1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2012-2015

3 943 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 19,95 KB

Nội dung

Mục tiêu chung: Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

GIAI ĐOẠN 2012-2015 (Tóm tắt)

I Mục tiêu của Chương trình

1 Mục tiêu chung: Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước

hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư

2 Mục tiêu cụ thể

- Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm

2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi tăng gấp 2,5 lần); tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 2%/năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2015

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi với các dịch vụ xã hội cơ bản

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu, như giao thông, điện, nước sinh hoạt

II Quy mô, địa điểm và thời gian thực hiện

Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước, nhất là các địa bàn trọng điểm sau:

a Huyện nghèo

b Xã nghèo, bao gồm:

- Xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi;

- Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

- Xã biên giới và xã an toàn khu

c Thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi

Thời gian thực hiện: từ 01/01/2012-31/12/2015

III Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình

1 Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo nhất, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trước hết là cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt

Trang 2

2 Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo để hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực thị trường; phát triển vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm cho người nghèo nhằm phát triển sản xuất và dịch vụ để giảm nghèo nhanh và bền vững

3 Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức giảm nghèo, nhất là ở cơ sở, giúp người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo

4 Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các chính sách và dự án giảm nghèo, đánh giá tác động của các chính sách và dự án giảm nghèo theo chuỗi kết quả cuối cùng tới đối tượng thụ hưởng

IV Dự án hợp phần

- Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

- Dự án 2 Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn đặc biệt khó khăn;

- Dự án 3 Nhân rộng mô hình giảm nghèo;

- Dự án 4 Nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

V Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình 4 năm (2012-2015)

Tổng kinh phí cho chương trình là 35.426 tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn như sau:

1 Vốn từ ngân sách Trung ương (bao gồm cả vốn vay, viện trợ nước ngoài) bố trí trực tiếp cho Chương trình là 23.426 tỷ đồng (53,57%);

2 Vốn từ Ngân sách địa phương dự kiến 3.000 tỷ đồng (8,47%);

3 Vốn lồng ghép khoảng 6.000 tỷ đồng (16,93%);

4 Vốn huy động cộng đồng và doanh nghiệp dự kiến khoảng 2.000 tỷ đồng (5,64%);

5 Vốn hợp tác quốc tế, dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng (2,82%)1

VI Cơ quan quản lý và tiến hành hoạt động

1 Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở Trung ương do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng ban; thành viên là Lãnh đạo các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan

2 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, điều hành và tổng hợp chung toàn bộ tình hình thực hiện Chương trình; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương quản lý, tổ chức thực hiện dự án 1, dự án 3 và dự án 4;

1 Chỉ tính nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực giảm nghèo của các tổ chức quốc tế

Trang 3

3 Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các

Bộ, ngành liên quan, các địa phương quản lý, tổ chức thực hiện dự án 2

4 Huy động sự tham gia của :

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Các tổ chức đoàn thể: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh…

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề

- Phát huy trách nhiệm của cộng đồng, dòng họ để hỗ trợ người nghèo, tăng cường tính tự chủ vươn lên của chính người nghèo

- Các phương tiện thông tin đại chúng: tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo

Ngày đăng: 24/07/2013, 08:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w