiện tượng thiếu dinh dưỡng nhanh chóng: vì phân bón được phun ngay vào bộ phận đang thiếu và cây có thể hấp thu dinh dưỡng ngay trong vài giờ sau khi phun. Ngăn ngừa hiện tượng thiếu dinh dưỡng: Khi việc cung cấp dinh dưỡng từ đất gặp trở ngại, phân bón xuống đất không phát huy được hiệu quả đối với một vài nguyên tố nào đó. Thay thế hoặc bổ sung cho phương pháp bón phân qua rễ: Việc bón phân qua lá có thể phần nào thay thế phân bón qua rễ nhưng không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn được. Bón phân qua lá giúp duy trì sự phát triển và mạnh khỏe của cây trồng và 18 làm gia tăng chất lượng của nông sản vì có thể áp dụng đúng lúc và đúng nơi, hoàn toàn độc lập với các điều kiện về đất đai và nhất là khả năng tác động nhanh của nó. Gia tăng năng suất ngoài mong đợi sau khi áp dụng bón phân qua lá: Sự gia tăng này là do việc bón phân qua lá đã tạo nên sự cân bằng các chất dinh dưỡng bị thiếu mà đó lại là yếu tố giới hạn sự quang hợp và sự sản xuất sinh học. Gia tăng khả năng chống chịu sự phá hoại của sâu bọ và bệnh: Bởi vì một cây trồng khỏe mạnh thì ít mẫn cảm với các loại sâu bệnh hơn. Gia tăng khả năng chống lại tuyết lạnh: Bón phân qua lá có thể làm gia tăng sự tập trung các muối khoáng vào bên trong tế bào, làm hạ điểm đông của tế bào chất. Giảm công vận chuyển và công bón phân. (Nguồn: ) 2.3.3.2 Nhược điểm của bón phân qua lá Dinh dưỡng dễ bị rửa trôi sau khi phun nếu gặp mưa. Tốc độ thấm vào lá giảm khi kích thước phân tử của các chất hòa tan gia tăng. Dung dịch phun bám dính vào những nơi không đúng mục đích gây thiệt hại. Dưỡng chất cung cấp qua lá có thể không chuyển vị đến những bộ phận ở xa như rễ và các cơ quan mới sinh sản sau khi phun phân. Tính thấm của biểu bì lá có thể thay đổi theo tuổi lá, môi trường, giống. 2.3.3.3 Cách tưới phân bón lá cho cây lan Phân được sử dụng hiệu quả qua đường lá khi nó ở dạng dung dịch và dung dịch ấy bám vào rễ, lá và chất trồng. Các chất tan dù ở dạng phân tử, ion hay chelated sẽ xuyên qua màng tế bào để vào bên trong nguyên sinh chất. Ngược lại, nếu tưới phân không lâu đã thấy chúng khô đọng thành các vết trắng trên mặt lá thì chỉ một ít phân được hấp thụ mà thôi. Các vết muối còn đọng ở mặt ngoài của lá sẽ không thấm vào bên trong tế bào cho đến khi chúng được hòa tan trở lại thành dung dịch. Điều này chỉ xảy ra khi không khí có ẩm độ cao. Do đó, ta có thể tưới phân vào lúc sáng sớm hay xế chiều, không được tưới vào buổi trưa, hoặc chỉ tưới vào lúc trời âm u, không nắng là hiệu quả hơn cả. 19 Việc tưới phân nên từ nồng độ thấp lên nồng độ cao, như vậy phải gia tăng số lần tưới. Việc làm này tuy tốn công nhưng tránh được nguy hại do nồng độ cao của phân bón gây ra. Khoảng cách giữa 2 lần tưới tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, chất trồng, tình trạng cây, loại phân, nồng độ phân, …Bình thường mỗi tuần có thể tưới 1 lần, nhưng nếu trồng lan ở nơi râm mát thì khoảng cách phải dài hơn, 10 15 ngàylần. Sau khi tưới phân một ngày thì nên gia tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa các muối còn đọng lại, ngăn ngừa việc tồn đọng muối quá nhiều làm ảnh hưởng bất lợi cho lan, đồng thời cũng để đáp ứng nhu cầu nước đang gia tăng của cây do sự tác động của phân bón. 2.3.4 Sơ lược về một số loại phân bón được dùng trong thí nghiệm 2.3.4.1 Các loại phân bón lá vô cơ Growmore (30 – 10 – 10): Sản phẩm của Hoa Kỳ, dạng bột, thành phần gồm 30%N, 10% P2O5, 10% K2O và 7 nguyên tố vi lượng kép (chelated, micronutrients) dùng cho lan trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng. Giúp tăng sức sống của cây , giúp đâm chồi đẻ nhánh nhiều, bộ lá cây xanh và quang hợp mạnh. Gia tăng sức đề kháng của cây, chống hạn, bệnh, sự khủng hoảng lúc cây sinh sản và sau khi thu hoạch. Chuyên dùng trên cây ăn trái, các loại rau cải, bông hoa, cây cảnh. Đây là loại phân được sử dụng phổ biến ở các vườn lan hiện nay và được dùng để đối chứng với các loại phân khác trong thí nghiệm. Ngoài ra, trên thị trường còn nhiều loại phân bón lá khác như: Growmore (Bud Blossom) 6 – 30 – 30, Growmore (All purpose) 20 – 20 – 20, 15 – 30 – 15, Growmore (Soil Acidifier) 30 – 10 – 10, v.v… 2.3.4.2 Các loại phân bón lá hữu cơ Phân bón lá hữu cơ trên thị trường cũng tương đối đa dạng, chẳng hạn: phân hữu cơ sinh học Root Plex của công ty Datnong, phân bón lá Agrostim TM USA của công ty Ecotech – Hoa Kỳ, Komix – FL của công ty SHNN TM Thiên Sinh, v.v… Dưới đây là một số loại phân bón lá hữu cơ sản xuất tại chỗ được dùng trong thí nghiệm: 20 a. Bánh dầu Bánh dầu là xác của hạt đậu phộng, đậu nành được giữ lại sau khi đã ép lấy dầu. Người ta thường dùng nó làm phân bón cho nhiều chủng loại cây trồng trong nông nghiệp. Loại phân này có tỷ lệ đạm khá cao, và một số tạp chất khác tuy chưa biết một cách đầy đủ. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao thấp tùy loại khô dầu và phương pháp ép. Trong khô dầu thường chứa 75 – 85% chất hữu cơ, 1 – 7% đạm, 0,4 – 0,3% lân và 1 – 2% kali. Đạm chủ yếu là protit, lân chủ yếu ở dạng hữu cơ, cần phải nhờ vi sinh vật phân giải mới thành chất dễ tiêu được. Tốc độ phân giải nhanh hay chậm tùy thuộc loại khô dầu: các loại khô dầu có tỷ lệ CN thấp thì phân giải nhanh hơn loại có tỷ lệ CN cao. Cần lưu ý là một số loại khô dầu chứa nhiều sapônin là loại kiềm độc ảnh hưởng không tốt đến quá trình phân giải. Bánh dầu dùng làm thức ăn gia súc cũng rất tốt. Nếu được dùng làm phân bón thì có thể làm bằng các cách sau: Đập vụn, xếp đống, tưới đẫm nước, phủ đất bột, sau 3 – 4 tuần đem bón. Ngâm nước, sau 1 tuần đem tưới cho cây, hoặc trộn với đất bột để bón. Tán bột rồi dúi vào gốc cây, cách này chỉ dùng để bón thúc. Riêng với cách ngâm ủ, kỹ thuật như sau: Bánh dầu bẻ nhỏ bỏ vào thùng, đổ nước vào và nhớ đậy kỹ nắp (nếu không, khi bánh dầu tan rã sẽ rất hôi thối) cho đến khi nào bánh dầu hết thối thì múc ra và pha một phần nước bánh dầu với 5 – 10 phần nước. Cách làm phổ biến trong dân gian là ngâm 1 kg bánh dầu trong 10 lít nước và cho thêm một ít nước tiểu (thêm men để dễ phân hủy), độ 7 – 10 ngày sau cho thêm 10 lít nước nữa, khuấy đều và tiến hành ngâm hết thối. Cách ngâm ủ trong thí nghiệm tương tự như cách làm trong dân gian, chỉ khác là thay nước tiểu bằng một ít chế phẩm BAEM để tăng độ phân giải và bớt mùi hôi thối. b. Lục bình: Còn được gọi là Bèo Tây, Bèo Súng, …tên khoa học là Eichhornia crassipes (Mart.) Solms, là loại cây rất phổ biến ở nước ta hiện nay, dễ tìm, có thể sử dụng làm phân bón khá tốt. Lục bình có nguồn gốc từ vùng Amazon (Brazil) trải dài đến các khu vực lục địa Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam để trồng làm cảnh ở Hà Nội từ năm 1905. 21 Về sau, loại cây này lan rộng ra ở khắp nơi trên đất nước, trở thành cây dại trong ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch, những nơi chứa nước thải, và chỉ phát triển trên môi trường nước ngọt, nhiệt độ thích hợp từ 10 – 400C . Chúng sinh trưởng rất nhanh, đặc biệt là trên đất ẩm. Dân gian ta, cũng như thi ca vẫn hay dùng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******** KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ SẢN XUẤT TẠI CHỖ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis) Họ tên sinh viên : ĐỖ VĂN CHÁNH Ngành : NÔNG HỌC Niên khóa :2003-2007 Tháng 10/2007 THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ SẢN XUẤT TẠI CHỖ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis) Tác giả ĐỖ VĂN CHÁNH Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp Kỹ sư nông nghiệp ngành Nông học Giáo viên hướng dẫn Th.S LÊ VĂN DŨ Tháng 10 năm 2007 i LỜI CẢM TẠ Xin thành kính khắc ghi cơng ơn trời biển đấng sinh thành dưỡng dục suốt đời tận tụy để có ngày hơm Cũng xin nhớ Thạc sĩ Lê Văn Dũ, người thầy tận tình dìu dắt dạy tơi suốt thời gian học tập thực đề tài Chân thành cảm ơn: Ban Giám Hiệu trường Đại học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh Ban Chủ Nhiệm khoa Nông Học tạo môi trường học tập thuận lợi cho suốt thời gian theo học trường Quý thầy cô khoa Nông Học quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh truyền đạt cho tơi kiến thức quý báu năm học vừa qua Cô Nguyễn Thị Thanh Hương tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi cơng việc phòng phân tích Bộ mơn Nơng hóa – Thổ nhưỡng Các anh chị khoa Nông Học, bạn lớp Nông Học 29 động viên giúp đỡ thời gian học tập thực đề tài Những người bạn thân thiết gửi lời thăm hỏi, chia sẻ động viên suốt thời gian thực đề tài Tp HCM, tháng 10 năm 2007 Sinh viên Đỗ Văn Chánh ii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Thử nghiệm số loại phân bón hữu sản xuất chỗ đến sinh trưởng phát triển lan Hồ Điệp (Phalaenopsis)” tiến hành Thị trấn Củ Chi – Huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ ngày 10/4/2007 đến ngày 15/9/2007 Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên yếu tố, lần lặp lại Trong đó, yếu tố phân bón gốc gồm có loại: NPK chậm tan (A1), xác lục bình ủ (A2), hỗn hợp NPK chậm tan xác lục bình ủ (A3); yếu tố phân bón gồm có loại phân: phân bón Growmore (B1), dung dịch lục bình ủ (B2), dung dịch bánh dầu ngâm (B3); lan Hồ Điệp tháng tuổi Kết thu sau: Về sinh trưởng: - Dùng phân bón gốc xác lục bình ủ cho kết tương tự so với loại phân bón gốc hóa học thí nghiệm - Hiệu phân bón Growmore 1‰ cao khác biệt so với dung dịch lục bình 10% - Ảnh hưởng tương tác loại phân bón gốc với loại phân bón lên sinh trưởng lan Hồ Điệp khác khơng nhiều Trong đó, nghiệm thức A1B1 (phân bón gốc NPK chậm tan + phân bón Growmore 1‰) có phần vượt trội Về sâu bệnh hại: Bệnh hại chủ yếu tập trung nghiệm thức xử lý phân bón Growmore 1‰ dung dịch bánh dầu 10%, có bệnh thối nâu bệnh thối mềm hai bệnh nguy hiểm lan Hồ Điệp Còn nghiệm thức xử lý dung dịch lục bình, lan có sức đề kháng tốt, tỷ lệ bị sâu bệnh không đáng kể MỤC LỤC iii Trang Trang tựa i Lời cảm ơn ii Tóm tắt iii Mục lục .iv Danh sách chữ viết tắt vii Danh sách hình viii Danh sách bảng ix CHƯƠNG GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục đích yêu cầu 1.2.1 Mục đích 1.2.2 Yêu cầu 1.2.3 Giới hạn đề tài CHƯƠNG TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Vài nét hoa phong lan 2.2 Tổng quan lan Hồ Điệp 2.2.1 Nguồn gốc phân bố 2.2.2 Tình hình sản xuất tiêu thụ 2.2.3 Các thách thức trình phát triển ngành hoa lan Việt Nam 2.2.4 Đặc điểm thực vật học 