GIẢI BÀI TẬP MARKETING

7 1.2K 11
 GIẢI BÀI TẬP MARKETING

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 1. Một cửa hàng kinh doanh hàng nông sản chế biến có năng lực phục vụ 10800 thùng hàng trong vụ kinh doanh. Cửa hàng sử dụng 1 tổ trưởng và 2 nhân viên bán hàng với mức lương tương ứng. Tổ trưởng 4300 USD/vụ kinh doanh và 1 nhân viên là 2300 USD/vụ kinh doanh. Chi phí thuê cửa hàng là 6000 USD/vụ kinh doanh; cửa hàng dự chi 1800 USD cho khoản bảo hiểm. Nguyên gía tài sản cố định phải tính khấu hao là 25000 USD. Tỷ lệ khấu hao là 10% (một vụ kinh doanh). Biết rằng giá vốn hàng nhập là 1,65 USD/thùng. + Hãy tính giá hoà vốn cho cửa hàng với dự kiến mức bán trong cả vụ là 10.000 thùng. + Cửa hàng định giá bán 6,5 USD/thùng và thực tế bán đươc 8500 thùng, xác định lợi nhuận đạt được trong cả vụ kinh doanh

GIẢI BÀI TẬP MARKETING Bài 1. Một cửa hàng kinh doanh hàng nông sản chế biến có năng lực phục vụ 10800 thùng hàng trong vụ kinh doanh. Cửa hàng sử dụng 1 tổ trưởng và 2 nhân viên bán hàng với mức lương tương ứng. Tổ trưởng 4300 USD/vụ kinh doanh và 1 nhân viên là 2300 USD/vụ kinh doanh. Chi phí thuê cửa hàng là 6000 USD/vụ kinh doanh; cửa hàng dự chi 1800 USD cho khoản bảo hiểm. Nguyên gía tài sản cố định phải tính khấu hao là 25000 USD. Tỷ lệ khấu hao là 10% (một vụ kinh doanh). Biết rằng giá vốn hàng nhập là 1,65 USD/thùng. + Hãy tính giá hoà vốn cho cửa hàng với dự kiến mức bán trong cả vụ là 10.000 thùng. + Cửa hàng định giá bán 6,5 USD/thùng và thực tế bán đươc 8500 thùng, xác định lợi nhuận đạt được trong cả vụ kinh doanh Giải: ●Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản, như vậy tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong qua trình nhập hàng hóa nông sản chính bằng tổng chi phí và khấu hao mà doanh nghiệp bị mất mát trong quá trình sản xuất hàng hóa vậy tổng chi phí sẽ là: TC = 4300 + 2300*2 + 6000 + 1800 + 25000*10% + 1.65*10000 = 35700 USD Như vậy mức giá hòa vốn mà doanh nghiệp sẽ bán sẽ là mức gia mà tại đó doanh nghiệp bán hết lượng hàng mà mình đã qui định và thu lại được toàn bộ mức vốn đã đầu tư ban đầu và không có lợi nhuận. như vậy giá mà doanh nghiệp sẽ bán được tính như sau: Mức giá hòa vốn mà doanh nghiệp tiến hành bán = 35700/10000 = 3,57 ( USD/1 sản phẩm) ● khi doanh nghiệp bán với giá cao hơn mức giá hòa vốn thì cầu về hàng doanh nghiệp sẽ giảm so với mức giá hòa vốn, cụ thể ở đây doanh nghiệp chỉ bán được với lượng là 8500 sản phẩm. như vậy ta có trường hợp sau * TH1: nếu doanh nghiệp bán không hết và không được phép trả lại cho cơ sở sản xuất, tức là doanh nghiệp chịu lỗ hoàn toàn phần hàng mình không bán được. như vậy với giá 6,5USD/1sp doanh nghiệp có tổng doanh thu là : ∑ lợi nhuận = 6,5*8500 - 35700 = 19550 USD *TH2: nếu khi doanh nghiệp bán được 8500 sp nhưng còn 1500 sp còn lại cơ sở sản xuất cho phép doanh nghiệp trả về nếu không bán hết như vậy: ∑ lợi nhuận = 6,5*8500 - ( 35700 – 1,65*1500) = 22025 USD Bài 2. Một công ty kinh doanh có số liệu sau: Lượng hàng