1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chủ đề Sự nở vì nhiệt Vật lý 6

10 319 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 187,5 KB

Nội dung

Bảng mô tả yêu cầu cần đạt và hệ thống câu hỏi đánh giá soạn theo Phương pháp dạy học theo chủ đề giành cho Chủ đề Sự nở vì nhiệt Vật lý 6, gồm các bài: - Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Sự nở vì nhiệt của chất khí - Ứng dụng của sự nở vì nhiệt Font Time New Roman, cỡ chữ, canh lề chuẩn

Trang 1

Ngày soạn: 16/1/2015

Lớp

Tiết

Ngày

giảng

giảng

giảng

Sĩ số

21

22

23

24

CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT

( Thời lượng: 4 tiết )

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ: thể tích và chiều dài của vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi, các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn

- Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ: thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi, các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Giải thích được một

số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Tìm được ví dụ trong thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí

- Nhận biết được sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn Tìm được thí dụ thực tếvề hiện tượng này Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép Giải thích được một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt

2 Kĩ năng

- Biết đọc các bảng biểu để rút ra kết luận cần thiết

- Làm được thí nghiệm, mô tả được hiện tượng xảy ra để rút ra kết luận

- Làm được thí nghiệm, mô tả được hiện tượng xảy ra để rút ra kết luận Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết

- Phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động Rèn kỹ năng quan sát, so sánh

3 Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm

4 Năng lực hướng tới:

- Năng lực sử dụng kiến thức

- Năng lực về phương pháp

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá thể

II BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Trang 2

Năng lực

cần đạt Năng lực thành phần Mô tả mức độ yêu cầu cần đạt

Năng lực

sử dụng

kiến thức

K1: Trình bày được kiến thức

về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo…

Mô tả được thí nghiệm hay hiện tượng chứng tỏ:

- Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

- Các chất khi nở vì nhiệt có thể gây ra lực rất lớn

K2: Trình bày được mối quan

hệ giữa các kiến thức vật lí

Khi các chất có sự thay về nhiệt càng lớn nếu bị ngăn cản các chất có thể gây

ra lực càng lớn

K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm

vụ học tập

K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp,…) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn

- Dùng kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất để giải thích một số hiện tượng thực tế có lien quan

- Đưa ra được các giải pháp nhằm giảm tác hại của sự nở vì nhiệt

- Biết vận dụng sự nở vì nhiệt vào đời sống

Năng lực

về

phương

pháp

P1: Ðặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí

Tại sao tháp Epphen ở Pháp chiều cao

ở hai thời điểm lại khác nhau?

P2: Mô tả được các hiện tượng

tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí

và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó

Tháp Epphen có chiều cao khác nhau là

do sự nở vị nhiệt của chất rắn: Chất rắn

nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí

Ứng dụng: Trong xây dựng, Công nghiệp

P4: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí

P5: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí

Các chất khi đem so sánh sự nở vì nhiệt phải được đặt trong cùng điều kiện như nhau

P6: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành

xử lí kết quả thí nghiệm và rút

ra nhận xét

Sử dụng bộ TN về sự nở vì nhiệt của các chất để rút ra kết luận

Trang 3

Năng lực

trao đổi

thông tin

X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật

lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí

Sử dụng thuật ngữ: Nở ra, Co lại

X2: Phân biệt được những mô

tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành )

Trong đời sống dùng ngôn ngữ bộ điều chỉnh nhiệt độ tự động; trong vật lí gọi

là rơ le nhiệt

X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau

Từ ứng dụng trong thực tế: Mái tôn phải làm dạng song, đường ray xe lửa phải để khe hở

X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ

Băng kép phải đực làm bằng 2 thanh kim loại khác nhau

X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… )

Ghi lại kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất và ứng dụng của sự nở vì nhiệt

X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí

Trình bày các kiến thức trên

Năng lực

cá thể

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng thái độ của cá nhân trong học tập vật lí

Kiến thức về sự nở vì nhiệt

Xác định được các chất nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi và giải thích được hiện tượng thực tế và các bài tập Thái độ học tập tích cực

C2: So sánh và đánh giá được -dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Các giải pháp trong thực tế đã dùng đổi với sự nở vì nhiệt của các chất trong đời sống kỹ thuật

C3: Nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử

Trong thực tế trước đây đã dùng sự nở

vì nhiệt của các chất trong đời sống kỹ thuật

III HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP CỤ THỂ HÓA CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Nội

dung

Loại câu hỏi/bài tập

Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Trang 4

Nội

dung 1:

Sự nở vì

nhiệt

của các

chất

CHĐT

CH1,CH2,

CH3, CH4

CH1: Nhận

xét về sự nở

vì nhiệt của chất rắn?