2.2.5 Một số giống lan Hồ Điệp có Việt Nam 10 2.2.6 Điều kiện ngoại cảnh 10 2.2.7 Kỹ thuật trồng lan Hồ Điệp 12 2.3 Phân bón cho lan Hồ Điệp 15 2.3.1 Dinh dưỡng cho lan 15 2.3.2 Sự hấp thu dinh dưỡng qua 16 2.3.3 Bón phân qua 17 2.3.3.1 Ưu điểm bón phân qua 17 2.3.3.2 Nhược điểm bón phân qua 18 iv 2.3.3.3 Cách tưới phân bón cho lan 18 2.3.4 Sơ lược số loại phân bón dùng thí nghiệm 19 2.3.4.1 Các loại phân bón vơ 19 2.3.4.2 Các loại phân bón hữu 19 2.3.4.3 Phân bón gốc dùng thí nghiệm 22 2.3.5 Sơ lược chế phẩm BAEM 22 CHƯƠNG VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 23 3.1 Thời gian địa điểm 23 3.1.1 Thời gian 23 3.1.2 Địa điểm 23 3.2 Vật liệu thí nghiệm 23 3.3 Phương pháp thí nghiệm 24 3.3.1 Kiểu thí nghiệm 24 3.3.2 Bố trí thí nghiệm 24 3.3.3 Quy trình kỹ thuật 25 3.3.4 Các tiêu phương pháp theo dõi 27 3.3.4.1 Chỉ tiêu theo dõi 27 3.3.4.2 Phương pháp theo dõi 27 3.3.4.3 Xử lý số liệu 27 CHƯƠNG KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28 4.1 Điều kiện khí hậu 28 4.2 Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng chứa dung dịch phân bón hữu sản xuất chỗ 29 4.3 Một số tính chất ban đầu lan Hồ Điệp trước tiến hành thí nghiệm 30 4.4 Ảnh hưởng loại phân bón đến động thái tốc độ lan Hồ Điệp 31 4.4.1 Động thái 31 4.4.2 Tốc độ 34 4.5 Ảnh hưởng loại phân bón đến động thái v tốc độ tăng trưởng tổng diện tích lan Hồ Điệp 37 4.5.1 Động thái tăng trưởng tổng diện tích 37 4.5.2 Tốc độ tăng trưởng tổng diện tích 41 4.6 Ảnh hưởng loại phân bón đến tốc độ rễ lan Hồ Điệp 45 Tình hình sâu bệnh hại 49 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51 5.1 Kết luận 51 5.2 Đề nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC 56 DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vi BD: Bánh dầu BPQL: Bón phân qua DD: Dung dịch CV: Coefficient of variation LB: Lục bình LLL: Lần lặp lặp NST: Ngày sau trồng NT: Nghiệm thức PBG: Phân bón gốc PBL: Phân bón TB A: Trung bình A TB B: Trung bình B TĐTTDTL: Tốc độ tăng trưởng diện tích TĐRL: Tốc độ TĐRR: Tốc độ rễ DANH SÁCH CÁC HÌNH vii Hình Trang Hình 6.1: Tồn cảnh khu thí nghiệm 55 Hình 6.2: Lan Hồ Điệp 15 NST 55 Hình 6.3: Lan Hồ Điệp 45 NST 55 Hình 6.4: Lan Hồ Điệp 75 NST 55 Hình 6.5: Lan Hồ Điệp 105 NST 56 Hình 6.6: Lan Hồ Điệp 135 NST 56 Hình 6.7: Bệnh thối mềm vi khuẩn Erwinia carotovora gây 56 Hình 6.8: Sâu róm Euproctis sp ăn 56 DANH SÁCH CÁC BẢNG viii Bảng Trang Bảng 2.1: Ảnh hưởng nhiệt độ lên khoảng thời gian nở hoa lan Hồ Điệp 11 Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng từ phân lục bình ủ 21 Bảng 2.3: Thành phần chất dinh dưỡng có xác lục bình ủ 22 Bảng 4.1: Điều kiện khí hậu, thời tiết huyện Củ Chi – TP Hồ Chí Minh từ tháng 4/2007 đến tháng 7/2007 28 Bảng 4.2: pH nồng độ chất dinh dưỡng có loại phân bón hữu sản xuất chỗ 29 Bảng 4.3: Số rễ, số tổng diện tích lan Hồ Điệp thời điểm vơ chậu 30 Bảng 4.4: Động thái lan Hồ Điệp (lá/cây) 32 Bảng 4.5: Tốc độ lan Hồ Điệp (lá/cây/30 ngày) 34 Bảng 4.6: Tốc độ lan Hồ Điệp (lá/cây/120 ngày) 36 Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng tổng diện tích lan Hồ Điệp (cm2 lá/cây) 38 Bảng 4.8: Tốc độ tăng trưởng tổng diện tích lan Hồ Điệp (cm2 lá/cây/30 ngày) 41 Bảng 4.9: Tốc độ rễ non lan Hồ Điệp (rễ/cây/30 ngày) 46 Bảng 4.10: Sâu bệnh hại lan Hồ Điệp (%) 49 ix Phụ luc 2: Xác định phương trình tương quan diện tích kích thước a Cách tiến hành - Thu mẫu ngẫu nhiên đủ kích cỡ với số lượng 51 - Ép khô mẫu - Dùng