kinh doanh trong cả vụ kinh doanh là 10000 sản phẩm. Nguyên giá tài sản cố định trong công ty là 12 tỷ đồng, tỷ lệ khấu hao là 12%/năm, giá trị khấu hao phân bổ cho lô hàng này là 25% mức khấu hao hàng năm. Chi phí vận chuyển của lô hàng là 120 triệu đồng. Tiền lãi phải trả cho ngân hàng phân bổ cho lô hàng này là 100 triệu đồng. Tiền lương cố định cho nhân viên bán hàng là 150 triệu đồng. Giá vốn hàng nhập là 100.000 đồng/sản phẩm. Hỏi: + Công ty phải bán với giá bao nhiêu để hoà vốn? + Để đạt lợi nhuận mục tiêu của thương vụ là 150 triệu thì công ty phải bán với giá bao nhiêu? + Nếu nhu cầu của thị trường là 8500 sản phẩm thì công ty sẽ có những quyết định gì? Tại sao? Giải + ta có tổng chi phí của doanh nghiệp cho các yếu tố đầu vào là TC = 12000*12% + 2500*0,1 + 120 + 100 + 150 + 10000*0,1 = = 3060 (triệu đồng) Để đạt trạng thái hòa vốn công ty phải bán với mức giá sao cho tổng doanh thu phải bằng tổng chi phí ban đầu. vậy giá hòa vốn là: P hv = 3060/10000 = 0,306 (triệu/1sp) +với chỉ tiêu lợi nhuận trong thương vụ là 150 triệu đồng như vậy ta có công thức tính lợi nhuận trên như sau : TPr = TR – TC ( trong đó TPr : tổng lợi nhuận thu được; TR : là tổng doanh thu qua quá trình bán hàng hóa dịch vụ; TC : là tổng chi phí ban đầu và phát sinh trong quá trình bán hàng ) Pt  150 = P * *10000 – 3060  P * = 0,321 ( triệu/1sp) + nếu nhu cầu thi trường chỉ bằng 8500 sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ không bán hết hàng hóa của mình, nếu giữ mức giá hòa vốn như cũ thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ, như vậy điều đầu tiên doanh nghiệp phải nghĩ tới là điều chỉnh mức giá hòa vốn cho phù hợp cụ thể mức giá đó là P hv1 = 3060/8500 = 0,36 ( triệu đồng/1sp) Tuy nhiên đây là trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải nâng mức giá do không thể trả về nhà cung ứng và phải chịu bỏ hoàn toàn 1500 sản phẩm bán mà không có người mua. Trong trường hợp doanh nghiệp có thể trả số hàng không bán được lại cho nhà cung ứng thì chi phí đầu vào sẽ giảm xuống còn 3060 – 1500*0,1 = 2910 triệu Từ đó mức giá hòa vốn mà doanh nghiệp cần quy định sẽ là: P hv = 2910/8500 =0,342 (triệu/1sp) Tuy nhiên đây chỉ là nhận định trong việc ấn định giá bán hòa vốn nhằm tránh cho doanh nghiệp không bị thua lỗ khi có sự thay đổi về cầu hàng hóa, trên thực tế doanh nghiệp luôn ấn định mức giá bán của mình cao hơn mức giá bán rất nhiều. Ngoài việc thay đổi về giá doanh nghiệp nên có các tác động tới nhà cung ứng trong việc kí kết hợp đồng mua sản phẩm, và điều chỉnh lượng bán của mình trong tương laic ho phù hợp với nhu cầu thị trường. Bài 3 Một công ty kinh doanh có lượng hàng trong vụ kinh doanh với lô hàng là 100.000 sản phẩm Biết rằng: + Giá vốn hàng nhập là 50.000 đồng/sản phẩm. + Khấu hao tài sản cố định phân bổ cho lô hàng là 100 triệu đồng. + Tiền lãi vay phải trả cho lô hàng là 15 triệu/tháng biết rằng vụ kinh doanh là 3 tháng. + Tiền lương của một nhân viên bán hàng là 1,5 triệu/tháng với số nhân viên bán hàng là 50 người. Hỏi: + Công ty phải bán với giá bao nhiêu để hoà vốn? + Để đạt lợi nhuận mục tiêu 100 triệu/ vụ kinh doanh công ty phải bán với giá bao nhiêu? + Nếu nhu cầu của thị trường là 120.000 sản phẩm thì công ty sẽ có những quyết định gì? Tại sao? Giải + tổng chi phí ban đầu và chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư bán hàng của doanh nghiệp là: TC = 0,05*100000 + 100 + 15*3 + 1,5*3*50 = 5370 triệu Để hòa vốn thì tổng doanh thu của quá trình bán hàng phải bằng tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình kinh doanh. Vậy mức giá bán hòa vốn quy định là: P hv = 5370/100000 = 0,0537 (triệu/1sp) + tổng lợi nhuận mục tiêu là 100 triệu đồng ta có phương trình sau: Pt : 100 = P * *100000 – 5370  P * = 0,0547 triệu/1sp + nếu nhu cầu thị trường là 120.000 sản phẩm thì công ty sẽ có những quyết định gì? Tại sao? Do doanh nghiệp chỉ bán ở mức là 100.000 sản phẩm nên việc nhu cầu thị trường là 120.000 sản phẩm là vượt quá mức cung của doanh nghiệp, lúc này doanh nghiệp cần có các nhận định sau: - đánh giá một cách thận trọng về mức cung trên thị trường nếu việc cung trên thị trường cũng rất cao ( ngoài doanh nghiệp của chúng ta còn các nhà cung ứng khác) thì lúc đó ta không nên vội vã nhập thêm hàng về vì sẽ gây dư cung. - Nếu cung trên thị trường duy nhất chỉ có chúng ta thì cần đưa ra các quyết định sau: một là có thể nhập thêm hàng về để bán bù vào phần hàng bị thiếu hụt ( cụ thể là thêm 2000 sp ); hai là tăng mức giá của chúng ta lên nhằm một mặt tăng doanh thu của công ty, một mặt làm giảm mức cầu của người tiêu dùng mức giá cụ thể còn phụ thuộc vào hàm cầu của người tiêu dùng Như vậy khi thị trường có sự biến động không nên quá vội vàng tăng mức cung của chúng ta gây ra thua lỗ cho công ty mà cần điều tra thật kỹ trước khi ra quyết định về giá hay lượng Bài 4 Một công ty kinh doanh có các số liệu sau: Mức tiêu thụ bình quân trong kỳ là 100.000 sản phẩm. Công ty quyết định hạ giá 5% (trên một đơn vị sản phẩm) với hy vọng tăng khối lượng bán và lợi nhuận trong kỳ. Hỏi: + Nếu khối lượng bán hàng trong kỳ tăng 3% thì quyết định đó có đạt mục tiêu đề ra hay không? + Nếu giá bán là 1000 đồng/sản phẩm, khi hạ giá công ty phải bán bao nhiêu sản phẩm để hoà vốn. Biết rằng chi phí cố định phân bổ cho lô hàng là 35 triệu đồng, chi phí biến đổi bình quân là 600 đồng/sản phẩm. Tính lợi nhuận đạt được trong kỳ sau khi hạ giá? Theo anh chị công ty có thực hiện quyết định này không? Giải: + nếu gọi lượng cung ban đầu là Q T = 100.000 sp; gọi giá ban đầu mà doanh nghiệp bán là P T = X, giá của doanh nghiệp sau khi đã áp dụng chính sách giảm giá 5% là P s = 0,95.X; nếu khối lượng hàng trong kỳ tăng lên 3% thì khối lượng hàng bán được sau khi tăng doanh số là: Q s = 100.000 + 100.000*3% = 103.000 sp Ta gọi tổng doanh thu của doanh nghiệp trước khi chưa có chính sách hạ giá là : TR T = 100.000*X; sau khi có chính sách hạ giá là: TR s = 103.000*0,95.X = 97850.X  như vậy so sánh tổng doanh thu của doanh nghiệp trước và sau khi áp dụng chính sách ta thấy doanh thu của doanh nghiệp trước cao hơn từ đó chứng tỏ rằng chính sách không phù hợp gây thua lỗ. + tổng chi phí của doanh nghiệp là: TC = 35000000 + 600* 100000 = 95 triệu đồng Nếu sau khi giá hạ thì P S = 950 đồng và như vậy doanh nghiệp phải bán với một lượng = 95000000/950 = 100.000 sp => doanh nghiệp phải bán toàn bộ sản phẩm của mình sau khi giá hạ mà sản lượng bán không đổi. Tính lợi nhuận đạt được trong kỳ sau khi hạ giá: tổng doanh thu của doanh nghiệp sau khi hạ giá là TR S = 950*103000 = 97,85 triệu đồng. tổng chi phí là TC s = 96,8 triệu đồng Vậy lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi hạ giá là: TP r = 97,85 – 96,8 = 1,05 triệu đồng Rõ ràng trên lý thuyết thì lợi nhuận của DN sẽ bị giảm sau khi giảm giá vì tổng lợi nhuận của DN trước khi giảm giá là 5 triệu đồng tuy nhiên trong việc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường để dành khách hàng thì DN vẫn sẽ giảm giá vì các lý do sau : - chưa có một khẳng định nào chứng minh rằng số hàng của DN sẽ được tiêu thụ hết ở mức giá ban đầu do giá quá cao khách hàng sẽ tiêu dùng hàng của DN khác - khi DN hạ giá nhưng chắc chắn lợi nhuận sẽ cao hơn do bán được nhiều hàng hơn và vì dành được nhiều thị phần hơn các DN khác do giá giảm.  như vậy trên thực tế DN vẫn sẽ hạ giá nhằm tăng mức độ cạnh tranh về sản phẩm. Bài 5 Một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có lượng hàng kinh doanh dự kiến là 5000 sản phẩm. Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm là 50 ngàn đồng. Chi phí cố định là 3 triệu đồng. Tính: -Chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm? -Giả sử mức lãi dự kiến là 25% trên giá thành sản phẩm, hãy tính giá dự kiến cho doanh nghiệp? -Giả sử doanh nghiệp đầu tư 2 tỷ đồng cho một vụ kinh doanh. Với mức lợi nhuận mong muốn 20% mức vốn đầu tư. Cho biết giá dự kiến của doanh nghiệp? Giải: - tổng chi phí bình quân của doanh nghiệp là: TC = 50000*5000 + 3000000 = 253 triệu đồng => chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm là : AC = 253000000/5000 = 50600 đồng ( hay cũng có cách tính khác là chi phí đơn vị = chi phí bình quân + tổng chi phí/tổng số sản phẩm = 50000 + 3.000.000/5000 = 50600 ) - do chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm là 50600 đồng nên khi bán để hòa vốn thì doanh nghiệp sẽ bán với giá bằng với chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm => P hv = 50600 đồng. nếu mức lãi dự kiến là 25% trên giá thành sản phẩm thì giá bán của doanh nghiệp sẽ bằng P * = 50600 + 50600*25% = 63250 đồng - do DN mong muốn lãi dự kiến là 20% nên tổng lãi của DN lúc này là : 2.000.000.000*20% = 400 triệu đồng Nếu lượng hàng mà DN dự kiến bán là 5000 sp thì giá mà DN đưa ra nhằm thỏa mản đk mình đưa ra là : P dự kiến = 50600 + 400.000.000/5000 = 130600 đồng/1sp Bài 6 Một công ty nông sản thực phẩm A có trị giá tài sản cố định là 20 triệu đồng. Chi phí biến đổi bình quân trên một đơn vị sản phẩm là 20 ngàn đồng. Biết giá cho mỗi sản phẩm trong thương vụ kinh doanh là 50 ngàn đồng, hãy tính khối lượng sản phẩm công ty cần sản xuất để hoà vốn? Với giá cho mỗi đơn vị sản phẩm như trên. Vốn đầu tư cho một thương vụ kinh doanh là 1 tỷ đồng và lợi nhuận mục tiêu là 15% vốn đầu tư. Hãy tính khối lượng bán để đạt lợi nhuận mục tiêu đề ra? Giải: * tính khối lượng sản phẩm công ty cần sản xuất để hòa vốn: Tổng chi phí TC = 20.000.000 + 20.000*Q trong đó ( – Q là lượng hàng hóa cần thiết để hòa vốn) Giá bán hòa vốn của công ty là P hv = (20.000.000 + 20.000*Q)/Q = 50.000 => Q ≈ 667 sp * mục tiêu lợi nhuận của DN 15% vốn đầu tư vậy tổng lợi nhuận của DN là: TP r = 1.000.000.000*15% = 150 triệu đồng Như vậy giá dự kiến DN sẽ bán là : 50.000 = 150.000.000/Q => Q = 3000 sp Bài 7 Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Nam đầu tư 2 tỷ đồng vào một thương vụ kinh doanh vật tư nông nghiệp. Công ty mong muốn có được lợi nhuận mục tiêu là 20% vốn đầu tư với khối lượng hàng bán ra là 5000 sản phẩm. Giá vốn hang nhập là 40 ngàn đồng/sản phẩm. Khấu hao tài sản cố định phân bổ là 10 triệu đồng. Tiền lương cho nhân viên bán hàng là 2 triêu/tháng với số nhân viên là 15 người và chu kỳ bán hàng là 3 tháng. Hãy tính: - Giá bán để đạt lợi nhuận mục tiêu? - Nếu giá bán là 200 ngàn/sản phẩm thì khối lượng hàng bán để đạt lợi nhuận mục tiêu là bao nhiêu? Với khối lượng hàng như cũ lợi nhuận của công ty sẽ là bao nhiêu % vốn đầu tư? Nếu nhu cầu thị trường là 8000 sản phẩm công ty sẽ tăng hay giảm giá bán để đạt lợi nhuận mục tiêu? Tại sao? Hình thức tính giá này liên hệ đến chiến lược giá gì? Giải: * giá bán để đạt lợi nhuận mục tiêu : Tổng chi phí TC = 40.000*5000 + 10.000.000 + 2.000.000*15*3 = 300 triệu đồng Chi phí bình quân trên một đơn vị sp = 300.000.000/5000 = 60.000 đồng1sp Mức lãi dự kiến của doanh nghiệp là 20% trên tổng mức chi phí vậy tổng lãi của doanh nghiệp = 2.000.000.000* 20% = 400 triệu đồng Giá bán đạt lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp: P dự kiến = 60.000 + 400.000.000/5000 = 140.000 đồng/1sp *tính khối lượng và lợi nhuận của công ty : -Nếu giá bán dự kiến là 200.000 đồng/1sp ta có phương trình sau: 200.000 = 60.000 + 400.000.000/Q => Q = 2857 sp -Nếu vẫn giữ mức giá bán nhưng cầu thị trường là 5000 sản phẩm mức sản lương bán ban đầu thì tổng lợi nhuận thu được là TP r = 200.000*5000 – 60.000*5000 = 700 triệu đồng Với mức đầu tư là 2 tỷ đồng thì mức lợi nhuận này chiếm 35% đầu tư - Nếu cầu thị trường là 8000 sp thì mức cầu này cao hơn so với mức cung của doanh nghiệp. nếu doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức % lợi nhuận ban đầu thì DN chỉ cần áp dụng mức giá như cũ. Tuy nhiên trong thực tế doanh nghiệp sẽ bán với mức giá cao hơn nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn ( do cầu sản phẩm cao ), đây là chiến lược giá “hớt váng” ( hớt lấy phần ngon ) của doanh nghiệp. tức là bán với giá cao nhằm thu về mình nhiều lợi nhuận trong trường hợp cầu thị trường quá cao, hoặc doanh nghiệp độc quyền trong thị trường. Bài 8 Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Tuấn có mức tiêu thụ 500.000 sản phẩm. Chi phí cố định của lô hàng là 200 triệu. Chi phí biến đổi bình quân cho một đơn vị sản phẩm là 100.000 đồng/sản phẩm. Hãy tính: - Giá bán dự kiến của doanh nghiệp với mức lãi là 25% giá thành? - Công ty A nhận mua 300.000 sản phẩm với điều kiện Công ty Thái Tuấn phải giao hàng đến điểm A1. Chi phí vận chuyển là 20.000 đồng/sản phẩm. Vậy giá bán của công ty Thái Tuấn áp dụng cho lô hàng là bao nhiêu? Theo anh (chị) công ty Thái tuấn đã áp dụng cách tính giá gì? Tại sao? - Nếu mức tiêu thụ được tăng lên 800.000 sản phẩm, mức giá mới là bao nhiêu để đạt lợi nhuận mục tiêu kể trên? Giải: - chi phí đơn vị = 100.000 + 200.000.000/500.000 = 100400 đồng/1sp Để hòa vốn doanh nghiệp sẽ bán với mức giá thành bằng mức chi phí bình quân trên 1đvsp. Mức giá bán dự kiến là: P dự kiến = 100400 + 25%*100400 = 125500 đồng/1sp - nếu chi phí để vận chuyển 1đvsp tới A1 là 20.000 đồng thì chi phí đơn vị của doanh nghiệp tăng lên = 20.000 + 100400 = 120400 đồng/ 1sp Mức giá dự kiến doanh nghiệp sẽ bán sau khi chi phí đơn vị tăng lên 20k là: P dự kiến sau = 120400 + 25%120400 = 150500 đồng/ 1sp => ở đây doanh nghiệp sử dụng chiến lược định giá giựa vào chi phí, tức là khi chi phí thay đổi một mức ∆p thì mức giá của doanh nghiệp cũng thay đổi một mức ∆p’ sao cho ∆p = ∆p’ - nếu mức tiêu thụ tăng lên 800.000 sản phẩm, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn giữ mức lợi nhuận mục tiêu là 25% so với giá ban đầu tức là TP r = 12550 triệu đồng. Mức lãi dự kiến trên một đơn vị sản phẩm = 12550*10 ^6 /800.000 = 15687,5 đồng => vậy mức giá bán mà doanh nghiệp điều chỉnh lúc này sẽ là: P dự kiến khi cầu tăng = 100400 + 15687,5 = 116087,5 đồng. Tức là giá bán của doanh nghiệp giảm xuống khi cầu tăng Nhưng vẫn đảm bảo mức lợi nhuận đề ra. Đây là một chiến lược cạnh tranh về giá của công ty nhằm thu hút nhiều khách hàng về mình hơn. Bài 9 Công ty TNHH Hoàng Mai có mức tiêu thụ trong một vụ kinh doanh là 20.000 túi phân bón tổng hợp. chi phí hàng nhập là 15.000/túi. Khấu hao tài sản cố định của công ty là 100 triệu đồng. Tiền lương cho nhân viên bán hàng là 50 triệu đồng. - Nếu giá bán của công ty là 25 ngàn đồng/túi thì công ty có thu được lợi nhuận không? Nếu có là bao nhiêu? - Tính giá bán của công ty nếu lợi nhuận được tính trên giá thành là 20%? - Khi mua hàng với số lượng như trên Công ty Hoàng Mai phải chịu chi phí vận chuyển hàng mua về đến địa điểm bán. Chi phí vận chuyển là 3000 đồng/túi. Vậy giá bán mới để hoà vốn là bao nhiêu? Hình thức tính giá này là hình thức gì? Tại sao? Giải: - Nếu giá bán của công ty là 25 ngàn đồng/túi thì công ty có thu được lợi nhuận không? Nếu có là bao nhiêu? Tổng chi phí cho quá trình bán hàng là : TC = 20.000*15.000 + 100.000.000 + 50.000.000 = 450 triệu đồng Nếu giá bán là 25.000 đồng/1túi thì tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ là: TR = 25.000*20.000 = 500 triệu đồng. => như vậy doanh nghiệp sẽ có lãi do TR>TC. Và mức lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ là: TP r = TR – TC = 500.000.000 – 450.000.000 = 50 triệu đồng - Tính giá bán của công ty nếu lợi nhuận được tính trên giá thành là 20%? Mức giá thành của công ty sẽ là : P hv = 450.000.000/20.000.000 = 22500 đồng Nếu mức giá dự kiến của công ty là trên 20% giá thành thì mức giá này sẽ là: P dự kiến = 22500 + 22500*20% = 27.000 đồng - Khi mua hàng với số lượng như trên Công ty Hoàng Mai phải chịu chi phí vận chuyển hàng mua về đến địa điểm bán. Chi phí vận chuyển là 3000 đồng/túi. Vậy giá bán mới để hoà vốn là bao nhiêu? Hình thức tính giá này là hình thức gì? Tại sao? Nếu chi phí tăng lên gồm cả chi phí vận chuyển là 3000 đồng/1sp thì tổng chi phí tăng lên sẽ là : 3000*20.000 = 60 triệu đồng, nếu áp dụng mức giá cũ thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. như vậy doanh nghiệp trong trường hợp này cần một mức giá bán hợp lý sao cho không bị lỗ. nếu tính cả mức chi phí vận chuyển trên 1đvsp thì tổng chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm sau đó là : Chi phí đơn vị sau = 22500 + 3000 = 25500 đồng. Vậy doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm với mức giá hòa vốn sau cùng là : P hòa vốn sau = 25500 đồng. ☻đây là hình thức giá được xác định theo kiểu xác định giá thống nhất bao gồm cả chi phí vận chuyển. tức là doanh nghiệp đã tính cả chi phí vận chuyển vào 1 đvsp, giá này cao hay thấp còn phụ thuộc vào hai yếu tố; thứ nhất đó là chi phí đơn vị của giá gốc sản phẩm; thứ hai là chi phí vận chuyển bình quân trên 1đvsp.nếu không áp dụng hình thức giá này doanh nghiệp có thể áp dụng giá theo kiểu FOB hình thức giá này đòi hỏi người mua phải trả thêm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp tuy trong trường hợp này doanh nghiệp có thể đòi người mua trả một mức giá nhất định cho mình tuy nhiên nó gây cho người mua cảm giác giá quá cao từ đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm. Bài 10 Một cửa hàng kinh doanh hàng nông sản chế biến có năng lực phục vụ 10800 thùng hàng trong vụ kinh doanh. Cửa hàng sử dụng 1 tổ trưởng và 2 nhân viên bán hàng với mức lương tương ứng. Tổ trưởng 4300 USD/vụ kinh doanh và 1 nhân viên là 2300 USD/vụ kinh doanh. Chi phí thuê cửa hàng là 6000 USD/vụ kinh doanh; cửa hàng dự chi 1800 USD cho khoản bảo hiểm. Nguyên gía tài sản cố định phải tính khấu hao là 25000 USD. Tỷ lệ khấu hao là 10% (một vụ kinh doanh). Biết rằng giá vốn hàng nhập là 1,65 USD/thùng. + Hãy tính giá hoà vốn cho cửa hàng với dự kiến mức bán trong cả vụ là 10.000 thùng. + Cửa hàng tăng giá bán 6,5 USD/thùng và thực tế bán đươc 8500 thùng, xác định lợi nhuận đạt được trong cả vụ kinh doanh.( như bài tập 1 ) . GIẢI BÀI TẬP MARKETING Bài 1. Một cửa hàng kinh doanh hàng nông sản chế biến có năng lực. đươc 8500 thùng, xác định lợi nhuận đạt được trong cả vụ kinh doanh.( như bài tập 1 )

Ngày đăng: 23/07/2013, 16:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan