Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần VietBank là ngân hàng mới đi vào hoạt động từ năm 2008, tuy nhiên cùng với quá trình phát triển, VietBank cũng đã khẳng định được vị trí của mình trong xã hội . Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng tuy nhiên đi kèm với nó là rủi ro lớn. Rủi ro tín dụng nếu không được quản lý một cách chặt chẽ thì không chỉ gây ra hậu quả khó lường cho ngân hàng mà còn cho toàn xã hội . Chính vì vậy mà quản lý rủi ro tín dụng là một hoạt động được đặt lên hàng đầu. Trên thế giới hiện nay, để quản lý rủi ro tín dụng, cách phổ biến và được ưa chuộng nhất là xếp hạng tín dụng. Standard & Poor’s và Moon’dy là hai công ty đi đầu trong việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trên thế giới. Họ xếp hạng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Và bất cứ một tổ chức hay doanh nghiệp nào muốn vay nợ đều phải có kết quả xếp hạng tín dụng. Tại Việt Nam hiện nay chưa có một tổ chức độc lập nào đứng ra xếp hạng cho tất cả các doanh nghiệp nên các ngân hàng TMCP muốn quản lý rủi ro tín dụng phải tự xếp hạng các doanh nghiệp theo những cách khác nhau và phù hợp với ngân hàng mình. VietBank cũng vậy. Tuy nhiên, để quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp hiện nay hầu hết các Ngân hàng TMCP có quy mô vừa như VietBank đang sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng. Phương pháp này có những ưu điểm vốn có của nó, tuy nhiên còn tồn tại nhiều nhược điểm. Nếu chỉ dựa vào điểm để xếp hạng cho những doanh nghiệp đi vay thì không đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp, một chỉ tiêu có thể thấp dưới mức cho phép nhưng lại được bù đắp bằng điểm của những chỉ tiêu khác.Hơn nữa hệ thống chấm điểm không chỉ ra được xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp. Đây chính là những hạn chế chính của hệ thống chấm điểm của các ngân hàng hiện nay. Theo các chuyên gia, phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình logistic là một phương pháp phù hợp với Việt Nam bởi những ưu điểm vốn có của nó. Từ các dữ liệu thu thập được trong quá khứ, phương pháp giúp xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới xác suất vỡ nợ như thế nào, các yếu tố này thay đổi thì ảnh hưởng tới xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp ra sao. Và cái đích cuối cùng đạt được chính là xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp được ước lượng chính xác, từ đó Ngân hàng sẽ có các biện pháp phù hợp để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề trên,sau một thời gian học hỏi cùng sự giúp đỡ của Thầy Trần Trọng Nguyên , em xin được trình bày đề tài : ’’Mô hình Logistic và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần VietBank” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
Chuyên đề thực tập MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 *. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề 2 * Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề 2 * Kết cấu chuyên đề .3 CHƯƠNG I: .4 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .4 1.1. Khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại .4 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 4 Khái niệm ngân hàng thương mại : 4 1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại .5 1.1.2.1. Trung gian tài chính .5 1.1.2.2. Chức năng tạo tiền của ngân hàng 5 1.1.2.3. Trung gian thanh toán .6 1.1.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 6 1.1.3.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .6 1.1.3.2. Quy trình tín dụng của các ngân hàng thương mại .7 1.2. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .9 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 9 1.2.2. Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng .10 1.2.2.1. Nguyên nhân bất khả kháng .10 1.2.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng .11 1.2.2.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng .12 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng .13 1.2.3.1. Nợ quá hạn .13 1.2.3.2. Nợ khó đòi 13 SV: Dương Hoài Chung Lớp: Toán tài chính 1 Chuyên đề thực tập 1.2.3.3. Nợ có vấn đề .13 1.2.3.4. Các tiêu chí đánh giá khác 15 1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng .16 1.2.4.1. Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng 16 1.2.4.2. Rủi ro làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng .16 1.2.4.3. Rủi ro làm giảm lợi nhuận của ngân hàng .16 1.2.4.4. Rủi ro có thể làm phá sản ngân hàng 16 CHƯƠNG II: .17 NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN VIỆT .17 2.1. Sơ lược về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp .17 2.