1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc điểm của quá trình du nhập islam giáo vào khu vực đông nam á

29 309 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 80,6 KB

Nội dung

Đặc điểm của quá trình du nhập islam giáo vào khu vực đông nam á MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU1Chương 1: Vài nét khái quát về Đông Nam Á1.1.Tổng quan về Đông Nam Á21.2.Tín ngưỡng bản địa và các tôn giáo ở Đông Nam Á trước khi Islam giáo du nhập3Chương 2: Đặc điểm của quá trình du nhập Islam giáo vào khu vực Đông Nam Á2.1. Sơ lược về Islam giáo62.2. Những bước đầu của quá trình du nhập Islam giáo vào Đông Nam Á72.3. Đặc điểm của quá trình du nhập Islam giáo vào khu vực Đông Nam Á112.3.1. Islam du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu theo đường biển dưới hình thức giao lưu, buôn bán112.3.2. Islam du nhập vào Đông Nam Á bằng phương thức hoà bình142.3.3. Islam du nhập vào Đông Nam Á đã có sự pha trộn giữa Islam chính thống với các cơ tầng văn hoá có nguồn gốc Ấn Độ, Ba Tư, Trung Quốc và những yếu tố tín ngưỡng tiền Islam ở địa phương192.3.4. Islam du nhập vào Đông Nam Á do có nhiều yếu tố thuận lợi21KẾT LUẬN26PHỤ LỤC27TÀI LIỆU THAM KHẢO30LỜI NÓI ĐẦUĐông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực có lịch sử lâu đời với tư cách là trung tâm kinh tế, văn hóa phong phú, đa dạng và là một trong những chiếc nôi của lịch sử loài người. Bên cạnh đó khu vực này còn là nơi có nền văn hóa phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc nhưng lại thống nhất với nhau. Tính thống nhất đó được xây dựng trên cơ tầng văn hóa bản địa đặc sắc của một chỉnh thể văn hóa Đông Nam Á đã có từ thời tiền sử, tính đa dạng cũng thuộc về bản chất của nền văn hóa đặc sắc ấy khi nó không ngừng tiếp biến với các nền văn hóa khác để thu nhận, để cải biến và phát triển trong suốt hàng ngàn năm qua. Ở Đông Nam Á bức tranh về tôn giáo là vô cùng đa dạng, mang nhiều dáng vẻ khác nhau. Bởi trong quá trình phát triển lịch sử, nơi này đã hội tụ đầy đủ các ý thức hệ tư tưởng của cả Phương Đông lẫn Phương Tây. Trong quá trình xâm nhập và phát triển của Islam giáo (Hồi giáo), tôn giáo này đã có một địa vị chắc chắn ở nhiều nước. Và trong bức tranh văn hóa tôn giáo Đông Nam Á, với vai trò là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới thì Islam cũng là một trong số những tôn giáo đã góp phần tạo nên sự đa dạng về mặt tôn giáo nơi đây. Islam không chỉ có vị trí và vai trò đặc biệt trong cộng đồng các quốc gia A Rập mà còn ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cộng đồng Islam ở Đông Nam Á. Nói đến sự lan truyền Islam ra bên ngoài, chắc hẳn sẽ nghĩ ngay đến sự du nhập thông qua các cuộc “chiến tranh thần thánh dưới ngọn cờ tôn giáo” của mình khi lan truyền sang nhiều khu vực khác. Tuy nhiên, khi đến với Đông Nam Á Islam lại trở nên “hòa diệu” hơn hẳn, khi theo chân các thương nhân đến bằng con đường thương mại hòa bình, đó chính là sự khác biệt, mỗi tôn giáo khi đến với khu vực này đều mang một màu sắc riêng và có những đặc điểm riêng trong quá trình du nhập để cư dân nơi đây có thể tiếp nhận và phát triển chúng, có chăng khi Islam hay bất kì một tôn giáo nào khác khi đến Đông Nam Á cũng“đều tự tước bỏ đi những giáo lí và thực hành cứng nhắc, hòa vào các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống và do vậy tự biến đổi để được chấp thuận và tồn tại”.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: Vài nét khái quát về Đông Nam Á 1.1 Tổng quan về Đông Nam Á 2

1.2 Tín ngưỡng bản địa và các tôn giáo ở Đông Nam Á trước khi Islam giáo du nhập 3

Chương 2: Đặc điểm của quá trình du nhập Islam giáo vào khu vực Đông Nam Á 2.1 Sơ lược về Islam giáo 6

2.2 Những bước đầu của quá trình du nhập Islam giáo vào Đông Nam Á 7

2.3 Đặc điểm của quá trình du nhập Islam giáo vào khu vực Đông Nam Á 11

2.3.1 Islam du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu theo đường biển dưới hình thức giao lưu, buôn bán 11

2.3.2 Islam du nhập vào Đông Nam Á bằng phương thức hoà bình 14

2.3.3 Islam du nhập vào Đông Nam Á đã có sự pha trộn giữa Islam chính thống với các cơ tầng văn hoá có nguồn gốc Ấn Độ, Ba Tư, Trung Quốc và những yếu tố tín ngưỡng tiền Islam ở địa phương 19

2.3.4 Islam du nhập vào Đông Nam Á do có nhiều yếu tố thuận lợi 21

KẾT LUẬN 26

PHỤ LỤC 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực có lịch sử lâu đời với tư cách làtrung tâm kinh tế, văn hóa phong phú, đa dạng và là một trong những chiếc nôicủa lịch sử loài người Bên cạnh đó khu vực này còn là nơi có nền văn hóa phongphú, đa dạng, nhiều màu sắc nhưng lại thống nhất với nhau Tính thống nhất đóđược xây dựng trên cơ tầng văn hóa bản địa đặc sắc của một chỉnh thể văn hóaĐông Nam Á đã có từ thời tiền sử, tính đa dạng cũng thuộc về bản chất của nềnvăn hóa đặc sắc ấy khi nó không ngừng tiếp biến với các nền văn hóa khác để thunhận, để cải biến và phát triển trong suốt hàng ngàn năm qua