CH2: Nhận

xét về sự nở

vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?

CH3: Vì sao

tháp Epphen chiều cao ở 2 mùa lại khác nhau?

CH4: Tại

sao người thợ rèn phải nung khâu rồi mới tra vào cán?

CH ĐT

CH5,CH6,

CH7, CH8

CH5: Nhận

xét về sự nở

vì nhiệt của chất lỏng?

CH6: Nhận

xét về sự nở

vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau?

CH7: Tại sao

khi đun nước người ta không

đổ nước thật đầy ấm?

CH8: Tại

sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

CHĐT

CH9,

CH10,

CH11,

CH12

CH9: Nhận

xét về sự nở

vì nhiệt của chất khí?

CH10: Nhận

xét về sự nở

vì nhiệt của các chất khí khác nhau?

CH11:

Tại sao quả bong bàn bị bẹp cho vào nước nóng lại phồng lên?

CH12:

Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

Nội

dung 2:

Một số

ứng

dụngcủa

sự nở vì

nhiệt

CHĐT

CH 13,

CH14

CH13: Các

chất khi giãn

nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản sẽ gây ra tác dụng gì?

CH14:

Tại sao chỗ nối gữa hai thanh ray tàu hỏa phải để khe hở?

CHĐT

CH15

CH 15: Mô tả

hiện tượng xảy

ra khi đốt nóng băng kép?

CHĐT

CH16,

CH17

CH16:

Băng kép được sử dụng ở đâu đời sống?

CH17:

Quan sát H21.5 Tại sao bàn là lại tự động ngắt điện khi đã đủ nóng?

IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Tổ chức:

2 Kiểm tra chuẩn bị bài:

Trang 5

HĐ1: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT

Tổ chức tình huống học tập

- GV hướng dẫn HS xem ảnh tháp

Epphen và giới thiệu một số điều về

tháp: cao 320m, xây dựng năm 1889 tại

quảng trường Mars nhân dịp hội chợ

quốc tế lần thứ nhất tại Pari (làm trung

tâm phát thanh truyền hình)

- ĐVĐ: Tại sao trong vòng 6 tháng tháp

cao thêm 10cm? (SGK) Ngoài tháp làm

bằng kim koại thì các chất rắn, lòng khí

khác có hiện tượng đó không?

Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất

rắn

- GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan

sát và nhận xét hiện tượng xảy ra

- Yêu cầu HS suy nghĩ để trả lời câu C1,

C2

- Điều khiển cả lớp thảo luận để thống

nhất câu trả lời

Rút ra kết luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS điền từ

thích hợp và chỗ trống trong câu C3

- Điều khiển lớp thảo luận để thống nhất

phần kết luận

CH1: Nhận xét về sự nở vì nhiệt của

chất rắn?

- GV thông báo nội dụng cần chú ý

So sánh sự giãn nở vì nhệt của các

chất rắn khác nhau

- GV hướng dẫn HS đọc số liệu bảng

ghi độ tăng chiều dài của một số chất

rắn để rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt

của các chất rắn khác nhau

CH2: Nhận xét về sự nở vì nhiệt của

các chất rắn khác nhau?

- HS quan sát tranh, lắng nghe giới thiệu

và đọc phần đặt vấn đề trong SGK

- HS đưa ra dự đoán

I Sự nở vì nhiệt của chất rắn 1- Thí nghiệm

- HS quan sát thí nghiệm và nhận xét hiện tượng xảy ra

2- Trả lời câu hỏi

- HS trả lời C1, C2 Trình bày trước lớp khi GV yêu cầu

- Thảo luận và thống nhất câu trả lời: C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi

3- Kết luận

- HS làm việc cá nhân, điền từ thích hợp

và chỗ trống trong câu C3

- Thảo luận để thống nhất phần kết luận

C3: a) Thể tích của quả cầu tăng khi

quả cầu nóng lên.

b) Thể tích của quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi.

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Chú ý: Sự nở vì nhiệt theo chiều dài gọi là sự nở dài có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật

- HS đọc các số liệu trong bảng (SGK/59) và rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau (C4)

- Nhận xét: Các chất rắn khác nhau nở

vì nhiệt khác nhau

Trang 6

Làm thí nghiệm xem nươc có nở ra

khi nóng lên không

- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm

(Chú ý: cẩn thận với nước nóng)

- Yêu cầu HS quan sát kỹ hiện tượng

xảy ra

- Yêu cầu HS trả lời các câu C1, C2

- Với C2, yêu cầu HS trình bày dự đoán

sau đó tiến hành thí nghiệm kiểm

chứng, trình bày thí nghiệm để rút ra

nhận xét

- Tổ chức, điều khiển HS thảo luận

CH5: Nhận xét về sự nở vì nhiệt của

chất lỏng?

Chứng minh các chất lỏng khác nhau,

nở vì nhiệt khác nhau

- GV điều khiển lớp thảo luận phương

án làm thí nghiệm kiểm tra

- GV làm thí nghiệm với nước, rượu,

dầu Yêu cầu HS quan sát để trả lời C3

(kết hợp quan sát H19.3)

- Tại sao phải dùng các bình giống nhau

và cùng để vào một chậu nươc nóng?

- Yêu cầu HS nêu kết quả thí nghiệm và

rút ra nhận xét

CH6: Nhận xét về sự nở vì nhiệt của

các chất lỏng khác nhau?

Rút ra kết luận

- GV yêu cầu HS trả lời C4 Gọi một HS

trả lời, HS khác nhận xét

- GV chốt lại kết luận chung

II Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- HS đọc phần đối thoại trong SGK

- HS đưa ra dự đoán

1- Thí nghiệm

- HS nhận dụng cụ thí nghiệm theo nhóm

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra

2- Trả lời câu hỏi

- HS trả lời và thảo luận trả lời C1

C1: Mực nước dâng lên vì nước nóng lên, nở ra

- HS đọc C2, tiến hành thí nghiệm kiểm chứng, quan sát để so sánh kết quả với

dự đoán

C2: Mực nước hạ xuống vì lạnh đi, co lại

- Kết luận: Chất lỏng nở ra khi nóng

lên, co lại khi lạnh đi.

- HS thảo luận đề ra phương án thí nghiệm kiểm tra

- HS quan sát hiện tượng xảy ra

- HS trả lời câu hỏi GV đưa ra

- Nhận xét: Các chất lỏng khác nhau,

nở vì nhiệt khác nhau.

3- Kết luận

- HS điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu C4

- Thảo luận để thống nhất phần kết luận

C4: a) Thể tích của nước trong bình

tăng khi nóng lên, co lại khi lạnh đi b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau.

Làm thí nghiệm kiểm tra chất khí

nóng lên thì nở ra

III Sự nở vì nhiệt của chất khí

Trang 7

nghiệm

- Phát dụng cụ cho các nhóm

- GV theo dõi và uốn nắn HS (lưu ý HS

cách lấy giọt nước)

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong

SGK C1, C2, C3, C4

- Tổ chức, điều khiển HS thảo luận

- Điều khiển việc đại diện các nhóm

trình bày kết quả thảo luận các câu C1,

C2, C3, C4

CH9: Nhận xét về sự nở vì nhiệt của

chất khí?

- Yêu cầu HS thu thập thông tin từ bảng

20.1 để rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt

của các chất rắn, lỏng, khí

CH10: Nhận xét về sự nở vì nhiệt của

các chất khí khác nhau?

- Yêu cầu HS chọn từ trong khung để

hoàn thiện câu C6

- Hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất

kết luận

- HS nhận dụng cụ thí nghiệm theo nhóm

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra

2- Trả lời câu hỏi

- Cá nhân HS trả lời trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4

- Thảo luận nhóm về các câu trả lời C1: Giọt nước đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng, không khí nở ra

C2: Giọt nước đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm, không khí co lại

C3: Do không khí trong bình nóng lên C4: Do không khí trong bình lạnh đi

Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Từ bảng 20.1 HS rút ra được nhận xét

về sự nở vì nhiệt của các chất

C5: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau Các chất lỏng, rắn

khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơ chất rắn

3- Kết luận

- HS điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu C6

- Thảo luận để thống nhất phần kết luận

C6: a) Thể tích khí trong bình tăng khi

khí nóng lên.

b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi.

c) Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất, chất khí

nở vì nhiệt nhiều nhất

HĐ2: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT

- GV treo H20.2 và nêu câu hỏi: Em có

nhận xét gì về chõ tiếp nối giữa hai đầu

thanh ray xe lửa?

- Tại sao người ta lại phải làm như vậy?

Quan sát lực xuất hiện trong sự có

- HS quan sát hình vẽ, nhận xét về chỗ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray xe lửa và

dự đoán nguyên nhân

IV Một số ứng dụng 1- Lực xuất hiện trong sự co giãn vì

Trang 8

- GV giới thiệu dụng cụ và làm thí

nghiệm như hướng dẫn trong SGK: đốt

nóng thanh kim loại khoảng 4 phút

- Hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu

hỏi C1 và C2

- Hướng dẫn HS đọc câu hỏi và quan sát

H21.1b để dự đoán hiện tượng xảy ra

GV làm thí nghiệm kiểm chứng Yêu

cầu HS quan sát hiện tượng

- Điều khiển HS thảo luận hoàn thành

kết luận

CH13: Các chất khi giãn nở vì nhiệt

nếu bị ngăn cản sẽ gây ra tác dụng gì?

Nghiên cứu về băng kép

- GV giới thiệu cấu tạo của băng kép

- Hướng dẫn HS lắp thí nghiệm: điều

chỉnh băng kép vừa khớp với ngọn lửa

- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm

- Tổ chức thảo luận về các câu trả lời

C7, C8, C9

CH 15: Mô tả hiện tượng xảy ra khi đốt

nóng băng kép?

a- Quan sát thí nghiệm

- HS quan sát thí nghiệm do GV làm để trả lời câu C1, C2

b- Trả lời câu hỏi

- Thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả lời

C1: Thanh thép nở ra (dài ra) C2: Khi bị giãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn

- HS quan sát H21.1b và đoán hiện tượng xảy ra khi phủ khăn lạnh lên thanh kim loại Quan sát thí nghiệm do

GV làm Từ đó trả lời C3 C3: Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thnah thép có thể gây ra lực rất lớn

c- Kết luận

- HS thảo luận và hoàn thành phần kết luận

C4: a) Khi thanh thép nở ra vì nhiệt nó gây ra lực rất lớn

b) Khi thanh thép co lại vì nhiệt nó cũng gây ra lực rất lớn

Các chất khi giãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản sẽ gây ra lực rất lớn.

2- Băng kép

1- Quan sát thí nghiệm

- HS lắp và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV ở nhóm

2- Trả lời câu hỏi

- Trả lời và thảo luận các câu trả lời C7, C8, C9

C7: Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau C8: Băng kép luôn cong về phía thanh thép Đồng nở ra vì nhiệt nhiều hơn thép nên đồng dài hơn, nằm phía ngoài vòng cung

C9: Nếu làm cho băng kép lạnh đi thì băng kép công về phía thanh đồng Đồng co lại nhiều hơn thép nên thanh đồng ngắn hơn, đồng nắm phía trong vòng cung

HĐ3: VẬN DỤNG

Trang 9

- GV yêu cầu HS đọc và lần lượt trả lời

câu C5, C6, C7 Bài 18 sgk

- Tổ chức cho HS thảo luận để thống

nhất câu trả lời

CH4: Tại sao người thợ rèn phải nung

khâu rồi mới tra vào cán?

Với C6, hỏi thêm: Vì sao em lại tiến

hành thí nghiệm như vậy? Hướng dẫn

HS làm thí nghiệm kiểm chứng

CH3: Vì sao tháp Epphen chiều cao ở 2

mùa lại khác nhau?

- GV nêu từng câu hỏi, yêu cầu HS lần

lượt trả lời C5,6,7 Bài 19 sgk

- Tổ chức cho HS thảo luận để thống

nhất câu trả lời

CH7: Tại sao khi đun nước người ta

không đổ nước thật đầy ấm?

CH8: Tại sao người ta không đóng chai

nước ngọt thật đầy?

- Với câu C7, C8, C9 Bài 20 sgk:

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận

GV giới thiệu cho HS về khí cầu

(H20.4) phần có thể em chưa biết

CH11:

Tại sao quả bong bàn bị bẹp cho vào

nước nóng lại phồng lên?

CH12:

Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn

không khí lạnh?

- Với C9: GV trình bày kĩ cấu tạo của

dụng cụ đo độ nóng lạnh đầu tiên của

loài người (H20.4) Yêu cầu HS giải

thích được tại sao dựa theo mức nước

trong ống thuỷ tinh người ta có thể biết

- HS hoạt động cá nhân: đọc và trả lời câu C5, C6, C7

- Thảo luận để thống nhất câu trả lời

C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm để khâu nở ra, dễ lắp vào cán Khi nguội đi, khâu co lại sẽ xiết chặt vào cán

C6: Nung nóng vòng lim loại

C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên làm tháp nóng lên, nở ra nên tháp dài ra Do

đó tháp cao lên

- HS hoạt động cá nhân: đọc và trả lời câu C5, C6, C7

- Thảo luận để thống nhất câu trả lời

C5: Khi đun, nước nóng lên, nở ra Nếu

đổ thật đầy ấm nước sẽ tàn ra ngoài C6: Để tránh được tình trạng bật nắp khi nước đựng trong chai nở vì nhiệt

C7: Thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao của cột chất lỏng lớn hơn

- HS hoạt động cá nhân: đọc và trả lời câu C7, C8, C9

- Thảo luận để thống nhất câu trả lời

C7: Không khí trong quả bóng nóng lên,

nở ra

C8: d = 10.D =

V

m

10

Khi nhiệt độ tăng: m không đổi, V tăng nên d giảm Do đó không khí nóng nhẹ

hơ không khí lạnh

C9: Khi thời tiết nóng, không khí trong bình cầu nở ra, đẩy mực nước trong ống thuỷ tinh xuống

Khi thời tiết lạnh, không khí trong bình cầu co lại, mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên

Trang 10

Bài tập vận dụng bài 21 sgk

- GV nêu từng câu hỏi C5 và C6 để HS

suy nghĩ rồi chỉ định HS trả lời ( Kết

hợp quan sát tranh vẽ H21.2 và H21.3)

CH14:

Tại sao chỗ nối gữa hai thanh ray tàu

hỏa phải để khe hở?

- GV điều khiển lớp thảo luận về các

câu trả lời Chú ý sử dụng đúng thuật

ngữ

CH16:

Băng kép được sử dụng ở đâu đời sống?

CH17:

Quan sát H21.5 Tại sao bàn là lại tự

động ngắt điện khi đã đủ nóng?

- HS trả lời và thảo luận để thống nhất câu trả lời C5, C6

C5: Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa có để một khe hở Khi nhiệt độ tăng đường ray dài ra Nếu không để khe hở,

sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây lực lớn làm cong đường ray

C6: Hai gối đỡ có cấu tạo không giống nhau Một gối đỡ được đặt trên các con lăn để tạo điều kiện cho cầu dài ra mà không bị ngăn cản khi nhiệt độ tăng

- HS quan sát hình vẽ và giải thích hoạt động của băng kép ở bàn là

C10: Khi đủ nóng, băng kép cong về phía thanh thép làm ngắt mạch điện Thanh đồng nắm dưới

Duyệt của TCM

Ngày đăng: 29/11/2017, 09:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w