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp .17 2.1.2. Ý nghĩa của việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp .17 2.1.3. Nguyên tắc xếp hạng 18 2.1.4. Xếp hạng tín dụng trên thế giới .19 2.2. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VietBank 25 2.2.1. Mục đích của xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng VietBank .25 2.2.2. Đối tượng – Phạm vi áp dụng .25 2.2.2.1. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp hiện tại hoặc tiềm năng của Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, bao gồm 25 2.2.2.2. Không thực hiện xếp hạng đối với .25 2.2.2.3. Căn cứ đánh giá xếp hạng .26 2.2.2.4. Thời điểm đánh giá xếp hạng 26 * Đối với khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng với Ngân Hàng VietBank:định kì 06 tháng /lần vào các ngày 31/3 và 30/9 hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo ĐVKD .26 * Đối với Khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu tiên với Ngân hàng, hoặc Khách hàng tiềm năng, yêu cầu đánh giá xếp hạng trước khi đề xuất cấp tín dụng.Trong trường hợp này, CBDG thu thập và sử dụng thông tin hoạt động trước nó 02 năm gần nhất hoặc từ ngày hoạt động của Khách hàng (nếu chưa đủ 02 năm) 26 SV: Dương Hoài Chung Lớp: Toán tài chính 2 Chuyên đề thực tập * Trong mọi trường hợp khách hàng chỉ được xếp hạng khi Khách hàng hoạt động tối thiểu 06 tháng .26 CHƯƠNG III: 35 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG LIÊN VIỆT .35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .58 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TCTD: Tổ chức tín dụng XHTD: Xếp hạng tín dụng XHTDNB: Xếp hạng tín dụng nội bộ NH: Ngân hàng QD – NHNN: Quyết định ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại S P: Standard & Poor’s SV: Dương Hoài Chung Lớp: Toán tài chính 3 Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu. Với hoạt động chính là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận, việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của Ngân hàng trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan trọng nhất. Hoạt động tín dụng (là quan hệ vay mượn gồm cho vay và đi vay) là hoạt động sinh lời lớn nhất, song đi kèm với nó là rủi ro cao nhất cho các Ngân hàng thương mại . Đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam, kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường đã không ngừng lớn mạnh và thu được những thành tựu nhất định, nhưng trong quá trình đó các Ngân hàng đã vấp phải không ít những rủi ro trong hoạt động kinh doanh gây tổn thất nặng nề. Nên đánh giá rủi ro tín dụng là khâu đầu tiên, là điều kiện tiên quyết trước khi cho vay. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần VietBank là ngân hàng mới đi vào hoạt động từ năm 2008, tuy nhiên cùng với quá trình phát triển, VietBank cũng đã khẳng định được vị trí của mình trong xã hội . Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng tuy nhiên đi kèm với nó là rủi ro lớn. Rủi ro tín dụng nếu không được quản lý một cách chặt chẽ thì không chỉ gây ra hậu quả khó lường cho ngân hàng mà còn cho toàn xã hội . Chính vì vậy mà quản lý rủi ro tín dụng là một hoạt động được đặt lên hàng đầu. Trên thế giới hiện nay, để quản lý rủi ro tín dụng, cách phổ biến và được ưa chuộng nhất là xếp hạng tín dụng. Standard & Poor’s và Moon’dy là hai công ty đi đầu trong việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trên thế giới. Họ xếp hạng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Và bất cứ một tổ chức hay doanh nghiệp nào muốn vay nợ đều phải có kết quả xếp hạng tín dụng. Tại Việt Nam hiện nay chưa có một tổ chức độc lập nào đứng ra xếp hạng cho tất cả các doanh nghiệp nên các ngân hàng TMCP muốn quản lý rủi ro tín dụng phải tự xếp hạng các doanh nghiệp theo những cách khác nhau và phù hợp với ngân hàng mình. VietBank cũng vậy. Tuy nhiên, để quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp hiện nay hầu hết các Ngân hàng TMCP có quy mô vừa như VietBank đang sử dụng hệ thống chấm SV: Dương Hoài Chung Lớp: Toán tài chính 1 Chuyên đề thực tập điểm tín dụng. Phương pháp này có những ưu điểm vốn có của nó, tuy nhiên còn tồn tại nhiều nhược điểm. Nếu chỉ dựa vào điểm để xếp hạng cho những doanh nghiệp đi vay thì không đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp, một chỉ tiêu có thể thấp dưới mức cho phép nhưng lại được bù đắp bằng điểm của những chỉ tiêu khác.Hơn nữa hệ thống chấm điểm không chỉ ra được xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp. Đây chính là những hạn chế chính của hệ thống chấm điểm của các ngân hàng hiện nay. Theo các chuyên gia, phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình logistic là một phương pháp phù hợp với Việt Nam bởi những ưu điểm vốn có của nó. Từ các dữ liệu thu thập được trong quá khứ, phương pháp giúp xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới xác suất vỡ nợ như thế nào, các yếu tố này thay đổi thì ảnh hưởng tới xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp ra sao. Và cái đích cuối cùng đạt được chính là xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp được ước lượng chính xác, từ đó Ngân hàng sẽ có các biện pháp phù hợp để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề trên,sau một thời gian học hỏi cùng sự giúp đỡ của Thầy Trần Trọng Nguyên , em xin được trình bày đề tài : ’’Mô hình Logistic và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần VietBank” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình *. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề - Đối tượng nghiên cứu: + 100 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân Hàng VietBank năm 2010 - Phạm vi nghiên cứu: + Nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của 100 doanh nghiệp vay vốn VietBank trong năm 2010 + Từ mô hình Logistic và các phần mền có liên quan để ước lượng và dự báo khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp có liên quan * Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề - Sử dụng phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu - Sử dụng các mô hình kinh tế lượng và phần mềm SPSS - Kết hợp các phuơng pháp so sánh,đối chứng để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu SV: Dương Hoài Chung Lớp: Toán tài chính 2 Chuyên đề thực tập * Kết cấu chuyên đề Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài gồm 03 chương Chương I: Tổng quan về ngân hàng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Chương II: Nghiệp vụ xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng VietBank Chương III: Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng VietBank Trong quá trình học tập kết hợp với thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần VietBank , được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy cô cũng như các anh chị tại nơi thực tập, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Trần Trọng Nguyên đã giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị Phòng tín dụng – VietBank đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại đây. SV: Dương Hoài Chung Lớp: Toán tài chính 3 Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại Khái niệm ngân hàng thương mại : Đầu tiên ngân hàng thương mại là một loại ngân hàng trung gian. Ở mỗi nước có một cách định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại. Ví dụ: Ở Mỹ: ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và họat động trong ngành dịch vị tài chính. Ở Pháp: ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản kí thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư. Ở Thổ Nhĩ Kì: ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền kí thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ công hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn khác… Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Còn theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung ngày 15/06/2004 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Và “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. SV: Dương Hoài Chung Lớp: Toán tài chính 4 Chuyên đề thực tập 1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Trung gian tài chính Trong nền kinh tế tồn tại hai chủ thể chính (1) là các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu,tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập thực tế nên cần bổ sung vốn.Chủ thể thứ hai là các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu,tức là thu nhập hiện thời nhiều hơn chi tiêu nên họ có số dư tiền và tiết kiệm. Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chính là huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng để cho vay.Vậy nên ngân hàng sẽ thường xuyên tiếp xúc với hai chủ thể trên.Hai loại chủ thể trên có thể trực tiếp giao dịch với nhau mà không thông qua ngân hàng.Tuy nhiên điều khó khăn là sự giới hạn về không gian,thời gian và thông tin xung quanh việc đi vay và cho vay.Vậy nên chức năng cầu nối của ngân hàng là vô cùng quan trọng và cần thiết.Nó mang lại lợi ích cho cả hai chủ thể trên và mang lại lợi ích cho chính bản thân ngân hàng. 1.1.2.2. Chức năng tạo tiền của ngân hàng Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanh tóan trong hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trung ương mỗi nước. Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo thành tiền như sau: Tên các ngân hàng Tiền gửi mới Thanh toán cho vay mới Dự trữ bắt buộc Ngân hàng A 1.000.000 900.000 100.000 Ngân hàng B 900.000 810.000 90.000 Ngân hàng C 810.000 729.000 81.000 . . . Tiền toàn hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000 1.000.000 Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000. Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi SV: Dương Hoài Chung Lớp: Toán tài chính 5 Chuyên đề thực tập một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan. Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000. Dự trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000. Số tiền này được cho người cần vay vay, người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền được trả gửi vào ngân hàng C. Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000. Và cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0. Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000. Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp. 1.1.2.3. Trung gian thanh toán Thay mặt khách hàng,ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ. Để việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và an toán, ngân hàng đã đưa ra rất nhiều dịch vụ thanh toán như thanh toán bằng sec, ủy nhiệm chi, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử,các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ương. Nhiều hình thức thanh toán còn được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán, không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới.Từ vai trò này ta có thể giải thích được tại sao ngân hàng lại trở thành trung gian thanh toán lớn nhất ở mỗi quốc gia hiên nay. Nó giúp cho khách hàng thanh toán rất tiện lợi, an toàn, nhanh chóng và chính xác! 1.1.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Ngân hàng là nơi biểu hiện tập trung nhất mọi hoạt động kinh tế của đất nước. Những thông tin có liên quan đến hoạt động ngân hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, chính phủ và các tầng lớp dân cư. Ngân hàng là một tổ chức kinh tế, hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, là môi giới giữa những người có vốn nhàn rỗi với những người có nhu cầu vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường, ngân hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển giao đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với nhu cầu trong kinh doanh. Đó là hoạt động sinh lời chủ yếu trong các ngân hàng – hoạt động tín dụng. SV: Dương Hoài Chung Lớp: Toán tài chính 6 Chuyên đề thực tập Quy mô, chất lượng tín dụng ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tín dụng là phạm trù kinh tế xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự phát triển kinh tế xã hội là tiền đề nảy sinh các hình thức khác nhau của quan hệ tín dụng: Tín dụng nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng… trong đó, tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng. Tín dụng ngân hàng là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay. Trong đó bên cho vay chuyển giao cho bên đi vay sử dụng một lượng giá trị (thường dưới hình thái tiền) trong một thời gian nhất định theo những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận (thời gian, phương thức thanh toán lãi, gốc, thế chấp…) Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hình thức tín dụng ngân hàng ngày càng đa dạng, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh. 1.1.3.2. Quy trình tín dụng của các ngân hàng thương mại Tuỳ vào đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức cũng như các chính sách riêng biệt, các ngân hàng tự xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng. Nhưng đa phần vẫn bám sát theo quy trình tín dụng gồm các bước sau: -Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng.Đây là bước rất quan trọng, quyết định chất lượng của phân tích tín dụng.Nhiệm vụ của bước này chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin,dữ liệu liên quan đến khách hàng về năng lực sử dụng vốn vay, uy tín của khách hàng, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến khách hàng vay vốn. Có nhiều phương pháp để thu thập và xử lý thông tin.Sau đây là một số cách phổ biến: + Phỏng vân trực tiếp. + Mua hoặc tìm kiếm thông tin từ các trung tâm (Qua các cơ quan quản lý hoặc bạn hàng). + Thông qua các thông tin có được từ báo cáo tài chính của người vay. * Nội dung phân tích: a. Đánh giá tài sản của khách hàng. SV: Dương Hoài Chung Lớp: Toán tài chính 7