máy đo diện tích (hiệu Hanna instruments Hoa Kỳ) để xác định kích thước (dài, rộng) diện tích - Số liệu chia làm phần dựa tích số dài*rộng lá: + Nhóm non nhỏ: có dài*rộng 17 cm2, gồm 25 mẫu - Các nhóm số liệu xử lý phần mền Excel (trong mục Tools\Data Analysis\Regression) để tìm phương trình tương quan y = ax + b diện tích thật với tích số dài*rộng Trong đó: a, b: hệ số x: tích số dài*rộng (cm2) y: diện tích thật (cm2 lá) 58 b Kết + Nhóm nhỏ (dài*rộng 17 cm2 Trong đó: x: tích số dài*rộng (cm2) y: diện tích thật (cm2 lá) a = 0,713298 b = - 0,62732 60 Upper 95,0% 5,085782939 0,814050263 Phụ lục 3: Các kết xử lý thống kê 6.1 Tổng diện tích 6.1.1 Tổng diện tích lan Hồ điệp thời điểm vô chậu Grand Mean = 65.476 A N A L Y S I S Grand Sum = 1767.862 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 64.895 32.448 0.3355 Factor A 143.779 71.890 0.7432 Factor B 157.708 78.854 0.8152 AB 379.378 94.845 0.9806 -7 Error 16 1547.596 96.725 Total 26 2293.357 Coefficient of Variation: 15.02% 6.1.2 Tổng diện tích lan Hồ điệp thời điểm 15 NST Grand Mean = 71.168 A N A L Y S I S Grand Sum = 1921.546 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 85.293 42.646 0.4791 Factor A 51.702 25.851 0.2904 Factor B 264.807 132.404 1.4876 0.2555 AB 507.624 126.906 1.4258 0.2707 -7 Error 16 1424.086 89.005 Total 26 2333.513 Coefficient of Variation: 13.26% 6.1.3 Tổng diện tích lan Hồ điệp thời điểm 30 NST Grand Mean = 76.924 A N A L Y S I S Grand Sum = 2076.941 O F V A R I A N C E Total Count = 27 T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 59.862 29.931 0.4330 Factor A 8.963 4.482 0.0648 Factor B 393.535 196.768 2.8464 0.0876 AB 486.154 121.539 1.7582 0.1867 -7 Error 16 1106.051 69.128 Total 26 2054.566 Coefficient of Variation: 10.81% 61 6.1.4 Tổng diện tích lan Hồ điệp thời điểm 45 NST Grand Mean = 84.947 A N A L Y S I S Grand Sum = 2293.579 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 76.783 38.392 0.4461 Factor A 36.818 18.409 0.2139 Factor B 311.633 155.816 1.8107 0.1955 AB 442.201 110.550 1.2847 0.3172 -7 Error 16 1376.840 86.052 Total 26 2244.274 Coefficient of Variation: 10.92% 6.1.5 Tổng diện tích lan Hồ điệp thời điểm 60 NST Grand Mean = 92.498 A N A L Y S I S Grand Sum = 2497.450 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 60.950 30.475 0.3656 Factor A 133.029 66.514 0.7979 Factor B 196.116 98.058 1.1764 0.3337 AB 727.507 181.877 2.1819 0.1175 -7 Error 16 1333.713 83.357 Total 26 2451.315 Coefficient of Variation: 9.87% 6.1.6 Tổng diện tích lan Hồ điệp thời điểm 75 NST Grand Mean = 99.711 A N A L Y S I S Grand Sum = 2692.201 O F V A R I A N C E Total Count = 27 T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 109.110 54.555 0.6924 Factor A 120.732 60.366 0.7662 Factor B 253.321 126.661 1.6076 0.2311 AB 924.580 231.145 2.9337 0.0538 -7 Error 16 1260.623 78.789 Total 26 2668.366 Coefficient of Variation: 8.90% 62 6.1.7 Tổng diện tích lan Hồ điệp thời điểm 90 NST Grand Mean = 105.968 A N A L Y S I S Grand Sum = 2861.148 O F V A R I A N C E Total Count = 27 T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 193.650 96.825 1.0985 0.3572 Factor A 90.427 45.213 0.5130 Factor B 416.080 208.040 2.3602 0.1264 AB 813.049 203.262 2.3060 0.1029 -7 Error 16 1410.294 88.143 Total 26 2923.501 Coefficient of Variation: 8.86% 6.1.8 Tổng diện tích lan Hồ điệp thời điểm 105 NST Grand Mean = 111.797 A N A L Y S I S Grand Sum = 3018.509 O F V A R I A N C E Total Count = 27 T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 398.304 199.152 1.6589 0.2215 Factor A 42.624 21.312 0.1775 Factor B 943.455 471.727 3.9294 0.0409 AB 817.489 204.372 1.7024 0.1986 -7 Error 16 1920.815 120.051 Total 26 4122.687 Coefficient of Variation: 9.80% * Trắc nghiệm phân hạng ảnh hưởng phân bón (yếu tố B) lên tổng diện tích lan Hồ Điệp thời điểm 105 NST Duncan's Multiple Range Test LSD value = 10.95 s_ = 3.652 at alpha = 0.050 x Original Order Mean Mean Mean = = = 116.5 103.5 115.5 A B A Mean Mean Mean Ranked Order = = = 63 116.5 115.5 103.5 A A B 6.1.9 Tổng diện tích lan Hồ điệp thời điểm 120 NST Grand Mean = 116.642 Grand Sum = 3149.329 A N A L Y S I S O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 281.845 140.922 0.9458 Factor A 117.415 58.708 0.3940 Factor B 1540.326 770.163 5.1689 0.0185 AB 989.273 247.318 1.6599 0.2082 -7 Error 16 2383.997 149.000 Total 26 5312.857 Coefficient of Variation: 10.46% * Trắc nghiệm phân hạng ảnh hưởng phân bón (yếu tố B) lên tổng diện tích lan Hồ Điệp thời điểm 120 NST Original Order Mean Mean Mean = = = 123.1 106.0 120.8 Ranked Order A B A Mean Mean Mean = = = 123.1 120.8 106.0 A A B 6.1.10 Tổng diện tích lan Hồ điệp thời điểm 135 NST Grand Mean = 122.282 Grand Sum = 3301.616 A N A L Y S I S O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 69.075 34.537 0.1881 Factor A 329.719 164.859 0.8980 Factor B 2316.445 1158.222 6.3089 0.0095 AB 1064.696 266.174 1.4499 0.2635 -7 Error 16 2937.355 183.585 Total 26 6717.289 Coefficient of Variation: 11.08% * Trắc nghiệm phân hạng ảnh hưởng phân bón (yếu tố B) lên tổng diện tích lan Hồ Điệp thời điểm 135 NST Original Order Mean Mean Mean = = = 130.1 109.3 127.5 Ranked Order A B A Mean Mean Mean = = = 64 130.1 127.5 109.3 A A B 6.2 Tốc độ tăng trưởng diện tích 6.2.1 Tốc độ tăng trưởng diện tích giai đoạn 15 – 45 NST Grand Mean = 13.779 A N A L Y S I S Grand Sum = 372.033 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 16.246 8.123 0.7402 Factor A 1.441 0.721 0.0657 Factor B 5.330 2.665 0.2428 AB 5.748 1.437 0.1309 -7 Error 16 175.597 10.975 Total 26 204.362 Coefficient of Variation: 24.04% 6.2.2 Tốc độ tăng trưởng diện tích giai đoạn 45 – 75 NST Grand Mean = 14.764 A N A L Y S I S Grand Sum = 398.622 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 2.868 1.434 0.1154 Factor A 26.867 13.433 1.0810 0.3628 Factor B 229.592 114.796 9.2380 0.0022 AB 142.507 35.627 2.8670 0.0575 -7 Error 16 198.823 12.426 Total 26 600.657 Coefficient of Variation: 23.88% * Trắc nghiệm phân hạng ảnh hưởng phân bón (B) Original Order Mean Mean Mean = = = 18.87 13.01 12.41 Ranked Order A B B Mean Mean Mean = = = 65 18.87 13.01 12.41 A B B 6.2.3 Tốc độ tăng trưởng diện tích giai đoạn 75 – 105 NST Grand Mean = 12.085 A N A L Y S I S Grand Sum = 326.308 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 127.445 63.722 2.5631 0.1082 Factor A 23.342 11.671 0.4694 Factor B 229.577 114.789 4.6171 0.0261 AB 37.451 9.363 0.3766 -7 Error 16 397.787 24.862 Total 26 815.601 Coefficient of Variation: 41.26% * Trắc nghiệm phân hạng ảnh hưởng phân bón (B) Original Order Mean Mean Mean = = = 14.89 8.065 13.30 Ranked Order A B A Mean Mean Mean = = = 14.89 13.30 8.065 A A B 6.2.4 Tốc độ tăng trưởng diện tích giai đoạn 105 – 135 NST Grand Mean = 10.485 A N A L Y S I S Grand Sum = 283.106 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 191.533 95.767 2.9532 0.0810 Factor A 197.649 98.824 3.0475 0.0756 Factor B 306.060 153.030 4.7191 0.0245 AB 29.104 7.276 0.2244 -7 Error 16 518.850 32.428 Total 26 1243.196 Coefficient of Variation: 54.31% * Trắc nghiệm phân hạng ảnh hưởng phân bón (B) Original Order Mean Mean Mean = = = 13.60 5.810 12.04 Ranked Order A B A Mean Mean Mean = = = 66 13.60 12.04 5.810 A A B 6.3 Số 6.3.1 Số lan Hồ Điệp thời điểm vô chậu Grand Mean = 4.333 A N A L Y S I S Grand Sum = 117.000 O F V A R I A N C E Total Count = 27 T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.056 0.028 0.0327 Factor A 0.056 0.028 0.0327 Factor B 0.389 0.194 0.2286 AB 0.889 0.222 0.2612 -7 Error 16 13.611 0.851 Total 26 15.000 Coefficient of Variation: 21.28% 6.3.2 Số lan Hồ Điệp thời điểm 15 NST Grand Mean = 4.352 A N A L Y S I S Grand Sum = 117.500 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.074 0.037 0.0431 Factor A 0.130 0.065 0.0754 Factor B 0.463 0.231 0.2692 AB 0.981 0.245 0.2853 -7 Error 16 13.759 0.860 Total 26 15.407 Coefficient of Variation: 21.31% 6.3.3 Số lan Hồ Điệp thời điểm 30 NST Grand Mean = 4.870 A N A L Y S I S Grand Sum = 131.500 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.130 0.065 0.0722 Factor A 0.130 0.065 0.0722 Factor B 1.241 0.620 0.6907 AB 2.426 0.606 0.6753 -7 Error 16 14.370 0.898 Total 26 18.296 Coefficient of Variation: 19.46% 67 6.3.4 Số lan Hồ Điệp thời điểm 45 NST Grand Mean = 5.111 A N A L Y S I S Grand Sum = 138.000 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.167 0.083 0.0952 Factor A 0.056 0.028 0.0317 Factor B 0.722 0.361 0.4127 AB 2.222 0.556 0.6349 -7 Error 16 14.000 0.875 Total 26 17.167 Coefficient of Variation: 18.30% 6.3.5 Số lan Hồ Điệp thời điểm 60 NST Grand Mean = 5.333 A N A L Y S I S Grand Sum = 144.000 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.389 0.194 0.2569 Factor A 0.056 0.028 0.0367 Factor B 0.889 0.444 0.5872 AB 1.056 0.264 0.3486 -7 Error 16 12.111 0.757 Total 26 14.500 Coefficient of Variation: 16.31% 6.3.6 Số lan Hồ Điệp thời điểm 75 NST Grand Mean = 5.407 A N A L Y S I S Grand Sum = 146.000 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.519 0.259 0.3195 Factor A 0.019 0.009 0.0114 Factor B 1.130 0.565 0.6961 AB 1.870 0.468 0.5763 -7 Error 16 12.981 0.811 Total 26 16.519 Coefficient of Variation: 16.66% 68 6.3.7 Số lan Hồ Điệp thời điểm 90 NST Grand Mean = 5.519 A N A L Y S I S Grand Sum = 149.000 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.463 0.231 0.2519 Factor A 0.019 0.009 0.0101 Factor B 2.019 1.009 1.0982 0.3573 AB 1.037 0.259 0.2821 -7 Error 16 14.704 0.919 Total 26 18.241 Coefficient of Variation: 17.37% 6.3.8 Số lan Hồ Điệp thời điểm 105 NST Grand Mean = 5.741 A N A L Y S I S Grand Sum = 155.000 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.074 0.037 0.0402 Factor A 0.019 0.009 0.0100 Factor B 3.130 1.565 1.6964 0.2147 AB 1.704 0.426 0.4617 -7 Error 16 14.759 0.922 Total 26 19.685 Coefficient of Variation: 16.73% 6.3.9 Số lan Hồ Điệp thời điểm 120 NST Grand Mean = 5.852 A N A L Y S I S Grand Sum = 158.000 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.074 0.037 0.0447 Factor A 0.130 0.065 0.0782 Factor B 2.741 1.370 1.6536 0.2224 AB 1.704 0.426 0.5140 -7 Error 16 13.259 0.829 Total 26 17.907 Coefficient of Variation: 15.56% 69 6.3.10 Số lan Hồ Điệp thời điểm 135 NST Grand Mean = 6.093 A N A L Y S I S Grand Sum = 164.500 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.019 0.009 0.0113 Factor A 0.519 0.259 0.3155 Factor B 2.741 1.370 1.6676 0.2199 AB 2.093 0.523 0.6366 -7 Error 16 13.148 0.822 Total 26 18.519 Coefficient of Variation: 14.88% 6.3.11 Tốc độ lan Hồ Điệp giai đoạn 15 – 135 NST Grand Mean = 1.741 A N A L Y S I S Grand Sum = 47.000 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.019 0.009 0.1127 Factor A 1.130 0.565 6.8732 0.0070 Factor B 1.352 0.676 8.2254 0.0035 AB 0.370 0.093 1.1268 0.3788 -7 Error 16 1.315 0.082 Total 26 4.185 Coefficient of Variation: 16.47% * Trắc nghiệm phân hạng ảnh hưởng phân bón gốc lên tốc độ lan Hồ Điệp giai đoạn 15 – 135 NST Original Order Mean Mean Mean = = = 1.722 1.500 2.000 Ranked Order AB B A Mean Mean Mean = = = 2.000 1.722 1.500 A AB B * Trắc nghiệm phân hạng ảnh hưởng phân bón lên tốc độ lan Hồ Điệp giai đoạn 15 – 135 NST Original Order Mean Mean Mean = = = 2.056 1.556 1.611 Ranked Order A B B Mean Mean Mean = = = 70 2.056 1.611 1.556 A B B 6.4 Số rễ 6.4.1 Số rễ xanh lan Hồ Điệp thời điểm vô chậu Grand Mean = 4.722 A N A L Y S I S Grand Sum = 127.500 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 1.556 0.778 1.5342 0.2457 Factor A 1.167 0.583 1.1507 0.3413 Factor B 0.667 0.333 0.6575 AB 4.667 1.167 2.3014 0.1034 -7 Error 16 8.111 0.507 Total 26 16.167 Coefficient of Variation: 15.08% 6.4.2 Tốc độ rễ lan Hồ Điệp giai đoạn 15 – 45 NST Grand Mean = 2.944 A N A L Y S I S Grand Sum = 79.500 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.056 0.028 0.7273 Factor A 0.056 0.028 0.7273 Factor B 0.222 0.111 2.9091 0.0836 AB 0.222 0.056 1.4545 0.2621 -7 Error 16 0.611 0.038 Total 26 1.167 Coefficient of Variation: 6.64% 6.4.3 Tốc độ rễ lan Hồ Điệp giai đoạn 45 – 75 NST Grand Mean = 1.481 A N A L Y S I S Grand Sum = 40.000 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.296 0.148 0.5639 Factor A 0.796 0.398 1.5154 0.2496 Factor B 0.130 0.065 0.2467 AB 0.315 0.079 0.2996 -7 Error 16 4.204 0.263 Total 26 5.741 Coefficient of Variation: 34.60% 71 6.4.4 Tốc độ rễ lan Hồ Điệp giai đoạn 75 – 105 NST Grand Mean = 1.981 A N A L Y S I S Grand Sum = 53.500 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.074 0.037 0.0578 Factor A 1.463 0.731 1.1408 0.3442 Factor B 3.907 1.954 3.0469 0.0756 AB 7.037 1.759 2.7437 0.0652 -7 Error 16 10.259 0.641 Total 26 22.741 Coefficient of Variation: 40.41% 6.4.5 Tốc độ rễ lan Hồ Điệp giai đoạn 105 – 135 NST Grand Mean = 2.130 A N A L Y S I S Grand Sum = 57.500 O F Total Count = 27 V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob Replication 0.907 0.454 0.4918 Factor A 0.352 0.176 0.1907 Factor B 0.019 0.009 0.0100 AB 0.759 0.190 0.2058 -7 Error 16 14.759 0.922 Total 26 16.796 Coefficient of Variation: 45.10% 72 ...THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ SẢN XUẤT TẠI CHỖ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis) Tác giả ĐỖ VĂN CHÁNH Khóa luận... trưởng phát triển lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) 1.2 Mục đích yêu cầu 1.2.1 Mục đích Thử nghiệm số loại phân bón hữu sản xuất chỗ lan Hồ Điệp nhằm tăng cường sinh trưởng, phát triển phẩm chất lan, ... Hồ Điệp Tìm hểu tương quan loại phân bón gốc loại phân bón ảnh hưởng đến sinh trưởng lan Hồ Điệp 1.2.3 Giới hạn đề tài - Thời gian thực đề tài ngắn thời gian sinh trưởng - phát triển lan Hồ Điệp

Ngày đăng: 29/11/2017, 14:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN