1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank chi nhánh Đà Nẵng.

91 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 449,43 KB

Nội dung

Từ ngày 01/04/2007 theo như lộ trình cam kết các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động bình đẳng tại Việt Nam, đây thực sự là một thách thức đối với các NHTM Việt Nam vì điều này sẽ t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 7 năm 2012

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Diệu Hương

Trang 2

MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 5

1.1 RỦI RO TÍN DỤNG 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Phân loại 6

1.1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc hình thành rủi ro 6

1.1.2.2 Phân loại theo tính chất của rủi ro tín dụng 6

1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 7

1.1.3.1 Ảnh hưởng đối với Ngân hàng 7

1.1.3.2 Ảnh hưởng đối với nền kinh tế - xã hội 8

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 8

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 8

1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng 9

1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 10

1.2.3.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng 10

1.2.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng 12

1.2.3.3 Kiểm soát và đánh giá rủi ro tín dụng 16

1.2.3.4 Tài trợ rủi ro tín dụng 19

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng 20

Trang 3

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan 20

1.2.4.2 Nhân tố khách quan 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 25

2.1 TỔNG QUAN VỀ TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG .25 2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển 25

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 26

2.1.3 Tình hình kinh doanh tại Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009 – 2011 27

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn 27

2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn 29

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 30

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 32

2.2.1 Tăng trưởng tín dụng 32

2.2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng 35

2.3 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 36

2.3.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng 36

2.3.1.1 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 37

2.3.1.2 Giao tiếp trong nội bộ của khách hàng 37

2.3.1.3 Nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ 38

2.3.2 Công tác đo lường rủi ro tín dụng 39

2.3.3 Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng 42

2.3.3.1 Cơ cấu danh mục cho vay để phân tán rủi ro 42

2.3.3.2 Hệ thống theo dõi giám sát rủi ro tín dụng 44

Trang 4

2.3.3.3 Kiểm soát trong quá trình thẩm định và xét duyệt tín dụng.45

2.3.3.4 Kiểm soát tài sản đảm bảo 46

2.3.4 Công tác tài trợ rủi ro tín dụng 47

2.3.4.1 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro 47

2.3.4.2 Xử lý nợ xấu 48

2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 48

2.4.1 Kết quả đạt được 48

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế 49

2.4.2.1 Khó khăn trong thẩm định và đánh giá khách hàng 49

2.4.2.2 Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vẫn còn một số hạn chế 51

2.4.2.3 Công tác giám sát sau cho vay chưa hiệu quả 52

2.4.2.4 Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa phát huy hết vai trò .53

2.4.2.5 Hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu 54

2.5 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK ĐÀ NẴNG .54

2.5.1 Nguyên nhân khách quan 54

2.5.1.1 Môi trường pháp lý chưa thuận lợi 54

2.5.1.2 Môi trường kinh tế không ổn định 56

2.5.2 Nguyên nhân chủ quan 58

2.5.2.1 Từ phía khách hàng vay vốn 58

2.5.2.2 Từ phía ngân hàng 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61

Trang 5

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI

RO TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 62

3.1GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 62

3.1.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng 62

3.1.1.1 Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro 62 3.1.1.2 Sử dụng bảng liệt kê (check-list) 63

3.1.1.3 Giao tiếp với các tổ chức chuyên nghiệp 63

3.1.1.4 Đánh giá hiểm họa rủi ro tín dụng 64

3.1.2 Đo lường rủi ro tín dung 65

3.1.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng 67

3.1.3.1 Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay 67 3.1.3.2 Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ 68

3.1.3.3 Sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro 69

3.1.3.4 Chứng khoán hóa các khoản nợ quá hạn 70

3.1.4 Tài trợ rủi ro tín dụng 70

3.1.4.1 Tăng cường xử lý nợ xấu 70

3.1.4.2 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay 72

3.1.4.3 Đa dạng hóa đầu tư và cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng khác 72

3.1.4.4 Gia tăng trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro 73

3.1.5 Giải pháp về nhân sự 73

3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 74

3.2.1 Một số kiến nghị đối với NHTMCP Techcombank 74

3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng 74

3.2.1.2 Củng cố hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng 75

3.2.2 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 76

Trang 6

3.2.2.1 Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng 76

3.2.2.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật 77

3.2.2.3 Tăng cường thanh tra giám sát ngân hàng 78

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80

KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 01: Hướng dẫn xếp hạng khách hàng BIG, MME, SME trên T24

PHỤ LỤC 02: Hướng dẫn xếp hạng KHCN vay dưới hình thức thế chấp khác trên T24

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CV QHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng

Trang 8

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng tại

Techcombank Đà Nẵng giai đoạn 2009-2011 332.4

So sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng của

Techcombank Đà Nẵng so với toàn ngành trên địa

So sánh tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của

Techcombank ĐN so với toàn ngành trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2009-2011

36

2.8 Cơ cấu danh mục cho vay theo tiền tệ 432.9 Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành nghề 442.10 Giá trị tài sản đảm bảo tại Techcombank Đà Nẵng

2.11 Phân loại nợ của Techcombank Đà Nẵng giai đoạn

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

2.1 Sơ đồ cơ cấu và bộ máy quản lý của Techcombank

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài

Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam nói chung

và của ngành ngân hàng nói riêng Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) của Việt Nam Từ ngày 01/04/2007 theo như lộ trình cam kết các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động bình đẳng tại Việt Nam, đây thực sự là một thách thức đối với các NHTM Việt Nam vì điều này sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt trên nhiều mặt như công nghệ, cơ cấu

tổ chức, bộ máy hoạt động, hệ thống quản trị rủi ro, …

Hoạt động kinh doanh tín dụng cũng không nằm ngoài quy luật này, bên cạnh đó với đặc thù là hoạt động kinh doanh chính của các NHTM Việt Nam cả về tỷ trọng tài sản có, thu nhập Vì vậy nếu kinh doanh tín dụng xảy ra tổn thất sẽ làm tăng chi phí, giảm thu nhập hoặc thậm chí thất thoát vốn của ngân hàng, từ đó không những ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh và

vị thế của chính ngân hàng mà còn có thể gây ảnh hưởng dây chuyền trên toàn hệ thống ngân hàng

Trong môi trường hoạt động cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong nước và nước ngoài, dưới sức ép của tiến trình hội nhập, hoạt động kinh doanh tín dụng rất phức tạp và luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn Vì vậy, rủi ro tín dụng cần được quản lý và kiểm soát trong giới hạn cho phép nhằm giảm thiểu các tổn thất, góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngân hàng Đây cũng là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững cũng như thực hiện thành công các hoạt động hợp tác, liên doanh liên kết trong xu thế hội nhập

Trang 11

Thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng Techcombank - Chi nhánh Đà Nẵng thời gian qua đã có những bước tiến bộ vượt bậc và đạt những thành tựu đáng khích lệ, chất lượng tín dụng ngày càng tăng cao, ngày càng tiến sát với các chuẩn mực quốc tế Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trên thì công tác quản trị rủi ro tín dụng (QT RRTD) vẫn tiềm ẩn trong nó những nhân tố phát sinh rủi ro Trong điều kiện kinh tế không ổn định như hiện nay thì nguy cơ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn có hệ thống là rất cao Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng (RRTD) phải được quản lý, kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng Góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của ngân hàng trong cạnh tranh

Đó là lý do tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank -Chi Nhánh Đà Nẵng”

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài hướng đến giải quyết những vấn đề sau:

- Tổng quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

- Phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay

- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, những hạn chế và tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra những

Trang 12

biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về rủi ro tín dụng

và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro tín dụng, thực trạng và các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng trên cơ sở dữ liệu từ năm 2009 đến hết năm 2011

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, tổng hợp để nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đề tài sử dụng kết hợp đồng thời các phương pháp cụ thể của thống kê học để tổng hợp, so sánh, phân tích các vấn đề nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Một là, đã hệ thống hóa các khái niệm, nguyên nhân và các nguyên tắc

và quy trình cơ bản để quản trị rủi ro tín dụng Đặc biệt phần lý luận đã giới thiệu một số công cụ đo lường rủi ro tín dụng cũng như các công cụ mới để phòng ngừa rủi ro tín dụng

Hai là, từ việc phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng

đã đưa ra được các đánh giá về các giải pháp này

Ba là, trên cơ sở đó đã đưa ra các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn để hoàn thiện và bổ sung cho công tác quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả hơn tại chi nhánh

Trang 13

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng

Trang 14

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI

ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng Có nghĩa là khả năng kháchhàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụngngân hàng cấp cho họ

Hay rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng (tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay và các chứngkhoán đầu tư sẽ không được trả đầy đủ

Theo điều 2, khoản 1 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ( NHNN) ban hành ngày 22/04/2005 thì: “Rủi

ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năngxảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do kháchhàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ củamình theo cam kết”

Nếu tất cả các khoản đầu tư tín dụng của ngân hàng được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn thì ngân hàng không có rủi ro tín dụng, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng, việc thu hồi nợ gốc và lãi một cách đầy đủ và đúng hạn là không chắc chắn nên ngân hàng khó tránhkhỏi rủi ro tín dụng

Trang 15

1.1.2 Phân loại

1.1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc hình thành rủi ro

Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong

quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ:

- Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến đánh giá và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả

để ra quyết định cho vay

- Rủi ro đảm bảo phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo ( TSĐB), chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của TSĐB

- Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạngrủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề

Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong

quản lý danh mục cho vay của ngân hàng , được phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:

- Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng bên trongcủa mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặcđiểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay

- Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng , cho vay quá nhiều khách hàng hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế …

1.1.2.2 Phân loại theo tính chất của rủi ro tín dụng

Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan gây ra

như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hỏa hoạn, người vay bị chết, mất

Trang 16

tích… dẫn đến thất thoát vốn vay mặc dù ngân hàng cho vay và người đivay đã thực hiện đầy đủ các qui định về quản l ý và sử dụng khoản vay

Rủi ro chủ quan: là rủi ro thuộc về lỗi của ngân hàng hoặc bên đi

vay vì vô tình hoặc cố ý gây ra dẫn đến thất thoát vốn vay Đối với rủi ro chủ quan nếu có những biện pháp hợp l ý có thể khắc phục hoặc hạn chế

được loại rủi ro này

1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng

1.1.3.1 Ảnh hưởng đối với Ngân hàng

RRTD làm suy giảm uy tín của ngân hàng: RRTD ở mức độ cao phản

ánh năng lực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không tốt, làm suy giảm

uy tín của ngân hàng trên thị trường

RRTD làm cho khả năng thanh toán của ngân hàng giảm sút: các

khoản tín dụng có rủi ro khiến cho việc hoàn trả gặp khó khăn, trong lúc đó các khoản tiền gửi, tiết kiệm của dân cư vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn, kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong thanh toán

RRTD làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: Khi RRTD xảy ra, ngân

hàng không thu hồi được nợ vay như dự kiến ban đầu, làm chậm tốc độ vòng quay vốn, gây ra những thiệt hại về tài chính, thêm vào đó là quá trình hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, bế tắc, thu nhập giảm, kết quả là

làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

RRTD làm tăng nguy cơ phá sản của ngân hàng: RRTD kéo dài gây

thất thoát lượng vốn quá lớn dẫn đến các NHTM có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và có thể dẫn đến phá sản Việc phá sản một ngân hàng có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền có tính hệ thống gây nên phá sản các ngân hàng khác nếu ngân hàng phá sản ban đầu có vị thế quan trọng trong hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) và có thể làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế, chính trị quốc gia

Trang 17

1.1.3.2 Ảnh hưởng đối với nền kinh tế - xã hội

Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp và các cá nhân Ngân hàng gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đếnnguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,doanh nghiệp thiếu vốn sẽ gặp khó khăn để sản xuất kinh doanh dẫn đếnđời sống công nhân gặp khó khăn Sự khủng hoảng từ hệ thống ngânhàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế Nó làm cho nền kinh tế

bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xă hội mất ổnđịnh

Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên tác động do khủng hoảng rủi ro tín dụng tại một nước cũngảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan Ngày naynền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thếgiới, do đó hệ thống ngân hàng của một quốc gia gặp khó khăn cũng ảnhhưởng đến nền kinh tế thế giới

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Chấp nhận và quản trị rủi ro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng; Tuy nhiên, ngân hàng cần phải tính đến khả năng chấp nhậnrủi ro trong chiến lược kinh doanh của mình và cần hiểu thấu đáo, đolường và kiểm soát rủi ro trong phạm vi khả năng sẵn sàng ứng phó đốivới những bất lợi có thể chấp nhận được

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng [3, tr 124]

Trang 18

Quản trị rủi ro tín dụng (QT RRTD) chính là việc xây dựng hệ thống quản lý và các chính sách quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạtđộng tín dụng nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật, nhận diện,cảnh báo và đề ra các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của rủi ro tín dụng,giảm thiểu những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định sựtương quan hợp lý giữa các nguồn lực của ngân hàng với mức độ mạohiểm có thể khi sử dụng vốn ngân hàng cho nghiệp vụ cấp tín dụng.Quản trị rủi ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công

cụ tạo ra giá trị, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệuquả hơn

1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng

QT RRTD có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì hoạt động kinh doanh ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro,mặt khác hiệu quả kinh doanh lại phụ thuộc vào mức độ rủi ro, không córủi ro thì không có lợi nhuận, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao

Quản trị rủi ro ngày càng được các ngân hàng chú trọng nhằm tránh cho ngân hàng những thất bại, mất mát, thiệt hại không dự tính được,những tổn thất vượt quá khả năng chịu đựng để từ đó n âng cao chất lượng tín dụng, giảm thiệt hại cho ngân hàng

Mặc dù hoạt động thực sự của quản trị rủi ro trong các tổ chức khác nhau có những khuynh hướng khác nhau, nh ưng có những nhiệm vụ cơ bản chung cho tất cả các ch ương trình quản trị rủi ro là: hoạt động chiến lược là nhận dạng , đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro

QT RRTD giúp các NHTM có sự chuẩn bị tốt cho những thay đổi bất lợi, giảm bớt nhạy cảm đối với những thay đổi có hại của môi tr ường tạo nên sự an toàn, ổn định trong kinh doanh , từ đó tăng doanh thu, giảm

Trang 19

chi phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trongngắn hạn và dài hạn của ngân hàng.

Hơn nữa, nếu ngân hàng q uản trị rủi ro tốt, đặc biệt là QT RRTD sẽ tạo điều kiện nâng cao chất l ượng hoạt động kinh doanh, tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng QT RRTD được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sàn lọc được những khách hàng có năng lực pháp lý tốt, năng lực tài chính tốt, có tiềm năng phát triển… nhằm giúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình cạnh tranh

QT RRTD tốt giúp cho ngân hàng giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao uy tín, vị thế và hình ảnh của ngân hàng trên thị tr ường trong nước và quốc tế Do đó, để hạn chế rủi ro các ngân hàng cần phải làm tốt

từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra

1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

1.2.3.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng

Khái niệm : Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ

thống nhằm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây ra rủi

ro trong từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD

Phương pháp: Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng

liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các

hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề, phương pháp nhận biết các dấu hiệu cảnh báo khoản cấp tín dụng có vấn đề

Hầu hết RRTD xảy ra đều có dấu hiệu báo trước, việc nhận biết dấu hiệu RRTD và nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro là yêu cầu cấp thiết,

Trang 20

không chỉ giúp người quản lý mà ngay cả nhân viên tín dụng cách phòng ngừa hiệu quả, giảm thiểu mức tổn thất thấp nhất cho ngân hàng cả về vật chất, hình ảnh và uy tín Nhận diện rủi ro, qua đó có giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các khoản cho vay rủi ro là khâu quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh tín dụng của ngân hàng Dấu hiệu nhận biết RRTD bao gồm: dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính [1,tr.135-136]

Các dấu hiệu tài chính

Nhóm dấu hiệu liên quan đến tình hình công nợ: công nợ gia tăng

vượt quá khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, hoặc khách hàng đã bị chiếm dụng vốn hoặc gặp vấn đề với các khoản nợ khó đòi khi có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu và dòng tiền thực tế của doanh nghiệp

Nhóm dấu hiệu liên quan đến khả năng thanh toán: Khách hàng có sự

thay đổi bất thường các chỉ số về khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, các vòng quay hoạt động theo chiều hướng xấu

Nhóm dấu hiệu liên quan đến cơ cấu nguồn vốn: Khách hàng thực

hiện hoặc có sự thay đổi một cơ cấu vốn không hợp lý, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn quá mức cho phép, điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ cho ngân hàng

Nhóm dấu hiệu về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Khách

hàng đang có hiệu quả kinh doanh tốt, có lãi ở các kỳ báo cáo trước nhưng đến kỳ báo cáo này lại thể hiện kết quả kinh doanh lỗ

Các dấu hiệu phi tài chính

Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng: Khách hàng

trì hoãn cung cấp thông tin, gây trở ngại cho việc kiểm tra định kỳ, đề nghị gia hạn nợ, xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng thiếu căn cứ thuyết phục, chây lỳ trong việc trả nợ

Trang 21

Nhóm dấu hiệu liên quan đến giao dịch ngân hàng: những thay đổi

bất thường trong tài khoản tiền gửi thanh toán, có dấu hiệu tìm kiếm nguồn tài trợ bất thường, chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng…

Nhóm dấu hiệu liên quan đến hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và phương pháp quản lý của khách hàng: khó khăn trong việc phát

triển sản phẩm, sản phẩm có tính thời vụ cao, phát sinh chi phí bất thường, thay đổi cơ cấu tổ chức, thuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên…

Nhóm dấu hiệu phát sinh từ chính sách tín dụng của ngân hàng: đánh

giá và phân loại không chính xác về rủi ro khách hàng, dấu hiệu che giấu

nợ có vấn đề, hồ sơ tín dụng không đầy đủ, tăng trưởng tín dụng quá mức…

Ngoài ra, còn có thể sử dụng các phương pháp sau: phương pháp tham khảo các chuyên gia, phân tích lưu đồ, phương pháp thu thập thông tin nhiều nguồn khác nhau

1.2.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Khái niệm: Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích

hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi

ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro

Phương pháp: sử dụng các mô hình để đo lường rủi ro tín dụng [1],

[3],[4]

a Mô hình định tính ( Mô hình chất lượng 6C)

Mô hình định tính 6C bao gồm 6 yếu tố sau:

- Tư cách người vay (Character): Nhân viên tín dụng phải xác định

một cách chắc chắn về uy tín của bên vay, mục đích sử dụng tiền vay rõ ràng, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, và có trách nhiệm cao trong việc trả nợ khi khỏan vay đến hạn

Trang 22

- Năng lực của bên vay (Capacity): Bên vay phải có đủ năng lực hành

vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng, đảm bảo hợp đồng tín dụng được ký kết không bị vô hiệu, đồng thời bên vay phải có năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả

- Thu nhập của bên vay (Cash): Bên vay có khả năng tạo ra đủ tiền để

trả nợ ngân hàng khi khỏan vay đến hạn, bằng cách phân tích dòng tiền của bên vay (Dòng tiền tính bằng lợi nhận ròng cộng các chi phí phi tiền tệ)

- Đảm bảo tiền vay (Collateral security): Khả năng thu nợ từ tài sản

đảm bảo tiền vay (nguồn thu dự phòng) thể hiện một cách rõ ràng và chắc chắn

- Các điều kiện (Conditions): Phân tích các điều kiện để biết được xu

hướng phát triển trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và ngành nghề của bên vay, đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế thay đổi ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của khách hàng như thế nào, và dự báo được mức độ ảnh hưởng đến khỏan vay khi có những thay đổi trong môi trường họat động của bên vay

- Kiểm soát (Control): Kiểm soát các vấn đề khác có liên quan đến

việc ra quyết định đối với khỏan vay, dự báo mức độ rủi ro của khỏan vay khi được thực hiện, đồng thời kiểm tra và giám sát khỏan vay trong suốt quá trình tồn tại của nó

b Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

Trang 23

Chỉ số biến động Z đo lường toàn bộ mức độ rủi ro của người vay Chỉ

số này phụ thuộc vào giá trị của các chỉ số tài chính phản ánh tình trạng tài chính của người vay ( Xj ) và mức độ quan trọng của các chỉ số này trong việc quyết định mức độ rủi ro của người vay Các giá trị này, đến lượt nó được xác định thông qua kinh nghiệm phân tích và so sánh giữa hai nhóm người vay có rủi ro và không có rủi ro được rút ra từ một mô hình

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5

Trong đó:

X1 = Hệ số vốn lưu động/Tổng tài sản

X2 = Hệ số lãi chưa phân phối/Tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lăi/Tổng tài sản

X4 = Hệ số giá thị trường của tổng vốn sở hữu/Giá trị hạch toán của

nợ

X5 = Hệ số doanh thu/Tổng tài sản

Tiêu chuẩn đánh giá điểm số Z:

Giá trị Z Đánh giá

Z > 2,99 An toàn1,81 < Z < 2,99 Cảnh báo

Z < 1,81 Nguy hiểm

Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao

Mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra, các NHTM đã vận dụng phương pháp tập hợp và xây dựng các tiêu chíthông tin khách hàng và lượng hóa các thông tin đó bằng điểm số.Thông qua đó, các NHTM đã xây dựng được một hệ thống xếp hạng tíndụng doanh nghiệp phù hợp với đặc thù kinh doanh của mỗi ngân hàng;

Trang 24

từ đó có những chính sách khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng phùhợp cho từng đối tượng khách hàng

Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được xây dựng trên 02

cơ sở chính là cơ sở thông tin tài chính và cơ sở thông tin phi tài chính.Các mức xếp hạng theo tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trên

cơ sở điểm số đ ã được lượng hóa, bao gồm: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D

Trên cơ sở xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, các NHTM xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, kết hợp với phân tích và thẩm định tíndụng để ra quyết định cấp tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng và hạnchế rủi ro đến mức thấp nhất

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng :

Ngoài mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lýđơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình,bất động sản,… Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụngbao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc,

sở hữu nhà, thu nhập, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc…

Phương pháp IRB (Internal Ratings Based)

Phương pháp IRB hay còn gọi là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ Đây là phương pháp được áp dụng theo Hiệp định mới về tiêu chuẩn vốn quốc tế củaBasel II [7]

Việc sử dụng IRB để ước lượng tổn thất tín dụng đã được ủy ban Basel khuyến khích các nước tham gia sử dụng Việc ước lượng tổn thấtphụ thuộc vào ba yếu tố chính là: xác suất không trả nợ của khách hàng(PD), thứ hai là tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD) và cuối cùng là tổng dư

Trang 25

nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD).

Từ đó Ngân hàng sẽ ước tính được tổn thất (EL) như sau:

EL = PD x EAD x LGD

1.2.3.3 Kiểm soát và đánh giá rủi ro tín dụng

a Kiểm soát rủi ro tín dụng

Khái niệm: Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật,

công cụ, chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích

Phương pháp: Căn cứ vào mức độ rủi ro đă được tính toán, các hệ số

an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại, có nhiều lựa chọn

- Không làm g ì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro: với những khoản vay nhỏ thì chi phí cho việc phòng tránh đôi khi còn cao hơn việc chấp nhận mức thiệt hại Hoặc với xác suất rủi ro quá cao,ngân hàng né tránh rủi ro bằng cách hạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng

- Với những khoản vay còn lại, khi đó các công cụ phòng chống rủi

ro đặc biệt hữu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu khả năngxảy ra rủi ro cũng như tổn thất , kiểm soát các nguồn rủi ro, khắc phục các nguyên nhân gây ra RRTD Các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro, bán nợ, phân tán rủi ro, và quản trị rủi ro thông qua công cụ phái sinh[5-tr 356-358]

b. Đánh giá rủi ro tín dụng :

Chất lượng tín dụng là tiêu chí cơ bản để đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng Một khoản vay tốt là khoản vay mà

Trang 26

ngân hàng có thể thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá RRTD

Tỷ lệ nợ xấu

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = - x 100%

Tổng dư nợ cho vay

Đây là các chỉ tiêu phản ánh các khoản vay của ngân hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ nợ gốc

Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không

thể đòi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi

+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi

+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN

và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau:

- Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3): các khoản nợ được tổ chức

tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và

có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

Trang 27

- Nhóm nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4): các khoản nợ được tổ chức tín dụng

đánh giá là khả năng tổn thất cao Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

- Nhóm nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5): các khoản nợ được tổ

chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ

xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

Theo quy định của NHNN tại Quyết định số 06/2008/QĐNHNN ngày 12/03/2008 về việc ban hành quy định xếp loại NHTM thì NHTM được xếp vào nhóm 1 nếu có tỷ lệ nợ xấu ≤ 3%, tức trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ

ra cho vay thì nợ xấu chỉ có tối đa là 3 đồng

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ

Dự phòng RRTD

Tỷ lệ TL DP RRTD = - x 100%

Tổng dư nợ

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh khả năng bù đắp rủi ro

từ hoạt động tín dụng của ngân hàng Theo quy định của Quyết định 493/2005/QĐNHNN ngày 22/4/2005 quy định về phân loại nợ và trích lập

dự phòng rủi ro tín dụng, hàng quý các ngân hàng thương mại phải tiến hành phân loại nợ và trích lập 2 quỹ dự phòng rủi ro là dự phòng cụ thể và dự phòng chung để đảm bảo khả năng bù đắp những tổn thất do các khoản nợ xấu gây ra trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

+ Dự Phòng chung = 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến

nhóm 4

Trang 28

+ Dự phòng cụ thể: R = Max {0, (A - C)} x r

Trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Tỷ lệ phân bổ quỹ dự phòng trên tổng dư nợ

Giá trị phân bổ DP

Tỷ lệ phân bổ DP = - x 100%

Tổng dư nợ

1.2.3.4 Tài trợ rủi ro tín dụng

Khái niệm: Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để

tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động tín dụng

Phương pháp: Các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự

phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo

an toàn cho hoạt động kinh doanh Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, ngân hàng được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp:

- Đối với các tổn thất đã được lường trước, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được xếp loại theo tiêu chuẩn

để bù đắp Mặc dù nguồn vốn này được trích lập từ chi phí kinh doanh nhưng nếu tỷ lệ trích lập quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyền lợi của cổ đông làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường

-Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, ngân hàng phải dùng vốn tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp Nếu khả năng quản trị rủi ro yếu kém gây ra mức tổn thất cao, vốn tự có, quy mô tài chính và khả năng cạnh tranh của ngân hàng sẽ bị ảnh huởng

Trang 29

Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm: xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, chuyển giao rủi ro…

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan

Từ phía ngân hàng

- Cơ sở dữ liệu: Hạn chế về thông tin, thiếu thông tin, thông tin bất cân

xứng khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng, dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho ngân hàng Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro chưa đáp ứng kịp thời

- Con người: Từ cấp phê duyệt tín dụng đến cán bộ đề xuất cấp tín dụng

trong trường hợp bị hạn chế về năng lực và chuyên môn trong thẩm định

và kiểm soát ra quyết định hay vì lý do nhạy cảm dẫn đến thiếu đạo đức trong quá trình cấp tín dụng Đây là nhóm nhân tố gây ra rủi ro đặc biệt nghiêm trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

- Kiểm soát nội bộ: lỏng lẻo trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ,

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh Nhưng công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức, mang tính đối phó làm cho kết quả kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như một công cụ hữu hiệu trong vấn đề phát hiện, phòng ngừa rủi ro tín

dụng

- Nguồn lực của ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro tín dụng của các ngân

hàng phụ thuộc rất lớn vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong

Trang 30

suốt thời gian vay Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của nhân viên tín dụng và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như

về cơ sở vật chất Những vấn đề liên quan đến chất lượng đội ngũ, thiếu hụt nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, việc đào tạo, bố trí nhân viên chưa hợp lý là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản trị rủi ro của ngân hàng

- Gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo: hình thức gian lận này xảy ra khi bên đi vay cố tình khai man về sự tồn tại của tài sản đảm bảo, sử dụng tài sản đảm bảo không đúng chất lượng, số lượng theo như quy định của hợp đồng bảo đảm,…

- Gian lận liên quan đến việc ngụy tạo uy tín để lợi dụng vay tiền: tạo

cơ sở niềm tin ban đầu với NH bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ trong những lần vay vốn đầu tiên với số tiền nhỏ và khi đã tạo được tín nhiệm mới tìm cách vay những khoản lớn và không có khả năng chi trả

- Khách hàng không có thiện chí trả nợ: Thiện chí trả nợ vay của là

yếu tố liên quan đến tư cách đạo đức của người đi vay, một khi khách hàng thiếu thiện chí trả nợ thì ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi

nợ vay Chẳng hạn, khi ngân hàng điều chỉnh lãi suất tăng theo đúng quy

Trang 31

định của hợp đồng tín dụng nhưng khách hàng không đồng ý, và mặc dù có

đủ khả năng tài chính nhưng không thanh toán vốn, lãi cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn; khách hàng không chịu hợp tác, không có thiện chí khi ngân hàng xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp,…

1.2.4.2 Nhân tố khách quan

-Môi trường kinh tế không ổn định

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường

Sự bất ổn định của nền kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, trở ngại trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro

nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút

-Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay Trên thực tế, các NHTM

Trang 32

không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là

cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng

- Môi trường tự nhiên

Thực tế, những thay đổi bất thường về thời tiết, thiên tai cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra RRTD cho ngân hàng Khi thời tiết xấu, trời mưa bão kéo dài liên tục trong nhiều ngày sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có thể gây khó khăn trong quá trình sản xuất ( đối với những ngành phụ thuộc nhiều vào thời tiết như: nông, lâm, ngư nghiệp), kéo dài thời gian giao hàng của doanh nghiệp dẫn đến việc làm giảm uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút… Điều này làm cho khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế và nguy cơ xảy ra RRTD là có

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG2.1 TỔNG QUAN VỀ TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Kỹ Thương Việt Nam (gọi tắt

là Techcombank) được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, nhằm mục đích trở thành một trung gian tài chính hiệu quả, nối liền những nhà tiết kiệm có vốn và những nhà đầu tư đang cần vốn để kinh doanh, phát triển nền kinh tế trong thời kỳ mở cửa Đến nay, sau gần 15 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành, Techcombank đã có được một vị trí nhất định trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam

Sau khi hoạt động thành công tại nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành phố, Techcombank quyết định mở rộng hoạt động của mình tại thành phố Đà Nẵng Ngày 04/09/1998 Thống đốc NHNN đã ký quyết định số 302/1998/QĐ-NHNN cho phép thành lập Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương tại Thành phố Đà Nẵng ( gọi tắt là Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng ) Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng khai trương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28/09/1998, có trụ sở đặt tại 244-248 Nguyễn Văn Linh, thành phố Đà Nẵng Với việc thành lập Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng, mạng lưới giao dịch của Techcombank đã phủ khắp ba miền Bắc- Trung- Nam Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng cùng với hệ thống Techcombank tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp và gia tăng các tiện ích ngân hàng, góp phần phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung

Sau gần 10 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên, Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng đã khẳng định được vị thế của một ngân hàng cổ phần hoạt động hiệu quả và có thị phần

Trang 35

lớn nhất tại Đà Nẵng Với phương châm hoạt động: “Bạn có thể nghỉ ngơi nhưng tiền của bạn vẫn không ngừng sinh lợi” Techcombank Chi nhánh Đà

Nẵng đã tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng, thu hút được các tầng lớp dân cư đến với chi nhánh Hoạt động của chi nhánh ngày càng hiệu quả và phát triển mạnh mẽ

Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 35%/năm, vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình của khối ngân hàng cổ phần là 19.25% trong ba năm gần đây Đó là kết quả của sự cố gắng không mệt mỏi của Ban Giám Đốc và nhân viên chi nhánh, góp phần đưa chi nhánh ngày càng phát triển đi lên

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu và bộ máy quản lý của Techcombank Đà Nẵng

Trang 36

Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng có cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ Các khối phòng/ ban được phân định rõ ràng bao gồm năm phòng: Phòng kế toán giao dịch và ngân quỹ, Phòng dịch vụ đối với khách hàng doanh nghiệp, Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, Phòng thẩm định và bộ phận văn phòng và sáu ban gồm: Ban hành chính sự nghiệp, Ban Kiểm soát nội bộ, Ban hỗ trợ và quản lý rủi ro, Ban IT miền Trung, Ban Marketing và Ban xử

lý nợ Trong mỗi phòng/ban được phân thành từng chức năng, nhiệm vụ riêng, giữa các phòng/ban có mỗi quan hệ phối hợp với nhau, hỗ trợ nhau để thực hiện nghiệp vụ của mình Cơ cấu tổ chức chặt chẽ này giúp chi nhánh luôn hoạt động hiệu quả Công việc được luân chuyển liên tục từ khâu này qua khâu khác, bảo đảm tiến độ công việc hướng đến mục đích chung vì sự phát triển của ngân hàng

2.1.3 Tình hình kinh doanh tại Techcombank - Chi nhánh Đà

Nẵng năm 2009 – 2011

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Trong giai đoạn 2009 - 2011, thị trường tiền tệ đã có nhiều biến động

về lãi suất, lạm phát và cạnh tranh giữa các Tổ chức tín dụng trong nước về huy động vốn đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn nói chung và Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng Mặc

dù môi trường đầy thách thức, chi nhánh đã thành công trong việc tăng cường các hoạt động huy động vốn bằng cách áp dụng chiến lược huy động vốn với quan điểm đảm bảo hoạt động kinh doanh song song với việc tuân thủ các quy định hiện hành của Techcombank cũng như NHNN Các chiến lược huy động vốn của Techcombank đang được Chi nhánh áp dụng như sau:

- Tích cực quảng bá sản phẩm dịch vụ tới khách hàng đồng thời gia tăng hoạt động khuyến mãi có trọng điểm

Trang 37

- Áp dụng đa dạng các sản phẩm tiền gửi trên địa bàn thành phố, linh hoạt về thời hạn và lãi suất huy động như: sản phẩm tiết kiệm bội thu, tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm theo thời gian thực gởi, tiết kiệm online, phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi v.v., phối hợp với các

bộ phận chức năng khác để phát triển sản phẩm thẻ nhằm tăng cường khả năng huy động vốn

- Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt dựa trên yếu tố cung - cầu

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Techcombank Đà Nẵng năm

2009-2011

ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng (%) Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tiền gởi dân cư 382,540,237 66.44 454,361,102 69.70 423,881,30

7 56.02Tiền gởi TCKT 193,235,414 33.56 137,745,854 21.13 308,116,83

3 40.72Tiền gửi TCTD 29,124,719 4.80 59,777,941 9.14 24,701,720 3.26 Tiền gởi khác 1,839,933 0.30 2,461,336 0.38 2,135,678 0.28

Tổng vốn huy

động 606,740,303 100.00 654,346,233 100.00

758,835,53

8 100.00

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2011 Techcombank ĐN)

Nhờ tuân thủ triệt để các chiến lược huy động vốn của Techcombank đưa ra, đồng thời không ngừng cố gắng, áp dụng nhiều biện pháp khác nhau

về lãi suất, phong cách phục vụ…nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, Techcombank Đà Nẵng đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền, giao dịch Với nổ lực của mình, vốn huy động của Techcombank Đà Nẵng không ngừng tăng lên qua các năm, đây là kết quả đáng được trân trọng trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay đồng thời góp phần vào việc cân đối nguồn vốn cho hệ thống và làm tiền đề cho

Trang 38

Techcombank Đà Nẵng mở rộng công tác cho vay, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.

2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn

Theo chiến lược chung do Techcombank đề ra, Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng đã từng bước thực hiện chiến lược chuyển dịch sang kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ - phù hợp với thông lệ quốc tế và hoạt động của ngân hàng hiện đại, tức là chú trọng vào các dịch vụ tài chính cá nhân như cho vay tiền để phục vụ tiêu dùng hay dịch vụ cung cấp thẻ thanh toán dành cho các cá nhân Chi nhánh cũng đang mở rộng mạng lưới để có độ phủ lớn hơn tới các đối tượng khách hàng cá nhân,kinh doanh hộ cá thể trên địa bàn thành phố

Ngoài ra, Techcombank Đà Nẵng vẫn thực hiện kinh doanh truyền thống là hướng vào các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp Tuy nhiên, chi nhánh thực hiện đa dạng hoá danh mục tín dụng theo ngành, theo thành phần kinh tế… để hạn chế rủi ro

Trong chiến lược cho vay của mình đối với khách hàng là doanh nghiệp, Techcombank Đà Nẵng cũng xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, vị trí, và lĩnh vực cần hướng tới Khách hàng mục tiêu của chi nhánh hướng tới là nhóm các công ty lớn có tình hình tài chính lành mạnh và năng lực cao, còn khách hàng tiềm năng là các DNVVN (SMEs) và cá nhân trên địa bàn Các lĩnh vực, ngành nghề mục tiêu Techcombank Đà Nẵng hướng tới bao gồm các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, và dịch vụ

Hiện nay dư nợ tín dụng đối với các ngành công nghiệp, thương mại vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của Chi nhánh điều này là do địa bàn hoạt động của chi nhánh tại Đà Nẵng có khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh nên chi nhánh tập trung tín dụng

Trang 39

chủ yếu vào các ngành hàng này Tuy nhiên, dư nợ tín dụng của của các ngành khác cũng đang dần được gia tăng

Mặc dù hiện tại hoạt động tín dụng vẫn chiếm trên 70% hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh nhưng Techcombank Đà Nẵng cũng đã tăng cường vào các hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh ngoại hối

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh trong ba năm qua của chi nhánh đạt kết quả khả quan, mặt dù gặp khó khăn trong hoạt động cấp tín dụng do tình hình kinh tế suy thoái nhưng lợi nhuận hoạt động của chi nhánh vẫn tăng trưởng ổn định, chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đã đề ra

Năm 2009 là năm mà những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã và đang tác động đến nền kinh tế trong nước nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng bắt đầu rơi vào cuộc suy thoái nặng nề nhất Thêm vào đó lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế trở nên khan hiếm, các ngân hàng lại chạy đua cạnh tranh huy động vốn đã làm cho chi phí vốn đầu vào tăng cao, thêm vào đó là chính sách vĩ mô của NHNN và Techcombank đã phần nào làm tăng chi phí hoạt động của Chi nhánh (Lãi điều hòa tăng, trích lập dự phòng tăng, khống chế lãi suất cho vay trần…), từ

đó dẫn đến hệ quả doanh thu hoạt động có tăng nhưng lợi nhuận giảm so với năm trước đó

Bước sang năm 2010 và năm 2011 tình hình kinh tế có bước khởi sắc, với các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp khởi

Trang 40

sắc hơn so với năm 2009, điều này cũng làm cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng thuận lợi hơn, lợi nhuận hoạt động tăng trưởng tốt.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Đà Nẵng

năm 2009-2011

ĐVT: Triệu đồng

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1 Thu nhập 191,599 100 204,908 100 258,170 100

Thu về hoạt động TD 176,012 91.86 165,776 80.90 217,781 84.36 Thu dịch vụ NH 11,788 6.15 11,521 5.62 12,363 4.79 Thu khác 3,799 1.98 27,611 13.47 28,026 10.86

2 Chi phí 171,008 100 162,682 100 198,322 100

Chi về huy động vốn 142,109 83.10 130,322 80.11 162,622 82.00 Chi phí HĐ dịch vụ 1,703 1.00 1,124 0.69 1,161 0.59

Chênh lệch thu nhập – Chi phí 20,591 42,226 59,848

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2011 Techcombank ĐN)

Kết quả hoạt động kinh qua ba năm của Techcombank Đà Nẵng liên tục tăng, theo thống kê nguồn thu chủ yếu của chi nhánh vẫn từ hoạt động tín dụng, chiếm trên 80% thu nhập nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần bởi chi nhánh đang tích cực trong việc gia tăng các nguồn thu từ hoạt động đầu tư và cung cấp dịch vụ, giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng vốn mang nhiều rủi ro

Để đạt được kết quả đó Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng đã thực hiện nhiều giải pháp như: Nỗ lực, kiên trì tăng cường công tác huy động vốn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng; Đa dạng hoá sản phẩm và chất lượng dịch vụ; Tập trung xử lý nợ tồn đọng; Tạo dựng niềm tin với đối với khách hàng, nâng cao mối quan hệ hợp tác với khách hàng; Thực hiện tốt chính sách khách hàng, như chính sách lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh…

Ngày đăng: 26/11/2017, 02:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] TS Hồ Diệu (Chủ biên) (2001), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, 135-136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng Ngân hàng
Tác giả: TS Hồ Diệu (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001
[2] Trương Quốc Doanh (2007), Rủi ro tín dụng tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam thực trạng và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rủi ro tín dụng tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam "thực trạng và giải pháp phòng ngừa
Tác giả: Trương Quốc Doanh
Năm: 2007
[3] PGS. TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao Động Xã Hội, 124-131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS. TS Trần Huy Hoàng
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
Năm: 2007
[4] TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, 1045-1048 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại
Tác giả: TS Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2007
[5] Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội, 356-358.2. WEBSITE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng Thương mại
Tác giả: Peter S.Rose
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w