Ở Đông Nam Á bức tranh về tôn giáo là vô cùng đa dạng, mang nhiều dáng

vẻ khác nhau Bởi trong quá trình phát triển lịch sử, nơi này đã hội tụ đầy đủ các

ý thức hệ tư tưởng của cả Phương Đông lẫn Phương Tây Trong quá trình xâmnhập và phát triển của Islam giáo (Hồi giáo), tôn giáo này đã có một địa vị chắcchắn ở nhiều nước Và trong bức tranh văn hóa tôn giáo Đông Nam Á, với vai trò

là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới thì Islam cũng là một trong số nhữngtôn giáo đã góp phần tạo nên sự đa dạng về mặt tôn giáo nơi đây Islam khôngchỉ có vị trí và vai trò đặc biệt trong cộng đồng các quốc gia A Rập mà còn ởnhiều nước trên thế giới, trong đó có cộng đồng Islam ở Đông Nam Á Nói đến

sự lan truyền Islam ra bên ngoài, chắc hẳn sẽ nghĩ ngay đến sự du nhập thông

qua các cuộc “chiến tranh thần thánh dưới ngọn cờ tôn giáo” của mình khi lan

truyền sang nhiều khu vực khác Tuy nhiên, khi đến với Đông Nam Á Islam lại

trở nên “hòa diệu” hơn hẳn, khi theo chân các thương nhân đến bằng con đường

thương mại hòa bình, đó chính là sự khác biệt, mỗi tôn giáo khi đến với khu vựcnày đều mang một màu sắc riêng và có những đặc điểm riêng trong quá trình dunhập để cư dân nơi đây có thể tiếp nhận và phát triển chúng, có chăng khi Islam

hay bất kì một tôn giáo nào khác khi đến Đông Nam Á cũng“đều tự tước bỏ đi

những giáo lí và thực hành cứng nhắc, hòa vào các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống và do vậy tự biến đổi để được chấp thuận và tồn tại”.

Vì những lý do trên nên tôi chọn: “Đặc điểm của quá trình du nhập Islam giáo vào khu vực Đông Nam Á” làm đề tài tiểu luận.

Trang 3

CHƯƠNG 1:

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC ĐÔNG

NAM Á 1.1 Tổng quan về Đông Nam Á

Đông Nam Á có vị trí địa lí nằm trong phạm vi khoảng từ 920 đến 1400 kinhĐông và khoảng từ 280 vĩ Bắc đến 150 vĩ Nam Phía Bắc giáp với Trung Quốc,phía Tây Bắc giáp với Ấn Độ - hai nền văn minh lớn và rực rỡ của thế giới trongthời kì cổ trung đại, phía Tây là Ấn Độ Dương và hai mặt Đông, Nam được baobọc bởi Thái Bình Dương Đông Nam Á gồm hai vùng lãnh thổ khác nhau rõ rệt:một phần là lục địa (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma), một phần

là vùng hải đảo (Inđonexia, Philippin, Malaysia, Singapore, Brunei)

Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là khu vực có ý nghĩa quan trọng trongtoàn bộ lịch sử khu vực và thế giới, từ những bước đi đầu tiên của loài người

cũng như trong từng chặng đường lịch sử Là khu vực “ngã tư đường”, là cầu

nối giữa thế giới Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây Á và Địa Trung Hải,nên không phải ngẫu nhiên mà mối liên hệ của khu vực này với thế giới đã đượcxác lập ngay từ thời cổ đại Ở Đông Nam Á, từ trước khi tiếp xúc với các nền vănminh từ bên ngoài, các cư dân của nó đã có một đời sống văn hoá khá cao Chođến trước thế kỉ XVI, Đông Nam Á đã nổi lên như một trong những trung tâmvăn minh, một khu vực địa lý - lịch sử - văn hoá Đương nhiên, trong quá trìnhphát triển, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song

sự tác động này không vì thế biến khu vực này thành khu vực “Ấn Độ hoá” hay

“Hán hoá”, mà nó đã lựa chọn những gì thích hợp nhất trong những thế giới ấy,

đồng thời hoà nhập với các đặc điểm của mình, chứ không phải tiếp thu tất cảnhững gì xa lạ với nó Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, cư dân Đông Nam Á

đã sáng tạo nên một nền văn hoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ

sử trước khi tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ Trong tính thống nhấtcủa khu vực, nền văn hoá đó có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc,được phát triển liên tục suốt chiều dài lịch sử

Xét về cội nguồn, Đông Nam Á có những đặc điểm văn hoá chung tạo nêntính thống nhất của cư dân toàn vùng Theo các nhà nghiên cứu, thì sở dĩ cư dânĐông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hoá vì cư dân ở đây cócùng một nền tảng văn hoá Nam Á, lấy sản xuất lúa nước làm phương thức hoạtđộng kinh tế chính Đông Nam Á là một trong những cái nôi trồng trọt cổ củaloài người Nông nghiệp lúa nước đã trở thành cội nguồn, thành mẫu số chung

Trang 4

của nền văn minh khu vực Đó là một nền văn minh có đủ sắc thái đồng bằng,biển, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen, phức tạp Nhưng mẫu số chungvẫn là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hoá xóm làng Chính vì yếu tốnền nông nghiệp lúa nước mà sông ngòi nơi đây có một vị trí đặc biệt quan trọngtrong đời sống cư dân Đông Nam Á Với năm dòng sông lớn ở lục địa là sôngHồng, Sông Mêkong, sông Mê Nam (Chaophaya), Salween, Iraoadi đã tạo nênnhững đồng bằng châu thổ phì nhiêu màu mỡ hiếm thấy, các dòng sông lại chắpnối liên kết giữa đồng bằng và biển rộng Yếu tố biển cũng là một yếu tố quantrọng không kém, là một biển phụ của Thái Bình Dương, Biển Đông có vị trítương đối khép kín, nhưng đây chính là ngư trường chủ yếu của cư dân ĐôngNam Á Bên cạnh đó, nhờ vào yếu tố biển mà quá trình xúc tiến thương mại củaĐông Nam Á và những vùng khác diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.

Vào những thế kỉ tiếp giáp công nguyên, trước sự xâm nhập của hai nềnvăn minh Trung Hoa và Ấn Độ, nền văn hoá chung của Đông Nam Á có nhữngthay đổi và các thành tố của nó trở thành cơ tầng Đông Nam Á của tất cả các nềnvăn hoá dân tộc, được bảo lưu như là kho vốn chung của các nước Đông Nam Á,tạo nên truyền thống liên kết với nhau Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, vớicác ứng xử không giống nhau trong quá trình tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa,

Ấn Độ và sau này của các nền văn hoá Âu, Mỹ, các cư dân trong vùng đã xâydựng nền văn hoá quốc gia - dân tộc độc đáo, đa dạng, phong phú nhưng vẫn cónhững nét tương đồng khu vực Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dântộc Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vàokho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo

Là khu vực dường như mang những yếu tố “trời cho”, với vị trí địa lí

“ngã tư đường” thuận tiện cho giao lưu kinh tế, nền nông nghiệp lúa nước minh

chứng cho một thời kì văn minh, phát triển Bên cạnh đó, đời sống vật chất tinhthần của cư dân nơi đây khá cao, từ thuở bình minh khi hình thành đã có nhữngtín ngưỡng bản địa, về sau là sự tiếp biến từ các nền văn hóa xung quanh, thu

nhận và hình thành nền văn hóa cho mình và của mình Với những “đặc ân” đã

nêu trên, khu vực này như một điểm đến đầy hứa hẹn không chỉ đơn thuần làgiao thương, mà còn là sự giao lưu của nhiều nền văn hóa trên thế giới

1.2 Tín ngưỡng bản địa và các tôn giáo ở Đông Nam Á trước khi Islam giáo du nhập

Phát sinh và quần cư trên một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với cảnhquan hùng vĩ, sản vật phong phú, đất đai màu mỡ nên cư dân Đông Nam Á đãxây dựng cho mình những nét sinh hoạt văn hóa riêng, thể hiện được những néttính cách và tâm hồn của con người vùng nhiệt đới gió mùa Ngay từ thời xa xưa

Trang 5

cư dân Đông Nam Á đã sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thờ cúng tổ tiên Chínhcác tập tục, tín ngưỡng truyền thống ấy đã được cư dân nơi đây bảo tồn và lưutruyền suốt bao thế hệ Về sau khi họ đã tiếp thu các tôn giáo lớn của thế giới nhưPhật giáo, Ấn Độ giáo rồi đến Islam giáo hay Cơ Đốc, thì hầu hết các tôn giáo ấykhi đến với Đông Nam Á đều được thiết lập trên nền tảng của các tín ngưỡng và

tập tục tín ngưỡng địa phương, hay nói cách khác: “Bất kì tôn giáo nào khi tới

Đông Nam Á đều tự tước bỏ đi những giáo lí và thực hành cứng nhắc, hòa vào các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống và do vậy tự biến đổi để được chấp thuận

và tồn tại”.

Đông Nam Á, một khu vực lịch sử - địa lý - văn hoá lâu đời, là một trongnhững cái nôi của loài người Do vậy, từ rất sớm những cư dân Đông Nam Á đãsáng tạo ra các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như: Vật linh giáo, Tôtem giáo,Shaman giáo, thờ mẫu, thờ cúng tổ tiên… Tuy sắc thái, biểu hiện của nó ở mỗiquốc gia là khác nhau nhưng tất cả đều có một mẫu số chung chính là đặc trưng

của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Đó chính là “sự đa dạng trong thống

nhất” trong hình thức tôn giáo, tín ngưỡng Đông Nam Á Đó cũng chính là

những cơ sở để cư dân Đông Nam Á chủ động tiếp thu những tinh hoa văn hoá

của khu vực và thế giới, đúng như nhận xét của Coedes: “Những dân tộc cảm

nhận được tác động của nền văn hoá Ấn Độ thì không phải những loại người mông muội, mà là những cộng đồng có nền văn minh tương đối cao của chính mình” Nhờ có vị trí địa lý như chiếc cầu nối đại dương giữa các châu lục lớn nên

từ xa xưa, Đông Nam Á được coi như “ngã tư đường” của các nền văn hoá.

Ngoài ra biển Đông Nam Á cũng có vai trò đặc điểm gần giống như Địa TrungHải đối với các vùng duyên hải trong khu vực Rồi thì thiên nhiên phong phú,chế độ gió mùa đã trở thành những điều kiện thuận lợi giúp cho sự buôn bán, đilại, thậm chí định cư của các thương gia từ các nơi khác nhau của thế giới tới…

“Và hai nghìn năm trước đây mảnh đất lành Đông Nam Á đã được đón nhận con

chim đầu tiên của hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Bàlamôn giáo từ Ấn Độ tới”.

Khác với sự truyền bá của một vài tôn giáo lớn mà tiêu biểu là Kitô giáo,hai tôn giáo lớn của Ấn Độ lan toả đến miền đồng bằng duyên hải Đông Nam Áchủ yếu bằng văn hoá và thông qua những người Ấn đến buôn bán hay sinh sốngtại vùng đất nước này Tấm áo tôn giáo của Ấn Độ đã trụ lại và phát triển mạnh ởcác quốc gia cổ đại Đông Nam Á Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu

gọi khu vực Đông Nam Á thời cổ đại là khu vực “Ấn Độ hoá” hay khu vực ngoại

Ấn Còn đối với các quốc gia Ấn Độ hoá, họ xem tôn giáo như là “công cụ” hữu

hiệu nhất trong việc Ấn Độ hoá các nền văn hoá cổ đại ở Đông Nam Á Vì vậy,

“không một quốc gia nào lại không chọn lấy một tôn giáo nào đó của Ấn Độ làm

quốc giáo”.

Trang 6

Cho nên, trước khi Islam du nhập vào, đời sống tôn giáo của khu vực ĐôngNam Á hết sức đa dạng và phức tạp Ngoài tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thuỷ củakhu vực, Đông Nam Á đã tiếp thu những tôn giáo đến từ Ấn Độ, Trung Quốc.Trong đó, ngoại trừ Đại Việt, ngoài việc tiếp thu Phật giáo của Ấn Độ, còn tiếpthu cả Lão giáo và Nho giáo thì đại đa số các quốc gia Đông Nam Á đều chịu ảnhhưởng của các tôn giáo đến từ Ấn Độ Có thể ở nơi này, nơi kia có sự lựa chọn

Ấn giáo hay Phật giáo, Phật giáo đại thừa hay tiểu thừa, nhưng không chỉ thế, tất

cả đều cho thấy, trước khi Islam xuất hiện, tôn giáo, tín ngưỡng Ấn Độ đã ăn sâu,bám rễ, chi phối toàn bộ đời sống các quốc gia Đông Nam Á Sự ảnh hưởng đó

mạnh đến nỗi người ta gọi Đông Nam Á chính là khu vực “Ấn Độ hoá”…

Thực tiễn, ngay trước khi Islam du nhập vào, ở Đông Nam Á, nền văn hóa

Ấn - Malayu đang rơi vào tình trạng khủng hoảng Vì vậy, nó tạo ra một chỗtrống về tư tưởng để Islam - một tôn giáo phù hợp với những yêu cầu của lịch sửĐông Nam Á bấy giờ len vào và phát triển mạnh mẽ

Trang 7

CHƯƠNG 2:

ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH DU NHẬP ISLAM GIÁO

VÀO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 2.1 Sơ lược về Islam giáo

Islam hay còn gọi là Đạo Hồi là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới

Trong tiếng A Rập thì Islam có nghĩa là “sự phục tùng, sự tuân lệnh” và những

người theo Islam giáo đều được gọi là Muslim – tín đồ Hồi giáo Những Muslim

sẽ luôn phải thể hiện Đức tin tuyệt đối của mình đối với Đấng Tối Cao đó làThánh Allah Tôn giáo độc thần này xuất hiện ở phía Tây A Rập vào đầu thế kỉthứ VII và nhà Tiên tri Mohammed (570 – 632) chính là người đã sáng lập ra tôngiáo này, ông là một nhân vật lịch sử vĩ đại, kiệt xuất Và ông xuất thân trongmột gia đình quý tộc sa sút tại Mecca (thuộc vùng bán đảo A Rập, Mecca có vịtrí nằm trên đường buôn bán chủ yếu từ Yemen tới Xiri, dân cư là người thuộc bộlạc Corai, phần lớn đều theo nghề buôn bán và hoạt động thương mại) Cũng nhưnhiều tôn giáo khác, Islam ra đời cũng xuất phát từ những điều kiện kinh tế, xãhội, tư tưởng và tôn giáo đặc trưng Tuy nhiên, sự ra đời của Islam lại mangnhững nét đặc biệt mà không một tôn giáo nào có được Đó là quá trình hìnhthành và thống nhất quốc gia trở thành một xu thế tất yếu, đòi hỏi phải có mộtnhà nước vững mạnh để khôi phục vị thế kinh tế và sức mạnh về niềm tin tôngiáo, quá trình bành trướng và phát triển thế lực, mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.Mỗi tôn giáo đều hình thành cho mình những đặc trưng riêng biệt để khônghòa lẫn vào những tôn giáo khác Và Islam cũng vậy, một trong số những đặctrưng của tôn giáo này đó là đối với các tín đồ Islam dù bất cứ đâu, thuộc dân tộc

nào, thì sự phục tùng luôn là “nguyên tắc tối thượng” Đối với họ, không có Chúa

Trời nào khác ngoài Thánh Allah và Đấng Tiên tri của ngài chính là Mohammed.Các tín đồ Islam luôn tin rằng, những gì mà Thánh Allah muốn làm đối với loàingười đều được ghi trong kinh Koran và bổn phận của họ là phải phục tùng theo

ý muốn của Ngài Như vậy, lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của Islam giáoluôn gắn liền với bộ kinh Koran (bộ kinh được chia làm 114 chương, gọi làSuarat bao gồm những bài thơ – Ayat, Ayat còn có nghĩa là điều hành, điều kì

ngoặc lịch sử của người A Rập Niềm tin của các tín đồ đối với Islam giáo luôn

là tuyệt đối và họ luôn tuân thủ nghiêm ngặt 5 bổn phận quan trọng hay còn gọi

là “Năm trụ cột của Islam giáo”, đó là:

Trang 8

1 Xác nhận đức tin (Shahadah), mỗi tín đồ Islam giáo phải xác nhận rằng

chỉ có một Thượng đế tối cao duy nhất là Đức Allah, ngoài ra không cómột vị thần nào cả và xác nhận Mohammed là sứ giả của Ngài

2 Cầu nguyện (Salat), hằng ngày mỗi tín đồ Islam giáo phải cầu

nguyệntheo nghi thức đủ 5 lần Hướng duy nhất mà khi cầu nguyện cáctín đồ hướng tới là Thánh địa Mecca

3 Bố thí (Zakat), việc bố thí cho người nghèo khó là nghĩa vụ và bổn phận

của tín đồ Islam giáo

4 Kiêng ăn (Sawn), trừ trẻ em và phụ nữ mang thai và người ốm , còn lại

tất cả các tín đồ Islam giá đều phải kiêng ăn từ lúc rạng sáng đến khimặt trời lăn mỗi ngày trong tháng chay Ramadan (tháng 9 theo Hồilịch)

5 Hành hương (Hajj), hành hương về Thánh địa Mecca, thành phố quê

hương của nhà Tiên tri Mohammed, trung tâm của thế giới Islam giáo,nơi có đền Kaaba thiêng liêng là ước nguyện cả đời của mỗi tín đồIslam giáo và cũng là bổn phận của họ Mỗi tín đồ Hồi giáo phải hànhhương về Thánh địa Mecca ít nhất một lần trong đời

Ngoài 5 trụ cột trên, nhiều người còn cho rằng “Thánh chiến” (Jihad) là trụ

cột thứ sáu của Islam giáo Niềm tin đó được xem là giáo luật và là pháp lý tôngiáo đối với mọi tín đồ

2.2 Những bước đầu của trình du nhập Islam giáo vào Đông Nam Á

Trước khi Islam được truyền bá vào Đông Nam Á, thì khu vực này đã cónhững ảnh hưởng sâu sắc từ hai nền văn hóa lớn nằm áng ngữ ở hai đầu đó là vănhóa Ấn Độ và Trung Hoa Nhưng từ khi Islam giáo có mặt ở Đông Nam Á, giốngnhư một luồng gió mới khi Islam mang những đặc điểm mới mẻ, có sự thốngnhất cao và mang tính khu vực rõ rệt Khi đến với Đông Nam Á, Islam không chỉlàm tăng thêm số lượng tín đồ và biến đổi về chất mà còn ảnh hưởng rất lớn đếnđời sống chính trị, văn hóa, xã hội các quốc gia khu vực

Tuy là một tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng Islam đến Đông Nam Á tương

đối muộn vào lúc mà “lưỡi gươm tàn bạo của Islam giáo” không còn thỏa sức

hoành hành để mở rộng lãnh thổ và áp đặt tôn giáo cho các cư dân, vùng đất bịngười A Rập Hồi giáo chiếm đóng Islam xuất hiện ở Đông Nam Á trước ThiênChúa giáo, nhưng chỉ thực sự có ảnh hưởng sau đó vài thế kỉ Từ lâu, trước khingười Châu Âu đến khu vực Đông Nam Á, thì Islam đã lan rộng một cách vữngchắc dọc theo các con đường buôn bán - đường thủy nối Tây Ấn Độ và Đông Á

Và lãnh thổ đầu tiên mà người Hồi giáo xâm nhập là vùng phía Bắc Sumatra,

Trang 9

người Ache là cư dân đầu tiên theo đạo Hồi Về sau khi Malacca trở nên cườngthịnh, thì vùng đất Sumatra này đã trở thành một trung tâm truyền bá Hồi giáo.Con đường lan truyền của Hồi giáo bắt đầu từ Malaysia, Inđonexia sau đó thôngqua con đường Malaysia mà đã lan dần ra các đảo miền Nam Philippin.

Không phải đơn thuần mà việc lan tỏa của Islam giáo lại bắt đầu từ vùngĐông Nam Á hải đảo Bởi lẽ trên thực tế người A Rập đã biết đến khu vực ĐôngNam Á từ sớm cùng với các thương nhân Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc và cùng

tham gia vào quá trình “Hồi giáo hóa Đông Nam Á”, có thể trong khoảng thời

gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIII Bởi vì, thời kì này ở đây đã hình thành nhữngcon đường buôn bán sôi động nối các vùng Viễn Đông – Nam Á – Bán đảo ARập Mặc dù tại những khu vực này đều có những thương nhân của Ấn Độ,Trung Quốc nhưng các thương gia Muslim A Rập chưa quan tâm nhiều đến khuvực Đông Nam Á, một phần là do nền thương mại Trung Hoa còn chiếm đa số và

lấn lướt Có nguồn tài liệu cho rằng: “Chứng cứ đầu tiên thừa nhận về hoạt động

của Islam ở đây (Đông Nam Á) chỉ là báo cáo của Marco Polo năm 1292 có đề cập đến thành phố Perlak ở miền Bắc Sumatra đã theo Islam” Điều này có

nghĩa là người A Rập đã biết đến khu vực Đông Nam Á nhưng về việc buôn bánmang tính chất có tổ chức của họ thì chưa có, thậm chí cho đến thế kỉ X Tuynhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, quá trình Islam thâm nhập vàoĐông Nam Á, mà trước hết là Đông Nam Á hải đảo là vào thế kỷ XIII Đến đây,quan hệ buôn bán trực tiếp và lan tỏa của Islam trong khu vực diễn ra thuận lợi.Vào năm 1258, khi con đường buôn bán từ phương Đông qua Vịnh Ba Tưlên Bắc Âu bị đóng cửa, con đường buôn bán mới lại được hình thành từ phíaĐông - Ấn Độ - Nam Arabia qua Hồng Hải… Theo đó, các thương gia Muslim

đã đến Đông Nam Á buôn bán, định cư và kết hôn với các phụ nữ địa phương, vàđương nhiên Islam đã được truyền bá vào khu vực Trong quá trình Islam giáo dunhập, thì các thành phố ven biển như: Malacca, Pasai, Aceh… đóng vai trò quantrọng vì chúng là những thành phố và những trung tâm buôn bán lớn, nơi giaolưu buôn bán trên khu vực Do vậy, những thành phố đó trở thành trung tâmIslam giáo đầu tiên và là những trung tâm buôn bán, cũng đóng vai trò là trungtâm truyền bá Islam quan trọng Các Islam đã có công tổ chức những hoạt độngtôn giáo và truyền bá kiến thức Islam cho cư dân bản địa Một điều mà các dântộc ở Đông Nam Á dễ dàng tiếp nhận Islam là do tính chất ôn hòa, phù hợp vớiđời sống tinh thần và tâm linh của mọi người, phù hợp với nhu cầu phát triển của

cư dân bản địa Điều này góp phần tạo nên một trong những đặc trưng của Islamgiáo ở khu vực này Đó là sự pha trộn những yếu tố tín ngưỡng tiền Islam ở địaphương với những nét văn hóa Ấn Độ, Ba Tư và hồi giáo chính thống

Trang 10

Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận nguồn gốc Ấn Độ của Islam ở ĐôngNam Á Trước đây khu vực này chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Ấn Độ

trên mọi lĩnh vực, và đã được G.E.Coedes đề cập trong tác phẩm “Cổ sử các

quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông”, ông gọi đó là các quốc gia “Ấn Độ hóa”.

Nhưng sau khi Islam đến, các yếu tố văn hóa Ấn và Islam đã đan xen, hòa quyệnvào nhau với nền văn hóa bản địa Khi Malacca trở thành tiểu quốc Islam thì lúcnày Islam cũng có mặt tại Ấn Độ, vai trò, vị trí của nó trong đời sống chính trị -

xã hội và văn hóa rất quan trọng Nền tảng và cơ sở quan hệ giữa các quốc giaĐông Nam Á và Ấn Độ đã có truyền thống tốt đẹp Điều đó tạo nên một chất keokết dính, một chất xúc tác để Islam bắn rễ và phát triển ở khu vực Đông Nam Á.Vào thế kỷ XIII – XIV, bản thân vùng Đông Nam Á hải đảo được gắn với một

chuỗi các quốc gia buôn bán theo đạo Hồi, tiến trình “Hồi giáo hóa” lúc bấy giờ

được hoàn tất thông qua việc cải đạo và chinh phục các đảo, mở rộng vùng giápranh Hồi giáo dọc theo các con đường buôn bán hiện có Cho đến thế kỉ XV,Malacca đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình Islam hóa ra toàn khu vực.Việc Hồi giáo đến Đông Nam Á không có những cuộc chiến tranh tôn giáo, trừmột vài cuộc xung đột nhỏ ở Philippin và việc Hồi giáo du nhập vào Philippin có

nguồn gốc: “Vào thế kỉ XIV, Islam bắt đầu du nhập vào các đảo ở Miền Nam

Philippin làm xuất hiện cộng đồng người Muslim đầu tiên Người mang Islam đến với vùng đất này là các thương nhân A Rập, Ấn Độ và cả người Muslim Malaysia”

Sau khi đã thâm nhập vào hầu khắp vùng Đông Nam Á hải đảo, nhất là khiMalacca trở thành trung tâm truyền bá Islam Từ đây, Islam tiếp tục lan tỏa vàovùng Đông Nam Á lục địa Và việc hình thành các cộng đồng Hồi giáo cũng đã

được thiết lập ở Mianma và đã có những nét khác biệt trong quá trình du nhập

Hồi giáo vào Mianma so với các nước khác như Philippin, Thái Lan hay ViệtNam là vì trong khi Hồi giáo du nhập vào các nước này có đặc điểm chung: đều

có nguồn gốc từ Malaysia – Inđonexia, thì Islam truyền vào Mianma lại có nguồngốc từ Bengal Ấn Độ Trong nhiều nguồn tài liệu cho biết thì Bengal đã cải đạosang Islam giáo từ đầu thế kỉ XIII và là nơi giới hạn của con đường lan tỏa Islamgiáo bằng đường bộ sang phía Đông Xét về địa lí thì phần lãnh thổ phía Tây Bắccủa Mianma là Arakan cùng với Bengal của Ấn Độ trong lịch sử đã có mối quan

hệ kinh tế, văn hóa từ rất lâu đời Bởi vậy, nên Islam đã theo con đường này xâmnhập vào Mianma Tuy nhiên, Mianma vốn là một quốc gia có nền văn hóa Phậtgiáo từ lâu đời, cho nên Islam giáo tuy vào Mianma nhưng không thể lấn sâu vàolãnh thổ này được mà chỉ lôi kéo được bộ phận cư dân Arakan nằm phía Tây

Bắc Còn đối với Thái Lan có thể nói quá trình du nhập Islam vào Thái Lan cũng luôn được gắn với quá trình “Hồi giáo hóa” ở Indonexia và đặc biệt là Malaysia.

Trang 11

Bởi đa số tín đồ Islam giáo Thái Lan vốn đều có gốc là người Malaysia, họ sinhsống chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Thái Lan như: Pattani, Narathivat, Yala vàSutan Đây là những vùng đất trong lịch sử là đất mà những tiểu quốc Malaysiacống nạp cho các tiểu quốc của người Thái: Sukhothay, Ayuthaya hay Xiêm Vàdần dần biến thành tỉnh lệ thuộc hoặc sát nhập vào các nhà nước này, cũng như

vương quốc Thái Lan sau này Việt Nam cũng như nhiều nước trong khu vực

Đông Nam Á, vấn đề du nhập Islam vào Việt Nam vẫn còn nhiều điều chưa đượcsáng tỏ do những biến cố lịch sử như theo truyền thuyết và bia kí của ngườiChăm, họ đã biết đến Islam giáo từ thế kỉ X đến thế kỉ XI Hai tấm bia được tìmthấy ở Phan Rang, Phan Rí có niên đại vào thế kỉ X có kể về các hoạt động củacác thương nhân Hồi giáo A Rập đến đây làm ăn sinh sống Tuy nhiên, theo cácnhà nghiên cứu phán đoán thì Hồi giáo có mặt ở đây vào thời kỳ này có thể chỉ là

do các thương nhân A Rập Hồi giáo đến đây làm ăn sinh sống và không có nhiềungười Chăm theo tôn giáo này Phải đến sau biến cố lịch sử vào giữa thế kỉ XVvới sự suy vong của nhà nước Chămpa, Islam trong người Chăm mới thực sự cónhững biểu hiện rõ nét Trong tài liệu của Serejah Malayu, kể về một nhà vuaChămpa tên là Indra Brama cùng vợ và gia quyến chạy sang Malacca sau sự kiệnvua Lê Thánh Tông tấn công Chămpa năm 1471 và được Sultan Mansur tiếp đón

thân thiện: “Sultan Mansur cải giáo sang Islam cho vị khách Chămpa này và

phong cho ông ta làm Mantri” Như vậy, lịch sử Chămpa và tài liệu lịch sử của

Malaysia một lần nữa đã chứng tỏ, “Cho đến trước khi nước Chămpa bị mất vào

năm 1471, Islam chưa thâm nhập vào triều đình và dân chúng Chămpa Còn những dấu vết Islam ở Chămpa mà sử liệu Trung Quốc và hai tấm bia tìm thấy

ở miền Nam Chămpa có niên đại thế kỷ XI (một tấm có niên đại năm 1039, tấm kia được xác định khoảng từ 1025 đến 1039) nói tới chỉ là những dấu tích liên quan tới một thiểu số người, mà có thể chủ yếu là người nước ngoài, chứ không phải là người Chăm” Cũng như sử liệu Malayu nói tới, “Chỉ sau khi thành Đồ Bàn thất thủ (1471), những người Chămpa chạy sang Campuchia lánh nạn và định cư mới bắt đầu dần dần cải giáo sang Islam Chính những thương nhân Malayu từ đảo Borneo ghé đến, lập gia đình và định cư ở Campuchia, đã giúp người Chămpa theo Islam” Tại Campuchia người Chăm tiếp xúc với người

Malaysia (cùng hệ ngôn ngữ Malayo – Indonesian) theo Islam ở đây định cưbuôn bán, dần dần cải đạo Balamon để theo Islam giáo

Các cộng đồng Islam giáo ở khu vực Đông Nam Á lục địa chỉ là nhữngcộng đồng dân cư thiểu số, không phát triển mạnh mẽ như ở các nước Đông Nam

Á hải đảo, bởi vì khi tới đây Islam vấp phải một lực cản lớn là Phật giáo và nềnvăn hóa Phật giáo - Ấn Độ giáo Tuy vậy, Islam giáo ở khu vực này vẫn cònnhững đặc trưng tôn giáo và văn hóa riêng

Trang 12

Tóm lại, chỉ sau khoảng thời gian ngắn (từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII),Islam đã từng bước xâm nhập và lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á Từ nhữngtrung tâm Islam lớn như Samudra - Pasai, Malacca, Acheh, Islam đã lan tỏa khắpvùng Đông Nam Á hải đảo, xâm nhập vào một số quốc gia ở khu vực Đông Nam

Á lục địa, thì với vị trí là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, Islam ởĐông Nam Á có nhiều điểm chung nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt ở mỗinước Sự có mặt của Islam ở khu vực này tương đối sớm và được thâm nhậpmạnh mẽ vào khu vực trong thế kỷ XIII, thông qua mối ban giao tiếp xúc văn hóagiữa các Muslim A Rập, Ấn Độ, Ba Tư… và cư dân bản địa, điều này khônggiống như trường hợp trong khi Hồi giáo khi đến vùng Trung Cận Đông và Ấn

Độ bằng những cuộc chiến tranh thần thánh, thì khi đến với Đông Nam Á lạibằng con đường hòa bình, không phải qua những nhà truyền đạo, mà thông quathương mại và các thương gia Hồi giáo, nên dễ dàng được tiếp nhận và ngàycàng có những ảnh hưởng sâu rộng đặc biệt là các quốc gia hải đảo So với Ấn

Độ giáo đã tồn tại lâu đời ở Đông Nam Á, thì trên một phương diện nào đó Islamgiáo lại có tính dân chủ hơn hẳn, vì nó không gò bó bởi tính chất giai cấp nặng

nề, đáp ứng được khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bình đẳng trong cuộcsống, trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, ở mức độ nhất định

2.3 Đặc điểm của quá trình du nhập Islam giáo vào khu vực Đông Nam Á

2.3.1 Islam du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu theo đường biển dưới hình thức giao lưu, buôn bán

Xét về vị trí địa lí và lịch sử thì Đông Nam Á là khu vực nằm giữa hai nềnvăn minh lớn của thế giới cổ trung đại Đó là Trung Quốc ở phía Bắc và Ấn Độ ởphía Tây Đông Nam Á lại là khu vực địa lí khá đặc biệt, vừa nằm trên lục địavừa nằm trên hải đảo và hầu như tất cả các quốc gia trong khu vực đều có biển vàcác cảng biển Do điều kiện tự nhiên thuận lợi và sản vật phong phú, từ xa xưa,rất lâu trước khi Islam đến, cư dân Đông Nam Á đã có quan hệ buôn bán giaothương với các thương nhân nước ngoài đến từ Trung Quốc, Ba Tư, Ấn Độ, AiCập, Hi Lạp Những quan hệ buôn bán này chủ yếu diễn ra bằng đường biển.Các thương nhân, thương thuyền đến và đi qua các cảng ở Đông Nam Á khôngphải chỉ để trao đổi các mặt hàng gốm sứ, vàng bạc, tơ lụa của Trung Quốc, Ấn

Độ mà còn để mua các sản vật nhiệt đới địa phương Đông Nam Á Trong Sử thiRamayana của Ấn Độ đã nói về các địa danh của Đông Nam Á như: Yavadripa(hòn đảo vàng bạc) và tập Vayu Purana cũng nói đến, nhưng đánh vần làYamadvipa, mà theo các nhà nghiên cứu thì Yamadvipa tức là Sumatra hoặc làtên địa phương dùng để chỉ chung Java và Sumatra Dưới ánh sáng của những lời

Trang 13

tường thuật ban đầu phong phú hơn nhiều của Trung Quốc về Đông Nam Á thìdường như những diễn biến sớm nhất trong thương mại Ấn Độ và Đông Nam Á

là với Sumatra, các cảng Đông Nam của đảo này cũng đã đi tiên phong trongviệc mở các chuyến công du thương mại trực tiếp sớm nhất sang Trung Quốc quabiển Đông

Từ những thế kỉ đầu công nguyên đến thế kỉ XI, XII cùng với sự xuất hiệncủa hàng loạt tiểu quốc ở Đông Nam Á trên cơ sở nền văn hoá bản địa kết hợpvới những yếu tố văn minh bên ngoài như Trung Quốc và Ấn Độ, thì quan hệthông thương buôn bán của Đông Nam Á với bên ngoài ngày càng phát đạt, sốlượng tàu buôn nước ngoài đến Đông Nam Á ngày càng nhiều hơn Giai đoạnnày các cảng thị ở Đông Nam Á trở thành các trung tâm giao lưu buôn bán quantrọng trên hành trình buôn bán Đông Tây Giai đoạn này cũng có sự góp mặt củacác thương nhân Islam ở Đông Nam Á

Theo nhiều nguồn tài liệu cho biết thì thương nhân Islam A Rập có mặt ởĐông Nam Á từ rất sớm (thế kỉ VII - VIII) Tuy nhiên cho đến thế kỉ IX thì quan

hệ buôn bán của họ đối với khu vực này vẫn chưa phát triển Đối với người A

Rập, trong thời gian này Đông Nam Á chỉ được xem là “trạm nghỉ chân” trên

con đường giao thương hàng hải từ Ấn Độ sang Trung Quốc Các nguồn tài liệu

A Rập có nhắc tới các bờ biển thuộc Tây Bắc và Đông Sumatra, đảo Riaulinga vàPulau Tioman, nhưng không có tài liệu về sự buôn bán có tổ chức của người

Arập ở khu vực này cho đến giữa thế kỉ Có nguồn sử liệu đã cho rằng: “Chứng

cứ đầu tiên được thừa nhận về hoạt động Islam ở đây chỉ là báo cáo của Marco Polo năm 1292 có đề cập đến thành phố Perlak ở miền Bắc Sumatra đã theo Islam”

Sang thế kỉ XIII, thương mại của người Muslim A Rập ở Đông Nam Á gầnnhư đã bị thay thế bởi thương mại của người Muslim Ấn Độ Đây là thời kì mà

đa số các nhà nghiên cứu đánh giá Islam đã thực sự xâm nhập vào quần đảoMalaysia - Indonesia và vai trò truyền bá Islam vào Đông Nam Á cũng đa số dongười Ấn Độ thực hiện Sở dĩ như vậy vì, sau khi triều đại Abbasid ở Batđa(Irac) bị người Mông Cổ tấn công và lật đổ năm 1258 thì con đường buôn bánhương liệu từ phương Đông qua vịnh Ba Tư đến bờ biển Levantine rồi lên Bắc

Âu đã thực sự bị đóng cửa Từ đó xuất hiện con đường buôn bán mới từ phíaĐông đến Ấn Độ, sau đó đến Aden ở miền Nam Arabia, qua Hồng Hải đếnAlexandria và tiếp tục đi lên phía Bắc Trong khi đó, nhà vua Ai Cập lúc bấy giờchỉ cho phép tàu bè của người Islam qua cảng Alexandria nên các cảng IslamCambay, Surat và Diu ở Gujerat (Ấn Độ) đã trở nên náo nhiệt và trở thành cáctrung tâm vận chuyển hương liệu quan trọng Hơn nữa đây cũng là thời kì Châu

Trang 14

Âu phục hưng đang thịnh vượng Cho nên nhu cầu về hương liệu của PhươngĐông ngày càng tăng lên Điều đó khiến các thương gia Gujerat (Ấn Độ) giànhđược vị trí nổi bật trên thị trường hương liệu Với số lượng các thương giaGujerat ở Malacca - một thị trấn lớn ở quần đảo Malaya - Indonesia đã tạo điềukiện thuận lợi cho các phái đoàn truyền bá Islam tại đây và các nơi khác trongkhu vực Theo các nhà nghiên cứu thì các thương gia Islam đã tới Indonesia vàMalaysia buôn bán, định cư và kết hôn với các phụ nữ địa phương đặc biệt là con

em các gia đình quí tộc Tuy nhiên, không chỉ có các thương nhân Islam Ấn Độ ởGujerat mà còn có các thương gia Islam Ấn Độ khác từ Malabar và bờ biểnCoromandel ở phía Nam, hay từ Bengal thuộc Đông Ấn Độ Ở các thời điểmkhác nhau cũng đã góp phần truyền bá Islam cho các cư dân Đông Nam Á hảiđảo

Trong khi đó, tuy rằng số lượng cũng như vai trò của người Islam TrungQuốc, Ba Tư, Ai Cập không thể nào sánh được với người A Rập và Ấn Độ trongquá trình truyền bá Islam vào khu vực Đông Nam Á, nhưng cũng cần phải thừanhận họ cũng có những đóng góp nhất định trong quá trình du nhập Islam vàokhu vực này thông qua đường biển Bởi vì cùng với người A Rập, Ấn Độ thìngười Ba Tư và người Trung Quốc từ lâu cũng là những thương nhân hàng hảirất nổi tiếng Từ sớm họ đã tham gia vào con đường giao thương trên biển Đông

- Tây Hơn nữa, người Ba Tư đã chịu ảnh hưởng của Islam Với cơ tầng là nềnvăn minh ra đời trước văn minh Islam, tuy nhiên đến thời kì Đế quốc A RậpIslam lớn mạnh, làm chủ Trung Cận Đông thì người Ba Tư cũng bị sự hấp dẫncủa Islam thu phục Tuy nhiên, các cuộc chinh phục của người Mông Cổ đã táchrời nước Ba Tư ra khỏi thế giới Islam Trung Đông, đã tạo điều kiện cho việc hìnhthành một nuớc Ba Tư hùng mạnh có biên giới hoạch định rõ ràng Đặc biệt làdưới triều đại Islam Xaphavit (1499 - 1722) đế quốc Ba Tư phát triển hưng thịnh.Cùng với đó là quá trình giao thương hàng hải phát triển đến tận Ấn Độ Dương

và Đông Nam Á

Người Trung Quốc cũng đã sớm tiếp xúc với văn minh Islam (vào thế kỉ

VIII, IX) Thông qua con đường “tơ lụa” ở phía Tây Bắc các thương nhân Islam

đã đến Trung Quốc Ở Phía Nam, các cảng biển ở Quảng Châu, Dương Châu chính là đích đến của các thương nhân Islam trên hành trình dài từ Tây sangĐông

Qua đó để chúng ta thấy rằng, con đường du nhập Islam vào Đông Nam Áchủ yếu thông qua đường biển dưới hình thức giao lưu trao đổi buôn bán của cácthương nhân Nơi tiếp nhận Islam đầu tiên ở Đông Nam Á là các nước hải đảo:Indonesia sau đó đến Malaysia và từ các trung tâm này Islam tiếp tục lan toả đến

Ngày đăng: 29/11/2017, 01:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w